Tải bản đầy đủ (.docx) (83 trang)

Đề cương ôn tập hiến pháp và tổ chức nhà nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (376.88 KB, 83 trang )

Đề Cương Ôn Tập Môn Hiến Pháp Và Luật Tổ Chức Nhà Nước

Câu 1 : Phân tích nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của HP?
− Nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của HP:

+ Gắn liền với thời ký giai cấp tư sản giành chính quyền từ tay giai cấp PK,
chấm dứt hàng nghìn năm đô hộ của CĐPK.
+ Đã từng có văn bản tính chất HP nhưng k đc gọi là HP theo thuật ngữ hiện
giờ mà các quốc gia sử dụng. Bản HP thành văn đầu tiên trên TG là của Mỹ, ra đời
năm 1787, trước đó có HP bất thành văn của Anh.
+ Hiến pháp ra đời sau cm Tư sản . Nhằm để hạn chế quyền lực của nhà vua,
lật đổ chế độ độc đoán, chuyên quyền. Giai cấp tư sản đã phát động cách mạng tư
sản, đưa ra các khẩu hiệu : quyền lực thuộc về nhân dân, về các quyền tự do, dân
chủ, bác ái …
+ Nhiều học thuyết tác động đến sự ra đời của HP : học thuyết khế ước xh,
học thuyết tam quyền phân lập.
Câu 2: Tại sao nói Hiến pháp là đạo luật cơ bản của nhà nước? Phân tích
những đặc trưng cơ bản của các quan hệ xã hội do HP điều chỉnh?
− Với các đặc điểm dưới đây mà Hiến pháp được xem là đạo luật cơ bản nhất

của một nhà nước:
- Hiến pháp do Quốc hội thông qua, mà Quốc hội chính là cơ quan quyền
lực nhà nước cao nhất đại diện cho nhân dân.
- Là văn bản pháp lý duy nhất quy định tổ chức quyền lực nhà nước bao gồm
lập pháp, hành pháp và tư pháp.


- Có phạm vi điều chỉnh rộng nhất và mức độ điều chỉnh ở tầm khái quát
nhất;
- Có hiệu lực pháp lý tối cao.
- Thể hiện một cách tập trung nhất, mạnh mẽ nhất ý chí và lợi ích của giai


cấp cầm quyền hay liên minh giai cấp cầm quyền.
- Định hướng cho toàn bộ hê thống pháp luật của nhà nước.
Ví dụ: Hiến pháp quy định các quyền cơ bản của con người như quyền được
sống quyền mưu cầu hạnh phúc, quyền tạo lập tài sản...
Từ quy định ghi nhận các quyền này mà khi có hành vi xâm phạm đến các
quyền đó thì pháp luật sẽ phải điều chỉnh.
Như quyền sống bị xâm phạm ( giết người ) thì luật hình sự sẽ được áp
dụng để xử lý người xâm phạm quyền sống của người khác.
Quyền tạo lập tài sản bị xâm phạm thì có thể giải quyết bằng luật dân sự hay
Hình
sự.
- Chứa đựng những nguyên tắc, những nội dung cơ bản nhất nhằm đảm bảo
sự xây dựng hệ thống pháp luật để quản lý, nhà nước, xã hội theo ý chí của
giai cấp thống trị. Thí dụ như ở nước ta: Đảng lãnh đạo trên cơ sở liên minh
giữa gia cấp nông dân và công nhân, nhà nước của ta là nhà nước của dân do
dân vì dân, quy định quyền công dân...
− Những đặc trưng cơ bản của các quan hệ xã hội do HP điều chỉnh:

Câu 3: Trình bày hoàn cảnh ra đời , nội dung cơ bản và ý nghĩa của HP VN
năm 2013?
− Hoàn cảnh ra đời :

+ Trải qua 21 năm thực hiện HP 1992 đã bộc lộ nhiều điểm bất cập trong việc
tổ chức bộ máy nhà nước, thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân.


+ Đến nay, tình hình nước ta có nhiều thay đổi xong bối cảnh tình hình quốc tế
có những biến đổi to lớn và sâu sắc.
+ Sửa đổi để thể chế hóa các quan điểm chủ trương, đường lối của Đảng được
thể hiện trong cương lĩnh xây dựng đất nước, chiến lược phát triển XH giai đoạn

2011-2020 và các văn bản khác được ĐH Đảng XI thông qua.
− Nội dung cơ bản:

Bao gồm lời nói đầu, 11 chương và 120 điều.
+ Lời nói đầu: thể hiện rõ mục tiêu dân chủ và khẳng định chủ quyền của
Nhân dân Việt Nam trong việc xây dựng, thi hành và bảo vệ Hiến pháp vì mục dân
giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
+ Chương I : Chế độ chính trị ( 13 Điều) từ Điều 1 đến Điều 13.
+ Chương II : Về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công
dân (36 Điều) từ Điều 14 đến Điều 49.
+ Chương III :Về kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ
và môi trường (14 Điều) từ Điều 50 đến Điều 63.
+ Chương IV: Bảo về Tổ quốc (5 Điều) từ Điều 64 đến Điều 68.
+ Chương V: Quốc hội ( 17 Điều) từ Điều 69 đến Điều 65.
+ Chương VI: Chủ tịch nước (8 Điều) từ Điều 86 đến Điều 93.
+ Chương VII: Chính phủ (8 Điều) từ Điều 94 đến Điều 101.
+ Chương VIII: Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân (8 Điều) từ
Điều 102 đến Điều 109
+ Chương IX: Chính quyền địa phương (7 Điều) từ Điều 110 đến Điều
116


+ Chương XI: Hiệu lực của HP và việc sửa đổi HP (2 Điều) từ Điều 119
đến Điểu 120
− Ý nghĩa :

+ HP kế thừa, khẳng định bản chất và mô hình tổng thể của chế độ chính trị
đã được xác định trong cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên
CNXH (Bổ xung và phát triển năm 2011) và kế thừa HP năm 1992, đồng thời quy
đinh rõ hơn đầy đủ và sâu sắc hơn, nhiều vấn đề của các chương như CĐộ CTri ,

Quyền con người, Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân,Chương về chế độ kinh
tế văn hóa xã hội, GD, KH, CN,MT...
+ HP 2013 là HP của thời kì đổi mới hội nhập và phát triển. Có nhiều điểm
mới cả về nội dung và kỹ thuật lập hiến, thể hiện sâu sắc công cuộc đổi mới đồng
bộ toàn diện đất nước. Thể hiện rõ và đầy đủ hơn bản chất dân chủ của CD NN và
cĐ của ta trong thời kì quá độ lên CNXH, xd nhà nước pháp quyền XHCN của
nhân đân, do nhân dân và vì nhân dân.
+ Đánh dấu sự phát triển của kinh tế, xã hội của VN là tấm gương phản
chiếu những đổi mới trong tư tưởng lập pháp ở VN.

Câu 4: Trình bày hoàn cảnh ra đời, nội dung cơ bản và ý nghĩa của HP VN
năm 1946?
− Hoàn cảnh ra đời :

+ Cách mạng tháng 8/1945 thành công, NN dân chue nhân dân đầu tiên ở
ĐNA ra đời là NN Việt Nam DCCH.
+ Chủ tịch HCM ký sắc lệnh số 14 ngày 8/9/1945 về tổ chức tổng tuyển cử
bầu QH, để cơ quan này ban hành HP.
+ Ngày 6/1/1946, QH khóa I đã được bầu và tại kì họp thứ nhất (2/3/1946),
QH đã cử ra tiểu ban HP của QH để tiếp tục hoàn thành dự thảo HP.


