Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Nghiên cứu khả năng sinh trưởng của một số giống bưởi có triển vọng mới trồng tại xã Quyết Thắng – thành phố Thái Nguyên.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 92 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

PHẠM HỒNG NHUNG
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƢỞNG
CỦA MỘT SỐ GIỐNG BƢỞI CÓ TRIỂN VỌNG MỚI TRỒNG
TẠI XÃ QUYẾT THẮNG – THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Trồng trọt

Khoa

: Nông học

Khóa học

: 2011 – 2015

Thái Nguyên, năm 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM



PHẠM HỒNG NHUNG

Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƢỞNG
CỦA MỘT SỐ GIỐNG BƢỞI CÓ TRIỂN VỌNG MỚI TRỒNG
TẠI XÃ QUYẾT THẮNG – THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Khoa
Lớp
Khóa học
Giảng viên hƣớng dẫn

: Chính quy
: Trồng trọt
: Nông học
: K43 - TT - N02
: 2011 – 2015
: ThS. Lƣơng Thị Kim Oanh

Thái Nguyên, năm 2015


i

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình học và nghiên cứu tại trường Đại học Nông

Lâm Thái Nguyên, đồng thời giúp sinh viên làm quen với công tác nghiên
cứu khoa học. Được sự đồng ý của khoa Nông Học, tôi thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu khả năng sinh trƣởng của một số giống buởi có triển vọng
mới trồng tại xã Quyết Thắng – Tp Thái Nguyên”. Tôi xin chân thành
cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, các thầy
cô giáo đã trực tiếp tham gia giảng dạy lớp K43 - Trồng Trọt đã quan tâm
và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành khoá học.
Qua thời gian thực tập với sự hướng dẫn tận tình của các thầy cô giáo trong
trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên cùng sự giúp đỡ nhiệt tình của địa
phương nơi tôi thực hiện đề tài, đến nay tôi đã hoàn thành khóa luận của mình.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến cô giáo ThS Lƣơng Thị Kim
Oanh, cùng toàn thể các thầy cô giáo khoa Nông Học đã tận tình giúp đỡ để tôi
có thể hoàn thành tốt quá trình thực tập.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo, cán bộ và người dân tại xóm
Cây Xanh – Xã Quyết Thắng – Tp Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện thuận
lợi, giúp tôi có những tư liệu để hoàn thành khóa luận này.
Do điều kiện thời gian và năng lực có hạn, khóa luận không tránh khỏi
những thiếu sót, tôi kính mong nhận được sự chỉ dẫn và góp ý thêm của các
thầy giáo, cô giáo và các bạn để khóa luận được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 20 tháng 05 năm 2015
Sinh viên

Phạm Hồng Nhug


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Diện tích, năng suất và sản lượng bưởi trên thế giới trong những năm

gần đây ......................................................................................... 11
Bảng 2.2 Tình hình sản xuất bưởi ở một số nước tiêu biểu trên thế giới năm 2012 .13
Bảng 2.3: Diện tích, năng suất và sản lượng bưởi ở Việt Nam trong những
năm gần đây .................................................................................. 16
Bảng 4.1: Đặc điểm, kích thước lá sau trồng một năm .............................................25
Bảng 4.2: Đặc điểm phân cành của các công thức thí nghiệm .................................26
Bảng 4.3: Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các công thức thí nghiệm .................. 29
Bảng 4.4: Động thái tăng trưởng đường kính gốc của các công thức thí nghiệm 31
Bảng 4.5: Động thái tăng trưởng đường kính tán của các thức thí nghiệm ..............33
Bảng 4.6: Tình hình ra lộc Xuân của các công thức thí nghiệm ...............................35
Bảng 4.7: Động thái tăng trưởng chiều dài lộc Xuân của các giống ........................36
Bảng 4.8: Đặc điểm, kích thước lộc Xuân khi thành thục ........................................37
Bảng 4.9: Tình hình ra lộc Hè của các công thức thí nghiệm ...................................38
Bảng 4.10: Động thái tăng trưởng chiều dài lộc Hè của các giống bưởi tham
gia thí nghiệm ............................................................................... 39
Bảng 4.11: Đặc điểm, kích thước lộc Hè khi thành thục ..........................................41
Bảng 4.12: Tình hình ra lộc Thu của các công thức thí nghiệm ...............................42
Bảng 4.13: Động thái tăng trưởng chiều dài lộc Thu ................................................43
Bảng 4.14: Đặc điểm, kích thước lộc Thu khi thành thục ........................................44
Bảng 4.15: Tình hình ra lộc Đông của các công thức thí nghiệm.............................45
Bảng 4.16: Động thái tăng trưởng chiều dài lộc Đông của các giống bưởi tham gia
thí nghiệm ................................................................................................46
Bảng 4.17: Đặc điểm, kích thước lộc Đông khi thành thục ......................................48
Bảng 4.18: Mức độ gây hại của sâu với bưởi thí nghiệm .........................................49
Bảng 4.19: Mức độ gây hại của bệnh nấm phấn trắng với bưởi thí nghiệm .............50
Bảng 4.20: Tình hình thời tiết tại Thái Nguyên năm 2014 .......................................52


iii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1. Động thái tăng trưởng chiều dài lộc Xuân ...................................... 36
Hình 4.2. Động thái tăng trưởng chiều dài lộc Hè ......................................... 40
Hình 4.3. Động thái tăng trưởng chiều dài lộc Thu ....................................... 43
Hình 4.4. Động thái tăng trưởng chiều dài lộc Đông ..................................... 47


iv

DANH MỤC VIẾT TẮT
Cs

: Cộng sự

CV

: Hệ số biến động

ĐC

: Đối chứng

FAO : (Food and Agriculture Organization of the United Nations)
Tổ chức lương thực và nông nghiệp của Liên hợp quốc.
LSD05 : Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa


v

MỤC LỤC

Phần 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1 Đặt vấn đề ................................................................................................ 1
1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài............................................................... 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài ................................................................................... 2
Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 3
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài ....................................................................... 3
2.2. Nguồn gốc phân loại và một số đặc điểm cơ bản về cây bưởi ............... 3
2.2.1. Nguồn gốc ........................................................................................ 3
2.2.2. Phân loại ........................................................................................... 4
2.3. Đặc điểm thực vật học ............................................................................ 6
2.4. Yêu cầu sinh thái .................................................................................... 8
2.5. Giá trị của cây bưởi................................................................................. 9
2.6 Tình hình sản xuất, nghiên cứu trên thế giới và trong nước.................. 11
2.6.1 Tình hình sản xuất và nghiên cứu trên thế giới ............................... 11
2.6.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi ở Việt Nam ............................. 15
2.7. Một số giống ngon ở Việt Nam ............................................................ 19
Phần 3. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................... 22
3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................... 22
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu ...................................................................... 22
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 22
3.2 Nội dung nghiên cứu.............................................................................. 22
3.3 Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 22
3.3.1. Điều kiện thí nghiệm ...................................................................... 22
3.3.2. Công thức thí nghiệm ..................................................................... 22
3.3.3. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi ............................................ 23


vi

3.3.4. Tổng hợp, tính toán số liệu............................................................. 24

Phần 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN......................................................... 25
4.1. Nghiên cứu đặc điểm hình thái cây ...................................................... 25
4.1.1. Đặc điểm hình thái lá ..................................................................... 25
4.1.2. Đặc điểm phân cành ....................................................................... 26
4.1.3. Động thái tăng trưởng chiều cao cây ............................................. 28
4.1.4. Động thái tăng trưởng đường kính gốc .......................................... 30
4.1.5.Động thái tăng trưởng đường kính tán ............................................ 32
4.2. Khả năng sinh trưởng của các giống bưởi thí nghiệm.......................... 34
4.2.1. Khả năng sinh trưởng của lộc Xuân ............................................... 34
4.2.2. Khả năng sinh trưởng của lộc Hè ................................................... 38
4.2.3. Khả năng sinh trưởng của lộc Thu ................................................. 42
4.2.4. Khả năng sinh trưởng của lộc Đông............................................... 45
4.3 Tình hình sâu và bệnh hại xuất hiện trên thí nghiệm ............................ 49
4.3.1 Tình hình sâu hại trên các giống bưởi ............................................. 49
4.3.2 Tình hình bệnh hại trên các giống bưởi thí nghiệm ........................ 50
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................. 52
5.1 Kết luận .................................................................................................. 52
5.2 Đề nghị ................................................................................................... 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 54


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Cây Bưởi (tên khoa học là Citrus Grandis Osbeck), thuộc họ Rutaseae,
họ phụ Aurantiodae, chi Citrus. Bưởi là cây có múi có phổ phân bố khá rộng
từ vùng nhiệt đới tới vùng á nhiệt đới. Có thể nói bưởi có mặt ở hầu hết các
lục địa. Vùng phân bố bưởi trên thế giới vào khoảng 35 vĩ độ nam và bắc.

Hiện nay người ta đã chọn được những giống chịu rét hơn và mở rộng phạm
vi phân bố lên đến 41 - 43 độ bắc.
Cây bưởi không những có giá trị kinh tế cao mà còn có giá trị dinh
dưỡng cao, có nhiều ứng dụng trong y học cổ truyền của dân tộc. Trong lá,
hoa, vỏ quả bưởi đều chứa tinh dầu. Ngoài ra, vỏ quả bưởi còn có pectin,
naringin (một loại glucozid), men tiêu hóa, peroxydaza và amylaza, đường
ramoza, vitamin A và C… Dịch ép múi bưởi có 8 – 10% đường, 9% acid
citric, 50% vitamin C, vitamin A và B1, cùng nhiều loại men tiêu hóa
amylaza, proxydaza… Chính vì vậy mà cây bưởi còn là thứ dược liệu quan
trọng trong đời sống con người. (Trần Thế Tục và cộng sự, 1996)
Cây bưởi được trồng ở nhiều nơi và tạo nên những vùng quả đặc sản
nổi tiếng cho từng vùng sinh thái như bưởi Diễn (Hà Nội), bưởi Năm Roi
(Bình Thuận), bưởi Đoan Hùng (Phú Thọ), bưởi Da Xanh (Mỏ Cày - Bến
Tre)… Mỗi loại có hương vị riêng đặc trưng cho các vùng miền của đất nước
và ngày càng được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng. Hiện nay cây bưởi đang
trở thành cây ăn quả có ưu thế trong sản xuất trang trại ở nhiều địa phương,
được coi là cây trồng chính trong thành phần VAC của nhiều vùng miền trong
cả nước.
Tỉnh Thái Nguyên trong những năm trước đây diện tích cây ăn quả có
múi không nhiều, chỉ trồng rải rác ở một số vườn nông hộ, tính hàng hóa


2

không cao. Từ khoảng năm 2005 trở lại đây, đang thí điểm một số mô hình
bưởi ở huyện Đại Từ, Phổ Yên… bước đầu được đánh giá có hiệu quả về sinh
trưởng tốt, năng suất và chất lượng cũng khá. Được sự nhất trí của khoa Nông
học và bộ môn Rau Hoa Quả, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“ Nghiên cứu khả năng sinh trƣởng của một số giống bƣởi có triển
vọng mới trồng tại Xã Quyết Thắng – Tp Thái Nguyên”

1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài
* Mục đích
Xác định được giống bưởi có khả năng sinh trưởng tốt thích hợp với
điều kiện sinh thái của Thái Nguyên.
* Yêu cầu:
- Nghiên cứu đặc điểm hình thái
- Theo dõi khả năng sinh trưởng của các đợt lộc.
- Tìm hiểu sâu bệnh xuất hiện trong thí nghiệm.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
* Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Củng cố các kiến thức đã được học và vận dụng vào thực tế sản xuất.
Có cơ hội học hỏi thêm những kinh nghiệm trong thực tiễn sản xuất, nâng cao
năng lực nghiên cứu, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho bản thân.
- Giúp sinh viên biết được các phương pháp thu thập, xử lý số liệu và
trình bày một báo cáo khoa học.
* Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất
Kết quả của đề tài là cơ sở cho việc khuyến cáo và mở rộng diện tích
sản xuất cho những vùng có điều kiện sinh thái tương tự vùng nghiên cứu


3

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Bưởi là cây ăn quả có múi thuộc họ cam quýt. Cây cam quýt được xét
vào loại cây ăn quả lâu năm, chúng có những nhu cầu nhất định về môi
trường và về dinh dưỡng. Mỗi vùng miền đều có những điều kiện sinh thái
ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển, khả năng cho năng suất và
phẩm chất của bưởi.

