Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

Nghệ thuật quân sự việt nam trong cuộc kháng chiến chống quân tống xâm lược 1075 1077

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (822.79 KB, 47 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG HÀ NỘI 2

VŨ THÀNH LONG

NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ VIỆT NAM
TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN
CHỐNG QUÂN TỐNG XÂM LƯỢC
1075 - 1077

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Giáo dục quốc phòng và an ninh

HÀ NỘI - 2016


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG HÀ NỘI 2

VŨ THÀNH LONG

NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ VIỆT NAM
TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN
CHỐNG QUÂN TỐNG XÂM LƯỢC
1075 - 1077
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Giáo dục quốc phòng và an ninh

Người hướng dẫn khoa học

Đại tá, ThS Phan Xuân Dũng



HÀ NỘI - 2016


LỜI CẢM ƠN
Em xin cảm ơn quý thầy cô trong Trung tâm GDQP Hà Nội 2 - Trường
ĐHSP Hà Nội 2, đã truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho em trong suốt thời
gian học tập tại trường.
Em xin chân thành cảm ơn thầy Đại tá, ThS Phan Xuân Dũng, người đã
trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành khóa luận này.
Trong quá trình nghiên cứu khóa luận, mặc dù đã có nhiều cố gắng,
nhưng với lượng kiến thức và khả năng có hạn, nên khóa luận không thể tránh
khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các
thầy, cô giáo và các bạn đồng nghiệp để khóa luận này được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 05 năm 2016
Sinh viên

Vũ Thành Long


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan:
- Những nội dung trong khóa luận này là do tôi thực hiện dưới sự
hướng dẫn của thầy giáo Đại Tá, ThS Phan Xuân Dũng.
- Mọi sao chép không hợp lệ, vi phạm quy chế đào tạo, hay gian trá, tôi
xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Sinh viên

Vũ Thành Long



MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1. NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ VÀ CƠ SỞ HÌNH THÀNH
NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN
CHỐNG QUÂN TỐNG XÂM LƯỢC (1075 - 1077) ................................... 4
1.1. Những vấn đề chung về nghệ thuật quân sự Việt Nam ............................. 4
1.1.1. Quan niệm về nghệ thuật quân sự ........................................................... 4
1.1.2. Nội dung cơ bản của nghệ thuật quân sự ................................................ 5
1.1.2.1. Chiến lược quân sự .............................................................................. 5
1.1.2.2. Chiến dịch quân sự............................................................................... 6
1.1.2.3. Chiến thuật quân sự ............................................................................. 7
1.2. Cơ sở hình thành nghệ thuật quân sự Việt Nam trong kháng chiến chống
quân Tống xâm lược (1075 - 1077) .................................................................. 8
1.2.1. Đặc điểm tự nhiên, xã hội và truyền thống, quyết tâm đánh giặc của dân
tộc ta .................................................................................................................. 8
1.2.1.1. Đặc điểm tự nhiên ................................................................................ 8
1.2.1.2. Đặc điểm chính trị thời Lý ................................................................... 8
1.2.1.3. Đặc điểm kinh tế thời Lý ...................................................................... 9
1.2.1.4. Đặc điểm văn hóa, xã hội thời Lý ........................................................ 9
1.2.1.5. Tổ chức quân đội ................................................................................ 11
1.2.2. Truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta ............. 12
Chương 2. NÉT ĐẶC SẮC CỦA NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ VÀ BÀI
HỌC KINH NGHIỆM TỪ NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ VIỆT NAM
TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN TỐNG XÂM LƯỢC (1075 1077)................................................................................................................ 16


2.1. Diễn biến và kết quả của cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược

(1075 - 1077) ................................................................................................... 16
2.1.1. Diễn biến ............................................................................................... 16
2.1.2. Kết quả .................................................................................................. 20
2.2. Nét đặc sắc của nghệ thuật quân sự Việt Nam trong kháng chiến chống
quân Tống xâm lược (1075 - 1077) ................................................................ 22
2.2.1. Về chiến lược quân sự ........................................................................... 22
2.3. Yêu cầu, nhiệm vụ và bài học kinh nghiệm rút ra từ nghệ thuật quân sự
trong cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược (1075 - 1077) ............... 26
2.3.1. Yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.. 26
2.3.2. Bài học kinh nghiệm ............................................................................. 31
2.3.2.1. Về chiến lược quân sự ........................................................................ 31
2.3.2.2. Về chiến thuật quân sự. ...................................................................... 33
KẾT LUẬN .................................................................................................... 38
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 40


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu
nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ
quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô
cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm
tất cả lũ bán nước và cướp nước”.
Quá trình chống kẻ thù xâm lược, giữ nước, giải phóng dân tộc hoặc bảo
vệ Tổ quốc mỗi thời đại lịch sử có khác nhau, song dù dài dù ngắn, nhân dân
ta đều đánh bại mọi kẻ thù xâm lược, giải phóng dân tộc. Vận nước có lúc
thịnh lúc suy, song mỗi khi có kẻ thù xâm lược, nhân dân ta lại đoàn kết đứng
lên chiến đấu chống bọn xâm lăng, bảo tồn nòi giống, văn hóa dân tộc Việt
Nam. Trong các cuộc chiến tranh ấy, nhiều trận đánh hay đã mãi mãi ghi vào
sử sách, vào tâm trí mỗi người dân Việt Nam. Tiêu biểu trong số đó là cuộc

kháng chiến chống quân Tống xâm lược (1075 - 1077) của dân tộc ta dưới sự
lãnh đạo của vua tôi nhà Lý, tiêu biểu là nhà quân sự tài ba Lý Thường Kiệt.
Trong cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược (1075 - 1077), cũng
như mọi cuộc kháng chiến chống quân xâm lược khác, nhà Tống là một nước
lớn, có tiềm lực về kinh tế, sức mạnh quân sự lớn hơn ta nhiều lần. So với lực
lượng đối kháng, chúng ta còn thua kém trên nhiều phương diện, ngoại trừ
tinh thần yêu nước, tinh thần đoàn kết và ý chí độc lập tự do của nhân dân.
Chính trong cuộc chiến không cân sức ấy mà dân tộc ta đã hình thành nên rất
nhiều loại nghệ thuật quân sự đặc sắc như: Nghệ thuật chiến tranh nhân dân,
nghệ thuật chiến tranh du kích, nghệ thuật chiến dịch và chiến thuật, nghệ
thuật khởi nghĩa vũ trang tùy vào tình hình cụ thể của ta và địch… từ đó chiến
thắng được cuộc chiến tranh xâm lược, giữ vững được độc lập, chủ quyền,
toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

