ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
PHAN VĂN CHỨC
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ
ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
TẠI KHU CÔNG NGHIỆP TẰNG LOỎNG - LÀO CAI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Khoa học môi trường
Lớp : K42C - Khoa học môi trường
Khoa : Môi trường
Khóa học : 2010 - 2014
Thái Nguyên, 2014
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
PHAN VĂN CHỨC
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ
ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
TẠI KHU CÔNG NGHIỆP TẰNG LOỎNG - LÀO CAI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Khoa học môi trường
Lớp : K42C - Khoa học môi trường
Khoa : Môi trường
Khóa học : 2010 - 2014
Giảng viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Văn Hiểu
Thái Nguyên, 2014
LỜI CÁM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là một khâu rất quan trọng bởi lẽ đây là giai đoạn
sinh viên củng cố toàn bộ kiến thức đã học tập ở trường. Đồng thời cũng giúp
sinh viên tiếp xúc với thực tế đem những kiến thức đã học áp dụng vào thực
tiễn sản xuất. Qua đó giúp sinh viên học hỏi và rút ra kinh nghiệm quý báu từ
thực tế để khi ra trường trở thành một người cán bộ có năng lực tốt, trình độ
lý luận cao,chuyên môn giỏi đáp ứng yêu cầu cấp thiết của xã hội.
Với mục đích và tầm quan trọng nêu trên được sự phân công của khoa
môi trường đồng thời được sự tiếp nhận của Sở Tài Nguyên và Môi Trường
tỉnh Lào Cai. Em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiện trạng môi
trường và đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường tại khu công nghiệp Tằng
Loỏng - Lào Cai ”.
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này em xin chân thành cảm ơn sự
giúp đỡ, chỉ bảo của các thầy cô giáo trong ban giám hiệu nhà trường, ban
chủ nhiệm khoa môi trường, bác Nguyễn Tất Minh - Chánh văn phòng Sở tài
nguyên và Môi trường, anh Lưu Đức Cường - Giám đốc Trung Tâm Quan
Trắc Môi Trường, cùng các cô, chú, anh, chị trong chi cục bảo vệ môi trường
Lào Cai Trung Tâm Quan Trắc Môi Trường.
Đặc biệt em trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với giảng viên
hướng dẫn Th.s Nguyễn Văn Hiểu đã trực tiếp, tận tình hướng dẫn em hoàn
thành khóa luận tốt nghiệp này.
Do thời gian thực tập ngắn, trình độ chuyên môn còn hạn chế bản thân
còn thiếu kinh nghiệm nên khóa luận không tránh khỏi những sai sót. Em rất
mong dược sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn sinh viên để
khóa luận hoàn thiện hơn nữa.
Em xin chân thành cám ơn !
Thái nguyên, ngày 28 tháng 05 năm 2014
Sinh viên
Phan Văn Chức
MỤC LỤC
PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Mục đích của đề tài 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài 2
Phần 2:
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
3
2.1 Cơ sở khoa học 3
2.1.1 Khái niệm ô nhiễm môi trường 3
2.1.2. Ảnh hưởng của các chất ô nhiễm tới môi trường 4
2.2. Thực trạng công nghiệp tại Việt Nam 9
2.3. Thực trạng công nghiệp tại Lào Cai 13
PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
15
3.1 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 15
3.2 Địa điểm và thời gian tiến hành nghiên cứu 15
3.3 Nội dung nghiên cứu 15
3.4. Phương pháp nghiên cứu 15
3.4.1. Phương pháp thống kê 15
3.4.2. Phương pháp kế thừa 16
3.4.3 Phương pháp so sánh và đánh giá 16
3.4.4. Phương pháp lấy mẫu và phân tích mẫu 16
3.4.4.1. Phương pháp lấy mẫu và phân tích mẫu không khí 16
3.4.4.2. Phương pháp lấy mẫu và phân tích mẫu nước, đất 17
3.4.5. Phương pháp đánh giá chất lượng môi trường 18
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
20
4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Bảo Thắng 20
4.1.1. Điều kiện tự nhiên 20
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội huyện BảoThắng 23
4.1.2.1. Về xã hội 23
4.1.2.2. Dân số 24
4.1.2.3. Hệ thống cơ sở hạ tầng 24
4.2 Hiện trạng môi trường KCN Tằng Loỏng 30
4.2.1. Hiện trạng môi trường không khí 30
4.2.2. HIện trạng môi trường nước 33
4.2.3. Hiện trạng môi trường đất 37
4.3. Đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu tác động xấu đến môi trường 39
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
41
5.1. Kết luận 41
5.2 Đề nghị 42
TÀI LỆU THAM KHẢO
43
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
BCH : Ban chấp hành
BYT : Bộ y tế
BTNMT : Bộ tài nguyên môi trường
DN : Doanh nghiệp
KCN : Khu công nghiệp
QCVN : Quy chuẩn việt nam
QLMT : Quản lý môi trường
LỜI CÁM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là một khâu rất quan trọng bởi lẽ đây là giai đoạn
sinh viên củng cố toàn bộ kiến thức đã học tập ở trường. Đồng thời cũng giúp
sinh viên tiếp xúc với thực tế đem những kiến thức đã học áp dụng vào thực
tiễn sản xuất. Qua đó giúp sinh viên học hỏi và rút ra kinh nghiệm quý báu từ
thực tế để khi ra trường trở thành một người cán bộ có năng lực tốt, trình độ
lý luận cao,chuyên môn giỏi đáp ứng yêu cầu cấp thiết của xã hội.
Với mục đích và tầm quan trọng nêu trên được sự phân công của khoa
môi trường đồng thời được sự tiếp nhận của Sở Tài Nguyên và Môi Trường
tỉnh Lào Cai. Em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiện trạng môi
trường và đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường tại khu công nghiệp Tằng
Loỏng - Lào Cai ”.
