Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Công nghệ d2d trong hệ thống LTE a

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.59 MB, 89 trang )

Công nghệ D2D trong hệ thống LTE-A

LỜI CAM ĐOAN
Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tập thể các thầy cô trong Viện
Điện tử Viễn thông, trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã tạo ra một môi trường thuận
lợi về cơ sở vật chất cũng như về chuyên môn trong quá trình tôi thực hiện đề tài. Tôi
cũng xin cảm ơn các thầy cô trong Viện Đào tạo sau đại học đã quan tâm đến khóa học
này, tạo điều kiện cho các học viên như tôi có điều kiện thuận lợi để học tập và nghiên
cứu. Và đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo TS. Nguyễn Ngọc Văn đã
tận tình chỉ bảo, định hướng khoa học và hướng dẫn, sửa chữa cho nội dung của luận
văn này.
Tôi xin cam đoan rằng nội dung của luận văn này là hoàn toàn do tôi tìm hiểu,
nghiên cứu và viết ra. Tất cả đều được tôi thực hiện cẩn thận và có sự định hướng và sửa
chữa của giáo viên hướng dẫn.
Tôi xin chịu trách nhiệm với những nội dung trong luận văn này.
Tác giả
Đào Xuân Hoàng

Đào Xuân Hoàng – 13BKTTT1

Trang 1


Công nghệ D2D trong hệ thống LTE-A

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................. 4
DANH MỤC KÝ HIỆU TOÁN HỌC .......................................................................... 8
DANH MỤC BẢNG BIỂU .......................................................................................... 9
DANH MỤC HÌNH VẼ ............................................................................................. 10
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 12


CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG ......................................................................... 14
1.1. Hệ thống thông tin di động .................................................................................. 14
1.1.1. Lịch sử phát triển của hệ thống thông tin di động ............................................ 14
1.1.2. Xu hướng công nghệ......................................................................................... 22
1.1.2.1. Công nghệ OFDM và OFDMA ..................................................................... 23
1.1.2.2. Công nghệ MIMO.......................................................................................... 25
1.1.2.3. Công nghệ trạm lặp ........................................................................................ 30
1.2.1.4. Công nghệ CoMP .......................................................................................... 35
1.1.3. Những vấn đề còn tồn tại trong các thế hệ thông tin di động ........................... 35
1.2. Nội dung nghiên cứu............................................................................................ 37
1.3. Kết luận ................................................................................................................ 39
CHƯƠNG 2. CÔNG NGHỆ TRUYỀN THÔNG D2D TRONG HỆ THỐNG LTE-A.... 40
2.1. Giới thiệu chung .................................................................................................. 40
2.2. Chuẩn 3GPP cho công nghệ D2D trong LTE-A ................................................. 41
2.3. Các khối chức năng D2D trong mạng LTE-A ..................................................... 41
2.3.1. Lớp giao thức và điều khiển kênh mang ....................................................... 43
2.3.2. Kiến trúc tham chiếu D2D ............................................................................ 45
2.3.3. Cấu trúc khung trong giao tiếp D2D ............................................................. 46
2.3.4. Đồng bộ ......................................................................................................... 47
2.3.5. Đo đạc kênh ................................................................................................... 47
2.3.6. Điều khiển công suất ..................................................................................... 48
2.4. Các cách kết nối D2D trong mạng. ...................................................................... 49
2.5. Mô Hình truyền thông D2D ................................................................................. 51
2.6. Lựa chọn phương thức truyền thông D2D. .......................................................... 58
Đào Xuân Hoàng – 13BKTTT1

Trang 2


Công nghệ D2D trong hệ thống LTE-A


2.7. Kết Luận .............................................................................................................. 62
CHƯƠNG 3. TỐI ƯU CẤP PHÁT TÀI NGUYÊN D2D TRONG HỆ THỐNG LTE-A .. 63
3.1. Giới thiệu chung .................................................................................................. 63
3.2. Quản lý tài nguyên vô tuyến ................................................................................ 64
3.2.1. Lý thuyết tro chơi. ......................................................................................... 67
3.2.2. Mô hình quản lý tài nguyên và cơ chế đấu giá.............................................. 69
3.2.3. Thuật toán cấp phát tài nguyên ..................................................................... 73
3.2.4. Phân tích thuật toán cấp phát tài nguyên dựa vào đấu giá ............................ 78
3.2.5. Kết quả mô phỏng và kết luận ....................................................................... 78
3.3. Kết Luận................................................................................................................ 84
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT ............................................... 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 87

Đào Xuân Hoàng – 13BKTTT1

Trang 3


Công nghệ D2D trong hệ thống LTE-A

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
3G
3GPP
AFH
AMC
AMP
AoA
AoD
AP

API
ARQ
AWGN
BLE
BLER
BSS
CA
CDF
CDM
CFO
CoMP
CP
CQI
C-RNTI
CSI
CSIT
CSMA/CA
DL
DM-RS
DPO
DRX
DTX
D2D
EEMS
EPC
eNB
ESM
Đào Xuân Hoàng – 13BKTTT1

Third Generation

3rd Generation PartnershipProject
Adaptive Frequency Hopping
Adaptive Modulation and Coding
Alternative MAC/PHY
Angel of Arrival
Angel of Departure
Access Point
Application Programming Interface
Automatic Repeat Request
Additive White Gausesian Noise
Bluetooth Low Energy
Block Error Rate
Base Station Subsystem
Combinatorial Auction
Cumulative Distribution Function
Code Divition Multiplexing
Carrier Frequency Offset
Coordinated Multipoint
Cyclic Prefix
Channel Quality Indicator
Cell Radio Network Temporary
Identifier
Channel State Information
Channel State Information at
the Transmitter
Carrier Sense Multiple Access with
Collision Avoidance
Downlink
Demodulation RS
Distributed Power Optimization

Discontinuous Reception
Discontinuous Transmission
Device to Device
Exponential Effective Signal to
Interface plus Noise Ratio Mapping
Evolved Packet Core
eNodeB
Effective SINR Mapping
Trang 4