1


Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược (1075 - 1077) có vị trí đặc
biệt trong lịch sử chiến tranh chống giặc ngoại xâm cũng như lịch sử phát
triển của dân tộc ta. Dựa vào sự đánh giá đúng đắn tương quan thế và lực giữa
ta với địch, tạo thời cơ chủ động sáng tạo trong nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh
kết hợp với tính chất chính nghĩa của cuộc chiến tranh tự vệ, lòng nhân ái
khoan dung của dân tộc ta thể hiện rõ rệt trong giải quyết giữa đánh và đàm.
Đánh cho quân địch thiệt hại nặng, đè bẹp ý chí xâm lược của chúng và chủ
động thương lượng đuổi quân địch khỏi đất nước ta, kết thúc chiến tranh, khôi
phục nền độc lập. Truyền thống vừa đánh vừa đàm trong chiến tranh ngoại
xâm của dân tộc ta bắt đầu từ đây. Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm
lược (1075 - 1077) còn có bước phát triển mới về ý chí độc lập, tự chủ, quyền
bình đẳng và bất khả xâm phạm của dân tộc ta qua bài thơ bất hủ như bản
tuyên ngôn độc lập đầu tiên, tương truyền của Lý Thường Kiệt:

"Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”.
Được dịch là:
"Sông núi nước Nam, vua Nam ở
Rành rành định phận ở sách trời
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời”.
Trong giai đoạn hiện nay, trước yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc trong tình hình mới; trước thực tiễn, đặc điểm, tình hình của đất
nước… luôn đặt ra yêu cầu phải nghiên cứu các vấn đề nghệ thuật quân sự
trong quá khứ nói chung, nghệ thuật quân sự của quân và dân nhà Lý trong
chiến thắng chống quân Tống (1075 - 1077) nói riêng, từ đó tìm ra những

2


kinh nghiệm vận dụng vào trong hoàn cảnh mới để quân và dân ta có thể
chiến thắng được mọi kẻ thù khi có chiến tranh xảy ra… Chính vì vậy, tác giả
chọn “Nghệ thuật quân sự Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống quân
Tống xâm lược (1075 - 1077)” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu nghệ thuật quân sự của nước ta trong cuộc kháng chiến
chống quân Tống xâm lược (1075 - 1077); từ đó rút ra những bài học kinh
nghiệm vận dụng vào trong phát triển nghệ thuật quân sự của quân và dân ta
giai đoạn hiện nay.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Chỉ rõ cơ sở hình thành của nghệ thuật quân sự của nước ta trong
kháng chiến chống quân Tống (1075 -1077).

- Làm rõ những nét đặc sắc nghệ thuật quân sự trong cuộc kháng chiến
chống quân Tống (1075 - 1077).
- Phân tích kết quả việc vận dụng nghệ thuật quân sự trong cuộc kháng
chiến chống quân Tống (1075 - 1077); đồng thời, rút ra những bài học kinh
nghiệm trong giai đoạn hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghệ thuật quân sự của Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống quân
Tống xâm lược (1075 - 1077).
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược (1075 - 1077) của quân và
dân nhà Lý.
5. Phương pháp nghiên cứu
Logic, phân tích - tổng hợp, thống kê, so sánh, trao đổi, phương pháp
lịch sử.
6. Bố cục của khóa luận
Gồm phần mở đầu, 2 chương, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo.

3


Chương 1
NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ VÀ CƠ SỞ HÌNH THÀNH
NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN
CHỐNG QUÂN TỐNG XÂM LƯỢC (1075 - 1077)
1.1. Những vấn đề chung về nghệ thuật quân sự Việt Nam
1.1.1. Quan niệm về nghệ thuật quân sự
- Theo tri thức quân sự thường thức thì nghệ thuật quân sự là nghệ thuật
chỉ đạo vũ trang hay nghệ thuật tiến hành chiến tranh, gồm 3 bộ phận là chiến
lược quân sự, nghệ thuật chiến dịch và chiến thuật quân sự. Nghệ thuật quân

sự bao hàm cách đánh, hay nói cách khác cách đánh là một bộ phận cơ bản
của nghệ thuật quân sự. Nếu nghệ thuật quân sự xem xét tổng thể việc tạo ra
và sử dụng mưu trí, sáng tạo giữa thế và lực nhằm đạt được mục tiêu của đấu
tranh vũ trang, thì cách đánh được hiểu là cách thức sử dụng và vận động các
thế và lực đã được tạo dựng hoặc có sẵn hoặc phát sinh trong từng chiến dịch,
từng trận đánh với không gian, thời gian cụ thể.
- Theo Hồ Chí Minh, nghệ thuật quân sự là cách đánh, cách dùng binh đã
trở thành thông thạo, điêu luyện trong một trận chiến đấu, một chiến dịch hay
trên toàn bộ chiến trường. Nghệ thuật quân sự không theo một khuôn mẫu cụ
thể nào, nó có thể biến hóa khôn lường, muôn hình muôn vẻ…
Như vậy, có thể thấy, bản chất của nghệ thuật quân sự là hệ thống các
quan điểm về quân sự và các vấn đề có liên quan đến vấn đề về chiến lược,
chiến dịch, chiến thuật trong hoạt động quân sự của một tổ chức, tập đoàn
quân. Trong nghệ thuật quân sự bao hàm rất nhiều các nghệ thuật chiến đấu
khác nhau như: nghệ thuật du kích, nghệ thuật phục kích… trong phạm vi
từng trận đánh hay toàn bộ cục diện cả một cuộc chiến tranh.

