1
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam với tổng diện tích đất tự nhiên là 33.091.039 ha, có diện tích
đồi núi chiếm khoảng ¾ tổng diện tích lãnh thổ. Việt Nam nằm trong vùng
nhiệt đới gió mùa, với điều kiện khí hậu thuận lợi làm cho thảm thực vật rừng
ở Việt Nam vô cùng phong phú về chủng loại và đa dạng sinh học cao, đặc
biệt đối với cây trồng, vật nuôi có điều kiện để sinh trưởng và phát triển tốt.
Đây có thể coi là một tiềm năng lớn cho phát triển nông - lâm nghiệp, góp
phần vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam.
Bên cạnh những thuận lợi được thiên nhiên ưu đãi, cũng có nhiều khó
khăn như: Tài nguyên rừng bị suy thoái, thiên tai, dịch bệnh phát sinh nhanh
và nhiều loại. Trình độ khoa học kỹ thuật của người lao động còn thấp, chủ
yếu là lao động thủ công, đặc biệt là người dân miền núi, trung du, dẫn đến
khả năng sử dụng đất chưa hợp lý, nhất là canh tác trên đất dốc. Nhiều nơi
người dân chủ yếu sản xuất theo phương thức du canh, du cư, hay canh tác
độc canh làm cho nhiều nguồn tài nguyên đất bị suy thoái nghiêm trọng, dẫn
đến các hiện tượng xói mòn, rửa trôi… Nhiều diện tích đất lâm nghiệp và đất
canh tác nông nghiệp bị thoái hoá, làm cho giảm độ phì dẫn đến năng suất cây
trồng ngày càng suy giảm.
Đứng trước thực trạng đó, trong những năm qua, nhà nước đã hoàn
thành công tác quy hoạch sử dụng đất có sự tham gia bước đầu đã áp dụng
được trên địa bàn nông thôn miền núi và đưa ra được một số chủ trương,
chính sách như: Chính sách giao đất giao rừng, đầu tư vốn, kỹ thuật giúp phát
triển nông - lâm nghiệp thông qua các chương trình dự án của nhà nước.
Vấn đề đặt ra là cần phải giải quyết vấn đề phủ xanh đất trống đồi núi
trọc bằng các phương pháp canh tác, đưa vào đó là các loại cây trồng phù hợp
đem lại hiệu quả kinh tế cao, cải thiện đời sống nhân dân, tạo công ăn việc
làm, đảm bảo môi trường sinh thái bền vững. Do đó, chúng ta phải đi sâu vào
xem xét hiện trạng sử dụng đất đặc biệt là đất đồi núi của bà con nông dân
trong huyện, từ đó thấy được mặt tích cực và tiêu cực và những khuyến cáo
hay hướng dẫn sử dụng đất đai ngày càng có hiệu quả hơn.
1
2
Để sử dụng đất đai ngày một có hiệu quả cao thì có nhiều giải pháp và
thách thức, trong đó phải kể đến các hệ thống canh tác nông lâm nghiệp. Một
trong những hệ thống sử dụng đất nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, tận dụng
đất đai, góp phần sử dụng đất bền vững phổ biến hiện nay là thiết kế và xây
dựng hệ thống nông lâm kết hợp (NLKH). Người ta nhận thấy đây là một hệ
thống sử dụng đất rất có hiệu quả và khả năng áp dụng nó rất dễ, các hệ thống
phổ biến của tất cả các vùng, đặc biệt là vùng miền núi trung du. Đây là
phương thức sử dụng đất tổng hợp giữa lâm nghiệp với ngành nông nghiệp
(gồm: trồng trọt, chăn nuôi và thuỷ sản). Phương thức sản xuất này có nhiều
ưu điểm, đảm bảo việc sử dụng đất một cách tốt nhất đem lại nguồn thu nhập
cho người dân, đảm bảo tính an toàn về môi trường được người dân các vùng
chấp nhận. Tuy nhiên, vẫn phải có đánh giá thực trạng phát triển và hiệu quả
của hệ thống NLKH để có cơ sở khoa học cho việc hoạch định chiến lược, kế
hoạch phát triển NLKH bền vững.
Xã Minh Tiến là một xã miền núi thuộc huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng
Sơn với tổng diện tích đất tự nhiên của toàn xã là 2.471,70 ha. Trong đó diện
tích đất nông nghiệp: 1068.21 ha chiếm 43.22% tổng diện tích đất tự nhiên
của toàn xã. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 621.86 ha, đất sản xuất lâm
nghiệp là 391.85 ha. Đây à một tiềm năng, lợi thế to lớn cho sự phát triển hệ
thống nông - lâm nghiệp (NLN) theo hướng NLN tiên tiến.
Để giúp người dân xã Minh Tiến, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn, có
được những giải pháp hữu ích để thiết kế xây dựng các hệ thống NLKH tại
địa phương nhằm nâng cao hiệu quả và góp phần ổn định đời sống nhân dân
là việc làm cần thiết. Chính từ suy nghĩ này tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giả pháp phát triển NLKH tại xã Minh
Tiến, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn”
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu và đánh giá của các hệ thống NLKH ở xã Minh Tiến,
huyện Hữu Lũng để tìm ra những tiềm năng và hạn chế, từ đó đề ra những
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả và phát triển một số hệ thống NLKH điển
hình có hiệu quả về kinh tế và môi trường tại xã Minh Tiến, huyện Hữu Lũng,
tỉnh Lạng Sơn.
2
3
1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Đánh giá được hiện trạng phát triển các hệ thống NLKH trên địa bàn
xã Minh Tiến, huyện Hữu Lũng.
- Đánh giá được hiệu quả kinh tế, môi trường của hệ thống NLKH điển
hình ở xã Minh Tiến, huyện Hữu Lũng.
- Đề xuất được giải pháp chủ yếu nhằm phổ biến và phát triển những hệ
thống NLKH mà người dân lựa chọn.
1.4. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
* Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài giúp tôi củng cố được những kiến thức
đã học, có thêm cơ hội kiểm chứng lại những lý thuyết đã học trong nhà
trường theo đúng phương châm học đi đôi với hành. Học hỏi, chia sẻ kinh
nghiệm từ người dân, nắm bắt được phương pháp đánh giá nông thôn có sự
tham gia của người dân (PRA).
* Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất
Kết quả nghiên cứu đã đưa ra hiệu quả mà những hệ thống NLKH đã
chỉ ra những tiềm năng, hạn chế và mong muốn của người dân trong việc xây
dựng hệ thống NLKH. Qua đó làm cơ sở cho việc đề xuất một số giải pháp
nhằm phát triển một số hệ thống NLKH trên địa bàn xã Minh Tiến, huyện
Hữu Lũng. Từ đó phần nào giúp cho các cấp chính quyền địa phương trong
việc hoạch định các chính sách hỗ trợ phát triển những hệ thống NLKH có
hiệu quả cao.
3
4
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC
2.1.1. Quan điểm về hệ thống
Theo tác giả Papendick "Hệ thống là một nhóm các thành phần quan hệ
qua lại với nhau hoạt động cùng chung mục đích, hoạt động này mang tính
thống nhất và có thể bị tác động bởi điều kiện môi trường, hệ thống không bị
ảnh hưởng bởi chính đầu ra của nó và mỗi hệ thống đều có ranh giới rõ rệt,
ranh giới đó có được là do sự phản hồi nhận ra các thành phần trong hệ
thống" (Papendick và CS, 1976) [22].