+ Ngày 9/11/1946, tại kì họp thứ 2, QH đã thông qua bản HP đầu tiên của
NN VN.
− Nội dung cơ bản:

Bao gồm có lời nói đầu, 7 chương và 70 điều.
+Lời nói đầu : Hiến pháp ghi nhận thành quả của Cách mạng tháng Tám
“giành lại chủ quyền cho đất nước tự do nhân dân và lập ra nền dân chủ cộng hòa”.
Lời nói đầu nêu rõ:”Nhiệm vụ của dân tộc ta trong giai đoàn này là bảo đảm lãnh

thổ, giành độc lập hoàn toàn và kiến thiết trên nền tảng dân chủ”. Lời nói đầu đã
xác định ba nguyên tắc cơ bản của HP :
+ Đoàn kết toàn dân không phân biệt giống nòi, gái, trai, giai cấp, tôn
giáo.
+ Đảm bảo các quyền tự do dân chủ.
+ Thực hiện chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của dân.
+ Chương I : Chính thể (từ Điều 1 đến Điều 3).
+ Chương II : Nghĩa vụ và quyền lợi công dân (từ Điều 4 đến Điều 21 ).
+ Chương III : Nghị viện nhân dân (từ Điều 22 đến Điều 42 ).
+ Chương IV : Chính phủ (từ Điều 43 đến Điều 56 ).
+ Chương V : Hội đồng nhân dân và ủy ban hành chính (từ Điều 57 đến
Điều 62)
+ Chương VI : Cơ quan tư pháp (từ Điều 63 đến Điều 69 ).
+ Chương VII : Sửa đổi Hiến pháp (Điều 70).
− Ý nghĩa:


Hiến pháp 1946 là bản Hiến pháp đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, là bản
Hiến pháp dân chủ và tiến bộ nhất ở Đông Nam Á thời bấy giờ.
Nó ghi nhận thành quả vĩ đại của nhân dân ta trong cuộc đấu tranh giành lại
độc lập, tự do cho dân tộc và thống nhất lãnh thổ. Hiến pháp 1946 đã đề ra những
nhiệm vụ cơ bản của Nhà nước và nhân dân ta trong giai đoạn trước mắt, chỉ rõ
những đường lối thực hiện nhiệm vụ ấy.
Đồng thời, nó đặt nền móng cho một bộ máy nhà nước kiểu mới - nước Việt
Nam dân chủ cộng hòa. Hiến pháp 1946 còn công nhận, đảm bảo quyền dân chủ
thiêng liêng của công dân, phù hợp với tình hình, đặc điểm cách mạng Việt Nam
và xu hướng tiến bộ, văn minh trên thế giới.

Câu 5: Trình bày hoàn cảnh ra đời , nội dung cơ bản và ý nghĩa của HP
1959?

− Hoàn cảnh ra đời:

+ Sau chiến thắng lịch sử ĐBP, hòa bình lập lại ở miền Bắc, miền Nam vẫn
bị chia cắt ( chịu sự điều chỉnh của luật pháp VNCH) . HP 1946 không còn phù
hợp với tình hình mới.
+ Từ tháng 7/1958, bản dự thảo HP sửa đổi đã được đưa ra thảo luận, lấy ý
kiến các tầng lớp nhân dân..
+ Ngày 31/12/1959, tại kì họp thứ 11, QH khóa I đã thống nhất qua bản hiến
pháp 1959.
− Nội dung của hiến pháp:

Bao gồm lời nói đầu, 10 chương và 112 điều.
+ Lời nói đầu: Khẳng định nước Việt Nam là một nước thống nhất từ Lạng
Sơn đến Cà Mau, khẳng định những truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam
như lao động cần cù, anh dũng đấu tranh bảo vệ và xây dựng đất nước. Lời nói đầu
ghi nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Lao động Việt Nam ( nay là Đảng Cộng sản


Việt Nam ) trong công cuộc đấu tranh giành độc lập, tự docho dân tộc và xây dựng
cuộc soogs ấm no, hạnh phúc cho nhân dân, đồng thời xác định bản chất của nhà
nước là nhà nước dân chủ dựa trên nền tảng liên minh công nông do giai cấp công
nhân lãnh đạo.
+ Chương I : Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ( từ Điều 1 đến Điều 8).
+ Chương II :Chế độ kinh tế xã hội ( từ Điều 9 đến Điều 21).
+ Chương III : Quyền lợi và nghĩa vụ cơ bản của công dân ( từ Điều 22
đến Điều 42).
+ Chương IV : Quốc hội ( từ Điều 43 đến Điều 60 ).
+ Chương V : Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ( từ Diều 61
đến Điều 70 ).
+ Chương VI : Hội đồng chính phủ ( từ Điều 71 đến Điều 77 ).

+ Chương VII : Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân chính địa
phương các cấp (từ Điều 78 đến Điều 96).
+ Chương VIII : Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân tòa án
nhân dân ( từ Điều 97 đến Điều 108 ).
+ Chương IX : Quốc kì – Quốc huy – Thủ đô ( từ Điều 109 đến Điều
111).
+ Chương X : Sửa đổi hiến pháp ( Điều 112).
− Ý nghĩa:

Hiến pháp 1959 ghi nhận thành quả đấu tranh giữ nước và xây dựng đất
nước của nhân dân ta, khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng Lao động Việt Nam
(tức Đảng Cộng sản Việt Nam ngày nay) trong sự nghiệp cách mạng nước ta.


Hiến pháp 1959 là Hiến pháp XHCN đầu tiên của nước ta đặt cơ sở pháp lý
nền tảng cho sự nghiệp xây dựng CNXH ở nước ta không qua giai đoạn phát triển
tư bản chủ nghĩa. Nguyên tắc tập quyền XHCN được đề cao.
Hiến pháp 1959 là cương lĩnh đấu tranh để thực hiện hoà bình thống nhất
nước nhà.
Câu 6: Trình bày hoàn cảnh ra đời, nội dung cơ bản và ý nghĩa của Hiến pháp
VN năm 1980?


