Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT PHÂN VÙNG SINH THÁI CHĂN NUÔI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐẠI LỘC, TỈNH QUẢNG NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.32 MB, 19 trang )

NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT PHÂN VÙNG SINH THÁI CHĂN NUÔI TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN ĐẠI LỘC, TỈNH QUẢNG NAM
I.

Tính cấp thiết của đè tài
Trong những năm gần đây cùng với ngành trồng trọt, ngành chăn nuôi của nước ta đã không ngừng phát
triển và đã được kết quả đáng kể. Đó là sự khởi đầu trong việc triển khai chương trình phát triển chăn nuôi,
đưa ngành chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính. Khi hội nhập, ngành chăn nuôi được xem là một trong
những ngành sẽ phải chịu nhiều ảnh hưởng nhất trước sức ép cạnh tranh từ các sản phẩm thịt nhập khẩu,
các tập đoàn chăn nuôi đa quốc gia muốn đầu tư vào Việt Nam.
Đại lộc là nơi có nhiều tiềm năng để phát triển nghành chăn nuôi, tuy nhiên do người dân chưa có nhiều
kinh nghiệm trong chăn nuôi làm ảnh hưởng đén tiềm năng của huyện. Chính vì vậy tôi đã thực hiện nghiên
cứu đè tài “hiên trạng và đề xuất phân vùng sinh thái chăn nuôi trên địa bàn huyện Đại Lộc, tỉnh
Quảng Nam” nhằm đánh giá thực trạng tình hình sản xuất, định hướng và đề ra một số biện pháp hợp lý để
thúc đẩy sự phát triển của ngành chăn nuôi huyện
2. Mục tiêu đề tài
Điều tra được thực trạng chăn nuôi của huyện từ đó tìm ra được những khó khăn. Và đưa ra những giải
pháp và phân vùng hợp lí để phat triển chăn nuôi của huyện Đại Lộc
3. Nhiệm vụ đề tài
- Đánh giá thực trạng chăn nuôi, xác định được những nhân tố ảnh hưởng đén chăn nuôi
- Đề xuất phân vùng hợp lí, và đưa ra một số giải pháp phát triển chănnuôi
4. Phương pháp nghiên cứu
Thu thập tài liệu
Phương pháp thống kê
Phương pháp điều tra
- Phương pháp quan sát
1.

-

PHẦN MỞ ĐẦU




PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Tình hình, vai trò và đặc điểm của nghành chăn nuôi Việt Nam
1.1.1 Tình hình chăn nuôi ở Việt Nam
Theo Tổng cục Thống kê, ước tính tổng đàn trâu cả nước trong tháng 3/2015 giảm 2,5% do diện tích chăn
thả bị thu hẹp, số lượng chưa kịp phục hồi sau Tết nguyên đán; tổng số bò tăng khoảng 1,5% so với cùng kỳ năm
2014; đàn bò sữa tiếp tục phát triển khá, tăng 2 – 2,5%. Chăn nuôi lợn và gia cầm tương đối ổn định, nhu cầu tái
đàn tăng mạnh, Chăn nuôi lợn phát triển tốt, ước tính số lượng lợn hiện tại của cả nước tăng khoảng 2% so với
cùng kỳ năm 2014; chăn nuôi gia cầm hồi phục ổn định, dịch cúm gia cầm tuy không bùng phát mạnh nhưng vẫn
còn xảy ra ở một vài tỉnh. Ước tính tổng số gia cầm của cả nước tăng khoảng 3-3,5% so với cùng kỳ năm 2014.
Theo số liệu ước tính của TCTK, sản lượng thịt trâu hơi xuất chuồng quý I tăng khoảng 1-1,5%, sản lượng
thịt bò hơi xuất chuồng tăng khoảng 2-2,5%, sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng tăng 4-5% , sản lượng thịt gia cầm
hơi xuất chuồng tăng khoảng 5,5-6% so với cùng kỳ năm 2014.

Theo Cục Chăn nuôi, mức tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi bình quân/người/năm 2014 ước đạt:
50,0 kg thịt hơi các loại (tăng 1,4% so 2013), 88,7 quả trứng (tăng 2,7%), 5,8 lít sữa (tăng 14,2%).
Tổng số nhà máy TACN cả nước: 199 nhà máy. Trong đó: Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài chiếm 26,6% nhà máy, doanh nghiệp trong nước chiếm 70,9%, còn lại thuộc doanh
nghiệp liên doanh. Tổng sản lượng TACN công nghiệp 2014 ước đạt 14,7triệu tấn, tăng 9,95% so
năm 2013.
Hiện nay các địa phương đang tăng cường công tác kiểm soát gia cầm nhập lậu, dịch bệnh trên gia cầm cơ
bản được khống chế nên người chăn nuôi yên tâm đầu tư tái đàn, chuẩn bị nguồn thực phẩm cho thị trường Tết
2015.
Theo Tổng cục Hải quan, trong 11 tháng đầu năm 2014, cả nước nhập khẩu 2.146 con heo giống (+90,6% so
cùng kỳ 2013), 1.540.797 con gia cầm giống (-9,7%), 3,2 ngàn tấn thịt heo (+7,3%), 82,8 ngàn tấn thịt gia cầm
(+19,3%), khoảng 208,7 ngàn con trâu bò sống (+66,2%)…Tổng kim ngạch nhập khẩu TACN&NL cả nước đạt
….. USD, tăng ….% so cùng kỳ 2013. Dự báo kim ngạch nhập khẩu TACN&NL cả năm 2014 đạt 3,3 tỉ USD, tăng
7,1% so cùng kỳ năm 2013.