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này em xin chân thành cảm ơn sự
giúp đỡ, chỉ bảo của các thầy cô giáo trong ban giám hiệu nhà trường, ban
chủ nhiệm khoa môi trường, bác Nguyễn Tất Minh - Chánh văn phòng Sở tài
nguyên và Môi trường, anh Lưu Đức Cường - Giám đốc Trung Tâm Quan
Trắc Môi Trường, cùng các cô, chú, anh, chị trong chi cục bảo vệ môi trường
Lào Cai Trung Tâm Quan Trắc Môi Trường.
Đặc biệt em trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với giảng viên
hướng dẫn Th.s Nguyễn Văn Hiểu đã trực tiếp, tận tình hướng dẫn em hoàn
thành khóa luận tốt nghiệp này.
Do thời gian thực tập ngắn, trình độ chuyên môn còn hạn chế bản thân
còn thiếu kinh nghiệm nên khóa luận không tránh khỏi những sai sót. Em rất
mong dược sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn sinh viên để
khóa luận hoàn thiện hơn nữa.
Em xin chân thành cám ơn !
Thái nguyên, ngày 28 tháng 05 năm 2014
Sinh viên
Phan Văn Chức
1
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Đất nước ngày càng phát triển, quá trình công nghiệp hóa ngày càng
nhanh, việc xây dựng cơ sở hạ tầng thúc đẩy các nhà máy sản xuất vật liệu
nâng cao năng xuất mở rộng cơ sở sản xuất. Các nghành công nghiệp được
hình thành từ rất sớm tại Việt Nam, đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh
tế quốc dân.
Hoạt động của các KCN, từ việc sản xuất luôn đi kèm theo các vấn đề
môi trường phát sinh, trong đó chủ yếu nhất là môi trường đất, nước và không
khí chịu tác động nhiều nhất. Bên cạnh đó nhiều nhà máy khi đã đi vào hoạt
động không thực hiện các biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm hoặc khi đầu tư xây
dựng công trình xử lý lại không cho hoạt động vì kinh phí vận hành quá cao.
Do đó việc khảo sát đánh giá được hiện trạng môi trường của KCN giúp phát
hiện được các thông số môi trường vượt quá tiêu chuẩn cho phép, đề ra biện
pháp, công nghệ xử lý phù hợp là vấn đề hết sức cần thiết.
Bảo Thắng là một huyện nằm ở trung tâm tỉnh Lào Cai, phía bắc giáp
với huyện Hà Khẩu (Vân Nam - Trung Quốc) với 7 km đường biên và huyện
Mường Khương, phía đông và đông bắc giáp với huyện Bắc Hà và Mường
Khương, phía tây giáp huyện Sa Pa, tây bắc tiếp giáp thành phố Lào Cai, phía
nam là huyện Bảo Yên và Văn Bàn. Huyện có diện tích 691,55 km² và dân số
là 100.577 người (đông nhất tỉnh Lào Cai). Huyện lỵ là thị trấn phố lu nằm
cách thành phố Lào Cai khoảng 40 km về hướng đông nam. Trên địa bàn có
quốc lộ 70, có đường sắt Côn Minh - Hà Nội, quốc lộ 4E, Sông Hồng đi qua.
KCN Tằng Loỏng thuộc địa bàn xã Xuân Giao, xã Gia Phú, xã Phú
Nhuận và thị trấn tằng loỏng huyện Bảo Thắng, KCN cách Hà Nội 320km
đường ôtô về phía tây bắc, cách thị xã Lào Cai 28km, cách thị xã Cam Đường
17km về phía đông nam, cách phố lu (huyện lỵ Bảo Thắng) 15km về phía tây
nam. KCN đi vào hoạt động và phát triển đã trở thành khu kinh tế động lực
góp phần tăng tỉ trọng công nghiệp trong GDP tỉnh Lào Cai, mang lại nhiều
lợi ích to lớn, đưa ra nhiều sản phẩm phục vụ cho con người và lợi ích xã hội,
nhưng cũng đồng thời sinh ra nhiều chất thải có khả năng gây ô nhiễm môi
trường và các sự cố gây tổn hại nghiêm trọng tới môi trường.
2
Xuất phát từ thực trạng trên và để góp phần làm giảm tác động tiêu cực
của KCN tới môi trường xung quanh, được sự đồng ý của nhà trường, dưới sự
hướng dẫn của thầy giáo ThS. Nguyễn Văn Hiểu em tiến hành nghiên cứu
KCN Tằng Loỏng với tên đề tài: “Đánh giá hiện trạng môi trường và đề
xuất các biện pháp bảo vệ môi trường tại khu công nghiệp Tằng Loỏng -
Lào Cai”.
1.2. Mục đích của đề tài
Đánh giá hiện trạng môi trường KCN Tằng Loỏng tới mức độ ô nhiễm
môi trường (đặc biệt là môi trường không khí và môi trường nước), đề xuất
các biện pháp làm giảm nhẹ tác động tới môi trường xung quanh.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
Giúp sinh viên có thêm hiểu biết về các thiết bị quan trắc môi trường
trong thực tế, ảnh hưởng của các loại chất thải KCN tới sức khỏe con người.
Đề tài đánh giá hiện trạng môi trường của KCN, là cơ sở để đánh giá
công tác bảo vệ môi trường của KCN và là cơ sở cho việc lựa chọn các biện
pháp giảm thiểu ô nhiễm tới môi trường.
3
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Cơ sở khoa học
2.1.1 Khái niệm ô nhiễm môi trường
Theo điều 1, Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam năm 2005 [8]“ Môi
trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo bao quanh con
người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự
t
ồn tại và phát triển của con
người và sinh vật”.