Hoàn cảnh ra đời của Hiến pháp 1980

Thắng lợi vĩ đại của Chiến dịch Hồ Chí Minh mùa xuân 1975 đã mở ra một giai
đoạn mới trong lịch sử dân tộc ta.. Nước nhà đã hoàn toàn độc lập, tự do là điều
kiện thuận lợi để thống nhất hai miền Nam, Bắc đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã
hội.
Trước tình hình đó, tháng 9-1975, Hội nghị lần thứ 24 của Ban Chấp hành

Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đã xác định nhiệm vụ quan trọng hàng đầu
lúc này là phải hoàn thành việc thống nhất nước nhà. Hội nghị đã nhất trí quyết
định tổ chức tổng tuyển cử bầu ra Quốc hội chung cho cả nước. Cuộc tổng tuyển
cử bầu Quốc hội chung của cả dân tộc đã giành được thắng lợi rực rỡ.
Sau thắng lợi của cuộc tổng tuyển cử, Quốc hội chung của cả nước đã bắt đầu
kỳ họp đầu tiên vào ngày 25-6-1976 và kéo dài đến ngày 3-7-1976. Ngày 2-7-1976
Quốc hội đã thông qua các Nghị quyết quan trọng. Đó là các Nghị quyết về lấy tên
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; về Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca và
Thủ đô, về tổ chức và hoạt động của Nhà nước trong khi chưa có Hiến pháp mới.
Quốc hội đã quyết định trong khi chưa có Hiến pháp mới, tổ chức và hoạt động của
Nhà nước ta dựa trên cơ sở Hiến pháp 1959 của nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hoà. Quốc hội đã bầu ra các vị lãnh đạo Nhà nước và thành lập ra các cơ quan Nhà
nước Trung ương như Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ quốc
hội, Hội đồng Chính phủ, Hội đồng quốc phòng, Toà án và Viện kiểm sát nhân dân
tối cao. Quốc hội cũng đã quyết định khoá Quốc hội này là khoá VI để thể hiện
tính liên tục và nhất quán của Nhà nước t1 . Cũng vào ngày 2-7-1976 Quốc hội
khoá VI đã ra Nghị quyết về việc sửa đổi Hiến pháp 1959 và thành lập Uỷ ban dự
thảo Hiến pháp gồm 36 người do đồng chí Trường Chinh - Chủ tịch Uỷ ban
Thường vụ Quốc hội làm Chủ tịch. Sau một năm rưỡi làm việc khẩn trương, uỷ
ban đã hoàn thành dự thảo. Bản dự thảo được đưa ra cho cán bộ Trung, cao cấp
thảo luận vào tháng 2-1978. Từ tháng 8-1979 bản dự thảo được đưa ra cho toàn


dân thảo luận. Tháng 9-1980, Ban Chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Việt
Nam đã họp kỳ đặc biệt để xem xét và cho ý kiến bổ sung, sửa chữa dự thảo trước
khi trình Quốc hội thảo luận, thông qua. Sau một thời gian thảo luận Quốc hội
khoá VI, tại kỳ họp thứ 7 ngày 18-12-1980, đã nhất trí thông qua Hiến pháp nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1980.



Nội dung cơ bản của Hiến pháp 1980:

Bao gồm lời nói đầu, 12 chương và 147 điều.
+ Lời nói đầu: khẳng định truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta là lao động
cần cù, chiến đấu dũng cảm để dựng nước và giữ nước. Cuộc đấu tranh lâu dài và
bền bỉ vì độc lập tự do đã hun đúc nên truyền thống kiên cường bất khuất của dân
tộc ta. Tiếp đó, nêu tóm tắt những thắng lợi vĩ đại mà nhân dân Việt Nam đã giành
được trong Cách mạng tháng Tám, trong kháng chiến chống thực dân Pháp và
chống đế quốc Mỹ xâm lược và bè lũ tay sai. Lời nói đầu xác định những nhiệm vụ
của cách mạng Việt Nam trong điều kiện mới mà Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ IV của Đảng đề ra và nêu lên những vấn đề cơ bản mà Hiến pháp 1980 đề cập
đến.
+ Chương I: Chế độ chính trị. Chương này có 14 điều (từ Điều 1 đến Điều
14)
+ Chương II: Chế độ kinh tế gồm 22 điều (từ Điều 15 đến Điều 36).
+ Chương III: Văn hoá giáo dục, khoa học - kỹ thuật. Chương này có 13
điều (từ Điều 37 đến Điều 49).
+ Chương IV: Bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Chương này có 3 điều (từ
Điều 50 đến Điều 52).
+ Chương V: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Chương này có 32
điều (từ Điều 53 đến Điều 81).
+ Chương VI: Quốc hội. Chương này có 16 điều (từ Điều 82 đến Điều 97).
+ Chương VII: Hội đồng nhà nước bao gồm 6 điều ( Từ điều 98 đến điều
103 )
+ Chương VIII: Hội đồng Bộ trưởng. Chương này có 9 điều (từ Điều 104
đến Điều 112).
+ Chương IX: Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân.


+ Chương X: Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân. Chương này bao

gồm 15 điều (từ Điều 127 đến Điều 141).
+ Chương XI: của Hiến pháp quy định về Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca,
Thủ đô. Chương này không có gì thay đổi so với Hiến pháp 1959.
+ Chương XII: Hiệu lực của Hiến pháp và việc sửa đổi Hiến pháp. Chương
này có 2 điều (Điều 146 và 147).


Ý nghĩa Hiến pháp Việt Nam năm 1980:

Hiến pháp 1980 đã đánh cột mốc quan trọng trong lịch sử nước ta. Nó là
bản tổng kết những thành tựu của nhân dân Việt Nam đã giành được qua nửa
thế kỷ đấu tranh giành độc lập, tự do, xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc cho
nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đó là bản Hiến pháp của nước Việt Nam
đã hoàn toàn thống nhất, sau hơn hai mươi năm bị chia cắt với những chế độ
chính trị - xã hội khác nhau. Đó là bản Hiến pháp thể hiện ý chí của nhân dân
hai miền Nam - Bắc đoàn kết một lòng cùng tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Câu 7: Trình bày hoàn cảnh ra đời, nội dung cơ bản và ý nghĩa của Hiến pháp
VN năm 1992 và Hiến pháp sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 1992
năm 2001?


Hoàn cảnh ra đời của Hiến pháp 1992:

Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên bước đường xây dựng chủ
nghĩa xã hội, xây dựng cuộc sống hoà bình, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân đã trải
qua nhiều thử thách, gian nan. Trong hoàn cảnh đó lịch sử lập hiến Việt Nam cũng
có những bước thăng trầm nhất định. Đánh giá thật khách quan, chính xác, đúng
đắn hoàn cảnh chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước và quốc tế đã ảnh hưởng đến
lịch sử lập hiến Việt Nam là một việc làm cần thiết. Vì nếu không hiểu quá khứ thì
không thể hiểu được hiện tại và không thể định hướng được tương lai.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986 đã mở ra một thời kỳ đổi mới ở
đất nước ta. Đảng đã chủ trương nhìn thẳng vào sự thật, phát hiện những thiếu sót
sai lầm của Đảng, của Nhà nước, mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy
tưduy độc lập, sáng tạo của các tầng lớp nhân dân lao động trên cơ sở đó để có
những nhận thức mới đúng đắn về chủ nghĩa xã hội và vạch ra những chủ trương,
chính sách mới nhằm xây dựng một xã hội dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng
và văn minh.


Với đường lối đổi mới của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, chúng ta đã đạt
được những thành tựu nhất định, khắc phục được một bước rất quan trọng tình
trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội.
Cuối năm 1991 đầu năm 1992, bản dự thảo Hiến pháp lần thứ ba đã được đưa ra
trưng cầu ý kiến nhân dân. Trên cơ sở tổng hợp ý kiến đóng góp của nhân dân và ý
kiến của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương, dự thảo Hiến pháp lần 4 đã
hoàn thành và được trình Quốc hội khoá VIII, tại Kỳ họp thứ 11 xem xét. Sau
nhiều ngày thảo luận sôi nổi với những chỉnh lý, bổ sung nhất định, ngày 15-41992, Quốc hội đã nhất trí thông qua Hiến pháp. Việc soạn thảo và ban hành Hiến
pháp 1992 là một quá trình thảo luận dân chủ và chắt lọc một cách nghiêm túc
những ý kiến đóng góp của mọi tầng lớp nhân dân về tất cả các vấn đề từ quan
điểm chung đến các vấn đề cụ thể. Bản Hiến pháp này là bản Hiến pháp của Việt
Nam trong tiến trình đổi mới. Đúng nhưnhận xét của đồng chí Đỗ Mười Tổng Bí
thưBan Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam: Hiến pháp 1992 là "sản
phẩm trí tuệ của toàn dân, thể hiện ý chí và nguyện vọng của đồng bào cả nước".


