Tải bản đầy đủ (.doc) (86 trang)

HỨNG THÚ THAM GIA HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG HIVAIDS CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (480.37 KB, 86 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA TÂM LÝ – GIÁO DỤC

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Đề tài:

HỨNG THÚ THAM GIA HOẠT ĐỘNG PHÒNG
CHỐNG HIV/AIDS CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI
HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

SVTH: Trần Thị Thanh
Lớp 07CTL, khoa Tâm lý – Giáo dục, trường Đại học Sư phạm, Đại học
Đà nẵng

GVHD: Th.s Bùi Văn Vân
Khoa Tâm lý – Giáo dục, trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà nẵng

Nhóm ngành: XH2B

Đà Nẵng, 05/2011

1


MỤC LỤC
*Đặc điểm của hoạt động: 23
Mức độ hứng thú 83

2



DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ CỦA ĐỀ TÀI
1. Tên bảng
STT

Tên bảng

Trang

1

Bảng 1. Mức độ hứng thú của sinh viên trường ĐHSP Đà Nẵng đối

48

2

với hoạt động phòng chống HIV/AIDS
Bảng 2. Nhận thức của sinh viên trường ĐHSP Đà nẵng về
HIV/AIDS

50

3

Bảng 3: Nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động phòng chống

52

HIV/ AIDS trong sinh viên

Bảng 4: Nhận thức về tác dụng của việc tham gia hoạt động phòng

4

53

chống HIV/AIDS đối với sinh viên
Bảng 4: Nhận thức về tác dụng của việc tham gia hoạt động phòng

5

54

chống HIV/AIDS đối với sinh viên
Bảng 6. Mức độ yêu thích của sinh viên đối với hoạt động phòng

6

55

chống HIV/AIDS
Bảng 7. Hứng thú của sinh viên đối với những nội dung khi tham gia

7

57

hoạt động phòng chống HIV/AIDS
Bảng 8. Hứng thú của sinh viên đối với những hình thức khi tham


8

58

gia hoạt động phòng chống HIV/AIDS
Bảng 9. Mức độ biểu hiện sự thường xuyên và tính tích cực của sinh

9

60

viên khi tham gia vào các nội dung của hoạt động phòng chống
HIV/AIDS
Bảng 10. Mức độ biểu hiện sự thường xuyên và tính tích cực của

10

62

sinh viên khi tham gia vào các hình thức của hoạt động phòng chống
HIV/AIDS
Bảng 11. Nguyên nhân ảnh hưởng tích cực đến hứng thú tham gia

11

66

hoạt động phòng chống HIV/AIDS của sinh viên
Bảng 12. Nguyên nhân ảnh hưởng chưa tích cực đến hứng thú tham


12

67

gia hoạt động phòng chống HIV/AIDS của sinh viên

2. Tên biểu đồ
STT
1

Tên biểu đố
Biểu đồ 1. Mức độ hứng thú của sinh viên trường ĐHSP Đà Nẵng
đối với hoạt động phòng chống HIV/AIDS

3

Trang
48


2

Biểu đồ 2. Nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động phòng

52

chống HIV/ AIDS trong sinh viên

3


Biểu đồ 3. Kênh phương tiện giúp sinh viên trường Đại học sư phạm

54

Đà nẵng biết về HIV

4

Biểu đồ 4. Mức độ yêu thích của sinh viên đối với hoạt động phòng

55

chống HIV/AIDS

5

Biểu đồ 5. Nguyên nhân ảnh hưởng tích cực đến hứng thú tham gia

66

hoạt động phòng chống HIV/AIDS của sinh viên

6

Biểu đồ 6. Nguyên nhân ảnh hưởng chưa tích cực đến hứng thú
tham gia hoạt động phòng chống HIV/AIDS của sinh viên

4

67



PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đại dịch AIDS đã và đang đe doạ tới tính mạng của tất cả mọi người trên thế giới.
AIDS đe doạ tiêu diệt tất cả không phân biết màu da, giới tính, già trẻ, giầu nghèo…. Vì
AIDS lan truyền với tốc độ rất nhanh và quy mô rộng lớn nên đang gây lên những thiệt hại
to lớn đối với nhiều quốc gia, nhiều gia đình, nhiều cá nhân.
Năm 1981 lần đầu tiên người ta phát hiện ra 3 thanh niên đồng tính luyến ái ở nam
Hoa Kỳ mắc bệnh AIDS. Đến tháng 5/ 1983 nguyên nhân gây ra bệnh AIDS mới được
khám phá. Thủ phạm gây ra bệnh AIDS là một loại virut có tên HIV. Từ đó đến nay số
người nhiễm HIV, AIDS tăng lên với tốc độ đáng sợ. Cứ mỗi ngaỳ qua đi lại có khoảng
8000 – 8500 người mới nhiễm HIV, như vậy trung bình một phút lại có 5 người nhiễm
HIV. Số bệnh nhân ước tính là hơn 7 triệu, trong đó có 1,6 triệu là trẻ em. Kể từ khi bệnh
AIDS được phát hiện tới nay đã có 5,8 triệu người chết vì căn bệnh này.
Hiện nay HIV/ AIDS đã lan tràn ra khắp các châu lục. Hầu hết các nước trên thế
giới đều có người nhiễm HIV, khoảng 90% số ngươì nhiễm HIV thuộc các nước đang phát
triển. Châu Phi là nơi có tỷ lệ nhiễm HIV cao nhất, chiếm tới 70% trường hợp nhiễm HIV
trên thế giới. Chỉ riêng vùng cận Sahara có khoảng 19 triệu người nhiễm HIV. Châu Á
đứng sau Châu Phi về số người nhiễm HIV. Riêng vùng Nam Á và Đông Nam Á có
khoảng 5 triệu trường hợp nhiễm HIV.
Việc phòng chống HIV/AIDS trở nên cấp bách và cần thiết trong toàn dân nói
chung và thế hệ trẻ nói riêng.
Tại thành phố Đà nẵng phát hiện ca nhiễm HIV/AIDS đầu tiên vào năm 1993, đến
nay thành phố này đã có 308 người chết vì HIV/AIDS. Trong tổng số 1.309 trường hợp bị
phát hiện nhiễm HIV, có 534 bệnh nhân đã chuyển sang giai đoạn AIDS và 308 bệnh nhân
đã tử vong do AIDS. Mặc dù thành phố Đà Nẵng đã có nhiều biện pháp tích cực nhằm
ngăn chặn, làm giảm tỷ lệ lây nhiễm HIV, nhưng đến nay, tình trạng lây nhiễm HIV trên
địa bàn vẫn chưa có dấu hiệu giảm với tỷ lệ phát hiện mắc HIV trung bình hàng năm
khoảng 100 ca nhiễm mới. Nguy hiểm hơn, tình hình nhiễm HIV/AIDS đang có nguy cơ

trẻ hoá ngày càng cao. Trong giai đoạn 1993-2000, lứa tuổi nhiễm HIV trong nhóm tuổi từ
20-39 chỉ chiếm 48%, thì đến nay tỷ lệ nhiễm HIV ở lứa tuổi này đã lên tới 69,7%.
Sinh viên trường Đại học Sư phạm (ĐHSP) Đà Nẵng, những thầy cô giáo tương lai
có vai trò to lớn trong công tác phòng chống HIV/AIDS. Sự hiểu biết của họ có tác dụng to
lớn trong giáo dục thế hệ trẻ tránh xa căn bệnh nguy hiểm này. Tuy nhiên đa số sinh viên

