Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Đáp án gợi ý phần 1 cuộc thi tìm hiểu về bình đẳng giới, tiểu đề án II, và một số vấn đề liên quan đến công tác nữ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.29 KB, 6 trang )

ĐÁP ÁN GỢI Ý PHẦN I
CUỘC THI TÌM HIỂU VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI, TIỂU ĐỀ ÁN II, VÀ MỘT SỐ VẤN
ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC NỮ
Câu 1: Có bao nhiêu phụ nữ, hội viên phụ nữ, nữ thanh niên, nữ cán bộ, nữ công
chức, nữ viên chức, nữ công nhân được tuyên truyền đề án “Tuyên truyền, giáo dục phẩm
chất đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
(Giai đoạn 2010 – 2015)”?
Đáp án: Trên 70% phụ nữ và trên 95% hội viên phụ nữ, nữ thanh niên, nữ cán bộ, nữ công
chức, nữ viên chức, nữ công nhân được tuyên truyền, giáo dục về phẩm chất, đạo đức phụ
nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Câu 2: Việc rèn luyện phẩm chất đạo đức của phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ công
nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH-HĐH) đất nước có ý nghĩa gì?
Đáp án: Góp phần thể hiện vai trò làm vợ, làm mẹ của người phụ nữ, đồng thời khẳng định
vị thế của chị em trong gia đình, cộng đồng và xã hội.
Câu 3: ( có thể viết ngắn gọn lại) Để đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh CNH,
HĐH đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế; theo anh (chị) tiêu chí Người phụ nữ Việt Nam
“...năng động, sáng tạo, có lối sống văn hóa, có lòng nhân hậu” bao gồm những nội dung
gì?
Đáp án: Tiêu chí Người phụ nữ Việt Nam “…năng động, sáng tạo, có lối sống văn hóa, có
lòng nhân hậu” bao gồm những nội dung sau:
1. Năng động, sáng tạo
* Năng động, sáng tạo là gì?
-Năng động là luôn hoạt động và nhạy bén tìm mọi cách để có thể thực hiện tốt mục
đích đã định.
- Sáng tạo là tạo ra những giá trị mới về vật chất hoặc tinh thần. Tìm ra cái mới, giải
quyết cái mới, không bị gò bó, phụ thuộc vào cái đã có.
* Phụ nữ cần làm gì để trở thành người năng động, sáng tạo?
- Tích cực học tập, nghiên cứu, nâng cao kiến thức, rèn luyện tay nghề.
- Mạnh dạn áp dụng những kiến thức thu nhận được vào thực tiễn công việc và cuộc
sống hàng ngày; khắc phục tính tự ty, bảo thủ.
- Luôn có ý thức nghiên cứu, tìm tòi, cải tiến cách thức, phương pháp làm việc để


nâng năng suất, chất lượng, hiệu quả.
- Trao đổi và chia sẻ những tri thức, hiểu biết và kinh nghiệm trong công việc, cuộc
sống cho chị em, bạn bè, đồng nghiệp cùng tiến bộ.
- Rút kinh nghiệm từ thực tiễn cuộc sống, từ chính công việc của bản thân, đặc biệt là
từ những việc chưa thành công.
2. Có lối sống văn hóa
* Lối sống văn hoá là gì?
Là cách ứng xử, giao tiếp văn minh, lịch sự và phù hợp với phong tục, tập quán;
được thể hiện ở thái độ, hành vi, niềm tin và tình cảm.
* Phụ nữ cần làm gì để có lối sống văn hóa?
- Có ý thức học hỏi, tìm hiểu kiến thức về văn hóa dân tộc và những truyền thống tốt
đẹp của phụ nữ Việt Nam; tạo dựng hình ảnh, vẻ đẹp của con người Việt Nam, phụ nữ
Việt Nam.
- Luôn có ý thức trau dồi phẩm chất, đạo đức; điều chỉnh hành vi và cách ứng xử
theo chuẩn mực văn hóa cộng đồng; không xúc phạm danh dự và làm tổn hại đến mọi người
1