Thị trường sản phẩm chăn nuôi tại Đông Nam Bộ (vùng chăn nuôi công nghiệp trọng điểm của cả nước):
Biểu đồ: Diễn biến giá heo, gà và vịt hơi (giá tại trại) tại vùng Đông Nam Bộ đến 23/12/2014.

Theo chăn nuôi Việt Nam
Theo Cục Thú y, tính đến thời điểm 31/03/2015, cả nước không có địa phương nào có dịch lợn tai xanh và
LMLM.
Hiện cả nước có 1 ổ dịch Cúm gia cầm H5N1 tại 1 hộ chăn nuôi ở xã Long Mỹ, huyện Măng Thít (tỉnh Vĩnh
Long) đã qua 18 ngày và ổ dịch Cúm gia cầm H5N6 tại 2 hộ, 1 thôn thuộc xã Hải Lĩnh, huyện Tĩnh Gia (tỉnh
Thanh Hóa) đã qua 16 ngày
Chăn nuôi gia súc tuy bị ảnh hưởng của đợt rét đậm, rét hại ở một số huyện vùng núi phía Bắc nhưng do
công tác phòng chống đói rét cho đàn trâu, bò của một số địa phương được chuẩn bị khá chu đáo và kịp thời nên
hiện tượng trâu, bò chết rét không xảy ra trên diện rộng, chủ yếu là trâu, bò già. Theo Cục Chăn nuôi, tính đến hết
ngày 14/02/2015 đã có 1.748 con gia súc bị chết, giảm khoảng 19,7% so với cùng kỳ năm 2014 (gồm trâu, bò, lợn,
gà, ngựa và dê) xảy ra tại địa bàn của 5 tỉnh Sơn La (thiệt hại lớn nhất với 1.430 con gia súc, gia cầm bị chết), Cao
Bằng, Lào Cai, Lai Châu và Lạng Sơn. Hiện chưa có số liệu cập nhật về số liệu thiệt hại trên đàn vật nuôi, tuy
nhiên dự kiến giảm từ 20-25% so với cùng kỳ năm trước.


Nhìn chung, thời gian trước, trong và sau Tết Nguyên đán 2015, hoạt động sản xuất chăn nuôi phát triển ổn
định, lượng thực phẩm đáp ứng đủ cho nhu cầu tiêu dùng của người dân; thời điểm sau Tết, người chăn nuôi tiếp
tục tái đàn, tăng đàn nhằm cung cấp nguồn cung con giống cho nhu cầu sản xuất đảm bảo nguồn cung thực phẩm
trong nước không bị thiếu hụt.
1.1.2Vai trò và đặc điểm ngành chăn nuôi
1.1.2.1 Vai trò nghành chăn nuôi
Ngành chăn nuôi là một bộ phận quan trọng của nền nông nghiệp Việt Nam. Giai đoạn 1990-2001, giá trị
sản ohaamr chăn nuôi chiếm đến 17-20% trong tổng giá trị sản phẩm nông nghiệp. Chăn nuôi có một vai trò rất to
lớn không chỉ trong nông nghiệp mà còn kể cả trong nền kinh tế quốc dân cũng như trong đời sống xã hội. Nó
không ngừng đóng góp một phần đáng kể vào tổng thu nhập quốc dân mà nó còn sử dụng có hiệu quả các nguồn
tài nguyên thiên nhiên và nhân lực. Chăn nuôi là ngành cung cấp nhiều sản phẩm làm nguyên liệu quý giá cho các

ngành công nghiệp chế biến thực phẩm và dược liệu. Không những vậy ngành chăn nuôi còn đóng vai trò quan
trọng trong chiến lược phát triển nông thôn Việt Nam. Ngành chăn nuôi góp phần phát triển kinh tế , ngành ngày
càng có vai trò quan trọng trong việc cung cấp sản phẩm đặc sản tươi sống và sản phẩm chế biến có giá trị cho xuất
khẩu.Chăn nuôi đã gắn bó mật thiết đối với đời sống người dân, góp phần đáng kể vào việc cải thiện thành phần
dinh dưỡng cho người dân thông qua việc tăng thêm chất đạm vào chế độ ăn uống và giúp xóa bỏ tình trạng suy
dinh dưỡng cho con người, giúp tận dụng những sản phẩm dư thừa trong sinh hoạt hằng ngày. Cung cấp phân bón
cho ngành trồng trọt, lâm nghiệp và một số loại thủy sản. Giúp sử dụng một cách đầy đủ và hợp lí lực lượng lao
động nhàn rỗi trong công nghiệp nông thôn, tạo công ăn việc làm nhằm ổn định và cải thiện đời sống cho các hộ
nông dân nói riêng và xã hội nói chung.
1.1.2.2 Đặc điểm nghành chăn nuôi
+ Một số đặc điểm sản xuất chăn nuôi Việt Nam
*Sản xuất tập trung tại các hộ quy mô nhỏ
Sản xuất chăn nuôi ở Việt Nam chủ yếu tập trung ở các hộ quy mô nhỏ. Chủ yếu là chăn nuôi tận dụng và sử
dụng lao động gia đình. Theo báo cáo của IFPRI, hơn 92% người sản xuất chăn nuôi chỉ sử dụng lao động của hộ
gia đình trong sản xuất chăn nuôi Tuy nhiên các hộ không chỉ tập trung vào chăn nuôi mà còn đa dạng hoá cả các
hoạt động trồng trọt và phi nông nghiệp khác. Trong các vùng chăn nuôi của Việt Nam, ĐôngNam Bộ là nơi tập
trung cao nhất các gia trại chăn nuôi gia cầm hàng hoá quy mô lớn.Theo điều tra của TCTK năm 2001, trong tổng
số 548 trang trại nuôi lợn với hơn 100con/trang trại có 418 trang trại nuôi lợn tập trung ở vùng NES. Tình trạng
tương tự đối với các trang trại chăn nuôi gia cầm. Sản phẩm chăn nuôi do các trang trại tạo ra chiếm chưa đến 10%
tổng sản phẩm củangành, 90% còn lại do các hộ chăn nuôi theo phương thức chăn nuôi truyền thống, tận dụng sản
phẩm phụ, lấy công làm lãi. Điều này thể hiện qua tỷ lệ thức ăn xanh và thô chiếm tỷ trọng chủ yếu trong chăn nuôi
các loại gia súc, gia cầm của Việt Nam.
* Chi phí sản xuất chăn nuôi chủ yếu là chi phí thức ăn
Các nghiên cứu trong và ngoài nước đều cho thấy, chi phí sản xuất chăn nuôi của Việt Nam chiếm tỷ trọng
chủ yếu trong giá thành, kể cả đối với chăn nuôi lợn, gà và bò.
Bảng 1: Cơ cấu chi phí trong tổng chi phí chăn nuôi hàng năm theo quy mô gia trại
Loại gia trại
Gia trại nhỏ
Gia trại vừa
Gia trại lớn

