Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Thực trạng và giải pháp quản trị chuỗi cung ứng bạch tuộc cắt hạt lựu đông lạnh của xí nghiệp cế biến thủy sản xuất khẩu i tỉnh bà rịa vũng tàu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (788.7 KB, 20 trang )

Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Phan Thị Thanh Thủy
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
-----  -----

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
“THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ CHUỖI
CUNG ỨNG BẠCH TUỘC CẮT HẠT LỰU ĐÔNG LẠNH
CỦA XÍ NGHIỆP CHẾ BIẾN THỦY SẢN XUẤT KHẨU I
TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU

Sinh viên thực hiện:
Trần Thị Huyền Trang
Lớp: K46A QTKDTH
Niên khóa: 2012 - 2016

Giáo viên hướng dẫn:
ThS. Phan Thị Thanh Thủy

Huế, tháng 05 năm 2016

SVTH: Trần Thị Huyền Trang

i


Khóa luận tốt nghiệp


GVHD: ThS. Phan Thị Thanh Thủy

LỜI CẢM ƠN
Sau quá trình thực tập tại Xí nghiệp Chế Biến Thủy Sản Xuất Khẩu I tỉnh Bà Rịa
- Vũng Tàu tôi đã hoàn thành đề tài “Thực trạng và giải pháp quản trị chuỗi cung
ứng bạch tuộc cắt hạt lựu đông lạnh của Xí nghiệp Chế Biến Thủy Sản Xuất Khẩu
I tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu”.
Để hoàn thành đề tài này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô Ths. Phan Thị
Thanh Thủy đã dành nhiều thời gian và công sức tận tình hướng dẫn tôi từ lúc định
hướng đề tài cũng như trong suốt thời gian hoàn thiện bài khóa luận.
Tôi xin chân thành cám ơn quý Thầy, Cô trong khoa Quản Trị Kinh Doanh,
Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế đã tận tình truyền đạt kiến thức vô cùng quý
báu trong những năm tôi ngồi trên giảng đường. Bằng vốn kiến thức tiếp thu được
trong quá trình học tập không chỉ làm nền tảng cho quá trình làm bài khóa luận mà còn
là hành trang để tôi bước vào đời một cách tự tin hơn.
Tôi xin chân thành cám ơn Ban giám đốc Xí nghiệp đã cho phép và tạo điều kiện
thuận lợi để tôi được thực tập tại đây. Đồng thời cám ơn các Cô Chú quản lý, các Tổ
trưởng, Anh Chị trong KCS và toàn thể công nhân Xí nghiệp, Anh Chị phòng Kế
hoạch - Kinh doanh đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo, truyền đạt, giúp đỡ và đóng góp ý
kiến để tôi có thể hoàn thành khóa thực tập tốt nghiệp cũng như hoàn thành đề tài khóa
luận này một cách thuận lợi nhất.
Tuy nhiên, do thời gian có hạn, kiến thức chuyên môn còn ít và bản thân còn
thiếu sót về kinh nghiệm thực tế nên trong bài báo cáo tốt nghiệp này sẽ không tránh
khỏi những thiếu sót nhất định. Vì thế, tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý
kiến của quý Thầy, Cô để tôi có thể bổ sung, nâng cao kiến thức kiến thức của mình,
phục vụ tốt hơn cho công việc thực tế sau này.
Cuối cùng, tôi kính chúc quý Thầy, Cô dồi dào sức khỏe và thành công trong sự
nghiệp trồng người cao quý này. Đồng kính chúc các Cô, Chú, Anh, Chị trong Xí
nghiệp nói chung và phòng Kế hoạch - Kinh doanh nói riêng luôn mạnh khỏe, đạt
được nhiều thắng lợi lớn trong sản xuất và thành công trong kinh doanh.

Huế, tháng 05 năm 2016
Sinh viên thực hiện
Trần Thị Huyền Trang

SVTH: Trần Thị Huyền Trang

i


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Phan Thị Thanh Thủy

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................................i
MỤC LỤC ...................................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU .....................................................v
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ .................................................................vi
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU................................................................................. vii
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ............................................................................................ix
PHẦN I. MỞ ĐẦU .........................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...............................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................. 2
5. Kết cấu của đề tài ........................................................................................................4
PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..............................................5
CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................ 5
1.1 Khái quát về chuỗi cung ứng....................................................................................5
1.1.1 Khái niệm chuỗi cung ứng, quản trị chuỗi cung ứng ............................................5

1.1.1.1 Khái niệm chuỗi cung ứng .................................................................................5
1.1.1.2 Quản trị chuỗi cung ứng ......................................................................................6
1.1.2 Các giai đoạn phát triển của chuỗi cung ứng .........................................................7
1.1.3 Phân biệt chuỗi cung ứng và logistics ....................................................................8
1.1.4 Chức năng hoạt động của chuỗi cung ứng ............................................................. 8
1.1.4.1 Lập kế hoạch ........................................................................................................8
1.1.4.2 Quá trình thu mua ................................................................................................ 9
1.1.4.3 Quá trình sản xuất .............................................................................................. 11
1.1.4.4 Phân phối sản phẩm ........................................................................................... 13
1.1.5 Các mối quan hệ và các dòng chảy trong chuỗi cung ứng ..................................14
1.1.5.1 Các mối quan hệ............................................................................................... 14
1.1.5.2 Các dòng chảy trong chuỗi cung ứng ................................................................ 15
SVTH: Trần Thị Huyền Trang

ii


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Phan Thị Thanh Thủy

1.2 Tổng quan về tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam ....................................18
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHUỖI CUNG ỨNG BẠCH TUỘC CẮT HẠT LỰU
ĐÔNG LẠNH CỦA XÍ NGHIỆP CHẾ BIẾN THỦY SẢN XUẤT KHẨU I ............20
2.1 Khái quát chung về Xí nghiệp Chế Biến Thủy Sản Xuất Khẩu I .......................... 20
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển ...........................................................................20
2.1.2 Cơ cấu tổ chức và bố trí nhân sự ..........................................................................21
2.1.3 Lĩnh vực hoạt động kinh doanh ...........................................................................24
2.1.4 Đặc điểm chung của nguyên liệu bạch tuộc ......................................................... 24
2.1.5 Các thiết bị máy móc chính trong Xí nghiệp........................................................24