Công nghệ D2D trong hệ thống LTE-A

E-UTRA
E-UTRAN
FEC
FDD
FDMA
GPS
GSM
HARQ
HeNB
IBSS
I-CA
ICI
ICIC
IMT
InH
IoT
ISI

ISM
ITE
ITE-R
LTE
LTE-A
LoS
L2
L3
MAC
MCI
MCS
MCN
MIMO
MIESM
MNO
NFC
NLOS
OFDM
Đào Xuân Hoàng – 13BKTTT1

Evolved Universal Terrestrial
Radio Access
Evolved Universal Terrestrial
Radio Access Network
Forward Error Correction
Frequency Division Dupplexing
Frequency devision Multiple Access
Global Positioning System
Global System for Mobile
Communications

Hybrid Automatic Repeat Request
Home eNode B (Over E-UTRAN)
Independent Basic Service Set
Iterative Combinatorial Auction
Inter-Carrier Interference
Inter-Cell Interference Coordination
International Mobile
Telecommunications
Indoor Hotpot
Internet of Things
Inter-Symbol Interference
Industrial Scientific and Medical
International Telecommunication Union
ITE Radiocommunication Sector
Long Term Evolution
Long Term Evolution Advanced
Line of Sight
Layer2
Layer3
Media Access Layer
Maximum Channel to Interference Ratio
MAP Communication Server
Multihop Cellular Network
Mulple-Input Multiple-Output
Mutual Information Effective
SINR Mapping
Mobile Network Operator
Near Field Communication
Non Line of Sight
Orthogonal Frequency Division

Multiplexing
Trang 5


Công nghệ D2D trong hệ thống LTE-A

OFDMA
PAPR
PBCH
PCFICH
PDCCH
PF
PFS
PHICH
PMI
ProSe
PRACH
PSD
PSS
PUSCH
PUCCH
QoS
RACH
RAN1
RAR
RA-RNTI
RB
RF
RI
RIT

RMA
RRC
RS
Rx
SAC
SAE
SC-FDMA
SIG
SINR
SISO
SRIT
SRS
SSL
Đào Xuân Hoàng – 13BKTTT1

Orthogonal Frequency Division
Multiple Access
Peak to Average Power Ratio
Physical Broadcast Channel
Physical Control Format
Indicator Channel
Physical Downlink Control Channel
Proportional Fair
Proportional Fair Scheduling
Physical Hybrid-ARQ Indicator Channel
Precoder Matrix Indicator
Proximity-Based Services
Physical Random Access Channel
Power Spectral Density
Primary Synchonization Signal

Physical Uplink Shared Channel
Physical Uplink Control Channel
Quality of Service
Random Access Channel
Radio Access Network Working Group
Random Access Response
Random Access Radio Network
Temporary Identifier
Resource Block
Radio Frequency
Rank Indicator
Radio Interface Technologies
Rural Macro
Radio Resource Control
Reference Signals
Receiver
Set-based Admission Control
System Architecture Evolution
Single Carrier Frequency Division
Multiple Access
Special Interest Group
Signal to Interference plus Noise Ratio
Single-Input Single-Output
Sets of Radio Interface Technologies
Sounding Reference Signal
Secure Sockets Layer
Trang 6


Công nghệ D2D trong hệ thống LTE-A


SSS
STA
S-TMSI
TDD
TDM
TDMA
TSG
TTI
Tx
UE
UL
UMa
Umi
UPnP
VoIP
WAN
Wi-Fi
WBAN
WIMAX
WLAN
WPAN
ZC

Đào Xuân Hoàng – 13BKTTT1

Secondary Synchronization Signal
Station
SAE Temporary Mobile Subscriber
Identity

Time Division Duplex
Time Division Multiplexing
Time Devision Multiple Access
Technical Specification Group
Transmission Time Interval
Transmitter
User Equipment
Uplink
Urban Macro
Urban Micro
Universal Plug and Play
Voice over IP
Wide Area network
Wireless Fidelity
Wireless Body Area Network
Worldwide Interoperability for
Microwave Access
Wireless Local Area Network
Wireless Personal Area Network
Zadoff Chu

Trang 7


Công nghệ D2D trong hệ thống LTE-A

DANH MỤC KÝ HIỆU TOÁN HỌC
Ký hiệu

Ý nghĩa


Ví dụ

Chữ thường, in nghiêng
Chữ thường, in nghiêng, đậm
Chữ hoa, in đậm
Chữ hoa, in nghiêng

Biến số
Vetor
Ma trận
Công suất
anten thu N, anten phát M
Ma trận nghịch đảo

x, n, m, i
x, s
H
P, N, M

(.)-1
2

Phương sai tạp âm

E{.}
Phép toán lấy vết của ma
tr (.)
trận
Phép toán chuyển vị

(.) H

Phép tính kỳ vọng

H-1
E{nnH}

tr (H)

Hermitian

HH

Ma trận đường chéo kích
IK

Ma trận đơn vị bậc K

IN

0N

Vec tơ không

0N

hi,j

Phần tử i,j của ma trận H


h1,1

Tập ma trận kích thước M,
CMxN

N với giá trị phức

CM

truy nhập

CMAC

quảng bá

CBC

Vùng dung lượng kênh đa
CMAC
Vùng dung lượng kênh
CBC

Đào Xuân Hoàng – 13BKTTT1

M

Trang 8


Công nghệ D2D trong hệ thống LTE-A


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. So sánh các tham số cơ bản của các thế hệ mạng thông tin di động….……15
Bảng 2.1. Các thông số mô phỏng chính…………………………………..………….53
Bảng 2.2. Mô Hình suy hao đường truyền……………………………………………53
Bảng 2.3. Hàm Xác suất Tầm nhìn thẳng LOS…………………………………...…..54
Bảng 2.4. Thông số OFPC…………………………………………………………….55
Bảng 3.1. Các thông số mô phỏng…………………………………….……………....79