Nội dung cơ bản của Hiến pháp 1992

Bao gồm lời nói đầu, 12 chương và 147 điều:
+ Lời nói đầu:
+ Chương I- Chế độ chính trị;

+ Chương II- Chế độ kinh tế;
+ Chương III- Văn hoá, giáo dục, khoa học, công nghệ;
+ Chương IV- Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa;
+ Chương V- Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân;
+ Chương VI- Quốc hội;
+ Chương VII- Chủ tịch nước;
+ Chương VIII- Chính phủ;
+ Chương IX- Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân;
+ Chương X- Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân;
+ Chương XI- Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, Thủ đô ngày Quốc Khánh;
+ Chương XII- Hiệu lực của Hiến pháp và việc sửa đổi Hiến pháp.




Ý nghĩa HP VN năm 1992:

Hiến pháp 1992 đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của lịch sử lập hiến Việt
Nam. Đây là bản Hiến pháp xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ đổi mới toàn
diện và sâu sắc về kinh tế, từng bước và vững chắc về chính trị. Đây là bản Hiến
pháp kế thừa có chắt lọc những tinh hoa của các Hiến pháp 1946; 1959; 1980;
đồng thời là bản Hiến pháp vận dụng sáng tạo những quan điểm cơ bản của chủ
nghĩa Mác - Lênin và tưtưởng Hồ Chí Minh về xây dựng chủ nghĩa xã hội vào
hoàn cảnh cụ thể của nước ta. Hiến pháp 1992 đánh dấu sự phục hưng và phát triển
của nền tảng kinh tế của xã hội Việt Nam vào những năm cuối của thế kỷ XX. Nó
là tấm gương phản chiếu những đổi mới trong tưtưởng lập Hiến và lập Pháp của
con người Việt Nam, đó là bản Hiến pháp thể hiện sự độc lập và tự chủ trên tiến
trình phát triển của nền triết học pháp quyền Việt Nam, một nền triết học pháp
quyền thể hiện bản sắc dân tộc, đồng thời thể hiện sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa
tính dân tộc với tính quốc tế và hiện đại trên cơ sở phát triển những tinh hoa của

nền văn hoá pháp lý Việt Nam và sự tiếp thu những tinh hoa văn hoá pháp lý thế
giới.
Câu 8: Bản chất của Nhà nước CHXHCNVN được thể hiện thông qua các quy
định của Hiến pháp VN năm 2013 như thế nào?
Theo Điều 2, HP 2013:
“Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân.
Nước CHXHCN VN do Nhân dân làm chủ, tất cả quyền lực NN thuộc về Nhân
dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội
ngũ trí thức.
Quyền lực NN là thống nhất, có sự phân công phối hợp, kiểm soát giữa các cơ
quan NN trong việc thưc hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.”
Bản chất của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong Hiến pháp
(năm 2013) thể hiện ở những mặt sau đây:
Một là: Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam được xây dựng
trên cơ sở lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Cương lĩnh chính trị của


Đảng và thực tiễn của cách mạng Việt Nam, phù hợp với thực tiễn xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc, đối nội và đối ngoại trong thời kỳ mới.
Hai là: Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam khẳng định vai trò
chủ thể của nhân dân trong xây dựng Nhà nước, liên minh chặt chẽ với nhân dân,
chịu sự giám sát của nhân dân và sự phản biện của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và
các thành viên trong Mặt trận, bảo đảm nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước đều
thuộc về nhân dân.
Ba là: Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam thể hiện bộ mặt tinh
thần và đạo đức xã hội
Bốn là: Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đào tạo những
công dân tích cực, nguồn nhân lực và những nhân tài xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
trong thời kỳ mới.

Năm là: Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam tôn trọng và thực
hiện các điều ước quốc tế đã ký kết.
Sáu là: Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là bảo đảm để Nhà nước hoạt động đúng hướng và
có hiệu quả.

Câu 9: Chức năng của Nhà nước CHXHCNVN được thể hiện thông qua các
quy định của Hiến pháp VN năm 2013 như thế nào?
Quy định tại Điều 3, Hp 2013: “NN bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của
Nhân dân; công nhận , tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công
dân; thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh, dân chủ, công bằng, văm minh, mọi
người có cuộc sống tự do, ấm no, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện.”.
Câu 10: Phân biệt khái niệm “Quyền con người” và “Quyền công dân”?
Tiêu chí

Quyền con người

Quyền công dân


Bản chất

Là quyền tự nhiên vốn có mà bất kì ai Là quyền nhân tạo gắn với 1
sinh ra cũng có, không phận biệt màu quốc gia nhất định thông qua hệ
da, độ tuổi, chủng tộc,…
thống quốc tịch

Phạm vi

Vượt khỏi biên giới quốc gia


Gắn với 1 quốc gia nhất định

Lịch sử ra
đời

Từ thời kì cổ đại

Từ thời kì giai cấp tư sản lật đổ
chế độ phong kiến lập nên nhà
nước tư sản

Công cụ
pháp lý ghi
nhận

Được ghi nhận trong pháp luật quốc
Được ghi nhận trong pháp luật
tế gồm 3 văn kiện: Tuyên ngôn thế
quốc gia
giới về nhân quyền (1948), Công ước
quốc tế về quyền dân sự, chính trị của
LHQ (1966), Công ước quốc tế về
quyền kinh tế, văn hóa, xã hội của
LHQ (1966)

Công cụ
pháp lý bảo
vệ


Được bảo vệ thông qua các diễn đàn,
tòa án công lý quốc tế, sự bảo vệ của
các tổ chức phi chính phủ,…

Được bảo vệ bởi tòa án quốc
gia, các tổ chức chính trị, xã
hội.

Câu 11:Nêu những nguyên tắc Hiến pháp về quyền và nghĩa vụ cơ bản của
công dân; phân tích một trong những nguyên tắc đó?


Các nguyên tắc Hiến pháp về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân:
- nguyên tắc tôn trọng quyền con người
- nguyên tắc quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân
- nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật
- nguyên tắc tính thực hiện cảu quyền và nghĩa vụ của công dân



Phân tích nguyên tắc đầu tiên: Nguyên tắc tôn trọng quyền con người.
- Lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến Việt Nam đã đưa cách tiếp cận của thế
giới về nhân quyền vào chương II, hiến pháp 2013.
- Hiến pháp 2013 quy định quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của
công dân đặt tại chương II – Hiến pháp 92 sửa đổi bổ sung 2001 đặt tại
chương V (sự dịch chuyển này không đơn thuần mang tính cơ học mà thể
hiện quan điểm đề cao coi trọng con người là mục tiêu là động lực của sự
phát triển.)