2.1.2. Quan điểm về hệ thống NLKH
Quá trình hình thành và phát triển NLKH đã có từ khá lâu đời, có nhiều
quan điểm về hệ thống NLKH. Nhưng trong đó quan điểm của hai tác giả
Landgren và Raintree, hiện nay được coi là hoàn chỉnh nhất được công nhận rộng
rãi trong các văn bản của ICRAF (Trung tâm Quốc tế về nghiên cứu NLKH).
Theo quan điểm này NLKH là tên gọi chung của những hệ thống sự
dụng đất trong đó các cây lâu năm (cây gỗ, cây bụi, cọ, tre hay cây ăn quả,
cây công nghiệp…) được trồng suy tính trên một đơn vị diện tích quy hoạch
đất với hoa màu hoặc với vật nuôi dưới dạng xen theo không gian hay theo
thời gian. Trong các hệ thống NLKH có mối tác động tương hỗ qua lại cả về
mặt sinh thái lẫn kinh tế giữa các thành phần của chúng (Landgren và
Raintree, 1982) [19].
2.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NLKH TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
2.2.1. Tình hình nghiên cứu NLKH trên thế giới
Trên thế giới các nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu hệ thống canh
tác vùng đồi núi theo hướng đa dạng hoá cây trồng, chống xói mòn, bảo vệ
đất đai, xây dựng hệ thống canh tác lâu bền trên đất dốc trong đó chủ yếu
bằng phương pháp NLKH. Hệ thống canh tác nương rẫy, vườn rừng NLKH
mà trong đó các thành phần gồm cây lâm nghiệp, cây ăn quả, cây công nghiệp
dài ngày được đưa vào kinh doanh trong các hộ gia đình.
4
5
Vào cuối thập niên 70 và các năm đầu thập niên 80 sự suy thoái tài
nguyên môi trường toàn cầu nhất là nạn phá rừng đã trở thành mối quan tâm
lo lắng lớn của toàn xã hội. Sự phát triển của nông nghiệp nương rẫy đi kèm
với áp lực dân số, sự phát triển nông nghiệp thâm canh hoá học, độc canh trên
quy mô lớn và khai thác lâm sản là những nguyên nhân chủ yếu gây ra sự mất
rừng, suy thoái đất đai và giảm tính đa dạng sinh học.
Theo ước tính của (FAO, 1994) [8], du canh là nguyên nhân tạo ra hơn
70% của tổng diện tích rừng nhiệt đới bị mất ở Châu Phi, diện tích đất rừng
bỏ hoá sau nương rẫy chiếm 26,5% diện tích rừng khép tán còn lại ở Châu Phi
khoảng 16% ở Châu Mỹ La Tinh và 22,7% ở khu vực nhiệt đới của Châu Á.
Để giảm thiểu sự suy thoái tài nguyên môi trường toàn cầu nạn phá
rừng đốt nương làm rẫy, gây mất cân bằng sinh thái, đã có rất nhiều nghiên
cứu về phương thức canh tác khác nhau nhưng cùng chung mục đích làm
giảm suy thoái đất, bảo vệ môi trường tăng hiệu quả kinh tế đảm bảo tính chất
bền vững. Trong đó phải kể đến những phương thức canh tác là tiền đề cho
những hệ thống NLKH sau này được hình thành. Phương thức canh tác cây
thân gỗ cùng với cây công nghiệp trên cùng một diện tích là tập quán sản xuất
lâu đời của nông dân ở nhiều nơi trên thế giới.
Theo King (1987) [18], cho đến thời Trung cổ ở Châu Âu, vẫn tồn tại
một tập quán phổ biết là "chặt và đốt" tiếp tục trồng cây thân gỗ cùng với cây
nông nghiệp hoặc sau khi thu hoạch với cây nông nghiệp. Hệ thống canh tác
này vẫn tồn tại ở Phần Lan cho đến cuối thế kỷ XIX và một số vùng của Đức
đến tận những năm 1920.
Vào cuối thế kỷ XIX hệ thống Taungya bắt đầu phát triển rộng rãi ở
Hyanmar dưới sự bảo vệ của thực dân Anh trong các đồn điền trồng gỗ tếch
(Tectona Grandis). Người lao động được phép trồng cây lương thực giữa các
hàng cây chưa khép tán để giải quyết nhu cầu lương thực hàng năm phương
thức này sau đó được áp dụng rộng rãi ở Ấn Độ và Nam Phi, những nghiên
cứu phát triển các hệ thống kết hợp này thường hướng vào mục đích sản xuất
lâm nghiệp được thực hiện bởi các nhà lâm nghiệp với việc luôn cố gắng bảo
đảm các nguyên tắc:
5
6
+ Giảm thiểu hoặc không gây tổn hại đến các loại cây trồng là đối tượng
cung cấp sản phẩm chủ yếu trong hệ thống.
- Sinh trưởng của cây rừng trồng không bị hạn chế bởi cây nông nghiệp.
- Tối ưu hoá về thời gian canh tác từ cây trồng nông nghiệp sẽ bảo đảm
tỷ lệ sống và tốc độ sinh trưởng nhanh của cây trồng thân gỗ
* Loại cây rừng trồng có khả năng cạnh tranh với các loại cây nông nghiệp.
* Tối ưu hoá mật độ để đảm bảo sự sinh trưởng liên tục của cây trồng
thân gỗ. Chính vì vậy mà các hệ thống này chưa được xem xét như một hệ
thống quản lý sử dụng đất có ý nghĩa cho phát triển nông nghiệp (Nair,
1987) [21].
Ở Thuỵ Sĩ hình thức sản xuất NLKH được áp dụng sớm như ở Đức và
Phần Lan nhưng nó trở thành phổ biến sau năm 1973.
Ở Mỹ hình thức sản xuất NLKH còn được thể hiện ở các ngành chăn
nuôi, chăn nuôi gia súc trong rừng ở Mỹ rất phổ biến, cả nước có 140 triệu ha
rừng cung cấp thức ăn cho gia súc ở Zambia khoảng 5000 người dân đang
thực hiện việc cải tiến cho thời kỳ bỏ hoá theo thời gian nhằm phục hồi độ phì
của đất và nâng cao năng suất, sản lượng cây trồng.
Thông qua sự phát triển những hệ thống NLKH ở các nước trên Thế
giới, chúng ta biết được rằng NLKH đã được phát triển từ rất sớm và đã được
các nước chú trọng áp dụng để có được hệ thống NLKH với quy mô và
phương thức kết hợp đa dạng phong phú tạo hiệu quả cao.
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam hệ thống NLKH đã có từ rất lâu đời cũng giống như các
nước trên thế giới. Với hệ thống canh tác nương rẫy truyền thống của đồng
bào dân tộc ít người.
Hệ thống sinh thái vườn nhà ở nhiều vùng địa lý sinh thái trên khắp cả
nước, làng truyền thống của người Việt cũng có thể xem là một hệ thống
NLKH bản địa với nhiều nét đặc trưng về cấu trúc và các dòng chu chuyển
vật chất và năng lượng (Nguyễn Văn Sở và cs, 2002) [13].
6
7
Từ thập niên 60 song song với phong trào thi đua sản xuất hệ sinh thái
Vườn - Ao - Chuồng (V.A.C) được nhân dân các tỉnh miền Bắc phát triển
mạnh mẽ và lan rộng khắp cả nước với nhiều biến thế khác nhau thích hợp
cho từng vùng sinh thái cụ thể. Sau đó là các hệ thống Rừng - Vườn - Ao -
Chuồng (R.V.A.C) và vườn đồi được phát triển mạnh ở các khu vực dân cư
miền núi. Các dự án được tài trợ của các tổ chức Quốc tế cũng giới thiệu các
mô hình canh tác trên đất dốc theo đường đồng mức SALT (Sajjapongse,
1982) [23].