Trước khi loài người người xuất hiện, trên trái đất chỉ có rừng xanh,
tuyết trắng, các cánh đồng bát ngát xanh tươi, những loài muông thú hoang
dã môi trường trên trái đất lúc này là môi trường hoàn toàn nguyên thủy. Từ
khi con người xuất hiện, đã có những hầm mỏ, nhà máy, đường sắt, xe cộ và
các đô thị mọc lên, trong quá trình sống, sinh hoạt và sản xuất con người đã
gây ô nhiễm môi trường.
Trên thế giới, ô nhiễm môi trường được hiểu là việc chuyển các chất
thải hoặc năng lượng vào môi trường đến mức có khả năng hại đến sức khỏe
con người, đến sự phát triển sinh vật hoặc làm giảm chất lượng môi trường.
Các tác nhân gây ô nhiễm bao gồm các chất ở dạng khí (khí thải), lỏng (nước
thải), rắn (chất thải rắn) chứa hóa chất hoặc tác nhân vật lý, sinh học và các
dạng năng lượng như nhiệt độ, bức xạ Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam
năm 2005 quy định “Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần
môi trường không phù hợp vơi tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu
đến con người và sinh vật”. Ô nhiễm môi trường gồm nhiều nguyên nhân,
nhiều nguồn khác nhau, bao gồm nguồn tự nhiên và nguồn nhân tạo trong
đó nguông ô nhiễm lớn nhất là hoạt động công nghiệp. Ta thấy rằng hầu
hết các nhà máy đều phát sinh bụi, nhiệt, thải ra khí độc làm ô nhiễm bầu
khí quyển (đó là CO, CO2, Nox, HF, CFC, ). Theo Phạm Ngọc Đăng
(1997) [11], các chất trong môi trường không khí có thẻ chia thành hai
dạng phổ biến: Dạng hơi, khí ( NOx, COx, SOx, andehit ), dạng phân tử
nhỏ ( bụi lơ lửng, khí và lỏng). Các hoạt động công nghiệp còn thải ra một
lượng nước thải công nghiệp, là nguyên nhân quan trọng gây ô nhiễm môi
trường nước và ô nhiễm đất.
4
2.1.2. Ảnh hưởng của các chất ô nhiễm tới môi trường
Tác động của khí thải KCN
Các nguồn gây ô nhiễm không khí phát sinh chủ yếu từ hoạt đông của
các đơn vị sản xuất trong KCN Tằng Loỏng, bao gồm:
Khí thải từ dây chuyền công nghệ:
Bụi từ quá trình gia công cơ khí, làm sạch quặng, từ quá trình chế biến,
sản xuất hóa chất
Các hợp chất Nitơ: NO, NO2 sinh ra từ các nhà máy chế biến khoáng
sản apati, quặng đồng, sắt…
Các hợp chất Flo như HF phát sinh từ các công đoạn của các nhà máy
sản xuất hóa chất, phân bón
Hơi, mùi hữu cơ phát sinh trong quá trình phun sơn, in bao bì…
Khí thải từ nguồn đốt nhiên liệu để cung cấp năng lượng: từ nhà máy
photpho, các máy móc thiết bị như nồi hơi, lò sấy…sẽ sinh ra các khí thải như
bụi, CO, CO2, NOx, SO2…và được phát thải ra môi trường xung quanh.
Khí thải từ hoạt động giao thông vận chuyển hàng hóa, xây dựng cơ sở
hạ tầng làm gia tăng ô nhiễm không khí về bụi, CO, NO2, SO2…Ngoài ra
môi trường không khí trong KCN còn bị ảnh hưởng từ hệ thống xử lý nước
thải của từng nhà máy và hồ chứa nước thải tập trung của KCN, phát sinh từ
các bể kị khí, sân phơi bùn dư hoặc các hoạt động thu gom tồn trữ chất thải
rắn (rác thải sinh hoạt và rác thải công nghiệp) và chất thải nguy hại từ các
nhà máy trong KCN.
Tiếng ồn phát sinh từ việc sản xuất công nghiệp, máy phát điện dự
phòng, quạt gió và đặc biệt là từ các phương tiện giao thông vận tải với độ ồn
từ 77dB đến 94 dB ảnh hưởng đến sức khỏe công nhân lao động và người dân
sống xung quanh.
- H2S:
Đối với con người khi tiếp xúc với H2S sẽ ciamr thấy khó chịu, nhức
đầu, buồn nôn, mệt mỏi. Nếu tiếp xúc lâu sẽ làm mất khả năng nhận biết của
khứu giác, từ đó ảnh hưởng đến hệ thần kinh khứu giác và rồi loạn đến khả năng
hoạt động bình thường của các tuyến nội tiết trong cơ thể cuối cùng dẫn đến
bệnh thần kinh, hoảng hốt thấtg thường. Ngoài ra, nó còn kích thích tim đập
nhanh, huyết áp tăng cao khiến những người mắc bệnh tim càng nặng thêm.
5
-Ở nồng độ 150ppm sẽ gây tổn thương đến cơ quan hô hấp
-Ở nồng độ 500ppm sẽ gây tiêu chảy và viêm cuống phổi sau 15-20
phút tiếp xúc
-Nồng độ cao 700-900ppm có thẻ xuyên qua màng túi phổi gây hôn mê
và tử vong [8].
- Tiếng ồn:
Tiếng ồn chủ yếu từ các thiết bị như động cơ, máy bơm, máy quạt, hoặc
các phương tiện vận chuyển nguyên liệu, sản phẩm khi hoạt động. Quá trình
hoạt động và vận chuyển nguyên liệu từ các mỏ sẽ gây ra tiếng ồn tại khu vực
hoạt động và vận chuyển.