Đào Xuân Hoàng – 13BKTTT1

Trang 9


Công nghệ D2D trong hệ thống LTE-A

DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1. Lịch sử phát triển hệ thống thông tin di động..................................................14
Hình 1.2. Kiến trúc hệ thống tiến hóa từ GSM và UMTS tới LTE……………….…....17
Hình 1.3. Kiến trúc hệ thống mạng LTE-A…………………………………….….….18
Hình 1.4a. Chồng giao thức điều khiển LTE-A…………………………………..…..19
Hình 1.4b. Chồng giao thức người dùng LTE-A………………………………….….19
Hình 1.5. Kiến trúc mạng lõi LTE-A…………………………………..………….…..20
Hình 1.6. Công nghệ đa ăng-ten………..…………………………………………......25
Hình 1.7. Minh họa một hệ thống MIMO xác định……………………………...…...26
Hình 1.8. Dung lượng Ergodic của một hệ thống MIMO xác định…………………..27
Hình 1.9. Công nghệ trạm lặp………………………..………………………………..30
Hình 1.10. Dải phổ làm việc mới của hệ thống 3G/4G khuyến nghị bởi ITU 2007….31
Hình 1.10. Hệ thống di động được triển khai cới các node mạng chuyển tiếp…….....32
Hình 1.11. Hệ thống thông tin relay với ba node………………….…………….…....32

Hình 1.12. Công nghệ phối hợp truyền dẫn đa điểm CoMP……………….…….…....35
Hình 2.1. a, Kiến trúc mạng lõi cho D2D b, kiến trúc mạng truy nhập cho D2D…....43
Hình 2.2. Khối chức năng mạng tiến hóa LTE-A…………..………………………...43
Hình 2.3. Lớp giao thức điều khiển cho D2D………………………………………...44
Hình 2.4. Lớp giao thức dữ liệu cho D2D…………………………………………….45
Hình 2.5. Kiến trúc LTE-A tăng cường cho D2D…………………………………….46
Hình 2.6. a, Kiến trúc khung D2D và Cell b, Thích ứng kênh……………………….47
Hình 2.7. Thủ tục chuyển giao kênh………………………………………………….48
Hình 2.8. Giao tiếp D2D trong chuẩn 3GPP………………………………….………51
Hình 2.9. Mô Hình truyền thông D2D………………………………...……………...52
Hình 2.10. Phân bố SINR của truyền thông D2D với L = 25m đường xuống……….56
Hình 2.11. Phân bố SINR của truyền thông D2D với L = 25m đường lên…………..56
Hình 2.12. Phân bố SINR truyền thông D2D điều khiển
công suất L = 25m đường xuống……………………………………………………..57
Hình 2.13. Phân bố SINR truyền thông D2D điều khiển
công suất L = 25m đường xuống………………………………………….………….57
Đào Xuân Hoàng – 13BKTTT1

Trang 10


Công nghệ D2D trong hệ thống LTE-A

Hình 2.14. Phân bố SINR của truyền thông D2D với điều khiển
công suất với L = 25m, D = 0.5R. CFOL: Vòng mở điều khiểnCell…….…….……..58
Hình 2.15. Phân bố SINR truyền thông D2D dưới các
phương thức khác nhau L = 5m………………………………………………...……..60
Hình 2.16. Phân bố SINR truyền thông D2D dưới các
phương thức khác nhau L = 15m……………………………………….……..………60
Hình 2.17. Phân bố SINR truyền thông D2D dưới các

phương thức khác nhau L = 35m……………………………………………………..61
Hình 2.18. Phân bố SINR truyền thông D2D dưới các
phương thức khác nhau L = 45m……………………………………………………..61
Hình 3.1. Mô Hình mạng triển khai giao tiếp D2D chia sẽ tài nguyên đường xuống...66
Hình 3.2. Tốc độ tổng hệ thống khi dùng các thuật toán
cấp phát tài nguyên khác nhau dùng tám đơn vị tài nguyên………………………….81
Hình 3.3. Tốc độ tổng hệ thống khi dùng các thuật toán
cấp phát tài nguyên khác nhau dùng hai đơn vị tài nguyên…………………….……..81
Hình 3.4. Tốc độ tổng hệ thống khi dùng các thuật toán cấp
phát tài nguyên khác nhau dùng bốn cặp D2D………………………………………..82
Hình 3.5. Hiệu quả hệ thống với các cặp D2D và số đơn vị tài nguyên khác nhau..…82
Hình 3.6. Tính đơn điệu của giá: ví dụ về tính không đơn điệu của
giá trong cơ chế I-CA ngược……………………………………….............................83

Đào Xuân Hoàng – 13BKTTT1

Trang 11


Công nghệ D2D trong hệ thống LTE-A

PHẦN MỞ ĐẦU
Hiện nay cùng với xu hướng phát triển của công nghệ điện tử, viễn thông và công
nghệ thông tin, tốc độ phát triển của các mạng không dây cũng như nhu cầu của người
sử dụng về các dịch vụ vô tuyến ngày một gia tăng. Nhu cầu bức thiết về mở rộng vùng
phủ sóng, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên và tăng tốc độ truy nhập đòi hỏi nhiều tổ
chức khoa học trên thế giới phải tập trung nghiên cứu để tìm ra những giải pháp công nghệ
tiên tiến nhằm đáp ứng các yêu cầu trên.
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của các thiết bị đầu cuối thông minh và mạng
di động thông tin LTE-A (Long Term Evolution - Advanced), giao tiếp Thiết bị đến Thiết

bị (D2D – Device To Device) là tính năng mới đầy hứa hẹn cho các đầu cuối trong mạng
LTE-A. Trong mạng di động truyền thống, các thiết bị kết nối với nhau qua các đường
giao tiếp lên xuống qua trạm thu phát gốc. Việc bắt buộc phải qua các trạm thu phát không
đáp ứng được các dịch vụ, ứng dụng dựa trên các thiết bị gần nhau trong mạng. Kiến trúc
D2D trong hệ thống LTE-A ra đời với mục đích hỗ trợ các thiết bị gần nhau trong mạng
có thể giao tiếp trực tiếp với nhau qua đó đảm bảo các dịch vụ, ứng dụng cho các thiết bị
này đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên cũng như chất lượng của mạng LTEA[6]. Với D2D, các thiết bị gần nhau có thể phát hiện, trao đổi và giao tiếp dữ liệu trực
tiếp với nhau sử dụng sóng vô tuyến của mạng. Thêm vào đó, vì giao tiếp với nhau trong
khoảng cách gần nhau, Truyền thông D2D rất an toàn và bảo mật [7].
Để đi sâu phân tích đánh giá hiệu quả tối ưu công suất, hiệu quả tái sử dụng tài
nguyên và cấp phát tài nguyên khi tăng cường D2D trong Cell hệ thống LTE-A, luận
văn nghiên cứu, mô phỏng và phân tích Công nghệ D2D trong hệ thống LTE-A.
Nội dung của luận văn được trình bày trong bốn chương:
Chương 1: Giới thiệu chung.
Chương 2: Công nghệ D2D trong hệ thống LTE-A.
Chương 3: Tối ưu cấp phát tài nguyên D2D trong hệ thống LTE-A.
Chương 4: Kết luận và kiến nghị đề xuất.
Nội dung chính của luận văn nghiên cứu công nghệ D2D, sự thay đổi kiến trúc
hệ thống LTE-A để hỗ trợ kết nối D2D và các chuẩn của 3GPP cho nhận biết, giao
tiếp D2D. Luận văn sẽ đi sâu nghiên cứu các công thức toán học tối ưu điều khiển công
Đào Xuân Hoàng – 13BKTTT1

