Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Kiem tra hoa 12 lan 2 HKI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.03 KB, 3 trang )

Trường PT-DTNT Kon Rẫy
Tổ: Hóa – Sinh - TD

ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT
Môn: Hóa học 12- Chương trình chuẩn
Năm học: 2010-2011
Tuần: 13 – TPP:25
Thời gian làm bài:30 phút (không kể thời gian giao đề)
Mã đề thi 209

Họ, tên thí sinh:............................................. Số báo danh:...............................................
Hãy lựa chọn câu đúng nhất rồi tô vào phiếu trả lời trắc nghiệm
Câu 1: Đốt chát hết a mol một amino axit X đơn chức bằng oxi vừa đủ rồi ngưng tụ hết hơi
nước thu được 2,5a mol hỗn hợp CO2 và N2. Công thức phân tử của X là:
A. C3H7O2N
B. C4H9O2N.
C. C2H5O2N.
D. C5H11O2N
Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 2 amin no, đơn chức, bậc một là đồng đẳng liên tiếp nhau
thu được nCO2 :nH2O = 1:2. Công thức phân tử của 2 amin trên là:
A. C2H5NH2 và C3H7NH2.
B. C4H9NH2 và C5H11NH2.
C. CH3NH2 và C2H5NH2.
D. C3H7NH2 và C4H9NH2.
Câu 3: Polime nào sau đây được điều chế bằng phản ứng đồng trùng hợp?
A. Cao su buna – S. B. Cao su thiên nhiên.C. Cao su clopren
D. Cao su buna.
Câu 4: Polime là:
A. hợp chất mà phân tử gồm nhiều mắt xích liên kết với nhau
B. hợp chất có phân tử khối rất lớn do nhiều mắt xích liên kết với nhau.
C. hợp chất cao phân tử.


D. hợp chất có phân tử khối rất lớn và kích thước phân tử rất lớn.
Câu 5: Polime nào sau đây có tên gọi “tơ nilon” hay “olon” được dùng dệt may quần áo ấm?
A. Polivinyl clorua.
B. Poli metacrylat.
C. Poli phenol fomanđehit.
D. Poliacrilonitrin (poli vinylxianua).
Câu 6: Nhựa phenolfomanđeit được điều chế bằng cách đun nóng phenol (dư) với dung dịch:
A. HCHO trong môi trường axit.
B. HCOOH trong môi trường axit.
C. CH3CHO trong môi trường axit.
D. CH3COOH trong môi trường axit.
Câu 7: Thuốc thử nào sau đây dùng để nhận biết các dung dịch không màu sau: Glucozơ,
etanol, lòng trắng trứng và glixerol?
A. AgNO3/NH3, to.
B. Dung dịch HNO3.
C. Dung dịch Na2CO3.
D. Cu(OH)2, to.
Câu 8: Dung dịch nào sau đây làm cho quì tím chuyển thành màu xanh?
A. Axit-2,3-điaminobutiric.
B. Axit-α-amino propionic.
C. Anilin.
D. Axit glutamic.
Câu 9: Cho 4,5 gam etyl amin (C 2H5NH2) tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl. Khối lượng
muối thu được là bao nhiêu?
A. 8,15 gam.
B. 0,85 gam.
C. 7,65 gam.
D. 8,10 gam.
Câu 10: Amin có tính bazơ do nguyên nhân nào ?
A. Phân tử amin có liên kết hiđro với nước.

B. Nguyên tử N còn có cặp electron tự do có thể nhận proton.
C. Amin tan nhiều trong nước.
D. Có nguyên tử N trong nhóm chức.
Trang 1/3 - Mã đề thi 209


Câu 11: Cho 0,01 mol một amino axit X tác dụng vừa đủ với 40 ml dung dịch HCl 0,25 M
tạo thành 1,115 gam muối. Công thức cấu tạo của X là:
A. CH3COONH4.
B. H2N-(CH2)3-COOH.
C. H2N-(CH2)2-COOH.
D. H2N-CH2-COOH.
Câu 12: Cho 8,2 gam hỗn hợp hai amino axit no liên tiếp nhau trong dãy đồng đẳng phân tử
chỉ chứa một nhóm –COOH, một nhóm –NH 2 tác dụng với dung dịch HCl dư. Sau phản ứng
thu được 12,025 gam muối khan. CTPT của 2 amino axit trên là:
A. C3H7O2N và C4H7O2N.
B. C2H5O2N và C3H7O2N.
C. C2H5O2N và C3H6O2N.
D. C2H5O2N và C4H9O2N.
Câu 13: Đốt cháy hoàn toàn 8,7 gam amino axit A thu được 0,3 mol CO 2, 0,25 mol H2O và
1,12 lít khí N2 (đktc). Công thức phân tử của A là:
A. C3H6O2N.
B. C2H4O2N
C. C3H5O2N
D. C3H5O2N2.
Câu 14: Trùng hợp hoàn toàn 13,5 gam vinyl clorua thu được PVC. Số mắt xích –CH2CHCl- có trng PVC nói trên là:
A. 1300968.1019.
B. 1300968.1020.
C. 1300968.1017.
D. 1300968.1018.