Tiếng ồn gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe công nhân làm việc trực
tiếp tại nhà máy. Khi công nhân tiếp xúc với tiếng ồn có cường độ cao trong
thời gian dài sẽ làm thính giác giảm sút, dẫn đến bệnh điếc nghề nghiệp.
Ngoài ra tiếng ồn còn ảnh hưởng đến các cơ quan khác của cơ thể như làm rối
loạn chức năng thần kinh, gây đau đầu tróng mặt Tiếng ồn cũng gây thương
tổn cho hệ tim mạch và tăng các bệnh về tiêu hóa [14].
- SO
x
:
SO
2
là một chất khí không màu, vị hăng cay, là một chất gây ô nhiễm
không khí, gây phá hủy tầng ozôn, trong không khí hàm lượng SO
2
cho phép
là 0,5mg/m
3
. Ở nồng độ thấp, SO
2
gây ra sự kích thích đối với bộ máy hô hấp
của con người và đông vật, nồng độ cao sẽ gây biến đổi bệnh lý đối với bộ
máy hô hấp và có thể gây ra tử vong. Cụ thể là hầu hết mọi người bị kích
thích ở nồng độ 5ppm và đôi khi gây co thắt thanh quản khi bị nhiễm độc ở
nồng độ 5-10ppm. Những triệu chứng của sự nhiễm độc là co hẹp dây thanh
quản kèm theo sự tăng kích thích khí thở. SO
2
vào cơ thể qua đường hô hấp
hoặc hòa tan vào nước bọt qua đường tiêu hóa vào máu tuần hoàn. Khi SO
2
kết hợp với bụi tạo thành axít lơ lửng, nếu kích thước nhỏ hơn 2-3mm sẽ vào
tới phế nang hoặc đưa đến hệ thống bạch huyết. SO
2
nhiễm độc qua da gây
chuyển hóa làm giảm dự trũ kiềm trong máu, đào thải kiềm qua nước bọt. Đặc
tính chung của SO
2
thể hiện rồi loạn chuyển hóa protein và đường, thiếu
vitamin B và C, tạo ra methemogolobin làm tăng cường quá trình oxi hóa Fe
(II) thành Fe (III).
6
SO
2
kích thích tới cơ quan hô hấp của con người và động vật, có thể
gây ra chứng tức ngực, đau đầu, nếu nồng độ cao sẽ bị vàng lá, rụng lá, gaimr
khả năng sinh trưởng và có thể bị chết [9]
- Oxit Nitơ (NOx)
Nox thường xuất hiện nhiều trong giao thông và công nghiệp. NOx làm
phai màu thuốc nhuộn vải, làm cứng vải tơ, nilon và gây han rỉ kim loại. tùy
theo nồng độ NO
2
mà cây cối ảnh hưởng ở những mức độ khác nhau
Nồng độ khoảng0,06ppm: có thể gây bệnh phổi cho người nếu tiếp xúc
lâu dài.
Nồng độ 5ppm: có thể gây tổn hại đến cơ quan hô hấp sau và phút tiếp xúc.
Nồng độ khoảng 15-50ppm: gây ảnh hưởng đến tim, phổi, gan sau và
giờ tiếp xúc.
Nồng độ khoảng 100ppm: có thể gây chết người và động vật sau vài phút.
Riêng NO có khả năng tác dụng mạnh với hemoglobin (gấp 150 lần so
với CO), nhưng rất may là hầu như NO không có khả năng thâm nhập vào
mạch máu đề phản ứng với hemoglobin [9].
- Oxít Cacbon (CO, CO
2
)
CO
2
là khí không màu, không mùi, không vị. Sinh ra trong quá trình
cháy không hoàn toàn của các nguyên liệu có chứa cacbon.
CO thâm nhập vào cơ thế con người qua đường hô hấp chúng sẽ tác
dụng với ôxy hemoglobin tách ôxy ra khỏi máu tạo thành
Cacboxyhemoglobin, làm mất khả năng vận chuyển Oxy của máu và gây
ngạt, CO tác dụng với Hb mạnh gấp 250 lần so với O
2
.
Hb + CO = HbCO = O
2
Chiệu chứng của con người khi bị nhiễm độc CO tường bị nhức đầu, ù
tai, chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi. Nếu bị lâu sẽ có chiệu chứng đau đầu dai
dẳng, chóng mặt, mệt mỏi, sút cân. Nếu bị nặng sẽ hôn mê, co giật, mặt xanh
tím, chân tay mềm nhũn, phù phổi cấp.
Thực vật ít nhạy cảm với CO, nhưng ở nồng độ cao (100 - 10.000 ppm)
sẽ làm soăn lá cây, chết mầm non, rụng lá, kìm hãm sự phát chiển của cây cối
[9].
7
Tác động của nước thải trong KCN
Nước thải phát sinh từ KCN Tằng Loỏng với nhiều ngành nghề khác
nhau, nên có các tính chất khác nhau, bao gồm các nguồn sau:
- Nước thải là nước mưa chảy tràn:
Nước mưa không bị nhiễm bẩn là nước mưa được thu gom trên các khu
vực sân bãi, đường giao thông không để hàng hóa, rác bẩn tích tụ lâu ngày…
Nước mưa bị nhiễm bẩn là loại nước mưa chảy qua khu vực sân bãi có
rác đọng lại trên mặt bằng, bồn chứa nguyên liệu không được che chắn…
Nước thải sinh hoạt: là loại nước sau khi sử dụng cho nhu cầu sinh hoạt
của con người như ăn uống, tắm, vệ sinh… từ các khu nhà, phân xưởng làm
việc…của công nhân viên hoạt động trong nhà máy.
