Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Suy luận logíc và vai trò của nó trong các giai đoạn tố tụng hình sự ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (485.41 KB, 15 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

ĐINH THỊ NGA

SUY LUẬN LOGIC VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ
TRONG CÁC GIAI ĐOẠN TỐ TỤNG HÌNH SỰ
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Triết học
Mã số: 60 22 03 01

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Anh Tuấn

Hà Nội - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các nội
dung nêu trong luận văn là kết quả làm việc của bản thân và chưa được công
bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Hà Nội, tháng 09 năm 2016
Tác giả luận văn

Đinh Thị Nga


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................... 1


2. Tổng quan tình hình nghiên cứu .............................................................. 5
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................... 7
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu................................................ 8
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 8
6. Đóng góp của luận văn ............................................................................ 8
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn ................................................. 8
8. Kết cấu của luận văn ............................................................................... 8
Chƣơng 1. SỰ RA ĐỜI VÀ NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA SUY
LUẬN LOGIC ........................................... Error! Bookmark not defined.
1.1. Sự ra đời và phát triển của suy luận logicError!

Bookmark

not

defined.
1.1.1 Sự ra đời và phát triển của suy luận logic trong triết học Hy Lạp cổ đại
................................................................... Error! Bookmark not defined.
1.1.2. Sự phát triển của suy luận logic trong logic học phương Tây cận đại
................................................................... Error! Bookmark not defined.
1.2. Nội dung cơ bản của lý thuyết suy luận logicError! Bookmark not
defined.
1.2.1. Định nghĩa và cấu tạo của suy luận logicError!

Bookmark

not

defined.
1.2.2. Phân loại suy luận logic ..................... Error! Bookmark not defined.

Tiểu kết chƣơng 1 ...................................... Error! Bookmark not defined.
Chƣơng 2. VAI TRÒ CỦA SUY LUẬN LOGIC TRONG CÁC GIAI
ĐOẠN TỐ TỤNG HÌNH SỰ ..................... Error! Bookmark not defined.
2.1 Tố tụng hình sự và các giai đoạn tố tụng hình sựError! Bookmark not
defined.


2.1 1. Khái niệm tố tụng hình sự ................... Error! Bookmark not defined.
2.1.2. Các giai đoạn tố tụng hình sự ............. Error! Bookmark not defined.
2.2. Vai trò của suy luận logic trong giai đoạn khởi tốError!

Bookmark

not defined.
2.2.1. Khái niệm, bản chất pháp lí và vai trò của khởi tố vụ án hình sự.......Error!
Bookmark not defined.
2.2.2. Sự thể hiện vai trò suy luận logic trong khởi tố vụ án hình sự .....Error!
Bookmark not defined.
2.3. Vai trò của suy luận logic trong giai đoạn điều traError! Bookmark
not defined.
2.3.1. Khái niệm, bản chất pháp lí và vai trò của điều tra vụ án hình sự....Error!
Bookmark not defined.
2.3.2. Sự thể hiện vai trò suy luận logic trong điều tra vụ án hình sự.....Error!
Bookmark not defined.
2.4. Vai trò của suy luận logic trong giai đoạn truy tố, xét xử ..........Error!
Bookmark not defined.
2.4.1. Khái niệm, bản chất pháp lí và vai trò của truy tố, xét xử vụ án hình sự
................................................................... Error! Bookmark not defined.
2.4.2. Sự thể hiện vai trò suy luận logic trong truy tố, xét xử vụ án hình sựError!
Bookmark not defined.

