Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Đánh giá hiện trạng quản lý và sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật tại xã Cao Xá, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.25 KB, 11 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

ĐỀ CƯƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ

TÊN ĐỀ TÀI:
“ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG PHÂN
BÓN, THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT TỚI MÔI TRƯỜNG ĐẤT, NƯỚC
TẠI XÃ CAO XÁ, HUYỆN LÂM THAO, TỈNH PHÚ THỌ”
Chuyên ngành:Khoa Học Môi Trường
Mã số:

Người thực hiện: Phạm Quang Minh
Mã số học viên: 22140159
Lớp: KHMTB
Khóa: 22
Khoa: Mơi Trường
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Như Hà
Hà Nội – tháng 02/2014


1. MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Nước ta là một nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa rất thuận lợi cho sự
sinh trưởng của cây trồng và phát triển sản xuất nơng nghiệp. Bên cạnh đó
nước ta là nước có bình qn diện tích đất nơng nghiệp/người ở mức thấp
nhất trên thế giới nên để đảm bảo đời sống và an ninh lương thực thực phẩm
buộc người nông dân phải thâm canh sản xuất và sử dựng nhiều phân bón,
thuốc bảo vệ thực vật.
Kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy, để đảm bảo phát


triển sản xuất nông nghiệp hiệu quả và bền vững không thể khơng sử dụng
phân bón và thuốc bảo vệ thực vật. Tuy nhiên việc lạm dụng phân bón hóa
học và thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp sẽ đem lại những
hậu quả lâu dài, tác động xấu đến môi trường và sức khỏe của con người. Do
phân bón có thể tạo ra các chất gây hại mơi trường, các loại thuốc bảo vệ thực
vật thường là các chất có độc tính cao nên rất độc hại với sức khoẻ con người
và là một đối tượng có nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường sinh thái nếu
không được quản lý chặt chẽ và sử dụng đúng cách. Dư lượng thuốc bảo vệ
thực vật và phân bón quá giới hạn cho phép trong nông sản, thực phẩm là mối
đe dọa đối với sức khoẻ con người. Vì vậy, giải quyết hài hoà giữa việc quản
lý và sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật vừa đảm bảo sản xuất nông
nghiệp hiểu quả mà không mâu thuẫn với việc bảo vệ môi trường và sức khoẻ
cộng đồng là một đòi hỏi cấp bách của thực tế sản xuất. Đây là công việc cần
tiến hành từ các hộ nông dân và đơn vị hành chính cấp xã để đảm bảo hiệu
quả thực sự.
Cao Xá là một xã sản xuất nơng nghiệp chính của của huyện Lâm
Thao tỉnh Phú Thọ. Do dân số ngày càng tăng nhanh, tác động của q trình
đơ thị hóa làm cho diện tích đất nơng nghiệp ngày càng bị thu hẹp dẫn đến
việc người dân phải thâm canh sản xuất cao với việc sử dụng nhiều phân hóa
học, thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất.


Vì những lý do nêu trên chúng tơi thực hiện đề tài : “Đánh giá hiện
trạng quản lý và sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật tại xã Cao Xá,
huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.”
1.2. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá hiện trạng quản lý và sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực
vật tại xã Cao Xá, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.
Xác định khả năng ảnh hưởng của tình trạng quản lý và sử dụng phân
bón, thuốc bảo vệ thực vật tới môi trường đất, nước tại địa phương.

Đề xuất các giải pháp đảm bảo việc quản lý và sử dụng phân bón,
thuốc bảo vệ thực vật có hiệu quả cao trong sản xuất, giảm thiểu ảnh hưởng
xấu đến môi trường.
1.3. Yêu cầu của đề tài
- Đánh giá được hiện trạng quản lý và sử dụng các loại phân bón chính
(N,P,K, phân chuồng) cho các cây trồng chính tại địa bàn nghiên cứu theo
lượng nguyên chất và phương pháp bón.
- Đánh giá được tình trạng quản lý hố chất bảo vệ thực vật cho các cây
trồng chính tại địa bàn nghiên cứu.
- Đánh giá các ảnh hưởng của việc sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ
thực vật.
- Các giải pháp giảm thiểu ảnh hưởng tối môi trường của việc sử dụng
phân bón và thuốc bảo vệ thực vật phù hợp với tình hình cụ thể tại địa
phương.