4


1.1.2. Nội dung cơ bản của nghệ thuật quân sự
1.1.2.1. Chiến lược quân sự
Là bộ phận chủ đạo của nghệ thuật quân sự, bao gồm: Lý luận và thực
tiễn trong chuẩn bị mọi mặt của đất nước và lực lượng vũ trang; xây dựng kế
hoạch; tiến hành đấu tranh vũ trang và các hoạt động tác chiến; xây dựng kế
hoạch huy động nguồn lực đất nước phục vụ chiến tranh. Từ lý luận và thực
tiễn, chiến lược quân sự có nhiệm vụ dự báo, xác định âm mưu, hoạt động tác
chiến; nghiên cứu vận dụng quy luật đấu tranh vũ trang; xác định các nguyên
tắc chỉ đạo tác chiến; xây dựng mọi kế hoạch, chuẩn bị tiềm lực của đất nước
phục vụ cho chiến tranh; đề ra phương thức tiến hành đấu tranh vũ trang cho

từng lực lượng trong từng giai đoạn; vận dụng và phát triển hệ thống kỹ thuật
quân sự, trang bị quân sự cho lực lượng vũ trang; xác định về nguyên tắc chỉ
huy và tổ chức lãnh đạo cho các lực lượng vũ trang; nghiên cứu lý luận tiến
hành và kết thúc chiến tranh.
Sử dụng nghệ thuật trong phạm vi chiến lược quân sự: Đây là nghệ thuật
chỉ đạo, tổ chức các hoạt động hoạch định phương châm, chính sách và mưu
lược của cả một quốc gia, lực lượng vũ trang nhằm ngăn ngừa hoặc sẵn sàng
tiến hành chiến tranh (xung đột vũ trang) thắng lợi.
- Nghệ thuật trong xác định kẻ thù, đối tượng tác chiến: Đây là vấn đề
quan trọng của chiến tranh cách mạng, nhiệm vụ của chiến lược quân sự phải
xác định chính xác để từ đó có đối sách và phương pháp đối phó hiệu quả nhất.
- Nghệ thuật trong đánh giá kẻ thù, đối tượng tác chiến: Nhận định điểm
mạnh, điểm yếu của địch.
- Nghệ thuật trong xác định thời gian bắt đầu và kết thúc chiến tranh: Là
một vấn đề mang tính nghệ thuật cao trong chỉ đạo tác chiến, nhằm giành
thắng lợi trọn vẹn nhất nhưng hạn chế tổn thất đến mức thấp nhất.

5


- Nghệ thuật trong lựa chọn phương châm tiến hành chiến tranh: Để tiến
hành chống lại chiến tranh xâm lược của kẻ thù có sức mạnh hơn ta nhiều lần
về kinh tế, quân sự, khoa học, công nghệ…
Ví dụ:
Đảng ta chỉ đạo tiến hành chiến tranh nhân dân, thực hiện toàn dân đánh
giặc, đánh giặc toàn diện trên tất cả các mặt trận: Quân sự, chính trị, kinh tế,
văn hóa, ngoại giao…, trong đó mặt trận quân sự giữ vai trò quyết định nhất.
Đảng ta chỉ đạo tiến hành chiến tranh với tinh thần “tự lực cánh sinh, đánh lâu
dài, dựa vào sức mình là chính”, nhưng kháng chiến lâu dài không có nghĩa là
kéo dài vô thời hạn mà phải biết lựa chọn thời điểm có lợi nhất để kết thúc

chiến tranh càng sớm càng tốt.
Nghệ thuật trong xác định phương thức tiến hành chiến tranh: Cuộc
chiến tranh chống quân xâm lược của nước ta là chiến tranh cách mạng, chính
nghĩa và tự vệ.
1.1.2.2. Chiến dịch quân sự
Là tổng thể các trận đánh (trong đó có những trận đánh then chốt) có tác
động liên quan chặt chẽ, diễn ra trong 1 không gian, thời gian nhất định, dưới
quyền chỉ huy thống nhất của 1 bộ phận để nhằm hoàn thành những nhiệm vụ
do chiến lược vạch ra.
Sử dụng nghệ thuật trong phạm vi chiến dịch quân sự: Là nghệ thuật chỉ
đạo, tổ chức các trận chiến đấu có sự tác động, liên quan chặt chẽ với nhau
trong một phạm vi, không gian, thời gian nhất định do nhiệm vụ chiến lược
quân sự đã vạch ra từ trước.
- Nghệ thuật lựa chọn loại hình chiến dịch: Tiến công, phản công hay
phòng ngự.
- Nghệ thuật xác định quy mô chiến dịch: Xác định lực lượng, vũ khí
trang bị… về số lượng, chất lượng như thế nào…

6


1.1.2.3. Chiến thuật quân sự
Là lý luận và thực tiễn về chuẩn bị và thực hành chiến đấu, nghệ thuật về
phương pháp chiến đấu của các cá nhân, tổ nhóm, phân đội, binh đoàn, quân
binh chủng, bộ đội chủ lực và các lực lượng vũ trang khác.
Trên phương diện lý luận, chiến thuật quân sự là nghiên cứu tính chất,
quy luật, nội dung, phương pháp chiến đấu, phương pháp chuẩn bị và thực
hành chiến đấu; cách thức sử dụng lực lượng trong chiến đấu. Trong thực tế,
chiến thuật thể hiện rõ ở việc hoạt động cá nhân, các lực lượng lập kế hoạch,
chuẩn bị và thực hành chiến đấu.

Nhiệm vụ của chiến thuật quân sự là nghiên cứu bản chất, quy luật của
trận đấu; đề ra nguyên tắc, hình thức, biện pháp tác chiến; tổng kết cái cũ, dự
báo phát triển cái mới; hướng dẫn và chỉ đạo các hoạt động chiến đấu cụ thể ở
từng trận đánh. Trong chỉ đạo điều hành, thực hành tác chiến trên chiến
trường lĩnh vực thường xuyên biến động, chiến thuật là khâu kiểm nghiệm
tính đúng đắn của đường lối chiến lược. Trong thực tiễn, chiến thuật phụ
thuộc vào chiến lược quân sự.
Sử dụng nghệ thuật trong phạm vi chiến thuật quân sự: Là nghệ thuật chỉ
đạo, tổ chức các trận chiến đấu trong phạm vi nhỏ, thường là của các phân
đội, binh đội, binh đoàn…
- Nghệ thuật sử dụng các hình thức chiến thuật vào trong các trận chiến
đấu như: tập kích, phục kích, vận động tiến công, truy kích, phòng ngự…
- Nghệ thuật trong sử dụng lực lượng (theo biên chế sẵn có hoặc phối
hợp hiệp đồng với lực lượng khác).
- Nghệ thuật trong sử dụng cách đánh: Chủ động tiến công, đánh trực
diện, hay kết hợp phòng ngự tiến công…
Ba bộ phận của nghệ thuật quân sự thống nhất, liên quan chặt chẽ, tác
động bổ sung cho nhau. Trong đó chiến lược quân sự đóng vai trò quyết định,