Trong 2 thập niên gần đây phát triển nông thôn miền núi theo phương
thức NLKH ở các khu vực tiềm năng là một chủ trương đúng đắn của Đảng
và Nhà nước, những hệ thống NLKH đang ngày càng phát triển và nó thực sự
mở ra hướng đi mới trong nền sản xuất NLN nước nhà. Đặc biệt từ sau khi có
các nghị định của Thủ tướng chính phủ như. Nghị định 327/CP tháng 9 năm
1992 về chủ trương sử dụng đất trống đồi núi trọc, bãi bồi ven biển và mặt
nước (Nghị định 327, 1992) [12].
Nghị định 02/CP ban hành ngày 15/07/1994 [11] quy định về việc giao
đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình sử dụng lâu dài vào mục đích lâm
nghiệp đã thúc đẩy hoạt động NLKH phát triển rộng rãi thêm một bước nữa
hệ thống NLKH đang tồn tại ở Việt Nam như: R.V.A.C, V.Rg, V.A.C,
R.V.C .Rg Đang ngày càng phát huy hiệu quả bảo vệ đất nước, tăng năng
suất cây trồng góp phần ổn định cuộc sống của người dân Trung du, miền núi,
nhiều hộ gia đình đã vươn lên giàu có nhờ thực hiện NLKH. Theo Vũ Biệt
Linh và cộng sự (1995) [9] canh tác NLKH tạo năng suất cao với nhiều sản
phẩm hàng hoá, bảo vệ được tính đa dạng sinh học của vùng khí hậu nhiệt đới
ẩm.
Báo cáo kết quả thực hiện dự án (1997) [4] tại huyện NaRì Bắc Kạn
Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên chủ trì dự án. Xây dựng mô hình áp
dụng tiến bộ KHKT nhằm góp phần ổn định phát triển nông thôn vùng cao".
Dự án đã thiết kế 26 mô hình SALT đưa các giống cây ăn quả và đặc sản có
7
8
giá trị kinh tế cao như vải, nhãn, hồng không hạt, cam Cây lâm nghiệp trồng
xen với các cây họ đậu và cây lương thực. Kết quả cho thấy cây ăn quả vải
nhãn có tỷ lệ sống 55%, các cây khác có tỷ lệ sống 80 - 83% sinh trưởng phát
triển tốt. Qua kết quả đánh giá sơ bộ các hệ thống canh tác NLKH là thành
công, việc chuyển giao tiến bộ KHKT bằng xây dựng mô hình trình diễn là
hướng đi đúng cần được nhân rộng. Đã có không ít những nghiên cứu của
những nhà nghiên cứu tầm cỡ về những hệ thống NLKH ở Việt Nam nhưng
phải kể đến những nghiên cứu của sinh viên về những hệ thống NLKH ở từng
xã, từng huyện trong cả nước như:
"Đánh giá thực trạng phát triển hệ thống canh tác trên đất dốc tại xã Nam
Phương thành phố Yên Bái" (Nguyễn Việt Tuân, 2005) [16]. Đã tìm hiểu rất kỹ
về những hệ thống NLKH trong xã gồm 7 dạng hệ thống đang được bà con áp
dụng phổ biến trong đó có hệ thống R.V.A.C.Rg mang lại hiệu quả cao nhất.
Tại xã Nghi Kiều, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An người dân đang phát
triển kinh tế với 6 hệ thống NLKH như: R.V.A.C.Rg, R.V.A.C, R.A.Rg,
V.A.C Nhưng trong số đó hệ thống R.V.A.C.Rg và R.V.A.C mang lại hiệu
quả kinh tế cao nhất (Nguyễn Thị Nguyệt Ánh, 2005) [1].
Các thông tin, kiến thức về NLKH cũng đã được một số nhà khoa học,
tổ chức tổng kết dưới những góc độ khác nhau, điển hình là các ấn phẩm.
Các hệ thống NLKH điển hình trong nước đã tổng kết bởi (FAO và II
RR, 1995) [17].
Mittelman (1997) [20] đã có một số công trình tổng quan rất tỉ mỉ về
hiện trạng NLKH và lâm nghiệp xã hội ở Việt Nam, đặc biệt là các nhân tố
chính sách ảnh hưởng đến sự phát triển NLKH.
Các chương trình nghiên cứu để phát triển các hệ thống NLKH được thực
hiện trên quan điểm dựa vào người dân có người dân tham gia, coi trọng kiến
thức bản địa của người dân địa phương, từ lẽ đó ở Việt Nam hiện nay các hệ
thống NLKH đã trở nên quen thuộc hơn với người dân và đang ngày càng phát
huy hiệu quả bảo vệ đất, nước, môi trường sinh thái, tăng năng suất cây trồng
8
9
góp phần ổn định cuộc sống nâng cao hiệu quả kinh tế người dân tham gia.
2.3. TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU
2.3.1. Điều kiện tự nhiên xã Minh Tiến
2.3.1.1. Vị trí địa lý
Xã Minh Tiến nằm ở phía Tây huyện Hữu Lũng, cách thị trấn Hữu
Lũng (trung tâm huyện) khoảng 10 km, có tổng diện tích tự nhiên 2.471,70 ha
và dân số là 3.201 người, thuộc 726 hộ gia đình nông thôn.
Minh Tiến là một xã miền núi:
- Có phía Bắc giáp với xã Tân Lập, Yên Vượng, Yên Bình, Hoà Bình
- Phía Đông giáp với xã Nhật Tiến
- Phía Nam giáp xã Đô Lương
- Phía Tây giáp xã Tân Lập, Thanh Sơn và Vân Nham.
2.3.1.2. Đặc điểm địa hình
Minh Tiến là một xã miền núi có địa hình khá phức tạp trong đó phần
lớn diện tích là đồi núi. Hướng núi chủ yếu chạy từ Tây Bắc xuống Đông
Nam xen kẽ với các dòng suối và khe nước nhỏ. Khu đông bắc và khu tây bắc
là hai khu núi đá vôi. Khu phía Nam là khu đồi thấp. Địa hình chia cắt thành
các kiểu và kiểu phụ sau:
Địa hình núi đá vôi chiếm 61.5% diện tích tự nhiên địa hình địa thế phức
tạp tạo bởi một số đỉnh cao hiểm trở có độ cao trung bình từ 250 - 300m.
Địa hình núi đất chiếm khoảng 10%diện tích tự nhiên, phân bố ở phía
Nam. Có độ cao trung bình 70 - 80m, độ dốc bình quân 25 - 30° đây là vùng
còn rừng chủ yếu của xã gồm có rừng tự nhiên và rừng trồng.
Địa hình kiểu thung lũng chiếm khoảng 30% diện tích tự nhiên phân bố
chủ yếu ở trung tâm xã và dọc theo suối Hét phía Tây Nam khá bằng phẳng,
đây là vùng canh tác nông nghiệp chủ yếu của xã.
Minh Tiến có sông Thái chạy dọc địa bàn xã nên Minh Tiến chịu ảnh
hưởng rất lớn của lượng mưa ở hệ thống sông này. Lượng dòng chảy của sông
biến đổi theo mùa, mùa lũ thường xảy ra vào mùa mưa từ tháng 5 đến tháng
10. mùa cạn từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Thời gian này gây khó khăn
9
10
cho công việc cung cấp nước tưới cho cây trồng. Ngoài con sông Thái ra thì
địa bàn xã còn có một con suối nhỏ hơn nhưng nó cũng đóng góp đáng kể vào
việc tưới tiêu cho diện tích canh tác. Đây là 2 nguồn nước chính phục vụ cho
sản xuất của nhân dân trong vùng.