Nước thải công nghiệp: là nước được thải ra từ quá trình sản xuất, quá
trình giải nhiệt… của các nhà máy, phân xưởng sản xuất.
Ô nhiễm cơ học: nước thải tại một số các nhà máy có thể bị nhiễm bẩn
do đất, cát, rác… từ quá trình thu gom, chuyển tải vật liệu, rửa nguyên liệu, vệ
sinh thiết bị…
Ô nhiễm hữu cơ: nước thải từ một số nhà máy ô nhiễm hữu cơ như nhà
máy chế biến, các loại khoáng sản như (apatit, quặng đồng, sắt )
Ô nhiễm hóa học và kim loại nặng: nước thải của các nhà máy sản xuất
hóa chất, phân bón
- Thủy ngân (H2S)
Thủy ngân là một loại kim loại được sử dụng khá nhiều trong công nghiệp
và đời sống. Thủy ngân được thải ra môi trường làm ô nhiễm không khí, đất
mặt và xâm nhập vào nguồn nước. Trong đó nguồn thải chủ yếu là từ các
nghành sản xuất pin thủy ngân, đèn neno (dạng hơi) đặc biệt trong những
năm gần đây là vấn đề ô nhiễm thủy ngândo hoạt động của các nhà máy chế
biến, sản xuất trong KCN.
Theo Gia Nguyên (2008) [7], trong môi trường nước, đặc biệt là nước
biến tủy ngân từ dạng vô cơ ít độc sẽ chuyển hóa thành thủy ngân hữu cơ
(methyl thủy ngân) rất độc hại. Khi xâm nhập vào cơ thể, thủy ngân xẽ lên kết
với những phân tử nucleotit trong cấu trúc và ức chế hoạt tính sinh học tế bào.
Nhiễm độc thủy ngân sẽ gây nên những tổn thương cho trung tâm thần kinh
vơi những chiệu chứng như run rẩy, khó khăn trong diễn đạt và giảm sút trí
MỤC LỤC
PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Mục đích của đề tài 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài 2
Phần 2:
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
3
2.1 Cơ sở khoa học 3
2.1.1 Khái niệm ô nhiễm môi trường 3
2.1.2. Ảnh hưởng của các chất ô nhiễm tới môi trường 4
2.2. Thực trạng công nghiệp tại Việt Nam 9
2.3. Thực trạng công nghiệp tại Lào Cai 13
PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
15
3.1 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 15
3.2 Địa điểm và thời gian tiến hành nghiên cứu 15
3.3 Nội dung nghiên cứu 15
3.4. Phương pháp nghiên cứu 15
3.4.1. Phương pháp thống kê 15
3.4.2. Phương pháp kế thừa 16
3.4.3 Phương pháp so sánh và đánh giá 16
3.4.4. Phương pháp lấy mẫu và phân tích mẫu 16
3.4.4.1. Phương pháp lấy mẫu và phân tích mẫu không khí 16
3.4.4.2. Phương pháp lấy mẫu và phân tích mẫu nước, đất 17
3.4.5. Phương pháp đánh giá chất lượng môi trường 18
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
20
4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Bảo Thắng 20
4.1.1. Điều kiện tự nhiên 20
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội huyện BảoThắng 23
4.1.2.1. Về xã hội 23
4.1.2.2. Dân số 24
4.1.2.3. Hệ thống cơ sở hạ tầng 24
4.2 Hiện trạng môi trường KCN Tằng Loỏng 30
9
Asen vô cơ có hóa trị (III) có thể làm sơ cứng ở gan bàn chân, ung thư
da. Asen vô cơ có thể để lại ảnh hưởng kinh niên với hệ thần kinh ngoại biên,
một vài nghiên cứu đã chỉ ra asen vô cơ còn tác động lên cơ chế hoạt động
của AND.
Bệnh sạm da, mất sắc tố da, cahi cứng da, và rối loạn tuần hoàn ngoại
biên là các triệu chứng do tiếp xúc thường xuyên với asen. Ung thư da và
nhiều ung thư nội tạng cũng do vậy. Các bênh như tim mạch cũng được phất
hiện có liên quan đến thức ăn, nước uống có asen và do tiếp xúc với asen.
Trong nghiên cứu số người dân uống nước có nồng độ asen cao cho thấy, tỷ lệ
ung thư gia tăng theo liều lượng asen và thời gian uống nước [13].
- Chì (Pb)
Chì có màu trắng xanh khi mới cắt nhưng bắt đầu xỉn màu thành xám
khí tiếp xúc với không khí. Chì dùng trong xây dựng, ắc quy chì, đạn, và là
một phần của nhiều hợp kim.
Pb tích tụ ở xương, cản trở chuyển hóa canxi bằng cách trực tiếp hay
gián tiếp thông qua kìm hãm sự chuyển hóa vitamin D. Chì gây độc cả cơ
quan thần kinh trung ương lẫn thần kinh ngoại biên.
Chì còn tác động lên hệ thống enzyme, đặc biệt là enzyme vận chuyển
hiđro gây nên một số rối loạn cơ thể, trong đó chủ yếu là rối loạn bộ phận tạo
huyết (tủy xương). Tùy theo mức độ nhiễm độc có thể gây ra những tai biến
như đau bụng chì, đường viền đen Burton ở lợi, đau khớp, viêm thận, cao
huyết áp vĩnh viễn, liệt, tai biến lão nếu nặng có thể gây tử vong.
2.2. Thực trạng công nghiệp tại Việt Nam
Tính đến tháng 10 năm 2009, toàn quốc đã có 223 KCN được thành lập
theo quyết định của thủ tướng Chính Phủ. Trong đó, 171 KCN đã đi vào hoạt
động, với tổng diện tích đất 57,264 ha, đạt tỉ lệ lấp đầy trung bình khoảng 46%.