Tiểu kết chƣơng 2 ....................................... Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN ................................................ Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 9


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong logic học hình thức, suy luận được coi là một trong những hình
thức cơ bản của tư duy, đồng thời cũng là một thao tác tư duy quan trọng mà
nhờ đó con người có thể rút ra được những tri thức mới từ những tri thức đã
biết. Bởi thế, hầu hết các tri thức mà nhân loại có được là nhờ vào con đường
suy luận.
Ngày nay, khoa học và công nghệ hiện đại càng phát triển bao nhiêu thì
nhu cầu khám phá và nhận thức của con người về thế giới càng lớn và trở nên
cấp thiết bấy nhiêu. Trong đó, những tri thức trực tiếp là kết quả của quá trình
nhận thức cảm tính nhờ các giác quan của con người đem lại đang chiếm một
vị trí đáng kể trong tổng số tri thức của loài người. Tuy nhiên, còn xa và còn
rất lâu con người mới biết và giải thích được tất cả mọi thứ trong thế giới này
một cách trực tiếp nhờ các giác quan. Do vậy, bất cứ thứ gì, ở đâu và khi
nào… những nơi mà giác quan thông thường của con người bất lực thì không
gì có thể thay thế được vai trò của suy luận logic. Vì suy luận logic là một
trong hình thức cơ bản quan trọng của tư duy, nó cho phép con người có khả
năng chiếm lĩnh những tri thức mới một cách gián tiếp, nghĩa là những tri
thức mà con người không thể nhận được theo con đường nhận thức thẳng tắp,
trực tiếp. Suy luận logic giúp cho con người nhận được những tri thức mới
một cách trung gian từ những tri thức đã biết dựa trên cơ sở logic nhất định để
rút ra những tri thức mới đáng tin cậy.
Suy luận logic có vai trò vô cùng quan trọng trong tư duy khoa học và
nó có mặt trong mọi hoạt động của đời sống xã hội. Một mặt, suy luận logic
được dùng như là phương thức nhận thức quá khứ, những điều đã xảy ra và đã

không còn có thể quan sát trực tiếp được nữa. Mặt khác, suy luận logic cũng
càng quan trọng hơn để hiểu tương lai, dự báo, phỏng đoán về những điều vốn
dĩ chưa xảy ra trên cơ sở của những kết luận xác định về quá khứ và hiện tại.
1


Trong lĩnh vực tư pháp, đặc biệt là trong hoạt động tố tụng hình sự, suy
luận logic lại càng đóng một vai trò quan trọng và cần thiết hơn hết. Bởi lẽ, tố
tụng hình sự hay quá trình giải quyết vụ án hình sự thường phải trải qua nhiều
giai đoạn khác nhau như: khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, do ba cơ quan có
thẩm quyền tiến hành tố tụng là: cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án.
Hơn nữa, ở bất cứ một giai đoạn nào của quá trình giải quyết vụ án hình sự
cũng đều cần sử dụng đến suy luận logic để đưa ra những phán đoán mới,
những kết luận xác định, những quyết định chính xác, kịp thời trên cơ sở tiền
đề là những căn cứ pháp lý do luật định và những chứng cứ, bằng chứng dấu
vết, hành vi phạm tội được thu thập một cách cẩn thận, xác thực trong quá
trình điều tra, phá án. Như vậy, suy luận là một hình thức đồng thời cũng là
một thao tác tư duy logic tối cần thiết, quan trọng và không thể thiếu được
trong các giai đoạn của quá trình tố tụng hình sự.
Hơn nữa, trong quá trình điều tra, xét xử vụ án hình sự không phải lúc
nào chứng cứ, hành vi phạm tội của tội phạm cũng rõ ràng, phơi bày trước
mắt các nhà điều tra. Bởi lẽ, những hành vi phạm tội của kẻ gây án, diễn biến
quá trình của vụ án hình sự đều là những gì đã xảy ra trong quá khứ, với
nhiều góc khuất và tình tiết, quanh co, phức tạp và không còn có thể quan sát
trực tiếp được nữa. Do vậy, muốn có kết luận điều tra chính xác, những quyết
định đúng đắn, kịp thời và xét xử vụ án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật
thì nhất thiết phải sử dụng đến suy luận logic trong trong quá trình điều tra,
xét xử. Không chỉ có thế, mà còn phải cân nhắc thận trọng để sử dụng suy
luận logic như thế nào cho đúng, cho thuyết phục để đạt hiệu quả cao nhất,
buộc kẻ vi phạm pháp luật phải “tâm phục, khẩu phục” cúi đầu nhận tội. Vì

vậy, vấn đề đặt ra là cần phải có những nghiên cứu tỉ mỉ cả về mặt lý luận lẫn
thực tiễn về vai trò của suy luận logic trong các giai đoạn của quá trình giải
quyết vụ án hình sự hay tố tụng hình sự.
2