- Sự

Lao động
Con giống
1,57
21,14
2,17
22,83
21
18,63
Nguồn: IFPRI-MARD,

Thức ăn
77,29
75,00
78,16

phát triển và phân bố ngành chăn nuôi phụ thuộc chặt chẽ vào cơ sở nguồn thức ăn. Đây là đặc điểm
quan trọng nhất. Ngoài các đồng cỏ tự nhiên thì phần lớn thức ăn của ngành chăn nuôi đều do ngành trồng trọt
cung cấp.Cơ sở thức ăn cho chăn nuôi đã có những tiến bộ vượt bậc nhờ những thành tựu khoa học - kĩ thuật. Các
đồng cỏ tự nhiên được cải tạo, các đồng cỏ trồng với các giống mới cho năng suất và chất lượng cao ngày càng phổ
biến. Thức ăn cho gia súc, gia cầm được chế biến bằng phương pháp công nghiệp. Giá thành thức ăn cao do nhiều
nguyên nhân trong đó chủ yếu là do giá nguyên liệu cao. Hiện nay chúng ta vẫn phải nhập khá nhiều ngô, đậu
tương để phục vụ nhu cầu của các nhà máy chế biến thức ăn. Chính vì thế giá nguyên liệu của chúng ta cao hơn
nhiều so với các nước trong khu vực. Bên cạnh đó, sự phát triển mạnh mẽ, kiểm soát thị trường của các công ty
thức ăn chăn nuôi nước ngoài cũng là một lý do đẩy giá TACN lên caodo yếu tố độc quyền.


*Tỷ lệ nuôi gia công hợp đồng ít
Chỉ có khoảng 2% số người chăn nuôi có tham gia vào hình thức nuôi gia công. Lý do cơ bản của việc ít

người tham gia hình thức nuôi gia công là vì không có đơn vị ký nuôi gia công trong vùng của họ. Hiện nay một số
cơ sở nuôi gia công cho các công ty, tuy nhiên còn rất hạn chế. Phần lớn chưa có nhiều các công ty đặt hàng cho
các hộ chăn nuôi, chỉ có một số công ty nước ngoài (CP), công ty tư nhân.
* Hoạt động, hiệu quả thú y con nhiều yếu kém
Đây là một trong nguyên nhân chính gây ra đại dịch cúm gà. Nhiều nguyên cứu trong và ngoài nước chỉ rõ
vấn đề này. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiệu quả công tác thú y còn kém như:
- Cơ sở vật chất, mạng lưới thú y còn nghèo nàn
- Hệ thống giám sát dịch bệnh chưa hiệu quả
- Chưa kiểm soát chất lượng và thị trường thuốc và vắcxin
- Ý thức phòng bệnh người chăn nuôi còn yếu
* Trong nền nông nghiệp hiện đại, ngành chăn nuôi có nhiều thay đổi về hình thức (từ chăn nuôi chăn thả,
sang chăn nuôi nửa chuồng trại, rồi chuồng trại đến chăn nuôi công nghiệp) và theo hướng chuyên môn hóa
(thịt, sữa, len, trứng...).
1.2 Các yếu tố làm ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi
Do bão lũ liên tục xuất hiện gây hại trong những năm gần đây, nhất là trong 2 năm 2006 và 2009 đã làm
giảm suốt tổng đàn vật nuôi nghiêm trọng. Ngành chăn nuôi thường phải đối diện với nhiều trở lực, các loài dịch
bệnh nguy hiểm như Tai xanh, LMLM, cúm H5N1 luôn đe dọa gây hại gia súc gia cầm
Trong sinh thái chăn nuôi hiện đại, các yếu tố khí hậu, thời tiết được đặc biệt chú ý. Cũng như con người,
cây trồng, các sinh vật khác, vật nuôi chịu nhiều ảnh hưởng, tác động từ phía môi trường ngoài. Các yếu tố khí
tượng thuỷ văn như: độ ẩm không khí, nhiệt độ, tốc độ gió, hướng gió, lượng bốc hơi nước, lượng mưa, số ngày
mưa trong tháng, trong năm… đều ít nhiều ảnh hưởng đến sức khoẻ vật nuôi, nhất là vật nuôi quy mô nhỏ với các
chuồng nuôi đơn giản, chưa được trang bị các máy móc điều hoà không khí.
Trước khi xây dựng chuồng trại chăn nuôi, người dân thường cân nhắc kỹ các yếu tố khí hậu, thời tiết để
tránh cho gia súc phần nào các yếu tố bất lợi của môi trưòng: tránh mở cửa hướng đông bắc, làm nền chuồng cao,
làm mái 2 tầng… Ở các nước tiên tiến, người ta còn lắp đặt máy đièu hoà không khí trong chuồng nuôi gia súc, gia
cầm.
Việc dự báo thời tiết làm giảm nhẹ tổn thất cho ngành chăn nuôi. Các tỉnh miền núi phía bắc thường phải
hứng chịu gió mùa đông bắc lạnh và khô, sương muối, gió bấc, các tỉnh miền trung với những trận gió lào…làm
ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ của con người và vật nuôi. Nhờ công tác dự báo sớm, người dân có thể tích
cực, chủ động đối phó với các đợt rét, đợi gió, bảo vệ sức khoẻ cho người và cây trồng, vật nuôi.