-

-

-

QCN, QCD không chỉ được quy định trong chương II mà còn là nội dung
xuyên suốt, nhất quán trong toàn bộ hiến pháp 2013. (quy định tại điều 3
chương I-HP)
Lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến HP trực tiếp quy định nhiệm vụ của
CP,TAND,VKSND về bảo vệ quyền con người, quyền công dân – 1
nhiệm vụ hiến định.
HP 2013 không còn đồng nhất QCN và QCD như HP 92 sửa đổi và bổ
sung 2001 mà đã có sự phân biệt khá rõ ràng.
Khi quy định về quyền con người HP sử dụng cụm từ tất cả mọi người,
không ai. Về quyền công dân: công dân,…

Câu 12: Những hình thức để công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội
được quy định trong hiến pháp Việt Nam hiện hành?
Ý nghĩa của quyền “tham gia quản lý nhà nước và xã hội” của công dân?
Theo Điều 28 HP 2013 “công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã
hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở,
địa phương và cả nước.”.
-

Hình thức gián tiếp (hình thức dân chủ đại diện): thông qua quốc hội và
HĐND.
Hình thức trực tiếp (hình thức dân chủ trực tiếp): được thực hiện thông qua
hình thức trưng cầu ý dân được quy định tại khoản 15, Điều 70 “quyết định
trưng cầu ý dân”.


Ý nghĩa của quyền “ tham gia quản lý NN và xã hội” của công dân:
+ tạo sự thống nhất trong quản lí và thực hiện công việc của toàn dân nhằm
đem lại kết quả cao ,thống nhất ý kiến và tránh đc nhửng tranh chấp và cải
cọ vô bổ.
+ góp phần thanh lọc những cá nhân (tổ chức) làm việc không công bằng,
không thanh minh và hay thiên vị, kéo bè kết cánh bằng những cá nhân(tổ
chức) làm việc tốt hơn.
+ giải quyết được nhiều mâu thuẩn cho nhân dân.


+ quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý nhà nước và xã hội giúp nhà
nước và xã hội văn minh hơn tốt đẹp hơn. Đem lại mọi quyền lợi chính đáng
cho mọi người dân cũng như bản thân và xã hội.
Câu 13: Nguyên tắc phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà
nước trong việc thực hiện quyền lực nhà nước được thể hiện trong Hiến pháp
Việt Nam hiện hành như thế nào?
Tuy nhiên, việc hiến định tính chất, nhiệm vụ, chức năng, thẩm quyền của
các cơ quan trong bộ máy nhà nước từ đó đến nay chưa có những quy định về các
yếu tố của cơ chế phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước.
Hiến pháp năm 2013 đã tiến thêm một bước mới nhằm tạo ra những yếu tố
như vậy. Theo đó: xác định rõ ba bộ phận của quyền lực nhà nước với những thiết
chế thực hiện các quyền đó: Quốc hội được xác định là cơ quan đại biểu cao nhất
của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, thực hiện quyền lập hiến,
quyền lập pháp, và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước. Chính phủ là
cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, thực hiện quyền hành pháp; Tòa án nhân
dân là cơ quan xét xử, thực hiện quyền tư pháp; Viện kiểm sát nhân dân thực hành
quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp; Chính quyền địa phương là chế định
được thay cho các thiết chế HĐND và UBND trong Hiến pháp hiện hành; hai thiết
thế hiến định độc lập mới ra đời là Hội đồng bầu cử quốc gia và Kiểm toán nhà

nước.
Đáng chú ý, thực hiện Chiến lược Cải cách tư pháp với quan điểm xuyên
suốt và nhất quán của Đảng và Nhà nước ta về sứ mệnh và vị trí của các cơ quan tư
pháp trong nhà nước pháp quyền XHCN, Hiến pháp năm 2013 đã tạo ra những cơ
sở pháp lý mới cao nhất về tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp.
Khi bàn về cơ chế phân công và phối hợp quyền lực, không thể không nói
đến những giới hạn của các bộ phận quyền lực nhà nước và nguyên tắc quan hệ
qua lại về thẩm quyền. Từ góc độ đó, có thể thấy một vài vấn đề sau đây cần được
tiếp tục làm rõ.
Có thể thấy rằng, trong nhiều năm qua, một số đạo luật được ban hành
nhưng hiệu lực thi hành còn thấp và khó đi vào cuộc sống, phải sửa đổi bổ sung
nhiều lần trong một thời gian ngắn. Vì thế, nhiều nội dung điều chỉnh của Luật đã
phải dựa vào cơ chế ủy quyền lập pháp, đã chuyển cho Chính phủ và các bộ, các
ngành quy định trong các văn bản quy phạm khác, trong khi chúng ta chưa thực sự
có một cơ chế ủy quyền lập pháp đúng nghĩa.


Thêm vào đó, cơ chế kiểm tra các văn bản quy phạm pháp luật qua nhiều
năm vẫn chưa thật sự hình thành rõ nét và có hiệu quả. Tất cả những yếu tố đó
phần nào đã vô hiệu trên thực tế khả năng kiểm soát quyền lực trên bình diện lập
pháp mặc dù Hiến pháp đã quy định thẩm quyền của QH là giám sát tối cao việc
tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của QH, “bãi bỏ các văn bản của Chủ tịch
Nước, UBTVQH, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao và
Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với Hiến pháp, luật và nghị quyết của QH”
(Điều 70).
Khi nói đến Chính phủ, Hiến pháp năm 2013 tiếp tục quy định Chính phủ là
cơ quan chấp hành của Quốc hội song song với quy định Chính phủ là cơ quan
hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam(Điều 94).
Chính phủ là cơ quan có quyền chủ động về mặt hiến định trong việc hoạch định
chính sách trên cơ sở pháp luật và chịu trách nhiệm trước nhân dân, trước Hiến

pháp và pháp luật.
Trong lĩnh vực lập pháp, sự phối hợp giữa Quốc hội với Chính phủ ở nước
ta thường được lý giải bởi con số các dự án luật do Chính phủ trình Quốc hội. Hiện
nay, trên 90% các dự án luật, pháp lệnh là do Chính phủ trình Quốc hội,
UBTVQH. Sự phối hợp trong hoạt động lập pháp là điều kiện quan trọng để Chính
phủ có thể chủ động đề xuất chính sách, đưa chính sách lên thành luật. Đây cũng là
con đường quan trọng để Quốc hội có thể đứng trên lập trường của cơ quan đại
diện cho nhân dân kiểm tra hoạt động của Chính phủ, kiểm tra định hướng hành
động và sự thể hiện trách nhiệm và năng lực của cơ quan hành pháp trước nhân
dân...
Hiến pháp năm 2013 cũng đã có những bổ sung quan trọng bảo đảm vị thế
và tính độc lập của hoạt động tư pháp - một yêu cầu không thể thiếu được trong cơ
chế phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực ở nước ta.
Theo các quy định trước đây, chế độ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức và
nhiệm kỳ của tất cả các Thẩm phán đều do pháp luật quy định. Theo quy định mới
của Hiến pháp năm 2013, Chủ tịch Nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thẩm
phán TANDTC trên cơ sở Nghị quyết phê chuẩn của QH và bổ nhiệm, miễn
nhiệm, cách chức Phó chánh án TANDTC và Thẩm phán các tòa án khác (khoản 7
Điều 70 và khoản 3 Điều 88, Hiến pháp năm 2013).
Điểm mới và nổi bật của Hiến pháp năm 2013 là sự ra đời của hai thiết chế
hiến định độc lập là Hội đồng Bầu cử quốc gia và Kiểm toán Nhà nước. Rồi đây,
các quy định của Chương X của Hiến pháp sẽ được các đạo luật cụ thể hóa. Vì vậy,