Việc nghiên cứu để chỉ ra vai trò của suy luận logic trong các giai đoạn
khác nhau của tố tụng hình sự là rất cần thiết, có một ý nghĩa vô cùng quan
trọng và cũng chẳng dễ dàng. Bởi lẽ, việc làm này nếu đúng đắn, khoa học thì
sẽ góp phần thúc đẩy nhanh tiến độ điều tra, rút ngắn thời gian phá án, tìm ra
thủ phạm một cách nhanh nhất có thể, qua đó góp phần nâng cao chất lượng
và hiệu quả của hoạt động tố tụng hình sự.
Ở Việt Nam, trong thời gian gần đây liên tục xuất hiện những vụ án oan
và sai gây hoang mang trong dư luận và bất bình trong nhân dân. Án hình sự
mà bị oan, sai là vấn đề rất nghiêm trọng, xâm phạm rất lớn đến quyền con
người, quyền công dân, đến công bằng xã hội và niềm tin của người dân vào
công lý, vào luật pháp. Oan, sai trong tố tụng hình sự dù ở mức độ nào đi
chăng nữa cũng đều dẫn đến những hậu quả tiêu cực, không lường đối với cá
nhân, gia đình, xã hội và nhà nước. Qua các vụ án oan, sai một đặc điểm
chung rất dễ nhận thấy là luôn có những vi phạm tố tụng nghiêm trọng trong
quá trình tiến hành tố tụng, mà nguyên nhân chủ yếu là do đưa ra những kết
luận, phán quyết một cách vội vàng về vụ án. Hoặc là do xuất phát từ những
bằng chứng, chứng cứ, tài liệu không chân thực để rút ra kết luận phiến diện
về vụ án hoặc là do sự truy xét, sự áp đặt mang tính chất thành kiến, chủ quan
của những người tiến hành tố tụng vì những mục đích riêng tư, cá nhân… Xét
cho tới cùng thì những điều này cũng là hệ quả của việc chưa ý thức hết được
vai trò và tầm quan trọng của tư duy logic nói chung và nhất là của suy luận
logic nói riêng trong các giai đoạn của tố tụng hình sự. Do đó, người sử dụng
suy luận logic trong các giai đoạn tố tụng chưa đúng đắn, chưa khách quan và
chưa thực sự công tâm.

Điều 1 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 xác định, một trong những
mục đích của Bộ luật là xử lý nghiêm minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội,
không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội. Đó cũng chính là cái đích
đến cuối cùng mà công cuộc cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay hướng tới
3


trong quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật và tư pháp nhằm bảo vệ quyền
con người và công lý. Vì vậy, việc chỉ ra vai trò suy luận logic trong các giai
đoạn khác nhau của tố tụng hình sự một cách đúng đắn còn góp phần đảm bảo
cho cả quá trình tố tụng hình sự diễn ra minh bạch, chính xác, xét xử đúng
người, đúng tội, tuân thủ đúng qui định pháp luật. Nhờ đó có thể tránh được
“oan” và “sai” trong quá trình tố tụng hình sự và góp phần thúc đẩy quá trình
cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay.
Hiện nay, tình hình tội phạm hình sự cùng với các tệ nạn xã hội ở Việt
Nam đang có chiều hướng ngày càng gia tăng về số lượng lẫn tính chất nguy
hiểm của nó, các vụ án hình sự đều có diễn biến hết sức phức tạp đã và đang
gây ra những hậu quả nghiêm trọng nhiều mặt cho cá nhân, gia đình và xã
hội. Nguyên nhân của tình trạng trên, một phần là do các yếu tố khách quan,
như tác động của những vấn đề xã hội phức tạp nảy sinh trong cơ chế nền
kinh tế thị trường, quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế; sự xuống cấp
về đạo đức xã hội, lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền, cách làm ăn chụp
giật luôn chạy theo lợi nhuận... nhưng chủ yếu vẫn là do những hạn chế,
những yếu kém trong công tác đấu tranh phòng và chống tội phạm nói chung
và quá trình tố tụng hình sự nói riêng. Vì vậy, để nâng cao chất lượng, hiệu
quả và đồng thời có thể khắc phục được những hạn chế, yếu kém của công tác
phòng và chống tội phạm thì việc chỉ ra vai trò của suy luận logic cũng như
yêu cầu nắm vững suy luận logic và sử dụng chính xác và sáng tạo suy luận
logic trong các giai đoạn của tố tụng hình sự là điều thiết thực nên làm.
Vì những lý do trên và đồng thời muốn trình bày, phân tích rõ hơn