Giai đoạn 2006 - 2015, theo quy hoạch đã được Thủ Tướng Chính Phủ
phê duyệt, sẽ được ưu tiên thành lập mới 115 KCN với tổng diện tích khoảng
26.400 ha và mỏ rộng diện tích 27 KCN, nâng tổng số diện tích KCN lên
khoảng 70.000 ha, phấn đấu tỉ lệ lấp đầy trung bình đạt khoảng 60%. Theo đó
10
chỉ trong 3 năm 2006, 2007, 2008, toàn quốc đã thành lập được 74 KCN với
tổng diện tích đạt khoảng 20.500 ha và mở rộng diện tích 14 KCN [1].
Các KCN đã có nhiều đóng góp quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu
và phát triển kinh tế, tạo việc làm, nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống
của người dân được cải thiện. Riêng năm 2008, các KCN đã tạo giá trị sản xuất
công nghiệp đạt hơn 33 tỷ USD (chiếm38% GDP cả nước); giá trị xuất khẩu
đạt trên 16 tỷ USD (chiếm gần 26% giá chị xuất khẩu cả nước); nộp ngân sách
nhà nước 2,6 tỷ USD, tạo công ăn, việc làm cho gần 1,2 triệu lao động.
Phát triển các KCN với mục tiêu tập trung các cơ sở sản xuất công
nghiệp, sử dụng hiệu quả tài nguyên và năng lượng, tập chung các nguồn phát
thải ô nhiễm vào các khu vực nhất định, nâng cao hiệu quả sản xuất, hiệu quả
quản lý nguồn thải và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, quá trình phát triển KCN
đã bộc lộ một số khiếm quyết trong xử lý chất thải và đảm bảo chất lượng môi
trường. Trong thời gian tới, việc phát triển các KCN sẽ làm tăng lượng thải và
các chất gây ô nhiễm môi trường, nếu không tăng cường công tác quản lý môi
trường thì sẽ gây ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững của đất nước [1].
Sự ra đời của các KCN gắn liền với đường lối đổi mới, chính sách mở
của của Đảng tại đại hội Đảng lần thứ VI ănm 1986. Thời gian qua, thực hiện
chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về đẩy mạnh phát triển công
nghiệp trong tiến trình CNH-HĐH đất nước, mỗi KCN đều là đầu môi quan
trọng trong thu hút vốn đầu tư, đặc biệt là vốn đầu tư nước ngoài. Việc hình
thành các KCN đã tạo lao động cực lớn cho phát triển công nghiệp, thúc đẩy
phát triển cơ cấu kinh tế ở địa phương, tạo công ăn việc làm cho người lao
động. KCN còn góp phần thúc đẩy sự hình thành khu đô thị mới, các nghành
công nghiệp phụ trợ và dịch vụ [1].
Trong số 223 KCN hiện nay của cả nước, có 171 KCN đã đi vào hoạt
động, 52 KCN đang trong quá trình xây dựng hạ tầng kỹ thuật, chủ yếu là các
KCN mới thành lập trong những năm gần đây. Tính chung cho toàn bộ các
KCN cả nước thì tỉ lệ lấp đầy chỉ đạt 46% với 17.107 ha đất công nghiệp đã
cho thuê [1].
11
Tính từ năm 1991 đến năm 2009, trải qua 18 năm xây dựng và phát triển,
cả nước đã thành lập được 223 KCN với tổng diện tích tự nhiên đạt 57.264 ha,
phân bố trên 56/63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Trong đó, diện tích
sử dụng đất cho phát triển công nghiệp có thể cho thuê theo quy hoạch đạt gần
40.000 ha, chiếm khoảng 65% diện tích đất quy hoạch các KCN.
Biểu đồ 2.1. Tình hình phát triển KCN [1]
Năm 2008, Chính phủ đã ban hành Nghị Định số 29/2008/NĐ-CP
quy dịnh về thành lập, hoạt động, chính sách và quản lý nhà nước đối với
KCN, KCX và KKT, trong đó quy định thống nhất hoạt động của KCN trên
các lĩnh vực theo hướng đẩy mạnh phân cấp quản lýcho các ban quản lý
các KCN. Nghị Định đã góp phần đổi mới xâu sắc về thể chế, môi trường
đầu tư kinh doanh cùng quá trình hội nhập kinh tế quốc tế mạnh mẽ sau khi
Việt Nam ra nhập WTO. Công tác quản lý nhà nước về KCN cũng như bản
thân KCN cũng đã có những điều chỉnh về cơ cấu tổ chức, năng lực,
chương trình hoạt động để thích nghi với điều kiện mới. Nhờ đó, trong năm
2008, các KCN một mặt tiếp tục đà phát triển, tăng trưởng như những năm
12
trước, mặt khác, có những nét phát triển mới mang tính đột phá, với 48 dự
án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng KCN được cấp giấy chứng nhận đầu tư,
thành lập 44 KCN mới với tổng diện tích đất tự nhiên 15.675,6 ha
(tăng73% so với năm 2007) và mở rộng 8 KCN với tổng diện tích đất tự
nhiên 2.810,8 ha (tăng 41% so với năm 2007) [1].