5


trường ĐHSP Đà Nẵng chưa thực sự hứng thú tham gia hoạt động phòng chống HIV, họ
còn khá thờ ơ với hoạt động này. Có khá nhiều đề tài nghiên cứu về HIV/AIDS và đã đưa
ra các biện pháp giúp sinh viên hiểu biết hơn về căn bệnh thế kỉ này, xong mỗi đề tài có
những cách tiếp cận khác nhau. Tuy nhiên trong trường ĐHSP Đà Nẵng chưa có đề tài nào
nghiên cứu về hứng thú tham gia hoạt động phòng chống HIV/AIDS. Xuất phát từ điều
này chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu: Hứng thú tham gia hoạt động phòng chống
HIV/AIDS của sinh viên trường ĐHSP- ĐH Đà Nẵng.
2. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu hứng thú của sinh viên trường ĐHSP - ĐH Đà Nẵng đối với công tác
phòng chống HIV/AIDS
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hứng thú cho sinh viên trường ĐHSP Đà
Nẵng đối với công tác phòng chống HIV/AIDS
3. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Hứng thú của sinh viên trường ĐHSP đối với công tác phòng chống HIV/AIDS
3.2 Khách thể nghiên cứu
Sinh viên trường đại học sư phạm Đà Nẵng
3.3 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu trên 200 sinh viên trường ĐHSP Đà Nẵng, thuộc hai
khối Tự nhiên và Xã hội.
4. Giả thuyết khoa học

Đa số sinh viên trường ĐHSP - ĐH Đà Nẵng có hứng thú đối với hoạt động phòng
chống HIV/AIDS. Tuy nhiên mức độ hứng thú chủ yếu là hứng thú hời hợt, chưa sâu sắc
đối với hoạt động phòng chống HIV/AIDS.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Nghiên cứu lý luận về vấn đề hứng thú của sinh viên trường ĐHSP Đà Nẵng
đối với hoạt động phòng chống HIV/AIDS. Xây dựng cơ sở lý luận cần thiết cho việc thực
hiện đề tài
5.2 Tìm hiểu thực trạng hứng thú đối với hoạt động phòng chống HIV/AIDS của
sinh viên trường ĐHSP Đà Nẵng và phân tích các điều kiện nguyên nhân ảnh hưởng đến
thực trạng này

6


5.3 Dựa trên kết quả nghiên cứu thực tiễn đề xuất một số biện pháp hình thành và
nâng cao hứng thú đối với công tác phòng chống HIV/AIDS cho sinh viên trường ĐHSP
Đà Nẵng.
6. Các phương pháp nghiên cứu
6.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận
6.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
6.2.1 Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
6.2.2 Phương pháp phỏng vấn
6.2.3 Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học

7


PHẦN 2: NỘI DUNG
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỨNG THÚ THAM GIA HOẠT
ĐỘNG PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS CỦA SINH VIÊN.

1.1. Tổng quan các nghiên cứu của đề tài
1.1.1. Tổng quan các nghiên cứu về hứng thú
1.1.1.1. Các công trình nghiên cứu trên thế giới
Hứng thú vồn là một đối tượng nghiên cứu truyền thống trong Tâm lý học. Do
vậy mà những công trình nghiên cứu về hứng thú ở trên thế giới xuất hiện tương đối sớm
và ngày càng được phát triển.
Dưới đây chúng tôi xin liệt kê một số công trình nghiên cứu:
-

Herbart (1776-1841) nhà tâm lý học người Đức đã đưa ra 4 mức độ của dạy

học: tính sáng rõ, tính liên tưởng, tính hệ thống, tính phong phú, đặc biệt hứng thú là yếu tố
quyết định kết quả học tập của người học.
- Năm 1946 E.Clapade với vấn đề “Tâm lý trẻ em và thực nghiệm sư phạm” đã
đưa khái niệm hứng thú dựa trên bản chất sinh học. Trong giáo dục chức năng, Clapade đã
nhấn mạnh tầm quan trọng của hứng thú trong hoạt động của con người và cho rằng quy
luật của hứng thú là cái trục duy nhất mà tất cả hệ thống phải xoay quanh nó.
-

D.Super trong “Tâm lý học hứng thú” (1961) đã xây dựng phương pháp nghiên

cứu về hứng thú trong cấu trúc nhân cách.
-

Trong công trình nghiên cứu của mình L.I.Bozovitch đã nêu lên quan hệ giữa

hứng thú tính tích cực học tập của học sinh. I.G.Sukira trong công trình “Vấn đề hứng thú
trong khoa học giáo dục” (1972) đã đưa ra khái niệm về hứng thú nhận thức cùng với biểu
hiện của nó, đồng thời bà còn nêu lên nguồn gốc cơ bản của hứng thú nhận thức là nội
dung tài liệu và hoạt động học của học sinh.

- J.Piaghet (1896-1996) nhà tâm lý học nổi tiếng người Thụy Sỹ có rất nhiều
công trình nghiên cứu về trí tuệ trẻ em và giáo dục. Ông rất chú trọng đến hứng thú của
học. Ông viết “Nhà trường kiểu mới đòi hỏi phải hoạt động thật sự phải làm việc một cách
chủ động dựa trên nhu cầu và hứng thú cá nhân”. Ông nhấn mạnh: cũng giống như người
lớn, trẻ em là một thực thể mà hoạt động cũng bị chi phối bởi qui luật hứng thú hoặc của
nhu cầu. Nó sẽ không đem lại hiệu suất đầy đủ nếu người ta không khêu gợi những động
cơ nội tại của hoạt động đó. Ông cho rằng mọi việc làm của trí thông minh đều dựa trên
một hứng thú, hứng thú chẳng qua chỉ là một trạng thái chức năng động của sự đồng hoá.

