Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Phát triển nông nghiệp tỉnh hà nam theo hướng bền vững

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (414.21 KB, 16 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

NGUYỄN VĂN HIỆP

PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH HÀ NAM
THEO HƯỚNG BỀN VỮNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ

Hà Nội – 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

NGUYỄN VĂN HIỆP

PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH HÀ NAM
THEO HƯỚNG BỀN VỮNG

Chuyên ngành: Kinh tế chính trị
Mã số: 60 31 01 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN HỮU ĐẠT

XÁC NHẬN CỦA
CÁN BỘ HƢỚNG DẪN



XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ
CHẤM LUẬN VĂN

Hà Nội – 2016


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và làm luận văn tốt nghiệp tại Trƣờng Đại học
Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, tác giả đã đƣợc các thầy cô giáo và cán bộ,
nhân viên nhà trƣờng giúp đỡ rất nhiệt tình. Với những kiến thức đã đƣợc học
tại trƣờng và theo mong muốn nghiên cứu, cùng với tình hình thực tiễn đặt ra,
tác giả đã lựa chọn đề tài “Phát triển nông nghiệp tỉnh Hà Nam theo hƣớng
bền vững” làm luận văn thạc sĩ của mình.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới nhà trƣờng, các thầy cô giáo
và đặc biệt là PGS.TS. Nguyễn Hữu Đạt, ngƣời hƣớng dẫn khoa học, đã giúp
đỡ tác giả hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Do các giới hạn về kiến thức và thời gian nghiên cứu, chắc chắn luận
văn còn có những thiếu sót và hạn chế. Tác giả mong nhận đƣợc sự chỉ dẫn,
góp ý, của thầy cô giáo và bạn bè, đồng nghiệp.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn.
Hà Nội, ngày 01 tháng 08 năm 2016
Tác giả

Nguyễn Văn Hiệp


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Phát triển nông nghiệp tỉnh Hà Nam theo
hướng bền vững” là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn

của PGS.TS. Nguyễn Hữu Đạt.
Các số liệu, tài liệu nêu ra trong luận văn là trung thực, đảm bảo tính
khách quan, khoa học. Các tài liệu tham khảo và nguồn trích dẫn có nguồn
gốc, xuất xứ rõ ràng.
Hà Nội, ngày 01 tháng 08 năm 2016
Tác giả

Nguyễn Văn Hiệp


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT ..... Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC CÁC BẢNG.............................. Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ......................... Error! Bookmark not defined.
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 8
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ
LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP THEO
HƢỚNG BỀN VỮNG .................................................................................... 11
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài ...................... 11
1.2. Cơ sở lý luận về phát triển nông nghiệp theo hƣớng bền vững ..... Error!
Bookmark not defined.
1.2.1. Khái quát lý luận về phát triển bền vữngError!

Bookmark

not

defined.
1.2.2. Lý luận về phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ........ Error!
Bookmark not defined.

1.3. Kinh nghiệm phát triển nông nghiệp theo hƣớng bền vững của một số
địa phƣơng và bài học cho tỉnh Hà Nam ..... Error! Bookmark not defined.
1.3.1. Kinh nghiệm phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững của một
số địa phương.............................................. Error! Bookmark not defined.
1.3.2. Bài học kinh nghiệm phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững
cho tỉnh Hà Nam ......................................... Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨUError!

Bookmark

not

defined.
2.1. Cơ sở phƣơng pháp luận ....................... Error! Bookmark not defined.
2.2. Phƣơng pháp thu thập thông tin, số liệu, dữ liệuError! Bookmark not
defined.


2.3. Phƣơng pháp thống kê, mô tả ............... Error! Bookmark not defined.
2.4. Phƣơng pháp so sánh ............................ Error! Bookmark not defined.
2.5. Phƣơng pháp phân tích - tổng hợp ........ Error! Bookmark not defined.
2.6. Các phƣơng pháp khác .......................... Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH HÀ
NAM THEO HƢỚNG BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2011 – 2015 ............ Error!
Bookmark not defined.
3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Nam có ảnh
hƣởng đến phát triển nông nghiệp theo hƣớng bền vữngError! Bookmark
not defined.
3.1.1. Vị trí địa lý ........................................ Error! Bookmark not defined.
3.1.2. Tài nguyên thiên nhiên ...................... Error! Bookmark not defined.