Cây ăn quả nói chung và cây bưởi nói riêng chịu ảnh hưởng rất rõ của
các điều kiện ngoại cảnh như: nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng, chế độ chăm sóc…
Các ảnh hưởng đó sẽ được phản ánh ra trên bản thân của cây bằng những biểu
hiện của sinh trưởng, phát triển của cây. Những đặc trưng, đặc tính biểu hiện
trong một đời sống của cây hàng năm đều là kết quả phản ánh tổng hợp giữa
đặc điểm của giống và điều kiện ngoại cảnh. Tùy vào tuổi cây và điều kiện
sinh thái nơi trồng, trong chu kỳ sống một năm bưởi thường có bốn đợt lộc:
Xuân, Hè, Thu, Đông. Các đợt lộc có sự liên quan khá chặt chẽ với nhau.
Hiểu biết rõ về các quy luật trên để có các biện pháp kỹ thuật hợp lý, để điều
khiển quá trình ra lộc, điều chỉnh cân đối giữa các bộ phận trên mặt đất và
dưới mặt đất, hạn chế sâu bệnh, góp phần giúp cây sinh trưởng phát triển tốt.
Việc nghiên cứu khả năng sinh trưởng của một số giống bưởi có triển
vọng rất có ý nghĩa và là cơ sở cho việc khuyến cáo và mở rộng sản xuất.
2.2. Nguồn gốc phân loại và một số đặc điểm cơ bản về cây bƣởi
2.2.1. Nguồn gốc
Alphonse de Candle (1886) [4] cho rằng có một số giống bưởi tại quần
đảo Malaysia cho thấy nơi đây có nguồn gốc canh tác bưởi lâu đời.
Roxburgh (1983) [4] cho rằng bưởi đã được di thực đến Roxburgh (Ấn
Độ) từ quần đảo Java (Indonesia).


4

Theo Webber và cộng tác viên (1967) [15], trong quần đảo Friendly và
Fiji còn tồn tại rất nhiều giống bưởi hoang dại, cho thấy đây có thể là vùng
khởi nguyên của bưởi. Tuy nhiên, Webber cũng cho rằng, dựa trên các dữ liệu
thì bưởi cũng có thể là cây bản địa của quần đảo Malaysia và Indonesia. Từ
hai nơi này bưởi đã lan truyền sang Trung Quốc, Ấn Độ rồi đến Iran, Palestin
và vào Châu Âu.
Theo Saunt (1990) [12], bưởi có nguồn gốc ở miền nam Trung Quốc,

nơi chúng được trồng rộng rãi và phân bố tới khắp các nước Đông Nam Á,
nơi đây có nhiều giống bưởi đã và đang được phát triển.
Jorgenson (1984) [12] cho rằng bưởi và nhóm cây có múi khác đã được
mang đến vùng Đông Nam Á bởi những người Trung Quốc đi lập nghiệp và
do đó, bưởi đã được tự nhiên hóa trong vùng.
Nguồn gốc của cây bưởi hiện nay vẫn còn nhiều bàn cãi chưa thống
nhất. Nhiều tác giả cho rằng rất khó xác định được nguồn gốc của các cây có
múi trong đó có cây bưởi vì nhóm cây này có rất nhiều chủng loại khác nhau
và đó là những cây trồng lâu năm, có diện tích phân bố rộng từ xích đạo lên
tới vĩ tuyến 43 độ, từ mặt biển lên tới núi cao 2500m. Nhưng dù sao các tác
giả cũng cho rằng phần lớn nguồn gốc của cây có múi là ở vùng giáp danh
giữa Ấn Độ và Trung Quốc
Một số nhà khoa học trên thế giới lại cho rằng bưởi có nguồn gốc ở
Malaysia, sau đó được trồng rộng rãi ở Indonesia, Trung Quốc, phía nam
nước Nhật, phía tây Ấn Độ, Địa Trung Hải và phía tây nước Mỹ. Hiện nay,
bưởi được trồng nhiều ở phía Nam Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia,
Philippnes, Ấn Độ, Việt Nam... [12].
2.2.2. Phân loại
Cây bưởi tên khoa học là: Citrus grandis (L). Osbeck.
Cây bưởi thuộc họ cam: Rustaceae.


5

Họ phụ: Aurantioideae
Chi: Citrus
Chi phụ: Eucitrus
Loài: Citrus Granris (bưởi)
Citrus Paradisi (bưởi chùm)
Bưởi có hai loại: bưởi (Citrus grandis) và bưởi chùm (Citrus paradisi).