2.1.6 Tình hình lao động của Xí nghiệp qua 3 năm (2013 – 2015) ............................... 25
2.1.7 Tình hình xuất khẩu thủy sản của Xí nghiệp qua 3 năm (2013-2015) .................28
2.1.8 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp qua 3 năm (2013 – 2015) ......29
2.1.9 Các yếu tố môi trường kinh doanh ảnh hưởng đến hoạt động của chuỗi cung ứng
bạch tuộc cắt hạt lựu đông lạnh tại Xí nghiệp ............................................................... 34
2.1.9.1 Các yếu tố vi mô ................................................................................................ 34
2.1.9.2 Các yếu tố vĩ mô ................................................................................................ 37
2.2 Thực trạng chuỗi cung ứng bạch tuộc cắt hạt lựu đông lạnh của Xí nghiệp ...........42
2.2.1 Kế hoạch thực hiện chuỗi cung ứng bạch tuộc cắt hạt lựu đông lạnh của Xí nghiệp 42
2.2.1.1 Nhiệm vụ đề ra .................................................................................................42
2.2.1.2.Phân tích quá trình lập kế hoạch của chuỗi cung ứng .......................................42
2.2.2 Mô hình chuỗi cung ứng bạch tuộc cắt hạt lựu đông lạnh của Xí nghiệp ............45
2.2.3 Phân tích khâu khai thác trong chuỗi cung ứng bạch tuộc cắt hạt lựu đông lạnh 48
2.2.3.1 Nhiệm vụ đặt ra .................................................................................................48
2.2.3.2 Phân tích quy trình khai thác bạch tuộc ............................................................ 48
2.3.4 Phân tích khâu thu mua trong chuỗi cung ứng bạch tuộc cắt hạt lựu đông lạnh
của Xí nghiệp .................................................................................................................56
2.3.4.1 Hoạt động thu mua nguyên liệu bạch tuộc của chủ vựa ....................................56
2.3.4.2 Hoạt động thu mua nguyên liệu bạch tuộc của Xí nghiệp ............................... 59
2.3.5 Phân tích khâu sản xuất, chế biến bạch tuộc cắt hạt lựu đông lạnh của Xí nghiệp......67
2.3.5.1 Nhiệm vụ đặt ra .................................................................................................67
2.3.5.2 Phân tích hoạt động sản xuất chế biến bạch tuộc cắt hạt lựu đông lạnh của Xí nghiệp ..67
SVTH: Trần Thị Huyền Trang

iii


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Phan Thị Thanh Thủy


2.3.6 Phân tích khâu phân phối và tiêu thụ sản phẩm ..................................................80
2.3.6.1Nhiệm vụ đặt ra ..................................................................................................80
2.3.6.2 Phân tích quy trình phân phối sản phẩm .......................................................... 80
2.4 Các dòng chảy của chuỗi cung ứng bạch tuộc cắt hạt lựu đông lạnh của Xí nghiệp......88
2.4.1 Dòng sản phẩm trong chuỗi cung ứng ..................................................................88
2.4.2 Dòng thông tin trong chuỗi cung ứng...................................................................90
2.4.3 Dòng tài chính trong chuỗi cung ứng ...................................................................91
2.5 Đánh giá ưu nhược điểm của chuỗi cung ứng bạch tuộc cắt hạt lựu đông lạnh của
Xí nghiệp .......................................................................................................................92
2.5.1 Ưu điểm ................................................................................................................93
2.5.1.1 Khai thác ............................................................................................................93
2.5.1.2 Chủ vựa..............................................................................................................93
2.5.1.3 Xí nghiệp ...........................................................................................................94
2.5.2 Nhược điểm ..........................................................................................................95
2.5.2.1 Khai thác ............................................................................................................95
2.5.2.2 Chủ vựa..............................................................................................................95
2.5.2.3 Xí nghiệp ...........................................................................................................96
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG BẠCH TUỘC CẮT
HẠT LỰU ĐÔNG LẠNH CỦA XÍ NGHIỆP CHẾ BIẾN THỦY SẢN XUẤT
KHẨU I ......................................................................................................................... 98
3.1 Cơ sở để xây dựng các giải pháp .............................................................................98
3.2.Các giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng ............................................................... 98
3.2.1 Giảm thời gian của toàn chuỗi cung ứng .............................................................. 98
3.2.2 Nâng cao chất lượng thành phẩm .......................................................................101
3.2.3 Tăng cường hợp tác, chia sẻ thông tin trong chuỗi cung ứng ............................103
3.2.4 Đẩy mạnh hoạt động quảng bá hình ảnh, phát triển thương hiệu sản phẩm của Xí
nghiệp nói riêng và toàn công ty nói chung ................................................................107
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................110
1. KẾT LUẬN .............................................................................................................110

2. KIẾN NGHỊ .............................................................................................................110
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................112
PHỤ LỤC

SVTH: Trần Thị Huyền Trang

iv


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Phan Thị Thanh Thủy

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
CBTSXKI

: Chế Biến Thủy Sản Xuất Khẩu I

DN

: Doanh nghiệp

HACCP

: Hệ thống phân tích mối nguy và Kiểm soát điểm tới hạn

ISO

: Tổ chức Quốc tế về tiêu chuẩn hóa


KCS

: Kiểm tra chất lượng sản phẩm

NN & PTNT

: Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

NK

: Nhập khẩu

NSLĐ

: Năng suất lao động

VASEP

: Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam

XN

: Xí nghiệp

XK

: Xuất khẩu

SVTH: Trần Thị Huyền Trang


v


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Phan Thị Thanh Thủy
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu bộ máy tổ chức của XN CBTSXKI .................................................21
Sơ đồ 2.2: Quy trình khai thác lưới kéo ........................................................................49
Sơ đồ 2.3: Quy trình hoạt động của chủ vựa .................................................................57
Sơ đồ 2.4: Quy trình thu mua nguyên liệu bạch tuộc nội địa ........................................61
Sơ đồ 2.5: Quy trình chế biến bạch tuộc cắt hạt lựu đông lạnh ....................................70
Sơ đồ 2.6: Quy trình xuất khẩu bạch tuộc cắt hạt lựu đông lạnh ..................................85