3.1.3. Kinh tế - xã hội.................................. Error! Bookmark not defined.
3.2. Thực trạng phát triển nông nghiệp tỉnh Hà Nam theo hƣớng bền vững
giai đoạn 2011 – 2015 .................................. Error! Bookmark not defined.
3.2.1. Thực trạng tăng trưởng kinh tế nông nghiệp và phát triển kết cấu
hạ tầng trong nông nghiệp .......................... Error! Bookmark not defined.
3.2.2. Thực trạng giải quyết vấn đề xã hội trong nông nghiệp, nông thôn
..................................................................... Error! Bookmark not defined.
3.2.3. Thực trạng bảo đảm bền vững về môi trường, sinh thái ......... Error!
Bookmark not defined.
3.2.4. Đánh giá chung về thành công, hạn chế và vấn đề đặt ra trong phát
triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở tỉnh Hà NamError! Bookmark
not defined.
CHƢƠNG 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
TỈNH HÀ NAM THEO HƢỚNG BỀN VỮNGError!
defined.

Bookmark

not


4.1. Bối cảnh mới ảnh hƣởng đến phát triển nông nghiệp tỉnh Hà Nam
...................................................................... Error! Bookmark not defined.
4.1.1. Bối cảnh quốc tế ............................... Error! Bookmark not defined.
4.1.2. Bối cảnh trong nước ......................... Error! Bookmark not defined.
4.1.3. Bối cảnh của tỉnh Hà Nam................ Error! Bookmark not defined.
4.2. Quan điểm phát triển nông nghiệp tỉnh Hà Nam theo hƣớng bền vững
...................................................................... Error! Bookmark not defined.
4.3. Một số giải pháp chủ yếu phát triển nông nghiệp tỉnh Hà Nam theo
hƣớng bền vững ........................................... Error! Bookmark not defined.

4.3.1. Hoàn thiện cơ chế chính sách, phát triển đa dạng các thành phần
kinh tế trong nông nghiệp ........................... Error! Bookmark not defined.
4.3.2. Giải pháp về hoàn thiện quy hoạch để phát triển nông nghiệp tỉnh
Hà Nam theo hướng bền vững .................... Error! Bookmark not defined.
4.3.3. Giải pháp về đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
..................................................................... Error! Bookmark not defined.
4.3.4. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn trong sản xuất
nông nghiệp theo hướng bền vững.............. Error! Bookmark not defined.
4.3.5. Giải pháp sử dụng đất đai có hiệu quảError!

Bookmark

not

defined.
4.3.6. Giải pháp bảo vệ môi trường cho phát triển nông nghiệp bền vững
..................................................................... Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN ..................................................... Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 14


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản, giữ vai trò to lớn trong việc
phát triển kinh tế ở hầu hết cả nƣớc, nhất là ở các nƣớc đang phát triển. Lƣơng
thực thực phẩm là yếu tố đầu tiên, có tính chất quyết định sự tồn tại phát triển của
con ngƣời và phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của đất nƣớc. Hơn thế nữa, nếu
để nông nghiệp tự vận động thì không thể có sự phát triển nông nghiệp một cách
bền vững. Chính vì vậy Đảng, Nhà nƣớc ta luôn quan tâm tới vấn đề phát triển
nông nghiệp (PTNN) và coi đó là cơ sở để đảm bảo ổn định tình hình kinh tế - xã