- Bưởi chùm có nguồn gốc ở vùng Caribe, được trồng phổ biến ở Mỹ
và các nước Địa Trung Hải, không có hoặc rất ít ở các nước vùng Châu Á.
Việt Nam và các nước thuộc vùng Đông Nam Á chủ yếu trồng các giống
thuộc loài Grandis. Đây là loài rất đa dạng về giống, do có sự lai tạo tự nhiên
giữa chúng với các loài khác trong chi Citrus. Sự khác nhau giữa các giống
không chỉ ở đặc điểm hình thái, kích thước quả mà còn ở chất lượng và màu
sắc thịt quả.
- Bưởi là giống cây có múi chịu khí hậu nóng ẩm nhất, chúng được
trồng suốt từ Bắc vào Nam của nước ta từ bao đời nay. Ngoài việc dễ trồng,
ăn ngon, lại còn được dùng để chưng cúng trên bàn thờ tổ tiên nên ở nông
thôn gần như nhà nào cũng có trồng.
Tuy bưởi và bưởi chùm là hai loài khác nhau nhưng chúng có mối quan
hệ chặt chẽ với nhau. Chúng ta có thể phân biệt được bưởi và bưởi chùm qua
những đặc điểm hình thái và đặc tính sinh lý sau:
+ Bưởi: cành, lá non có lông trắng, cây thường lớn, quả to, mọc đơn, vỏ
dày, lõi quả rỗng, ít múi, quả dễ tách, tép khô và cứng, hạt đơn phôi.
+ Bưởi chùm: cành, lá non không có tơ, quả hình cầu dẹp hoặc hình
cầu, mọc thành chùm, vỏ mỏng, lõi quả đặc, múi khó tách, tép mềm, ướt, dễ
chảy nước, hạt có nhiều phôi.


6

2.3. Đặc điểm thực vật học
Bưởi là cây ăn quả thân gỗ sống lâu năm, tán rộng, lá xanh quanh năm,
cây trưởng thành thân to, tán rộng, hạt bưởi là hạt đơn phôi...
* Rễ: nhìn chung thì họ cây có múi có bộ rễ ăn nông. Theo V. P.
Ekimop (Nga) thì trên biểu bì của rễ non có nấm cộng sinh. Nấm có như tác
dụng như những lông hút giúp cho cây sinh trưởng và phát triển tốt.
Phạm vi phân bố của rễ phụ thuộc vào giống, chăm sóc, mực nước

ngầm và chế độ canh. Thường thì rễ bưởi phân bố nhiều ở tầng đất mặt 10 –
40cm (Trần Thế Tục và cộng sự, 2006)[6].
* Thân cành:
Trong 1 năm cây bưởi thường ra nhiều đợt cành:
+ Cành xuân nảy mầm vào tháng 2, 3, 4.
+ Cành hè nảy mầm vào tháng 5, 6, 7.
+ Cành thu nảy mầm vào tháng 8, 9, 10.
+ Cành đông nảy mầm vào tháng 11, 12.
Tùy vào từng giống, từng cây, tùy vào điều kiện khí hậu và chăm sóc
mà lượng cành, thời gian ra cành khác nhau, cành non có thể quang hợp được.
Hàng năm cây bưởi ra nhiều đợt cành:
+ Cành Xuân ra vào tháng 2, 3, 4 gồm cành dinh dưỡng và cành mang
hoa và quả, cành dinh dưỡng mùa Xuân thường ngắn, mật độ lá dầy thích hợp
để lấy mắt ghép, ghép vào vụ Thu.
+ Cành Hè được mọc ra từ cành Xuân cùng năm thường ra vào tháng 5 - 7,
cành hè thường dài, khỏe, lá to nhưng ra rải rác so với các loại cành khác.
+ Cành Thu: ra vào tháng 8, 9 phát sinh ra chủ yếu từ cành Xuân và
cành Hè cùng năm. Đây là cành mẹ tốt nhất cho vụ quả năm sau.
+ Cành Đông: ra vào tháng 11-1 năm sau, loại cành này thường yếu ớt
và là cành vô hiệu.


7

Căn cứ vào chức năng của các loại cành,bưởi có 3 loại cành chính:
- Cành mẹ: sinh ra cành quả nó có thể là cành xuân, cành hè hay cành
thu từ năm trước. Thường cành thu và cành hè là cành mẹ. Tùy theo giống số
cành có nhiều quả và tỉ lệ đậu quả cao.
- Cành dinh dưỡng: cành không ra hoa, quả chỉ có lá xanh làm nhiệm
vụ chính là quang hợp, thực ra giữa cành mẹ và cành dinh dưỡng không có

giới hạn nhất định, năm nay là cành dinh dưỡng nhưng sang năm có thể là
cành mẹ.
- Cành quả: tùy vào từng giống mà cam quýt hay bưởi ra quả, chúng có
độ dài từ 3 – 25 cm thông thường chỉ dài từ 3 – 9 cm. Cành quả có nhiều lá
thường ra nhiều quả hơn và tỉ lệ đậu quả cao hơn cành không có lá hay ít lá.
* Lá: lá bưởi thuộc loại lá đơn và có eo lá.
Tùy theo giống và mùa vụ, lá có thể khác nhau về kích thước, hình thái,
mật độ khí khổng, màu sắc, mật độ túi dầu, độ lớn của eo lá.
Lá có quan hệ chặt chẽ với sản lượng nhất là với trọng lượng quả. (Trần
Thế Tục và cộng sự, 2006)[6].
* Hoa: công thức cấu tạo của hoa:
K5 C5 A(20-40) G(8-15)
Hoa thường nở rộ ra đồng thời với cành non. Một cây có thể ra tới
10.000 hoa nhưng chỉ cần đạt được tỉ lệ 1% đậu quả là đã đáp ứng được tiêu
chuẩn năng suất 100kg/cây. Vì hoa, quả non thường rụng nhiều.
* Quả: Cấu tạo quả gồm 2 phần là vỏ và thịt quả.
+ Vỏ quả: gồm có vỏ ngoài và vỏ giữa.
+ Thịt quả: bộ phận chính của thịt là các tép, chúng có màu trắng, đỏ,
hồng hay còn phụ thuộc vào các sắc tố của vỏ. Trong dịch nước quả còn có
các hạt dầu thơm, chúng quyết định yếu tố chất lượng và hương vị quả.
Quả có 2 đợt rụng sinh lý:


8

- Đợt 1: sau khi ra hoa khoảng 1 tháng (3 – 4) quả còn nhỏ khi rụng
mang theo cả cuống.
- Đợt 2: khi quả đạt kích thước 3 – 4 cm (cuối tháng 4) quả rụng không
mang theo cuống.
* Hạt: Hạt bưởi dẹt, có màu trắng và đơn phôi. Kích thước hạt , số

lượng hạt/múi khác nhau phụ thuộc giống.
2.4. Yêu cầu sinh thái
* Nhiệt độ: cam quýt có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới nóng ẩm, chúng
ưa khí hậu ẩm, nhưng do có phạm vi phân bố rộng, cho nên một số loài chịu
được nhiệt độ thấp. Phần lớn cam quýt sinh trưởng tốt trong phạm vi nhiệt độ
12 - 390C, thích hợp nhất ở nhiệt độ 23 - 290C. Những giống thích ứng với
điều kiện nhiệt độ thấp thường có phẩm vị ngon, hấp dẫn, mã quả đẹp. Ở
nhiệt độ 400C với thời gian kéo dài nhiều ngày, cây ngừng sinh trưởng, lá
rụng, cành bị khô héo. Tuy vậy có những giống chỉ bị hại khi nhiệt độ không
khí lên đến 50 – 570C (Đường Hồng Dật, 2003) [3]. Nhìn chung ở Việt Nam
có thể trồng cam quýt khắp nơi từ Miền Nam cũng như miền Bắc, từ đồng
bằng cũng như miền núi trừ một số vùng có sương muối kéo dài, còn các
vùng khác đều có thể phù hợp với cây cam.
* Yêu cầu về ánh sáng
Cam, quýt là cây ưa sáng, nếu đủ ánh sáng thì mã quả đẹp, chất lượng
tốt. Tuy nhiên cường độ ánh sáng không nên quá mạnh mẽ, cường độ thích
hợp với cam quýt từ 10.000 – 15.000 lux (tương ứng với 16 - 17h trong ngày
mùa hè ở nước ta), nếu quá mạnh cần phải có biện pháp che chắn, nếu quá
yếu sẽ làm cho lá xanh vống, giảm hiệu suất quang hợp.
* Mưa và độ ẩm
Nước cần cho suốt quá trình sinh trưởng của cam quýt nhưng cần nhất
vào lúc hạt nảy mầm, lúc ra hoa và quả đang đậu vào cuối tháng 2 đầu tháng 3


9

và giai đoạn phình quả đến khi quả chuẩn bị chín. Lượng mưa thích hợp cho
trồng cam quýt là từ 1000 - 2400 mm/năm, tối thiểu là 1200 mm [4]. Ở nước
ta có lượng mưa phù hợp cho sinh trưởng và phát triển cam, quýt. Tuy nhiên
phân bố không đều trong năm, nếu mùa khô phải tưới ẩm cho cây, cần chú ý

ở mức nước ngầm cao hơn hoặc ngập úng sẽ làm rễ thối, lá rụng.
* Yêu cầu về đất
Các giống cam, quýt có yêu cầu khác nhau về đất, nhưng nhìn chung
đất trồng cam, quýt tốt nhất là đất phù sa cổ, đất thịt nhẹ tầng đất dầy, nhiều
mùn, có độ PH từ 5,5 – 6,5, mực nước ngầm thấp, độ dốc vừa phải không quá
150, tránh trồng trên đất sét hoặc đất có mực nước ngầm cao.
* Yêu cầu về dinh dưỡng
Để phát triển tốt cam, quýt cần được cung cấp đầy đủ, cân đối các
nguyên tố dinh dưỡng đa lượng N, P, K cũng như các nguyên tố vi lượng
Cu, Mg, B.
- Đạm là nguyên tố cần thiết cho sự sinh trưởng của thân, cành. Thiếu
đạm cây sẽ sinh trưởng yếu, lá ra ít và nhỏ do vậy hoa và quả kém.
- Lân là nguyên tố dinh dưỡng có ảnh hưởng quyết định đến phẩm
chất quả, đồng thời làm cho cây có thể hút các chất dinh dưỡng khác tốt hơn.
- Kali có vai trò quyết định đến phẩm chất của quả, tăng sức chống
chịu cho cây, hạn chế rụng quả.
- Magie có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất cây có múi. Các nguyên
tố vi lượng khác nhau B, Fe, Cu, Zn, Mn ít nhiều đều có ảnh hưởng đến
năng suất và phẩm chất quả.
2.5. Giá trị của cây bƣởi
Bưởi là một trong các loại quả cao cấp được nhiều người ưa chuộng, có giá trị
trao đổi cao trên thị trường quốc tế và được sản xuất ở nhiều nước trên thế giới [8].


10

- Giá trị dinh dưỡng: cây bưởi có giá trị dinh dưỡng cao, gồm rất nhiều
chất dinh dưỡng có hàm lượng lớn như: Protein, Gluxit và Vitamine các loại.
Theo báo cáo của Sở khoa học công nghệ tỉnh Tuyên Quang năm 2007,
thành phần dinh dưỡng của bưởi gồm:

Đường tổng số: 6-12%

Vitamine C: 40-90 mg/100g tươi

Chất đạm: 0,9%

Chất béo: 0,1%

Sắt: 0,2 mg/ 100g tươi

Năng lượng : 430-460 calo/kg

Canxi: 26-40 mg

Lân : 15-25 mg [8]

- Giá trị y học: dịch quả cây có múi còn được sử dung để làm thuốc.
Cam có hàm lượng vitamine C cao, giúp ngăn ngừa bệnh suy nhược cơ thể.
Nguyên nhân của bệnh là do thiếu hụt hàm lượng vitamine C và có thể khắc
phục bằng cách bổ sung 10mg vitamine C một ngày. Một dấu hiệu sớm của
bệnh là mệt mỏi. Nếu không quân tâm thì các triệu trứng sau đó là chảy máu
và dễ dàng xuất hiện các vết thâm tím. Trong y học Đông và Tây y, cam quýt
tham gia vào nhiều vị thuốc cổ truyền và có các công dụng: kích thích hoạt
động của ruột (nhuận tràng, lợi tiểu…) có thể giảm huyết áp, hạ nhiệt và tăng
tính đề kháng của cơ thể. Vỏ quả thường được dùng để trị ho như vỏ quýt, vỏ
quất (trần bì) trong vỏ quả có nhiều dầu thơm vừa có tính kích thích vừa có
tính sát trùng.
- Giá trị công nghiệp: vỏ quả cam quýt chứa tinh dầu. Tinh dầu được
cất từ vỏ, quả, lá, hoa được dùng trong công nghiệp thực phẩm và công
nghiệp mỹ nghệ.