những nội dung cơ bản của suy luận logic, để từ đó có thể chỉ ra vai trò, sự
cần thiết của suy luận logic trong các giai đoạn tố tụng hình sự, nên tôi quyết
định chọn vấn đề Suy luận logic và vai trò của nó trong các giai đoạn tố
tụng hình sự ở Việt Nam hiện nay làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.
4


2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Có thể thấy lý thuyết về suy luận logic không có gì là mới lạ đối với
chúng ta, nó đã được bàn tới khá nhiều trong các công trình, tài liệu logic học
của các tác giả, các chuyên gia, các nhà giáo đầu ngành ở Việt Nam như:
Nguyễn Đức Dân [4], Vương Tất Đạt [7], Phạm Đình Nghiệm [15], Bùi
Thanh Quất [17], Nguyễn Gia Thơ [21], Nguyễn Thúy Vân, Nguyễn Anh
Tuấn [31], Vũ Văn Viên [32],... Trong những tài liệu, giáo trình này, các tác
giả đã trình bày, phân tích khá đầy đủ và sâu sắc về những vấn đề của logic
hình thức cũng như những nội dung cơ bản của suy luận logic. Hầu hết các
tác giả đều thống nhất quan điểm về những vấn đề cơ bản của suy luận cũng
như vai trò của suy luận đối với khoa học và đời sống, coi đó là nội dung
trọng tậm khi nghiên cứu logic học. Tuy nhiên, ở một vài điểm không căn bản
thì giữa các tài liệu của các tác giả lại có chỗ chưa thống nhất với nhau. Đáng
chú ý hơn cả là cuốn giáo trình của tác giả Phạm Đình Nghiệm [15], khi quan
niệm về cấu tạo của suy luận, tác giả cho rằng: suy luận gồm có hai thành
phần là tiền đề và kết luận, trong khi đó phần lớn các tác giả còn lại đều cho
rằng: suy luận gồm ba bộ phận là tiền đề, kết luận và cơ sở logic (các quy
tắc). Mặt khác, cũng ở tài liệu này trong phần suy luận diễn dịch xuất phát từ
tiền đề là phán đoán phức, tác giả đã đưa thêm một phương pháp logic hiện
đại được sử dụng nhiều trong tin học và trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo gọi là
“hợp giải”, tức là phương pháp cho phép kiểm tra xem có thể rút ra được kết
luận nhất định nào đó từ một tập hợp các tiền đề cho trước... Mặc dù vậy, có
thể thấy rằng toàn bộ các tài liệu, giáo trình của các tác giả kể trên, tuy không

trực tiếp nói về vai trò của suy luận logic trong quá trình giải quyết vụ án hình
sự, nhưng chúng lại giúp ích rất nhiều cho việc nghiên cứu lĩnh vực này,
chúng có thể hỗ trợ một cách gián tiếp, giúp nảy sinh ý tưởng quý giá, chúng
có khả năng gợi mở, định hướng và cổ vũ mạnh mẽ cho chúng tôi trong việc
nghiên cứu đề tài này.
5