8


Từ những công trình nghiên cứu trên ta có thể khái quát lịch sử nghiên cứu hứng
thú trên thế giới chia làm các xu hướng sau:
Xu hướng thứ nhất: Giải thích bản chất tâm lý của hứng thú:
Đại diện cho xu hướng này là A.F.Bêliep.
Xu hướng thứ hai: Xem xét hứng thú trong mối quan hệ với sự phát triển nhân cách
nói chung và vốn tri thức của cá nhân nói riêng.
Đại diện cho xu hướng này là L.L.Bôgiôvich “Hứng thú trong quan hệ hình thành
nhân cách”.
Xu hướng thứ ba: Nghiên cứu sự hình thành và phát triển hứng thú theo các giai
đoạn lứa tuổi: Đại diện là “Nghiên cứu hứng thú trẻ em ở các lứa tuổi”. D.P.Xalonhixư
nghiên cứu sự phát triển hứng thú nhận thức của trẻ mẫu giáo. V.G.Ivalôp đã phân tích sự
phát triển và giáo dục hứng thú của học sinh lớn trong trường trung.
1.1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước
- Năm 1960 Trương Anh Tuấn, năm 1970 Phạm Huy Thụ, năm 1980
Đặng Trường Thanh nghiên cứu “Hứng thú bộ môn của học sinh cấp III ”.
- Năm 1973 Phạm Tất Dong đã bảo vệ thành công luận án PTS ở Liên Xô với
đề tài “Một số đặc điểm hứng thú nghề của học sinh lớn và nhiệm vụ hướng nghiệp”. Kết
quả nghiên cứu đã khẳng định sự khác biệt về hứng thú học tập giữa nam và nữ, hứng thú

nghề nghiệp không thống nhất với xu hướng phát triển nghề của xã hội, công tác hướng
nghiệp ở trường phổ thông không được thực hiện nên các em học sinh chịu nhiều thiệt thòi.
Hứng thú học tập các bộ môn của học sinh là cơ sở để đề ra nhiệm vụ hướng nghiệp một
cách khoa học.
- Năm 1977, Phạm Ngọc Quỳnh với đề tài “Hứng thú với môn văn của học
sinh cấp II” đã nghiên cứu hứng thú đối với các môn học và đối với đời sống văn hoá xã
hội của học sinh một số trường ở thành phố Ulianov.
- Năm 1980, Dương Diệu Hoa “Bước đầu tìm hiểu hứng thú học tập môn Tâm lý
học đại cương của sinh viên khoa tâm lý học Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội”.
- Năm 1980, Lê Bá Chương “Bước đầu tìm hiểu về dạy học môn Tâm lý học
để xây dựng hứng thú học tập bộ môn cho giáo sinh trường sư phạm 10+3” (luận án thạc
sĩ).
- Năm 1984, Trần Thị Thanh Hương đã thực nghiệm nâng cao hứng thú học
toán của học sinh qua việc điều khiển hoạt động tự học ở nhà của học sinh.

9


- Năm 1987, Nguyễn Khắc Mai với đề tài luận án “Bước đầu tìm hiểu thực
trạng hứng thú đối với hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên tại trường
của sinh viên khoa Tâm lý giáo dục”. Tác giả đã đưa ra những nguyên nhân gây hứng thú
là do ý nghĩa của môn học, trình độ của học sinh, phương pháp giảng dạy của giảng viên.
- Năm 1988, Vũ Thị Nho với đề tài “Tìm hiểu hứng thú với năng lực học văn
của học sinh lớp 6”. Đề tài đã tiến hành thực nghiệm để nghiên cứu bước đầu về hứng thú,
năng lực học văn của các em học sinh lớp 6.
- Năm 1990, Imkock trong luận án PTS nhan đề “Tìm hiểu hứng thú đối với
môn toán của học sinh lớp 8”. Tác giả kết luận: Khi có hứng thú học sinh dường như cũng
tham gia vào tiến trình bài giảng, cũng đi theo những suy luận của giảng viên nhờ quá trình
nhận thức tích cực.
- Năm1994, Hoàng Hồng Liên có đề tài “Bước đầu nghiên cứu những con

đường nâng cao hứng thú cho học sinh phổ thông”. Tác giả kết luận dạy học trực quan là
biện pháp tốt nhất để tác động đến hứng thú của học sinh.
- Năm 1996, Đào Thị Oanh đã nghiên cứu về “Hứng thú học tập và sự thích
nghi với cuộc sống nhà trường của học sinh tiểu học”.
- Năm 1998, Phạm Thị Thắng “Nghiên cứu sự quan tâm của cha mẹ đến việc
duy trì hứng thú học tập cho các em thanh thiếu niên”.
- Năm 1999, Nguyến Hoài Thu nghiên cứu “Bước đầu tìm hiểu hứng thú học
môn ngoại ngữ của học sinh PTTH Hà Nội”.
- Năm 1999, Lê Thị Thu Hằng với đề tài “Thực trạng hứng thú học tập các
môn lý luận của sinh viên Trường Đại Học TDTT I”. Trong đó phương pháp, năng lực
chuyên môn của giảng viên là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến hứng thú học tập của sinh
viên.
- Năm 2000, Trần Công Khanh đã đi sâu nghiên cứu “Tìm hiểu thực trạng
hứng thú học môn toán của học sinh trung học cơ sở thị xã Tân An”. Kết quả cho thấy đa
số học sinh trong diện điều tra chưa có hứng thú học toán.
- Năm 2001, Phạm Thị Ngạn nghiên cứu “Hứng thú học tập môn tâm lý học
của sinh viên trường CĐSP Cần Thơ”(luận án thạc sĩ TLH- Hà Nội 2002), tác giả đã tiến
hành thử nghiệm biện pháp nâng cao hứng thú học tập môn tâm lý học của sinh viên.
+ Cải tiến nội dung các bài tập thực hành
+ Cải tiến cách sử dụng các bài tập thực hành
+ Tăng tỉ lệ các giờ thực hành

10


-

Năm 2003, Nguyễn Hải Yến - Đặng Thị Thanh Tùng nghiên cứu “Một số

yếu tố ảnh hưởng đến hứng thú nghiên cứu khoa học của sinh viên Trường ĐHKHXH và

NV”. Đề tài đã chỉ ra một số yếu tố ảnh hưởng đến hứng thú nghiên cứu khoa học là do
chưa nhận thức được vai trò của hoạt động nghiên cứu khoa học, do bản thân chưa nỗ lực
vượt khó trong quá trình nghiên cứu.
-

Năm 2005, Vương Thị Thu Hằng với đề tài “Tìm hiểu hứng thú nghiên cứu

khoa học của sinh viên trường ĐHKHXH-NV”. Tác giả đã nêu ra nguyên nhân ảnh hưởng
đến hứng thú nghiên cứu khoa học của sinh viên là do chủ quan của sinh viên. Đề ra một
số kiến nghị nhà trường quan tâm tổ chức các hoạt động ngoại khoá, hội nghị khoa học
chuyên đề, câu lạc bộ sinh viên nghiên cứu khoa học, cung cấp nhiều tài liệu cho sinh
viên…
-

Năm 2005, Phạm Mạnh Hiền nghiên cứu “Hứng thú học tập của học viên

thuộc trung tâm phát triển kĩ năng con người Tâm Việt”. Trong đó nổi bật lên phương pháp
giảng dạy của giảng viên có ý nghĩa có to lớn tác động tới hứng thú học của học viên.
-