2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Phân bón và mơi trường
2.1.1. Vai trị của phân bón
Khái niệm về phân bón.
- Vai trị của phân bón trong sản xuất nơng nghiệp.
- Vai trị tích cực của phân bón với mơi trường.
- Ảnh hưởng tiêu cực của phân bón tới mơi trường.
2.1.2. Sử dụng phân bón và vấn đề mơi trường
- Khả năng ảnh hưởng của phân bón tới mơi trường.
- Nguyên nhân làm tăng khả năng ảnh hưởng xấu của phân bón tới mơi
trường.
2.2. Hóa chất bảo vệ thực vật và mơi trường.
2.2.1.Vai trị của hóa chất bảo vệ thực vật.
Khái niệm về hóa chất bảo vệ thực vật.

- Vai trị của hóa chất bảo vệ thực vật trong sản xuất nơng nghiêp.
- Vai trị tích cực của hóa chất bảo vệ thực vật với môi trường.
- Ảnh hưởng tiêu cực của hóa chất bảo vệ thực vật tới môi trường.
2.1.2. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và vấn đề mơi trường
- Khả năng ảnh hưởng của hóa chất bảo vệ thực vật tới môi trường.
- Nguyên nhân làm tăng khả năng ảnh hưởng xấu của hóa chất bảo vệ thực
vật tới mơi trường.
2.3.Tình hình quản lý và sử dụng phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật
2.3.1.Tình hình quản lý và sử dụng phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật ở
ngồi nước
- Tình hình quản lý và sử dụng phân bón ở nước ngồi.
2.3.2.Tình hình quản lý sử dụng phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật ở
Việt nam
- Các quy định về quản lý nhà nước về kinh doanh và sử dụng phân bón,
thuốc BVTV ở Việt Nam.
- Tình hình quản lý sử dụng phân bón ở Việt nam.
- Tình hình quản lý sử dụng hóa chất BVTV ở Việt nam.
- Các loại phân bón và thuốc bảo vệ thực vật chính tại địa phương.
- Cơ chế tác động của cây trồng đối với thuốc bảo vệ thực vật và phân bón.
- Khoảng cách an tồn giữa các lần bón phân và dùng thuốc bảo vệ thực vật.


3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
-Hiện trạng quản lý và sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật tại xã
Cao Xá, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.
- Thời gian nghiên cứu từ 01/2014 – 01/2015
3.2. Nội dung nghiên cứu
3.3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Cao Xá

a. Đặc điểm tự nhiên
- Diện tích tự nhiên, diện tích đất nơng nghiệp, vị trí địa lý.
- Đặc điểm khí hậu.
b. Đặc điểm kinh tế, xã hội
- Dân số, lao động
- Tổ chức quản lý hành chính: Thơn, khu, đội
- Cơ cấu kinh tế
- Các loại hình sử dụng đất
- Hiện trạng sản xuất các cây trồng chính ( diện tích, năng suất,..)
3.3.2. Đánh giá hiện trạng sử dụng phân bón tại xã Cao Xá
a. Hiện trạng sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật cho các cây
trồng chính
- Xác định lượng bón trung bình của các phân bón chính (kg N, P 2O5,
K2O/ha), phân chuồng (tấn/ha) cho từng cây trồng chính tại địa phương ,
- Hiện trạng sử dụng phương pháp bón phân cho các cây trồng chính tại
địa phương.
- Các loại thuốc thương mại chính sử dụng tại địa phương
- Lượng và loại thuốc sử dụng trung bình cho các cây trồng chính
(kg/ha)
- Kỹ thuật sử dụng các loại thuốc thương mại chính sử dụng tại địa
phương.
b. Đánh giá hiện trạng sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật tại xã
Cao Xá
- So sánh, đánh giá hiện trạng sử dụng phân bón của các nơng hộ với
quy trình hướng dẫn (của Huyện và Xã) bón phân ( lượng, phương pháp bón )
cho các loại cây trồng chính tại địa phương.


