Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

HO kéo dài ở TRẺ EM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.82 KB, 10 trang )

HO KÉO DÀI Ở TRẺ EM
Bác sĩ Trần Thị Mai Chinh
Cựu BSNT Nhi, khóa XXI, Trường Đại học Y Hà Nội

Định nghĩa ho kéo dài

Ho là một dạng đặc biệt của thở ra gắng sức. Đó là phản xạ SINH LÝ bình thường
và có lợi cho cơ thể. Ho nhằm mục đích tống đẩy mọi thành phần không phải khí
thở ra khỏi đường hô hấp, giúp bảo vệ đường thở.

Tuy nhiên, ho kéo dài ở trẻ em là mối lo lắng thật sự của bậc cha mẹ vì họ sợ
bệnh nặng, sợ trẻ ho ngạt thở, sợ di chứng về sau…

Ho kéo dài được định nghĩa khi ho dai dẳng trên 3 tuần ; hoặc ho tái phát trên 3
tháng trong năm hoặc từ 6 tháng nay mỗi tháng ho trên 1 tuần.


Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Tiếp cận chẩn đoán
Hỏi và khám lâm sàng tỷ mỷ
Chụp Xquang phổi cho tất cả trẻ ho kéo dài
Trẻ càng nhỏ càng cần làm các xét nghiệm thăm dò, các xét nghiệm này được chỉ
định dựa trên nguyên nhân gợi ý khi hỏi bệnh và thăm khám lâm sàng.

Vài nguyên nhân thường gặp của ho kéo dài ở trẻ em

- Hen phế quản
- Nhiễm khuẩn hô hấp trên: bệnh lý vùng tai mũi họng tái phát do nhiễm siêu vi
trùng, viêm xoang mạn tính.
- Nhiễm khuẩn hô hấp dưới: thường khởi phát do virus, rồi bội nhiễm vi khuẩn,



đặc biệt viêm phổi do Mycoplasma (hiện BV ĐKQT Vinmec đã làm được PCR
Mycoplasma từ dịch tỵ hầu cho kết quả trong vòng 24 giờ, giúp chẩn đoán và điều
trị bệnh nhanh chóng, hiệu quả) hoặc viêm phổi do Chlamydia ; Lao phổi

Chú ý: Nhiễm khuẩn hô hấp kéo dài và tăng nặng thêm bởi hít phải khói thuốc lá
thụ động từ môi trường xung quanh trẻ và có thể do trào ngược dạ dày-thực
quản gây viêm không đặc hiệu đường hô hấp.

- Ho gà
- Dị vật đường thở
- Ho tâm bệnh

Vài điểm mấu chốt trong chẩn đoán và điều trị

Sau đây chúng tôi xin đề cập đến vài điểm mấu chốt trong chẩn đoán và điều trị
các nguyên nhân gây ho kéo dài ở trẻ em :

Hen phế quản

- Hen ở trẻ em được định nghĩa là sự co thắt và viêm mạn tính đường hô hấp dưới


gây thở rít tái phát kèm theo RL thông khí tắc nghẽn có hồi phục (tự nhiên hay do
điều trị)
- Hen ở trẻ nhỏ (trẻ < 3 tuổi): 3 đợt khó thở kèm theo ran rít /ran ngáy, không kể
đến: tuổi bắt đầu, có hay không cơ địa dị ứng, và nguyên nhân khởi phát cơn hen
(Tabachnik et Levison 1981)
- Chiếm 40% căn nguyên của ho kéo dài.
- Gợi ý chẩn đoán hen ở trẻ nhỏ dựa vào:

+ Cơ địa dị ứng: có tiền sử bản thân về dị ứng như eczema, dị ứng thức ăn và/hoặc
tiền sử gia đình (bố mẹ và người thân trong gia đình) bị hen suyễn, viêm da dị ứng,
viêm mũi dị ứng…
+ Có nhiều đợt ho khan, từng cơn, tái phát và thở rít (viêm tiểu phế quản > 3 lần
trước 2 tuổi), những đợt ho này khởi phát do nhiễm siêu vi, do gắng sức, khi khóc,
cười, giận dữ hoặc tiếp xúc với chất kích thích (đặc biệt khói thuốc lá, không khí ô
nhiễm…)
+ Khám lâm sàng bình thường ngoài cơn hen
+ Không ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của trẻ về cân nặng và chiều cao
+ X-quang phổi bình thường
+ Test lẩy da dương tính với dị nguyên hô hấp (bọ nhà, lông chó, lông mèo, phấn
hoa …) và/hoặc với dị nguyên thức ăn


