Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

quản trị công nghệ ...........................................

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.24 KB, 5 trang )

NHÓM 2: TRÌNH BÀY KHÁI NIỆM CƠ SỞ HẠ TẦNG
CÔNG NGHỆ
Không một quốc gia nào muốn phát triển công nghệ lại không xây dựng cho mình
một cơ sở hạ tầng công nghệ vững chắc. Vậy cơ sở hạ tầng công nghệ là gì ?
Cơ sở hạ tầng công nghệ: là tập hợp các yếu tố hình thành nên bối cảnh dựa vào đấy để
quốc gia đó tiến hành các hoạt động phát triển công nghệ. Cơ sở hạ tầng CN đối với phát
triển công nghệ có tầm quan trọng tương tự như cơ sở hạ tầng kinh tế
CSHT công nghệ bao gồm năm thành phần đó là: Nền tảng tri thức về KH&CN; các cơ
quan nghiên cứu và triển khai; nhân lực KH&CN; chính sách KH&CN, nền văn hóa
KH&CN
1/ Nền tảng kiến thức KH&CN:
-Tri thức KH&CN là những hiểu biết được tích lũy một cách có hệ thống thông qua các
hoạt động nghiên cứu khoa học.
-Một đất nước muốn xây dựng được nền tảng kiến thức KH&CN cần có chiến lược đúng
đắn tích lũy và khai thác sử dụng hiệu quả tri thức KH&CN hiện có đồng thời có các biện
pháp củng cố và tăng cường tri thức đó cho tương lai.
2/Các cơ quan nghiên cứu triển khai (NC&TK):
-Bao gồm các viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu, trung tâm tư liệu thông tin và các
trường đại học
-Được coi là những nhà máy đặc biệt sản xuất ra sản phẩm đặc biệt là các công nghệ mới.
Các ngành, địa phương hay trung ương đều có các cơ quan này.
-Vai trò: + tạo ra công nghệ mới là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển
+ giúp giảm khoảng cách về trình độ công nghệ của quốc gia đó với mặt bằng
trình độ công nghệ thế giới.
+ tăng cường tích lũy kinh nghiệm nghiên cứu và kiến thức kỹ năng về
KH&CN giúp nhận thức chính xác những công nghệ thích hợp khi chuyển giao.
3/Nhân lực KH&CN:


-Về nghĩa rộng nhân lực KH&CN gồm: các nhà khoa học, kỹ sư, công nhân kỹ thuật tay
nghề cao


-Để phát triển nền kinh tế, KH&CN cần một số lượng lớn các nhân lực KH&CN, vai trò
của nhân lực KH&CN là rất cần thiết và quan trọng.
4/Chính sách KH&CN:
-Khái niệm: là hệ thống các mục tiêu và biện pháp nhằm phát triển tiềm lực KH&CN
quốc gia, nó bao gồm các văn bản luật lệ quy định thể chế từ định hướng chiến lược đến
các khía cạnh của mọi lĩnh vực kinh tế- xã hội ở tầm vĩ mô cũng như vi mô.
-Chính sách KH&CN có liên quan khăng khít tới mọi chính sách của nền kinh tế quốc
gia, nó là phương thức để phân tích kết quả thúc đẩy và kiểm tra hiệu quả các chương
trình, chính sách ở mọi lĩnh vực
-Chính sách KH&CN được xây dựng ở 3 cấp: cấp chiến lược (phạm vi quốc gia), cấp kế
hoạch (phạm vi ngành), cấp thực hiện (phạm vi cơ sở).
5/Nền văn hóa công nghệ quốc gia:
-Khái niệm: là thái độ cộng đồng nhìn nhận vấn đề KH&CN một cách khoa học
-Một đất nước có nền công nghệ quốc gia cao có lợi ích: giúp mọi người tiếp xúc được
những thành tựu mới của KH&CN, hiểu được vai trò của KH&CN từ đó ủng hộ chiến
lược phát triển KH&CN và làm theo công nghệ mới; tạo điều kiện tốt hơn cho họ trong
việc học hỏi sáng tạo đồng thời đây cũng là cơ sở để cung cấp những ý tưởng mới cho
quá trình đổi mới công nghệ và đặc biệt là phát triển công nghệ nội sinh.
* Liên hệ thực tế THỰC TRẠNG CƠ SỞ HẠ TẦNG CÔNG NGHỆ NƯỚC TA