- Giá trị kinh tế: cây ăn quả có múi là một trong những loại cây lâu
năm, chóng cho thu hoạch. Một số loài có thể cho thu hoạch quả ở năm thứ
hai sau khi trồng.


11

2.6 Tình hình sản xuất, nghiên cứu trên thế giới và trong nƣớc
2.6.1 Tình hình sản xuất và nghiên cứu trên thế giới
Trong những năm gần đây tình hình sản xuất và tiêu thụ cây ăn quả nói
chung và cây bưởi nói riêng đã tăng lên rõ rệt. Đó là nhờ đời sống của người
dân càng đi lên, kéo theo đó là nhu cầu về tiêu dùng cũng tăng theo. Theo số
liệu thống kê của FAO trong vòng 20 năm trở lại đây thì diện tích, năng suất,
sản lượng cây có múi ngày càng tăng lên.
Bưởi là cây ăn quả nhiệt đới thuộc họ cam quýt, có nhiều tác giả cho
rằng nó có nguồn gốc trồng trọt ở vùng nhiệt đới Đông Nam Á. Hiện nay bưởi
được phát triển khắp các Châu lục tập trung ở hai dải lớn Bắc và Nam bán cầu
từ vĩ độ 20 đến 40.
Trên thế giới hiện nay có 3 vùng trồng bưởi và cam quýt lớn đó là vùng
Địa Trung Hải, Châu Mỹ và Châu Á. Trong đó khu vực Bắc Mỹ là vùng trồng
lơn nhất sau đó đến Châu Á. Theo thống kê của FAO năm 1997, sản lượng bưởi
của khu vực này là 3.497 triệu tấn – chiếm 69,4% sản lượng bưởi của thế giới.
Các nước còn lại ngoài khu vực này chỉ có 1.541 triệu tấn – chiếm 30,6%.
Bảng 2.1: Diện tích, năng suất và sản lƣợng bƣởi trên thế giới
trong những năm gần đây
Năm
Chỉ tiêu
Diện tích
(1000ha)
Năng suất

(tạ/ha)
Sản lượng
(1000tấn)

2008

2009

2010

2011

2012

277,942

283,442

280,187

286,503

289,126

257,061

251,434

253,280


272,940

278,081

7.144,796

7.126,694 7.096,335 7.819,819

8.040,038

(Nguồn:FAOSTAS/FAO Statistics – năm 2014)[11]


12

Từ bảng thống kê trên chúng ta thấy năm 2008 diện tích bưởi của thế
giới là 277,942 nghìn ha, năng suất trung bình đạt 257,061 tạ/ha, sản lượng
đạt 7.144,796 nghìn tấn. Cho đến năm 2012 diện tích trồng bưởi đã và đang
được tăng lên rõ rệt đạt 289,126 nghìn ha, năng suất cũng tăng đạt 278,081
tạ/ha. Sản lượng bưởi trên thế giới biến đổi cụ thể diện tích trồng bưởi năm
2008 là 7.144,796 nghìn tấn tăng lên năm 2009 là 7.126,694 đến năm 2010
giảm xuống 7.096,335 nhưng đến năm 2012 sản lượng bưởi tăng lên rõ rệt đạt
8.040,038 nghìn tấn.
So sánh về diện tích trồng bưởi của 5 châu lục, châu Á có tổng diện tích
lớn nhất sau đó đến châu Mỹ, châu Phi, châu Âu, và vùng có diện tích nhỏ
nhất là châu Đại Dương.
- Vùng châu Mỹ: Các nước sản xuất nhiều như Mỹ, Mexico, Cuba,
Achentina... Tuy vùng trồng bưởi châu Mỹ được hình thành muộn hơn so với
vùng khác, song do điều kiện thiên nhiên thuận lợi, cộng với nhu cầu của nền
công nghiệp Hoa Kì đã thúc đẩy ngành trồng bưởi ở đây phát triển mạnh. Về

năng suất được ổn định từ năm 2006 đến năm 2008, nhưng đến năm 2009
năng suất hơi giảm.
Vùng lãnh thổ châu Á sản xuất bưởi lớn gồm các nước: Trung Quốc,
Ấn Độ, Indonesia, Philippin, Thái Lan... đây là vùng có diện tích lớn nhất
năm 2006 là 109,722 nghìn ha, chiếm 42,7%, năm 2007 là 113,197 nghìn ha,
chiếm 44%, năm 2008 là 113,211 nghìn ha, chiếm 45%, năm 2009 là 116,914
nghìn ha chiếm 46% tổng diện tích của toàn thế giới. Tuy nhiên năng suất và
sản lượng năm 2006 đạt thấp hơn vùng châu Mỹ, nhưng 3 năm tiếp theo từ
năm 2007 đến 2009, năng suất và sản lượng của vùng châu Á vượt qua châu
Mỹ, năm 2007 năng suất đạt 28,5764 tấn/ ha, sản lượng là 3234,772 nghìn
tấn, năm 2008 đạt 30,6597 tấn/ ha, sản lượng đạt 3471,025 nghìn tấn chiếm
51% đến năm 2009 năng suất đạt 31,5549 tấn/ha, sản lượng đạt 3689,213
nghìn tấn chiếm 56% sản lượng bưởi thế giới.