- Điều trị hen phế quản ở trẻ em: bao gồm kiểm soát môi trường sống của trẻ, giáo
dục về hen và sử dụng thuốc :
Thuốc:
+ Giãn phế quản tác dụng ngắn hoặc kéo dài: Salbutamol/salmétérol hoặc
Formotérol
+ Chống viêm (corticoïdes dạng hít) : Flixotide125 mcg ; Solupred
+ Anti-leucotriènes: Montélukast (Singulair 4 mg/gói, viên 5 mg và 10 mg)
+ Anti-IgE: omalizumab (Xolair 75 mg và 150 mg, tiêm dưới da)
Kiểm soát môi trường và giáo dục bệnh nhân hen:
+ Tránh khói thuốc lá, chất gây ô nhiễm, thuốc xịt mũi, khói hương…
+ Tránh tiếp xúc với dị nguyên (bọ nhà, lông chó mèo, nấm mốc…)
+ Tiêm phòng cúm, điều trị nhiễm trùng hô hấp (do virus, hoặc viêm phổi do
Mycoplasme vì chúng có thể khởi phát cơn hen)
+ Điều trị trào ngược dạ dày-thực quản/Viêm mũi dị ứng/Viêm xoang mạn tính
kèm theo…


Trào ngược dạ dày-thực quản (RGO)
- Chẩn đoán dựa chủ yếu vào triệu chứng lâm sàng
- Trẻ bị trào ngược thường hít một lượng lớn hoặc lượng nhỏ (không nhìn thấy)
chất trào ngược từ dạ dày vào đường hô hấp


- Thường trào ngược sau bữa ăn 30 phút đến 1 giờ, khi thay đổi tư thế, hoặc trong
bữa ăn do cơ thắt dưới thực quản tự mở ra.
- Thăm dò: pH métrie 24H (xác định % pH dưới 4, bình thường % pH dưới 4 nhỏ
hơn 5%), làm nội soi, TOGD, Siêu âm (thăm dò không đặc hiệu)…
- Điều trị: chia nhỏ bữa ăn, thuốc kháng acide liều cao: 2mg/kg/ngày x 3-6 tháng
- Bằng chứng tốt nhất cho thấy RGO là căn nguyên gây ho kéo dài là hết hoặc
giảm ho khi điều trị thành công RGO; tái phát ho khi ngừng điều trị.

Ho gà

- Do vi khuẩn Gram âm (Bordetella pertussis) gây nên, lây qua đường hô hấp
- Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO): hàng năm trên toàn thế giới có 60 triệu cas
bệnh và 400.000 cas tử vong.
- Chiếm 12% căn nguyên của ho kéo dài ở trẻ dậy thì
- Bệnh nặng ở trẻ nhũ nhi vì:
+ Trẻ < 3 tháng chưa được tiêm vaccine:
+ Có nguồn lây trực tiếp từ người chăm sóc trẻ (bố mẹ, ông bà…)

Triệu chứng điển hình của ho gà:
+ Trẻ < 3 tháng chưa được tiêm vaccin:


+ Ủ bệnh: 7-15 ngày
+ Phase xuất tiết không đặc hiệu; rất lây nhiễm: 3-7 ngày

+ Xuất hiện HO CƠN: 15 ngày đến 3 tuần (trẻ nhỏ: ho cơn kéo dài + nôn trớ khi
ho + ngừng thở, tím tái sau cơn ho, chậm nhịp tim); cuối cơn: hít sâu = chant de
coq (ho gà)
+ Thời kỳ hồi phục (kéo dài 3 tháng): Ho khan dai dẳng và tăng phản ứng phế quản

Chẩn đoán:
+ PCR ho gà ở dịch mũi họng: độ nhạy 95%, rất đặc hiệu (chưa thực hiện được ở
Việt Nam)
+ Cấy dịch mũi họng: ít nhạy, có ý nghĩa theo dõi dịch tễ học (vì giúp phân lập
được chủng gây bệnh)

Tóm lại, trong hoàn cảnh nước ta hiện nay, chẩn đoán Ho gà dựa chủ yếu vào lâm
sàng: có nguồn lây ở trẻ ho cơn đặc hiệu, ho kéo dài kèm tăng Lympho máu, đặc
biệt hay gặp ở trẻ chưa được tiêm vaccine hoặc tiêm trên 5 năm, chưa nhắc lại.