Nguồn thức ăn cho chăn nuôi chủ yếu là các sản phẩm cây trồng, việc trồng trọt cũng phải chịu nhiều tác
động từ phía môi trường ngoài. Các số liệu dự báo sớm cụ thể, chi tiết có thể giúp cho người dân tích cực chuẩn bị
nguồn thức ăn dự trữ cho vật nuôi vào những tháng thời tiết không thuận lợi.
Bên cạnh đó, các yếu tố dịch bệnh làm ảnh hưởng lớn đến ngành chăn nuôi. Dịch bệnh gia súc, gia cầm
thường phát theo mùa, phụ thuộc vào các yếu tố thời tiết và khí hậu. Sự phát triển, tăng trưởng của các tác nhân
gây bệnh như vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng, nấm…quan hệ mật thiết với các yếu tố khí hậu, thời tiết.

1.3 Khái niệm phân vùng và các dang phân vùng
1.3.1Khái niệm phân vùng
Phân vùng là phân chia lãnh thỗ, vùng biển ra thành các vùng hay các phần, được phân biệt bởi mức độ đồng
nhất bên trong nó. Những dấu hiệu được sử dụng để phân vùng có thể khác nhau về đặc điểm, theo mức độ rộng
hẹp của dấu hiệu nào đó về phân bố hoặc theo mục đích phân vùng. Thời kỳ đầu nghiên cứu lãnh thỗ thường phải
phân vùng, từ đó cho phép sử dụng hợp lý tài nguyên và lao động.
* Nguyên tắc phân vùng: Theo Lê Bá Thảo phân vùng dựa trên 3 nguyên tăc:


- Về tính đồng nhất tương đối, thường áp dụng để phân định các vùng – cảnh quan, vùng tự nhiên hay vùng văn
hóa lịch sử
- Sự khai lợi và trình độ phát triển kinh tế - xã hội, trong đó sự gắn kết cduar vùng được thể hiện thông qua vai trò
của hệ thống các đô thị các cấp, quan trọng nhất lả của thành phố có sức hút và của vùng ảnh hưởng lớn nhất, coi
như cực tạo vùng
- Tính hữu hiệu của các điều kiện đảm bảo quản lý lãnh thổ
1.3.2 Các dạng phân vùng
- Phân vùng địa lý : là hệ thống phân chia bề mặt trái đất, cơ sở để phân chia và nghiên cứu là tổ hợp các dấu
hiệu bên trong và rất đặc trưng cho riêng nó – thiên nhiên. Người ta có thể phân chia theo từng tổ hợp riêng hoặc
phân chia theo cả một tập hợp các yếu tố
- Phân vùng khí hậu: Về tự nhiên trái đất được chia thành 6 châu lục, mỗi châu lục có những đặc điểm về khí
hậu khác nhau. Trong mỗi châu lục lại có sự phân miền khí hậu. Phân vùng khí hậu ngày nay, ngoài việc phân chia
các đới, vùng còn phân ra các đơn vị nhỏ hơn với sự giống nhau ít nhiều của các điều kiện khí hậu chung hay
những đặc điểm riêng biệt của khí hậu, nó có giá trị về mặt khoa học hay kinh tế nông nghiệp