Năm 2005, Phan Thị Thơm trong nghiên cứu luận văn thạc sĩ “Hứng thú học

tập môn tâm lý học đại cương của sinh viên trường Đại Học Dân Lập Đông Đô”. Trong đó
nổi bật lên phương pháp giảng dạy của giảng viên có ý nghĩa có to lớn t ác động tới hứng
thú học của học viên.
1.1.2. Tổng quan các nghiên cứu về HIV/AIDS
Hiện nay AIDS đã trở thành một trong bốn vấn đề toàn cầu( hoà bình, dân số, môi
trường, AIDS). AIDS đã và đang lây lan nhanh chóng và có khả năng giết người hành loạt.
Thế giới đã quyết định thành lập ngày phòng chống HIV, sau đây là phần trích dẫn:
“Nhiễm virut gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (gọi tắt là

HIV/AIDS) đang là một đại dịch nguy hiểm, một hiểm hoạ cho sức khoẻ, tính mạng con
người trên thế giới vào những năm cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21. Đại dịch AIDS còn gây
ra hậu quả trầm trọng về kinh tế - xã hội ở mỗi quốc gia và tương lai nòi giống các dân
tộc. Vì vậy, hội nghị thượng đỉnh về AIDS tại Paris, Pháp vào ngày 1 tháng 12 năm 1994
đã tuyên bố: “Đưa công cuộc phòng chống AIDS lên vị trí ưu tiên, huy động toàn xã hội,
các ngành của nhà nước, tư nhân, các hội, kể cả những người nhiễm HIV/AIDS tham gia
vào các hoạt động đa ngành, liên Chính Phủ, phi Chính Phủ, các phong trào liên kết nhằm
phòng chống đại dịch….., xây dựng một thế giới không có AIDS”.
Vì ý nghiã quan trọng của hội nghị, ngày 1/12 hàng năm đã được chọn là ngày thế
giới phòng chống AIDS.”

11


Và để chuẩn bị cho ngày phòng, chống AIDS năm 2009, tổng thư ký LHQ
Bankimun đã tổ chức chiến dịch phòng, chống AIDS toàn cầuvà chương trình phối hợp
của LHQ về HIV/AIDS( UNAIDS) đã cùng công bố chủ đề cho ngày thế giới phòng,
chống AIDS 2009 là “ Tiếp cận phổ cập và quyền con người”. Bên cạnh đó còn rất nhiều
chương trình của LHQ nhằm hỗ trợ các nước châu Phi trong công cuộc phòng chống căn
bệnh thế kỉ này, các nghiên cứu nhằm tạo ra vacxin đối phó với căn bệnh này.
Ở Việt Nam hậu quả của căn bệnh thế kỷ này cũng làm ảnh hưởng lớn. Để góp
phần trong công cuộc phòng chống HIV/AIDS hàng xuất hiện hàng loạt các nghiên cứu về
vấn đề này.
Nhằm tìm hiểu kiến thức, thái độ, thực hành của người dân trong cùng dự án của
CCF về vấn đề phòng chống HIV/ AIDS tại 2 huyện Cao phong và Kỳ Sơn và 5 xã dự án.
Đề tài nghiên cứu: “ Nghiên cứu ban đầu về nhận thức phòng chống HIV/AIDS tại
huyện Kỳ Sơn, Cao Phong tỉnh Hoà Bình” (tháng 3 năm 2004). Thông qua dự án nhằm
tìm hiểu những hoạt động về phòng chống HIV/ AIDS tại địa phương( đặc biệt những hoạt
động thông tin, giáo dục, truyền thông, các hoạt động truyền thông thay đổi hành vi của cơ
quan chính phủ cũng như các tổ chức phi chính phủ; tình hình tiếp cận và sử dụng các dich

vụ chăm sóc sức khoẻ tại các tuyến cuả dự án. Đánh giá nhu cầu năng lực của cán bộ tham
gia vào công tác phòng chống HIV/AIDS; tìm hiểu kiến thức thái độ và thực hành về
HIV/AIDS. Thực hành về tình dục an toàn, khoảng trống giữa kiến thức và thực hành của
người dân, đặc biệt của người nhiễm HIV; tìm hiểu tình hình tiếp cận, sử dụng và lựa chọn
những kênh thông tin của người dân, từ đó đề xuất các hoạt động can thiệp về htông tin,
giáo dục, truyền thông; Góp phần xây dựng năng lực cho cán bộ dự án, cán bộ y tế địa
phương về các mục đích, phương pháp, cách tiếp cận đánh giá và nghiên cứu cộng đồng,
đặc biệt là trong lĩnh vực truyền thông giáo dục y tế và trong lĩnh vực HIV/AIDS.
Với mục tiêu chung là: thông qua các biện pháp can thiệp nhằm tăng cường dự
phòng toàn diện để giảm nguy cơ lây nhiễm tại các cơ quan chăm sóc sức khoẻ sinh sản.
Đề tài nghiên cứu của TS Nguyễn Viết Tiến “Đề xuất can thiệp về việc áp dụng các biện
pháp “ dự phòng toàn diện” phòng chống lây nhiễm HIV tại các cơ sở chăm sóc sức
khoẻ sinh sản”.
Luận văn tốt nghiệp của Nguyễn Ngọc Toàn, trường ĐHSP Đà Nẵng “ Thái độ của
thanh niên quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng đối với công tác phòng chống
HIV/AIDS”. Kết quả của đề tài cho thấy đa phần thanh niên được nghiên cứu trong đề tài
đều có thái độ tích cực đối với công tác, phòng chống HIV/AIDS điều này được thể hiện

12


qua các thành phần: Nhận thức, tình cảm, hành vi. Tuy nhiên vẫn còn một một phần nhỏ
thanh niên chưa có thái độ tích cực với công tác phòng chống với HIV/AIDS. Điều này do
nhiều nguyên nhân khác nhau có thể do nhận thức của họ còn chưa tốt với vấn đề đặt ra
hoặc do công tác tuyên truyền phòng chống vẫn còn chưa đa dạng và phong phú trong hình
thức tổ chức, do đặc điểm tâm lý riêng của mỗi người. Đề tài cũng đưa ra một số biện pháp
nhằm nâng cao thái độ tích cực đối với công tác phòng chống HIV/AIDS cho thanh niên
trong quận.
Với những đóng góp của các đề tài nghiên cứu trên thực sự đã có sự giúp ích rất
nhiều, làm tăng sự nhận thức và các biện pháp phòng chống HIV/AIDS.