hội, phát triển bền vững (PTBV) theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Sau 30 năm
đổi mới, nông nghiệp Việt Nam đã đạt đƣợc nhiều thành tựu đáng kể, không
những đảm bảo tự cung tự cấp mà còn trở thành một nƣớc xuất khẩu nông sản,
đảm bảo an ninh lƣơng thực, góp phần phát triển kinh tế.
Trong những năm qua, Hà Nam với dân cƣ sống ở nông thôn và lao
động nông nghiệp là chủ yếu, đã đạt đƣợc những thành tích quan trọng trong
việc sản xuất nông nghiệp (SXNN) nhƣ giải quyết công ăn việc làm, tăng thu
nhập, tăng giá trị sản xuất nông nghiệp góp phần nâng cao đời sống nhân dân,
làm thay đổi diện mạo nông thôn, phát triển KT-XH...Tuy nhiên phát triển
nông nghiệp tỉnh Hà Nam đang có nhiều vấn đề cần phải giải quyết. Cụ thể là
nông nghiệp Hà Nam phát triển chƣa tƣơng xứng với tiềm năng, phát triển
còn theo chiều rộng thay vì phát triển theo chiều sâu. Ruộng đất bị chia nhỏ,
manh mún, không phù hợp với thời đại. Hơn thế nữa, SXNN đã và đang gây
tác động tiêu cực tới môi trƣờng nhƣ làm giảm sự đa dạng sinh học, suy thoái
tài nguyên, ô nhiễm nguồn nƣớc…Tóm lại SXNN ở tỉnh Hà Nam vẫn đƣợc
xem là còn lạc hậu, kém bền vững. Vì vậy việc xây dựng một nền nông
nghiệp phát triển theo hƣớng bền vững ở tỉnh Hà Nam có ý nghĩa lý luận và ý
nghĩa thực tiễn quan trọng. Điều này cũng đƣợc khẳng định trong mục tiêu
8


định hƣớng phát triển nông nghiệp của tỉnh là đến năm 2020, Hà Nam trở
thành một tỉnh công nghiệp theo hƣớng hiện đại, trong đó nông nghiệp chiếm
tỷ trọng nhỏ. Do đó, việc nghiên cứu để tìm ra các giải pháp có tính khoa học,
có tính khả thi nhằm đẩy mạnh PTNN của tỉnh theo hƣớng bền vững là một
đòi hỏi vô cùng bức thiết. Xuất phát từ điều này, tác giả đã lựa chọn vấn đề:
“Phát triển nông nghiệp tỉnh Hà Nam theo hướng bền vững” làm đề tài
nghiên cứu của luận văn.
Câu hỏi nghiên cứu
Những giải pháp nào nhằm phát triển nông nghiệp tỉnh Hà Nam theo hƣớng

bền vững?
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở hệ thống hóa một số khía cạnh lý luận và thực tiễn về phát
triển nông nghiệp bền vững (PTNNBV), vận dụng vào thực tiễn đánh giá thực
trạng và đề xuất định hƣớng, giải pháp thúc đẩy PTNN tỉnh Hà Nam theo
hƣớng bền vững trong thời gian tới.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Hệ thống hóa một số khía cạnh lý luận, thực tiễn về phát triển nông
nghiệp theo hƣớng bền vững; nghiên cứu kinh nghiệm PTNN theo hƣớng bền
vững ở một số địa phƣơng, rút ra bài học tham khảo cho tỉnh Hà Nam.
Đánh giá thực trạng PTNN tỉnh Hà Nam theo hƣớng bền vững, làm rõ kết
quả, hạn chế, nguyên nhân hạn chế và những vấn đề đặt ra. Đƣa ra định hƣớng và
giải pháp nhằm PTNN tỉnh Hà Nam theo hƣớng bền vững đến năm 2020.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu một số vấn đề lý luận, thực tiễn và giải pháp về
phát triển nông nghiệp theo hƣớng bền vững.