Biểu đồ 2.1: Doanh thu qua các năm 2013-2015 .......................................................... 30
Biểu đồ 2.2: Chi phí qua các năm 2013-2015 ............................................................... 31
Biểu đồ 2.3: Tình hình biến động giá thành 1 kg nguyên liệu bạch tuộc giai đoạn
2013 – 2015 ...................................................................................................... 64
Biểu đồ 2.4: Biến động giá thành sản xuất 1 kg sản phẩm bạch tuộc cắt hạt lựu đông
lạnh của XN giai đoạn 2013 – 2015 ..............................................................................72
Biểu đồ 2.5: Doanh thu xuất khẩu bạch tuộc cắt hạt lựu đông lạnh của XN giai đoạn
2013 – 2015 ...................................................................................................................84

Hình 1.1: Các dạng phân phối .......................................................................................13
Hình 1.2: Các mức độ quan hệ trong chuỗi cung .......................................................... 14
Hình 1.3: Dòng chảy trong chuỗi cung ứng ..................................................................15
Hình 1.4: Thông tin kết nối các bộ phận và thị trường .................................................16
Hình 2.1 : Mô hình chuỗi cung ứng bạch tuộc cắt hạt lựu đông lạnh của XN ..............45
Hình 2.2: Mô hình quản lý kho nguyên liệu bạch tuộc tại XN .....................................75


SVTH: Trần Thị Huyền Trang

vi


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Phan Thị Thanh Thủy
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Quy mô và cơ cấu lao động của XN giai đoạn 2013 – 2015 ........................26
Bảng 2.2: Cơ cấu thị trường xuất khẩu thủy sản giai đoạn 2013-2015 ......................... 28
Bảng 2.3: Tình hình sản xuất kinh doanh của XN qua 3 năm (2013 – 2015) ...............29
Bảng 2.4: Cơ cấu sử dụng nguyên liệu thủy sản trên địa bàn tỉnh BR – VT năm 201534
Bảng 2.5: Kế hoạch sản xuất bạch tuộc cắt hạt lựu đông lạnh của XN qua 3 năm
(2013 – 2015) ................................................................................................... 43
Bảng 2.6: Kết quả thực hiện kế hoạch trong 3 năm (2013 – 2015 ).............................. 44
Bảng 2.7: Chi tiết thu mua nguyên liệu bạch tuộc của Xí nghiệp trong 2 năm (2013 – 2014)... 47
Bảng 2.8: Định hướng khai thác bạch tuộc của cơ sở đánh bắt thủy sản ......................50
Bảng 2.9: Chi phí bình quân cho một chuyến khai thác bạch tuộc giai đoạn ...............52
2013 – 2015 ...................................................................................................................52
Bảng 2.10: Nguồn cung cấp thông tin về số lượng, chủng loại bạch tuộc khi khai thác....53
Bảng 2.11: Phương pháp bảo quản bạch tuộc tại hộ khai thác......................................54
Bảng 2.12: Sản phẩm khai thác bán cho đội ngũ thu mua của XN, chủ vựa theo
hợp đồng ........................................................................................................... 54
Bảng 2.13: Xí nghiệp và chủ vựa hỗ trợ tài chính, kỹ thuật cho hộ khai thác ..............55
Bảng 2.14: Các hiệp hội ngư dân tham gia ...................................................................56
Bảng 2.15: Thời gian, khoảng cách vận chuyển ........................................................... 63
Bảng 2.16: Giá thành 1kg nguyên liệu bạch tuộc thu mua từ chủ vựa giai đoạn

2013 – 2015 ...................................................................................................... 64
Bảng 2.17: Mối quan hệ của XN với chủ vựa và ngư dân khai thác ............................. 65
Bảng 2.18 : Xí nghiệp hỗ trợ tài chính và kỹ thuật cho chủ vựa ...................................66
Bảng 2.19: Đánh giá khả năng sản xuất bạch tuộc cắt hạt lựu đông lạnh của XN........68
Bảng 2.20: Thời gian lưu kho bình quân của nguyên liệu bạch tuộc ............................ 71
Bảng 2.21: Sản lượng thành phẩm bạch tuộc cắt hạt lựu đông lạnh của xí nghiệp giai
đoạn 2013 – 2015 ..........................................................................................................71
Bảng 2.22: Giá thành sản xuất 1 kg bạch tuộc cắt hạt lựu đông lạnh của Xí nghiệp giai
đoạn 2013-2015 .............................................................................................................72
SVTH: Trần Thị Huyền Trang

vii


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Phan Thị Thanh Thủy

Bảng 2.23: Hàm lượng dinh dưỡng của bạch tuộc trong mg/100g sản phẩm ăn được ........73
Bảng 2.24: Chỉ tiêu cảm quan của bạch tuộc thành phẩm ............................................73
Bảng 2.25: Chất lượng thành phẩm bạch tuộc cắt hạt lựu đông lạnh của XN ..............74
Bảng 2.26: Tỷ lệ phế phẩm bạch tuộc cắt hạt lựu của XN ............................................74
Bảng 2.27: Tồn kho nguyên liệu bạch tuộc của XN giai đoạn 2013 – 2015.................75
Bảng 2.28: Thời gian lưu kho bình quân của thành phẩm bạch tuộc của XN...............76
Bảng 2.29: Đánh giá điều kiện cơ sở hạ tầng của XN...................................................79
Bảng 2.30: Nhập khẩu bạch tuộc vào Nhật Bản quý I/2014 .........................................81
Bảng 2.31: Sản lượng xuất khẩu bạch tuộc cắt hạt lựu đông lạnh của XN giai đoạn
2013 – 2015 ...................................................................................................................82
Bảng 2.32: Giá thành xuất khẩu 1 kg bạch tuộc cắt hạt lựu đông lạnh của XN giai đoạn
2013 – 2015 ...................................................................................................................83