1.2. Lý luận về hứng thú tham gia hoạt động phòng chống HIV/AIDS của sinh
viên
1.2.1. Khái niệm hứng thú
1.2.1.1. Định nghĩa
Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về hứng thú, thậm chí trái ngược nhau.
* Quan điểm của tâm lý học macxit về hứng thú:
Tâm lý học macxit xem xét hứng thú theo quan điểm duy vật biện
chứng. Coi hứng thú không phải là cái trừu tượng vốn có trong mỗi cá nhân mà là kết quả
của sự hình thành và phát triển nhân cách cá nhân, nó phản ánh một cách khách quan thái
độ đang tồn tại của con người. Khái niệm hứng thú được xét dưới nhiều góc độ khác nhau .
+ Hứng thú xét theo khía cạnh nhận thức:
- Trong đó có V.N.Miasixep, V.G.Ivanop, A.Gackhipop coi hứng thú là thái độ
nhận thức tích cực của cá nhân với những đối tượng trong hiện thực khách quan.
- A.A.Luiblinxcaia khẳng định hứng thú là thái độ nhận thức, thái độ khao khát
đi sâu vào một khía cạnh nhất định của thế giói xung quanh.
- P.A.Rudich coi hứng thú là sự hiểu biết của xu hướng đặc biệt trong sự nhận
thức thế giới khách quan, là thiên hướng tương đối ổn định với một loại hoạt động nhất
định.
+ Hứng thú xét theo sự lựa chọn của cá nhân đối với thế giới khách quan:
X.L.Rubinstêin: Đưa ra tính chất 2 chiều trong mối quan hệ tác động qua lại giữa
đối tượng với chủ. Ông nói hứng thú luôn có tính chất quan hệ 2 chiều. Nếu như một vật
nào đó hoặc tôi chú ý có nghĩa là vật đó rất thích thú đối với tôi.
A.N.Lêônchiev cũng xem hứng thú là thái độ nhận thức nhưng đó là thái độ nhận
thức đặc biệt của chủ thể đối với đối tượng hoặc hiện tượng của thế giới khách quan.

13


A.V.Daparozet coi hứng thú như là khuynh hướng lựa chọn của sự chú ý và đưa ra
khái niệm hứng thú là khuynh hướng chú ý tới đối tượng nhất định là nguyện vọng tìm

hiểu chúng một cách càng tỉ mỉ càng tốt.
B.M.Cheplôp thì coi hứng thú là thiên hướng ưu tiên chú ý vào một đối tượng nào
đó.
+ Hứng thú xét theo khía cạnh gắn với nhu cầu:
Sbinle hứng thú là kết cấu bao gồm nhiều nhu cầu. Quan niệm này đồng nhất hứng
thú với nhu cầu. Thực chất hứng thú có quan hệ mật thiết với nhu cầu nhưng nó không
phải là chính bản thân nhu cầu, bởi vì nhu cầu là những đòi hỏi tất yếu cần được thoả mãn,
là cái con người ta cần, nhưng không phải mọi cái cần thiết đều đem lại hứng thú. Quan
điểm này đã bó hẹp khái niệm hứng thú trong phạm vi với nhu cầu.
Trong từ điển tâm lý học, hứng thú được coi là một biểu hiện của nhu cầu, làm cho
chủ thể tìm cách thoả mãn nhu cầu, tạo ra khoái cảm thích thú.
Ngoài ra, nhà tâm lý học A.Phrêit cho rằng: hứng thú là động lực của những xúc
cảm.
* Một vài quan điểm khác về hứng thú:
Trong cuốn tâm lý học cá nhân, A.G.Côvaliôp coi hứng thú là sự định hướng cá
nhân, vào một đối tượng nhất định, tác giả đã đưa ra một khái niệm được xem là khá hoàn
chỉnh về hứng thú “Hứng thú là một đặc thù của cá nhân đối với đối tượng nào đó, do ý
nghĩa của nó trong cuộc sống và sự hấp dẫn về mặt tình cảm của nó”.
L.A.Gôđơn coi hứng thú là sự kết hợp độc đáo của các quá trình tình cảm, ý chí, trí
tuệ, làm cho tính tích cực của hoạt động con người nói chung được nâng cao.
Nhà tâm lý học người Đức A.Kosakowski coi hứng thú hướng tích cực tâm lý vào
những đối tượng nhất định với mục đích nhận thức chúng tiếp thu những tri thức và nắm
vững những hành động phù hợp. Hứng thú biểu hiện mối quan hệ tới tính lựa chọn đối với
môi trường và kích thích, con người quan tâm tới những đối tượng, những tình huống hành
động quan trọng có ý nghĩa đối với mình.
Tóm lại: Các nhà tâm lý học Macxit đã nghiên cứu hứng thú theo quan điểm duy
vật biện chứng đã chỉ ra tính chất phức tạp của hứng thú, xem xét hứng thú trong mối
tương quan với các thuộc tính khác của nhân cách (nhu cầu, xúc cảm, ý chí, trí tuệ,…).
* Một số quan niệm về hứng thú của Việt Nam:
- Tiêu biểu là nhóm của tác giả: Phạm Minh Hạc – Lê Khanh - Trần Trọng

Thuỷ cho rằng: khi ta có hứng thú về một cái gì đó thì cái đó bao giờ cũng được ta ý thức,

14


ta hiểu ý nghĩa của nó đối với cuộc sống của ta. Hơn nữa ở ta xuất hiện một tình cảm đặc
biệt đối với nó, do đó hứng thú lôi cuốn hấp dẫn chúng ta về phía đối tượng của nó tạo ra
tâm lý khát khao tiếp cận đi sâu vào nó.
- Nguyễn Quang Uẩn trong tâm lý học đại cương đã đưa ra một khái niệm tương
đối thống nhất: Hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đó, vừa có ý
nghĩa đối với cuộc sống, vừa có khả năng mang lại khoái cảm cho cá nhân trong quá trình
hoạt động. Khái niệm này vừa nêu được bản chất của hứng thú, vừa gắn hứng thú với hoạt
động của cá nhân.
- Lê Quang Sơn trong Từ điển Tâm lý học cho rằng: Hứng thú là thái độ đặc biệt
của cá nhân đối với đối tượng vừa có ý nghĩa đối với cuộc sống, vừa có khả năng mang lại
khoái cảm cho cá nhân trong quá trình hoạt động. Có thể coi hứng thú là động cơ hay trạng
thái động cơ hoá thúc đẩy hoạt động. [5]
Xét về mặt khái niệm: Hứng thú là một thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối
tượng, thể hiện ở sự chú ý đến đối tượng.
Trong đề tài nghiên cứu, chúng tôi sử dụng khái niệm hứng thú của Nguyễn Quang
Uẩn làm công cụ: “Hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đó, vừa
có ý nghĩa đối với cuộc sống, vừa có khả năng đem lại khoái cảm cho cá nhân trong quá
trình hoạt động”.[6]
Một sự vât, hiện tượng nào đó chỉ có thể trở thành đối tượng của hứng thú khi
chúng thoả mãn 2 điều kiện sau:
+ Điều kiện I:
Có ý nghĩa với cuộc sống của cá nhân, điều kiện này quyết định nhận thức trong
cấu trúc của hứng thú, đối tượng nào càng có ý nghĩa lớn đối với cuộc sống của cá nhân thì
càng dễ tạo ra hứng thú.
+ Điều kiện II:



Có khả năng mang lại khoái cảm cho cá nhân. Trong quá trình hoạt động

với đối tượng, hứng thú quan hệ mật thiết với nhu cầu. Hứng thú chỉ có thể hình thành và
phát triển trong quá trình hoạt động của cá nhân. Biện pháp quan trọng nhất, chủ yếu nhất
để gây ra hứng thú là tổ chức hoạt động, trong quá trình hoạt động và bằng hoạt động với
đối tượng mới có thể nâng cao được hứng thú của cá nhân.