HIỆN NAY
Do nguồn lực còn hạn chế, nhân lực tài lực cơ sở vật chất còn thấp nên các nước
đang phát triển như Việt Nam chủ yếu tập trung vào nghiên cứu khoa học ứng
dụng: thừa hưởng thành quả của nghiên cứu cơ bản ở các nước phát triển tạo công
nghệ thúc đẩy kinh tế phát triển.
1. Thành tựu
-Nền tảng kiến thức KH&CN được củng cố và phát triển


Tri thức khoa học công nghệ được tích lũy một cách hệ thống thông qua các hoạt

động nghiên cứu khoa học.
Ở nước ta, trong vài năm gần đây Bộ Khoa học – công nghệ cũng bắt đầu xem xét
các công trình công bố quốc tế như một thước đo để quyết định tài trợ cho nghiên
cứu khoa học.
Số lượng bài báo khoa học từ Việt Nam có phần tăng trong mười năm gần đây.
Thông qua hợp tác quốc tế, cán bộ khoa học Việt Nam đã có một số kết quả nghiên
cứu KH&CN. Đó là những công bố khoa học trên các tạp chí chuyên ngành quốc
tế.
-Xây dựng được mạng lưới các cơ quan nghiên cứu và triển khai trên toàn quốc
Tính đến năm 2011, đã có trên 220 doanh nghiệp thành lập viện hoặc trung tâm
nghiên cứu chuyên ngành. Các loại hình nhiệm vụ KH&CN được nâng tầm lên về
trình độ, chất lượng, hiệu quả và mở rộng về quy mô với sự hình thành các chương
trình với các nhiệm vụ KH&CN lớn, dài hạn
Ngoài các tổ chức KH&CN công lập, đã ra đời các tổ chức KH&CN ngoài công
lập hoạt động theo cơ chế tự chủ hoàn toàn về tài chính, là mô hình cho việc đổi
mới cơ chế hoạt động của các tổ chức công lập. Đến nay, đã có gần 900 cơ quan
nghiên cứu triển khai của tư nhân, của doanh nghiệp, của các tổ chức xã hội nghề
nghiệp ngoài công lập trong cả nước
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật của các viện, trung tâm nghiên cứu, các phòng thí nghiệm,
các trung tâm thông tin KH&CN, thư viện, cũng được tăng cường và nâng cấp. Đã
xuất hiện một số loại hình gắn kết tốt giữa nghiên cứu khoa học, phát triển công
nghệ với sản xuất – kinh doanh.
-Việc phát triển nguồn nhân lực KH&CN được chú trọng hơn
Nhờ có sự quan tâm đầu tư của Đảng và Nhà nước, trong nhiều thập kỷ qua, chúng
ta đã đào tạo được trên 1,8 triệu cán bộ có trình độ đại học và cao đẳng trở lên với
trên 30000 người có trình độ trên đại học


Hiện nay, việc đào tạo nhân lực của nước ta đang trong giai đoạn phát triển mạnh.
Số lượng các trường học tại các cấp học tăng nhanh, đặc biệt là các trường trung