- Phân vùng thổ nhưỡng: được coi là cơ sở khoa học đẻ phân vùng quy hoạch nông nghiệp đồng thời tạo tiền
đề để phân vùng sinh thái nông nghiệp. Đó cũng là một căn cứ quan trọng để đánh giá các đặc điểm và sự phân hóa
về mặt lãnh thổ của thổ nhưỡng
- Phân vùng sinh thái thảm thực vật: Trên trái đát khí hậu thay đổi từ lạnh sang nóng, từ khô sang ẩm. Mỗi
loại hình có thành phần động vật, thực vật đặt trưng. Từ đó ta có thể căn cứ sự phân hóa để phân vùng
1.4 Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội huyện Đại Lộc
1.4.1 Vị trí địa lý
Huyện Đại Lộc nằm hướng Tây Bắc tỉnh Quảng Nam, phía Đông giáp huyện Điện Bàn, phía Nam giáp
huyện Duy Xuyên và huyện Quế Sơn có ranh giới tự nhiên là dòng sông Thu Bồn, phía Tây giáp huyên Nam
Giang và Đông Giang, phía Bắc giáp quận Hòa Vang thuộc Thành phố Đà Nẵng
Điểm cực Bắc tại: 15053 vĩ độ Bắc trên xã Đại Hiệp.
Điểm cực Nam: 15043 vĩ độ Bắc trên xã Đại Thạnh.
Điểm cực Đông: 1080 47 kinh độ Đông trên xã Đại Hòa.
Điểm cực Tây: 1070 58 kinh độ Đông trên xã Đại Lãnh
1.4.2 Đặc điểm địa hình, khí hậu và thủy văn
1.4.2.1 Đặc điểm địa hình:
Là một huyện đồng bằng nữa miền núi, có địa hình khá phức tạp, bị chia cắt bởi nhiều sông, suối , đồi gò;
địa hình cao ở phía Tây và thấp dần xuống hướng đông.
1.4.2.2 Đặc điểm khí hậu:
Chịu ảnh hưởng của điều kiện thời tiết khí hậu khu vực Trung trung bộ, có 2 mùa, mùa nắng kéo dài từ tháng
2 đến tháng 9 và mùa mưa từ tháng 10 đến tháng 01 năm sau
Nhiệt độ trung bình năm từ 28 - 30ºC, thấp nhất 14,5ºC thường xuất hiện trong tháng 12 và cao nhất 40ºC
vào tháng 6 tháng 8
Độ ẩm trung bình: 80%, thấp nhất 55% vào mùa nắng hạn và cao nhất 95% vào mùa mưa. Tổng lượng nhiệt
bức xạ hàng năm 140 – 150 Kcal/cm², nền nhiệt khá cao và ít biến động
Chế độ mưa, bão: Lượng mưa trung bình hằng năm từ 1.000 – 2.200 mm, phân bố không được đồng ddeuf,
tập trung trong mùa mưa, từ tháng 10 đến tháng 12, thời gian này thường xảy ra bão, lũ lụt, gây thiệt hại lớn cho
kinh tế xã hội huyện. Hằng năm chịu ảnh hưởng từ 3 – 6 cơn bão, tập trung từ tháng 8 đến tháng 11
1.4.2.3 Điều kiện thủy văn:
Về sông ngòi: Nhận được nguốn nước từ sông Bung, sông A Vương, sông Côn và sông Cái, sông Vu Gia

được tạo thành chảy xuôi từ Tây sang Đông trên địa bàn huyện có chiều dài trên 24 km, rộng trung bình 150 m.


Sông Thu Bồn chảy qua huyện Đại Lộc với huyện Duy Xuyên và Điện Bàn. Sông Vu Gia và Thu Bồn hợp thủy tại
Giao Thủy, nằm trên địa bàn xã Đại Hòa và Đại An
1.4.2. Điều kiện kinh tế- xã hội
Đặc điểm về đất đai

1.4.2.1

Huyện Đại Lộc có tổng diện tích tự nhiên là 587,08 km² (58.708 ha); trong đó, đất nông nghiệp: 9.469,44 ha,
đất lâm nghiệp: 31.882,15 ha, đất phi nông nghiệp: 9.634,14 ha, đất chưa sử dụng: 7.718,54 ha. Đất đai cũng đa
dạng, gồm 4 loại đất chính: Đất cát, đất phù sa, đất xám bạc màu và đất đỏ vàng


Đất nông nghiệp: 9.408,54 ha, trong đó:
+ Đất trồng cây hằng năm: 7.199,54 ha:
- Đất canh tác lúa nước: 7.199,75 ha

- Đất canh tác cây hằng năm khác: 2.852,55 ha. Trong đó có khoảng 30 ha đất trồng cỏ làm thức ăn chăn
nuôi gia súc
Hệ số sử dụng ruộng đất trung bình = 2. Bình quân đất sản xuất nông nghiệp/đầu người: 450 m². Đất sản xuất
nông nghiệp ổn định, sản xuất cây lương thực đảm bảo đủ cung cấp cho nhu cầu tại chổ và có thừa một ít phục
nhu cầu sản xuất chăn nuôi.


Đất lâm nghiệp: 31.882,15 ha; trong đó:

- Đất có rừng sản xuất: 16.227,22 ha, chủ yếu là rừng trồng cây nhân dân do hộ gia đình quản lý, sử dụng.
- Đất rừng phòng hộ: 15.654,93 ha.



Diện tích mặt nước: 3.275,05 ha; trong đó, diện tích đã nuôi trồng thủy sản nước ngọt có gần 110 ha

1.4.2.2 Dân số và lao động
- Tổng dân số: 148.039 người (tính đến ngày 30/12/2012). Mật độ dân số trung bình 251,26 người/km²
- Tổng số lao động: 65.547 lao động; trong đó, lao động nông – lâm nghiệp: 50.291 lao động, chiếm 70,7% trên
tổng số lao động
1.4.2.3 Kinh tế xã hôi
Trước đây Đại Lộc là huyện thuần nông, nay đã xuất hiện một số cụm công nghiệp nhỏ và vừa tại các vùng địa
hình cao (không bị ngập lụt), chủ yếu là các nhà máy xay xát đá, vật liệu phục vụ nhu cầu xây dựng, hay các xí
nghiệp may mặc, cơ khí, chế biến thủy sản phục vụ xuất khẩu, công nghiệp nhẹ... Vì nơi đây có nguồn lao động
phổ thông dồi dào, giá thành rẻ và cầu thị. Mục tiêu đề ra đến năm 2015 trở thành huyện công nghiệp.
Đại Lộc ngày nay có nền kinh tế đang trên đà phát triển, người dân thuần nông cây lúa ngày nào đã chuyển
đổi con giống, cây trồng làm nền tảng để phát triển kinh tế, bên cạnh của việc chuyển đổi này là việc áp dụng thành
tựu khoa học kỹ thuật. Thông tin gì mới, đều góp cho chính quyền và nhân dân Đại Lộc áp dụng sản xuất có năng
suất cao hơn trước.


CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng và địa điểm nghiên cứu
Tôi tiến hành điều tra nghiên cứu về hiện trạng chăn nuôi trên địa bàn huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng
Nam. Điều tra về thành phần loài, dạng sống và những thuận lợi khó khăn về chăn nuôi.
2.2 Thời gian nghiên cứu
Đề tài được bắt đầu nghiên cứu vào tháng 1năm 2015 đến tháng 4 năm 2015


CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1 Thành phần các loài vật nuôi trên địa bàn huyện Đại Lộc
Về thành phần gia súc có:

- Bò : + Cày kéo
+ Bò lai
+ Bò sữa
+ Bò cái sữa

- Trâu
- Lợn : + Lợn nái
+ Lợn thịt
+ Lợn sữa
Về thành phần gia cầm có:
- Gà
- Vịt, ngan, ngỗng
Về chăn nuôi khác có:
- Thỏ
- Dê
3.2 Hiện trạng cơ cấu đàn vật nuôi theo các địa bàn huyện Đại Lộc, Quảng Nam
3.2.1 Một số điều tra của một số hộ chăn nuôi ở huyện Đại Lộc

* Trang tại nuôi vịt của chú Trần Đông, trú thôn Hà Tân, xã Đại Lãnh

Hình 1: đàn vịt của chú Trần Đông


Hình 2: hình ảnh chú Trần Đông đứng bên đàn vịt của mình
Mỗi năm chú nuôi 2 đợt, mỗi đợt 2000 con. Chăn nuôi theo hình thức chăn thả ở ao, hồ, khe. Cho ăn bột và
bắp.Trừ mọi chi phí mỗi năm chú thu được hơn 100 triệu đồng
*Trại nuôi bò của chú Nguyễn Văn Dự

Hình 3: đàn bò của chú Nguyễn Văn Dự



Hình 4: Hình ảnh chú Nguyễn Văn Dự đang đi chăn đàn bò của mình
Với trại bò 7 con, hình thức nuôi là chăn thả ở các cồn cỏ, hoặc trong các cánh đồng, núi. Thức ăn là cỏ
tự nhiên, rơm, bã mía, thân ngô....trừ mọi chi phí khi bán anh thu lãi được 4 – 5 triệu đồng/1 con
*Điều tra trại nuôi dê của chú Mai Xuân Chín

Hình 5: Trại nuôi dê của chú Mai Xuân Chín


Hinh 6: Hình ảnh chú Mai Xuân Chín đứng bên trại nuôi dê của mình
Với trai nuôi dê 26 con, hình thức chăn thả ở rừng, chúng ăn chủ yếu là cỏ tự nhiên. Vốn mua 1 con
giống là 4 triệu. Khi bán thu được 3 – 4 triệu đồng/ 1 con
* Điều tra trại nuôi trâu của gia đình chú Nguyễn Đăng Chín

Hình 7: Đàn trâu của chú Nguyễn Đăng Chín


Hình chú Nguyễn Đăng Chín đang chăn đàn trâu của mình
Với trại nuôi trâu 6 con. Vốn mua một con giống là 20 triệu đồng. Chăn thả chủ yếu ở bãi cỏ tự
nhiên, hoặc trong rừng. Thức ăn chủ yếu là cỏ tự nhiên.Khi bán thu được 30 triệu đồng/1 con




Trại nuôi heo của gia đình chị Lưu Thị Thu, thôn Phú Hương, xã Đại Quang



Hình 6: Đàn heo của gia đình chị Lưu Thị Thu
Mỗi năm chị nuôi 3 lứa, mỗi lứa 15 – 20 con heo. Chăn nuôi là xây chuồng. Thức ăn chủ yếu là bột

cám, rau, thân chuối...Trừ mọi chi phí, mỗi năm chị thu lãi khoảng 100 triệu đồng
Điều tra trại nuôi gà của anh Nguyễn Quốc Khánh, thôn Hà Thanh, Xã Đại Đồng

,
Hình 8: trại nuôi gà của anh Nguyễn Quốc Khánh


Hình 9: Anh Nguyễn Quốc Khánh với đàn gà của mình
Mỗi năm anh nuôi 2 đợt, mỗi đợt anh nuôi gần 300 con. Chăn nuôi theo hình thức chăn thả trong
vườn. Thức ăn là bắp, lúa, bột gà... Trừ mọi chi phí, mỗi đợt lãi được hơn 6 triệu đồng

3.3 Hiện trạng cơ cấu đàn vật nuôi trên địa bàn huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam
Trong những năm qua ngành chăn nuôi huyện có mức tăng trưởng khá cả về số lượng tổng đàn cũng như
giá trị sản xuất; cụ thể như sau:
Con vật nuôi
Tổng đần trâu
Tăng trưởng so với năm trước
Tổng đàn bò
Tăng trưởng so với năm trước
Tđó: Bò lai sind
Tổng đàn lợn
Tăng trưởng so với năm trước
Tđó: Lợn nái
Tổng đàn gia cầm
Tăng trưởng so với năm trước

ĐVT
Con
%
Con

%
%
Con
%
Con
Con
%

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
3.877
4.169
4.580
107,5
109,9
9.488
9.982
10.813
105,2
108,3
5.821
6.145
7.000
63.001
60.375
60.782
95,8
100,7
9.450
8.961
9.520