Bảng 2.33: Doanh thu xuất khẩu bạch tuộc cắt hạt lựu đông lạnh của XN giai đoạn
2013 – 2015 ...................................................................................................................83
Bảng 2.34: Xây dựng thương hiệu của XN ...................................................................87
Bảng 2.35: Ý nghĩa của việc xây dựng thương hiệu với XN ........................................88
Bảng 2.36: Tổng thời gian thực hiện chuỗi cung ứng bạch tuộc cắt hạt lựu đông
lạnh của XN.......................................................................................................... 89
Bảng 2.37: Giá bán bình quân 1 kg bạch tuộc cắt hạt lựu đông lạnh trong chuỗi cung
ứng giai đoạn 2013 – 2015 ............................................................................................ 91
Bảng 2.38: Lợi nhuận thu được từ hoạt động xuất khẩu bạch tuộc cắt hạt lựu đông lạnh
của XN giai đoạn 2013 – 2015 ......................................................................................92

SVTH: Trần Thị Huyền Trang

viii


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Phan Thị Thanh Thủy

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
TÊN ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG
ỨNG BẠCH TUỘC CẮT HẠT LỰU ĐÔNG LẠNH CỦA XÍ NGHIỆP CHẾ
BIẾN THỦY SẢN XUẤT KHẨU I TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
Đề tài đi sâu nghiên cứu công tác quá trình cung ứng bạch tuộc cắt hạt lựu đông
lạnh tại Xí nghiệp Chế Biến Thủy Sản Xuất Khẩu I (XN CBTSXKI) tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu (BR – VT). Hướng nghiên cứu chính của đề tài đó là tìm hiểu về thực trạng
chuỗi cung ứng, từ đó tìm ra giải pháp nhằm hoàn thiện lại chuỗi cung ứng của Xí
nghiệp (XN) trong thời gian tới.
Nhằm thực hiện mục tiêu nghiên cứu, đề tài đã tìm hiểu về hệ thống hóa cơ sở
khoa học của vấn đề nghiên cứu. Trong đó các khái niệm nhìn nhận qua nhiều góc độ,

và qua cách nhìn nhận của các nhà nghiên cứu khoa học trước đây. Đề tài sử dụng dữ
liệu của XN từ năm 2013 đến năm 2015 đó là các báo cáo về tài chính, báo cáo hoạt
động sản xuất kinh doanh, báo cáo kho nguyên liệu và kho thành phẩm, ngoài ra đề tài
sử dụng tài liệu là các giáo trình, một số nghiên cứu liên quan đến chuỗi cung ứng.
1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung của đề tài là: Tìm hiểu về thực trạng và đề xuất giải pháp nâng
cao hiệu quả chuỗi cung ứng bạch tuộc cắt hạt lựu đông lạnh của XN CBTSXKI tỉnh
BR – VT trong thời gian tới.
2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu như phân tích, so sánh, điều
tra thu thập dữ liệu sơ cấp và thứ cấp để phân tích đánh giá chuỗi cung ứng bạch tuộc
cắt hạt lựu đông lạnh của XN.
3. Kết quả nghiên cứu
Qua phân tích cho thấy: từ năm 2013 đến năm 2015 chuỗi cung ứng bạch tuộc
cắt hạt lựu đông lạnh của XN CBTSXKI đã có những chuyển biến tích cực so với
trước đây. Tuy nhiên, trong quá trình cung ứng còn tồn tại nhiều bất cập và chưa
được khai thác triệt để.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong học tập và nghiên cứu nhưng do trình độ và
thời gian có hạn nên đề tài chủ yếu dừng lại ở những đánh giá định tính về thực trạng
chuỗi cung ứng mặt hàng bạch tuộc cắt hạt lựu đông lạnh của XN. Tôi kính mong
nhận được sự góp ý chân thành của quý thầy cô cũng như bạn đọc quan tâm đến đề tài
này để bài báo cáo được hoàn thiện hơn nữa.

SVTH: Trần Thị Huyền Trang

ix


Khóa luận tốt nghiệp


GVHD: ThS. Phan Thị Thanh Thủy

PHẦN I. MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quá trình toàn cầu hóa và thương mại quốc tế đã và đang đặt ra cho các doanh
nghiệp (DN) Việt Nam nhiều cơ hội cũng như thách thức về việc kiểm soát dòng chảy
hàng hóa, thông tin và tài chính sao cho hiệu quả nhất. Hay nói cách khác, bất kỳ DN
nào cũng cần xây dựng cho mình một chuỗi cung ứng nhanh nhạy, sáng tạo với khả
năng thích ứng cao để có thể tồn tại và phát triển trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu
như hiện nay. Cung ứng hàng hóa là một trong những vấn đề nóng bỏng và cấp thiết
cho các DN trong cả nước nói chung và các địa phương nói riêng.
Hoàn thiện chuỗi cung ứng đóng vai trò quan trọng trong việc khai thác và chế
biến thủy sản. Chế biến thủy sản là một ngành có nhiều đặc thù riêng, yêu cầu cao về
chất lượng, phụ thuộc rất lớn vào các điều kiện tự nhiên và mùa vụ, nhà sản xuất gặp
nhiều khó khăn trong việc quản lý số lượng và chủng loại nguyên liệu phục vụ cho sản
xuất. Bên cạnh đó nguyên liệu cũng đòi hỏi yêu cầu bảo quản cao và thời gian bảo
quản ngắn. Để đáp ứng được nhu cầu ổn định của thị trường thì các DN cần xây dựng
và hoàn thiện chuỗi cung ứng hiệu quả. Vì nếu làm được điều đó, DN mới có thể đáp
ứng tốt nhu cầu của khách hàng về chất lượng sản phẩm, chủng loại đồng thời chủ
động về giá cả và giảm thiểu các chi phí, tăng doanh thu và lợi nhuận.
XN CBTSXKI hiện đang là một trong những XN có vai trò quan trọng trong chế
biến thủy sản, ngày càng khẳng định được vị thế trong ngành của mình trên địa bàn
tỉnh BR – VT. Trong đó, chế biến thành phẩm bạch tuộc đang được XN tập trung phát
triển trong thời gian qua. Xuất phát từ những thực tiễn trên, tôi đã tập trung nghiên cứu
một ví dụ điển hình là mô hình chuỗi cung ứng của XN CBTSXKI tỉnh BR – VT, để
có thể nhận biết và đánh giá tình hình chuỗi cung ứng của XN, từ đó có thể đưa ra các
ứng dụng nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng. Việc chọn đề tài: “Thực trạng và giải
pháp quản trị chuỗi cung ứng bạch tuộc cắt hạt lựu đông lạnh của Xí nghiệp Chế
Biến Thủy Sản Xuất Khẩu I tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu” làm đề tài nghiên cứu, với
mong muốn có thể đóng góp những giải pháp giúp cải thiện và nâng cao hiệu quả quản