7


chủ đạo, chi phối nghệ thuật chiến dịch và chiến thuật trở thành phương tiện
thực hiện những nhiệm vụ do chiến lược vạch ra nhưng có tác động trở lại đối
với chiến lược quân sự.
1.2. Cơ sở hình thành nghệ thuật quân sự Việt Nam trong kháng chiến
chống quân Tống xâm lược (1075 - 1077)
1.2.1. Đặc điểm tự nhiên, xã hội và truyền thống, quyết tâm đánh
giặc của dân tộc ta
1.2.1.1. Đặc điểm tự nhiên

Việt Nam có 1 vị trí chiến lược quan trọng trong khu vực Châu Á. Phía
Đông và Phía Nam giáp với biển Thái Bình Dương, phía Bắc và phía Tây tiếp
giáp với Trung Quốc, Lào, Cam - pu - chia. Vì thế nước ta vừa có hệ thống
giao thông đường biển vừa có hệ thống giao thông đường bộ phát triển, muốn
vận chuyển hàng hóa sâu trong lục địa phải thông qua nước ta. Không những
vậy, nước ta nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới, gió mùa, nóng ẩm và mưa
nhiều rất thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp. Bên cạnh đó, địa hình
nước ta rất đa dạng, bao gồm rừng núi, trung du, đồng bằng, trong đó diện
tích đồi núi chiếm tới 3/4 diện tích lãnh thổ. Hệ thống sông ngòi chằng chịt,
đặc biệt có 2 con sông rất lớn đó là sông Hồng và sông Mê kong bắt nguồn từ
trung tâm lục địa châu Á chảy ra biển Đông tạo ra hệ thống giao thông đường
thủy rộng khắp, không những đảm bảo cho việc giao lưu trong nước mà còn
đảm bảo cho việc giao lưu trong khu vực. Nước ta có nguồn tài nguyên thiên
nhiên phong phú, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế hàng hóa.
Chính vị vậy, nước ta luôn bị kẻ thù nhòm ngó, xâm lược, điều này đòi hỏi
dân tộc ta luôn phải đoàn kết, cảnh giác, tập trung cao độ trước mọi âm mưu
của các thế lực thù địch bên ngoài.
1.2.1.2. Đặc điểm chính trị thời Lý
Nước ta bao gồm nhiều dân tộc và tôn giáo khác nhau, cùng chung
sống với nhau, đoàn kết chống lại kẻ thù. Nhà Lý đã có những chính sách hòa

8


hợp dân tộc đúng đắn, tiến bộ nên các dân tộc sống trên mọi miền đất nước có
tinh thần đoàn kết dân tộc cao, luôn sát cánh bên nhau trong công cuộc xây
dựng đất nước và giữ nước.
Nhà Lý có tư tưởng thân dân, đưa ra những chính sách hợp lòng dân, xác
định đúng vai trò, vị trí của quần chúng nhân dân, thiết lập mối quan hệ giữa
nhà nước với nhân dân, động viên nhân dân, phát huy sức mạnh toàn dân, tinh

thần quyết tâm, sáng tạo trong cách đánh khôn khéo, mưu trí, sáng tạo, độc
đáo. Nhờ đó mà dân tộc ta đã đánh bại biết bao kẻ thù xâm lược để bảo vệ
vững chắc tổ quốc, giữ gìn độc lập dân tộc.
1.2.1.3. Đặc điểm kinh tế thời Lý
Nền kinh tế nước ta trước đây chủ yếu lấy sản xuất nông nghiệp, thủ
công nghiệp là chính theo mô hình tự cung tự cấp, trình độ canh tác thấp, quy
mô nhỏ, có tính chất phân tán. Trình độ phát triển kinh tế thấp, ảnh hưởng
trực tiếp đến nghệ thuật đánh giặc của dân tộc. Vì vậy, ngay từ thời kì đầu
dựng nước, dân tộc ta đã biết kết hợp chặt chẽ giữa dựng nước đi đôi với
chăm lo củng cố quốc phòng, sẵn sàng đánh giặc giữ nước theo tinh thần tự
lực, tự cường, quán triệt tư tưởng “quốc phú binh cường”. Trong xây dựng đất
nước, tổ tiên ta đã đề ra những chính sách nhằm phát triển kinh tế, củng cố
quốc phòng như “ngụ binh ư nông” của nhà Lý, “ra sức làm đường, đắp đê,
đào kênh rạch, cải tạo ruộng đất, đẩy mạnh chăn nuôi, sản xuất ra các loại
công cụ lao động, đóng thuyền bè để phát triển sản xuất, cơ động quân đội”.
Trong đánh giặc, nhân dân ta đã biết cất giấu lương thực để ổn định đời sống,
nuôi quân, sử dụng các công cụ lao động sản xuất ra các loại vũ khí trang bị
như mũi tên đồng, cung nỏ, vót chông… để đánh giặc bảo vệ Tổ quốc.
1.2.1.4. Đặc điểm văn hóa, xã hội thời Lý
Chế độ phong kiến nhà Lý mang đậm tính dân tộc, chịu ảnh hưởng của
lễ nghi phong kiến phương Bắc, nhưng tính chuyên chế chưa cao, khoảng

9


cách giữa vua và tôi, giữa quý tộc và bình dân chưa thật lớn. Lối sống trong
sinh hoạt chốn triều đình còn thể hiện tính dân chủ của cộng đồng.
Tầng lớp quý tộc thời Lý là một đẳng cấp xã hội trẻ, đang độ phát triển.
Xu hướng cát cứ của quý tộc chưa phải hiện tượng phổ biến. Sự đối lập trong
nội bộ chính quyền hoặc sự đối kháng giai cấp lúc đó chưa cao. Đặc điểm này