2.3.1.3. Khí hậu thuỷ văn
Xã Minh Tiến là khu vực nhỏ thuộc Đông Bắc Bộ, nên về khí tượng
thuỷ văn đều mang nét chung của khu vực trung du miền núi Bắc Bộ.
- Nhiệt độ trung bình hàng năm 22 - 23°C
- Nhiệt độ cao nhất là 28,5°C
- Nhiệt độ thấp nhất là 2,5°C
- Biên độ nhiệt bình quân 8,3°C
- Lượng mưa trung bình hàng năm 1.488,2mm.
- Độ ẩm không khí trung bình là 83%
+ Cao nhất là 95%
+Thấp nhất là 60%
Lượng mưa hàng năm tập trung vào tháng 4 đến tháng 10 chiếm đến
90% lượng mưa cả năm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau lượng
mưa rất ít chỉ chiếm 10%.
Chế độ gió: Chịu ảnh hưởng của hai luồng gió thịnh hành là gió mùa
Đông Bắc bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, thời tiết khô hanh. Gió mùa
Đông Nam từ tháng 4 đến tháng 9 thời tiết nóng ẩm thường có mưa kéo dài.
Chế độ thuỷ văn: Có con sông Thái chạy dọc địa bàn xã, ngoài ra con
có một con suối Hét nhỏ hơn nhưng nó cũng góp phần đáng kể vào việc tưới
tiêu cho hệ thống canh tác. Đây là hai nguồn nước chính phục vụ cho sản xuất
của nhân dân trong xã.
2.3.1.4. Tình hình sử dụng và cơ cấu đất đai
Thực hiện nghị định 02/CP ngày 15/01/1994, nghị định 64/CP ngày
27/09/1993 về giao đất NLN cho các hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu
dài và phương hướng phát triển kinh tế của huyện là đưa cây trồng vật nuôi có
hiệu quả và năng suất cao vào sản xuất, áp dụng KHKT tiên tiến vào thực tế
10
11
trong những năm qua hiệu quả từ đất đem lại đã góp phần không nhỏ vào việc
phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
2.3.1.5. Biến động đất đai
Trong năm 2012, tình hình đất đai trong xã có một số biến động so với
năm 2011 và 2010 được thể hiện qua bảng sau.
Bảng 2.1: Tình hình biến động diện tích của xã Minh Tiến theo mục đích
sử dụng qua các năm 2012, 2011 và 2010
STT Mục đích sử dụng đất Mã
Diện tích
năm 2012
So với năm 2011 So với năm 2010
Diện tích
năm
2011
Tăng (-)
giảm (-)
Diện tích
năm 2010
Tăng (-)
giảm (-)
(1) (2) (3) (4) (5) (6) = (4) (7) (8) = (4)
Tổng diện tích tự nhiên 2471.70 2471.70 0 2471.70 0
1 Đất nông nghiệp NNP 1065.70 1065.70 0 1068.21 -2.51
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 619.51 619.51 0 621.86 -2.35
1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 490.00 490.00 0 491.63 -1.63
1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 238.32 238.32 0 238.45 -0.13
1.1.1.2 Đất cỏ dung vào chăn nuôi COC 0 0 0 0 0
1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 251.68 251.68 -0.08 253.18 -1.5
1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 129.51 129.51 0 130.23 -0.72
1.2 Đất lâm nghiệp LNP 391.69 391.69 0 391.85 -0.16
1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 391.69 391.69 0 391.85 -0.16
1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 0 0 0 0 0
1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD 0 0 0 0 0
1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 13.08 13.08 0 13.08 0
2 Đất phí nông nghiệp PNN 182.82 182.82 0 180.31 2.51
2.1 Đất ở OTC 35.78 35.78 0 35.83 -0.05
2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 35.78 35.78 0 35.83 -0.05
2.1.2 Đất ở lại đô thị ODT 0 0 0 0 0
2.2 Đất chuyên dùng CDG 70.48 70.48 0 67.92 2.56
2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp CTS 0.33 0.33 0 0.33 0
2.2.2 Đất quốc phòng, an ninh CQA 3.75 3.75 0 3.75 0
2.2.3 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp CSK 2.83 2.83 0 0.44 2.39
2.2.4 Đất có mục đích công cộng CCC 63.57 63.57 0 63.40 0.17
2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 0 0 0 0 0
2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 1.46 1.46 0 1.46 0
2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng SMN 69.89 69.89 0 69.89 0
2.6 Đất phi nông nghiệp khác PNK 5.21 5.21 0 5.21 0
3 Đất chưa sử dụng CSD 1223.18 1223.18 0 1223.18 0
3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 41.31 41.31 0 41.31 0
3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 0 0 0 0 0
3.3 Núi đá không có rừng cây NCS 1181.87 1181.87 0 1181.87 0
(Nguồn: Biến động diện tích đất theo mục chính sử dụng của xã 2012)
Qua bảng 2.1 ta thấy: Xã Minh Tiến là một xã với tổng diện tích là
2471.70 ha thì đất nông nghiệp là 1065.70 chiếm 43,09%, đất lâm nghiệp là
11
12
391.69 ha chiếm 15,84% và đất chưa sử dụng là 1223.18 ha chiếm 49.48%
tổng diện tích.
2.3.2. Điều kiện về kinh tế xã hội
2.3.2.1. Tình hình về dân số
Theo số liệu điều tra dân số đến tháng 12 năm 2011 xã Minh Tiến,
huyện Hữu Lũng có trên 3000 người, gồm nhiều các dân tộc anh em chung
sống: Tày, Nùng, Hoa Tỷ lệ các dân tộc trong tổng số của huyện được thể
hiện ở bảng sau:
Bảng 2.2: Dân số và cơ cấu dân tộc trong huyện
STT
Dân tộc Nhân khẩu (người) Tỷ lệ %
Tổng dân số 3.400 100
1 Kinh 1.230 36,18
2 Tày 530 15,59
3 Nùng 1.100 32,35
4 Hoa 420 12,35
5 Các dân tộc khác 120 3,53
(Nguồn: báo cáo chính trị của ban chấp hành đảng bộ xã Minh Tiến,
huyện Hữu Lũng 2011)
Qua bảng 2.2 ta thấy dân tộc Kinh chiếm đa số với 1.230 người với
36,18%. Sau đó là dân tộc Nùng chiếm 32,35% cùng các dân tộc khác như:
tày, hoa Chiếm 31,47% trong tổng dân số của toàn xã. Đây là một yếu tố
thuận lợi vì người kinh vốn có kinh nghiệm làm ăn và nhanh nhạy hơn cả. Họ
thường nắm bắt nhanh trình độ KHKT, thích cải tiến và áp dụng những tiến
bộ của KHKT vào trong sản xuất, thường đi đầu trong việc xây dựng các hệ
thống NLKH, khi họ đã xây dựng được các hệ thống NLKH điển hình có hiệu
quả cao tạo niềm tin cho các hộ khác trong xã, họ sẽ tin tưởng và áp dụng.
Còn các dân tộc khác thì họ có kiến thức bản địa, có khả năng nhận biết các
loài cây quý, có biết học hỏi. Do vậy, trong cùng một xã, các dân tộc ở cùng
nhau họ học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau để cùng nhau phát triển kinh tế tại xã
làm cho đời sống kinh tế ngày càng phát triển hơn.