trị chuỗi cung ứng bạch tuộc cắt hạt lựu đông lạnh nói riêng và toàn chuỗi cung ứng
SVTH: Trần Thị Huyền Trang

1


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Phan Thị Thanh Thủy

các loại thủy sản của XN nói chung, đồng thời góp phần đảm bảo sự phát triển bền
vững của XN, ngành chế biến thủy sản của toàn tỉnh BR – VT.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung: Mục tiêu nghiên cứu cốt lõi của đề tài là tập trung nghiên cứu
thực trạng chuỗi cung ứng, đồng thời đưa ra các giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng
của XN CBTSXKI tỉnh BR – VT.
Mục tiêu cụ thể:
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về chuỗi cung ứng.
- Phân tích thực trạng chuỗi cung ứng bạch tuộc cắt hạt lựu đông lạnh của XN.
- Xác định, đánh giá hiệu quả của các yếu tố trong chuỗi cung ứng.
- Lập luận và đưa ra các giải pháp phù hợp với thực tiễn tình hình nghiên cứu
nhằm giúp các DN trong ngành chế biến thủy sản có thể tham khảo và ứng dụng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Các đối tượng tham gia vào chuỗi cung ứng bạch tuộc
cắt hạt lựu đông lạnh của XN bao gồm: 1/khai thác, 2/thu mua, 3/sản xuất, 4/phân
phối, 5/thông tin, 6/tài chính.
Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi không gian: Đề tài thực hiện nghiên cứu tại XN CBTSXKI tỉnh BR – VT .
- Phạm vi thời gian: Đề tài thực hiện trong thời gian từ tháng 01 năm 2016 đến
tháng 05 năm 2016. Trong đó các thông tin số liệu thứ cấp được thu thập từ năm 2013

đến 2015. Thông tin sơ cấp được thu thập trong quá trình điều tra khảo sát lấy trong
năm 2016.
- Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung vào quá trình khai thác – thu mua – chế biến
– xuất khẩu sản phẩm bạch tuộc cắt hạt lựu đông lạnh của XN CBTSXKI tỉnh BRVT. Từ đó đề xuất các giải pháp chủ yếu để góp phần hoàn thiện chuỗi cung ứng bạch
tuộc cắt hạt lựu đông lạnh tại XN.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp định tính:
- Nghiên cứu sử dụng các số liệu thống kê thông qua thu thập số liệu sẵn có, tiến
hành lập bảng biểu, vẽ đồ thị, biểu đồ để dễ dàng so sánh và đánh giá nội dung cần tập
trung nghiên cứu
SVTH: Trần Thị Huyền Trang

2


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Phan Thị Thanh Thủy

- Sử dụng phương pháp suy diễn để lập luận và giải thích đặc điểm, thực trạng
chuỗi cung ứng bạch tuộc cắt hạt lựu đông lạnh thông qua các sơ đồ minh họa.
- Sử dụng phương pháp chuyên gia thông qua việc phỏng vấn, trao đổi với các
anh chị quản lý, những người có kinh nghiệm trong khai thác, chế biến bạch tuộc.
- Ứng dụng các lý thuyết, mô hình, công cụ vào thực tế
Phương pháp định lượng:
- Tài liệu sơ cấp: Thông tin sơ cấp được thu thập thông qua:
Điều tra chọn mẫu, phỏng vấn trực tiếp dùng. Theo đó, người nghiên cứu sẽ phát
phiếu điều tra đã được chuẩn bị và người trả lời sẽ đánh dấu vào đáp án mà họ cho là
phù hợp nhất.
+ Về địa bàn chọn mẫu:

Công ty Cổ phần Chế Biến Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản tỉnh BR – VT
(BASEAFOOD) bao gồm 6 Xí nghiệp và 1 chi nhánh công ty ở TP. HCM. Nghiên cứu về
chuỗi cung ứng bach tuộc cắt hạt lựu đông lạnh, đề tài chủ yếu tìm hiểu thông tin tại XN
CBTSXKI của công ty BASEAFOOD. Vì đây là XN chuyên sản xuất kinh doanh các mặt
hàng đông lạnh, trong đó có các mặt hàng chủ lực là: bạch tuộc các loại, mực ống, mực
nang, cá các loại, hải sản hỗn hợp…
+ Chọn mẫu điều tra: Chọn mẫu ngẫu nhiên, điều tra trong 30 ngày (từ ngày
1/3/2016 đến ngày 31/3/2016)
+ Phương pháp thu thập số liệu: Thu thập trực tiếp và thu thập gián tiếp
+ Phiếu điều tra: Có 4 loại phiếu điều tra, cụ thể gồm:
Phiếu số 01/KT: Phiếu khảo sát về khai thác bạch tuộc
Phiếu số 02/TM: Phiếu khảo sát về thu mua bạch tuộc
Phiếu số 03/CB: Phiếu khảo sát về sản xuất - chế biến nguyên liệu bạch tuộc.
Phiếu số 04/KTP: Phiếu khảo sát về kho thành phẩm
+ Tổng số phiếu điều tra từ ngày 1/3/2016 đến ngày 31/3/2016:

SVTH: Trần Thị Huyền Trang

3


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Phan Thị Thanh Thủy
Chia ra

Tổng số

XN


Văn phòng

Điều tra

CBTSXKI

công ty

ngoài

170

110

30

30

1. Phiếu số 01/KT

30

0

0

30

2. Phiếu số 02/TM


30

30

0

0

3. Phiếu số 03/CB

80

50

30

0

4. Phiếu số 04/KTP

30

30

0

0

Loại phiếu
Tổng số


phiếu

Chia ra

- Đề tài sử dụng những kỹ thuật thống kê mô tả trong phần mềm SPSS. Sử dụng
phần mềm Excel, SPSS trong việc thống kê, lập bảng biểu, tổng hợp số liệu.
5. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở khoa học về vấn đề nghiên cứu.
Chương 2: Thực trạng chuỗi cung ứng bạch tuộc cắt hạt lựu đông lạnh của Xí
nghiệp Chế Biến Thủy Sản Xuất Khẩu I.
Chương 3: Giải pháp quản trị chuỗi cung ứng bạch tuộc cắt hạt lựu đông lạnh của
Xí nghiệp Chế Biến Thủy Sản Xuất Khẩu I.

SVTH: Trần Thị Huyền Trang

4


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Phan Thị Thanh Thủy

PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Khái quát về chuỗi cung ứng
1.1.1 Khái niệm chuỗi cung ứng, quản trị chuỗi cung ứng
1.1.1.1 Khái niệm chuỗi cung ứng
Chuỗi cung ứng là một trong những khái niệm mang tính chất mới tại Việt Nam

trong những năm gần đây. Tuy nhiên, lý thuyết và ứng dụng của chuỗi cung ứng đã
được phát triển khá rộng rãi tại các nước phát triển như Mĩ, Anh, Pháp… Ngày nay,
chuỗi cung ứng ngày càng đóng vai trò quan trọng trong quá trình cạnh tranh và phát
triển của các DN nói riêng và nền kinh tế thế giới nói chung. Chuỗi cung ứng là một
công cụ hữu hiệu giúp các DN dễ dàng quản lý những dòng dịch chuyển nguyên vật
liệu, cách thức thiết kế và đóng gói sản phẩm và dịch vụ của nhà cung cấp, cách thức
vận chuyển và bảo quản sản phẩm hoàn thành và những điều mà người tiêu dùng hoặc
khách hàng cuối cùng thực sự yêu cầu, điều này góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh
và năng lực hoạt động của mỗi DN.
Khái niệm “chuỗi cung ứng” bắt đầu xuất hiện vào đầu những năm 1980 và trở
nên phổ biến trong những năm 1990, có nhiều quan điểm và định nghĩa khác nhau về
chuỗi cung ứng.
“Chuỗi cung ứng là sự liên kết các tổ chức nhằm đưa sản phẩm hay dịch vụ vào
thị trường” - “Fundaments of Logistics Management” của Lambert, Stock và Ellram
(1988, Boston MA: Irwin/McGraw-Hill, c.14).
“Chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các thành viên tham gia, một cách trực tiếp hay
gián tiếp, trong việc đáp ứng nhu cầu khách hàng” - “Supply chain management:
strategy, planning and operation” của Chopra Sunil and Pter Meindl (2001, Upper
Saddle Riverm NI: Prentice Hall c.1).
Chuỗi cung ứng bao gồm tất cả những vấn đề liên quan trực tiếp hay gián tiếp
nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Khách hàng là nhân tố quan trọng tiên quyết
của chuỗi cung ứng, mục đích then chốt của bất kỳ chuỗi cung ứng nào là nhằm thỏa

SVTH: Trần Thị Huyền Trang

5


Khóa luận tốt nghiệp


GVHD: ThS. Phan Thị Thanh Thủy

mãn nhu cầu khách hàng trong tiến trình tạo ra lợi nhuận cho chính DN. Các hoạt động
chuỗi cung ứng bắt đầu với đơn đặt hàng và kết thúc khi khách hàng thanh toán đơn
đặt hàng của họ.
Chuỗi cung ứng không chỉ bao gồm nhà sản xuất với nhà cung cấp, mà nó còn
bao gồm các công ty vận tải, nhà kho, nhà bán lẻ và các khách hàng.
Chuỗi cung ứng là một mạng lưới các phòng ban và sự lựa chọn phân phối nhằm
thực hiện chức năng thu mua nguyên vật liệu; biến đổi nguyên vật liệu thành bán thành
phẩm và thành phẩm; phân phối sản phẩm đến khách hàng cuối cùng.
1.1.1.2 Quản trị chuỗi cung ứng
“Quản trị chuỗi cung ứng là một mạng lưới các lựa chọn sản xuất và phân phối
nhằm thực hiện các chức năng thu mua nguyên vật liệu, chuyển đổi nguyên vật liệu
thành bán thành phẩm và thành phẩm, phân phối chúng cho khách hàng” - “An
introduction to supply chain management” Ganesham, Ran and Terry P.Harrison,
1995.
Có 5 lĩnh vực mà công ty có thể quyết định nhằm xác định năng lực của chuỗi
cung ứng: sản xuất, tồn kho, địa điểm, vận tải và thông tin. Các lĩnh vực này là tác
nhân thúc đẩy hiệu quả chuỗi cung ứng của công ty.
Một số biện pháp quản trị chuỗi cung ứng
Quản lý chuỗi cung ứng là quản lý những thành viên độc lập riêng lẻ với nhau.
Nó không đơn thuần là việc tổ chức các hoạt động thương mại giữa các thành viên mà
phải bắt đầu xây dựng các mối quan hệ bên trong (khách hàng bên trong) và các đối
tác bên ngoài phạm vi công ty.
Mỗi thành viên lúc này vừa là thành viên của DN vừa là thành viên của chuỗi
cung ứng bên ngoài, họ cần được đào tạo các kỹ năng cần thiết cho công việc.
Chọn lọc các thành viên trong chuỗi theo tiêu chí đã đề ra
Lập cơ sở dữ liệu lưu trữ thông tin của mọi thành viên trong chuỗi cũng như các
thành viên trong tương lai. Tài liệu cần được cập nhật kịp thời. Xây dựng hệ thống
thông tin để đảm bảo kiểm soát được mọi dòng chảy trong chuỗi cung ứng.

