MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Trong lịch sử pháp luật thế giới, trách nhiệm bồi thường thiệt ngoài hợp
đồng là một trong những chế định có sớm nhất của pháp luật dân sự. Trải
qua các thời kỳ lịch sử và ở những nước khác nhau quy định về người phái
bồi thường cũng như mức độ bồi thường cũng có sự khác biệt. Vấn đề này
phụ thuộc vào quan điểm giai cấp, điều kiện kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia.
Pháp luật dân sự Việt Nam cũng quan tâm tới vấn đề bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng. Những thiệt hại đó có thể xâm phạm về tài sản; sức khỏe,
tính mạng; danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác. Trong đó, trách
nhiệm bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố
tụng gây ra là một vấn đề được cử tri cả nước quan tâm hiện nay. Vì vậy, em
xin được lựa chọn đề tài: “Phân tích trách nhiệm bồi thường thiệt hại do
người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra”
NỘI DUNG
A. PHẦN LÝ THUYÊT
I.
Khái niệm
1. Khái niệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một khái niệm có ý
nghĩa pháp lý cao trong hệ thống pháp luật của nước ta, nó được đề cập tới
rất sớm và được quy định trong Bộ luật Dân sự 1995 và hoàn thiện đầy đủ
hơn trong Bộ luật Dân sự 2005. Cụ thể hơn tại Điều 604 Bộ luật Dân sự Việt
Nam quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng như sau:
2
“1. Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh
dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm
phạm danh thường.
2.Trong trường hợp pháp luật quy định người gây thiệt hại phải bồi thường
cả trong trường hợp không có lỗi thì áp dụng quy định đó.”
Như vậy, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là quy định
của luật dân sự mà khi được áp dụng sẽ làm hình thành một quan hệ dân sự
trong đó người có hành vi xâm phạm đến tài sản, tính mạng sức khỏe, quyền
và lợi ích hợp pháp của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường
những thiệt hại do mình gây ra.
2. Cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng
Cơ quan tiến hành tố tụng là cơ quan nhà nước, thực hiện quyền lực nhà
nước trong việc giải quyết vụ việc dân sự, vụ án hình sự, vụ án hành chính và
thi hành án dân sự hoặc kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong thủ tục tố
tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong xã hội. Các
quyết định của các cơ quan này có giá trị bắt buộc các chủ thể khác phải chấp
hành.
Trong thủ tục tố tụng dân sự và tố tụng hành chính, cơ quan tiến tố tụng bao
gồm: Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự.
Trong thủ tục tố tụng hình sự, cơ quan tiến hành tố tụng bao gồm: Cơ quan
điều tra, tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân.
Người tiến hành tố tụng là người thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong
việc giải quyết vụ việc dân sự, vụ án hình sự, vụ án hành chính, thi hành án
dân sự hoặc kiểm sát việc tuân theo pháp luất trong tố tụng dân sự, hình sư,
hành chính. Những người tiến hành tố tụng được thay mặt các cơ quan tiến
hành tố tụng thực hiện việc giải quyết các vụ việc dân sự, vụ án hình sự, hành
3
chính và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong thủ tục tố tụng. Những
người tiến hành tố tụng được chủ động thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của
mình độc lập với các chủ thể khác và chỉ tuân theo pháp luật.
Trong thủ tục tố tụng dân sự và tố tụng hành chính, người tiến hành tố tụng
bao gồm: Chánh án tòa án, Thẩm phán, hội thẩm nhân dân, thư kí tòa án,
kiểm sát viên, thủ trưởng cơ quan thi hành án, chấp hành viên.
Trong thủ tục tố tụng hình sự, người tiến hành tố tụng bao gồm: Thủ trưởng,
phó thủ trưởng cơ quan điều tra, điều tra viên; Viện trưởng, phó viện trưởng
viện kiểm sát, kiểm sát viên; Chánh án, Phó Chánh án Toà án, Thẩm phán, Hội
thẩm nhân dân, Thư ký Tòa án.