bằng các hành vi bạo lực dưới mọi hình thức; vận động thực hiện thúc đẩy bình đẳng giới để
tiến tới xóa bỏ định kiến giới trong xã hội.
- Có ý thức và động viên mọi người cùng có ý thức thực hiện nếp sống văn minh, gia
đình văn hóa, khối xóm văn hóa.
3. Có lòng nhân hậu
* Nhân hậu là gì?
Là lòng yêu thương con người, nhân ái, khoan dung, ăn ở có nghĩa có tình.
* Phụ nữ cần làm gì để trở thành một người có lòng nhân hậu?
- Luôn coi trọng tình làng nghĩa xóm, tình cảm bạn bè, đồng nghiệp; sống hòa mình
vào cộng đồng để cảm nhận, chia sẻ vui buồn cùng mọi người.
- Không kỳ thị, xa lánh những người mắc lầm lỗi, tạo cơ hội cho họ tái hòa nhập
cộng đồng trở về với cuộc sống đời thường

- Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo, từ thiện, tương thân tương ái
Câu 4: Phẩm chất đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ CNH-HĐH được Đoàn chủ tịch
TW Hội LHPN triển khai trong đoạn hiện nay là: Tự tin, Tự trọng,Trung hậu, đảm đang.
Bạn hiểu thế nào là Tự tin, Tự trọng,Trung hậu, đảm đang ?
Đáp án:
- Tự tin: Tin vào bản thân mình.
- Tự trọng: Coi trọng, giữ gìn phẩm cách, tư cách, danh dự của bản thân.
- Trung hậu: Trung thực, nhân hậu trong quan hệ ứng xử với mọi người.
- Đảm đang: Lo toan được công việc gia đình và làm tốt công việc xã hội.
Biểu hiện của các phẩm chất đạo đức: Tự tin, Tự trọng,Trung hậu, đảm đang.
Tự tin:
+ Năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm
+ Có chí tiến thủ, không ngại khó, ngại khó
+ Mạnh dạn bày tỏ quan điểm, chính kiến; dũng cảm bảo vệ lẽ phải. Tinh thần
tự lực cao
+ Khiêm tốn khi thành công
+ Bình tĩnh rút kinh nghiệm khi thất bại.
Tự trọng: Tôn trọng, tự giác chấp hành pháp luật, các quy định, quy chế, nội quy;
các chuẩn mực đạo đức, quy tắc ứng xử được xã hội thừa nhận.
+ Có ý chí, nghị lực vươn lên trong cuộc sống;
+ Nói đi đôi với làm, nói ít làm nhiều
+ Tôn trọng người khác
Trung hậu:
+ Trung thành (với Tổ quốc, nhân dân)
+ Trung thực, ngay thẳng, không tham lam, vụ lợi
+ Công tâm, khách quan, không hẹp hòi, đố kỵ
+ Sống tình nghĩa, thủy chung; có tình yêu thương chân chính
+ Giàu đức hy sinh; hiểu rõ mục đích và chấp nhận hy sinh một cách tự giác
Đảm đang:
+Quán xuyến công việc gia đình tốt và biết cách chia sẻ với sự tham gia tích

cực của các thành viên.
+ Chăm chỉ, sáng tạo trong lao động, tạo thu nhập ổn định

