Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ đến khả năng sinh trưởng và phát triển của giống vừng đen V10 vụ xuân năm 2015 tại trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (767.99 KB, 81 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------------oOo--------------

VŨ QUỲNH MAI
Tên đề tài:
“NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA MẬT ĐỘ ĐẾN KHẢ NĂNG SINH
TRƢỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA GIỐNG VỪNG ĐEN V10 VỤ XUÂN
NĂM 2015 TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Trồng trọt

Khoa

: Nông học

Khóa học

: 2011 – 2015

Thái Nguyên, năm 2015



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------------oOo--------------

VŨ QUỲNH MAI
Tên đề tài:
“NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA MẬT ĐỘ ĐẾN KHẢ NĂNG SINH
TRƢỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA GIỐNG VỪNG ĐEN V10 VỤ XUÂN
NĂM 2015 TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Khoa
Lớp
Khóa học
Giảng viên hƣớng dẫn

: Chính quy
: Trồng trọt
: Nông học
: K43 - TT - N02
: 2011 – 2015
: ThS. Ma Thị Phƣơng

Thái Nguyên, năm 2015


i


LỜI CẢM ƠN
Thực tập nghề nghiệp là giai đoạn hết sức quan trọng trong toàn bộ quá
trình học tập và rèn luyện của mỗi sinh viên ở tất cả các trường Đại Học, Cao
Đẳng, Trung Học Chuyên Nghiệp. Với phương châm “học đi đôi với hành, lý
thuyết gắn liền với thực tế”, thực tập tốt nghiệp sẽ giúp sinh viên củng cố và
hệ thống lại toàn bộ kiến thức đã học và áp dụng sáng tạo những kiến thức đã
học trên đồng ruộng. đồng thời giúp sinh viên làm quen với thực tiễn sản
xuất.Từ đó giúp sinh viên học hỏi và rút ra những kinh nghiệm thực tế lao
động sản xuất, nhằm nâng cao chuyên môn để khi ra trường trở thành một cán
bộ khoa học đáp ứng được nhu cầu xã hội.
Qua thời gian học tập và rèn luyện ở trường Đại Học Nông Lâm Thái
Nguyên, em đã nhận được sự giúp đỗ rất tận tình của các thầy cô giáo trong
trường nói chung và các thầy cô giáo trong Khoa Nông Học. Đặc biệt em xin
bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo hướng dẫn: ThS. Ma Thị Phƣơng đã
tận tình trực tiếp hướng dẫn em trong suốt quá trình làm đề tài cũng như hoàn
thành khóa luận tốt nghiệp của mình.
Trong suốt quá trình hoàn thành khóa luận sẽ không tránh khỏi những
thiếu sót, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô giáo để
khóa luận của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày…… tháng…. năm 2015
Sinh viên

Vũ Quỳnh Mai

i


ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 Bảng thành phần dinh dưỡng có trong bột vừng và trong thịt ....... 18
Bảng 2.2 Vừng dùng cho thực phẩm, dược, công nghiệp và mỹ nghệ ........... 20
Bảng 2.3 tiềm năng của một số cây có dầu dùng cho sản xuất dầu sinh học
(Biodiesel) ....................................................................................... 21
Bảng 2.4. Tình hình sản xuất vừng trên thế giới năm (2009 – 2013) ............. 22
Bảng 2.5. Tình hình sản xuất vừng của một số châu lục năm 2013 ............... 23
Bảng 2.6. Diện tích, năng suất, sản lượng của mười nước sản xuất hạt vừng
lớn nhất thế giới năm 2013 ............................................................. 24
Bảng 2.7. Tình hình sản xuất cây vừng ở Việt Nam Năm (2009 – 2013) ...... 26
Bảng 4.1 Thời tiết khí hậu của tỉnh Thái Nguyên năm 2015 .......................... 34
Bảng 4.2 Ảnh hưởng của mật độ đến các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của
giống vừng đen V10 vụ xuân năm 2015 ......................................... 35
Bảng 4.3 Động thái tăng trưởng chiều cao cây của giống vừng đen V10 trong vụ
xuân năm 2015 tại Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên .............38
Bảng 4.4 Ảnh hưởng của mật độ đến đặc điểm hình thái của giống
vừng V10 ............................................................................. 40
Bảng 4.5. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến CSDTL và KNTLVCK của
giống vừng đen V10 trong vụ xuân năm 2015 tại Trường Đại Học
Nông Lâm Thái Nguyên ................................................................. 41
Bảng 4.6. Ảnh hưởng của mật độ đến các yếu tố cấu thành năng của giống
vừng V10......................................................................................... 43
Bảng 4.7. Tình hình sâu bệnh hại trên giống vừng đen V10 tại thí nghiệm
năm 2015 ......................................................................................... 45

ii


iii
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VIẾT TẮT
CSDTL


: Chỉ số diện tích lá

CV

: Hệ số biến động

LSD0,05

: Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa

KNTLVCK

: Khả năng tích lũy vật chất khô

NSLT

: Năng suất lý thuyết

NSTT

: Năng suất thực thu

Đ/C

: Đối chứng

iii



iv
MỤC LỤC
PHẦN 1. MỞ ĐẦU ...........................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề................................................................................................. 1
1.2. Mục đích của đề tài ................................................................................. 3
1.3. Yêu cầu của đề tài ................................................................................... 3
1.4. Ý nghĩa của đề tài.................................................................................... 3
1.4.1.Ý nghĩa học tập và nghiên cứu khoa học ............................................3
1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất ........................................................3
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................4
2.1. Nguồn gốc – phân loại đặc điểm thực vật .............................................. 4
2.1.1. Nguồn gốc ..........................................................................................4
2.1.2. Phân loại.............................................................................................5
2.2. Đặc điểm thực vật học ............................................................................ 7
2.3. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh của cây vừng ......................................... 10
2.3.1.Yêu cầu nhiệt độ ...............................................................................10
2.3.2.Yêu cầu với ánh sáng ........................................................................10
2.3.3.Yêu cầu với độ ẩm ............................................................................11
2.3.4.Yêu cầu đối với đất và dinh dưỡng ...................................................11
2.4. Đặc điểm sâu bệnh hại vừng ................................................................. 12
2.4.1. Những loại sâu hại chính .................................................................12
2.4.2. Những bệnh hại chính .....................................................................14
2.5. Giá trị dinh dưỡng và ứng dụng của cây vừng ..................................... 16
2.5.1. Giá trị thực phẩm .............................................................................16
2.5.2. Ứng dụng trong dược phẩm .............................................................18
2.5.3. Ứng dụng trong công nghiệp kỹ nghệ và tiềm năng cho biodiesel
(dầu sinh học) .............................................................................................20
2.6. Tình hình sản xuất vừng trên thế giới và trong nước............................ 22