12
13
2.3.2.2. Tình hình về kinh tế
Minh Tiến là một xã có nền kinh tế độc thuần nông mang tính chất tự
cung, tự cấp, trong những năm gần đây nhờ cơ chế mở nên đã chuyển dịch cơ
cấu kinh tế đúng hướng, từ cơ chế tự cung, tự cấp sang cơ chế thị trường, thúc
đẩy các ngành phát triển bước đầu đã đem lại những thành tựu đáng kể.
Về sản xuất lâm nghiệp
Diện tích toàn xã là 370 ha, trong đó trồng mới được 50,2 ha, trong xã
chủ yếu là rừng sản xuất với các cây chính được người dân thường trồng như
là: keo, mỡ, bạch đàn Tập trung vốn rừng hiện có và xã Minh Tiến tiếp tục
thực hiện giao đất, giao rừng cho người dân quản lý nên đảm bảo được diện
tích rừng. Khoanh nuôi tái sinh kết hợp với trồng bổ sung làm giàu rừng. Tỉ lệ
che phủ của rừng là 65% .
Về trồng trọt
Dân cư xã Minh Tiến chủ yếu sống bằng nghề nông, nền kinh tế nông
nghiệp đóng vai trò chủ đạo hàng đầu trong nền kinh tế của toàn xã.
Sản xuất nông nghiệp được chia thành nhiều cánh đồng nhỏ lẻ. Diện
tích sản xuất nông nghiệp từ 40 - 60 ha (theo vụ)
Diện tích đất chuyên màu đã hình thành ở một số cánh đồng cao, ven
làng với diện tích từ 20 - 30 ha (theo vụ) với cây trồng chủ yếu là thuốc lá,
dưa hấu, dưa bở
Tại xã còn áp dụng các phương thức luân canh lúa xuân, cây màu hè
thu, hoặc cây trồng vụ đông với diện tích khoảng 40 ha, với cây trồng chủ yếu
là lúa, ngô, khoai, thuốc lá, đậu tương
Cây trồng chính của xã chủ yếu là cây lúa, ngô, ngoài ra cây công
nghiệp còn có cây thuốc lá đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh
tế và cải thiện đời sống của người dân.
Nhìn chung các phương thức sản xuất theo hình thức luân canh trong
xã trong các năm qua đã thực hiện >30% diện tích đất nông nghiệp, các sản
phẩm thu được có năng suất cao, và được tiêu thụ dễ dàng mang lại nguồn thu
nhập lớn cho người dân địa phương, góp phần cải thiện đời sống kinh tế hộ
gia đình và tăng cường kinh tế trong toàn xã.
13
14
Về chăn nuôi
Trong xã đang chú trọng phát triển chăn nuôi các đàn gia súc, gia cầm
với tổng đàn lợn là 1.056 con, đàn 14.500 con, trâu bò cũng được chú trọng
với tổng số con là 760 con, ngoài ra xã còn phát triển chăn nuôi một số con
vật khác có giá trị như: Thỏ, ếch, ong Thuỷ sản được nuôi trồng chủ yếu
trong khu dân cư với tông diện tích là 13 ha chủ yếu là ao, hồ, đầm, cung cấp
một lượng cá thịt lớn cho toàn xã. Ngoài ra các công tác tiêm phòng dịch
bệnh cho đàn gia súc, gia cầm đã và đang được chú trọng, không để xảy ra
các trận dịch lớn trên địa bàn.
Về sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
Nhìn chung xã Minh Tiến là một xã miền núi nên các ngành công
nghiệp và tiểu thủ công nghiệp chưa phát triển, một số ngành nghề sản xuất
nguyên vật liệu, xay xát, may mặc, cơ khí nhỏ. Những nghề này chủ yếu để
phục vụ cho sản xuất và phục vụ cho đời sống của người dân trong vùng, và
những ngành nghề này chưa có khả năng cạnh tranh trên thị trường hàng hoá.
Việc phát triển các ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp như vậy là
chưa tương xứng với tiềm năng của địa phương, cần được đẩy mạnh đầu tư
phát triển.
2.3.2.3. Dịch vụ
Xã Minh Tiến là một xã miền núi, chưa được chú trọng đầu tư nhiều
nên chưa có trợ chỉ có các hộ gia đình nhỏ lẻ mở hàng quán bán cho nhân dân
địa phương, mua bán chủ yếu mang tính chất tự phát, nhỏ lẻ, không tập trung,
thiếu thông tin thị trường.
2.3.2.4. Văn hoá - xã hội
Dân số - lao động
Xã Minh Tiến là một xã thuần nông, dân số sống chủ yếu bằng nghề
nông nhìn chung lực lượng lao động trong xã còn dư nhiều, thiếu công ăn việc
làm tiềm năng đất rộng lớn nhưng chưa khai thác hết khả năng sản xuất nâng
cao đời sống của nhân dân. Trong xã cây công nghiệp chủ yếu là cây thuốc lá,
cây lâm nghiệp thường là các loại cây dễ trồng như keo, bạch đàn Cần phải
phát triển thêm nghề phụ, sản xuất phải thâm canh tăng vụ để sử dụng hợp lý
số lao động trên địa bàn xã.
14
15
Cơ sở hạ tầng
• Nguồn điện: Trong xã có 9 thôn hầu hết đã có điện lưới quốc gia, đây cũng là
nền tảng của sự phát triển phát kinh tế, văn hoá, xã hội của người dân trong
xã.
• Thông tin liên lạc: Xã có một bưu điện, có mạng lưới internet, có ba trạm phát
sóng gồm viettel, mobifone, vinafone. Có hệ thống truyền thanh tới toàn bộ
các thôn trong xã.
• Hệ thống giao thông: Do đặc điểm địa hình là một xã miền núi, địa bàn rộng,
dân cư ở thưa lên việc phất triển giao thông đi lại của nhân dân gặp nhiều khó
khăn. Một số tuyến đã được bê tông hoá, số còn lại đều là đường đá và đường
đất, một số tuyến còn lại là lối mòn
• Mạng lưới thuỷ lợi: Hệ thống thuỷ lợi đã được hình thành ở xã được tưới tiêu
bởi 3 trạm bơm điện, 5 hồ đập tự chảy, và 6 đập dâng ngăn suối để giữ nước
đảm bảo chủ động nước tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp.
• Y tế: Xã có một trạm xá, có một vườn thuốc nam khám chữa bệnh cho dân,
cùng với đội ngũ y tế của xã được đào tạo khá bài bản có thể đáp ứng và phục
vụ tốt nhu cầu khám chữa bệnh thông thường.
• Giáo dục: Xã có một trường mầm non, một trường tiểu học và một trường
trung học phổ thông, phục vụ tốt nhu cầu học tập của học sinh trong toàn xã.
• Thể thao: Ở xã chưa có sân thể thao, và ở các thôn bản cũng chưa có sân thể
thao.
* Nhận xét chung: Xã Minh Tiến cách trung tâm huyện 10km, về điều
kiện tự nhiên và cơ sở hạ tầng có nhiều thuận lợi hơn các xã khác trong
huyện. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên, khí hậu thuận lợi cho Minh Tiến
phát triển các cây trồng vật nuôi phong phú. Do gần trung tâm huyện lên
việc lắm bắt các thông tin và khoa học kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất nông
lâm nghiệp và chăn nuôi. Đây cũng là tiền đề để xã Minh Tiến phát triển mô
hình NLKH tiên tiến trong toàn xã. Song với những mặt thuận lợi còn có
những khó khăn mà xã Minh Tiến gặp phải như: cơ sở hạ tầng con kém,
15
16
đường đất khó đi, hay các trang thiết bị con thiếu, nhiều xe vận tải lớn tham
gia giao thông trên địa bàn xã Gây trở ngại cho công tác khuyến nông-
khuyến lâm đến các thôn trong xã. Việc khai thác tài nguyên rừng bữa bãi đã
làm ảnh hưởng đến tình hình phát triển kinh tế, khí hậu, sinh thái của xã.