Thiết lập cơ chế vận hành chuỗi cung ứng phù hợp năng lực của các thành viên.
Cơ chế này phải bảo đảm một số nguyên tắc.
SVTH: Trần Thị Huyền Trang

6


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Phan Thị Thanh Thủy

+ Tạo được sự hợp tác đồng bộ, chủ động và tích cực của mọi thành viên.
+ Phân chia rõ vai trò, trách nhiệm và quyền lợi của các thành viên. Huy động
sức mạnh tập thể bằng những kế hoạch hoạt động giữa họ.
+ Duy trì những yếu tố là nguồn gốc liên kết của các thành viên trong chuỗi cung ứng.
1.1.2 Các giai đoạn phát triển của chuỗi cung ứng
Trước chiến tranh thế giới thứ hai, việc quản lý chuỗi cung ứng là ở con người và
giấy tờ để quản lý các quá trình riêng biệt với nhau, vì thế thông tin thường không liên
tục hoặc bị biến dạng ở trước và sau mỗi quá trình.
Trong chiến tranh thế giới thứ hai, dịch vụ hậu cần và kỹ thuật thông tin liên lạc
được tập trung nghiên cứu và ứng dụng để phục vụ chiến tranh, nó đã có những bước
phát triển vượt bậc.
Những năm 1960, phần mềm quản lý kho ra đời.
Năm 1965, cuộc cách mạng trong chuỗi cung ứng bắt đầu khi kỹ thuật hoạch
định nhu cầu vật tư (MRP) được đưa vào ứng dụng. Hệ thống này nối kết giữa sản
xuất và đặt hàng để bảo đảm nguồn nguyên liệu đang trong quá trình sản xuất và tồn
kho phù hợp với kế hoạch sản xuất thành phẩm.
Năm 1975, kỹ thuật hoạch định nguồn sản xuất được phát triển, nó liên kết các
chức năng trong hệ thống như quản lý nguồn nguyên liệu, lập kế hoạch sản xuất, kế
hoạch tài chính, kinh doanh.

Những năm 1990, chuỗi cung ứng có những bước phát triển nhảy vọt với sự hỗ
trợ của công nghệ thông tin. Những dòng sản phẩm phần mềm dựa trên “Lý thuyết
giới hạn” được ra đời và ứng dụng. Năm 1997, phần mềm này đã được sử dụng trên
Internet. Phần mềm hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) ra đời năm 1990 và
quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERM) ra đời năm 2000.
Chuỗi cung ứng có thêm những dạng mới như là B2B (sau đó là B2C, C2C…),
nó cho phép sự trao đổi giao dịch với nhau ở hai bên thị trường cung cấp và tiêu thụ,
nơi mà người mua và người bán có thể đàm phán giá cả và thự hiện những thương vụ
trực tuyến với nhau.

SVTH: Trần Thị Huyền Trang

7


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Phan Thị Thanh Thủy

1.1.3 Phân biệt chuỗi cung ứng và logistics
Logistics là một phần của trong chuỗi cung ứng bao gồm việc hoạch định, thực
hiện, kiểm soát việc vận chuyển và dự trữ hiệu quả hàng hóa, dịch vụ cũng như những
thông tin liên quan từ nơi xuất phát tới nơi tiêu thụ để đáp ứng yêu cầu khách hàng.
Hoạt động của quản trị logistics cơ bản bao gồm vận tải hàng hóa xuất và nhập,
quản lý đội tàu, kho bãi, nguyên vật liệu, thực hiện đơn hàng, thiết kế mạng lưới
logistics, tồn kho, hoạch định cung/cầu, nhà cung cấp dịch vụ thứ ba. Ở một số mức độ
khác nhau, các chức năng của logistics cũng bao gồm việc tìm nguồn đầu vào, hoạch
định sản xuất, đóng gói, dịch vụ khách hàng. Logistics là chức năng tổng hợp kết hợp
và tối ưu hóa tất cả các hoạt động logistics cũng như phối hợp logistics với các chức
năng khác như marketing, kinh doanh, sản xuất, tài chính, công nghệ thông tin…

Sự khác biệt giữa chuỗi cung ứng và logistics:
- Về tầm ảnh hưởng: Logistics có tầm ảnh hưởng ngắn hạn hoặc trung hạn, còn
chuỗi cung ứng có tầm ảnh hưởng dài hạn.
- Về mục tiêu: Logistics mong muốn đạt đến giảm chi phí nhưng tăng được chất lượng
dịch vụ còn chuỗi cung ứng lại đặt mục tiêu giảm được chi phí toàn thể dựa trên tăng cường
khả năng cộng tác và phối hợp, do đó tăng hiệu quả trên toàn bộ hoạt động logistics.
- Về công việc: Logistics bao gồm các hoạt động bao gồm vận tải, kho bãi, dự
báo, đơn hàng, giao nhận, dịch vụ khách hàng… Còn chuỗi cung ứng bao gồm tất cả
các hoạt động của logistics và nguồn cung cấp, sản xuất, hợp tác và phối hợp các đối
tác, khách hàng…
- Về phạm vi hoạt động: Logistics chủ yếu hoạt động bên trong DN còn chuỗi
cung ứng hoạt động cả bên trong lẫn bên ngoài.
1.1.4 Chức năng hoạt động của chuỗi cung ứng
1.1.4.1 Lập kế hoạch
Quá trình lập kế hoạch nhằm thực hiện việc cân bằng giữa nhu cầu của khách
hàng và cung cấp.
Việc lập kế hoạch được thực hiện trước tiên và thông qua tất cả các quá trình, từ
phân tích thông tin phản hồi về nhu cầu thị trường đến kiểm tra, đánh giá các nguồn
lực hiện có, dung lượng sản xuất, tồn kho, khả năng giao hàng.
SVTH: Trần Thị Huyền Trang