iv



v
2.6.1. Tình hình sản xuất vừng trên thế giới ..............................................22
2.6.2. Tình hình sản xuất vừng ở Việt Nam ..............................................25
2.7. Những nghiên cứu về mật độ cho cây vừng. ........................................ 26
2.7.1. Những nghiên cứu về mật độ trồng vừng trên thế giới ...................26
2.7.2. Những nghiên cứu về mật độ trồng vừng ở Việt Nam ....................28
PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................29
3.1. Vật liệu nghiên cứu ............................................................................... 29
3.2. Thời gian địa điểm nghiên cứu ............................................................. 29
3.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 29
3.4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 29
3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm ........................................................29
3.4.2. Quy trình kĩ thuật .............................................................................30
3.5. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp nghiên cứu................................ 31
3.5.1. Các chỉ tiêu về sinh trưởng và phát triển .........................................31
3.5.2. Chỉ tiêu về sinh lý ............................................................................32
3.5.3. Đánh giá tính chống chịu của các giống thí nghiệm........................32
3.5.4. Các yếu tố cấu thành năng suất........................................................33
3.6. Phương pháp sử lý số liệu ..................................................................... 33
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .......................................................34
4.1. Điều kiện tự nhiên và khí hậu vụ xuân năm 2015 tại Thái Nguyên ..... 34
4.2.1. Ảnh hưởng của mật độ đến các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của
giống vừng đen V10 vụ xuân năm 2015 ....................................................35
4.2.2 Ảnh hưởng của mật độ đến chiều cao cây ........................................37
4.2.3. Ảnh hưởng của mật độ đến đặc điểm hình thái giống vừng V10 ....39
4.2.4. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến một số chỉ tiêu sinh lý của giống
vừng đen V10 trong vụ xuân năm 2015 tại Trường Đại Học Nông Lâm
Thái Nguyên...............................................................................................40

4.2. Các yếu tố cấu thành năng suất của giống vừng V10 ........................... 43

v


vi
4.3. Mức độ nhiễm bệnh của giống vừng V10 ............................................ 44
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ............................................................46
5.1. Kết luận ................................................................................................. 46
5.1.1 Các chỉ tiêu về sinh trưởng của giống Vừng V10 ............................46
5.1.2. Năng suất của giống vừng ...............................................................46
5.1.3. Khả năng chống chịu .......................................................................46
5.2. Đề nghị .................................................................................................. 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................47

vi


1
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1 . Đặt vấn đề
Mè (tên khoa học là Sesamum indicum L.) còn gọi là vừng, là cây công
nghiệp, cây thực phẩm ngắn ngày có giá trị dinh dưỡng cao và được biết đến
như một loài cây lấy hạt có dầu quan trọng và lâu đời nhất trên thế giới, hạt
vừng có hàm lượng dầu và protein cao. Hạt vừng chứa 45-55% dầu, 19-20%
protein, 8-11% đường, 5% nước, 4-6% tro. Thành phần axít hữu cơ chủ yếu là
2 loại axít béo chưa no (Axít oleic C18H34O2:45,3-49,4%; axít linoleic
C18H32O2: 37,7- 4,2%); hàm lượng axít có trong bột vừng và trong thịt (bảng
2.1). Ngoài ra hạt vừng chứa nhiều chất khoáng và năng lượng, vừng là loại

dầu quý được sử dụng trong nhiều lĩnh vực.
Bên cạnh đó cây vừng còn có giá trị dinh dưỡng, sinh lý học và dầu
vừng có tính oxy hóa cao nên khó bị ôi so với các loài dầu khác. Dầu vừng
chứa vitamin E và một vài chất chống ôxy hóa quan trọng khác. Các chất
chống oxy hóa như sesaminol và sesamolinol duy trì các axít béo kể cả làm
giảm mật độ lipoprotein. Tương tự, các chất chống oxy hoá như sesamolin và
sesamol cũng đã tìm thấy trong dầu vừng. Tác giả (Cooney và cộng sự trong
năm 2001), [11] đã báo cáo rằng dầu vừng có chứa gamma tocopherol cùng
với sự hoạt động của vitamin E được tin tưởng là ngăn ngừa bệnh ung thư và
bệnh tim mạch.
Cây mè có thời gian sinh trưởng ngắn (khoảng 70 – 90 ngày) thuận lợi
trong tiêu dùng ở phạm vi nông hộ, đồng thời cũng là cây trồng “dễ tính”, ít
đòi hỏi thâm canh, có khả năng tận dụng đất đai, mùa vụ, dễ tiêu thụ trên thị
trường, thích hợp luân, xen canh và gối vụ. Trong đời sống hiện nay, dầu thực
vật đã trở thành một nguyên liệu rất quan trọng cần thiết, là một trong những
nguồn dinh dưỡng cải thiện sức khỏe con người và có nhu cầu ngày càng
tăng. Diện tích trồng vừng năm 2013 của thế giới đạt 9,399 (triệu ha), năng
suất đạt 5,061 (tạ/ha), năng suất đạt sản lượng 4,757 (triệu tấn). Trong đó diện

1


2
tích trồng vừng của Việt Nam đạt 47 (nghìn ha), năng suất đạt 4,681 (tạ/ha),
sản lượng đạt 22 (nghìn tấn). Điều này cho thấy cây vừng là một trong những
cây công nghiệp có giá trị và có diện tích trồng vừng tương đối lớn so với các
cây trồng khác theo (Fao.stat, 2015), [23] .
Trong các yếu tố cấu thành năng suất thì mật độ đóng một vai trò rất
quan trọng. Nếu trồng dày, số cây trên đơn vị diện tích nhiều, diện tích dinh
dưỡng cho một cây hẹp dẫn tới cây thiếu dinh dưỡng, thiếu ánh sang, ít phân