nhất thiết phải bàn đến nguyên tắc tổ chức của hoạt động đặc thù của các thiết chế
hiến định độc lập này. Tuân theo lý thuyết về tính chất của kiểm soát quyền lực, cơ
chế kiểm soát nội tại nhất thiết phải được hỗ trợ bởi những cơ chế kiểm soát quyền
lực từ phía ngoài có tính độc lập cao nhằm bảo đảm sự khách quan và tạo sự thống
nhất, phối hợp của quyền lực nhà nước. Các thiết chế hiến định độc lập cần có
năng lực pháp lý cao trong việc thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát, tạo mối

liên hệ phối thuộc với các thiết chế cơ bản của bộ máy nhà nước và bảo đảm để các
thiết chế cơ bản này vận hành có hiệu quả. Cần giới hạn thẩm quyền của các thiết
chế hiến định độc lập, bảo đảm để sự giám sát của các thiết chế này không cản trở
hay can thiệp vào chức năng và thẩm quyền của các thiết chế quyền lực nhà nước.
Câu 14: Trong các bản hiến pháp của Việt Nam đều khẳng đinh: tất cả quyền
lực nhà nước thuộc về nhân dân, hãy giải thích nguyên tắc đó?
Giải thích:
Thứ nhất, ngay Lời nói đầu Hiến pháp 2013 thể hiện: "... Nhân dân Việt
Nam xây dựng, thi hành và bảo vệ Hiến pháp này vì mục tiêu dân giàu, nước
mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh" đã thể hiện rõ trách nhiệm của nhân dân
trong việc xây dựng, thi hành và bảo vệ Hiến pháp. Điều 2 Hiến pháp năm 2013
quy định: "1. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. 2. Nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước
thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp
nông dân và đội ngũ trí thức" đã thể hiện nhất quán quan điểm của Đảng và Nhà
nước ta về đề cao quyền làm chủ của nhân dân trong Hiến pháp là nhà nước của
dân, do dân và vì dân, đồng thời thể hiện đất nước Việt Nam là do chính nhân dân
làm chủ, nhân dân là chủ thể quan trọng trong xây dựng và bảo vệ đất nước.
Thứ hai, khoản 2 Điều 4 Hiến pháp năm 2013 quy định:" Đảng Cộng sản
Việt Nam gắn bó mật thiết với Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của
Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về những quyết định của mình", đây là
điểm bổ sung mới quan trọng, vì vai trò làm chủ của Nhân dân đối với nước, Nhân
dân giao phó trách nhiệm cho Đảng để lãnh đạo Nhà nước và xã hội, vì vậy, Đảng
phải chịu sự giám sát và chịu trách nhiệm trước nhân dân trong việc lãnh đạo của
mình
Thứ ba, tại Điều 6 Hiến pháp năm 2013 quy định: "Nhân dân thực hiện
quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc
hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước", quy định đa
dạng hơn về thực hiện quyền lực của Nhân dân so với Hiến pháp năm 1992, đặc



biệt thể hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp đã làm rõ hơn, sâu sắc hơn
vai trò làm chủ của Nhân dân.
Thứ tư, lần đầu tiên trong Hiến pháp năm 2013 ghi nhận quyền con người,
quyền cơ bản của công dân tại chương II, đặt trang trọng sau chương I quy định về
chế độ chính trị. Hiến pháp năm 2013 đã có những nhận thức mới về đề cao nhân
tố con người, coi con người là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của sự
phát triển. Điều 14 Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “Ở nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự,
kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến
pháp và pháp luật”.“Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo
quy định của luật, trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc
gia, trật tự an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng”. Đây là những
nguyên tắc căn bản đề cao trách nhiệm của Nhà nước trong mối quan hệ với quyền
con người, quyền công dân, là cơ sở hiến định để mọi người và công dân bảo vệ và
thực hiện quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Ngoài việc thể
hiện quyền làm chủ của Nhân dân trong Hiến pháp, còn thể hiện các cam kết của
Việt Nam trong việc thực hiện các điều ước quốc tế liên quan đến quyền con người
mà Việt Nam là thành viên.
Thứ năm, Điều 53 Hiến pháp năm 2013 thể hiện: "Đất đai, tài nguyên
nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên
nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu
toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý" đã khẳng định
quyền sở hữu của Nhân dân và Nhân dân ủy quyền cho Nhà nước đại diện Nhân
dân để sở hữu và thống nhất quản lý, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về việc
quản lý tài sản do Nhân dân ủy quyền.
Thứ sáu, Điều 65 Hiến pháp năm 2013 quy định: "Lực lượng vũ trang nhân
dân tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân dân, với Đảng và Nhà nước, có nhiệm
vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh

quốc gia và trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ Nhân dân, Đảng, Nhà nước và chế độ xã
hội chủ nghĩa; cùng toàn dân xây dựng đất nước và thực hiện nghĩa vụ quốc tế" thể
hiện trách nhiệm của lực lượng vũ trang là tuyệt đối trung thành với Nhân dân và
trước hết là phải bảo vệ Nhân dân là một chủ thể làm chủ đất nước, sau đó là bảo
vệ Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa.
Thứ bảy, Điều 69 Hiến pháp năm 2013 quy định: "Quốc hội là cơ quan đại
biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" đã nhấn mạnh vai trò của Nhân dân là chủ thể tối
cao của quyền lực Nhà nước, tất cả quyền lực Nhà nước đều thuộc về Nhân dân.


Nhân dân ủy thác thực hiện quyền lực cao nhất cho Quốc hội để thực hiện quyền
lập hiến như đề xuất sửa đổi Hiến pháp, thành lập Ủy ban dự thảo Hiến pháp, thảo
luận và biểu quyết thông qua Hiến pháp, khi có ít nhất 2/3 tổng số đại biểu Quốc
hội biểu quyết tán thành; việc trưng cầu ý dân về Hiến pháp do Quốc hội quyết
định...
Quốc hội có trách nhiệm quy định tổ chức và hoạt động của Quốc hội, Chủ
tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Hội đồng bầu cử
quốc gia, Kiểm toán nhà nước, chính quyền địa phương và cơ quan khác do Quốc
hội thành lập và bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh đứng đầu các cơ quan
này nhằm đảm bảo sự vận hành và thực thi hoạt động quản lý nhà nước và quản lý
xã hội theo theo sự ủy quyền của Nhân dân cho Quốc hội là cơ quan quyền lực cao
nhất.
Hiến pháp năm 2013 đã thể hiện nhất quán tư tưởng của Bác Hồ, của Đảng
về vị trí, vai trò của Nhân dân trong lịch sử đấu tranh, xây dựng và bảo vệ đất nước
trải qua mấy ngàn năm lịch sử. Tư tưởng lấy dân làm gốc của Bác Hồ đã được lịch
sử chứng minh qua các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, chính vì vậy, Hiến pháp
năm 2013 là sự kết tinh và thể hiện tính đúng đắn về quyền làm chủ của Nhân dân
đối với đất nước, hướng đến mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng,
văn minh mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân đã lựa chọn.