9


3.2. Phạm vi nghiên cứu
Thời gian: nghiên cứu thực trạng PTNN tỉnh Hà Nam giai đoạn từ năm
2011 – 2015 và đề xuất định hƣớng, giải pháp PTNN tỉnh Hà Nam theo
hƣớng bền vững đến năm 2020.
Không gian: tỉnh Hà Nam
4. Những đóng góp mới của luận văn
Góp phần phần làm rõ hơn cơ sở lý luận và thực tiễn về PTNN theo
hƣớng bền vững, dƣới góc độ tiếp cận kinh tế chính trị;

Đánh giá đƣợc thực trạng PTNN theo hƣớng bền vững ở tỉnh Hà Nam
giai đoạn 2011-2015, nêu bật những kết quả đạt đƣợc, những hạn chế, nguyên
nhân hạn chế và những vấn đề đặt ra;
Đề xuất một số giải có cơ sở thúc đẩy PTNN tỉnh Hà Nam theo hƣớng
bền vững đến năm 2020.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn gồm 4
chƣơng với nội dung nhƣ sau:
Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và cơ sở thực
tiễn về phát triển nông nghiệp theo hƣớng bền vững
Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 3: Thực trạng phát triển nông nghiệp tỉnh Hà Nam theo hƣớng
bền vững giai đoạn 2011 – 2015
Chƣơng 4. Định hƣớng và giải pháp phát triển nông nghiệp tỉnh Hà
Nam theo hƣớng bền vững

10


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU,
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ
PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG BỀN VỮNG
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Cho đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về PTNN cũng nhƣ
PTNNBV. Tiêu biểu có công trình Phát triển nông nghiệp và chính sách đất
đai ở Việt Nam (2007) của nhóm tác giả Sally P. Marsh, T Gordon MacAulay
và Phạm Văn Hùng. Nghiên cứu này chỉ ra rằng đất đai là nguồn lực quan
trọng cho việc PTNN; tuy nhiên việc chia nhỏ đất đai làm cản trở hiện đại hóa
nông nghiệp nông thôn, làm chậm quá trình PTNN ở Việt Nam. Bên cạnh đó,

nghiên cứu cũng đã chỉ ra đƣợc sự cần thiết trong phát triển kinh tế nông hộ
và nâng cao năng lực về SXNN cho nông dân.
Một số nghiên cứu về vấn đề công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH,
HĐH) nhƣ : Một số vấn đề công nghiệp hóa, hiện đại hóa sau 20 năm đổi mới
(2006) của tác giả Đỗ Quốc Sam; Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp
và nông thôn Việt Nam – Con đường và Bước đi (2006) của tác giả Nguyễn
Kế Tuấn; Nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong quá trình đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta (2008) của tác giả Hoàng Ngọc Hòa. Các
nghiên cứu này đều nhấn mạnh đến vai trò của khoa học công nghệ (KH-CN)
trong việc SXNN.
Ngoài ra còn có nhiều nghiên cứu đã tổng kết cả về lý luận và thực tiễn
quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam nhƣ: Vấn đề nông
nghiệp, nông thôn, nông dân Việt Nam trong quá trình phát triển đất nước
theo hướng hiện đại (2010) của tác giả Nguyễn Danh Sơn; Nông nghiệp, nông
dân, nông thôn Việt Nam: hôm nay và mai sau (2008) của tác giả Đặng Kim
11


Sơn; Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam sau 20 năm đổi mới: quá khứ và hiện
tại (2007) của tác giả Nguyễn Văn Bích. Những nghiên cứu này đã chỉ ra rằng
vấn đề PTNN, nông thôn là cả một quá trình và là nội dung không thể tách rời
trong tổng thể chính sách phát triển KT – XH.
Quan điểm PTNN trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng
nhƣ hiện nay cũng đƣợc đề cặp đến trọng nghiên cứu của tác giả Nguyễn Từ
(2008): Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với sự phát triển nông
nghiệp Việt Nam”. Tác giả cho rằng cần phải tận dụng nhƣng cơ hội từ việc
hội nhập, lấy thị trƣờng toàn cầu làm căn cứ để PTNN.
Nghiên cứu về PTNN nói chung và PTNNBV cũng có một số công
trình nổi bật nhƣ: Phát triển bền vững ở Việt Nam – thành tựu, cơ hội, thách
thức và triển vọng (2007) của Nguyễn Quang Thái và Ngô Thắng Lợi, Nxb