cành, sớm bị che phủ làm cho lá rụng nhiều, số hoa ít, số quả/cây ít, khối
lượng 1000 hạt nhỏ. Ngược lại nếu trồng thưa diện tích dinh dưỡng của cây
trồng rộng cây phân nhánh nhiều, số hoa và số quả/cây nhiều, khối lượng
1000 tăng nhưng trồng thưa mật độ thấp nên năng suất không cao.
Xác định được mật độ gieo trồng thích hợp có ảnh hưởng rất lớn đến
sinh trưởng và phát triển cũng như năng suất của vừng. Nhiều thí nghiệm cho
thấy rằng nếu gieo trồng đúng mật độ thích hợp thì sẽ cho năng suất cao.
Thực tế trong sản xuất hiện nay diện tích trồng vừng còn nhỏ lẻ và manh
mún, nên việc áp dụng khoa học tiến bộ như máy gieo vừng là không có. Hơn
thế nữa là những vùng chuyên canh, người dân chưa chú ý áp dụng khoa học
kỹ thuật vào trong sản suất còn làm theo kinh nghiệm truyền thống như gieo
vãi, mà khồng để ý đến mật độ thích hợp cho từng giống cho từng mùa vụ.
Dẫn đến tình trạng lãng phí về giống và không phát huy về tiềm năng năng
suất của giống. Vì vậy việc xác định được mật độ gieo trồng thích hợp cho
mỗi giống phù hợp với điều kiện sinh thái và điều kiện canh tác là rất cần
thiết. Từ đó cơ sở giúp người dân hiểu và áp dụng các mật độ thích hợp vào
sản xuất nhằm nâng cao năng suất.
Từ những nhận định trên chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu ảnh hƣởng của mật độ đến khả năng sinh trƣởng và
phát triển của giống vừng đen V10 vụ xuân năm 2015 tại trƣờng Đại Học
Nông Lâm Thái Nguyên”.

2


3
1.2. Mục đích của đề tài
Xác định được mật độ gieo trồng thích hợp nhất cho giống vừng V10
trong điều kiện vụ xuân tại Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên nhằm
tạo điều kiện cho giống sinh trưởng phát triển tốt nhất và đạt năng suất cao,

ổn định.
1.3. Yêu cầu của đề tài
- Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến khả năng sinh trưởng và
phát triển của giống vừng đen V10 thí nghiệm trong vụ xuân năm 2015 tại
Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên.
- Đánh giá ảnh hưởng của mật độ trồng đến các yếu tố cấu thành năng
suất và năng suất của giồng vừng đen V10.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1.Ý nghĩa học tập và nghiên cứu khoa học
- Giúp sinh viên củng cố và hệ thống lại toàn bộ những kiến thức đã học
để áp dụng vào thực tiễn, tạo điều kiện cho sinh viên học hỏi thêm vốn kiến
thức và kinh nghiệm trong sản xuất.
- Trên cơ sở học đi đôi với hành, lý thuyết gắn liền với thực tiễn đã
giúp cho sinh viên nâng cao được chuyên môn, nâng cao tay nghề, đồng
thời rèn luyện thái độ làm việc nghiêm túc, tích lũy kinh nghiệm, có
phương pháp tổ chức và tiến hành nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ khoa
học kỹ thuật vào sản xuất.
1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất
Sự thành công của đề tài này sẽ có ý nghĩa rất lớn trong thực tiễn sản
xuất, góp phần đưa giống Vừng V10 ra sản xuất với mật độ thích hợp để đảm
bảo năng suất, hiệu quả kinh tế cao, tăng thu nhập cho người dân.

3


4
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Nguồn gốc – phân loại đặc điểm thực vật
2.1.1. Nguồn gốc

Hạt vừng được coi là loại hạt cho dầu lâu đời nhất của nhân loại. Cây
vừng có nhiều loài, và những loài hoang dã được khai thác lâu đời nhất ở
Châu Phi và Ấn Độ. Hồ sơ từ Babylon và Assyria có niên đại khoảng 4000
năm trước đây đã đề cập đến vừng. Tàng tích hạt vừng rang thu hồi từ các
cuộc khai quật khảo cổ học có niên đại khoảng 3500-3050 năm trước Công
nguyên. Nhiều ý kiến cho rằng Etiopi là nguyên sản của giống vừng trồng
hiện nay. Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng vùng Afghan – Pesian mới là
nguyên sản của các giống vừng trồng là loại cây có dầu được trồng lâu đời
(khoảng 200 năm trước công nguyên). Sau đó được đưa vào vùng Tiểu Á
(Babylon) và được di chuyển về phía tây – vào Châu Âu và phía nam vào
Châu Á , Đến Ấn Dộ và một số nước Nam Á (Trung Quốc, Ấn Độ) được xem
là trung tâm phân bố cây vừng (Ths. Ma Thị Phương, 2014), [8], (Papyrus
Ebers và cộng sự, 1608 -16/8/1661), [17] trong tác phẩm của mình đã đề cập
đến mối giao dịch buôn bán hạt vừng giữa vùng Lưỡng Hà và khu vực mà
hiện nay là Pakistan và Ấn Độ xảy ra vào năm 2000 trước Công nguyên. Một
số báo cáo khác khẳng định cây vừng được trồng trong Ai Cập trong thời kỳ
Ptolemiac. Các thư tịch cổ Ai Cập cho biết nhà Y học Papyrus Ebers (cách
nay khoảng 3600 năm) cây vừng đã có tên là “sesemt” là một cây dùng làm
thuốc chữa bệnh.
Báo cáo khảo cổ học từ Thổ Nhĩ Kỳ cho thấy cây vừng đã được trồng
và ép để trích xuất dầu ít nhất 2750 năm trước đây trong đế chế của Urartu.
Cây vừng cổ đại được trồng rộng rải ở các khu vực khô hạn ở rìa sa
mạc, nơi không có cây trồng khác phát triển được. Cây vừng đã được gọi là
một cây trồng “sống sót”.

4


5
Đây là một cây được thuần hóa ở các vùng nhiệt đới khắp thế giới và

được trồng để lấy hạt ăn do hạt có hàm lượng chất béo và chất đạm
cao...ngoài ra vừng còn được dùng làm thuốc.
Cây vừng rất chịu hạn, một phần do hệ thống rễ sâu rộng của nó. Tuy
nhiên, nó đòi hỏi phải có độ ẩm thích hợp cho sự nảy mầm và phát triển
sớm. Độ ẩm trước khi trồng và thời kỳ ra hoa, đậu trái là quan trọng nhất.
Ở Nam Mỹ, cây vừng được du nhập từ Châu Phi sau khi người Âu
Châu khám phá ra ở Châu Mỹ vào năm 1492 (do Chritophecoloms, người Bồ
Đào Nha và Tây Ban Nha) giới thiệu.
Từ những năm 1950, cây vừng đã sản xuất mở rộng ở Mỹ phần lớn tập
trung tại bang Texas với diện tích dao động từ 10.000 đến 20.000 mẫu Anh
(4.000 - 8.000 ha) trong những năm gần đây. Tuy nhiên sản lượng hạt vừng ở
Mỹ không đáp ứng kịp nhu cầu tiêu dùng trong nước, Mỹ phải nhập nhiều sản
phẩm hạt vừng và dầu vừng ở nước ngoài, chủ yếu ở nam Mỹ.
2.1.2. Phân loại
Phân loại khoa học
Giới(regnum)