- Đánh giá khả năng ảnh hưởng của hiện trạng sử dụng phân bón đến
mơi trường đất, nước và sức khỏe cộng đồng

- So sánh, đánh giá hiện trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của các
nông hộ với hướng dẫn sử dụng của các đơn vị sản xuất các loại thuốc thương
mại chính.
- Đánh giá khả năng ảnh hưởng của việc sử dụng hoá chất bảo vệ thực
vật đến môi trường và sức khỏe cộng đồng.
3.3.3. Đánh giá cơng tác quản lý phân bón, thuốc bảo vệ thực vật tại xã
Cao Xá
a.Hiện trạng công tác quản lý phân bón, thuốc bảo vệ thực vật tại xã Cao

- Hiện trạng các cơ sở kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật tại xã Cao
Xá.
- Hiện trạng công tác quản lý việc kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật
tại xã Cao Xá.
- Hiện trạng việc tổ chức hướng dẫn sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật
tại xã Cao Xá.
- Các phương pháp thâm canh của từng hộ gia đình.
b. Đánh giá cơng tác quản lý việc kinh doanh và hướng dẫn sử dụng
phân bón, thuốc bảo vệ thực vật tại xã Cao Xá
- So sánh, đánh giá hiện trạng quản lý phân bón, thuốc bảo vệ thực vật
với quy của Nhà nước.
- Đánh giá của cộng đồng về công tác hướng dẫn sử dụng phân bón,
thuốc bảo vệ thực vật tại địa phương và ảnh hưởng của chúng tới môi trường
và sức khỏe cộng đồng.
3.3.4. Đề xuất các giải pháp giảm thiểu ảnh hưởng xấu của phân bón và
hố chất thuốc bảo vệ thực vật tới môi trường ở xã Cao Xá
a. Xác định các nguyên nhân gây ảnh hưởng xấu tới môi trường từ thực
trạng sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật tại địa phương
- Các nguyên nhân gây ảnh hưởng xấu tới mơi trường từ thực trạng sử
dụng phân bón.
- Các nguyên nhân gây ảnh hưởng xấu tới môi trường từ thực trạng sử

dụng thuốc bảo vệ thực vật. Tình hình quản lý phân bón và hóa chất thuốc
bảo vệ thực vật tại điạ bàn nghiên cứu
b. Đề xuất các giải pháp giảm thiểu ảnh hưởng xấu của phân bón và hố
chất thuốc bảo vệ thực vật tới mơi trường ở địa bàn nghiên cứu.
- Các biện pháp kỹ thuật
- Biện pháp giáo dục cộng đồng
- Các biện pháp quản lý


3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu
a. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
- Thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội, quy trình sử
dụng phân bón thuốc thuốc bảo vệ thực vật của địa bàn nghiên cứu tại các cơ
quan hành chính và chức năng ở địa phương: Ủy ban nhân dân, trạm khuyến
nơng, phịng nơng nghiệp, phịng thống kê...
- Các hệ thống trồng trọt chính và cây trồng chính tại địa phương.
- Phương pháp thâm canh, kĩ thuật sử dụng phân bón, bảo vệ thực vật
giữa các hộ khác nhau ( phân loại theo giàu, nghèo, dân trí)
b. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
- Phỏng vấn hộ gia đình theo mẫu phiếu in sẵn: Số hộ điều tra: 90 hộ
chia 3 địa điểm (thôn/xã); chọn hộ có trồng các cây trồng chính, phân lớp theo
trình độ thâm canh ( mức thu nhập, giàu – nghèo, trình độ dân trí ); Nội dung
phỏng vấn: loại, số lượng phân bón và hố chất bảo vệ thực vật, phương pháp
sử dụng, thời gian cách ly, ảnh hưởng của việc sử dụng phân bón và hố chất
bảo vệ thực vật đến môi trường và sức khoẻ của người nông dân...
- Phỏng vấn cán bộ địa phương ( xã, thôn, đội) theo mẫu phiếu in sẵn
về công tác tổ chức quản lý và hướng dẫn sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ
thực vật.
c. Phướng pháp đánh giá ảnh hưởng của hiện trạng sử dụng phân bón