đã tạo nên một không khí chính trị lành mạnh trong giới cầm quyền và trong
cả nước nói chung, tạo nên thế mạnh cho chính quyền, cho cả nước trong mối
quan hệ đối nội cũng như trước những thử thách ngặt nghèo của ngoại xâm.
Trong cấu trúc xã hội thời Lý, hệ thống cộng đồng làng xã đóng góp
một vai trò rất quan trọng. Có thể coi đây là nền tảng của cơ sở cấu trúc, trong
đó bao gồm đông đảo những người nông dân và các thợ thủ công, tức thành
phần chủ yếu sản xuất ra của cải vật chất nuôi sống xã hội, là nơi cung cấp
nhân lực, vật lực cho công cuộc xây dựng sức mạnh phòng vệ đất nước.
Mỗi làng xã là một tế bào xã hội. Ở đó, những hộ nông dân sống quần tụ,
gắn bó trong mối quan hệ vừa là thân tộc vừa là láng giềng. Trong điều kiện
kinh tế hàng hóa chưa phát triển mạnh, các làng xã nông nghiệp còn tương đối
khép kín, tự cung tự cấp. Ở đây bên cạnh một hệ thống chính quyền cấp xã
mang tính chất nhà nước gồm các quản giáp, các xã trưởng, các đại biểu hoặc
tiểu tư xã - những người đại diện chính quyền nhà nước, còn tồn tại song song
một hệ thống quyền lực mang tính chất công xã cổ truyền do dân cử, gồm các
bô lão, những già làng, những tộc trưởng có uy tín tham gia quản lý làng, xã.
Khi đất nước thanh bình, khi nhà nước phong kiến còn thể hiện vai trò
tích cực thì những người nông dân vẫn sống thuần hậu, chất phác và cần mẫn
với việc đồng áng, họ tham gia các nghĩa vụ đối với nhà nước. Một bộ phận
tham gia các đội tuần đinh, dân binh làng xã. Họ là lực lượng vũ trang cơ sở,
tồn tại dưới hình thức “tĩnh vi nông, động vi binh”. Khi đất nước có chiến
tranh, nông dân là lực lượng đông đảo nhất tham gia quân đội của nhà nước,
hoặc các đội dân binh đánh giặc tại chỗ.

10


Dưới cùng của bậc thang xã hội Đại Việt là tầng lớp nông nô, nô tỳ. Đây
là di sản của xã hội cổ xưa. Đến thời Lý, nông nô, nô tỳ phát triển tương đối
mạnh về số lượng. Lúc đó tầng lớp quý tộc địa chủ đang là lực lượng quan

trọng ủng hộ chính quyền và đóng vai trò tích cực đối với sự phát triển kinh tế
xã hội, họ được nhà nước cho phép nuôi người phục dịch, chiêu mộ dân
nghèo, nguời lưu tán khai phá đất hoang lập các trang trại. Hình thức kinh
doanh nông nghiệp đó đã tạo ra tầng lớp lao động có địa vị thấp kém, bị phụ
thuộc hoàn toàn về thân phận đối với chủ của mình. Nông nô, nô tỳ là lực
lượng sản suất trong các trang trại, nhưng khi cần, họ trở thành lực lượng
quân sự của các vương hầu quý tộc, họ tham gia bảo vệ trị an và đánh giặc
giữ nước.
Đất nước ta có nhiều dân tộc cùng chung sống, mỗi dân tộc lại có 1 nền
văn hóa riêng, chính vì thế nước ta là nước có nền văn hóa phong phú và đa
dạng. Trong quá trình lao động và chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, các dân tộc lại
xây dựng những truyền thống, văn hóa chung: Lòng yêu nước, tinh thần đoàn
kết, yêu thương và giúp đỡ lẫn nhau, ý trí đấu tranh kiên cường.
Trong quá trình xây dựng đất nước, dân tộc ta đã coi trọng phát triển nền
văn hóa, giáo dục, kiến trúc, hội họa, âm nhạc mang đậm đà bản sắc dân tộc,
đồng thời biết tiếp thu chọn lọc tinh hoa của nền văn hóa các nước làm cho
nền văn hóa Việt Nam ngày càng phong phú và đa dạng.
1.2.1.5. Tổ chức quân đội
Quân đội chủ lực nhà Lý gồm cấm quân bảo vệ Hoàng thành và theo vua
đi chiến trận, quân các lộ đóng giữ các địa phương. Tất cả dân đinh từ 18 đến
20 tuổi gọi là hoàng nam đều phải vào lính trong 2 năm. Dân đinh 20 tuổi trở
lên gọi là đại hoàng nam ở nhà làm ruộng nhưng phải ghi tên vào sổ quân và
khi cần thiết nhà nước gọi nhập ngũ. Đó là chính sách “ngụ binh ư nông”
nhằm tăng cường lực lượng quân đội nhưng vẫn bảo đảm sản xuất và tiết

11


kiệm chi phí cho nhà nước. Ngoài ra, vương hầu quý tộc và một số tù trưởng
miền núi còn có quân đội riêng nhưng phải đặt dưới sự điều động của triều