Plantae

Ngành(divisio)

Embryophyta

Lớp(class)

Spermatopsida

Bộ (ordo)

Malpighiales


Họ(familia)

Euphorbiaceae

Chi(genus)

Jatropha

Loài (species)

J. curcas

Cây Vừng (Tên khoa học: Sesamum indicum L. syn. S. orientale L.) là
cây hàng niên và là cây có dầu. Giống Vừng Sesamum có khoảng 30 loài
khác nhau, nhưng loại được trồng phổ biến là Vừng trắng (Sesamum indicum

5


6
L.), và Vừng đen (Sesamum orientale L.). Thời gian sinh trưởng của cây
Vừng từ 75 tới 150 ngày tuỳ theo giống, nhưng loại được trồng phổ biến ở
Việt Nam và Campuchia có thời gian sinh trưởng từ 75 tối 100 ngày, với
chiều cao cây từ 1 tới 2,0 mét. Cây Vừng bắt nguồn từ Trung Mỹ lan rộng tới
các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới khác, mọc chủ yếu ở châu Á và châu Phi.
Loài cây này được trồng làm hàng rào để bảo vệ các khu vườn và ruộng khỏi
bị thú phá hoại. Cây Vừng chịu được độ khô hạn cao (thậm chí có thể sống
được ở hoang mạc và do đó không cạnh tranh với các loài cây lương thực).
Cây Vừng cũng được biết đến như là một loại cây vua có dầu trong các loại

cây có dầu. Vì hàm lượng dầu trong hạt rất cao, từ 50 tới 60% dầu trên trọng
lượng hạt. Cây Vừng chịu hạn rất tốt và nó có thể trồng và sinh trưởng trên
các loại đất khác nhau ở Việt Nam.
Hạt vừng chứa dầu có thể được sử lý để tạo dầu diesel sinh học chất
lượng cao, sử dụng cho các động cơ diesel tiêu chuẩn. Trên thế giới Vừng
Trắng (tên khoa học: Sesamun indicum linn) được trồng phổ biến. Có lượng
nhiễm sắc thể 2n =26, ngoài ra còn có S capennsen; Salanum; S chenkii; S
laniniatum có 2n = 64 (Phạm Đức Toàn, 2008), [3]. Vừng có nhiều giống và
nhiều dòng khác nhau về thời gian sinh trưởng, màu sắc của hạt và dạng cây.
Cây Vừng có 2 chủng loại chính (Phạm Văn Thiều, 2005), [4]:
 Vừng đen: Vỏ hạt có màu đen, dễ trồng, cây sinh trưởng khỏe, sai quả.
Thời gian sinh trưởng khoảng 3,5 – 4 tháng. Nó thích hợp với điều kiện đất đai
đồi núi, tính chịu rét tốt. Giá trị xuất khẩu làm dược liệu cao hơn vừng trắng.
 Vừng trắng: Vỏ hạt có màu vàng hoặc trắng, có loại quả tròn như
giống vừng cối xay. Loại này cho sai quả, lắm hạt nhưng chín sớm hơn Vừng
đen. Thời gian sinh trưởng khoảng 2,5 – 3 tháng thích hợp cho việc trồng xen
canh gối vụ.
Giống Vừng nói chung là khá phong phú, người ta dựa vào một số đặc
điểm sau đây để phân loại chúng:

6


7
- Thời gan sinh trưởng.
- Mùa vụ gieo trồng.
- Số quả/nách lá.
- Kiểu sinh trưởng là đơn thân hoặc phân cành.
- Màu sắc và kích thước của cây.
- Số vách ngăn trong quả.

- Hàm lượng dầu.
- Màu sắc của hạt: trắng, trắng ngà, nâu sáng, nâu tối, đen…v.v…
2.2. Đặc điểm thực vật học
Vừng là cây trồng đã có từ rất lâu đời. Hiện nay có tới hàng trăm dòng
giống vừng khác nhau về hình thai, kích thước, khả năng sinh trưởng, màu sắc
hoa, quả, hạt, kích thước hạt... Nhưng nhìn chung các giống vừng đều có đặc
điểm trung, đó là cây hàng năm có khả năng phân cành, chiều cao cây biến
động từ 1 – 2,0 m có hệ thống dễ phát triển quả nang chứa nhiều hạt nhỏ có
chứa dầu.
 Rễ
Nhìn chung rễ Vừng là loại rễ cọc, rễ chính ăn sâu đồng thời dễ bên
cũng phát triển bề ngang. Rễ vừng phân bố chủ yếu ở tầng đất mặt 0 – 25cm.
Rễ chính có khả năng sâu giúp cho cây vừng có khả năng chịu hạn tốt, ngược
lại khả năng chịu ngập của vừng lại rất kém, cây vừng có thể bị chết nếu bị
úng trong khoảng thời gian ngắn.
Có hai dạng hình cơ bản được sử dụng để phân biệt hệ thống rễ, đó là
dạng hình có thời gian sinh trưởng dài có hệ thống rễ phát triển mạnh và dạng
hình có thời gian sinh trưởng ngắn có hệ thống rễ nông hơn và hẹp hơn. Bên
cạnh đó hệ thống dễ còn phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, đất đai và chế độ
canh tác.
 Thân cành
Cây Vừng thuộc dạng thân thảo, dáng thẳng đứng, có thể phân cành
hoặc không phân cành tùy thuộc vào giống và kĩ thuật canh tác. Thân thường