Câu 15: Cho các chất sau: NH3, (C6H5)2NH, C6H5NH2, CH3NH2, C2H5NH2. Sắp xếp các chất
trên theo tính bazơ tăng dần?
A. C6H5NH2 < (C2H5)2NH < C2H5NH2 < CH3NH2 < NH3.
B. NH3 < C6H5NH2 < CH3NH2 < C2H5NH2 < (C2H5)2NH.
C. NH3 < C6H5NH2 < CH3NH2 < (C2H5)2NH < C2H5NH2.
D. (C2H5)2NH< C6H5NH2 < NH3 < CH3NH2 < C2H5NH2.
Câu 16: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm 2 amin no, đơn chức kế tiếp nhau trong dãy
đồng đẳng, thu được 22 gam CO2 và 14,4 gam H2O. CTPT của 2 amin trên là:
A. C2H7N và C3H9N.
B. C4H11N và C5H13N.
C. CH3NH2 và C2H7N
D. C3H9N và C4H11N
Câu 17: Số đồng phân của amino axit ứng với công thức C4H11N là bao nhiêu?
A. 8 đồng phân
B. 7 đồng phân.
C. 5 đồng phân
D. 6 đồng phân.
Câu 18: Phương pháp nào sau đây để phân biệt 2 khí CH3NH2 và NH3?
A. Dựa vào mùi của khí.
B. Thử bằng HCl đặc.
C. Thử bằng quì tím ẩm.
D. Đốt rồi cho sản phẩm qua dung dịch Ca(OH)2.
Câu 19: Trùng hợp chất nào sau đây sẽ tạo polime dùng là tơ capron?
A. Vinyl axetat
B. Axit α,ε-điaminocaproic
C. Metyl metacrylat.
D. Axit ε-aminocaproic
Câu 20: Chất nào sau đây không làm đổi màu quì tím?
A. CH3-CH2-NH2.
B. NH2-C3H5-(COOH)2.

C. CH3-CH(NH2)-COOH.
D. (NH2)2-C3H5-COOH.
Câu 21: Các monome tham gia phản ứng trùng hợp thì phân tử phải chứa:
A. từ hai nhóm chức trở lên có khả năng phản ứng để tạo được liên kết với nhau.
B. từ hai nhóm chức trở lên không có khả năng tác dụng với nhau.
C. liên kết bội hoặc vòng kém bền.
D. từ hai nhóm chức cùng loại trở lên.
Câu 22: Hãy chỉ ra câu sai trong các câu sau đây khi nói về amin?
A. Tính bazơ của các amin đều mạnh hơn NH3.
B. Công thức tổng quát của amin, no, mạch hở là CnH2n+2+kNk.
C. Metylamin có tính bazơ mạnh hơn anilin.
D. Anilin là amin không tan trong nước.
Trang 2/3 - Mã đề thi 209


Câu 23: Số đồng phân của amino axit ứng với công thức C4H9O2N là bao nhiêu?
A. 6 đồng phân
B. 4 đồng phân.
C. 5 đồng phân
D. 7 đồng phân.
Câu 24: Cho m gam anilin tác dụng với dung dịch HCl đặc. Cô cạn dung dịch sau phản ứng
thu được 23,31 gam muối khan ( H=80%). Giá trị m là:
A. 13,392 gam.
B. 20,925 gam.
C. 16,740 gam.
D. 18,750 gam.
Câu 25: Dựa vào nguồn gốc, sợi dùng trong công nghiệp dệt hiện nay được chia thành :
A. sợi tổng hợp và sợi tự nhiên.
B. sợi hoá học và sợi tự nhiên.
C. sợi hoá học và sợi tổng hợp.

D. sợi tự nhiên và sợi nhân tạo.
Câu 26: Công thức tổng quát của amino axit là:
A. NH2-CxHy-COOH.
B. (NH2)x-R-(COOH)y.
C. R(NH2)(COOH)
D. NH2-R-COOH
Câu 27: Ancol và amin nào sau đây cùng bậc?
A. (CH3)3COH và (CH3)3CNH2.
B. C6H5NHCH3 và C6H5CHOHCH3.
C. (C6H5)2NH và C6H5CH2OH.
D. (CH3)2CHOH và (CH3)2CHNH2.
Câu 28: Cho công thức cấu tạo của amin: CH3-CH2-CH2-N(CH3)-C2H5. Tên gọi của amin là:
A. đipropylamin.
B. etylpropylmetylamin.
C. etylmetylpropylamin
D. etylmetylpropanamin.
Câu 29: Cho hợp chất sau : [-CO-(CH2)4-CO-NH-(CH2)6-NH-]n. Hợp chất này thuộc loại
polime:
A. keo dán.
B. chất dẻo
C. cao su.
D. tơ nilon.
Câu 30: Polime nào sau đây có thể tham gia phản ứng cộng H2?
A. Nilon-6,6.
B. Poli propen
C. Cao su Buna.
D. Tơ Capron.
--------------------------------------------------------- HẾT ----------

Trang 3/3 - Mã đề thi 209




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×