đình. Quân đội ngoài bộ binh, kỵ binh có tượng binh, thủy binh. Trang bị
ngoài giáo, mác, kiếm, thương, cung, nỏ… còn có máy bắn đá là loại vũ khí
lợi hại trước khi hỏa pháo ra đời. Sự lớn mạnh về mọi mặt của đất nước cho
phép nhà Lý đối phó với âm mưu xâm lược của nhà Tống một cách kiên
quyết, chủ động, thể hiện quyết tâm bảo vệ độc lập dân tộc và ý chí tự lập, tự
cường mạnh mẽ của cả dân tộc.
1.2.2. Truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta
- Trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, ông cha ta luôn phải
chống lại kẻ thù xâm lược mạnh hơn nhiều lần về kinh tế, quân sự. Song với
tinh thần yêu nước, ý chí kiên cường, với cách đánh mưu trí sáng tạo, ông cha
ta đã đánh thắng nhiều kẻ thù xâm lược, viết nên những trang sử hào hùng của
dân tộc.
+ Cuộc chiến tranh giữ nước đầu tiên mà sử sách ghi lại là cuộc kháng
chiến chống quân Tần. Năm 214 trước Công nguyên, nhà Tần mang quân
sang xâm lược nước ta. Nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của vua Hùng (và sau
đó là Thục Phán đứng lên kháng chiến).
+ Sau cuộc kháng chiến chống quân Tần, cuộc kháng chiến của nhân dân
Âu Lạc do An Dương Vương lãnh đạo chống quân xâm lược Triệu Đà từ năm
184 đến năm 179 trước Công nguyên bị thất bại. Từ đây, đất nước ta rơi vào
thảm họa hơn 1000 năm Bắc thuộc.
Trong hơn 1000 năm (từ năm 179 trước Công nguyên đến năm 938),
nước ta liên tục bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ. Trong thời
gian này, nhân dân ta đã nêu cao tinh thần bất khuất, kiên cường và bền bỉ,
đấu tranh bảo tồn cuộc sống, giữ gìn và phát huy tinh hoa của nền văn hóa
dân tộc và quyết đứng lên giành lại độc lập dân tộc.

12


+ Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng năm 40 đã giành được độc lập và

giữ vững nền độc lập trong 3 năm.
+ Năm 248, Triệu Thị Trinh phất cờ khởi nghĩa, làm cho quân thù nhiều
phen kinh hồn, bạt vía. Sau gần nửa năm chiến đấu khiến cho toàn thể Giao
Châu đều chấn động. Mặc dù bà Triệu và nghĩa quân chiến đấu rất anh dũng,
nhưng kẻ thù có sức mạnh vượt trội và đàn áp rất khốc liệt, nên khởi nghĩa bị
thất bại.
+ Mùa xuân năm 542, phong trào yêu nước của người Việt lại bùng lên
mạnh mẽ, rầm rộ. Dưới sự tổ chức và lãnh đạo của Lý Bôn, nhân dân ta đã
vùng lên lật đổ chính quyền nhà Lương. Sau đó, nghĩa quân liên tiếp đánh
thắng 2 cuộc phản công của kẻ thù. Đầu năm 544, Lý Bôn lên ngôi hoàng đế,
đặt quốc hiệu là Vạn Xuân.
+ Khởi nghĩa của Lý Tự Tiên và Đinh Kiến năm 687.
+ Khởi nghĩa của Mai Thúc Loan năm 722.
+ Khởi nghĩa của Phùng Hưng năm 766 đến năm 791.
+ Năm 938, cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán xâm lược của nhân
dân ta dưới sự lãnh đạo của Ngô Quyền giành thắng lợi, chấm dứt hơn 1000
năm Bắc thuộc, mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc, kỉ nguyên
của độc lập, tự chủ.
+ Năm 981 do Lê Hoàn lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Tống
xâm lược lần 1 và giành thắng lợi.
- Truyền thống đặc sắc của nghệ thuật quân sự nước ta trong các cuộc
chiến tranh chống kẻ thù xâm lược.
+ Về mưu kế đánh giặc: kế sách đánh giặc của ông cha ta không những
sáng tạo mà còn hết sức mềm dẻo, khôn khéo. Đó là “biết tiến, biết thoái, biết
công, biết thủ”. Biết kết hợp chặt chẽ giữa tiến công quân sự với binh vận,

13


ngoại giao, tạo thế mạnh cho ta, biết phá thế mạnh của giặc, trong đó tiến

công quân sự luôn giữ vai trò quyết định.
Ông cha ta đã phát triển mưu kế đánh giặc, biến cả nước thành một chiến
trường, tạo ra một “thiên la, địa võng” để diệt địch. Làm cho “địch đông mà
hóa ít, địch mạnh mà hóa yếu”, đi đến đâu cũng bị đánh, luôn bị tập kích,
phục kích, lực lượng bị tiêu hao, tiêu diệt, rơi vào trạng thái “tiến thoái lưỡng
nan”. Trong tác chiến, ông cha ta triệt để khoét sâu vào điểm yếu của địch là
tác chiến ở chiến trường xa, tiếp tế khó khăn, nên đã tập trung triệt phá lương
thảo, hậu cần của địch.
+ Nghệ thuật chiến tranh nhân dân, thực hiện toàn dân đánh giặc
Thực hiện toàn dân đánh giặc là một trong những nét độc đáo trong nghệ
thuật quân sự của cha ông ta, được thể hiện cả trong khởi nghĩa và chiến tranh
giải phóng. Nét độc đáo đó xuất phát từ lòng yêu nước, thương nòi của dân
tộc ta, từ tính chất tự vệ, chính nghĩa của các cuộc kháng chiến. Hễ kẻ thù
động đến nước ta, thì “vua tôi đồng lòng, anh em hòa mục, cả nước chung
sức, trăm họ là binh”, giữ vững quê hương, bảo vệ xã tắc.
+ Nghệ thuật lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh
Đây là nét đặc sắc và tất yếu trong nghệ thuật quân sự của cha ông ta,
khi dân tộc ta luôn phải chống lại các đội quân xâm lược có quân số, vũ khí,
trang bị lớn hơn gấp nhiều lần. Nghệ thuật lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều,
lấy yếu chống mạnh chính là sản phẩm của lấy “thế” thắng “lực”. Quy luật
của chiến tranh là mạnh được, yếu thua, nhưng từ trong thực tiễn chống giặc
ngoại xâm của cha ông ta đã sớm xác định đúng về sức mạnh trong chiến
tranh, đó là: Sức mạnh tổng hợp của nhiều yếu tố, chứ không thuần túy là sự
so sánh, hơn kém về quân số, vũ khí của mỗi bên tham chiến.