7


8
có hình 4 cạnh với những rãnh dọc, có giống có dạng hình thân tròn, thân bẹt
(dẹt), có thân dạng hình chữ nhật. Thân có thể nhẵn, có thể có lông hoặc rất

nhiều lông tùy thuộc theo từng giống. Màu sắc của thân thay đổi từ màu xanh
nhạt đến màu tím nhưng phổ biến nhất là màu xanh đậm, khi quả đã chín thì
thân chuyển sang màu vàng cả. Chiều cao thân thay đổi theo giống, môi
trường và điều kiện trồng trọt, biến động từ 60 – 120cm (trong điều kiện hạn
thì thân có thể thấp hơn: 40 – 60 cm), các giống vừng trồng ở nước ta thường
có chiều cao từ 80 - 120cm.
Phạm vi phân cành và kiểu phân cành cũng là một đặc tính quan trọng
của giống, nhất là vị trí độ cao mà ở đó cành đầu tiên xuất hiện. Số lượng
cành trên cây phụ thuộc vào giống, xuất phát từ thân chính thường có từ 2 đến
– 6 cành mọc từ nách lá gần gốc. Mức độ phân cành phụ thuộc vào di truyền
giống và sự sinh trưởng của cây, trực tiếp ảnh hưởng của môi trường mật độ,
lượng mưa, độ dài ngày và những tác động của biện pháp kĩ thuật khác như
mật độ gieo trồng, lượng phân bón, lượng nước tưới v.v…
 Lá
Lá vừng mọc cách và mọc đối. Lá có nhiều hình dạng khác nhau và
thay đổi rất lớn về hình dạng và kích thước ngay trên cùng một cây và giữa
các giống Vừng khác nhau. Thông thường các lá ở vị trí thấp hơn thường to
và rộng hơn, lá đôi khi có thùy, mép lá có răng cưa. Các lá ở vị trí giữa thân
có răng cưa nhỏ, các lá ở vị trí cao hơn thường nhỏ và hẹp hơn.
Tùy thuộc vào đặc điểm của giống mà các lá có thể mọc đối hay mọc
xen kẽ nhau, hoặc ở dưới mọc đối ở trên mọc xen kẽ. Sự sắp xếp lá trên thân
rất quan trọng vì nó ảnh hưởng tới số hoa sinh ra ở các nách lá, do đó ảnh
hưởng trực tiếp tới năng suất thật trên cây. Kích thước lá thay đổi chiều từ 317,5cm, rộng 1-1,5cm, chiều dài cuống lá từ 1-5cm. Bề mặt lá vừng có nhiều
lông thường có màu xanh nhạt và có chất nhờn. Màu sắc lá thay đổi đậm nhạt
phụ thuộc đặc điểm di truyền giống.

8


9

 Hoa
Hoa vừng có dạng hình chuông, cuống ngắn, tràng hoa gồm 5 cánh hợp
thành hình chuông, đài hoa màu xanh chia làm 5 thùy nông, ống hoa dài 34cm, nhị đực gồm 5 cái dài 0,5-0,6cm, cái hoạt động một cái bất dục. Bầu
nhụy nằm đáy hoa có 2-4 ngăn được phân thành nhiều vách giả mang rất
nhiều noãn, màu cánh hoa thường trắng, phớt hồng, tím. Đốt đầu tiên mang
hoa của thân tính từ mặt đất trở lên là đặc điiểm di truyền của giống và có sự
tương quan chặt chẽ với chiều cao cây. Hoa mọc ra từ các nách lá ở phần trên
của thân và cành, hoa thường mọc đơn nhưng có trường hợp mọc thành chùm
có tới 8 hoa.
Vừng là cây tự thụ phấn, côn trùng và gió có thể xúc tiến quá trình thụ
phấn. Thời gian ra hoa lên quan đến điều kiện thời tiết khí hậu (nhiệt độ, ánh
sáng) và đặc điểm di truyền giống.
 Quả
Quả vừng thuộc loại quả nang có chứa nhiều hạt nhỏ bên trong, lát cắt
có hình chữ nhật có nhũng khía sâu, mỏ quả ngắn ở đỉnh quả. Nhìn chung mỗi
dạng hình quả là một đặc tính của giống và có liên quan chặt chẽ tới điều kiên
môi trường. Độ dài của quả có thể thay đổi từ 2,5 - 8cm với đường kính quả
từ 0,5 - 2cm và số vách ngăn trên quả thay đổi từ 4 - 12. Trên quả có nhiều
lông, mật độ lông này là điều kiện tiêu chuẩn để phân loại giống. Quá trình
chín của quả diễn ra từ gốc lên ngọn như quá trình ra hoa trước đó. Khi quả
chín vỏ sẽ nứt dọc theo vách ngăn từ đỉnh quả xuống đáy quả hoặc mở rộng 2
lỗ trên đỉnh quả, chất lượng quả cũng khác nhau tùy vị trí đóng quả (thường
quả ở vị trí thấp có hạt lớn hơn).
 Hạt
Trong quả vừng có rất nhiều hạt nhỏ, vừng là hạt song tử diệp, cấu tạo
có nội phôi nhũ, có hình trứng dẹt, vỏ hạt có thể nhẵn hoặc giáp. Chiều dài từ
2-4mm, chiều rộng khoảng 1,5 - 2mm, dày 1mm. Trọng lượng 1000 hạt từ 2 -

9



10
4g. Các giống vừng địa phương có hạt bé hơn, trọng lượng 1000 hạt chỉ trên
2g, hạt vừng có nhiều màu sắc khác nhau như: trắng, vàng hơi đỏ, nâu, xám
v.v…màu sắc của hạt là đặc trưng riêng của từng giống. Vừng đen có to hơn
vừng vàng và nâu. Hạt vừng chứa nhiều dầu và alơrôn, bình thường trong hạt
vừng có khoảng 50% dầu, 25% protein, 5% khoáng chất, 1% canxi, 3% các
chất hữu cơ, 4% chất sơ và 6% thủy phần …(Phạm Văn Thiều, 2005), [5].
Do vừng có chứa hàm lượng dầu cao vừa khó khăn cho việc bảo quản dễ mất
sức nảy mầm. Hàm lượng dầu của hạt vừng cũng thay đổi rất lớn phụ thuộc
vào giống và vụ mùa gieo trồng, có thể có mối tương quan giữa giống và vị trí
trồng đối với năng suất và hàm lượng của hạt vừng.
2.3. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh của cây vừng
2.3.1. Yêu cầu nhiệt độ
Vừng là cây trồng có nguồn gốc nhiệt đới nên tổng tích ôn yêu cầu
trung bình 2.7000C trong suốt thời kỳ sinh trưởng. Nhiệt đô thích hợp cho
sinh trưởng, phát triển biến động trong phạm vi 25 – 300C. Trong đó nhiệt độ
thích hợp cho sự nảy mầm của hạt, sinh trưởng dinh dưỡng và sự hình thành
hoa khoảng 25 – 270C. Nhiệt độ thích hợp cho sự nở hoa và sự phát triển quả
trong khoảng 28 – 320C. Nếu nhiệt độ dưới 200C kéo dài thời gian nảy mầm.
Nhiệt độ dưới 180C sẽ gây khó khăn cho sự phát triển, dưới 100C cây ngừng
phát triển và chết. Nhiệt độ cao trên 400C vào thời gian ra hoa sẽ cản trở sự
thụ phấn, thụ tinh, tăng tỷ lệ hoa rụng và do đó làm giảm số hoa, tăng tỷ lệ hạt
lép và tỷ lệ tách quả trên đồng ruộng.
2.3.2. Yêu cầu với ánh sáng
Vừng là cây ngày ngắn. Trong điều kiện thời gian chiếu sáng dưới 10
giờ/ngày sẽ rút ngắn thời gian sinh trưởng dinh dưỡng. Vừng sẽ ra hoa sớm
hơn 15 - 20 ngày trong điều kiện tự nhiên (12giờ/ngày). Cường độ ánh sáng,
số giờ nắng trong ngày ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất của vừng. Trong
thời gian sinh trưởng, nhất là sau khi trổ hoa, vừng cần khoảng 200 - 300 giờ