Trang 12


Công nghệ D2D trong hệ thống LTE-A

suất, tối ưu cáp phát tài nguyên, giảm tải hệ thống tại nút nguồn (eNode B), tại các nút
chuyển và nút đích (UE) dựa trên mô Hình ba điểm đặc trong của hệ thống LTE-A hỗ trợ
D2D.

Để truyền thông D2D hoạt động tốt, có giá trị, yêu cầu kiểm soát điều khiển
nhiễu rất nghiêm ngặt, vì khi dùng chung tài nguyên tần số, giao tiếp D2D gây nhiễu
lên các giao tiếp khác trong Cell. Để làm được điều này, việc điều khiển công suất và
cấp phát tài nguyên là kỹ thuật chủ đạo để giảm thiểu nhiễu và tăng cường hiệu quả
tái sử dụng tài nguyên. Do vậy luận văn đi sẽ đi sâu phân tích các thuật toán điều khiển
công suất, các thuật toán cấp phát tài nguyên trong Cell hệ thống LTE-A tích hợp D2D.
Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần giải quyết vấn đề tối ưu điều kiển công suất
nhằm tối ưu dung lượng Cell khi triển khai ứng dụng kết hợp công nghệ D2D trong hệ thống
LTE-A.
Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng nhưng thời gian để tìm hiểu trang bị kiến thức cho
nội dung luận văn của tôi còn hạn chế bởi đặc thù công việc cơ quan rất bận rộn, nên luận
văn của tôi không thể tránh khỏi những sai sót. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến
của các thầy cô giáo để luận văn của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin trân trọng cảm ơn TS.
Nguyễn Ngọc Văn đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện luận
văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà nội, ngày 15 tháng 10 năm 2015
Học viên

Đào Xuân Hoàng

Đào Xuân Hoàng – 13BKTTT1

Trang 13


Công nghệ D2D trong hệ thống LTE-A

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG
1.1. Hệ thống thông tin di động

1.1.1. Lịch sử phát triển của hệ thống thông tin di động

Hình 1.1. Lịch sử phát triển hệ thống thông tin di động
Hệ thống thông tin di động thế hệ thứ nhất (1G) được phát triển vào những năm
cuối thập niên 70, sử dụng công nghệ đa truy nhập phân chia theo tần số FDMA
(Frequency Division Multiple access) [19]. Các hệ thống điển Hình thuộc thế hệ di động
thứ nhất gồm có hệ thống điện thoại di động tiên tiến AMPS (Advanced Mobile Phone
Service) do phòng thí nghiệm AT&T Bell triển khai năm 1982, hệ thống thông tin truy
nhập tổng thể TACS (Total Access Communication System) và hệ thống điện thoại di
động Bắc Âu băng tần 450 Mhz NMT 450 (Nordic Mobile Telephone băng tần 450 Hhz)
hay hệ thống NMT 900 băng tần 900 Mhz.
Hệ thống thông tin di động thế hệ thứ hai (2G) sử dụng kỹ thuật số với các công
nghệ đa truy cập phân chia theo thời gian TDMA (Time Division Multiple Access) và
đa truy nhập phân chia theo mã CDMA (Code Division Multiple access). Hai thông số
quan trọng đặc trưng cho các hệ thống thông tin di động 2G là tốc độ bit thông tin của
người sử dụng và tính di động. Một số hệ thống thông tin di động thế hệ thứ hai điển
Đào Xuân Hoàng – 13BKTTT1

Trang 14


Công nghệ D2D trong hệ thống LTE-A

Hình đã được triển khai trên thế giới đó là hệ thống thông tin di động toàn cầu GSM, hệ
thống IS-95 (Interim Standard 95) của Mỹ do Qualcomm đề xuất, hệ thống thông tin di
động TDMA cải tiến IS-136 (Interim Standard 136) của Mỹ do AT&T đề xuất và hệ
thống tổ ong cá nhân PDC (Personal Digital Cell) của Nhật Bản.
Các
nội
dung

Năm ra
đời
Công
nghệ
truy
nhập

Thế hệ di động
1G

2G

1981

1987

FDM
A

2.5G

2.75G

3G

3.5G

3.75G

4G


2000

2003

2008

2015

TDMA
hoặc
CDMA

WCDM
A
CDMA2000
TDSCDMA

WCDMA
CDMA2000
TDSCDMA

WCDMA
CDMA2000
TDSCDMA

OFDMA

TDMA
hoặc


TDMA
hoặc

CDMA

CDMA

Thoại

data
(EDGE
)

Thoại và
data
R99

Thoại và
Data

Thoại và
Data

Data

Dịch
vụ hỗ
trợ


Thoại

Thoại

Thoại

data
(GPRS)

Tốc độ
Data
max

NA

NA

115.2
kbps

384
kbps

2048
kbps

14 Mbps

21.2
Mbps


20-100
Mbps

Chuyể
n mạch
hỗ trợ

CS
switch

CS
switch

CS
switch
PS
switch

CS
switch
PS
switch

CS
switch
PS
switch

CS

switch
PS switch

CS
switch
PS switch

PS
switch

Bảng 1.1. So sánh các tham số cơ bản của các thế hệ mạng thông tin di động
Trong thập kỷ 90, ITU đã đưa ra đề án tiêu chuẩn hóa thông tin di động thế hệ
thứ ba với tên gọi IMT-2000 nhằm nâng cao tốc độ truy nhập, mở rộng nhiều loại Hình
dịch vụ, đồng thời tương thích với các hệ thống thông tin di động hiện có để đảm bảo
sự phát triển liên tục của thông tin di động. Các tiêu chuẩn cho IMT-2000 đã được đề
xuất, trong đó hai hệ thống điển Hình của CDMA là CDMA băng rộng WCDMA
(Wide band Code Division Multiple Access) và CDMA-2000 đã được Hiệp hội Viễn
thông Quốc tế ITU (International Telecommunication Union) đề xuất và đưa vào hoạt
động, các hệ thống này đều sử dụng công nghệ CDMA [20]. Điều đó cho phép thực hiện
tiêu chuẩn toàn thế giới cho giao diện vô tuyến của hệ thống thông tin di động
thế hệ thứ ba (3G).