đến mơi trường đất, nước
- Đối với mơi trường đất mỗi loại hình sử dụng đất lấy 3 mẫu phân tích các
chỉ tiêu N,P, K tổng số và dễ tiêu, pH, OM
- Đối với môi trường nước: tại các khu vực có tổng lượng phân bón cao, lấy 3
mẫu nước mặt ngoài đồng ruộng vào thời điểm kết thúc bón phân trong canh
tác ; lấy 3 mẫu nước giếng phân tích các chỉ tiêu NH4+, NO3-, H2PO43.4.2.Phương pháp phân tích đất và nước
- pHKCl xác định bằng pH meter
- Chất hữu cơ tổng số (OM) xác định theo phương pháp Walkley- Black.
- Đạm tổng số xác định theo phương pháp Kjendahl (thiết bị Vapodes).
- Đạm dễ tiêu theo phương pháp phân tich N thủy phân
- Lân tổng số, xác định theo phương pháp so màu (thiết bị Cole-Parmer).
- Lân dễ tiêu, xác đinh theo phương pháp Oniani. So màu bằng thiết bị ColeParmer.
- Kali tổng số, xác đinh theo phương pháp quang kế ngọn lửa (Jenway).


- Kali dễ tiêu xác đinh theo phương pháp Matlôpva . Đo bằng quang kế ngọn
lửa (Jenway).
3.4.3. Phương pháp sử lý số liệu
Xử lý kết quả điều tra, thống kê bằng phần mềm excel so sánh với quy
trình quy chuẩn của nhà nước.
Xử lý mẫu đất, nước sau phân tích: so sánh với chất lượng đất theo quy
định của nhà nước.
3.4.4. Phương pháp chuyên gia
- Phỏng vấn các đối tượng am hiểu tại địa phương về ảnh hưởng của
việc sử dụng chúng đến môi trường và sức khoẻ cộng đồng: Cán bộ phịng
nơng nghiệp, cán bộ khuyến nơng, cán bộ trạm y tế thôn/ xã/ huyện…
- Tham khảo ý kiến của chun gia trong lĩnh vực nơng hóa, bảo vệ
thực vật và môi trường .



4. DỰ KIẾN KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
• Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Cao Xá
• Hiện trạng sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật cho các cây
trồng chính tại xã Cao Xá
• Đánh giá khả năng ảnh hưởng của việc sử dụng hoá chất bảo vệ thực
vật đến môi trường và sức khỏe cộng đồng
• Đánh giá cơng tác quản lý phân bón, thuốc bảo vệ thực vật tại xã Cao

• Đề xuất các giải pháp giảm thiểu ảnh hưởng xấu của phân bón và hố
chất thuốc bảo vệ thực vật tới mơi trường ở xã Cao Xá


5. TÀI LIỆU THAM KHẢO
• Nguyễn Như Hà (2010) Giáo trình phân bón 1. NXBNN
• Nguyễn Như Hà (2013) Bài giảng Hóa chất dùng trong nơng nghiệp và
mơi trường. ĐHNNHN
• Nguyễn Trần Oánh (2007) Giáo trình Sử dụng thuốc BVTV. NXBNN
• Luật bảo vệ mơi trường năm 2005.
• Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg, ngày 3-12-2003 của Thủ tướng
chính phủ phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia năm 2010
và định hướng đến năm 2020.
• Nghị quyết 41/NQ-TW ngày 15/11/2004 của Bộ chính trị về chủ
chương “đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động bảo vệ mơi trường”.
• Trang website của chi cục bảo vệ thực vật Phú Thọ
/>

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN LUẬN VĂN
Dự kiến kế hoạch thực hiện

TT


Nội dung công việc

1
2

Xây dựng và bảo vệ đề cương
Thu thập số liệu,tài liệu và khảo

(theo giai đoạn hay thời điểm)
Tháng 1/2014
Tháng 3 – 6/2014

3

sát thực địa
Tổng hợp số liệu và viết tổng

Tháng 2 – 8/2014

4
5

quan
Báo cáo tiến độ
Xử lý số liệu, viết luận văn sơ

Tháng 9/2014
Tháng 9/2014 – 2/2015


bộ thông qua giáo viên hướng
6
7
8
9

dẫn
Báo cáo tiến độ
Thẩm định Luận văn
Hoàn chỉnh và nộp Luận văn
Bảo vệ Luận văn
Giáo viên hướng dẫn

Tháng 2/2015
Tháng 3/2015
Tháng 4/2015
Tháng 5/2015
Học viên thực hiện đề tài

(Ký và ghi rõ họ tên)

(Ký và ghi rõ họ tên)

TIỂU BAN QUẢN LÝ
Trưởng Tiểu ban
(Ký và ghi rõ họ tên)




×