Vậy, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền của cơ
quan tiến hành tố tụng gây ra là: một loại quan hệ dân sự mà trong đó
người tiến hành tố tụng có lỗi trong quá trình tiến hành tố tụng, gây ra
thiệt hại cho người khác phải bồi thường thiệt hại do mình gây ra theo
quy định của pháp luật.
II.
Nội dung trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền
trong cơ quan tiến hành tố tụng gây ra.
Điều 620 Bộ luật Dân sự 2005 quy định về việc bồi thương thiệt hại do
người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra.
“Điều 620. Bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền của cơ quan tiến
hành tố tụng gây ra
Cơ quan tiến hành tố tụng phải bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền
của mình gây ra khi thực hiện nhiệm vụ trong quá trình tiến hành tố tụng. Cơ
quan tiến hành tố tụng có trách nhiệm yêu cầu người có thẩm quyền đã gây
thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật, nếu
người có thẩm quyền có lỗi trong khi thi hành nhiệm vụ.”
1. Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường.
4
Hoạt động tố tụng gồm tố tụng hình sự, tố tụng hành chính và tố tụng
dân sự. Trong đó tố tụng hình sự có tính đặc trưng riêng. Vì thế mà Luật trách
nhiệm bồi thường của Nhà nước quy định các trình tự thủ tục bồi thường
trong hoạt động tố tụng hình sự và tố tụng dân sự, hành chính khác nhau.
Trong hoạt động tố tụng hình sự, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng
có hành vi cố ý hoặc vô ý hoặc do trình độ hiểu biết pháp luật hạn chế, cho nên
vi phạm trình tự, thủ tục tố tụng dẫn đến việc bắt tạm giữ, tạm giam, hoặc
truy tố xét xử không đúng pháp luật. làm oan sai gây thiệt hại danh dự, uy tín,
tài sản của cá nhân. Tuy nhiên, có những trường hợp không phải do lỗi của
người có thẩm quyền tiến hành tố tụng mà do các điều kiện khách quan mang
lại, do đó cơ quan tiến hành tố tụng đã không thực hiện đúng trình tự tố tụng
gây thiệt hại cho cá nhân. Trong những trương hợp trên, Nhà nước có trách
nhiệm bồi thường thiệt hại khi có căn cứ sau:
• Có bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong hoạt động
tố tụng hình sự xác định người bị thiệt hại thuộc các trường hợp được bồi
thường quy đinh tại điều 26 Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2009
• Có thiệt hại thức tế do người tiến hành tố tụng hình sự gây ra đối với người bị
thiệt hại.
Phạm vi trách nhiệm bồi thường trong hoạt động tố tụng hình sự theo
điều 26 và cơ quan phải bồi thường là các cơ quan tiến hành tố tụng theo quy
định tại các điều 29, 30, 31 và 32 Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước
2009.
Trong hoạt động tố tụng hành chính, tố tụng dân sự, cơ quan có thẩm
quyền tiến hành tố tụng chủ yếu là toà án. Người có thẩm quyền tiến hành tố
tụng có hành vi vi phạm pháp luật mà gây thiệt thì Nhà nước có trách nhiệm
bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật của người tiến hành tố tụng
gây ra trong các trường hợp sau:
5
• Tự mình áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
• Áp dụng biện pháp khần cấp tạm thời khác với biện pháp khẩn cấp tạm thời
thời mà cá nhân, cơ quan, tổ chức có yêu cầu;
• Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quá yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn
cấp tạm thời của cá nhân, tổ chức, cá nhân;
• Ra bản án, quyết định mà biết rõ là trái pháp luật hoặc cố ý làm sai lệch hồ sơ
vụ án.
Khi xác định có đầy đủ căn cứ bồi thường thiệt hại do người có thẩm
quyền tiến hành tố tụng gây ra trong hoạt động tố tụng hành chính và tố tụng
dân sự thì cơ quan phải bồi thường là tòa án nhân dân các cấp. Căn cứ vào
quyết định, bản án thuộc thẩm quyền xét xử của tòa án để xá định trách
nhiệm bồi thường theo điều 33 Luật trách nhiệm bồi thường Nhà nước 2009.
2. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại
Điều 605 bộ luật dân sự đã quy định nguyên tắc được áp dụng trong bồi
thường thiệt hại, trong đó nguyên tắc mang tính chất nền tảng là trong bồi
thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật đó là “thiệt hại phải được bồi
thường toàn bộ à kịp thời”. Như vậy khi có thiệt hại do người có thẩm quyền
trong cơ quan tiến hành tố tụng gây ra mà lỗi thuộc về người tiến hành tố
tụng thì phải bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại một cách kịp thời.
Ngoài ra, với việc giải quyết bồi thường do người tiến hành tố tụng gây ra thì
còn có các nguyên tắc như điều 7 Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước
2009:
“Điều 7. Nguyên tắc giải quyết bồi thường
Việc giải quyết bồi thường phải tuân theo các nguyên tắc sau đây:
1. Kịp thời, công khai, đúng pháp luật;
2. Được tiến hành trên cơ sở thương lượng giữa cơ quan có trách nhiệm bồi
thường với người bị thiệt hại hoặc đại diện hợp pháp của họ;
3. Được trả một lần bằng tiền, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác”.
6
3. Xác định thiệt hại được bồi thường.
Việc xác định thiệt hại do người có thẩm quyền trong cơ quan tiến hành
tố tụng gây ra trong qua trình tố tụng hết sức phức tạp. Thiệt hại có thế gây
ra ở đây bao gồm sức khỏe, tình mạng; danh dự, nhân phẩm, uy tín và tài sản.
Các thiệt hại được bồi thường do hành vi vi phạm pháp luật của người
tiến hành tố tụng gây ra được quy định trong Luật trách nhiệm bồi thường
của nhà nước 2009. Về tính mạng người bị thiệt hại được bồi thường thiệt hại
về vật chất do nười bị thiệt hại chết (Điều 48); về sức khỏe thì được bồi
thường thiệt hại về vật chất do tổn hại về sức khỏe (Điều 49); về danh dự,
nhân phẩm, uy tín thì được bồi thường thiệt hại do tổn thất tinh thần (Điều
47) và được khôi phục danh dự trong hoạt động động tố tụng (Điều 51); về
tài sản thì được bồi thường thiệt hại do tài sản bị xâm phạm (Điều 45), thiệt
hại do thu nhập thực tế bị mất hoặc giảm sút (Điều 46) và được trả lại tài sản
bị thu giữ trước đó (Điều 50).
B. PHẦN TÌNH HUỐNG
I.
Tóm tắt vụ việc.
Theo cáo trạng, ngày 15/08/2003, tại thôn Me ( xã Nghĩa Trung, huyện
Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) xảy ra vụ án giết người, nạn nhân là chị Nguyễn Thị
Hoan. Cơ quan Cảnh sát điều tra – Công an tỉnh Bắc Giang đã ra quyết định
khởi tố vụ án “giết người” và đến ngày 29/09/2003 đã ra quyết định khởi tố
bị can và ra lệnh bắt tạm giam đối với ông Nguyễn Thanh Chấn về tội danh
giết người.
Ngày 26/03/2004, TAND tỉnh Bắc Giang mở phiên tòa sơ thẩm xét xử bị
cáo Nguyễn Thanh Chấn và đã ra bản án tuyên bị cáo phạm tội giết người với
mức án tù chung thân. Tiếp đó - ngày 26 và 27.7.2004, Toà phúc thẩm - TAND
Tối cao tại Hà Nội xét xử phúc thẩm vụ án, tuyên y án sơ thẩm.
7
Trong quá trình điều tra bị cáo có khai nhận hành vi giết người, nhưng
tại các phiên toà sơ thẩm và phúc thẩm, bị cáo không nhận tội và trong trại
giam, phạm nhân Nguyễn Thanh Chấn tiếp tục kêu oan.