Đào Xuân Hoàng – 13BKTTT1

Trang 15


Công nghệ D2D trong hệ thống LTE-A

Trước khi triển khai hệ thống thông tin di động 3G, các chuẩn hệ thống mạng

trên thế giới có xu hướng quá độ lên thế hệ 2,5G. Chuẩn chính của 2,5G là hệ thống
các dịch vụ vô tuyến gói chung GPRS (General Packet Radio Services), hệ thống các dịch
vụ dữ liệu tốc độ cao EDGE (Enhanced Data rates for GSM Evolution) và IS-95B. GPRS
được coi là một bước phát triển tiếp theo để cung cấp dịch vụ dữ liệu tốc độ cao cho người
dùng GSM và IS-136. Triển khai các dịch vụ mạng mới và cải thiện các dịch vụ liên quan
đến truyền số liệu như nén số liệu người sử dụng, số liệu chuyển mạch kênh tốc độ cao,
dịch vụ vô tuyến gói chung đa năng và truyền số liệu với băng thông 144 Kbps.
Hệ thống thông tin di động thế hệ thứ ba (3G) là thế hệ thông tin di động cho các
dịch vụ truyền thông cá nhân đa phương tiện [21]. Chuẩn 3G toàn cầu của ITU đã mở
đường cho các ứng dụng và dịch vụ sáng tạo (ví dụ loại Hình giải trí đa phương tiện, các
dịch vụ dựa trên vị trí). Mạng 3G đầu tiên được thiết lập tại Nhật bản năm 2001. Vào đầu
năm 2000 các mạng 2.5G như GPRS đã được sẵn sàng triển khai ở Châu Âu. Công nghệ
3G hỗ trợ băng thông 144 Kbps với tốc độ di chuyển lớn (trên xe hơi), 384 Kbps (trong một
khu vực) và 2 Mbps (đối với trường hợp trong nhà). Năm 1997 Hiệp hội công nghiệp Viễn
thông TIA ở Mỹ chọn CDMA như là một công nghệ cho 3G, năm 1998 CDMA băng rộng
(W-CDMA) và CDMA2000 được thông qua cho hệ thống thông tin di động chung UMTS.
Trong đó W-CDMA và CDMA2000 là hai đề xuất chính của 3G. Trước khi tiến tới hệ
thống thông tin thế hệ thứ 4, hệ thống 3,5G (3G+) cũng được nghiên cứu cho giai đoạn quá
độ lên 4G và hệ thống này có các ứng dụng được nâng cấp dựa trên công nghệ hiện có của
3G, công nghệ chính của 3,5G là HSDPA (High Speed Packet Access), đây cũng là giải
pháp mang tính đột phá về mặt công nghệ và được phát triển trên cơ sở của hệ thống 3G (WCDMA).

Đào Xuân Hoàng – 13BKTTT1

Trang 16


Công nghệ D2D trong hệ thống LTE-A

Hình 1.2. Kiến trúc hệ thống tiến hóa từ GSM và UMTS tới LTE

Theo con số thống kê của lịch sử các cuộc cách mạng về công nghệ diễn ra trong
hơn một thập kỷ qua thì thời điểm hiện tại chính là thời điểm thích hợp để
nghiên cứu hệ thống thông tin di động 4G. Thông tin di động thế hệ thứ tư với tên gọi
LTE-A[21] thực chất là bản nâng cấp của LTE nhằm thỏa mãn các yêu cầu của IMTAdvanced, việc nâng cấp này được thể hiện ở chỗ các công nghệ đã được sử dụng trong
LTE như OFDMA, SC-FDMA, MIMO, AMC, Hybrid ARQ...thì vẫn được sử dụng trong
LTE-A tuy nhiên có một số cải tiến để phát huy tối đa hiệu quả của chúng như MIMO
tăng cường (8x8 MIMO), đồng thời LTE-A còn ứng dụng thêm nhiều công nghệ mới như
truyền dẫn băng rộng và chia sẻ phổ tần, đa ăng-ten cải tiến, công nghệ trạm lặp, công
nghệ MC-MC CDMA. Do vậy, LTE-A có nhiều đặc tính kỹ thuật ưu việt hơn hẳn LTE,
tốc độ truyền dữ liệu đỉnh có thể lên đến 1Gbps, độ trễ xử lý nhỏ nhất của LTE-A khoảng
5ms nhanh gấp 2 lần độ trễ xử lý trong LTE.
LTE-A được thiết kế để hỗ trợ các dịch vụ chuyển mạch gói, hướng đến cung cấp
các kết nối IP giữa các UE (User Equipment) và PDN (Packet Data Network). Phương
pháp chuyển mạch gói cho phép hỗ trợ tất cả các dịch vụ bao gồm cả thoại thông qua các
kết nối gói. Kết quả là trong một kiến trúc phẳng hơn, rất đơn giản chỉ với hai loại cụ thể
là nút B phát triển (eNode B) và thực thể quản lý di động/cổng (MME/GW–Mobility

Đào Xuân Hoàng – 13BKTTT1

Trang 17


Công nghệ D2D trong hệ thống LTE-A

Management Entity/Gateway). Điều này hoàn toàn trái ngược với nhiều nút mạng trong
kiến trúc mạng phân cấp hiện hành của hệ thống 3G.