Không chỉ riêng logic hình thức mà khi bàn về suy luận, logic biện
chứng cũng đề cập đến như là một phần nội dung cơ bản không thể thiếu
được. Thuộc loại tài liệu giáo khoa kiểu như trên thì còn phải kể tới công trình
Nguyên lý logic biện chứng [13] của tác giả Liên Xô M.M. Rôdentan. Đây là
cuốn sách được Nguyễn Thành Dương dịch từ bản tiếng Nga, trong đó tác giả
dành ra hẳn một chương để bàn về suy luận trong logic biện chứng. Việc này
đòi hỏi tác giả phải so sánh suy luận trong logic biện chứng với suy luận trong
logic hình thức để từ đó chỉ ra điểm phân biệt giữa chúng. Quan trọng hơn cả
là tác giả đã phân tích một cách rất sâu sắc về vị trí, vai trò của suy luận quy
nạp và suy luận diễn dịch trong quá trình nhận thức. Qua việc chỉ ra vai trò
cũng như hạn chế của hai phương pháp này, tác giả đi đến khẳng định việc
cần thiết phải kết hợp, bổ sung hai phương pháp nhận thức này với nhau và cả
với các phương pháp khác nữa trong quá trình nhận thức. Điều này rất có ý
nghĩa đối với luận văn trong việc làm rõ vai trò của suy luận logic trong từng
giai đoạn khác nhau của quá trình tố tụng hình sự. Hơn thế, từ góc nhìn lôgíc
học biện chứng tác giả đã chỉ ra khá nhiều đặc điểm của suy luận lôgíc hình
thức mà các tài liệu thuần tuý lôgíc hình thức chưa chỉ ra được mà những điều
này lại rất quan trọng đối với luận văn của chúng tôi.
Bên cạnh đó, luận văn còn dựa trên những công trình, tài liệu nghiên
cứu quan trọng thuộc lĩnh vực pháp lý, trong đó cần phải kể tới cuốn giáo
trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam [19] do tác giả Hoàng Thị Minh Sơn làm
chủ biên. Giáo trình này đã giới thiệu đến người đọc một cách đầy đủ, rõ ràng

và cụ thể nhất về trình tự, thủ tục ở từng giai đoạn của quá trình giải quyết vụ
án hình sự như: khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử. Đây là những căn cứ pháp lý
quan trọng cùng với những chứng cứ, bằng chứng thu thập được trong giai
đoạn điều tra đã trở thành những tiền đề, cơ sở để cơ quan tố tụng có thẩm
quyền tiến hành các bước suy luận logic nhằm đưa ra những phán quyết, kết
luận chính xác nhất trong giải quyết vụ án hình sự.
6


Ngoài ra, trong số hiếm hoi các tài liệu có liên quan trực tiếp đến lĩnh
vực mà luận văn nghiên cứu, không thể không nhắc đến quy định tại Điều 9
Bộ luật Tố tụng hình sự nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2003
[1] và tại Điều 31 Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm
2013 [10] về “nguyên tắc suy đoán vô tội”. Đây là một trong những nguyên
tắc cơ bản của tố tụng hình sự, được ứng dụng rộng rãi trong nền khoa học
pháp lý hiện đại, và được đánh giá là thành tựu vĩ đại của văn minh pháp lý
trong việc bảo vệ quyền con người. Tinh thần và những nội dung căn bản nhất
của nguyên tắc này đã có tác dụng gợi mở và định hướng rất quan trọng tới
lĩnh vực nghiên cứu của luận văn, tức là làm rõ vai trò, tầm quan trọng của
suy luận logic trong các giai đoạn tố tụng hình sự .
Ở Việt Nam hiện nay, việc chỉ ra vai trò suy luận logic trong quá trình
tố tụng hình sự là một đề tài khá mới mẻ, nên hầu như chưa có một công trình
chuyên biệt nào nghiên cứu trực tiếp và cụ thể về vấn đề này, mà chỉ có
những công trình, những tài liệu đóng vai trò hỗ trợ gián tiếp cho lĩnh vực
nghiên cứu của luận văn. Do vậy, luận văn sẽ cố gắng lấp đầy những khoảng
trống đó.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở làm rõ những nội dung chính của
suy luận logic như: định nghĩa, cấu tạo, các loại hình và quy tắc của suy
luận… luận văn trình bày, phân tích và làm rõ vai trò của suy luận logic trong