Trước tình hình đó việc phát triển các hoạt động kinh tế mang tính thu hút
lượng lớn người lao động tham gia như những hệ thống NLKH chẳng hạn
đang dần được xác định và nhân rộng là yếu tố quan trọng trong việc thúc
đẩy nền kinh tế trong huyện phát triển, kéo theo đó là một lượng lớn lao
động tham gia vào làm ổn định đời sống và giữ được nét đẹp trong lối sống
người dân địa phương.
16
17
PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Những hệ thống NLKH trong xã Minh Tiến, huyện Hữu Lũng, tỉnh
Lạng Sơn.
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
Điều tra phân loại, đánh giá các hệ thống NLKH có sự tham gia. Phân
tích những tiềm năng, hạn chế, hiệu quả kinh tế của các hệ thống NLKH và đề
xuất giải pháp phát triển những hệ thống NLKH.
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành
3.2.1. Địa điểm tiến hành nghiên cứu
Chọn địa điểm tiến hành nghiên cứu tại 3 thôn Bến Cát, Ngòi Ngang và
Nhị Liên đại diện cho 3 vùng sinh thái, nhân văn của xã Minh Tiến, huyện Hữu
Lũng.
3.2.2. Thời gian tiến hành nghiên cứu
Từ 6/2/2012 đến 20/6/2012.
3.3. Nội dung nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi
Xuất phát từ mục tiêu của đề tài tôi tiến hành nghiên cứu những nội
dung sau:
- Đánh giá hiện trạng điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực
nghiên cứu. (Điều kiện tự nhiên: Vị trí địa lý, khí hậu thuỷ văn, hiện trạng sử
dụng đất ; Kinh tế - xã hội: Dân số - dân tộc, Cơ sở hạ tầng )
- Nghiên cứu hiện trạng những hệ thống NLKH trên địa bàn nghiên
cứu.(Các dạng hệ thống; Lựa chọn hệ thống có sự tham gia; Sơ lược đánh giá
hiệu quả kinh tế )
- Xác định những tiềm năng và hạn chế trong việc phát triển những hệ
thống NLKH hiện có trên địa bàn.
- Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển những hệ thống NLKH
17
18
tại xã Minh Tiến.
3.4. Phương pháp nghiên cứu
Để tiến hành thu nhập số liệu và giải quyết những vấn đề trong nội
dung đề tài đưa ra, tôi áp dụng những phương pháp sau:
- Phương pháp kế thừa những số liệu (số liệu thứ cấp) liên quan đến
khoá luận tốt nghiệp như: Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, thực trạng sử
dụng đất đai, các kết quả nghiên cứu lý luận và thực tế về sử dụng đất và tài
liệu NLKH đã được công bố.
Để tìm hiểu thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của xã
Minh Tiến. Tôi đến liên hệ với cán bộ chuyên trách về mảng NLKH tại phòng
Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN & PTNT) xã Minh Tiến, kế thừa số
liệu từ phòng NN & PTNT, phòng địa chính và thống kê của xã Minh Tiến.
- Phương pháp PRA (điều tra đánh giá nông thôn có sự tham gia của
người dân) trong đó tôi sử dụng các công cụ như: phỏng vấn định hướng,
phỏng vấn bán định hướng (tạo điều kiện tiếp cận với người phỏng vấn để
không những thu được thông tin cần thiết mà còn tạo ra sự đồng cảm khuyến
khích sự thảo luận, trao đổi thông tin hai chiều phỏng vấn định hướng và
phỏng vấn bán định hướng).
Là cơ sở giúp tôi xây dựng bộ câu hỏi kín kết hợp với những câu hỏi
mở phỏng vấn các hộ gia đình đã tham gia xây dựng hệ thống NLKH về diện
tích hệ thống, thành phần cây trồng vật nuôi, cách bố trí số công lao động
tham gia vào hệ thống, tình hình thu chi, năng suất và hiệu quả của hệ thống
được sử dụng trong phụ lục 01: Phiếu điều tra hiện trạng phát triển NLKH tại
xã Minh Tiến, huyện Hữu Lũng.
- Chọn mẫu điều tra: Trong đề tài này để chọn được các hệ thống (các
hộ có hệ thống NLKH) điều tra, chúng tôi sử dụng phương pháp ngẫu nhiên
hệ thống. Xã Minh Tiến có tổng số 9 thôn, do thời gian và kinh phí điều tra
có hạn chúng tôi chọn 3 thôn để điều tra. Cách chọn như sau:
- Chọn thôn: Liệt kê tên các thôn theo thứ tự A, B, C Lấy 9/3 =3 (bước
nhảy là 3), vậy cứ 3 thôn chúng tôi chọn một thôn dùng bảng số ngẫu nhiên
18
19
chúng tôi chọn thôn đầu tiên và tiếp tục đã chọn ra được thôn điều tra đó là:
Thôn Bến Cát
Thôn Nhị Liên
Thôn Ngòi Ngang
- Phương pháp tương tự chúng tôi chọn được số hộ có xây dựng hệ
thống NLKH để điều tra tỉ mỉ.
Để đánh giá được hiệu quả của các hệ thống cũng như những tiềm
năng, hạn chế trong xây dựng phát triển những hệ thống NLKH của các hộ
gia đình tôi tiến hành gặp nói chuyện, phỏng vấn người dân kết hợp với phiếu
điều tra chuẩn bị sẵn và thăm quan, quan sát hệ thống trực tiếp.
Các bước tiến hành như sau:
Bước 1: Đến trực tiếp từng hộ gia đình để xác định hệ thống NLKH hộ
đang thực hiện gồm các thành phần nào.
Bước 2: Thu nhập đầy đủ thông tin trong phiếu điều tra hộ qua phỏng
vấn bán định hướng với chủ hộ (người tham gia trực tiếp trong việc xây dựng
duy trì, phát triển hệ thống NLKH của hộ).
Bước 3: Họp với 1 số chủ hộ, cán bộ phụ nữ, cán bộ NLN trong xã cùng
trong thôn để tìm ra tiềm năng, hạn chế, đánh giá cho điểm đưa ra các tiêu chí
đánh giá xác định giải pháp phát triển những hệ thống NLKH trên địa bàn.