Câu 15: Thông qua các quy định của Hiến pháp về quyền và nghĩa vụ cơ bản
của công dân, hãy làm rõ mối quan hệ giữa nhà nước và công dân ở Việt Nam
hiện nay?
Mối quan hệ giữa nhà nước và công dân là mối quan hệ qua lại.
Thứ nhất công dân thể hiện trách nhiệm xã hội bằng việc sáng suốt lựa chọn
những người có đức, có tài để quản lý Nhà nước và xã hội.
Khi được bầu là đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND, người đại biểu phải liên hệ
mật thiết với cử tri, qua đó để người dân thực hiện quyền quản lý Nhà nước của
mình.
Thứ hai, công dân có quyền phản ánh, kiến nghị đến các cơ quan hành pháp,
các cơ quan tư pháp và các cơ quan khác của Nhà nước. Các cơ quan này có trách
nhiệm trả lời trước dân vì những cơ quan này đều gián tiếp được nhân dân trao
quyền.
Thứ ba, tại điều Điều 4, ngoài quy định bản chất, vị trí, vai trò của Đảng tại
khoản 1 thì khoản 2 quy định rõ trách nhiệm của Đảng đối với nhân dân. Đảng


phải liên hệ mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân và chịu sự giám sát của nhân
dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình. Vì thế nhân
dân có quyền giám sát Đảng.
Đảng Cộng sản giữ vai trò lãnh đạo Nhà nước và xã hội nên người dân muốn thực
hiện quản lý Nhà nước và xã hội thì ngoài việc thông qua cơ quan Nhà nước, còn
phải thông qua Đảng.
Để người dân thực hiện được các quyền trên, Hiến pháp đã hiến định việc Nhà
nước tạo điều kiện để người dân tham gia thực hiện quản lý Nhà nước.
Muốn để người dân tham gia thì mọi ý kiến góp ý của công dân phải được công
khai, minh bạch.
Ngoài ra, Quốc tịch Việt Nam thể hiện mối quan hệ gắn bó giữa cá nhân với
nhà nước CHXHCN Việt Nam, từ đó phát sinh quyền và nghĩa vụ của công dân

Việt Nam với nhà nước Việt Nam; làm phát sinh quyền và trách nhiệm của nhà
nước CHXHCNVN đối với công dân Việt Nam.
Công dân Việt Nam được nước CHXHCNVN bảo đảm bảo các quyền công
dân và phải làm tròn các nghĩa vụ công dân theo quy định của pháp luật.
Nhà nước CHXHCNVN có chính sách để công dân Việt Nam ở nước ngoài
được hưởng các quyền công dân và làm các nghĩa vụ công dân phù hợp với hoàn
cảnh sống xa đất nước.
Công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài đang định cư ở nước
ngoài thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định của quốc gia sở tại.
Câu 16: Hãy nêu những hình thức biểu hiện cơ bản của dân chủ đại diện và
dân chủ trực tiếp được quy định trong Hiến pháp VN hiện hành?
-

-

Dân chủ trực tiếp: Ứng cử, bầu cử vào Quốc Hội, hội đồng nhân dân; Thực
hiện quy chế dân chủ cơ sở; trưng cầu dân ý…..ở đây có nghĩa là nhân dân
có thể trực tiếp thực hiện được quyền lực nhà nước và thể hiện trực tiếp ý
chí nguyện vọng của mình.
Dân chủ đại diện: Nhân dân thông qua các cơ quan Nhà nước, các cá nhân
được Nhân dân ủy quyền để thực hiện ý chí nguyện vọng của nhân dân.


Câu 17: Tính chất dân chủ trong bản chất Nhà nước ta được thể hiện trong
chế độ bầu cử của nước ta như thế nào? Ý nghĩa của cuộc bầu cử dân chủ
trong chế độ xã hội XHCN?
Tính dân chủ trong bản chất nhà nước ta được thể hiện trong chế độ bầu cử
thông qua quy định “công dân đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở
lên có quyền ứng cử vào quốc hội, hội đồng nhân dân” (Điều 27 HP 2013).
Ý nghĩa của cuộc bầu cử dân chủ trong chế độ xã hội xã hội chủ nghĩa:

-

-

Khẳng định nhà nước xã hội chủ nghĩa là nhà nước của dân, do dân, vì dân
Thông qua việc bầu cử nhân dân cả nước bầu ra Quốc hội – cơ quan đại diện
cao nhất; cơ quan quyền lực cao nhất, nhân dân địa phương bầu ra hội đồng
nhân dân. Vì vậy, bầu cử trở thành mắt xích quan trọng để thực hiện quyền
lực nhân dân thông qua Nhà nước. Khẳng định, bầu cử là biểu hiện cụ thể
của dân chủ
Thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân, tinh thần dân chủ, sự đoàn kết
dân tộc, góp phần xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa.

Câu 18: Hiến pháp VN hiện hành đã có những quy định cơ bản nào để xây
dựng, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa? Phân tích
một trong các quy định đó?
Câu 19: Ý nghĩa của các quy định trong Hiến pháp hiện hành về quyền sở
hữu của công dân?
Quyền sở hữu của công dân được quy định ở Điều 32, Khoản 1 Điều 51,
Điều 53, Khoản 2 Điều 54 Hiến pháp 2013.
Ý nghĩa: Thể hiện chính sách kinh tế của nhà nước. Xây dựng nền kinh tế
phát triển bền vững hội nhập nhanh, mạnh vào nền kinh tế thị trường, tiến nhanh
tiến mạnh vào sân chơi chung của toàn cầu nhằm thực hiện mục đích dân giàu
nước mạnh. Tuy nhiên thì hiến pháp 2013 cũng không ghi nhận rõ hình thức sở
hữu thành từng điều như hiến pháp 92 và thành phần kinh tế cũng không nêu cụ thể
nhưng về vai trò, tên gọi của các hình thức sẽ được tại các luật cụ thể. Cách thể
hiện như vậy phù hợp với một đạo luật gốc.
Câu 20: Mục tiêu của chính sách Giáo dục ở nước ta là gì? Ý nghĩa của mục
tiêu chính sách giáo dục được quy định trong Hiến pháp Việt Nam hiện hành?