các giai đoạn tố tụng hình sự.
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Khái quát những điều kiện, tiền đề cho sự hình thành và phát triển
của suy luận logic trong lịch sử logic học.
+ Trình bày và phân tích những nội dung chính của suy luận logic liên
quan đến các giai đoạn tố tụng hình sự.
+ Trình bày và phân tích để làm rõ vai trò của suy luận logic trong các
giai đoạn tố tụng hình sự.
7


4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận: Luận văn được thực hiện dựa trên nguyên lý về mối
liên hệ phổ biến, quan điểm mácxít về lý luận nhận thức và logic học.
- Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp luận biện chứng duy vật và
các phương pháp khác như: phân tích, tổng hợp, so sánh, thống nhất lịch sử logic, đối chiếu, quy nạp, diễn dịch…
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: suy luận logic và vai trò của nó trong các giai
đoạn của tố tụng hình sự.
- Phạm vi nghiên cứu: Các quan niệm về suy luận logic và vai trò của
nó trong tố tụng hình sự từ trước tới nay.
6. Đóng góp của luận văn
Luận văn nêu lại lịch sử và hệ thống hoá những nội dung cơ bản của
suy luận logic, bước đầu chỉ ra vai trò của suy luận logic trong các giai đoạn
tố tụng hình sự, đồng thời cũng đặt ra vấn đề cần thiết phải sử dụng suy luận
logic trong suốt quá trình tố tụng hình sự.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Ý nghĩa lý luận: Luận văn góp phần giới thiệu đến người đọc quan
tâm đến các vấn đề của logic học và luật học cũng như vai trò của những tri
thức logic, cụ thể là suy luận logic trong lĩnh vực pháp lý.

- Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo
phục vụ cho việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập môn logic học và luật học.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 2 chương, 6 tiết.

8


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Bộ luật tố tụng hình sự của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
(2003), Nxb Chính trị Quốc gia.

2.

Lê Cẩm (2004), “Một số vấn đề lý luận chung về các giai đoạn tố tụng
hình sự”, Tạp chí Kiểm sát, số 02.

3.

Cao Minh Công (2014), Giáo trình logic học đại cương, Nxb Chính trị
Quốc gia.

4.

Nguyên Đức Dân (2007), Nhập môn lôgíc hình thức, Nxb ĐHQG Tp.Hồ
Chí Minh.


5.

Conan Doyle (2013), Sherlock Holmes Toàn Tập, Nxb Văn học, Bản
dịch Đặng Thư, Lê Quang Toản, Thiên Nga.

6.

Nguyễn Ngọc Duy (2013), Kỹ năng nghiên cứu hồ sơ vụ án hình sự và
chỉ dẫn áp dụng pháp luật tố tụng dân sự, Nxb Văn hóa – Thông tin.

7.

Vương Tất Đạt (2012), Lôgíc học đại cương, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

8.

Bùi Kiên Điện (2012), Khoa học điều tra hình sự, Nxb Công an nhân dân.

9.

Nguyễn Như Hải (2007), Lôgic học đại cương, Nxb Giáo dục.

10. Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Nxb Tư pháp.
11. Nguyễn Ngọc Hòa (2013), Giáo trình luật hình sự Việt Nam, Nxb Công
an Nhân dân.
12. Phạm Mạnh Hùng (2014), Giáo trình luật hình sự Việt Nam, Nxb Chính
trị Quốc gia.
13. M.M. Rôdentan (1962), Nguyên lý logic biện chứng, Nxb Sự thật. Bản
dịch của Nguyễn Thành Dương.
14. Lê Thị Thanh Nga (2009), Logic quy nạp và vai trò của nó trong việc

hình thành tri thức khoa học, Khóa luận tốt nghiệp ngành triết học,
Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG Hà Nội
15. Phạm Đình nghiệm (2005), Nhập môn logic học, Nxb Đại học Quốc gia
thành phố Hồ Chí Minh.
9