Bảng 2.1 Tình hình phát triển KCN qua các năm 2006, 2007, 2008
Nội dung 2006 2007 2008
Tổng số KCN toàn quốc 139 179 223
Số KCN thành lập mới 8 40 44
Số KCN sin mở rộng diện tích 3 12 8
Tổng diện tích KCN thành lập
mới (ha)
2.607 11.016 18.486
Tỷ lệ lấp đầy KCN trung
bình(%)
54,5 50 46
Giá trị sản xuất kinh doanh/1
ha diện tích đất cho thuê (triệu
USD)
1,5 1,68
Giá trị sản xuất công nghiệp
KCN (tỷ USD)
16,8 22,4 28,9
Giá trị xuất khẩu của doanh
nghiệp KCN (tỷ USD)
8,3 10,8 14,5
Tỷ lệ so với tổng giá trị xuất
khẩu cả nước (%)
21 22 24,7
Nộp ngân sách (tỷ USD) 0,88 1,1 1,3
(Nguồn: Bộ KH&ĐT, 2006, 2007, 2008) [1].
Tuy nhiên, quá trình phát triển KCN cũng đã nảy xinh một số vấn đề như
sự tăng về số lượng không tỉ lệ thuận với tỉ lệ lấp đầy KCN. Trong 3 năm gần
đây, tỉ lệ lấp đầy KCN giảm trung bình khoảng 4%/năm (bảng 1.1). Qua khảo
sát ở một số KCN, cho thấy, các KCN do thủ tướng Chính phủ ra quyết định
thành lập có cơ sở hạ tầng đông bộ, thuận tiện, nhưng tốc độ lấp đầy chậm,
không thu hút được các doanh nghiệp vừa và nhỏ, bởi xuất đầu tư cao, cho nên
với các doanh nghiệp Việt Nam với tài chính có hạn rất khó thuê ở các KCN
4.2.1. Hiện trạng môi trường không khí 30
4.2.2. HIện trạng môi trường nước 33
4.2.3. Hiện trạng môi trường đất 37
4.3. Đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu tác động xấu đến môi trường 39
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
41
5.1. Kết luận 41
5.2 Đề nghị 42
TÀI LỆU THAM KHẢO
43
14
Quyền cho thấy, bằng phương pháp tuyển nổi có thể đạt độ thu hồi đồng 92,3
- 94,1%, hàm lượng đồng và các thành phần khác được nâng lên (Cu 18 -
22%, S 31%, Au 11,5 g/tấn tinh quặng…).
Apatit: Quặng apatit Lào Cai là loại quặng thuộc thành hệ metan
phosphorit (apatit-dolomit), là thành hệ chủ yếu được sử dụng cho ngành
công nghiệp sản xuất phân bón chứa lân ở nước ta. Về trữ lượng thuộc thành
hệ apatit-dolomit có trữ lượng lớn nhất. Mỏ Apatit Lào Cai nằm ở hữu ngạn
sông Hồng với có chiều dày 200m, chiều dài khoảng 100 km từ Lũng Pô - Bát
Xát đến Bảo Hà thuộc tỉnh Lào Cai, rộng từ 1 đến 4 km.
Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh Lào Cai còn có một số loại khoáng sản như
đá vôi và sét xi măng (trữ lượng khoảng 2 triệu tấn, dùng làm nguyên liệu sản
xuất xi măng); Sét gạch, ngói (mỏ sét Giang Đông trữ lượng khoảng 1,5 triệu
tấn, dùng làm nguyên liệu sản xuất gạch, ngói); Caolin (mỏ Caolin Sơn Mãn
trữ lượng khoảng 400 ngàn tấn, dùng cho công nghiệp sản xuất sứ dân dụng);
Fenspat (đã phát hiện một số mỏ nhỏ cách thành phố Lào Cai khoảng 8 km
thuộc huyện Văn Bàn, trữ lượng khoảng 5 triệu tấn, dùng làm men sứ, thuỷ
tinh) và một số mỏ quặng có giá trị kinh tế cao như quặng Đôlomit (mỏ Cốc
San), quặng Grafit (mỏ Nậm Thi)
Với nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, quý hiếm và có trữ
lượng lớn là sức hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến
Lào Cai phát triển các ngành công nghiệp như luyện kim, hoá chất, phân
bón, vật liệu xây dựng… Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng của tỉnh còn chưa được
đầu tư xây dựng đồng bộ nên năng suất và hiệu quả trong khai thác, chế
biến khoáng sản chưa cao.
15
PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Khí thải, nước thải của KCN và sự ảnh hưởng
đến môi trường xung quanh.
- Phạm vi nghiên cứu: KCN Tằng Loỏng.
3.2 Địa điểm và thời gian tiến hành nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu: KCN Tằng Loỏng
- Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 10/02/2014 đên ngày 30/04/2014
3.3 Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Bảo
Thắng.
- Khảo sát và thu thập số liệu thực tế về hiện trạng môi trường phục vụ
công tác quản lý về môi trường tại KCN.
- Đánh giá hiện trạng môi trường không khí của KCN
- Đánh giá hiện trạng môi trường nước của KCN
- Đánh gia hiện trạng môi trường đất của khu công nghiêp
- Đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm và bảo vệ môi trường tại KCN
3.4 . Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp thống kê
Phân tích hệ thống và kế thừa các tài lệu đã có nhằm thống kê các
nguồn thải, phân tích đánh giá các tác nhân gây ô nhiễm môi trường và tính
toán tải lượng thải vào vào môi trường.
- Tổng quan điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu
+ Kế thừa các số liệu vị trí địa lý, địa hình, thổ nhưỡng, thảm thực vật,
điều kiện kinh tế - xã hội thuộc KCN Tằng Loỏng.
- Đánh giá tổng quan hiện trạng môi trường KCN Tằng Loỏng - Lào Cai
+ Đánh giá các nguồn gây ô nhiễm môi trường KCN
+ Từ các hoạt động công nghiệp.
- Hiện trạng chất lượng nước KCN
+ Nồng độ ôxy hòa tan (DO).
+ Nồng độ ôxy sinh học (BOD
5
).