Mục tiêu của chính sách Giáo dục ở nước ta được quy định tại Khoản 1
Điều 61 Hiến pháp 2013:”phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm
nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.”.
Nâng cao dân trí: Học vấn là cái gốc của văn hóa. Như chủ tịch Hồ Chí
Minh – một nhà văn hóa lớn của dân tộc từng nói: “một dân tộc dốt là một
dân tộc yếu. Vì vậy tôi đề nghị mở một chiến dịch chống nạn mù chữ.” Theo
Bác dốt cũng là một thứ giặc – một thứ giặc nguy hiểm mà đồng bào ta phải
chống lại, nên sau Cách mạng tháng Tám Nhà nước ta đã phát động các
phong trào để xóa nạn mù chữ như bình dân học vụ, bổ túc văn hóa…Nhờ
đó mà nước ta từ trên 90% dân số mù chữ, sau cuộc vận động bình dân học
vụ trong giai đoạn từ 1946 đến 1954 có 10,5 triệu người trong tổng số
khoảng 35 triệu người thoát nạn mù chữ. Vấn đề mở mang dân trí không
những là trách nhiệm của nhà nước mà còn là nghĩa vụ của người dân. Cho
đến nay đã có nhiều văn bản pháp luật được ban hành về vấn đề học tập của
người dân như Luật phổ cập giáo dục tiểu học 1991, Nghị quyết số 41 của
Quốc hội về thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở vào năm 2010, Luật
giáo dục 2005…
Phát triển nguồn nhân lực: Dân số đông, nguồn nhân lực dồi dào là một thế
mạnh của nước ta. Song để phát huy tốt nhất thế mạnh đấy vấn đề quan

trọng là phải đào tạo nguồn nhân lực – đó phải là những người lao động mới
không những có sức khỏe mà còn cần có tri thức, có đạo đức. Vì vậy để
nguồn nhân lực có thể phục vụ tốt nhất cho sự nghiệp đất nước thì họ cần
được đào tạo từ thành những công nhân có tay nghề cao đến những người
quản lý có trình độ và năng lực…
Bồi dưỡng nhân tài: Khi viết về mục đích các khoa thi nho học, Thân Nhân
Trung từng viết “ Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì
thế nước mạnh mà hưng thịnh, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà thấp
hèn.” Hiền tài, đó là những hạt nhân của nền giáo dục, là những con người
có phẩm chất, có năng lực, trí tuệ hơn người, họ cũng chính là những đầu tàu
trong tương lai sẽ đưa đất nước đi lên mạnh mẽ nếu được phát hiện và được
quan tâm kịp thời. Chính vì vậy nền giáo dục cần có những chính sách ưu
tiên và tạo điều kiện đặc biệt để giúp họ có thể được nghiên cứu học tập và
sáng tạo một cách tốt nhất.
Ý nghĩa của mục tiêu chính sách Giáo dục được quy định trong Hiến pháp
Việt Nam hiện hành:


− Những quy định về chính sách phát triển giáo dục đã thể hiện quan điểm,

đường lối của Ðảng, Nhà nước và ý nguyện của nhân dân về đổi mới căn
bản, toàn diện nền giáo dục. Ðây là cơ sở hiến định, là bảo đảm về mặt chính
trị - pháp lý để phát triển nền giáo dục quốc dân. Giáo dục là một hoạt động
thực tiễn xã hội có vai trò thúc đẩy và phát triển năng lực nội sinh của quốc
gia. Năng lực nội sinh của quốc gia thể hiện qua sức sản xuất của xã hội và
được đánh giá thông qua chất lượng nguồn lực lao động cả mặt vật chất và
tinh thần. Khi được chăm lo giáo dục một cách đúng đắn thì con người mới
có điều kiện phát triển toàn diện cả về thể lực, trí lực và năng lực, trở thành
nhân tố quan trọng của lực lượng sản xuất.
− Việc Hiến pháp năm 2013 tiếp tục nhấn mạnh học tập vừa là quyền vừa là


nghĩa vụ của công dân đã khẳng định vai trò to lớn của giáo dục trong đời
sống xã hội, trong đó mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín
ngưỡng, nam nữ, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế có
quyền được đi học, đều bình đẳng về cơ hội học tập. Nhà nước thực hiện
công bằng xã hội trong giáo dục, tạo điều kiện để ai cũng được học hành.
− Nhằm triển khai quy định trên, Nhà nước cần xây dựng chiến lược học tập

suốt đời, theo đó mọi người đều có cơ hội được đi học; các hình thức học tập
phù hợp với từng đối tượng và được quản lý một cách chặt chẽ theo tiêu
chuẩn thống nhất tương ứng với trình độ. Đổi mới nền giáo dục theo hướng
phát triển năng lực và nhân cách người học, xây dựng nền giáo dục thực chất
và hiện đại.
− Chính sách phát triển giáo dục một lần nữa được khẳng định trong Hiến

pháp là quốc sách hàng đầu với mục đích “nâng cao dân trí, phát triển nguồn
nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”. Mục đích này trước hết nhằm nâng cao trình
độ nhận thức, năng lực trí tuệ của nhân dân, bao gồm trình độ văn hóa, kỹ
thuật, khoa học công nghệ. Trình độ dân trí không chỉ là trình độ nhận thức
mà bao hàm cả chí khí của dân tộc, là sức mạnh tinh thần, là lòng yêu nước
nồng nàn của dân tộc Việt ngàn năm văn hiến.
− Muốn xây dựng và phát triển đất nước trước hết phải xuất phát từ nền tảng

nhân dân. Nhân dân có trí tuệ, có tài có đức thì đất nước mới hưng thịnh.
Đồng thời chính sách của Nhà nước phải coi trọng phát triển lực lượng lao
động có trình độ chuyên môn, có nghiệp vụ, tay nghề cao nhằm cung ứng
cho xã hội trong xu thế toàn cầu hóa.


− Phát triển nguồn nhân lực cần chú trọng phát triển lao động công nghiệp có


tay nghề trình độ cao theo phương châm “thầy giỏi, thợ lành nghề”. Đặc
biệt, bồi dưỡng, phát triển nhân tài là vấn đề cốt lõi của quốc gia. Hiện nay,
ở Việt Nam việc chảy máu chất xám đang diễn ra khá phổ biến. Việc phát
hiện, bồi dưỡng, sử dụng nhân tài còn thiếu chiến lược phù hợp. Cơ chế,
điều kiện vật chất và tinh thần nhằm phát huy tài năng và sự cống hiến của
người giỏi bị hạn chế. Vì vậy, Nhà nước cần chú trọng phát hiện, nuôi
dưỡng, sử dụng nhân tài, qua đó phát huy tối đa năng lực nội sinh để phát
triển đất nước.

Câu 21: Mục tiêu của chính sách Khoa học, Công nghệ ở nước ta là gì? Ý
nghĩa của chính sách Khoa học, Công nghệ ở nước ta được quy định trong
Hiến pháp Việt Nam hiện hành?
 Mục tiêu của chính sách KH-CN ở nước ta được thể hiện trong Nghị quyết

TW 6 về phát triển KH-CN:
1- Mục tiêu tổng quát
Phát triển mạnh mẽ khoa học và công nghệ, làm cho khoa học và công nghệ thực
sự là động lực quan trọng nhất để phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, kinh tế tri
thức, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế;
bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đưa nước ta cơ bản trở thành
nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 và là nước công nghiệp hiện
đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa vào giữa thế kỷ XXI.
2- Mục tiêu cụ thể
a) Đến năm 2020, khoa học và công nghệ Việt Nam đạt trình độ phát triển của
nhóm các nước dẫn đầu ASEAN; đến năm 2030, có một số lĩnh vực đạt trình độ
tiên tiến thế giới; tiềm lực khoa học và công nghệ đáp ứng các yêu cầu cơ bản của
một
nước
công

nghiệp
theo
hướng
hiện
đại.
b) Phát triển đồng bộ các lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên,
khoa học kỹ thuật và công nghệ. Bảo đảm cung cấp luận cứ khoa học cho việc
hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách phát triển đất nước. Xây dựng được


×