14


Kết luận chương 1
Nghệ thuật quân sự là nghệ thuật chỉ đạo vũ trang hay nghệ thuật tiến hành

chiến tranh, gồm 3 bộ phận là chiến lược quân sự, nghệ thuật chiến dịch và chiến
thuật quân sự. Nghệ thuật quân sự bao hàm cách đánh, hay nói cách khác cách
đánh là một bộ phận cơ bản của nghệ thuật quân sự. Nếu nghệ thuật quân sự
xem xét tổng thể việc tạo ra và sử dụng mưu trí, sáng tạo giữa thế và lực nhằm
đạt được mục tiêu của đấu tranh vũ trang, thì cách đánh được hiểu là cách thức
sử dụng và vận động các thế và lực đã được tạo dựng hoặc có sẵn hoặc phát sinh
trong từng chiến dịch, từng trận đánh với không gian, thời gian cụ thể.
Trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, ông cha ta luôn phải
chống lại kẻ thù xâm lược mạnh hơn nhiều lần về kinh tế, quân sự. Song với
tinh thần yêu nước, ý chí kiên cường, với cách đánh mưu trí sáng tạo, ông cha
ta đã đánh thắng nhiều kẻ thù xâm lược, viết nên những trang sử hào hùng của
dân tộc.
Dưới thời Hậu Lý, công cuộc xây dựng đất nước được đẩy mạnh trên
quy mô lớn. Kinh tế phát triển mạnh mẽ, quốc gia thống nhất, được củng cố,
văn hóa dân tộc bước vào một giai đoạn rực rỡ. Sự lớn mạnh về mọi mặt của
đất nước cho phép nhà Lý đối phó với âm mưu xâm lược của nhà Tống một
cách kiên quyết, chủ động, thể hiện quyết tâm bảo vệ độc lập dân tộc và ý chí
tự lập, tự cường mạnh mẽ của cả dân tộc. Trên cơ sở đó, những nghệ thuật
quân sự đặc sắc của cha ông ta đã được hình thành.

15


Chương 2
NÉT ĐẶC SẮC CỦA NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ VÀ BÀI HỌC KINH
NGHIỆM TỪ NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ VIỆT NAM TRONG KHÁNG
CHIẾN CHỐNG QUÂN TỐNG XÂM LƯỢC (1075 - 1077)
2.1. Diễn biến và kết quả của cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm
lược (1075 - 1077)
2.1.1. Diễn biến

Tuy bị đại bại trong lần xâm lược năm 981, nhà Tống vẫn chưa chịu từ
bỏ tham vọng xâm lược nước ta, khoảng giữa thế kỉ XI, tham vọng đó lại trỗi
dậy, vua Tống Thần Tông ra lệnh chuẩn bị đánh Đại Việt lần nữa, vừa nhằm
biến nước ta thành quận huyện của Trung Quốc, vừa nhằm giành lấy những
thắng lợi quân sự ở Đại Việt để tạo thế, uy hiếp các nước Liêu Hạ ở phía Bắc.
Lần này nhà Tống chuẩn bị cuộc chiến tranh xâm lược chu đáo và thận
trọng. Chúng xây dựng những căn cứ quân sự, hậu cần lớn ở Ung Châu, Liêm
Châu và Khâm Châu. Chúng cử sứ giả giục Chiêm Thành quấy rối biên giới
phía Nam của ta. Chúng có ý định tiến công Đại Việt từ 2 phía: Quân Tống từ
phía Bắc, quân Chiêm từ phía Nam.
Triều đình nhà Lý theo dõi chặt chẽ âm mưu của nhà Tống và bước vào
cuộc kháng chiến với một tinh thần kiên quyết và chủ động. Nhà Lý tăng
cường lực lượng quốc phòng, tăng cường khối đoàn kết dân tộc, tranh thủ các
tù trưởng thiểu số ở phía Bắc và Đông Bắc. Để loại bỏ mối nguy hiểm từ phía
Nam, làm thất bại âm mưu liên kết của nhà Tống với Chiêm Thành. Năm
1069, Lý Thánh Tông cùng với Lý Thường Kiệt đã tiến quân vào Nam đánh
tan quân Chiêm Thành, bảo vệ vững chắc vùng biên giới phía Nam, để tập
trung lực lượng đối phó mặt phía Bắc.
Trước nguy cơ xâm lược của nhà Tống đã đến gần, Lý Thường Kiệt lúc
đó là phụ quốc Thái úy nắm giữ binh quyền, trực tiếp lãnh đạo kháng chiến đã

16


nhận thấy không thể bị động đối phó khi quân giặc tiến sang mà phải chủ
động tiến công trước để đẩy kẻ thù vào thế bị động. Ông nói: “Ngồi yên đợi
giặc không bằng đem quân ra trước để chặn mũi nhọn của chúng” và chủ
trương thực hành cuộc tiến công sang đất Tống nhằm tiêu diệt các căn cứ xuất
phát tiến công xâm lược của kẻ thù rồi rút lui về phòng thủ đất nước.
Thực hiện phương lược đó, cuối thu năm 1075, 10 vạn quân Đại Việt chia

thành 2 đạo theo 2 đường thủy, bộ tiến công sang đất Tống. Đạo quân bộ gồm
quân lính của các dân tộc thiểu số do các tù trưởng Tôn Đản, Lưu Kỷ, Hoàng
Kim Mã, Thân Cảnh Phúc, Vi Thủ An… chỉ huy, bất ngờ vượt biên giới tấn
công vào các trại dọc biên giới của quân Tống. Đạo quân chủ lực do Lý
Thường Kiệt trực tiếp chỉ huy từ Vĩnh An, dùng thuyền vượt biển đánh Khâm
Châu, Liêm Châu rồi cùng phối hợp với quân bộ đánh thành Ung Châu.
Ngày 27/10/1075, quân ta bắt đầu tiến công, Lý Thường Kiệt cho phân
phát Lộ bố văn nói rõ mục đích chiến đấu nên được nhân dân địa phương
vùng nam Trung Quốc ủng hộ nhiệt tình. Quân ta đánh chiếm các trại biên
giới, chiếm Khâm Châu, Liêm Châu và công phá thành Ung Châu trong 42
ngày đêm; đồng thời chặn đánh tan một vạn binh mã của giặc đến ứng cứu tại
cửa Côn Luân quan. Ngày 01/03/1076, sau khi chiếm được thành Ung Châu,
quân ta đã tiêu hủy các kho lương thực, vũ khí và lấy đá lấp sông ngăn chặn
sự vận chuyển của địch. Khi mục tiêu của cuộc tập kích đã hoàn thành thắng
lợi, khi quân Tống còn bị bất ngờ chưa kịp điều viện binh, Lý Thường Kiệt ra
lệnh rút quân về.
Biết quân Tống thế nào cũng kéo quân sang phục thù và để thực hiện
mục đích đã nung nấu, Lý Thường Kiệt cho khẩn trương chuẩn bị kháng
chiến, xây dựng phòng tuyến Như Nguyệt để chặn đánh giặc và đồng thời
triển khai lực lượng, bố trí thế trận chống ngoại xâm.
Nhà Tống, trước hết là phe chủ chiến mà đại diện là Tống Thần Tông
và Tể Tướng Vương An Thạch đã ra lệnh điều 30 vạn quân, cử Quách Quỳ