13

Vùng châu Á được khẳng định là quê hương của cây bưởi, hầu hết các
nước châu Á đều trồng bưởi sản xuất. Tuy nhiên năng suất bình quân vẫn còn
đang ở mức thấp, đó là do diều kiện kinh tế, xã hội của các nước còn có
những hạn chế nhất định, nghề trồng cây ăn quả chưa được chú trọng nhiều và
đang tồn tại sự pha trộn của kĩ thuật hiện đại Nhật Bản, Hàn Quốc và sự canh
tác truyền thống của Trung Quốc, Ấn Độ, Philipin... tình trạng sâu bệnh hại
nhiều nghiêm trọng.
Tình hình sản xuất bưởi trên thế giới tập trung phần lớn ở một số nước
châu Á, kết quả được thể hiện qua bảng 2.2
Bảng 2.2 Tình hình sản xuất bƣởi ở một số nƣớc tiêu biểu trên thế giới
năm 2012
STT


Vùng
lãnh thổ

Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha)

Sản lƣợng
(tạ/ha)

1

Trung Quốc

79.700

486.575

3.878.000

2

Thái Lan

34.000

96.471

328.000

3


Mê xi cô

17.082

243.222

415.471

4

Nam Phi

15.500

221.006

342.559

5

Cu Ba

9.895

85.640

84.741

6


Ấn Độ

8.600

232.585

200.000

7

Argentina

7.500

266.667

200.000

8

Băng la đét

8.000

76.250

61.000

9


Philippines

5.311

57.375

30.472

(Nguồn: FAOSTAS/FAO Statistics – năm 2014) [11]
Diện tích bưởi tập chung phần lớn ở một số nước Châu Á
Trung Quốc: là nước đứng đầu thế giới về sản xuất bưởi. Ở Trung
Quốc bưởi được trồng nhiều ở các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Tứ Xuyên,
Hồ Nam, Chiết Giang, Phúc Kiến và Đài Loan...Theo một số tài liệu mới đây


14

cho rằng: các loại cây ăn quả có múi ở Trung Quốc phát triển mạnh hơn so
với các loại cây ăn quả khác. Năm 1989 diện tích bưởi ở Trung Quốc là
49.186 ha, Sản lượng là 21,8 vạn tấn.
Năm 2012 diện tích bưởi ở Trung Quốc là 79.700 ha, năng suất đạt cao
nhất thế giới 486.575 tạ/ha và sản lượng đạt 3.878.000 tấn quả. Trung Quốc
có một số giống bưởi nổi tiếng: bưởi Văn Đán, Sa Điền, bưởi ngọt Quân Khê
,… được Bộ Nông Nghiệp Trung Quốc công nhận là hàng nông nghiệp chất
lượng cao.
Thái Lan: bưởi được trồng nhiều ở các tỉnh miền Trung, một phần của
miền bắc và miền Đông, với các giống bưởi nổi tiếng như Cao Phuang, Cao
Fan,... Năm 1987 Thái Lan trồng 1.500 ha bưởi cho sản lượng 76.275 tấn với
giá trị 28 triệu đôla Mỹ (Trần Thế Tục, 1995)[7] . Đến năm 2007, theo
Somsri, diện tích bưởi ở Thái Lan khoảng 34.354 ha và sản lượng khoảng

197.716 tấn, bao gồm cả bưởi chùm.
Năm 2012, Thái Lan trồng được 34.000 ha bưởi và sản lượng đạt
328.000 tấn.
Ấn Độ: bưởi và bưởi chùm trồng trên quy mô thương mại ở một số
vùng. Bưởi chùm là loại quả được dùng để ăn sáng phổ biến ở nhiều nước,
những vùng khô hạn như Punjab là nơi lí tưởng với bưởi chùm. Bưởi có thể
trồng được những vùng có lượng mưa lớn và phát triển tốt ở vùng KonKan.
Năm 2005, Ấn Độ sản xuất được 142.000 tấn bưởi và bưởi chùm
(FAO,2006)[14].
Năm 2012, Ấn Độ trồng 8.600 ha và sản lượng đạt 200.000 tấn.
Trên thế giới hiện nay có 3 vùng trồng bưởi chủ yếu, riêng với cây bưởi
là vùng châu Mỹ, Địa Trung Hải và châu Á. Trong đó khu vực bắc Mỹ là
vùng trồng lớn nhất sau đó đến châu Á và vùng Địa Trung Hải. Theo thống kê
của FAO, năm 1997 sản lượng bưởi của khu vực bắc Mỹ là 3,497 triệu tấn


15

chiếm 69,4% sản lượng bưởi của thế giới, các quốc gia có sản phẩm bưởi quả
ngoài khu vực bắc Mỹ có sản lượng khoảng 1.541 triệu tấn chiếm 30,6%.
Ở Châu Á, Trung Quốc là nước có sản lượng bưởi hàng năm lớn nhất,
nhưng do điều kiện kinh tế của các nước châu Á nên nghề trồng cam quýt
chưa được chú trọng nhiều. Công tác chọn tạo giống, kĩ thuật canh tác (trừ
Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan) còn rất nhiều hạn chế so với các vùng trồng
bưởi khác trên thế giới. Tuy nhiên nghề trồng cam quýt ở châu Á là sự pha
trộn của kĩ thuật hiện đại (Nhật Bản, Đài Loan) và sự canh tác truyền thống
như: Trung Quốc, Ấn Độ, Philippine... Ở vùng này hiện nay tình hình sâu
bệnh hại trên cây có múi xảy ra nghiêm trọng.
Tiêu thụ bƣởi: Nhật bản vẫn là một thị trường lớn cho việc tiêu thụ
bưởi. Trong năm 2004/05 bang Florida của Mỹ đã xuất sang Nhật Bản