2


+ Chi tiêu hợp lý, có kế hoạch, phù hợp điều kiện kinh tế gia đình, thực hành
tiết kiệm;
+ Tích cực tham gia hoạt động xã hội; hoàn thành tốt mọi công việc được
phân công đảm nhiệm.
+ Chủ động sắp xếp thời gian nghỉ ngơi, học tập, chăm sóc bản thân
Bốn phẩm chất Tự trọng - Tự tin - Đảm đang - Trung hậu có mối quan hệ hữu cơ với
nhau, hòa quyện với nhau; phẩm chất này là tiền đề, điều kiện, cơ sở, kết quả của phẩm
chất kia và ngược lại.
+ Xuất phát từ lòng tự trọng mà cần phải rèn luyện để thể tự tin, cần phải sống
sống trung thực, nhân ái.
+ Tự tin mới có đủ bản lĩnh thể hiện lòng tự trọng, sự trung thực, thẳng thắn; tự
tin mới có đủ năng lực để thể hiện sự đảm đang trong gia đình và đảm đang công việc xã
hội.
+ Xuất phát từ tình cảm yêu thương dành cho những người thân trong gia đình,
xuất phát từ lòng chung thủy với chồng, sự hiếu thảo với bố mẹ... (nội dung phẩm chất
trung hậu ), người phụ nữ không quản vất vả, khó nhọc, có thể toàn tâm toàn ý lo toan,
đảm đang công việc gia đình mà không hề tính toán thiệt hơn.
+ Ngược lại, chính sự đảm đang ấy sẽ góp phần thể hiện một cách đầy đủ nhất,
sinh động nhất vẻ đẹp của lòng nhân hậu ở người phụ nữ.
+ Cả 4 phẩm chất “Tự trọng - Tự tin - Đảm đang - Trung hậu” được kết tinh từ
những phẩm chất đạo đức truyền thống tốt đẹp, cần được phát huy mạnh mẽ trong thời
kỳ CNH, HĐH và hội nhập quốc tế.
Để có được các phẩm chất đạo đức: Tự tin- Tự trọng - Trung hậu- đảm đang, chúng ta
cần:

a. Nhận thức đúng, đầy đủ về 4 phẩm chất và sự cần thiết phải rèn luyện để có được
những phẩm chất đó.
b. Nhìn nhận rõ những yếu tố cản trở để khắc phục
c. Ý thức đúng về vai trò phụ nữ, giá trị bản thân, trách nhiệm xã hội
d. Không ngừng học tập và rèn luyện bản thân
đ. Tác động tới những người xung quanh
Câu 5: “Đảng và Chính phủ cần phải có kế hoạch thiết thực để bồi dưỡng, cất nhắc
và giúp đỡ để ngày càng có nhiều phụ nữ phụ trách mọi công việc, kể cả công việc lãnh
đạo. Bản thân phụ nữ thì phải cố gắng vươn lên. Đó là một cuộc cách mạng đưa đến quyền
bình đẳng thật sự cho phụ nữ” nội dung này thể hiện trong văn bản nào của Bác Hồ.
Đáp án: Trong Di chúc của Bác
(Hồ Chí Minh toàn tập ( 1997, tập 12, NXB Chính trị quốc gia, trang 504)
Câu 6: Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy
mạnh CNH-HĐH đất nước đã đề ra giải pháp phấn đấu đến năm 2020, tỷ lệ cán bộ nữ tham
gia cấp ủy đảng các cấp đạt bao nhiêu ?
Đáp án: 25% trở lên
(Nghị quyết số 11-NQ/TW về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất
nước)
Câu 7: Nêu quan điểm thứ 3 và thứ 4 trong Nghị quyết 11-NQ/TW ngày 27/4/2007
của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước.
Đáp án:

3


- Xây dựng, phát triển vững chắc đội ngũ cán bộ nữ tương xứng với vai trò to lớn của
phụ nữ là yêu cầu khách quan, là nội dung quan trọng trong chiến lược công tác cán bộ của
Ðảng.
- Công tác phụ nữ là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội và từng