Cũng như những chức năng cấp cao khác, hứng thú được quy định bởi

những điều kiện lịch sử.

15


Hứng thú trong công việc hoàn toàn khác với làm việc tuỳ hứng, hứng thú trong
công việc là một phẩm chất tốt đẹp của nhân cách, còn làm việc tuỳ hứng là biểu hiện của
tính tuỳ tiện của một tính cách không được giáo dục chu đáo.
1.2.1.2. Cấu trúc của hứng thú
Tiến sĩ tâm lý học N.GMavôzôva: Ông đã dựa vào 3 biểu hiện để đưa ra quan niệm
của mình về cấu trúc của hứng thú
+ Cá nhân hiểu rõ được đối tượng đã gây ra hứng thú.
+ Có cảm xúc sâu sắc tích cực với đối tượng gây ra hứng thú.
+ Cá nhân tiến hành những hành động để vươn tới chiếm lĩnh đối tượng đó.
Vậy theo ông thì: Hứng thú liên quan đến việc người đó có xúc cảm tình cảm thực
sự với đối tượng mà mình muốn chiếm lĩnh, có niềm vui tìm hiểu và nhận thức đối tượng,
có động cơ trực tiếp xuất phát từ bản thân hoạt động, tự nó lôi cuốn, kích thích hứng thú,
những động cơ khác không trực tiếp xuất phát từ bản thân hoạt động chỉ có tác dụng hỗ trợ

cho sự nảy sinh và duy trì hứng thú chứ không xác định bản chất hứng thú.
Vậy hứng thú là sự kết hợp giữa nhận thức – xúc cảm tích cực và hoạt động, nếu
chỉ nói đến mặt nhận thức thì chỉ là sự hiểu biết của con người đối với đối tượng, nếu chỉ
nói đến mặt hành vi là chỉ đề cập đến hình thức biểu hiện bên ngoài, không thấy được xúc
cảm tình cảm của họ đối với đối tượng đó, có nghĩa là hiểu được nội dung tâm lý của hứng
thú nó tiềm ẩn bên trong. Hứng thú phải là sự kết hợp giữa nhận thức và xúc cảm tích cực
và hành động, nghĩa là có sự kết hợp giữa sự hiểu biết về đối tượng với sự thích thú với đối
tượng và tính tích cực hoạt động với đối tượng.
Bất kỳ những hứng thú nào cũng là thái độ cảm xúc tích cực của chủ thể với đối
tượng. Nó là sự thích thú với bản thân đối tượng và với hoạt động với đối tượng. Nhận
thức luôn là tiền đề là cơ sở cho việc hình thành thái độ. Cách phân tích hứng thú của
Marôsôva được nhiều nhà tâm lý tán thành, điểm quan trọng nhất là tác giả đã gắn hứng
thú với hoạt động.
Ba thành tố trên có quan hệ chặt chẽ với nhau trong hứng thú cá nhân. Để có hứng
thú đối với đối tượng nào đó cần phải có các yếu tố trên. Nó có quan hệ mật thiết với nhau,
tương tác lẫn nhau, trong cấu trúc hứng thú, sự tồn tại của từng mặt riêng lẻ không có ý
nghĩa đối với hứng thú, không nói lên mức độ của hứng thú.
Ở đề tài này chúng tôi sử dụng cấu trúc này làm cơ sở để nghiên cứu hứng thú
tham gia hoạt động phòng chống HIV/AIDS của sinh viên trường ĐHSP Đà Nẵng.
1.2.1.3. Vai trò cơ bản của hứng thú đối với hoạt động cá nhân

16


- Hứng thú làm cho hoạt động nhận thức được tăng cường và con người trở nên tích
cực
Hứng thú về sự vật nào đó, sẽ tách sự vật hiện tượng đó ra khỏi vô số sự vật, hiện
tượng khác và tập trung chú ý vào đó một cách dễ dàng, ghi nhớ nhanh, tái nhận và tái hiện
nhanh, tư duy tích cực, sâu sắc hơn, trí tưởng tượng nhạy bén hơn.
Hứng thú tạo nên ở các nhân khát vọng tiếp cận và đi sâu vào đối tượng gây ra nó.

Khát vọng này được biểu hiện ở chỗ cá nhân tập trung chú ý cao độ vào cái làm mình
hứng thú, hướng dẫn và điều chỉnh các quá trình tâm lý( tri giác, tư duy, tuởng tượng...)
trong quá trình tiếp cận nó.
- Hứng thú làm nảy sinh khát vọng hành động và hành động sáng tạo. Hứng thú
phát triển sâu sắc tạo ra nhu cầu gay gắt của cá nhân, cá nhân thấy cần phải hành động để
thoả mãn hứng thú đó.
- Hứng thú làm tăng sức làm việc của cá nhân. Hứng thú là một dạng đặc biệt của
tình cảm do sự hấp dẫn của đối tượng gây ra, cho nên khi có hứng thú thì cá nhân có sức
chịu đựng dẻo dai, làm việc một cách say xưa và lâu hơn những việc không có hứng thú.
1.2.1.4. Biểu hiện của hứng thú
Hứng thú biểu hiện ở sự tập trung chú ý cao độ, sự say mê hấp dẫn bởi nội dung
hoạt động, ở bề rộng và chiều sâu của hứng thú.
Biểu hiện của hứng thú:
- Biểu hiện ở 2 mức độ:
+ Mức độ 1: Chủ thể mới dừng lại ở việc nhận thức về đối tượng, chưa
có xúc cảm tình cảm với đối tượng đó, chưa tiến hành, hoạt động để chiếm lĩnh đối tượng
đó.
+ Mức độ 2: Đối tượng hứng thú thúc đẩy chủ thể hoạt động.
- Hứng thú biểu hiện ở nội dung của nó như: Hứng thú học tập, nghiên
cứu khoa học, đi mua hàng, đi dạo chơi…
- Hứng thú biểu hiện chiều rộng, chiều sâu của nó: Những người có
hứng thú đối với nhiều đối tượng khác nhau, nhiều lĩnh vực khác nhau thường có cuộc
sống hời hợt, bề ngoài. Những người chỉ tập trung hứng thú vào một hoặc vài đối tượng thì
cuộc sống thường đơn điệu. Trong thực tế những người thành đạt là những người biết giới
hạn hứng thú của mình trong phạm vi hợp lý, trên nền những hứng thú khác nhau, họ xác
định được một hoặc một số hứng thú trung tâm mang lại ý nghĩa thúc đẩy con người hoạt
động.