Sau đơn kháng cáo của gia đình bị cáo, tòa phúc thẩm TANDTC đã tiến
hành xét xử phúc thẩm, tuyên y án sơ thẩm. Trong quá trình ở trại giam,
phạm nhân Nguyễn Thanh Chấn đã nhiều lần kêu oan và bà Nguyễn Thị Chiến
là vợ ông Chấn cũng liên tục gửi đơn kêu oan cho chồng. Ngày 25/10/2013,
đối tượng Lý Nguyễn Chung đã ra đầu thú, khai nhận đã thực hiện hành vi
giết chị Nguyễn Thị Hoan vào tối ngày 15/8/2013 để cướp tài sản.
Ngày 4/11/2013, ông Nguyễn Thanh Chấn chính thức được trả tự do sau
hơn 10 năm thụ án chung thân. Hai ngày sau, ngày 6/11/2013, Hội đồng
thẩm phán TANDTC tiến hành xét xử theo thủ tục tái thẩm, tuyên hủy bản án
phúc thẩm của Tòa phúc thẩm TANDTC, bản án sơ thẩm của TAND tỉnh Bắc
Giang đối với Nguyễn Thanh Chấn và chuyển hồ sơ vụ án cho VKSND Tối cao
để điều tra lại theo thủ tục chung.
Sau khi được tuyên bố bị kết án oan sai, ông Nguyễn Thanh Chấn liên tục
làm hồ sơ và các thủ tục để có thể nhận được tiền bồi thường oan sai từ các
cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Vào tháng 5/2015, gia đình ông Nguyễn
Thanh Chấn đã đạt được thỏa thuận với TAND Tối cao số tiền bồi thường 7,2
tỷ đồng cho những mất mát mà ông Chấn và gia đình phải chịu đựng trong
suốt 10 năm ông ngồi tù oan. Số tiền bồi thường được lấy từ ngân sách Nhà
nước. Sáng 16.10, tại buổi họp báo quý III-2015 do Bộ Tư pháp tổ chức, ông
Nguyễn Văn Bốn, Cục trưởng Cục bổ trợ tư pháp (Bộ Tư pháp) cho biết, Toà
cấp cao tại Hà Nội đã trả 7,2 tỉ đồng tiền bồi thường án oan cho gia đình ông
Nguyễn Thanh Chấn (54 tuổi, thôn Me, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, tỉnh
Bắc Giang).
II.
Phân tích vụ việc.
8
Khi vụ án xảy ra, Trần Nhật Luật khi đó là điều tra viên được giao nhiệm
vụ thụ lý chính. Trong quá trình điều tra, vì có dấu chân, dấu tay dính máu
trên hiện trường, phòng Khoa học kỹ thuật hình sự, Công an tỉnh đã lấy mẫu
vân chân của hơn chục người tình nghi, trong đó có cả ông Chấn để tiến hành
giám định. Phòng Kỹ thuật hình sự - Công an tỉnh và Viện Khoa học Hình sự Bộ Công an đã xác định dấu vết thu được ở hiện trường không phải là của
ông Chấn.
Về nguyên tắc, khi có được thông báo như vậy, điều tra viên phải báo cáo
thủ trưởng cơ quan điều tra để thực hiện các bước tiếp theo là trưng cầu
giám định, nhưng Luật đã phớt lờ việc này.
Theo lời ông Chấn kể lại, Trần Nhật Luật đã ép buộc ông Chấn phải khai
nhận là đã đi chân đất vào nhà và giết chị Hoan, thậm chí bắt ông Chấn phải
diễn lại cảnh giết chị Hoan theo sự dàn dựng của điều tra viên. Và tất nhiên là
sự dàn dựng này phải phù hợp với những gì thu lượm được ở hiện trường. Đó
là chưa kể họ đã dùng nhục hình đối với ông Chấn, để buộc ông phải “khai
theo hướng dẫn”.