Lao động – xã hội; Công nghiệp hóa từ nông nghiệp, lý luận thực tiễn và triển
vọng áp dụng ở Việt Nam (2007) của tác giả Đặng Kim Sơn, Nxb Nông
nghiệp; Nông nghiệp Việt Nam trong phát triển bền vững (2004) của tác giả
Nguyễn Từ, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Ngoài ra còn có nhiều nghiên cứu ở phạm vi rộng hẹp khác nhau.
Trong đó, có một số công trình tiêu biểu nhƣ: Xây dựng hạ tầng cơ sở nông
thôn trong quá trình CNH,HĐH ở Việt Nam (2001), của tác giả Đỗ Hoài Nam
và Lê Cao Đoàn, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội; Vấn đề Nông nghiệp nông
dân nông thôn - Kinh nghiệm Việt Nam, kinh nghiệm Trung Quốc (2009) Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội; Nông nghiệp, nông thôn, nông dân trong đổi mới
ở Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn (2008) của Tô Huy Rứa, Tạp
chí Cộng sản, số 794.
Những nghiên cứu trên đều chỉ ra sự cần thiết phải PTNN, đặc biệt là
PTNNBV nhƣng ở phạm vi vĩ mô quốc gia, chƣa đi sâu địa phƣơng cụ thể.
Một số bài nghiên cứu về PTNN ở địa phƣơng gồm: Phát triển nông nghiệp
tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2011 – 2020 (2012) của tác giả Đoàn Tranh; Phát
12


triển nông nghiệp bền vững ở Vĩnh Phúc (2012) của tác giả Bùi Thị Thu
Hằng; Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở tỉnh Thái Bình (2013)
của tác giả Nguyễn Thị Thanh Hoa. Các bài nghiên cứu này đều chỉ ra đƣợc
sự cần thiết của PTNN ở địa phƣơng, nghiên cứu kinh nghiệm của các nơi
khác, phân tích đƣợc những đặc thù của nông nghiệp tỉnh đó và nêu ra những
giải pháp thiết thực cho việc PTNN của tỉnh.
Liên quan trực tiếp đến tỉnh Hà Nam, có công trình nghiên cứu: Vấn đề
tam nông ở tỉnh Hà Nam hiện nay (2013) của tác giả Nguyễn Thị Nhƣ Quỳnh.
Tác giả đã chỉ ra thực trạng nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở tỉnh Hà Nam
giai đoạn 2008 – 2012, từ đó chỉ ra những định hƣớng chung về giải quyết
vấn đề tam nông trong tổng thể chiến lƣợc phát triển KT-XH và nêu ra một số

giải pháp để giải quyết tốt vấn đề tam nông của tỉnh Hà Nam trong thời gian
tới. Tuy nhiên tác giả chƣa đi sâu vào vấn đề PTNN theo hƣớng bền vững của
tỉnh Hà Nam định hƣớng 2020.
Tóm lại các công trình nghiên cứu trên đều đề cập đến nông nghiệp,
một số tác phẩm nghiên cứu về vấn đề PTNNBV ở các góc độ khác nhau
đồng thời nêu lên các quan điểm và kiến nghị các giải pháp PTNNBV nhằm
góp phần vào sự nghiệp CNH, HĐH đất nƣớc. Tuy nhiên, đi sâu vào từng địa
phƣơng cụ thể vấn đề PTNN, PTNNBV còn ít đƣợc đề cập đến. Nghiên cứu
PTNN tỉnh Hà Nam theo hƣớng bền vững vẫn chƣa có một công trình nào đề
cập đầy đủ, toàn diện và hệ thống. Đây là khoảng trống đặt ra cần nghiên cứu
và tác giả lựa chọn làm luận văn đề nghiên cứu với tƣ cách là một đề tài độc
lập, đề cập một cách đầy đủ hệ thống về PTNN theo hƣớng bền vững ở tỉnh
Hà Nam. Các kết quả nghiên cứu của công trình trên là nguồn tƣ liệu có giá
trị để tác giả tham khảo kế thừa, chọn lọc phục vụ cho trong quá trình làm
luận văn của mình.

