Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Mây được hình thành như thế nào Mưa từ đâu ra

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.15 KB, 4 trang )

Bài 22: MÂY ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THÊ NÀO?
MƯA TỪ ĐÂU RA?
I . Mục tiêu:
-

Biết mây, mưa là sự chuyển thể của nước trong tự nhiên.
Giáo dục học sinh có ý thức giữ gìn môi trường nước tự nhiên xung quanh.

II . Đồ dùng dạy học
-

Tranh SGK phóng to
Máy chiếu

III . Các hoạt động dạy học
Hoạt động của Giáo viên
I . Khởi động
- Hát lớp chúng ta đoàn kết
II . Kiểm tra bài cũ
- Em hãy cho biết nước tồn tại ở
những thể nào?
- Ở mỗi dạng tồn tại nước có tính
chất gì?

Hoạt động của Học sinh
-

HS hát

-


Nước tồn tại ở thể rắn, thể lỏng và
thể khí.
Nước tồn tại ở thể lỏng và thể khí
không có hình dạng nhất định.
Nước tồn tại ở thể rắn nước đá
hình dạng nhất định.

-

III . Dạy bài mới:
* Giới thiệu bài:
- Hỏi: Khi trời nổi giông em thấy có
hiện tượng gì?
- GV giới thiệu: Vậy mây và mưa được
hình thành từ đâu? Các em cùng học bài
hôm nay để biết được điều đó.
Hoạt động 1: Sự hình thành mây
 Mục tiêu: Trình bày mây được hình
thành như thế nào.

- Gió to, mây đen kéo mù mịt và trời đổ
mưa.


 Cách tiến hành:
- GV tiến hành hoạt động cặp đôi theo
định hướng:
- 2 HS ngồi cạnh nhau quan sát hình vẽ,
đọc mục 1, 2, 3. Sau đó cùng nhau vẽ lại
- HS thảo luận

và nhìn vào đó trình bày sự hình thành
- HS quan sát, đọc, vẽ
của mây.
- Nhận xét các cặp trình bày và bổ sung.
* Kết luận: Mây được hình thành từ hơi
nước bay vào không khí khi gặp nhiệt
độ lạnh.
* Hoạt động 2: Mưa từ đâu ra

- HS thảo luận nhóm và trình bày: Nước
ở sông, hồ, biển bay hơi vào không khí.
Càng lên cao, gặp không khí lạnh hơi
nước ngưng tụ thành những hạt nước
nhỏ li ti. Nhiều hạt nước nhỏ đó kết hợp
với nhau tạo thành mây.

 Mục tiêu: Giải thích được nước mưa
từ đâu ra.
 Cách tiến hành:
- GV tiến hành hoạt động cặp đôi theo
định hướng:
- 2 HS ngồi cạnh nhau quan sát hình vẽ,
đọc mục 4, 5. Sau đó cùng nhau trình
bày được Mưa từ đâu ra?
- Nhận xét các cặp trình bày và bổ sung.

- Gọi HS lên bảng nhìn vào hình minh
hoạ và trình bày toàn bộ câu chuyện về
giọt nước.
- GV nhận xét và cho điểm HS nói tốt.


- HS thảo luận
- HS quan sát, đọc
- HS thảo luận nhóm và trình bày: Hơi

nước bay lên cao, ngưng tụ thành
những hạt nước rất nhỏ, tạo nên các
đám mây. Các giọt nước có trong đám
mây rơi xuống đất tạo thành mưa.
- Các đám mây được bay lên cao hơn
nhờ gió. Càng lên cao càng lạnh. Các
hạt nước nhỏ kết hợp thành những giọt
nước lớn hơn, trĩu nặng và rơi xuống tạo
thành mưa. Nước mưa lại rơi xuống


sông, hồ, ao, đất liền.
* Kết luận: Hiện tượng nước biến đổi
thành hơi nước rồi thành mây, mưa.
Hiện tượng đó luôn lặp đi lặp lại tạo ra
vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
* Giáo dục môi trường
Mây và mưa đều không xa lạ gì với
chúng ta và chúng ta đều đã biết được
quá trình hình thành mây và mưa.
Thành phố Hồ Chí Minh chỉ có hai mùa
là mùa khô và mùa mưa; mưa không chỉ
là hiện tượng thời tiết mà đã trở thành
một phần trong cuộc sống của chúng ta.
Thế bạn nào có thể cho cô biết mưa

mang lại lợi ích gì cho cuộc sống con
người?

- HS nêu:
+ Cung cấp nước cho con người trong
sinh hoạt, sản xuất.
+ Cung cấp nước tưới cho động vật,
thực vật.
+ Cung cấp nước cho các nhà máy thuỷ
điện để phát điện; …

 Trò chơi Tôi là giọt nước:
Các em sẽ hóa thân thành những giọt nước, giọt mưa, mây trắng, mây đen, hơi
nước để biết được mình được hình thành như thế nào?
- Tôi là giọt nước: ở sông, trời hôm nay nóng quá, tôi thấy mình nhẹ bỗng và
bay lên cao, lên cao mãi ...
- Hơi nước: Tôi trở thành hơi nước và bay lơ lửng trong không khí, đố các bạn
nhìn thấy tôi đấy. Khi gặp lạnh, tôi biến thành các hạt nước nhỏ li ti ...
- Mây trắng: Tôi là mây trắng. Tôi được tạo thành từ các hạt nước nhỏ li ti. Các
bạn hãy ngắm nhìn tôi trên bầu trời. Tôi thật đẹp và tinh khiết như những đám
bông bồng bềnh trôi.


- Mây đen: Tôi là Mây đen. Từ những đám mây trắng, tôi bay lên cao. Ôi lạnh
quá! Từ những hạt nước nhỏ li ti, chúng tôi tụ lại với nhau thành những đám
mây đen bao phủ bầu trời. Khi các bạn thấy tôi nên đi nhanh về nhà kẻo mưa
đấy.
- Giọt mưa: Tôi là Giọt mưa: tôi ra đi từ những đám mây đen. Tôi đem lại sự
mát mẻ và nguồn nước cho mọi người và cây cối. Các bạn nhớ rằng, nếu không
có mây sẽ không có mưa. Ồ, tôi đã trở về dòng sông nơi tôi đã ra đi.


IV Củng cố - dặn dò:
- Hỏi: Tại sao chúng ta phải giữ gìn
môi trường nước tự nhiên xung
quanh mình?
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương
những HS, nhóm HS tích cực tham gia
xây dựng bài, nhắc nhở HS còn chưa
chú ý.
- Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn
cần biết; Kể lại câu chuyện về giọt nước
cho người thân nghe; Luôn có ý thức
giữ gìn môi trường nước tự nhiên quanh
mình

- HS phát biểu tự do theo ý nghĩ:
 Vì nước rất quan trọng.
 Vì nước biến đổi thành hơi nước rồi
lại thành nước và chúng ta sử dụng.



×