16
+ Tổng chất rắn lơ lửng (TSS).
+ Các hợp chất chứa nitơ (NH
4
+
).
+ Một số kim loại nặng.
- Hiện trạng môi trường không khí KCN
+ Nồng độ bụi toàn phần.
+ Độ ồn.
+ Nồng độ H
2
S.
+ Nồng độ CO.
+ Nồng độ SO
2
.
+ Nồng độ NO
2
.
- Hiện trạng môi trường đất
+ Nồng độ pH.
+ Độ ẩm.
+ Nồng độ một số kim loại nặng.
Từ các kết quả quan trắc đưa ra đánh giá, nhận xét về môi trường tại KCN
hiện nay. Đánh giá nguyên nhân gây ra suy thoái môi trường KCN Tằng Loỏng.
3.4.2. Phương pháp kế thừa
Kế thừa các kết quả nghiên cứu của các chương trình, dự án trước đây
thuộc KCN phục vụ cho công tác nghiên cứu khóa luận.
- Số liệu quan trắc môi trường KCN năm 3013.
- Báo cáo Đánh giá tác động môi trường chiến lược tỉnh Lào Cai.
3.4.3 Phương pháp so sánh và đánh giá
So sánh các số liệu thu thập và các số liệu phân tích với QCVN: Quy
chuẩn về chất lượng môi trường, từ đó đưa ra nhận xét và đánh giá.
3.4.4. Phương pháp lấy mẫu và phân tích mẫu
3.4.4.1. Phương pháp lấy mẫu và phân tích mẫu không khí
- Đo nhiệt độ và độ ẩm
Thiết bị sử dụng: Model 4465 CF and 446580 hygro Thermometer của Mỹ
Model TESTO - 625 - Đức
- Đo tốc độ gió
17
Thiết bị sử dụng: Model 407112 Heavy Duty Vane Thermo
Anemometer của Mỹ
Model Traceable Digitalmeter Wiht Thermoneterr
- Đo tiếng ồn
Thiết bị sử dụng: Intergrating Sound Level Metter type 6226 của Mỹ
Model TESTO - 815 - Đức
- Phân tích bụi
Thiết bị sử dụng: Hãng SKC - Mỹ
Giấy lọc GF/A9 (Mỹ)
Cân điện tử: Electric Analytical Balance AB204 - S
Lấy mẫu bụi theo tiêu chuẩn TCVN 5067 - 1995
- Phân tích chất lượng không khí
Thiết bị sử dụng: Hãng SKC - Mỹ
Máy hút khí DESAGA - 212 - Đức
Spectrophotometer DR/200 và DR/2400 - HACH
Máy đo khí độc hiện số: Multigas monitor multichecker 2000 của Mỹ
Máy đo bụi hiện số: Model Haz - Dust của Mỹ
Tiêu chuẩn lấy mẫu: Theo TCVN 5971 - 1995, TCVN 5972 - 1995
Phương pháp lấy mẫu: Phương pháp hấp thụ vào dung dịch
Phương pháp phân tích: Quang phổ hấp thụ và đo màu
3.4.4.2. Phương pháp lấy mẫu và phân tích mẫu nước, đất
- Phương pháp lấy mẫu và bảo quản mẫu
Lấy mẫu nước và bảo quản mẫu theo TCVN 5992 - 1995, TCVN 5993
- 1995, TCVN 5994- 1995, TCVN 5995 - 1995 và TCVN 5996 - 1995.
- Đo nhiệt độ, pH, độ dẫn điện, độ đục, Oxy hòa tan, NaCL, tổng chất
rắn hòa tan
Thiết bị sử dụng: Máy đo pH/độ đẫn/DO SensION 156
Máy đo độ đục 2100P
Phương pháp đo: Sử dụng điện cực, quang phổ.
- Phân tích các cation, Anion
Thiết bị sử dụng: Spectrophotometer DR/200 và DR/2400 - HACH.
Phương pháp phân tích: Quang phổ
18
- Phân tích COD:
Phương pháp phân tích: chuẩn độ bằng K
2
Cr
2
O
7
Phương pháp phan hủy kín sau đó đo màu trên may
Spectrophôtmeter.
Thiết bị sử dụng: Bếp điện, Buret, Pipet, cốc đun và thiết bị đun mẫu
Tubetests Heater và DR/2400 - HACH.
- Phân tích BOD
5
Thiết bị sử dụng: Máy BSB - coltroler Model 620T - WTW của Đức.
Phương pháp phân tích: Nuôi cấy và phân hủy sinh học.
BOD
5
= DO
0
-DO
5
- Phân tích TSS: Phương pháp lọc qua cái lọc sợi thủy tinh. Thiết bị sử
dụng trong phòng thí nghiệm:
+ Thiết bị sử dụng để lọc chân không.
+ Cái lọc sợi thủy tinh Borosilicate.
+ Tủ sấy.
+ Cân phân tích.
+ Giá sấy.
- Phân tích DO: Được đo trực tiếp tại nơi lấy mẫu bằng phương phương
pháp đầu đo điện hóa.
Thiết bị lấy mẫu và phan tích đất
Thiết bị sử dụng: Soil Sampling Kit của Mỹ
Soil Test Kil của Mỹ
3.4.5. Phương pháp đánh giá chất lượng môi trường
Tổng hợp các số liệu thu thập,đã được phân tích và so sánh các số
liệu với tiêu chuẩn môi trường Việt Nam hiện hành.
- TCVN 5937:2005 Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh (thay
thế cho TCVN 5937:1995).
- TCVN 5938:2005 Nồng độ tối đa cho phép của một số chất độc hại
trong không khí xung quanh.
- TCVN 5939:2005 Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với bụi và các
chất vô cơ.