4.755.972 thùng (80.851 tấn) bưởi tươi, năm 2005/06: 6-7 triệu thùng (102119 nghìn tấn), năm 2006/07: 8 triệu thùng(136 nghì tấn). Nam Phi cũng xuất
sang Nhật khoảng 6 triệu thùng (96.712 tấn) bưởi trong năm 2004/2005, tăng
gần 1,55 triệu thùng so với năm 2003/2004.
Tại Nga, khoảng 12% người Nga coi quả có múi là loại trái cây ưa
thích. Quýt và cam là hai loại quả phổ biến nhất trong khi đó bưởi vẫn được
coi là loại cây ăn quả có múi quý hiếm. Năm 2004 Nga nhập 4 ngàn tấn bưởi,
tăng so với 32 ngàn tấn năm 2003, 33 ngàn tấn của năm 2002 và 22 ngàn tấn
năm 2001. Trong 9 tháng đầu năm 2005 Nga đã nhập 30 ngàn tấn bưởi. Như
vậy trong năm 2004 Nga đứng thứ 3 thế giới về nhập khẩu bưởi sau Nhật Bản
(288 ngàn tấn) và Canada (51 ngàn tấn), trong tổng số 464 ngàn tấn của toàn
thế giới. Các nước cung cấp bưởi chủ yếu cho Nga là Thổ Nhĩ Kì, Ixraen,
Nam Phi và Achentina.
2.6.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi ở Việt Nam
Nước ta là một trong những nơi khởi nguyên của nhiều loại cây trồng,
do điều kiện khí hậu và địa hình bị chia cắt phức tạp, là một trong những nước


16

có thể trồng được nhiều loại cây trồng, đặc biệt là cây ăn quả. Trong đó có
cây bưởi rất gần gũi và được ưa chuộng, giá trị sản phẩm cao, ở miền bắc có
bưởi Đoan Hùng nổi tiếng với vị thanh ngọt, mát dịu, ở miền Nam có rất
nhiều giống bưởi quý, ngon, nổi tiếng như: Da xanh, Phúc trạch, Năm roi,..
Diện tích, năng suất và sản lượng bưởi của nước ta từ năm 2007 đến
2012 được thể hiện trong bảng 1.3.
Bảng 2.3: Diện tích, năng suất và sản lƣợng bƣởi ở Việt Nam trong
những năm gần đây
Năm
Chỉ tiêu
Diện tích

(ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(tấn)

2008

2009

2010

2011

2012

2.200

2.237

2.224

2.221

2.300

109.091

109.437


114.829

117.582

119.565

24.000

24.481

25.538

26.115

27.500

(Nguồn: FAOSTAT/FAO Statistics – năm 2014)[11]
Qua bảng ta thấy rằng, về diện tích từ năm 2008 đến năm 2012 biến
động không đáng kể, diện tích trồng bưởi năm 2008 là 2.200 ha tăng lên năm
2009 là 2.237 ha đến năm 2010 giảm nhẹ xuống còn 2.224 ha và còn giảm
đến năm 2011 là 2.221 ha, nhưng đến năm 2012 diện tích trồng bưởi lại tăng
lên 2.300 ha. Trong khi đó năng suất và sản lượng trồng bưởi vẫn đang tăng
qua các năm, về năng suất từ năm 2008 đến năm 2012 vẫn đang tăng dần,năm
2008 năng suất đạt 109.091 tạ/ha đến năm 2012 tăng lên là 119.565 tạ/ha. Sản
lượng cũng đang tăng đều qua các năm, Năm 2008 đạt 24.000 tấn đến năm
2012 sản lượng đạt 27.500 tấn.


17


Theo tác giả Ngô Xuân Bình và cộng sự, 2010[1], hiện nay trên cả nước
có 4 vùng trồng bưởi chính với quy mô, cơ cấu giống và thời vụ khác nhau.
- Vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Chủ yếu trồng tại các tỉnh Tiền Giang, Hậu Giang, Vĩnh Long, Cần
Thơ, Bến Tre. Khu vực đồng bằng sông Cửu Long có diện tích và sản lượng
bưởi quả chiếm 70% toàn quốc. Trồng chủ yếu 2 giống bưởi đặc sản là bưởi
Da Xanh và bưởi Năm Roi. Tổng diện tích trồng bưởi lên đến trên 10 nghìn
ha (tính riêng tỉnh Vĩnh Long đã trồng được 7691 ha, trong đó diện tích đang
cho thu hoạch là 5570 ha, sản lượng đạt 71,542 tấn/ năm), năng suất 2 giống
bưởi trên trung bình toàn vùng đạt từ 10-20 tấn/ha, giá bán tương đối ổn định
từ 7000 đ/kg đến 20.000 đ/kg. Đặc biệt giống bưởi Da Xanh luôn bán được
giá cao và rất được người tiêu dùng ưa chuộng.
- Vùng Bắc Trung Bộ
Chủ yếu tập trung tại các tỉnh: Nghệ An (giống bưởi Long), Hà Tĩnh
(giống bưởi Phúc Trạch, bưởi đường Hương Sơn), Quảng Bình (bưởi Phúc
Trạch), Thừa Thiên Huế (giống bưởi Thanh Trà). Trong đó diện tích và sản
lượng lớn nhất là giống bưởi phúc trạch. Diện tích bưởi khu vực miền trung
chiếm khoảng 10% diện tích bưởi toàn quốc, dự kiến giai đoạn 2010-2015,
tỉnh Hà Tĩnh phấn đấu diện tích trồng bưởi Phúc Trạch lên 5000 ha với sản
lượng khoảng 12.000 đến 15.000 tấn/năm.
- Vùng Đồng bằng Sông Hồng
Tập trung chủ yếu tại Hà Nội, tỉnh Hà Tây cũ, Hưng Yên với giống
bưởi chủ lực là giống bưởi Diễn, đây là giống bưởi ngọt đặc sản nổi tiếng khu
vực phía bắc. Tuy nhiên sản phẩm bưởi Diễn chủ yếu sử dụng cho tiêu dùng
trong nước. Quả có thể để trên cây trong thời gian dài, thuận lợi trong bảo
quản, nên giá bán rất cao vào cuối năm nhất là dịp tết Nguyên đán. Diện tích
trồng hiện nay lên tới trên 3000 ha (kể cả diện tích trồng mới), sản lượng đạt



×