17


làm chánh tướng, Triệu Tiết làm phó tướng khẩn trương chuẩn bị tiến công
Đại Việt.
Cuối năm 1076, quân Tống theo hai đường thủy, bộ tiến vào nước ta.
Đạo chủ lực gồm bộ binh và kỵ binh do Quách Quỳ và Triệu Tiết chỉ huy,

tiến công ào ạt, vượt qua các đợt cản phá của lực lượng biên phòng Đại Việt,
nhanh chóng tràn xuống bờ bắc sông Như Nguyệt. Quân địch bị chặn lại bởi
phòng tuyến kiên cố và đóng lại trên 1 trận tuyến dài 30km từ bến đò Như
Nguyệt đến núi Nham Biền.
Lợi dụng quân đông, khí thế đang hăng, Quách Quỳ ra lệnh bắc cầu phao
và thực hiện nhiều cuộc tiến công, đột phá trận tuyến của quân ta, hy vọng mở
đường cho đại quân tiến về Thăng Long. Nhưng cả 2 lần tổ chức vượt sông
quy mô lớn đều bị chặn đứng, nhiều toán địch liều lĩnh vượt sông đã bị quân
ta tiêu diệt. Quách Quỳ bị tổn thất nặng nề, địch phải ra lệnh đóng quân, chấm
dứt các cuộc đổ bộ, chờ đợi thủy quân đến chi viện vượt sông. Như vậy quân
địch đã từ thế tiến công chuyển sang thế phòng ngự. Quách Quỳ ra lệnh: “Ai
bàn đánh sẽ bị chém”.
Trong khi đạo quân bị chặn ở sông Cầu, thì đạo thủy quân do Dương
Tùng Tiên chỉ huy vừa tiến đến cửa sông Đông Kênh (Quảng Ninh) đã bị
thủy quân nhà Lý do tướng Lý Kế Nguyên chỉ huy chặn đánh. Sau nhiều trận
thủy chiến, Lý Kế Nguyên đã đánh tan thủy quân Tống, làm phá sản kế hoạch
phối hợp tác chiến thủy, bộ của địch.
Đóng quân ở bờ bắc sông Như Nguyệt, quân Tống liên tiếp bị quân dân
ta tiến công quấy phá bằng những trận phục kích, tập kích, tiêu hao và triệt
đường lương thảo của chúng. Tiến đánh không được, rút lui thì chưa được
lệnh, đạo thủy binh lại không thấy đến, quân Tống ngày càng lâm vào tình thế
khó khăn, quân lính bị tiêu hao, lương thực, thực phẩm thiếu thốn, bệnh dịch
ốm đau lại hoành hành do không hợp thủy thổ.

18


Chớp thời cơ đó, tháng 2/1077, Lý Thường Kiệt chủ chương chuyển lực
lượng từ thế phòng ngự sang phản công, tổ chức liên tiếp trong một ngày đêm
hai trận đánh lớn sang bờ bắc nhằm tiêu diệt quân địch, giành thắng lợi quyết

định.
Theo kế hoạch, các Hoàng tử Hoàng Chân và Chiêu Văn dùng 400 chiến
thuyền đổ bộ vài vạn quân sang bờ bắc, tiến công vào trận tuyến của địch ở
quãng sông Khao Túc. Mục đích của trận này ngoài việc tiêu diệt một phần
sinh lực địch còn nhằm thu hút sự chú ý, đối phó của chúng về đây, để tạo yếu
tố bất ngờ cho trận đánh của đạo chủ lực ở hướng tây. Từ Vạn Xuân, đạo quân
thủy ngược dòng Như Nguyệt rồi bất ngờ đổ bộ, đánh thẳng vào cụm quân của
chánh tướng Quách Quỳ. Chiến sự diễn ra hết sức ác liệt, quân địch cố giữ và
dùng máy bắn đá đánh chìm thuyền ta, hai Hoàng tử đều đã anh dũng hi sinh,
quân ta tuy có bị thiệt hại, nhưng quân địch cũng bị tổn thất rất lớn.
Giữa lúc quân địch chưa hết bàng hoàng, thì đêm đó, đại quân của ta do
Lý Thường Kiệt chỉ huy vượt sông, bất ngờ đánh úp vào cụm quân lớn do
Triệu Tiết chỉ huy. Đòn đánh bất ngờ và mãnh liệt này đã gây cho quân Tống
thiệt hại rất lớn, quân của chúng mười phần đã bị tiêu diệt năm sáu phần.
Thắng lợi to lớn của trận phản công khiến quân Tống không những bị
tiêu hao một phần rất lớn lực lượng mà còn bị tan rã hoàn toàn về tinh thần
chiến đấu vốn đang bại hoại. Lý Thường Kiệt đã dồn quân Tống vào tình thế
quẫn bách, tiến lui đều khó: Tiến công thì không còn đủ sức, đóng quân lại thì
có nguy cơ bị tiêu diệt hoàn toàn, rút lui thì sợ bị mất thể diện “thiên triều”.
Nắm chắc tình hình đó, Lý Thường Kiệt đã chủ động cử biện sĩ sang trại giặc
“bàn hòa”, thực chất là buộc chúng chấp nhận thất bại, rút quân về nước mà
đỡ bẽ mặt. Quách Quỳ trong cơn nguy khốn đã chấp nhận ngay giải pháp
“bàn hòa” ấy và ra lệnh rút quân. Đang chưa hết khiếp đảm vì hai trận tập
kích lớn vừa qua, quân sĩ Tống khi nghe lệnh lui quân đã tranh nhau tháo
chạy trong cơn hoảng loạn, xéo đạp lên nhau để mong thoát thân.

19



×