Hình 1.3. Kiến trúc hệ thống mạng LTE-A.
Mô tả kiến trúc và các thành phần mạng trong cấu Hình kiến trúc tổng quát mạng
4G LTE/SAE cơ sở với mạng truy nhập EUTRAN. Sự phân chia kiến trúc thành bốn vùng

chính: thiết bị người dùng (UE), UTRAN phát triển (E-UTRAN), mạng lõi phát triển
(EPC) và các vùng dịch vụ.
Mạng truy nhập E-UTRAN
Mạng truy nhập của 4G LTE, E-UTRAN, chỉ có các eNodeB. Vì thế kiến trúc EUTRAN được gọi là phẳng. Sau đây ta xét đến kiến trúc giao thức của E-UTRAN:
-

Mặt phẳng người sử dụng: giao thức mặt phẳng người dùng E-UTRAN, bao gồm
các lớp con PDCP (Packet Data Convergence Protocol), RLC (Radio Link
Control) và MAC (Medium Access Control).

-

PDCP (Packet Data Convergence Protocol): giao thức hội tụ số liệu gói, đảm bảo
nén tiêu đề giao thức và thực hiện mật mã hóa số liệu.

-

RLC (Radio Link Control): điều khiển liên kết vô tuyến, chịu trách nhiệm truyền
số liệu tin cậy, lớp con của lớp hai.

-

MAC (Medium Access Control): điều khiển môi trường, chịu trách nhiệm lập
biểu và phát lại nhanh, lớp con của lớp hai.

Đào Xuân Hoàng – 13BKTTT1

Trang 18



Công nghệ D2D trong hệ thống LTE-A

Hình 1.4a: Chồng giao thức điều khiển LTE-A.

Hình 1.4b: Chồng giao thức người dùng LTE-A.
Mạng lõi LTE-A
Kiến trúc mạng lõi LTE-A được thiết kế để hỗ trợ lưu lượng chuyển mạch gói,
đảm bảo di động liên tục, chất lượng dịch vụ QoS và trễ tối thiểu. Chuyển mạch gói cho
phép hỗ trợ tất cả các dịch vụ bao gồm cả thoại thông qua các kết nối gói. Vì thế kiến trúc
trở nên đơn giản và phẳng hơn với chỉ còn hai kiểu nút là eNodeB và MME/GW. Thay
đổi chính trong kiến trúc mạng là RNC bị loại bỏ khỏi đường truyền số liệu và các chức
năng của nó được tích hợp vào eNodeB. Hai trong số các lợi ích khi chỉ dụng một nút
trong mang truy nhập là giảm trễ và phân bổ tải xử lý của RNC vào nhiều eNodeB. Lý do
có thể lọai bỏ RNC trong mang truy nhập một phần là LTE không hỗ trợ phân tập vĩ mô
hay chuyển giao mềm.

Đào Xuân Hoàng – 13BKTTT1

Trang 19


Công nghệ D2D trong hệ thống LTE-A

Hình 1.5. Kiến trúc mạng lõi LTE-A
Thực thể quản lý di động (MME – Mobility Management Entity)
Thực thể quản lý di động (MME) là phần tử điều khiển chính trong mạng lõi. Thông
thường MME là một máy chủ đặt tại một vị trí an toàn ngay tại nhà khai thác. Nó chỉ hoạt
động trong mặt phẳng điều khiển CP (Control Plane) và không tham gia vào đường truyền
số liệu củ mặt phẳng người dùng UP (User Plane).
Ngoài các giao diện kết cuối tại MME như thấy trong cấu trúc Hình vẽ, MME cũng

có một kết nối logic trực tiếp CP đến UE và kết nối này được sử dụng như là kênh điều
khiển sơ cấp giữa UE và mạng. Dưới đây là chức năng chính của MME trong kiến trúc hệ
thống cơ sở:
- An ninh và nhận thực.
- Quản lý di động.
- Quản lý hồ sơ thuê bao và kết nối dịch vụ.
Cổng phục vụ S-GW (Serving GateWay)
Trong cấu Hình kiến trúc cơ sở, chức năng mức cao của S-GW là quản lý tunnel mặt
phẳng người dùng và chuyển mạch. S-GW là bộ phận của hạ tầng mạng được quan lý tập
trung tại nơi khai thác.
Khi giao diện S5/S6 được xấy dựng trên cơ sở GTP, S-GW sẽ có các GTP tunnel
trên tất cả các giao diện mặt phẳng người dùng. Quá trình sắp xếp các luồng dịch vụ IP
vào các GTP (GPRS Tunnel Protocol) trên tất cả cá giao diện mặt phẳng người dùng. Quá
trình sắp xếp các luồng dịch vụ IP vào các GTP tunnel được thực hiện trong P-GW và SGW không cần nối đến PCRF (Policy Control Rule Function). Tất cả điều khiển đều liên
quan đến các GTP tunnel và từ MME hoặc p-GW. Khi giao diển S5/S6 sử dụng PMIP, SĐào Xuân Hoàng – 13BKTTT1

Trang 20


Công nghệ D2D trong hệ thống LTE-A

GW sẽ thực hiện sắp xếp các luồng dịch vụ IP trong S5/S6 vào các GTP tunnel trong các
giao diện S1-U và sẽ nối đến PCRF để nhận thông tin sắp xếp.
Cổng mạng số liệu P-GW (Package Domain – GateWay)
Cổng mạng số liệu gói P-GW là một bộ định tuyến (Router) biên giữa mạng lõi
LTE-A và các mạng số liệu bên ngoài. Nó là một mỏ neo di động mức cao nhất trong hệ
thống và thường hoạt đọng như một điểm nhập mạng IP đối với UE. Nó thực hiện các chức
năng mở cổng lưu lượng và lọc theo yêu cầu của dịch vụ. Tương tự như S-GW, các P-GW
có thể được khai thác ngay tại vị trí trung tâm nhà khai thác.
Thông thường P-GW ấn định địa chỉ IP cho UE và UE sử dụng nó để thông tin với