cấp, cao đẳng, đại học.
Nội dung, chất lượng đào tạo cũng có nhiều đổi mới, tiến bộ so với trước
Thời gian qua, việc đào tạo nhân lực công nghệ cao vẫn theo kênh gửi đi đào tạo ở
nước ngoài và đào tạo tại các cơ sở giáo dục trong nước.
-Các chính sách KH&CN từng bước tạo hiệu quả, cơ chế quản lý được đổi mới
Về cơ bản ta đã hình thành nền tảng pháp lý cho hoạt động khoa học và công nghệ.
Đây là thành tựu lớn nhất trong thời gian qua
Đặc biệt nhà nước đã ban hành nghị định 115/2005/NĐ-CP, giao quyền cho các tổ
chức KH&CN công lập để họ có thể phát triển tương đối tự do và nó đem lại hiệu
quả, cái mà trong suốt thời kỳ bao cấp chúng ta không làm được.
Gần 900 tổ chức KH&CN ngoài công lập ra đời, hàng trăm hợp đồng giao dịch
thành công tại các hội chợ công nghệ
-Trình độ nhận thức và ứng dụng khoa học và công nghệ của nhân dân ngày càng
được nâng cao
Nhận thức và khả năng tiếp thu, ứng dụng tri thức KH&CN của người dân trong
thời gian qua đã tăng lên rõ rệt.
Hoạt động KH&CN ngày càng được xã hội hoá trên phạm vi cả nước. Mật độ điện
thoại đạt gần 50% (vượt chỉ tiêu 35% do Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đề ra),
100% số xã có điện thoại, số người sử dụng Internet đạt trên 20%, bán kính phục
vụ trung bình của một điểm bưu chính giảm xuống dưới 2,3 km. Hầu hết các cơ
quan nhà nước và trên 50% doanh nghiệp đã ứng dụng CNTT. Tỷ lệ cán bộ công
chức biết sử dụng thành thạo CNTT và khai thác Internet ở các cơ quan TW là
70%.
2.Hạn chế
-“Sản lượng” và “chất lượng” của các công trình nghiên cứu KH&CN ở nước ta
còn thấp so với khu vực và thế giới


-Trang thiết bị của các viện nghiên cứu, trường đại học nhìn chung còn rất thiếu,
không đồng bộ, lạc hậu so với những cơ sở sản xuất tiên tiến cùng ngành. Lực

lượng khoa học khá phân tán, thiếu sự kết hợp gắn bó giữa viện nghiên cứu, trường
đại học và các trung tâm nghiên cứu của doanh nghiệp. Tổ chức KH&CN còn
mang tính chất hành chính, cát cứ, kém hiệu quả.
-Tỷ lệ lao động qua đào tạo còn ít ( 20%), lao động qua đào tạo mất cân đối giữa
nông thôn và thành thị, giữa các vùng miền. Chất lượng đào tạo còn hạn chế chưa
đáp ứng được nhu cầu nhân lực đặc biệt đối với lĩnh vực KH&CN tiên tiến, tình
trạng thừa thầy thiếu thợ đang là vấn đề lớn đặc biệt là thiếu cán bộ KH&CN trẻ kế
cận có trình độ cao.
-Chính sách đổi mới quản lý KH&CN đã được đổi mới nhưng còn chậm so với tốc
độ phát triển của kinh tế thị trường, còn mang nặng tính hành chính: Các tổ chức
KH&CN chưa có được đầy đủ quyền tự chủ về kế hoạch, tài chính, nhân lực và
hợp tác quốc tế để phát huy tính năng động, sáng tạo.Việc quản lý cán bộ KH&CN
theo chế độ công chức không phù hợp với hoạt động KH&CN, làm hạn chế khả
năng lưu chuyển và đổi mới cán bộ. Thiếu cơ chế đảm bảo để cán bộ KH&CN
được tự do chính kiến, phát huy khả năng sáng tạo, tự chịu trách nhiệm trong
khuôn khổ pháp luật. Chưa có những chính sách hữu hiệu tạo động lực đối với cán
bộ KH&CN và chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài, chế độ tiền lương còn
nhiều bất hợp lý, không khuyến khích cán bộ KH&CN toàn tâm với sự nghiệp
KH&CN.
-Thị trường KH&CN chậm phát triển. Hoạt động mua, bán công nghệ và lưu thông
kết quả nghiên cứu KH&CN còn bị hạn chế do thiếu các tổ chức trung gian, môi
giới, các quy định pháp lý cần thiết, đặc biệt là hệ thống bảo hộ hữu hiệu quyền sở
hữu trí tuệ.



×