16. Bùi Thanh Quất, Nguyễn Tuấn Chi (1994), Giáo trình lôgíc học hình thức,
Đại học Tổng hợp, Hà Nội.
17. Bùi Thanh Quất, (1998), Giáo trình lôgíc học hình thức, Nxb Đại học
Quốc gia, Hà Nội.
18. Hà Thiên Sơn (1998), “Về phương pháp diễn dịch của Aritotle”, Tạp
chí Triết học, số 3.
19. Hoàng Thị Minh Sơn (2013), Giáo trình luật tố tụng hình sự Việt Nam,
Nxb Công an Nhân dân.
20. Lê Doãn Tá, Tô Duy Hợp, Vũ Trọng Dung (2007), Giáo trình logic
học, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
21. Nguyễn Gia Thơ (2005), Logic học quy nạp và vai trò của nó trong
nhận thức khoa học, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
22. Nguyễn Gia Thơ (2006), “Những tư tưởng logic học ở Hi Lạp cổ đại
trước Aristotle”, Tạp chí Thông tin triết học và Đời sống, số 4.
23. Nguyễn Gia Thơ và Vũ Thị Thu Hương (2009), “Tam đoạn luận trong
học thuyết của Aristotle - một công cụ của nhận thức khoa học”, Tạp
chí Triết học, số 5.
24. Nguyễn Gia Thơ (2010), “Về số lượng các công thức đúng của tam
đoạn luận nhất quyết đơn”, Tạp chí Triết học, số 1.
25. Nguyễn Gia Thơ (2015), Logic học Aristotle và ý nghĩa của nó trong sự
phát triển của logic học truyền thống, Nxb Thế giới.
26. Nguyễn Anh Tuấn, Tô Duy Hợp (2001), Lôgíc hình thức, Nxb Đồng Nai.
27. Vũ Bội Tuyền (2008), Triết học Aristotle, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

28. Lê Thanh Thập (2012), Giáo trình lôgíc học, Nxb Công an Nhân dân.
29. Ngô Thị Ngọc Vân (2013), Hoạt động thu thập chứng cứ trong tố tụng
hình sự - những vấn đề đặt ra từ vụ án vườn điều, Chuyên đề, Khoa Đào
tạo Luật sư, Học viện Tư pháp.
10


30. Nguyễn Thúy Vân, Vai trò của tư duy logic th ể hiện trong các lĩnh
vực lập pháp, hành pháp, tư pháp và nh ững lỗi logic thường gặp,
Tập bài giảng.
31. Nguyễn Thuý Vân, Nguyễn Anh Tuấn (2013), Lôgíc học đại cương,
Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2013.
32. Vũ Văn Viên (1991), “Logic học hình thức và tư duy chính xác”, Tạp
chí Triết học, số 4.
33. Vũ Văn Viên (1998), Triết học Aristotle, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
34. Tập bài giảng lớp bồi dưỡng về khoa học điều tra hình sự (2014),
Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội.
35. Tuyển chọn thông báo rút kinh nghiệm đối với các vụ án ma túy, giết
người, đánh bạc, giao thông đường bộ, tham ô, mua bán người (2013),
Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội.
Tài liệu online:
36. Đoàn luật sư Minh Khuê, “Tiến bộ của khoa học điều tra hình sự, chiến
công thầm lặng của KHHS Việt Nam”, website:
/>37. Vũ Hương, “Những điều ít biết trong kỹ thuật hình sự phá án”, website:
/>38. Dương Minh Kiên, “Phân tích vụ án oan Nguyễn Thanh Chấn”, website:
/>39. Trần Linh, “Kỳ án oan trong lịch sử tố tụng: Còn một ông Chấn ở Bình
Thuận?”, website: />40. Nguyễn Nam, “Chứng cứ nhiều vụ án chưa thuyết phục”, website:
/>11




×