các máy IP trong các mạng ngoài (Internet). Cũng có thể mạng ngoài nơi ma UE nối đến
sẽ ấn định địa chỉ IP cho UE sử dụng và P-GW truyền tunnel tất cả lưu lượng đến mạng
này. Lưu lượng mặt phẳng người dùng giữa P-GW và các mạng ngoài có dạng các gói IP
thuộc các luồng dịch vụ IP khác nhau. Nếu giao diện S5/S8 đến S-GW được xây dựng trên
cơ sở GTP thì P-GW thực hiện sắp xếp các luồng dữ liệu IP lên các GTP tunnel. P-GW
thiết lập các kênh mang dựa trên yêu cầu hoặc thông qua PCRF hoặc từ S-GW làm nhiệm
vụ chuyển tiếp thông tin từ MME.
Chức năng chính sách và tính cước tài nguyên PCRF (Policy Charging Control Rule
Function)
Chức năng chính sách và tính cước tài nguyên là một phần tử mạng chịu trách nhiệm
cho việc điều khiển chính sách và tính cước. Nó quyết định cách xử lý các dịch vụ theo
QoS và cung cấp thông tin cho Chức năng thực thi và chiến lượng tính cước trong P-GW
và nếu áp dụng nó cũng cung cấp thông tin cho Thiết lập ràng buộc kênh mang và báo cáo
sự kiện để có thể thiết lập các kênh mang và chính sách tương ứng. PCRF là một bộ phận
của chương trình khung PCC (Policy and Charging Control)trong tiêu chuẩn. PCRF là một
máy chủ thường được đặt cùng các phần tử mạng lõi tại các trung tâm chuyển mạch của
nhà khai thác.
Máy chủ thuê bao nhà HSS (Home Subscriber Server)
Máy chủ thue bao nhà HSS là một bộ lưu giữ số liệu thuê bao cho tất cả số liệu cố
định của người sử dụng. Nó cũng ghi lại vị trí của người sử dụng ở mức nút điều khiển
mạng nơi mà người sử dụng làm khách chẳng hạn MME. Đây là một cơ sở dữ liệu được
Đào Xuân Hoàng – 13BKTTT1

Trang 21


Công nghệ D2D trong hệ thống LTE-A

bảo trì tại vị trí nhà khai thác mạng nhà.
HSS lưu bản sao chính của hồ sơ thuê bao chứa thông tin về các dịch vụ áp dụng

cho người sử dụng bao gồm cả thông tin về các kết nối PDN được phép và có được phép
chuyển đến một mạng khác nào đó hay không. Để hỗ trợ di động giữa các mạng truy nhập
không phải 3GPP, HSS cũng lưu các số nhận dạng của các P-GW hiện tại sử dụng.
Công nghệ mạng 4G đã và đang hướng tới những đặc tính ưu việt sau:
 Hỗ trợ tốt hơn các dịch vụ tương tác đa phương tiện.
 Băng thông rộng hơn, tốc độ bit lớn hơn.
 Tính di động toàn cầu và tính di chuyển dịch vụ
 Giá thành hạ.
 Tăng độ khả dụng của hệ thống thông tin di động.
1.1.2. Xu hướng công nghệ
Có ba xu hướng công nghệ có thể tiếp cận nghiên cứu ứng dụng cho hệ thống thông
tin di động thế hệ mới. Xu hướng thứ nhất là hướng nghiên cứu tập trung quanh công nghệ
3G, trong đó đa truy cập phân chia theo mã CDMA sẽ được đẩy dần tới điểm tại đó các nhà
sản xuất thiết bị đầu cuối sẽ từ bỏ. Khi đạt tới thời điểm đó, cần có công nghệ khác để đáp
ứng nhu cầu tăng dung lượng và tốc độ dữ liệu.
Xu hướng thứ hai là xu hướng nghiên cứu phát triển mạng LAN vô tuyến. Sự
phát triển rộng khắp của WiFi được bắt đầu từ năm 2005 cho các máy tính xách tay và các
thiết bị hỗ trợ cá nhân. Trong các doanh nghiệp, tín hiệu thoại được truyền đi bởi công nghệ
thoại qua mạng LAN vô tuyến. Tuy nhiên chưa ai thấy rõ được công nghệ sẽ thành công
tiếp theo là công nghệ nào. Để đạt tới sự thống nhất về công nghệ 200 Mbps và cao hơn
nữa vẫn còn là một chặng đường dài và rất nhiều giải pháp cần đề xuất.
Xu hướng thứ 3 là IEEE 802.16e và 802.20 thực hiện đơn giản hơn 3G. Sự phát
triển của mạng lõi hướng tới thế hệ NGN băng rộng sẽ hỗ trợ cho việc áp dụng các công
nghệ mạng truy nhập mới thông qua các cổng truy nhập tiêu chuẩn, dựa trên các chuẩn
hiệp hội viễn thông quốc tế, phân hệ viễn thông ITU-T (International
Telecommunication Union – Telecommunication Sector), Dự án đối tác thế hệ thứ 3
3GPP (3rd Genneration Project Partnership), hiệp hội tiêu chuẩn viễn thông Trung Quốc
CCSA (China Communications Standards Association) và các chuẩn khác.
Đào Xuân Hoàng – 13BKTTT1


Trang 22


Công nghệ D2D trong hệ thống LTE-A

Hiện thế giới đang tồn tại hai chuẩn công nghệ lõi của mạng 4G là WiMax và
LTE. WiMax là chuẩn kết nối không dây được phát triển bởi IEEE, còn LTE là chuẩn do
3GPP - một bộ phận của liên minh các nhà mạng sử dụng công nghệ GSM phát triển. Cả
WiMax và LTE đều sử dụng các công nghệ thu phát tiên tiến như công nghệ MIMO,
công nghệ trạm lặp (Relays) để nâng cao khả năng thu phát sóng và hoạt động của thiết
bị mạng lưới. Một số công nghệ tiên tiến được các nhà khoa học trên thế giới quan tâm
nghiên cứu sử dụng trong mạng thế hệ mới 4G được mô tả như sau:
1.1.2.1. Công nghệ OFDM và OFDMA
Công nghệ ghép kênh phân chia tần số trực giao OFDM (Orthogonal Frequency
Division Multiplexing) không chỉ tạo nên lợi ích rõ ràng cho thực thi lớp vật lý, mà còn
hợp nhất việc cải thiện hiệu năng lớp 2 nhờ việc đưa ra thêm một mức độ tự do. Công
nghệ OFDM có thể khai thác miền thời gian, miền không gian, miền tần số và thậm chí
cả miền mã để tối ưu hoá việc sử dụng kênh vô tuyến. Chắc chắn rằng công nghệ này sẽ
có ưu thế lớn về mặt truyền dẫn trong môi trường đa đường với việc làm giảm thiểu sự
phức tạp của bộ thu. Tín hiệu được chia thành các sóng mang nhỏ trực giao, trên mỗi sóng
mang đó tín hiệu là băng hẹp (vài KHz), vì vậy tránh được hiệu ứng đa đường, tạo nên
một khoảng bảo vệ chèn vào giữa mỗi tín hiệu. Công nghệ OFDM cũng tạo ra độ lợi về
phân tập tần số, cải thiện hiệu năng của lớp vật lý của kênh truyền.
Công nghệ đa truy nhập phân tần trực giao OFDMA (Orthogonal Frequency
Division Multiplexing Access)[24] cho phép đa truy nhập bằng cách cung cấp cho mỗi
người dùng một phần trong số sóng mang có sẵn, bằng cách này OFDMA tương tự như
phương thức đa truy nhập phân chia theo tần số FDMA, tuy nhiên công nghệ này không
cần có dải phòng vệ lân cận rộng như trong FDMA. Công nghệ OFDMA có thể chuyển
đổi một fading chọn lọc tần số thành nhiều kênh phụ pha-ding phẳng. Một tính năng rất
quan trọng của OFDMA là khả năng khai thác sự đa dạng đa người dùng, trong đó, kết