10


11
nắng/tháng cho tới khi trái chín hoàn toàn. Kết quả nghiên cứu về cường độ
ánh sáng trên cây vừng cho thấy: Cường độ ánh sáng trong thời gian kết quả
đến chín đạt 28.000 lux thích hợp nhất cho quá trình hình thành dầu. Hàm
lượng dầu trong hạt giảm 8% nếu cường độ ánh sáng giảm xuống 7.000 lux [1].
2.3.3. Yêu cầu với độ ẩm
Độ ẩm đất là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến năng suất vừng.
Vừng là cây tương đối chịu hạn nhưng cũng rất nhạy cảm với sự thiếu nước.
Khi độ ẩm đất xuống dưới 70% kéo dài > 20 ngày trong thời kỳ ra hoa và quả
phát triển, năng suất hạt sẽ giảm >25%. Vừng cho năng suất tương đối ổn
định ở lượng mưa 500 - 650mm. Trong điều kiện có tưới tổng lượng nước cần
thiết là 900 - 1000mm, vừng sẽ đạt năng suất tối đa. Tuy nhiên nhu cầu nước
khác nhau giữa các giai đoạn sinh trưởng: Thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng
34%; thời kỳ ra hoa kết quả 45%; và thời kỳ chín là 21%. Độ ẩm đất thích
hợp cho sự sinh trưởng, phát triển và cho năng suất của vừng là 70 - 80%.
Vừng cũng được đánh giá là cây chịu hạn khá. Các tài liệu nghiên cứu cũng
như trong thực tiễn sản xuất cho thấy vừng có thể cho năng suất trong điều
kiện lượng mưa 200 - 300mm phân bố đều trong cả vụ. Mưa lúc thu hoạch sẽ
làm phẩm chất vừng giảm do nhiễm bệnh. Vừng rất dễ mẫn cảm với nước,
nếu mưa liên tục sẽ làm cây đổ ngã và chết. Sau khi gieo hạt nếu mưa nhiều,
hạt sẽ bị úng, không nảy mầm và phải gieo lại. Để nâng cao năng suất và hạn
chế những rủi ro do sự bất thường về độ ẩm đất, vùng trồng vừng phải được
quy hoạch trong vùng an toàn về lượng mưa hoặc chủ động tưới tiêu.
2.3.4. Yêu cầu đối với đất và dinh dưỡng
Vừng phát triển được trên nhiều loại đất khác nhau, nhưng có hiệu quả
cao nhất trên các loại đất có thành phần cơ giới nhẹ, độ phỳ cao, tầng canh tác

dày, tưới tiêu chủ động. Khả năng thoát nước có ý nghĩa quan trọng đặc biệt,
cây sẽ chết nếu nước ngập kéo dài quá 24h, nhất là thời kỳ sinh trưởng dinh
dưỡng. Tính thích nghi của vừng trên nhiều loại đất đã được nhấn mạnh trong

11


12
nhiều tài liệu khác nhau. Cách đây nhiều thế kỷ, người Roma cho rằng: vừng
yêu cầu đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng. Yêu cầu của đất và dinh dưỡng đất đối
với cây vừng nhìn chung biến động trong một phạm vi khá lớn, song các loại
đất cát, thịt nhẹ có pH từ 5,5 – 8,0, độ ẩm đất 70 - 80%, có hàm lượng mùn từ
trung bình trở lên, khả năng giữ nước tốt đều có thể trồng và phát triển cây
vừng. Những loại đất có độ phì tự nhiên thấp, nhưng có lợi thế về thành phần
cơ giới nhẹ, mực nước ngầm nông, nếu chọn được cơ cấu cây trồng thích hợp,
chú ý vấn đề thủy lợi, đầu tư thêm phân hữu cơ và các loại phân bón khác, thì
có thể thu được hiệu quả kinh tế cao khi sản xuất vừng trên những loại đất
này.
2.4. Đặc điểm sâu bệnh hại vừng
2.4.1. Những loại sâu hại chính
Cây vừng tuy có ít sâu bệnh hơn so với các giống cây trồng khác, tuy
nhiên trong quá trình sinh trưởng nó vẫn bị một só loại sâu bệnh phá hoại,
nhất là ở những vùng trồng tập trung, vùng chuyên canh màu v.v…
- Sâu cuốn lá, đục thân: Có màu kem vạch vàng nâu, sâu lớn màu xanh
vàng nhiều dốm đen, đầu màu nâu, làm tổ ở ngọn và lá non cây. Biện pháp
phòng trừ: ngắt bỏ ổ trứng, ổ sâu non mới nở, bắt sâu và rũ sâu khi mật độ sâu
lên cao và trở thành dịch hoặc sử dụng thuốc hóa học có nồng độ cao tưới vào
đống bả để giết sâu. Làm đất kĩ luân canh cây vừng với các cây trồng khác.
- Sâu sừng: Sâu non mập cơ thể có nhiều ngấn, có gai nhọn như căn
sừng ở phía sau, màu sắc thay đổi từ màu xanh lục sang màu nâu. Sâu non

đầy sức dài 7-8cm, hóa nhộng dưới đất, nhộng màu nâu đỏ và có vòi uốn
cong. Bướm lớn thân dài 40-50mm màu nâu và nhiều vân đen. Bướm thích
hoạt động vào ban đêm, thích vị chua ngọt. Sâu non thích ăn lá, đặc biệt là lá
non [20].
Biện pháp phòng trừ: Dùng bẫy chua ngọt để bắt bướm, cày ải phơi đất
để diệt nhộng, luân canh với cây trồng khác, diệt sâu non có thể dùng một