17



- Phạm Tất Dong cho rằng hứng thú biểu hiện ở các khía cạnh sau:
+ Biểu hiện trong sự trải nghiệm thường thường xuyên những tình cảm
dễ chịu do đối tượng này gây ra.
+ Biểu hiện trong khuynh hướng của con người đối với hoạt động có
liên quan tới đối tượng của hứng thú đó.
+ Biểu hiện trong khuynh hướng bàn luận thường xuyên về đối tượng
này, về việc có liên quan tới chúng.
+ Biểu hiện trong sự tập trung chú ý của con người vào đối tượng của
hứng thú.
+ Biểu hiện trong sự ghi nhớ nhanh và lâu những điều có quan hệ gần
gũi với đối tượng này, trong hoạt động tưởng tượng phong phú, trong tư duy căng thẳng
những vấn đề có liên quan đến đối tượng của hứng thú đó.
- Theo G.I.Sukina: Hứng thú biểu hiện ở những khía cạnh sau:
+ Khuynh hướng lựa chọn các quá trình tâm lý con người nhằm vào
đối tượng và hiện tượng của thế giới xung quanh.
+ Nguyện vọng, nhu cầu của cá nhân muốn tìm hiểu một lĩnh vực, hiện
tượng cụ thể, một hoạt động xác định mang lại sự thoả mãn cá nhân.
+ Nguồn kích thích mạnh mẽ, tính tích cực cho cá nhân, do ảnh hưởng
của nguồn kích thích này mà tất cả các quá trình diễn ra khẩn trương, còn hoạt động trở
nên say mê và đem lại hiệu quả cao.
+ Thái độ đặc biệt (không thờ ơ, không bàng quan mà tràn đầy những ý
định tích cực, một cảm xúc trong sáng, một ý chí tập trung đối với các đối tượng, hiện
tượng,quá trình,…).
Một người có thể có hứng thú trong nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng thường có một
hứng thú trung tâm. Đó là những hứng thú nổi lên hàng đầu trong những hứng hứng thú
thường thấy ở người đó. Nó không chỉ xuất hiện với cường độ mạnh, mà còn chi phối các
hứng thú khác, làm cho các hứng thú khác phụ thuộc vào nó. Nhìn vào hứng thú trung tâm
của một người nó đó ta thấy rõ đạo đức của họ. Trong đời sống hàng ngày của một người
khi hứng thú này xuất hiện thì hứng thú kia ở dạng tiềm ẩn. Hứng thú trung tâm dễ dàng

hiện thực hoá hơn những hứng thú khác. Khi hứng thú trung tâm đang ở dạng hiện thực, nó
thường lấn át sự xuất hiện của những hứng thú khác.
1.2.1.5. Những đặc điểm cơ bản của hứng thú

18


Hứng thú như là các nét tiêu biểu của xu hướng cá nhân điều đó thể hiện qua các
mặt sau:
- Tính hạn chế của hứng thú bởi một phạm vi khá hẹp các kiến thức và hình thức
hoạt động.
- Cụ thể hoá mục đích và thao tác hoạt động nhiều hơn so với bình thường. Ví dụ:
hứng thú âm nhạc
- Tích cực hoá không chỉ các quá trình nhận thức mà cả những nỗ lực sáng tạo của
con người trong một lĩnh vực nào đó.
- Thoả mãn những cảm xúc đặc biệt nhằm thích ứng lâu dài một hoạt động tương
ứng. Hứng thú chân chính chỉ xuất hiện khi có: những cảm xúc mà người ta nắm được
trong lĩnh vực mà mình quan tâm; hoạt động thực tiễn trong lĩnh vực đó; sự thoả mãn cảm
xúc mà người ta tiếp nhận được do có những kiến thức và có hình thức họat động nói trên.
1.2.1.6. Các loại hứng thú
Có nhiều cách phân loại hứng thú, tùy theo góc độ nghiên cứu của các nhà nghiên
cứu.
Căn cứ vào nội dung và chiều hướng của hứng thú ta có:
+ Hứng thú vật chất: Hứng thú vật chất có thể biểu hiện thành nguyện vọng, như
muốn chỗ ở, có đủ tiện nghi, hứng thú ăn mặc...
+ Hứng thú nhận thức: theo nghĩa rộng của từ này, thể hiện dưới hình thức hứng
thú học tập, hứng thú khoa học có tính chất chuyên môn như hứng thú toán học, vật lý, tâm
lý học, toán học...
+ Hứng thú nghề nghiệp: hứng thú vào một nghề nào đó, hứng thú sư phạm, hứng
thú kĩ thuật công nghiệp

+ Hứng thú xã hội - chính trị là hứng thú đối với những hình thức nhất định của
công tác xã hội và đặc biệt là hoạt động tổ chức, lãnh đạo với các vấn đề chính trị xã hội.
+ Hứng thú thẩm mỹ hoặc hứng thú đối với văn học, phim ảnh, sân khấu, âm nhạc,
hội hoạ.
Căn cứ vào tính trực tiếp hay gián tiếp, có các loại hứng thú:
+ Hứng thú trực tiếp là loại hứng thú đối với bản thân quá trình hoạt động, lôi cuốn
chủ thể tham gia trực tiếp vào hoạt động đó. Ví dụ: thích bóng đá, chủ thể học bằng được
để được tham gia đá trên sân.
+ Hứng thú gián tiếp là hứng thú đối với các kết quả của hoạt động. Chủ thể đứng
bên ngoài để chiêm ngưỡng nó chứ không tham gia vào hoạt động.

19


Căn cứ vào mức độ hiệu lực của hứng thú có các loại sau:
+ Hứng thú thụ động: chỉ giới hạn ở việc con người tri giác đối tượng gây nên hứng
thú. Chẳng hạn thích nghe nhạc, thấy khoái cảm khi xem tranh. Hứng thú này không thể
hiện tính tích cực để nhận thức sâu sắc đối tượng, làm chủ được nó và hoạt động sáng tạo
trong lĩnh vực này.
+ Hứng thú tích cực là loại hứng thú có được thể hiện ở chỗ con người không dừng
lại ở việc quan sát mà còn hành động với mục đích làm chủ đối tượng gây hứng thú. Nó là
một nguồn kích thích sự phát triển của nhân cách, hình thành kĩ năng, kĩ xảo, năng lực và
tính cách.
Căn cứ vào khối lượng của hứng thú có các loại sau:
+ Hứng thú rộng: thể hiện ở người có hứng thú nhiều mặt và mặt nào cũng sâu sắc.
Ví dụ: Bác Hồ là một nhà văn, nhà báo, nhà thơ...nhưng cũng là một nhà hoạt động cácg
mạng xuất sắc.
+ Hứng thú hẹp: là những người tò mò thích mọi chuyện, nhưng hời hợt đối với các
hiện tượng, sự vật, không đi sâu vào bản chất đối tượng, không có sự say mê nghiêm túc
thường xuyên đối với một đối tượng nào hết.