8


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Phan Thị Thanh Thủy

Đầu vào của việc lập kế hoạch là nguồn thông tin được cung cấp từ tiếp thị và
thông tin phản hồi từ các bộ phận khác. Kế hoạch được đánh giá là tốt khi cân đối

được cung cầu, tiếp cận mục tiêu, kết nối được các bộ phận. Kế hoạch phải chủ động
quản lý được các hoạt động khác, phát hiện và thu ngắn các khoảng cách giữa các bộ
phận, loại bỏ những công việc trùng lặp. Thông thường kế hoạch được biểu hiện dưới
dạng sản xuất chính. Theo đó, mọi bộ phận tự xác định và thi hành công việc của
mình. Chìa khóa để kế hoạch thành công là thông tin, chìa khóa để kiểm soát kế hoạch
cũng là thông tin. Có 3 dạng kế hoạch:
 Kế hoạch chiến lược: được hoạch định bởi các nhà quản lý cấp cao về mục
tiêu của công ty trong dài hạn, nó giúp định hướng các hoạt động của tổ chức.
 Kế hoạch chiến thuật: được hoạch định bởi các nhà quản lý cấp trung để triển
khai kế hoạch chiến lược thành những hoạt động cho các bộ phận (trung hạn).
 Kế hoạch tác nghiệp: là kế hoạch chi tiết được thiết lập và triển khai tại các bộ
phận cho công tác vận hành, thường có tính chất ngắn hạn.
Trong chuỗi cung ứng, kế hoạch nối kết hoạt động của các thành viên riêng
biệt nên phải cân nhắc việc đánh đổi giữa các mục tiêu. Vì vậy, nó cần linh hoạt để
ứng phó với sự thay đổi của nhu cầu thị trường, và có dự phòng những rủi ro bất chắc.
1.1.4.2 Quá trình thu mua
Là các quá trình liên quan tới việc thu mua nguyên liệu, hàng hóa theo kế hoạch
để cung cấp cho nhu cầu sản xuất hoặc bán hàng. Quá trình này được thực hiện tại
giao diện của mỗi lớp trong chuỗi cung ứng với lớp phía sau, nó được định hướng
bằng kế hoạch chung của chuỗi cung ứng và được thực hiện bởi bộ phận thu mua. Các
chức năng khác có thể kể đến là:
 Tổ chức xây dựng, điều phối hoạt động mạng lưới cung cấp và các hoạt động
vận chuyển bên trong (từ nhà cung cấp đến nhà máy và ngược lại).
 Tìm kiếm và lựa chọn các nhà cung cấp mới cũng như sàng lọc các nhà cung
cấp không đạt yêu cầu. Cấp chững nhận cho các nhà cung cấp đạt tiêu chuẩn.
 Kiểm soát nguồn nguyên liệu (thông qua kho và sản xuất). Bảo đảm chất
lượng nguồn hàng. Cung cấp thông tin kỹ thuật cần thiết cho các nhà cung cấp.
 Thực hiện đàm phán, thương thuyết để có được mứa giá có lợi nhất.
SVTH: Trần Thị Huyền Trang


9


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Phan Thị Thanh Thủy

 Thực hiện ký kết các hợp đồng với các nhà cung cấp. Đảm bảo thủ tục để bộ
phận kế toán có thể thực hiện việc chi trả cho các nhà cung cấp một cách thuận lợi.
Như vậy có thể thấy đây là bộ phận rất quan trọng, là mắt xích liên kết giữa công
ty và thị trường cung cấp.Một bô phận thu mua được đánh giá mạnh khi nó có thể tìm
được nguồn nguyên liệu hàng hóa rẻ, đạt chất lượng; đảm bảo cung cấp đầy đủ nguyên
vật liệu cho quá trình tiếp theo và xây dựng được mối quan hệ tốt với các nhà cung
cấp. Để thực hiện tốt chức năng của mình, bộ phận này phải phối hợp hoạt động chặt
chẽ với các bộ phận như kế hoạch, sản xuất, kỹ thuật, kế toán.
Chức năng tìm nguồn cung cấp được phân tích thành 3 quá trình:
 Tìm nguồn cung cấp cho dạng sản xuất tồn kho: Nhu cầu sản phẩm chưa biết
trước nên mức lưu kho bị dao động rất lớn , các nhà máy buộc phải tăng dự trữ để đối
phó với những đơn hàng đột xuất. Bộ phận thu mua thường vất vả trong việc thiết lập
các mối quan hệ dài hạn với các nhà cung cấp và phải xây dựng mạng lưới cung cấp
dự phòng để phòng tránh rủi ro.Để giảm gánh nặng tồn kho do hiệu ứng Bullwhip, yêu
cầu thông tin thị trường phải được chia sẻ trung thực tới nhà cung cấp.
 Tìm nguồn cung cấp cho dạng sản xuất theo đơn hàng: Nhu cầu được báo
trước, bộ phận thu mua để xây dựng các mối quan hệ dài hạn với nhà cung cấp, giúp
họ thiết lập quy trình theo những tiêu chuẩn yêu cầu. Bộ phận thu mua lựa chọn và
phân bổ các đơn hàng cho các nhà cung cấp khác nhau theo năng lực và giá cả của họ.
Hàng hóa được đặt theo đơn hàng, tỉ lệ thay đổi nhà cung cấp thường tương đối
thường thấp.
 Tìm nguồn cung cấp cho dạng thiết kế theo đơn hàng yêu cầu nguồn nguyên
liệu phong phú và các nhà cung cấp phải có năng lực thiết kế thực sự. Giá trị sản phẩm

thể hiện qua ý tưởng, thiết kế và cách thức thực hiện của họ. Bộ phận thu mua xây
dựng mối quan hệ rộng với các nhà cung cấp để đáp ứng nhu cầu đa dạng của sản
phẩm. Cơ hội cải tiến trong dạng sản xuất này rất lớn. Quá trình hợp tác phát triển sản
phẩm mới giúp các công ty thu ngắn khoảng cách giữa chúng và giúp phát hiện ra
những nhà cung cấp có tiềm năng.

SVTH: Trần Thị Huyền Trang

10



×