Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Hướng dẫn làm thơ lục bát

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.72 KB, 4 trang )

Hướng dẫn làm thơ – Thơ Lục Bát

Bố mẹ tôi ở nhà dạo này có một thú vui mới – làm thơ. Nhìn hai cụ say mê lựa tứ gieo vần, tôi
bỗng nhớ mình cũng có một thời gian chìm đắm trong thế giới của ngôn từ như vậy. Tôi viết bài
này trước tiên là để giúp cho hai cụ thân sinh của mình có chút kiến thức nền tảng về lĩnh vực lạ
lẫm này, thứ hai là để lưu lại gì đó cho sau này nhìn lại. Hầu hết kiến thức về thơ của tôi đều do
thầy khungbotinhyeu của diễn đàn truongton.net truyền dạy, bài viết này tất không tránh khỏi sự
tương đồng với công trình của thầy trên diễn đàn. Hy vọng thầy nếu có đọc được sẽ không trách
tội!
Và để mở màn cho chuỗi bài Hướng dẫn làm thơ, tôi xin giới thiệu thể thơ Lục Bát – cũng là
món thơ mà bố mẹ tôi đang vui viết hàng ngày.
1. Thơ Lục Bát là gì?

Thơ Lục Bát là thể thơ đặc biệt của Việt Nam, mà Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du là
một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất. Với sự uyển chuyển nhịp nhàng của vần gieo và thanh
điệu, thơ Lục Bát rất dễ thuộc, dễ nhớ, mà phổ nhạc lên thì cực kỳ ngọt ngào. Thể thơ này thân
thiện đến nỗi đi sâu vào văn học dân gian Việt Nam, làm nên ca dao dân ca truyền tai nhau từng
làng quê thôn xóm. Nhiều lão nông mặt chữ không tường, học hành không tận, lại thuộc nằm
lòng hàng ngàn câu ca dao, truyện Kiều, Lục Vân Tiên. Chẳng phải nhờ cái đơn thuần của thơ
Lục Bát hay sao?
2. Làm thơ Lục Bát như thế nào?

Làm thơ, ấy là sắp xếp từ ngữ, câu chữ sao cho có sự đồng điệu, nhịp nhàng, uyển chuyển. Để
làm được thơ Lục Bát, chúng ta cần nắm rõ cách gieo vần của thể loại thơ này:
Tiếng thứ 6 của câu Lục vần với tiếng thứ 6 của câu Bát.
Tiếng thứ 8 của câu Bát vần với tiếng thứ 6 của câu Lục tiếp theo.
Mây xưa cũng bỏ non về
Em xưa cũng giã câu thề đó đây
Nhớ đành biết mấy tầm tay
Lông chim biển bắc hoa gầy bãi đông
(Động hoa vàng – Phạm Thiên Thư)


Ngoài quy tắc về gieo vần, thơ Lục Bát cũng có quy tắc dành cho thanh điệu như sau:


(ảnh)
Các bạn có thể thấy, mặc dù trong câu Bát, tiếng thứ 6 và tiếng thứ 8 đều là thanh bằng, nhưng
bắt buộc phải có một tiếng thanh huyền và một tiếng thanh không.
Hôm qua em đi tỉnh về
Đợi em ở mãi con đê đầu làng
Khăn nhung quần lĩnh rộn ràng
Áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi!
(Chân quê – Nguyễn Bính)
Dành cho bạn nào chưa hiểu rõ:
-

Thanh Bằng: gồm thanh huyền (dấu huyền) và thanh không (không dấu).
Thanh Trắc: gồm thanh sắc (dấu sắc), hỏi (dấu hỏi), ngã (dấu ngã), nặng (dấu nặng).

Các thể thơ cổ điển luôn quy định luật Bằng Trắc rất nghiêm ngặt. Thơ hiện đại bây giờ dường
như không cần quan tâm quá nhiều đến điều này, tuy nhiên, nếu bạn nắm được cách sử dụng
Bằng Trắc, bạn có thể mang giai điệu gieo lên từng câu chữ.
Có nhiều bài thơ Lục Bát phá cách một chút khi gieo vần bằng trắc mà vẫn rất hay:
Con mèo mà trèo cây cau
Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà
Chú chuột đi chợ đồng xa
Mua mắm mua muối giỗ cha con mèo.
(Ca dao)
Một số liên vần được xem là vần với nhau, các bạn có thể dùng kèm để câu thơ thêm phong
phú và không bị "bí vần":
- Ai: Oai, Ay, Ây, Uây
- At: Ac, Oat

- Eo: Oeo
- Ư: Ưu
- Uông: Uôn


- Ao: Au, Âu
- En: Oen, Eng
- Et: Ec
- Uc: Ut
...
Bao gồm cả những vần cùng bắt đầu từ một nguyên âm. Tuy vậy, gieo vần chính xác vẫn luôn
khiến bài thơ uyển chuyển nhất, không nên lạm dụng những liên vần.
Trên đây là quy tắc chính của thể thơ Lục Bát, hay còn gọi là Lục Bát chính thể. Sau đây, mời
các bạn tham khảo thêm một số dạng Lục Bát biển thể cũng rất thú vị nữa…
3. Một số dạng Lục Bát biến thể:
- Tiếng 6 của câu Lục có thể vần với tiếng 4 của câu Bát, khi đó tiếng thứ 2 và 6 của câu

Bát sẽ đổi thành thanh trắc. Câu thơ sẽ ngắt nhịp ở giữa câu Bát.
VD:
Con gái mà gả chồng gần
Có bát canh cần nó cũng đem cho.
-

Lục Bát gieo vần trắc:

Trong kho tàng thơ Lục Bát, có một số ít bài thơ đặc biệt được gieo vần trắc. Những bài thơ lục
bát đặc biệt này thường chỉ có hai câu và chủ yếu là ca dao, tục ngữ. Cách gieo vần của thơ Lục
Bát vần trắc như sau:
Câu Lục có kết cấu Bằng – Bằng – Trắc
Câu Bát có kết cấu Bằng – Trắc – Trắc – Bằng

Vần được gieo ở tiếng thứ 6 của câu Lục và tiếng thứ 6 hoặc 4 của câu Bát.
Ví dụ:
Tò vò mà nuôi con nhện
Đến khi nó lớn nó quện nhau đi.
(Ca dao)


Trên đây là chút hiểu biết sơ sài của tôi về thể thơ dân tộc của Việt Nam – thơ Lục Bát. Hy vọng
bài viết này có thể tiếp lửa cho niềm đam mê của Bố và Mẹ. Mong sao mọi người càng thêm yêu
thơ ca, để văn hóa dân tộc luôn được duy trì phát triển.



×