590.742
573.769
600.000
97,1
104,6

- Đối với đàn trâu: Có tốc độ tăng trưởng trung bình 8%/năm. Ngoài việc giải quyết sức kéo trong sản
xuất nông nghiệp còn góp phần cung cấp thịt cho nhu cầu thị trường hằng năm trên 100 tấn thịt hơi
- Tổng đàn bò: Có tốc độ tăng trưởng trung bình 6,5%/năm; bò lai sind tăng trung bình 8,79%. Tỷ lệ bò
lai chiếm 70% trên tổng đàn; trong đó trên 50% máu ngoại chiếm 63%. Trong năm 2006, số lượng liều
tinh lai sind phối cho bò đạt rất cao: 9.520 liều tinh, chiếm trên 50% tổng đàn bò, có nghĩa là gần như
100% đàn bò nái được phối tinh. Diện tích đất trồng cỏ nuôi bò hiện có khoảng 30 ha, tập trung ở các
xã vùng A và vùng B
- Về chăn nuôi lợn: Tổng đàn không tăng so với 2011, giữ mức ổn định khoảng trên 60.000 con; nguyên
nhân chính là do giá thức ăn liên tục tăng cao, người nông dân đầu tư nuôi lợn liên tục tăng cao, người
nông dân nuôi lợn không có lãi, bên cạnh đó tình hình dịch bệnh gây hại
- Chăn nuôi gia cầm: Về số lượng, tổng đàn gia cầm đến năm 2010 có tăng nhưng không đáng kể so với
năm 2005. Tuy nhiên, về chất lượng nuôi và phương pháp nuôi có nhiều thay đổi. Trước đây việc nuôi gà
được phân tán đều trong mỗi hộ dân, gần như nhà nào có vườn là có nuôi gà; hiện nay việc nuôi gà phần
lớn được tập trung ở các trang trại hoặc gia trại nuôi gia cầm
Dưới đây là bảng phân bố các loài vật nuôi toàn huyện phân bố theo các xã được chi cục thống kê thống
kê vào thời điểm năm 2013:



TT

Đơn vị
TỔNG SỐ


Trâu

Lợn

Trong đó: Bò lai
sind

Tổng số

Trong đó: Lợn
nái

Tổng số

4.349

19.112

9.965

47.927

8.094

1

Xã Đại Sơn

857


465

210

860

139

2

Xã Đại Lãnh

279

874

435

2244

396

3

Xã Đại Hưng

490

1.144


542

2426

406

4

Xã Đại Hồng

448

1.394

415

3028

499

5

Xã Đại Đồng

110

1.255

662


3266

414

6

Xã Đại Quang

36

2.073

1.125

3371

593

7

Xã Đại Phong

70

919

510

2610


464

8

Xã Đại Minh

48

1.107

617

2584

465

9

Xã Đại Cường

55

1.380

800

2537

478


10 Xã Đại Thắng

120

1.495

852

3838

620

11 Xã Đại Thạnh

236

960

479

1746

268

12 Xã Đại Chánh

958

904


416

3139

511

13 Xã Đại Tân

258

851

418

3208

507

14 Xã Đại Nghĩa

180

1.473

840

3356

607


15 Xã Đại Hiệp

50

1.164

679

2849

541

16 Xã Đại Hoà

40

447

260

1315

225

17 Xã Đại An

30

601


340

1455

242

84
606
365
Bảng 1: Cơ cấu đàn gia súc huyện Đại Lộc

4095

719

18 Thị trấn Ái Nghĩa


ĐVT: Con
TT

Đơn vị
TỔNG SỐ

Tổng số

Chia ra:


Vịt


Ngan, ngỗng

284.708

268.718

12.063

3.927

1

Xã Đại Sơn

4.445

3.918

354

173

2

Xã Đại Lãnh

7.400

6.632


556

212

3

Xã Đại Hưng

8.673

7.699

789

185

4

Xã Đại Hồng

10.325

9.510

578

237

5


Xã Đại Đồng

12.627

11.734

672

221

6

Xã Đại Quang

22.008

20.539

1.200

269

7

Xã Đại Phong

7.138

6.469


452

217

8

Xã Đại Minh

18.041

17.384

410

247

9

Xã Đại Cường

13.650

12.602

765

283

10


Xã Đại Thắng

18.139

17.408

385

346

11

Xã Đại Thạnh

6.948

5.943

748

257

12

Xã Đại Chánh

16.801

16.107


449

245

13

Xã Đại Tân

16.459

15.129

1.100

230

14

Xã Đại Nghĩa

45.758

44.352

1.202

204

15


Xã Đại Hiệp

32.851

32.057

642

152

16

Xã Đại Hoà

10.183

9.158

812

213

17

Xã Đại An

9.059

8.560


391

108

18

Thị trấn Ái Nghĩa

24.201

23.515

558

128

Bảng 2: Cơ cấu đàn gia cầm huyện Đại Lộc
3.4 Ảnh hưởng của nguồn thức ăn và dịch bệnh đến các loài vật nuôi ở huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam
+ Ảnh hưởng của thức ăn đến chăn nuôi:
Thức ăn có vai trò rất quan trọng ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi cần được chú trọng. Chủ yếu được cung cấp
từ sản phẩm của trồng trọt, hoặc thức ăn được sản xuất ngoài thị trường.Thức ăn chăn nuôi ngoài thị trường
ngày một tăng cao; đồng thời đầu ra và giá đầu vào nông sản không ổn định không có lợi cho người sản xuất
+ Ảnh hưởng của dịch bênh đến chăn nuôi
Tuy ngành chăn nuôi trong những năm gần đây đã tạo được bước chuyển biến tích cực nhưng thực tế cho thấy
ngành chăn nuôi của huyện vẫn còn gặp quá nhiều rủi ro. Năm nào dịch cúm A/H5N1, bệnh tai xanh, lở mồm
long móng, dịch tả, phó thương hàn, tụ huyết trùng… cũng tái bùng phát và gây hại trên diện rộng tại một số địa
phương. Ngoài ra, do giá thức ăn, con giống đầu vào ở mức cao, trong khi giá bán sản phẩm thấp và rất bấp
bênh nên số tiền lãi mà người chăn nuôi thu được quá ít. Cũng từ những nguyên nhân đó mà nhiều năm nay lĩnh
vực chăn nuôi chiếm tỷ trọng thấp trong tổng giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp.Vì vậy, muốn đưa ngành