12


13

trong các loại thuốc: Alphatap, Alpha, Alpha cypermetrin, Lannate, Fenthion,
Admire, Fenbis, Decis, Regent 2 lá xanh.
- Sâu xám: Thành trùng là một loại ngài đêm, sãi cánh 35-40 cm, thân
màu nâu tối, râu con cái hình sợi chỉ, râu con đực hình răng lược kép. Cánh
trước có màu nâu thâm hoặc màu nâu đen, cánh trước có 3 vân, gần gốc cánh
có một vân hình, giữa hình tròn, cuối cánh hình hạt đậu. Cánh sau màu xám
trắng. Trứng hình bán cầu có nhiều gờ nổi, mới đẻ màu trắng sữa -> hồng
nhạt -> tím sẩm. Sâu non mới nở màu xám đất đẩy sức 18 cm, càng lớn có
màu đất bóng mỡ, phần bụng màu nhạt hơn; trên mỗi đốt phía trên có 4 u lông
nhỏ, phía dưới có 4 u lông lớn. Đốt cuối cùng ở mảnh lưng có 2 vệt màu nâu
đậm. Nhộng có màu bóng. Thông thường ngài vũ hoá buổi tối, hoạt động ban
đêm trong đất, cỏ dại, khả năng đẻ trứng của con cái phụ thuộc nhiều vào dinh
dưởng, ít thu hút bởi ánh sáng đèn. Tuổi 1 sống trên cây gặp những mô lá làm
thủng lỗ nhỏ. Tuổi 2 chui xuống đất, ban đêm cắn cây con. Tuổi 3-4 sống
xung quanh gốc cây. Sâu tuổi lớn hơn: ăn phá mạnh hơn. Khi thiếu thức ăn
có thể di chuyển từ ruộng này sang ruộng khác. Sâu non có tính giả chết và
có khả năng sâu xé lẫn nhau. Khi đẫy sức, sâu non chui xuống đất 3-5 cm
hoá nhộng.

Biện pháp phòng trị:
- Tiêu diệt cỏ dại.
- Gieo trồng đúng thời vụ nhanh gọn.
- Dùng bẫy chua ngọt để bẫy bướm (4 phần đường đen + 4 phần dấm
+1 phần rượu + 1 phần nước + 1% thuốc BHC).
- Dùng Basudin, Furadan.
- Sâu khoang: Có tên gọi là sâu ăn tạp (spodoptera litura), sâu non có
màu xám tro, lưng có vạch vàng trên đót bụng thứ nhất có đốm đen lớn, cuối
bụng có đôi gai lớn, khi sâu còn nhỏ khoang đen này dính với nhau tạo thành
một khoang đen nên gọi là sâu khoang đen [20]. Bướm màu nâu cánh trước

13


14
có đường vân màu sẫm, xung quanh viền vàng mép ngoài có đường chấm nâu
đen, cánh sau có màu xám trắng cuối bụng con cái có túm lông, trứng đẻ
thành ổ dưới mặt lá, mỗi ổ có hàng trăm trứng, bên ngoài phủ một lớp lông tơ
màu nâu vàng.
Biện pháp phòng trừ: Ngắt bỏ ổ trứng , ổ sâu non mới nở, bắt sâu và rũ
sâu khi mật độ sâu lên cao và trở thành dịch, sử dụng bẫy cây trồng , dùng các
loại thúc ăn mà sâu ưa thích (như cây khoai lang, lá bắp cải già… Để thành
từng đống nhỏ rải rác trên đồng ruộng để dẫn dụ sâu tới rồi rũ bả giết sâu),
hoặc sử dụng thuốc hóa học có nồng độ cao tưới vào đống bả để giết sâu.
Làm đất kĩ luân canh cây vừng với các cây trồng khác.
Ngoài ra còn có rất nhiều loại sâu hại khác như: Sâu sừng, sâu róm, rệp
xanh, rệp bong, bọ trĩ, rầy v.v…
2.4.2. Những bệnh hại chính
Có nhiều bệnh hại trên cây vừng do các tác nhân như nấm, vi khuẩn, vi
rút gây ra. Tuy nhiên, tuy thuộc vào chế độ đất đai và chế độ canh tác của

từng vùng mà mức độ gây hại khác nhau, những bệnh gây hại chính ở cây mè
thường là bệnh lở cổ dễ, bệnh héo vàng, bệnh đốm lá, bệnh phấn trắng, bệnh
thán thư…
- Bệnh héo rũ: Ban đầu một số lá bị mất sức trương của tế bào gây héo
xanh, mềm, cây rũ xuống, 1 – 2 ngày đầu các lá của cây héo vẫn còn xanh và
có thể phục hồi vào ban đêm. càng về sau lá càng nặng, từ xanh chuyển vàng
gây héo toàn cây. làm cho cây khô và chết.
Phòng trừ: Cần làm đất sạch bệnh, cày bừa kĩ. Dùng formol, Mocap
10G, Furadan 3H, vôi, CuSO4, Metyl brovide xử lý đất.
- Bệnh lở cổ rễ: Còn gọi là bệnh chết cây con (Rhroctonia solani ), bệnh
phát triển mạnh khi ẩm độ và nhiệt độ cao, đất không thoát nước. Bệnh hại chủ
yếu giai đoạn cây con phần thân tiếp giáp với mặt đất có màu xanh tái chuyển

14


15
sang nâu mọng nước, cuối cùng khô teo, phía ngọn héo và chết hàng loạt làm
giảm mật độ nghiêm trọng (Ts.Tạ Quốc Tuấn – Ths. Trần Văn Lợi), [9].
Biện pháp phòng trừ: Cần thu dọn tàn dư cây bệnh, bón vôi và cày phơi
ải để diệt hạch nấm. Sử dụng các loại thuốc trừ bệnh như: Validacin, Anvil,
Derosal nằm phần dưới gốc thân, bệnh có thể nằm theo chiều dọc thân làm
cây sinh trưởng kém
- Bệnh héo vàng: Bệnh hại chủ yếu trên thân, hiện tượng thường có
màu nâu, các lá trở nên vàng, rộng dần từ dưới lên trên, bệnh nặnglàm toàn
thân bị héo vàng khô và chết
Biện pháp phòng trừ: Thu dọn tàn dư cây trồng và cỏ dại, nhỏ bỏ và
tiêu hủy cây bệnh. Có thể dùng thuốc Anvil, Derosal.
- Bệnh phấn trắng: Thường xuất hiện khi có ẩm độ cao, mưa kéo dài.
Lúc đầu vết bệnh là những đốm nhỏ màu vàng nhạt, sau đó vết bệnh lan rộng