Điều tra viên Trần Nhật Luật làm sai đã đành, còn kiểm sát viên Đặng
Thế Vinh là người được giao nhiệm vụ thực hành quyền công tố, kiểm sát điều
tra vụ án thì đã phớt lờ các biên bản hỏi cung bị can, mà trong các biên bản
này, ông Chấn đã một mực kêu oan. Kiểm sát viên Vinh chỉ căn cứ vào những
gì ông Chấn đã “nhận tội”.
Một điều không thể không nói đến nữa là vai trò của Tòa án nhân dân
tỉnh trong xét xử vụ án. Tại phiên tòa, ông Chấn một mực kêu oan và tố cáo
việc bị cán bộ điều tra dùng nhục hình, bức cung, ép cung nhưng chủ tọa
phiên tòa không quan tâm đến tình tiết này. Thậm chí những ý kiến phân tích
xác đáng của luật sư, Tòa và Viện cũng không lắng nghe, cứ thế kết án cho
ông Chấn.
Như vậy, theo quy định tại điều 12 của bộ luật tố tụng hình sự năm 2003
thì cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng trong vụ án này phải
9
chịu trách nhiệm do vi phạm luật tố tụng hình sự: Điều 12. Trách nhiệm của
cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng:
“Trong quá trình tiến hành tố tụng, cơ quan tiến hành tố tụng, người
tiến hành tố tụng phải nghiêm chỉnh thực hiện những quy định của pháp luật
và phải chịu trách nhiệm về những hành vi, quyết định của mình.
Người làm trái pháp luật trong việc bắt, giam, giữ, khởi tố, điều tra, truy
tố, xét xử, thi hành án thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ
luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.”
Điều 29. Bảo đảm quyền được bồi thường thiệt hại và phục hồi danh dự,
quyền lợi của người bị oan:
“Người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự
gây ra có quyền được bồi thường thiệt hại và phục hồi danh dự, quyền lợi.
Cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự đã làm oan
phải bồi thường thiệt hại và phục hồi danh dự, quyền lợi cho người bị oan;
người đã gây thiệt hại có trách nhiệm bồi hoàn cho cơ quan có thẩm quyền
theo quy định của pháp luật.”
Như chúng ta thấy, sau 10 năm ngồi tù oan, ông Nguyễn Thanh Chấn cuối
cùng cũng đã được thả tự do và bồi thường thiệt hại với số tiền là 7,2 tỷ đồng
chi trả từ ngân sách nhà nước.
Điều 56 Luật Trách nhiệm bồi thường nhà nước thì nghĩa vụ hoàn trả
và xử lý trách nhiệm của người thi hành công vụ:
“1. Người thi hành công vụ có lỗi gây ra thiệt hại có nghĩa vụ hoàn trả
cho ngân sách nhà nước một khoản tiền mà Nhà nước đã bồi thường cho
người bị thiệt hại theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
2. Người thi hành công vụ có lỗi vô ý gây ra thiệt hại quy định tại Điều
26 của Luật này không phải chịu trách nhiệm hoàn trả.
10
3. Người thi hành công vụ ngoài việc phải hoàn trả khoản tiền quy định
tại khoản 1 Điều này thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm còn phải bị xử lý
kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.”
Theo đó, những cá nhân đã làm sai với lỗi cố ý trong quá trình tiến hành tố
tụng trên sẽ phải hoàn trả tiền theo quy định của pháp luật và có thể sẽ phải
chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
KẾT LUẬN
Với việc quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người có thẩm
quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra thì đã thể hiện được phần nào
trách nhiệm của những người tiến hành tố tụng trong các hoạt động điều tra,
truy tố, xét xử…, giảm bớt đi tình trạng oan sai và kêu oan của những người
có liên quan trong các vụ án. Qua đó cho chúng ta thấy được tầm quan trọng
của việc quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, mà ở đây
là trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền của cơ quan tiến
hành tố tụng gây ra.
11
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình luật dân sự Việt Nam, tập II, trường đại học luật Hà Nội, NXB
công an nhân dân.
2. Bộ luật dân sự 2005
3. Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước 2009
4. Bộ luật tố tụng hình sự 2003
5. />
12