13


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (7/2012), Đề án tái cơ cấu
ngành nông nghiệp theo hướng tăng giá trị gia tăng và phát triển bền
vững.
2. Bùi Thị Thu Hằng (2012), Phát triển nông nghiệp bền vững ở Vĩnh
Phúc. Luận văn thạc sĩ. Đại học Kinh tế - ĐHQGHN.
3. Cục Thống kê Hà Nam (2016), Niên giám thống kê Hà Nam 2015.
4. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc
lần thứ XI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
5. Đặng Kim Sơn (2007), Công nghiệp hóa từ nông nghiệp, lý luận thực
tiễn và triển vọng áp dụng ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

6. Đặng Kim Sơn (2008), Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam:
Hôm nay và mai sau, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
7. Đỗ Hoài Nam và Lê Cao Đoàn (2001), Xây dựng hạ tầng cơ sở nông
thôn trong quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà
Nội.
8. Đỗ Quốc Sam (2006), Một số vấn đề công nghiệp hóa, hiện đại hóa sau
20 năm đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
9. Đoàn Tranh (2012), Phát triển nông nghiệp tỉnh Quảng Nam giai đoạn
2011 – 2020, Luận án Tiến sĩ. Đại học Đà Nẵng.
10.Hoàng Ngọc Hòa (2008), Nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong quá
trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
11.Nguyễn Danh Sơn (2010), Vấn đề nông nghiệp, nông thôn, nông dân
Việt Nam trong quá trình phát triển đất nước theo hướng hiện đại, Nxb
Nông nghiệp, Hà Nội.
14


12.Nguyễn Kế Tuấn (2006), Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp
và nông thôn Việt Nam – Con đường và Bước đi, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
13.Nguyễn Quang Thái và Ngô Thắng Lợi (2007), Phát triển bền vững ở
Việt Nam – thành tựu, cơ hội, thách thức và triển vọng, Nxb Lao động
– xã hội, Hà Nội.
14.Nguyễn Thị Nhƣ Quỳnh (2013), Vấn đề tam nông ở tỉnh Hà Nam hiện
nay. Đại học Quốc gia Hà Nội.
15.Nguyễn Thị Thanh Hoa (2013), Phát triển nông nghiệp theo hướng bền
vững ở tỉnh Thái Bình. Đại học Kinh tế - ĐHQGHN.
16.Nguyễn Từ (2004), Nông nghiệp Việt Nam trong phát triển bền vững,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

17.Nguyễn Từ (2008), Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với sự
phát triển nông nghiệp Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
18.Nguyễn Văn Bích (2007), Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam sau 20
năm đổi mới: quá khứ và hiện tại, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
19.Sally P. Marsh, T Gordon MacAulay và Phạm Văn Hùng (2007), Phát
triển nông nghiệp và chính sách đất đai ở Việt Nam, Nxb Lamb
Printers Pty Ltd.
20.Tô Huy Rứa (2008), Nông nghiệp, nông thôn, nông dân trong đổi mới
ở Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn,Tạp chí Cộng sản. số
794
21.Tô Huy Rứa (2009), Vấn đề Nông nghiệp nông dân nông thôn - Kinh
nghiệm Việt Nam, kinh nghiệm Trung Quốc, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
22.UBND tỉnh Hà Nam (2011), Quy hoạch phát triển sản xuất nông
nghiệp tỉnh Hà Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.
15


23.UBND tỉnh Hà Nam (2015), Báo cáo Tổng kết sản xuất nông nghiệp 3
năm (2013 – 2015)
24.UBND tỉnh Hà Nam (2015), Tổng kết chương trình “Phát triển nông
nghiệp giai đoạn 2011-2015”; Mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ, giải
pháp giai đoạn (2016-2020).

16



×