không có hình thù rõ rệt, trên vết bệnh là những bào tử phát triển thành khối
có màu trắng bao phủ trên bề mặt lá, sau đó chuyển sang màu vàng và làm
cho lá héo dần, cây sinh trưởng kém, hoa quả rụng hạt lép.
Biện pháp phòng trừ: Cần tưới đủ ẩm, bón phân cân đối. Khi bệnh phát
triển có thể dùng thuốc: Zineb, Anvil, Viben-C, Carbenzim.
- Bệnh Thán thư: Bệnh có thể xuất hiện cả trên thân và lá. Vết bệnh đầu
tiên xuất hiện có màu xanh đục, sau đó chuyển sang màu nâu đen, hình tròn
có thể ăn sâu vào cành và thân tạo thành những vết nứt, bệnh phát triển theo
chiều dọc của thân. Thời tiết nóng, ẩm và mưa nhiều là điều kiện thuận lợi
cho bệnh phát triển, nấm bệnh tồn tại trên hạt giống ở dạng bào tử. Bệnh
tương đối khó phòng trị, chủ yếu phòng: Xử lý hạt trước khi gieo, sử dụng hạt
giống sạch bệnh, xác định thời vụ trồng hợp lý.
- Bệnh đốm lá: Bệnh do vi khuẩn gây ra với các triệu chứng như các
vết bệnh thường có góc cạnh nằm sát phần gân lá lúc đầu thường có màu nâu
vàng, các bệnh khô có màu nâu sáng, mép các vết bệnh có màu tía đậm hơn.

15


16
Khi bệnh nặng các vết bệnh có thể liên kết với nhau tạo thành vết bện lớn hơn
và chạy dọc theo phần gân hay cuống lá. Bệnh nặng có thể tập trung thành
khối và trở thành những vùng tế bào chết trên lá. Bệnh có thể xuất hiện trên
nụ với vết bệnh lõm có màu tía hoặc sáng.
2.5. Giá trị dinh dƣỡng và ứng dụng của cây vừng
2.5.1. Giá trị thực phẩm
Vừng đen nguyên chất là một loại dầu thực vật chứa rất nhiều dinh
dưỡng nên được hấp thụ trực tiếp vào tế bào và được cơ thể tiêu dùng ngay.
Loại chất béo này cũng cung cấp khí oxy cho cơ thể để đốt các thức ăn thành
ra năng lượng góp phần hữu hiệu trong sự thanh lọc để loại trừ các chất cặn

bã. Dầu mè đen cũng còn phòng ngừa và chữa trị được bệnh táo bón, bệnh
ung mủ, da chốc lở và một số bướu độc nữa. Nó cũng công hiệu để làm cho
an thần, chữa chứng mất ngủ, kích thích sự hoạt động và gia tăng sức mạnh
của cơ tim vì nó chứa nhiều thành phần sinh tố E và đặc biệt rất hữu ích cho
người phụ nữ trong thời kỳ thai nghén. Hạt mè đen và dầu vừng đen là một
thứ thức ăn rất tốt cho những bệnh nhân đau gan và mật vì nó là một loại dầu
rất tốt cho hệ tiêu hóa.
- Đặc điểm thực vật cây vừng:
Vừng là cây hàng năm có thời gian sinh trưởng từ 75 - 150 ngày tuỳ
giống và loài, nhưng loài được trồng phổ biến ở Việt Nam, Campuchia, Thái
Lan và Đông Nam Trung Quốc có thời gian sinh trưởng từ 75 - 100 ngày, với
chiều cao cây từ 1,0 - 1,5 m, lá đơn và kép 3 lá phụ, có lông, hoa vàng nhạt,
nang có khía, hạt nhỏ. Hạt mè không những chứa khoảng trên dưới 50% dầu
và 25% protein mà còn chứa nhiều khoáng chất. Trong hạt mè chứa rất nhiều
các axit béo, khoảng 39% oleic, 44% linoleic và có cả vitamin E theo tác giả
(Phạm Đức Toàn và cộng sự, 2008), [3] thì hàm lượng dầu trung bình trong

16


17
hạt mè ở Việt Nam và Campuchia là 51%, có thành phần axit béo trong hạt
như sau:
- Palmitic C16:0 about 9.5%
- Palmitoleic C16:1 about 0.2%
- Stearic C18:0 about 5.7%
- Oleic C18:1 about 38.8%
- Linoleic C18:2 about 43.8%
- Linolenic C18:3 about 0.3%
- Eicosanoic C20:0 about 0.6%

- Eicosenoic C20:1 about 1.8%
- Eicosedienoic C20:2 about 0.01%
- Other 0.8%
Vừng được sủ dụng rất phổ biến để chế biến nhiều loại thức ăn (bánh,
kẹo, chè vừng…). Hạt vừng, theo sách bản thảo cương mục thì ”hạt vừng có
vị ngọt, tính hàn độc, chất trơn, nhuận tràng , giải độc, sát khuẩn tiêu nhiệt,
chữa mụ lở rất công hiệu”. Hạt vừng là thành phần trong rất nhiều loại thức
ăn. Khoảng 70% sản lượng vừng trên thế giới chủ yếu được chế biến trong
bữa ăn, và ép dầu. Trong tổng số hạt vừng tiệu thụ đó thì khoảng 65% dùng
ép dầu và 35% dùng trong thực phẩm [22]. Ở Việt Nam hạt vừng dùng phần
lớn trong chế biến thức ăn như bánh kẹo, bột vừng, và ép lấy dầu. Ở Ai Cập
hạt vừng được chế biến bánh, kem, trong khi đó các nước Châu Phi thì dùng
hạt vừng như là thành phần chính của các món canh, gia vị, và họ cũng dùng
trong chế biến bánh kẹo, và dầu ăn. Dầu vừng là một trong những loại dầu
thực vật rất tốt, và nó được mệnh danh là nữa hoàng của các loại dầu thực vật.
Bởi vì dầu vừng chứa rất nhiều các chất chống oxy hoá, điển hình là chất
sesamol. Các chất chống oxy hoá sẽ giúp dầu vừng không bị giảm phẩm chất
và chất lượng khi bảo bảo trong thời gian dài. Trong lịch sử, người Nhật,

17


×