gia đình. Trong đó, hạt nhân lãnh đạo là các cấp ủy đảng, trách nhiệm trực tiếp và chủ yếu
là cơ quan quản lý nhà nước các cấp, vai trò chủ thể là phụ nữ mà nòng cốt là các cấp Hội
Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.
Câu 8: “Phụ nữ gặp nhiều khó khăn thách thức khi thực hiện vai trò người mẹ,
người thầy đầu tiên của con người trong điều kiện xã hội và gia đình Việt Nam có nhiều
thay đổi. Phẩm chất, đạo đức và một số giá trị truyền thống tốt đẹp có phần bị mai một, lối
sống thực dụng có xu hướng phát triển trong một bộ phận phụ nữ ”. Nhận định trên được
nêu trong văn bản nào?
Đáp án: Nghị quyết 11-NQ/TW ngày 27/4/2007 của Bộ Chính trị về “Công tác phụ nữ thời
kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.
Câu 9: Nêu mục tiêu 4 “ Thu hẹp khoảng cách giới trong đào tạo sau đại học” trong
Kế hoạch hành động về bình đẳng giới của ngành giáo dục giai đoạn 2012 -2015 ( Phê
duyệt kèm theo Quyết định số 970/QĐ-BGDĐT ngày 9/3/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục
và Đào tạo)
Đáp án:
Chỉ tiêu 1: Tỷ lệ nữ thạc sĩ đạt ít nhất 40% trong tổng số thạc sĩ;
Chỉ tiêu 2: Tỷ lệ nữ tiến sĩ đạt ít nhất 20% trong tổng số tiến sĩ.
Câu 10: Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới tỉnh Phú Yên giai
đoạn 2011 -2020 ( ban hành kèm theo Quyết định số 1040/QĐ-UBND, ngày 1/7/2011 của
UBND Tỉnh), nêu giải pháp thứ nhất trong nhóm giải pháp thực hiện mục tiêu 3.
Đáp án: Đưa nội dung về bình đẳng giới vào giảng dạy trong hệ thống giáo dục quốc dân,
đặc biệt ở các cấp trung học phổ thông, trung học cơ sở và tiểu học. Đưa nội dung về giới
vào các chương trình bồi dưỡng về quản lý nhà nước, đào tạo về cao cấp lý luận chính trị
nhằm nâng cao nhận thức cho đội ngũ lãnh đạo chủ chốt.
Câu 11: Điều 4 Luật Bình đẳng giới qui định mục tiêu bình đẳng giới là gì?
Đáp án: Theo Điều 4 Luật bình đẳng giới qui định:
Mục tiêu bình đẳng giới là xoá bỏ phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội như nhau cho
nam và nữ trong phát triển kinh tế – xã hội và phát triển nguồn nhân lực, tiến tới bình đẳng
giới thực chất giữa nam, nữ và thiết lập, củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam, nữ trong
mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.

Câu 12: Nguyên tắc bình đẳng giới được pháp luật quy định như thế nào?
Đáp án: Theo Điều 6 Luật bình đẳng giới qui định các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới
như sau:
1. Nam, nữ bình đẳng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.
2. Nam, nữ không bị phân biệt đối xử về giới.
3. Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới không bị coi là phân biệt đối xử về giới.
4. Chính sách bảo vệ và hỗ trợ người mẹ không bị coi là phân biệt đối xử về giới.
5. Bảo đảm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng và thực thi pháp luật.
6. Thực hiện bình đẳng giới là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân.
Câu 13: Điều 7 Luật bình đẳng giới qui định các chính sách của Nhà nước về bình
đẳng giới như thế nào?
Đáp án: Theo Điều 7 Luật bình đẳng giới qui định:

4


1. Bảo đảm bình đẳng giới trong mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và
gia đình; hỗ trợ và tạo điều kiện cho nam, nữ phát huy khả năng, có cơ hội như nhau để
tham gia vào quá trình phát triển và thụ hưởng thành quả của sự phát triển.
2. Bảo vệ, hỗ trợ người mẹ khi mang thai, sinh con và nuôi con nhỏ; tạo điều kiện để
nam, nữ chia sẻ công việc gia đình.
3. Áp dụng những biện pháp thích hợp để xoá bỏ phong tục, tập quán lạc hậu cản trở
thực hiện mục tiêu bình đẳng giới.
4. Khuyến khích cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân tham gia các hoạt động thúc đẩy
bình đẳng giới.
5. Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới tại vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc
thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế ? xã hội đặc biệt khó khăn; hỗ trợ những điều kiện cần
thiếtđể nâng chỉ số phát triển giới đối với các ngành, lĩnh vực và địa phương mà chỉ số phát
triển giới thấp hơn mức trung bình của cả nước.
Câu 14: Luật bình đẳng giới quy định thế nào về bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo

dục và đào tạo?
Đáp án: Theo Điều 14 Luật bình đẳng giới qui định:
1. Nam, nữ bình đẳng về độ tuổi đi học, đào tạo, bồi dưỡng.
2. Nam, nữ bình đẳng trong việc lựa chọn ngành, nghề học tập, đào tạo.
3. Nam, nữ bình đẳng trong việc tiếp cận và hưởng thụ các chính sách về giáo dục,
đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.
4. Nữ cán bộ, công chức, viên chức khi tham gia đào tạo, bồi dưỡng mang theo con
dưới ba mươi sáu tháng tuổi được hỗ trợ theo quy định của Chính phủ.
5. Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo bao gồm:
a) Quy định tỷ lệ nam, nữ tham gia học tập, đào tạo;
b) Lao động nữ khu vực nông thôn được hỗ trợ dạy nghề theo quy định của
pháp luật.
Câu 15: Luật bình đẳng giới quy định thế nào về bình đẳng giới trong gia đình?
Đáp án: Theo Điều 18 Luật bình đẳng giới qui định:
1. Vợ, chồng bình đẳng với nhautrong quan hệ dân sự và các quan hệ khác liên quan
đến hôn nhân và gia đình.
2. Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung, bình đẳng
trong sử dụng nguồn thu nhập chung của vợ chồng và quyết định các nguồn lực trong gia
đình.
3. Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong việcbàn bạc, quyết định lựa chọn và sử dụng
biện pháp kế hoạch hoá gia đình phù hợp; sử dụng thời gian nghỉ chăm sóc con ốm theo quy
định của pháp luật.
4. Con trai, con gái được gia đình chăm sóc, giáo dục và tạo điều kiện như nhau để
học tập, lao động, vui chơi, giải trí và phát triển.
5. Các thành viên nam, nữ trong gia đình có trách nhiệm chia sẻ công việc gia đình.
Câu 16: Nêu các nội dung của Phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” do
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phát động? Liên hệ thực tế ở đơn vị ban đang công
tác?
Gợi ý trả lời: Các nội dung của Phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”
do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phát động:

- Thi đua lao động và công tác giỏi, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao với năng
suất, chất lượng và hiệu quả.

5


- Tích cực học tập nâng cao trình độ về mọi mặt, giỏi chuyên môn nghiệp vụ tay
nghề, đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển kinh tế đất nước.
- Tổ chức tốt cuộc sống gia đình, nuôi dạy con ngoan học giỏi, thực hiện tốt chính
sách Dân số- Kế hoạch hóa gia đình và xây dựng tình yêu lành mạnh, xây dựng gia đình no
ấm, bình đẳng, hạnh phúc, tiến bộ. Tích cực tham gia phòng chống các tệ nạn xã hội và
HIV/AIDS.
- Tích cực tham gia các hoạt động xã hội, quan tâm đến lợi ích cộng đồng.

Lưu ý:
Phần I: phần thi kiến thức
a) Người tham gia dự thi phải trả lời 16 câu hỏi về kiến thức của Luật Bình đẳng
giới, Tiểu Đề án II và một số văn bản liên quan đến công tác nữ. Câu hỏi về thi kiến thức
được gửi kèm theo Thể lệ Cuộc thi.
b) Hình thức bài thi kiến thức phải được viết tay trên khổ giấy A4 có kẽ ngang (tuyệt
đối không đánh máy vi tính).
Phần II: Phần thi viết:
a) Người tham gia dự thi viết một bài với chủ đề về “Gương nữ cán bộ, công chức,
viên chức điển hình” của đơn vị mình hoặc ở một đơn vị khác mà mình biết, đang làm việc
hoặc vừa nghỉ hưu (nên viết về người thật, việc thật, không hư cấu).
b) Hình thức bài viết phải được đánh máy vi tính trên giấy A4, độ dài từ 2 trang đến
dưới quá 4 trang, cỡ chữ 14, phong chữ Times New Roman, trình bày bài viết đúng theo
Thông tư 01/2011/TT-BNV ngày 19/01/2011.

6




×