hợp với việc phân bổ tài nguyên động. Ứng dụng công nghệ OFDMA có thể làm tăng
đáng kể thông lượng cho hệ thống thông tin di động.
Trong truyền dẫn OFDM, mỗi sóng mang con có thể sử dụng được nạp một ký tự
QAM hoặc PSK a(k), trong đó k là chỉ số sóng mang con. Sự phức tạp miền thời gian

Đào Xuân Hoàng – 13BKTTT1

Trang 23


Công nghệ D2D trong hệ thống LTE-A

mẫu băng gốc b(l) của một ký tự OFDM với N sóng mang con được tạo thành bởi việc
thực hiện biến đổi Fourier ngược rời rạc (IDFT) N điểm như sau:
1 Nu1
2kl
a(k) exp(j
),  Ng  l  N  1
b(1) =

N
N k  Nu 2

(1.1)

Trong đó, số lượng sóng mang con được sử dụng:

Nu1  Nu 2  1  Nu  N

(1.2)


Và phần có ích của mỗi ký tự ODFM chiếm miền thời gian của T, tương ứng với
N mẫu. Bên cạnh đó Ng là số lượng tiền tố tuần hoàn (CP) mẫu. Kí tự kết quả sau đó
được truyền thông qua kênh fading đa đường, đáp ứng xung hữu hạn của nó là h(l). Giả
sử rằng việc đồng bộ tần số/thời gian hoàn hảo đã đạt được. Tín hiệu băng gốc phức hợp
được nhận thì được lấy mẫu với chu kỳ Ts = T/N và có thể được biểu thị như sau:

r (m)  exp(j ) b(m l) h(l)  n(m)

(1.3)

l

Trong đó,  là một nhân tố ph tùy ý và n(m) là mẫu của nhiễu phức hợp trong
miền thời gian.
Việc tiến hành N điểm biến đổi Fourier rời rạc (DFT) sau khi loại bỏ các CP của
Ng mẫu từ r(m), tìn hiệu miền tần số được nhận được viết như sau:
z(k) =


1 N 1
2mk
r(m) exp( j
) = a(k) H(k)  n(k),  Nu1  k  Nu 2

N
N m0

(1.4)


Trong đó H(k) là đáp ứng tần số của kênh liên quan với sóng mang con thứ k và
n biểu thị nhiễu trong miền tần số. Sau đó, a(k) có thể khôi phục bằng việc thực hiện các
chức năng lọc khác nhau trên z(k) tại bộ thu.
Trong mạng LTE/LTE-A, OFDMA đã được thông qua cho việc truyền dẫn hướng
xuống, đó là, đa thiết bị người dùng (UE) thì được phục vụ bởi một trạm BS trên mỗi
nhóm khác nhau của sóng mang con. Về hướng lên, đa truy nhập phân chia tần số sóng
mang con đơn (SC-FDMA) thì được áp dụng do việc cân nhắc về việc giảm tỉ lệ công
suất trung bình với đỉnh (PAPR) của tín hiệu đường lên đã gửi từ UE. Trong SC-FDMA,
các nguồn tài nguyên tần số cho một UE phải bao gồm các sóng mang con liền kề nhau
và các biểu tượng dữ liệu của UE nên được trải rộng trên nguồn tài nguyên tần số bằng
Đào Xuân Hoàng – 13BKTTT1

Trang 24


Công nghệ D2D trong hệ thống LTE-A

các hoạt động DFT. Do đó, trong các mạng LTE/LTE-A, SC-FDMA cũng được gọi
OFDM trải DFT.
1.1.2.2. Công nghệ MIMO
Công nghệ MIMO[8] sử dụng ghép kênh tín hiệu giữa rất nhiều các anten phát
(đa thành phần không gian) trên miền thời gian hoặc miền tần số. Trong mô Hình kênh
truyền của hệ thống MIMO, tín hiệu được phát đi bởi m anten và tại phía thu người ta
triển khai n anten thu tương ứng để thu tín hiệu từ trạm phát truyền tới. Việc xử lý các
tín hiệu thu được có thể mang lại một số cải thiện đáng kể như mở rộng vùng phủ, cải
thiện chất lượng của tín hiệu thu được và nâng cao hiệu suất sử dụng phổ tần vô tuyến.
Kỹ thuật MIMO (Multiple Input Multiple Output ) trong lĩnh vực truyền thông là
kỹ thuật sử dụng nhiều ăng-ten phát và nhiều ăng-ten thu để truyền dữ liệu. Công
nghệ MIMO tận dụng sự phân tập - diversity (không gian, thời gian, mã hóa...) nhằm
nâng cao chất lượng tín hiệu, tốc độ dữ liệu. Tuy nhiên không giống OFDM, MIMO phát

đồng thời và cùng tần số.

Hình 1.6: Công nghệ đa ăng-ten
Mô Hình hệ thống MIMO điển Hình:

Đào Xuân Hoàng – 13BKTTT1

Trang 25


×