chăn nuôi phát triển mạnh theo hướng hàng hóa và bền vững thì trước tiên phải đảm bảo an toàn dịch bệnh bằng
việc tăng cường kiểm dịch bệnh, kiểm soát giết mổ và nhất là công tác tiêm phòng vacin, tiến tới nhân rộng mô
hình dịch vụ thú y trọn gói. Bên cạnh đó phải tập trung kiện toàn lực lượng thú y cơ sở và thường xuyên tập
huấn, đào tạo nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ này. Đây được xem là lực lượng chủ
lực trong vấn đề tiêm phòng vắc xin cũng như đối phó với dịch bệnh.
3.5 Đề xuất phân vùng sinh thái chăn nuôi trên địa bàn huyện Đại Lộc
Dựa vào đặc điểm địa hình và đất đai ta có thê phân được các vùng sinh thái:
- Phía Bắc chủ yếu là các đồi núi, các khe suối và cánh đồng, nhiều thảm cỏ tự nhiên. Thuận lợi cho việc chăn thả
các loại gia súc gia cầm như trâu, bò, gà, vịt, dê, heo
- Phía Nam chủ yếu là đồi núi và các cồn cát, có sông chia cắt và các khe suối. Thuận lợi cho việc nuôi vịt, trâu,
heo, bò


- Phía Tây chủ yếu là đồi, gò nhỏ và núi cao, sông chia cắt. Thuận lợi cho chăn nuôi trâu, bò, vịt, dê, gà
- Phía Đông là đồng bằng, có sông chia cắt. Thuận lợi cho nuôi vịt, gà, heo.


PHẦN KẾT LUẬN- KIẾN NGHỊ
1.

Kết luận
Những năm qua, ngành chăn nuôi của huyện nhà đã có nhiều chuyển biến rõ nét, nhiều gia đình nông dân đã
vươn lên làm giàu chính đáng, tuy nhiên thực tế cho thấy dịch bệnh vẫn thường xuyên bùng phát, chi phí đầu tư
lớn, giá bán sản phẩm không ổn định nên lĩnh vực này phát triển thiếu bền vững. Vì vậy, trong thời gian tới,
muốn tạo ra bước đột phá trong lĩnh vực chăn nuôi thì ngành chăn nuôi huyện phải cần nhiều giải pháp đồng
bộ, thực thi để hướng đến chăn nuôi phát triển theo hướng bền vững
Trong tổng kết phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi giai đoạn 2012-2014, toàn huyện đã bình chọn
được 9.601 hộ nông dân SXKDG các cấp, tăng 2.000 hộ so với giai đoạn 2010-2012. Không chỉ phát triển về
số lượng, 3 năm qua, phong trào nông dân SXKDG Đại Lộc còn phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu khi
số hộ đạt danh hiệu cấp tỉnh và trung ương chiếm 268/7644 hộ. Toàn huyện có hơn 7 trang trại và 60 gia trại,

trong đó chủ yếu là các gia trại, trang trại đầu tư chăn nuôi đem lại hiệu quả kinh tế cao

2.

Kiến nghị
Kính đề nghị UBND tỉnh, sở Nông nghiệp – PTNT và các sở, ngành liên quan ở tỉnh sớm quan tâm hỗ trợ con
vật nuôi nhằm giúp nông dân khắc phục nhanh thiệt hại do hạn hán và dịch bệnh xảy ra vừa qua làm ảnh hưởng
đến đời sống và đầu tư sản xuất trở lại. Tiếp tục phân bổ nguồn vốn đầu tư hỗ trợ phát triển chăn nuôi để huyện
và nhân dân có điều kiện tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật hỗ trợ sản xuất phát triển.
Đề nghị sở Nông nghiệp & PTNT, Thanh tra sở Nông nghiệp và các ngành liên quan ở tỉnh tăng cường việc
giám sát, kiểm tra chất lượng các loại vật tư nông nghiệp, nhất là giống, phân bón, thuốc Thú y, thức ăn chăn
nuôi các loại để giúp nông dân tránh phải mua hàng giảm, hàng kém chất lượng
Cần tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về qui hoạch và sử dụng các tiểu vùng sinh thái và có những thực nghiệm và
đề suất chăn nuôi hơp lý hơn đối với từng tiểu vùng sinh thái
Chính quyền địa phương cần có những định hướng đề án cụ thể cho phát triển đẩy mạnh phát triên chăn nuôi
như:
- Tổ chức nhiều mô hình thực tế để người dân tham gia học tập làm theo, đặc biệt phải có chính sách hổ trợ
khuyến khích cho những người đầu tiên tham gia thực hiện
- Có chính sách hổ trợ cho các hộ chăn nuôi với qui mô lớn theo hướng trang trang trại
- Có phương hướng , kế hoạch tiềm kiếm đầu ra cho thị trường sản phẩm
- Nâng cao trình độ đội ngủ cán bộ chuyển giao khoa học kĩ thuật
- Cần hướng chăn nuôi theo hướng sạch bệnh an toàn và phù hợp những tiêu chuẩn chung

3.

Ý kiến nhận xét của giáo viên


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.
3.
4.

Báo cáo tổng kết sản xuất ngành nông nghiệp 2014, triển khai thực hiện kế hoạch năm 2015.
Đề án phát triển chăn nuôi của huyện Đại Lộc giai đoạn 2014 – 2020
Niên giám thống kê cơ cấu đàn vật nuôi huyện Đại Lộc
Tham khảo trang website dailocrt.vn và dailoc.quangnam.gov.vn



×