Điều trị:
+ Nhập viện tất cả trẻ nhỏ < 3 tháng
+ Điều trị đặc hiệu bằng nhóm kháng sinh Macrolides:


Azithromycine 20 mg/kg/ngày, 1 liều duy nhất, trong 3-5 ngày (tối đa 500
mg/ngày)
Thuốc làm giảm thời gian lây bệnh vì làm sạch vi khuẩn ho gà nhưng không làm
thay đổi diễn tiến của bệnh!
Dự phòng lây nhiễm bệnh:
+ Kháng sinh dự phòng cho tất cả mọi người tiếp xúc với trẻ hàng ngày, tiếp xúc
kéo dài mà chưa tiêm vaccine hoặc tiêm trên 5 năm (dự phòng bằng uống
Azithromycine liều 20 mg/kg/ngày trong 3 ngày)
+ Tiêm vaccine: trẻ nhỏ 3 mũi, nhắc lại 11-13 tuổi, tiêm nhắc lại cho người lớn
mỗi 10 năm.


Ho tâm bệnh (Toux psychogène)

- Tuổi: 5-15 tuổi, đặc biệt trẻ gái
- Đặc tính của ho: ho khan, ho ông ổng, cường độ mạnh; cơn ho tái phát thường
xuyên; biến mất HOÀN TOÀN khi ngủ; không gây khó chịu cho trẻ, nhưng gây
khó chịu, lo lắng cho người xung quanh; trẻ có khả năng ho theo yêu cầu
- Chẩn đoán: dựa vào triệu chứng lâm sàng sau khi loại bỏ các nguyên nhân khác
gây ho kéo dài
- Điều trị: giải thích và giúp trẻ yên tâm, nếu cần khám chuyên gia tâm lý học.


Dị vật đường thở, đặc biệt dị vật đường thở bỏ quên

- Hay gặp ở các gia đình có thói quen ép trẻ ăn, uống thuốc bằng cách bịt mũi, bắt
trẻ há miệng để đưa thức ăn, nước uống vào miệng trẻ trong khi trẻ chưa chuẩn bị
để nuốt.
- Tuổi từ 9-24 tháng khi trẻ khám phá môi trường quanh chúng
- Triệu chứng:
+ Hỏi: hội chứng xâm nhập mới xảy ra hoặc vài tuần trước (trẻ ho sặc sụa, có cơn
ngạt thở, tím tái, vã mồ hôi, chảy nước mắt nước mũi…). Đó là kết quả của hai
phản xạ: phản xạ co thắt để ngăn không cho dị vật tiếp tục đi vào sâu hơn nữa và
phản xạ ho để tống dị vật ra ngoài.
+ Trong trường hợp dị vật đường thở bỏ quên: trẻ ho kéo dài và viêm phổi tái phát
cùng vị trí trên X-quang phổi, có thể gặp biến chứng giãn phế quản gây hậu quả
nặng nề.
+ Vậy, cần cho trẻ đến khám ngay khi có nghi ngờ dị vật đường thở tại các trung
tâm y tế có chuyên khoa nội soi phế quản. Các chuyên gia hô hấp sẽ giúp chẩn
đoán và gắp dị vật, đưa ra các biện pháp điều trị khác nếu cần.



TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phạm Thị Minh Hồng (2011), Khám hô hấp, Thực hành lâm sàng chuyên khoa
Nhi, Nhà xuất bản Y học, Tp. Hồ Chí Minh, pp. 141-152.
2. Trần Thị Hồng Vân (2007), Thăm khám lâm sàng hệ hô hấp trẻ em, Bài giảng
lâm sàng Nhi khoa, Bộ môn Nhi - Đại học Y Hà Nội, 19-21.
3. Lê Thượng Vũ & Trần Văn Ngọc (2009), Khám phổi, Triệu chứng học Nội khoa,
Nhà xuất bản Y học, Tp. Hồ Chí Minh, pp. 44-58.
4. Dean E. Schraufnagel & John F. Murray (2010), History and Physical
Examination, Mason: Murray and Nadel's Textbook of Respiratory Medicine, 5th
ed., Saunders, An Imprint of Elsevier, Philadelphia.
5. Hans Pasterkamp (2012), The History and Physical Examination, Kendig &
Chernick's Disorders of the Respiratory Tract in Children, 8th ed., Saunders
Elsevier, Philadelphia, pp. 110-130.
6. Judith A. Schilling McCann & Joan M. Robinson), Classifying adventitious
sounds, Auscultation skills: breath & heart sounds, 4th ed., Lippincott Williams &
Wilkins, Philadelphia, 157-174.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×