19
20
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Hiện trạng các hệ thống NLKH
4.1.1. Phân loại các hệ thống NLKH tại địa bàn nghiên cứu
Qua quá trình điều tra 3 thôn thuộc xã Minh Tiến là Ngòi Ngang, Bến Cát
và Nhị Liên tôi nhận thấy đặc điểm về điều kiện tự nhiên của 3 thôn tương ứng
với 3 vùng cao, trung bình và thấp (so với mặt bằng trung tâm xã Minh Tiến)
Trong đó vùng cao (thôn Ngòi Ngang)
Vùng trung bình (thôn Bến Cát)
Vùng thấp (thôn Nhị Liên)
Do đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội mà ở mỗi vùng có sự
khác nhau về những dạng hệ thống NLKH được nông dân áp dụng được thể
hiện qua bảng 4.1 sau:
Bảng 4.1: Các dạng hệ thống NLKH hiện có tại khu vực nghiên cứu
Khu vực
Dạng hệ
thống NLKH
Số hộ
tham
gia
Cơ cấu vùng trồng vật nuôi
Tỷ lệ
(%)
Thôn Ngòi
Ngang
1. R.V.Rg
2. R.V.C.Rg
3. R.V.C
4.R.V.A.C.Rg
5. R.V.A.Rg
6. R.Rg
1
2
1
4
1
1
(R) Rừng: Keo, mỡ, bạch đàn, quế, trám
(V) Vườn: Cây ăn quả (vải, nhãn)
(A) Ao cá: Cá trắm, mè, trôi, chép
(C) Chăn nuôi: Trâu, bò, lợn
(Rg) Ruộng lúa
10
20
10
40
10
10
Thôn Bến
Cát
1. R.V.Rg
2 R.V.A.C
3. R.V.A.Rg
4. V.A.Rg
5. R.C.Rg
2
3
1
2
2
(R) Rừng: Keo, mỡ, bạch đàn, quế, trám
(V) Vườn: Cây ăn quả (vải, nhãn)
(A) Ao cá: Cá trắm, mè, trôi, chép
(C) Chăn nuôi: Trâu, bò, lợn
(Rg) Ruộng lúa
20
30
10
20
20
Thôn Nhị
Liên
1. R.V.C.Rg
2. R.A.C.Rg
3.R.V.A.C.Rg
4. V.Rg
5. V.C.Rg
6. V.A.C
3
1
1
2
2
1
(R) Rừng: Keo, mỡ, bạch đàn, quế, sấu
(V) Vườn: Cây ăn quả (vải, nhãn)
(A) Ao cá: Cá trắm, mè, trôi, chép, rô
phi
(C) Chăn nuôi: Trâu, bò, lợn, gia cầm
(Rg) Ruộng: Lúa, hoa màu
30
10
10
20
20
10
Qua bảng 4.1 cho chúng ta thấy:
Ở vùng cao có 2 hệ thống R.V.C.Rg (2 hộ ) chiếm 20% và R.V.A.C.Rg
chiếm tỷ lệ cao nhất (4 hộ) chiếm 40%, tiếp đó là hệ thống R.V.Rg, R.V.C,
R.V.A.Rg và R.Rg mỗi hệ thống có 1 hộ tham gia chiếm 10%. Do đặc điểm
điều kiện tự nhiên, kỹ thuật canh tác và cách thức phối kết hợp giữa thành
20
21
phần các loài cây con trong hệ thống từ lâu đời nay mà người dân ở đây đã
tiến hành trồng, chăm sóc cây con đa dạng nhưng tập trung vào hệ thống
R.V.C.Rg và R.V.A.C.Rg là phần lớn.
Ở vùng trung, số hộ tham gia vào hệ thống đông nhất là R.V.A.C với 4
hộ tham gia chiếm 40%, tiếp đó là 3 hệ thống tham gia như nhau V.A.Rg và
R.C.Rg, R.V.Rg chiếm 20%. Do điều kiện mặt nước nhiều giữa dân có truyền
thống nuôi trồng thuỷ sản từ lâu đời, hiệu quả kinh tế của việc nuôi trồng thuỷ
sản kết hợp với trồng rừng, làm vườn và chăn nuôi là rất lớn và có tính ổn
định cao nên hệ thống R.V.A.C và hệ thống V.A.Rg được người dân ở vùng
này đặc biệt quan tâm.
Ở vùng thấp, số hộ tham gia vào hệ thống R.V.C.Rg là đông nhất với 3 hộ
tham gia chiếm 30%, hệ thống V.Rg và hệ thống V.C.Rg có 2 hộ tham gia
chiếm 20%. Do đặc điểm điều kiện tự nhiên trong vùng như: Chủ yếu là đồi
bát úp, diện tích đất có hạn, đất lâm nghiệp ít, những hộ tham gia vào hệ
thống R.V.C.Rg tuy đông nhưng trong hệ thống diện tích đất rừng ít, không
phát huy được hiệu quả kinh tế, nên đóng góp thu nhập thấp.
4.1.2. Hiện trạng thu chi của những hệ thống NLKH trong 3 vùng
Bảng 4.2: Hiện trạng thu chi của những hệ thống
Đơn vị tính: 1000 đồng
Thôn Hệ thống
NLKH
Số hộ
tham
gia
Diện tích
hệ thống
(m
2
)
Chi
phí
Thu
nhập
Thu - chi
(chưa trừ
thuế)
LNCTT
bình
quân/hộ
LNCTT bình
quân/ha
1 2 3 4 5 6 7 = 6-5 8 = 7/3 9=7/4*10000
Thôn
Ngòi
Ngang
1. R.V.Rg
2. R.V.C.Rg
3. R.V.C
4.R.V.A.C.Rg
5. R.V.A.Rg
6. R.Rg
1
2
1
4
1
1
15214
44188
17815
97463
25562
28070
46.300
202490
92150
457010
60850
57500
80.700
343200
158000
776000
121000
101000
34.400
140.710
65.850
318.990
60.150
43.500
34.400
70.355
65.850
79.747
60.150
43.500
22.610
31.843
36.963
32.729
23.531
15.496
Thôn
Bến
Cát
1. R.V.Rg
2 R.V.A.C
3. R.V.A.Rg
4. V.A.Rg
5. R.C.Rg
2
3
1
2
2
41015
45785
20070
19614
45633
147700
334300
56970
118408
306520
191000
480000
93000
138000
485000
43.300
145.700
36.030
19.592
178.480
21.650
48.566
36.030
9.796
89.240
10.557
31.822
17.952
9.988
39.112
ThôN
Nhị
Liên
1. R.V.C.Rg
2. R.A.C.Rg
3.R.V.A.C.Rg
4. V.Rg
5. V.C.Rg
6. V.A.C
3
1
1
2
2
1
80293
7675
9546
30465
20149
18585
307020
64230
102100
109100
329800
121150
533000
66400
148500
156000
438000
169000
225.980
2.170
46.400
46.900
108.200
47.850
75.326
2.170
46.400
23.450
54.100
47.850
28.144
2.827
48.606
15.394
53.699
25.746
(Nguồn: Số liệu điều tra)
21
22
Qua bảng 4.2 cho ta thấy cho ta thấy cùng một hệ thống NLKH với các
thành phần trong hệ thống như nhau nhưng lợi nhuận chưa tính thuế
(LNCTT) ở mỗi hệ thống lại có sự khác nhau rõ rệt.
Chính từ những điểm khác nhau này làm tiền đề cho ta lựa chọn có sự
tham gia những hệ thống NLKH ưu tiên để phân tích, đánh giá, nghiên cứu
sâu hơn về hiện trạng để rồi từ đó đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
kinh tế, xã hội và môi trường của những hệ thống này.
4.1.3. Kết quả phân tích lựa chọn NLKH các dạng hệ thống
Để nghiên cứu sâu hơn vào những hệ thống nghiên cứu trong địa bàn
nghiên cứu. Tôi tiến hành họp nhóm cùng người dân, thảo luận, bàn bạc đưa
ra các tiêu chí lựa chọn các hệ thống NLKH ưu tiên. Xếp hạng ưu tiên và lựa
chọn các dạng hệ thống NLKH đưa tiến hành bằng cách cho điểm các hệ
thống NLKH dựa theo các tiêu chí người dân đã lựa chọn và đưa ra theo
thang điểm 10 cho từng tiêu chí. Kết quả lựa chọn đánh giá cho điểm các hệ
thống NLKH của người dân được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4.3: Phân tích cho điểm các dạng hệ thống NLKH có sự tham gia
tại khu vực thôn Ngòi Ngang
Dạng hệ thống
Tiêu chí
V.Rg R.V.C.Rg R.V.A.Rg R.V.A.C.Rg R.V.C R.V.A
Tận dụng đất đai tốt 6 9 8 10 6 7
Thu nhập ổn định 7 10 8 9 8 7
Mức độ đầu tư thấp 9 8 7 7 8 9
Ít rủi ro 9 9 7 8 9 8
Hiệu quả kinh tế cao 5 8 8 8 7 10
Kỹ thuật đơn giản 10 9 8 7 9 8
Bảo vệ đất (chống xói
mòn, cải tạo đất)
6 9 9 10 7 8
Tổng điểm 53 62 55 59 54 57
Thứ tự ưu tiên 6 1 4 2 5 3
(Số liệu điều tra)
Qua bảng 4.3 cho chúng tôi thấy thứ tự ưu tiên của các hệ thống ở vùng
cao lần lượt là:
22
23
R.V.C.Rg (62 điểm), R.V.A.C.Rg (59 điểm), R.V.A (57 điểm),
R.V.A.Rg (55 điểm), R.V.C (54 điểm) và hệ thống V.Rg (53 điểm).
Qua thảo luận cùng người dân: Do đặc điểm điều kiện tự nhiên của vùng
nghiên cứu, với diện tích đất rừng lớn, kỹ thuật trồng và chăm sóc loài cây
con ở đây phong phú (có nhiều kiến thức bản địa) nhất là việc trồng chăm sóc
cây lâm nghiệp, làm vườn ruộng với tập quán canh tác của người dân trong
vùng từ nhiều đời nay tạo điều kiện, căn cứ để ngời dân trong vùng lựa chọn
hệ thống R.V.C.Rg (62 điểm)
R.V.A.C.Rg (59 điểm) trong số 6 hệ thống hiện có để ưu tiên phát triển.
Bảng 4.4: Phân tích cho điểm các dạng hệ thống NLKH
tại khu vực thôn Bến Cát
Dạng hệ thống
Tiêu chí
V.Rg R.V.A.C R.V.A.Rg V.A.Rg R.V.Rg R.V.C
Tận dụng đất đai tốt 6 9 9 8 7 7
Thu nhập ổn định 7 9 9 8 7 8
Mức độ đầu tư thấp 8 8 9 9 9 7
Ít rủi ro 10 9 7 8 9 9
Hiệu quả kinh tế cao 7 9 7 8 7 9
Kỹ thuật đơn giản 9 7 6 9 8 7
Bảo vệ đất (chống xói
mòn, cải tạo đất)
6 9 10 9 9 7
Tổng điểm 53 60 57 59 56 54
Thứ tự ưu tiên 6 1 3 2 4 5
(Nguồn: Số liệu điều tra)
Qua bảng 4.4 cho ta thấy thứ tự ưu tiên của các hệ thống ở vùng trung
bình lần lượt là.
R.V.A.C (60 điểm), V.A.Rg (59 điểm), R.V.A.Rg (57 điểm), R.V.Rg
(56 điểm), R.V.C (54 điểm) và hệ thống V.Rg (53 điểm).
Qua thảo luận cùng người dân: do đặc điểm điều kiện tự nhiên trong vùng
có diện tích mặt nước nhiều, từ xưa người dân ở vùng đã chăn thả cá kết hợp
23
24
việc trồng rừng làm vườn và chăn nuôi nên kinh nghiệm rất phong phú đó
cũng chính là tiền đề, ý kiến của người dân ở đây tự tin lựa chọn, cho điểm có
2 hệ thống R.V.A.C (60 điểm) và V.A.Rg (59 điểm) trong số 6 hệ thống để ưu
tiên phát triển.
Bảng 4.5: Phân tích cho điểm các dạng hệ thống NLKH có sự tham gia
tại khu vực thôn Nhị Liên
Dạng hệ thống
Tiêu chí
R.V.C R.V.Rg V.Rg V.A.C R.V.A R.V.C.Rg
Tận dụng đất đai tốt 8 7 7 8 8 10
Thu nhập ổn định 9 8 10 9 7 8
Mức độ đầu tư thấp 8 9 10 7 8 7
Ít rủi ro 8 9 10 7 8 9
Hiệu quả kinh tế cao 9 6 9 10 7 8
Kỹ thuật đơn giản 8 9 10 6 7 7
Bảo vệ đất (chống xói
mòn, cải tạo đất)
9 10 8 6 9 10
Tổng điểm 50 58 64 53 54 59
Thứ tự ưu tiên 6 3 1 5 4 2
(Nguồn: Số liệu điều tra)
Qua bảng 4.5 cho ta thấy thứ tự ưu tiên của các hệ thống ở vùng thấp
lần lượt là:
V.Rg (64 điểm), R.V.C.Rg (59 điểm), R.V.Rg (58 điểm), R.V.A (54
điểm), V.A.C (53 điểm) và hệ thống R.V.C (50 điểm).
Qua nội dung nghiên cứu đề tài thảo luận cùng người dân: Do đặc điểm
điều kiện tự nhiên trong vùng có diện tích đất trồng hoa màu, ruộng tập trung
độ phì của đất cao, nước tưới tiêu thuận lợi, đồi ở đây chủ yếu là đồi bát úp
nên người dân trong xã có những ý kiến tập trung vào 2 hệ thống V.Rg (64
điểm), R.V.C.Rg (59 điểm) trong số 6 hệ thống để ưu tiên phát triển.
Từ những lựa chọn của ngời dân ta có kết quả được thể hiện qua
bảng sau:
24
25
Bảng 4.6: Kết quả lựa chọn các dạng hệ thống NLKH có sự tham gia
tại khu vực nghiên cứu
Khu vực
Dạng hệ thống
NLKH
Số hộ chọn/tổng
số hộ tham gia
Tỷ lệ
%
Thôn Ngòi Ngang
R.V.C.Rg 2/10 20
R.V.A.C.Rg 4/10 40
Thôn Bến Cát
R.V.A.C 3/10 30
V.A.Rg 2/10 20
Thôn Nhị Liên
R.V.C.Rg 3/10 30
V.Rg 2/10 20
(Nguồn: Số liệu điều tra)
Qua bảng 4.6 cho ta thấy ở mỗi một vùng người dân lựa chọn áp dụng
theo những hệ thống NLKH khác nhau như: vùng cao gồm 2 dạng hệ thống
NLKH.
R.V.C.Rg (20%) và R.V.A.C.Rg (40%)
Vùng trung bình gồm 2 dạng hệ thống NLKH
R.V.A.C (30%) và V.A.Rg (20%)
Vùng thấp gồm 2 dạng hệ thống
R.V.C.Rg (30%) và V.Rg (20%)
4.2. Điều tra phân tích các dạng hệ thống NLKH lựa chọn
Sau khi điều tra, phân tích các bước sản xuất NLKH tại xã Minh Tiến
một thời gian, thì ở đây bà con đã có phong trào phát triển triển mô hình
NLKH rất đặc biệt vì mỗi mô hình có một nét đặc trưng riêng, và mang lại
hiệu quả kinh tế khác nhau.
Để làm rõ vấn đề này, chúng tôi tiến hành phân tích và lựa chọn một số
dạng hệ thống mang tính chất đại diện của xã gồm 3 thôn: Ngòi Ngang, Bến
Cát, Nhị Liên như sau:
4.2.1. Hệ thống NLKH điển hình tại thôn Ngòi Ngang
Thôn Ngòi Ngang là một thôn có địa hình cao, thể thấy được khả năng
phát triển của hệ thống NLKH, chúng tôi chọn ra một số dạng hệ thống điển
hình như sau:
25