Dựa vào mức độ sâu sắc của hứng thú có các loại sau:
+ Hứng thú sâu sắc là có thái độ thận trọng và có trách nhiệm đối với công việc.
Những người này mong muốn đi sâu vào đối tượng nhận thức, đi sâu nắm vững đến mức
hoàn hảo nghề nghiệp của mình.
+ Hứng thú hời hợt bề ngoài thể hiện trong vấn đề nhận thức thường qua loa, đại
khái và trong thực tiễn là nhẹ dạ nông nổi.
Dựa vào sự bền vững của hứng thú có các loại sau:
+ Hứng thú bề vững: thường gắn liền với năng lực cao và sự nhận thúc sâu sắc
nghĩa vụ và thiên hướng của mình, nó thể hiện tính ổn định lâu dài. Trong thực tế thường
gặp những người mà các loại hứng thú của họ kết hợp với nhau theo một cách nhất định
tiêu biểu cho họ.
+ Hứng thú không bền vững: Những người này thường dẽ thay đổi hứng thú.
Hứng thú đạt mức lý tưởng thường có sự kết hợp chặt chẽ giữa tính tích cực và tính
bền vững, giữa chiều rộng và chiều sâu. Người có hứng thú lý tưởng là người có một hứng
thú trung tâm chủ yếu và sâu sắc trong cuộc sống và hứng thú dựa trên những hứng thú
rộng rãi và nhiều mặt.[2]

20


1.2.1.7. Sự hình thành và phát triển hứng thú
Hứng thú hình thành khá sớm và được biểu hiện đa dạng, phong phú. Ở đây hứng
thú được xem xét trên hai bình diện: trên bình diện phát triển lứa tuổi và bình diện phát
triển của hiện tượng tâm lý.
Xét trên bình diện phát triển của lứa tuổi
+ Ở lứa tuổi nhà trẻ được biểu hiện dưới dạng tò mò. Ngay từ những năm đầu tiên
của cuộc đời, trẻ đã bị những vạt có màu sắc sặc sỡ, sáng chói, những tiếng động mạnh và
sự di động của đối tượng hấp dẫn. Trẻ không dời mắt khỏi những vật kích thích này và rất
thích được tiếp xúc với chúng nhiều lần. Tuy nhiên sự tâp trung vào đối tượng này còn gắn
bó với tri giác nên còn có tính chất nhất thời vì thế gọi là giai đoạn “tiền hứng thú“.

+ Ở lứa tuổi mẫu giáo bắt đầu có hứng thú nhận thức thật sự, tức là có một thái độ
tương đối bền vững đối với hoạt động nào hấp dẫn tình cảm của trẻ. Vào cuối tuổi mẫu
giáo do ảnh hưởng của người người lớn trẻ có hứng thú học tập ở nhà trường, các em chơi
mà học, học mà chơi.
+ Đến lứa tuổi học sinh tiểu học, hứng thú nhận thức được khơi sâu, các em có ý
thức về ý nghĩa của nó đối với việc học tập, với cuộc sống.
+ Giai đoạn từ tiểu học lên THCS, hứng thú các em được mở rộng, khơi sâu và
phân hoá hơn, nhiều hứng thú mới xuất hiện.
1.2.1.8. Mối quan hệ giữa hứng thú và các khái niệm có liên quan
Hứng thú là một trong những mặt biểu hiện của xu hướng nhân cách, chính vì vậy
hứng thứ có mối quan hệ khăng khít với những mặt biểu hiện khác của xu hướng như: nhu
cầu, tình cảm, thái độ, động cơ, hoạt động cá nhân…Một khi chủ thể có nhận thức về đối
tượng nào đó sẽ là cơ sở để nảy sinh tình cảm với đối tượng đó. Và khi có tình cảm với đối
tượng nào đó sẽ giúp chủ thể quay trở lại nhận thức về đối tượng đó một cách sâu sắc hơn.
Có nhận thức, có tình cảm với đội tượng nào đó làm nảy sinh hứng thú với hoạt động đó,
và kết quả hoạt động sẽ cao. Do tính chất phức hợp của hứng thú do vậy mà khi nghiên
cứu về hứng thú cần xem xét những biểu hiện đa dạng của nó trong các mối quan hệ với
các khái niệm liên quan đến nó.
* mối quan hệ giữa hứng thú và nhu cầu
Nhu cầu là sự đòi hỏi tất yếu của con người cần thỏa mãn để tồn tại và phát triển là
động lực đầu tiên thúc đẩy con người hoạt động.
Nhu cầu có vai trò quyết định tới sự phát triển của nhân cách, là nền tảng của động
cơ, mục đích của hoạt động thúc đẩy cá nhân hành động để chiếm lĩnh đối tượng. Khi nhu

21


cầu được thỏa mãn sẽ đồng thời củng cố các thành phần của hứng thú của con người: nhận
thức, xúc cảm, hành vi của con người.
Một khi có nhu cầu và nhu cầu phải được thảo mãn thì con người mới tìm hiểu về

đối tượng nào đó, có tình cảm và hành động để thỏa mãn nhu cầu đó.
Như vậy hứng thú và nhu cầu có mối quan hệ thân thiết với nhau, do vậy khi
nghiên cứu hứng cần xem xét các biểu hiện của nhu cầu.
* mối quan hệ giữa hứng thú và năng lực
Năng lực là tổ hợp các thuộc tính độc đáo của cá nhân, phù hợp với những yêu cầu
của một hoạt động nhất định đảm bảo cho hoạt động đó có kết quả.
Năng lực giữ vai trò quan trọng trong hệ thống cấu trúc của nhân cách, là một trong
hai mặt cơ bản tạo nên bộ mặt của nhân cách. Năng lực tạo cho con người một sức mạnh,
nghị lực và lòng tin để cải tạo tự nhiên xã hội và bản thân mình.
Trong cấu trúc của hứng thú năng lực có một vai trò quan trọng góp phần quyết
định kết quả của hoạt động mà chủ thể đó hứng thú. Bởi không phải tất cả những gì mình
có hứng thú khi tiến hành hoạt động sẽ đạt kết quả cao, điều này còn phụ thuộc vào năng
lực của từng cá nhân.
Như vậy hứng thú và năng lực có mối quan hệ với nhau, do vậy khi nghiên cứu
hứng thú phải xét đến vai trò của năng lực.
* mối quan hệ giữa hứng thú và thái độ
Thái độ là sự đánh giá bền vững – dương tính hoặc âm tính về con người và sự vật
hiện tượng( Eagly$ Chaiken, 1993).
Như vậy thái độ là sự đánh giá bền vững dương tính hoặc âm tính về con người, sự
vật hiện tượng. Không thể tòn tại loại thái độ trung tính theo kiểu ba phải, gió thổi chiều
nào, theo chiều ấy. Những dạng người như vậy được gọi là chưa tỏ rõ thái độ. Cấu trúc của
thái độ bao gồm ba yếu tố: nhận thức, xúc cảm, hành vi. Thái độ có vai trò quan trọng tạo
nên hứng thú, biết được cá nhân có thái độ đối với đối tượng nào đó đồng thời cũng biết
được hứng thú của họ với đối tượng đó. Trong cấu trúc của hứng thú thì thái độ là cơ sở để
tiến tới hành vi. Nếu thái độ đạt mức dương tính tích cực thì hứng thú càng sâu sắc.
* mối quan hệ giữa hứng thú với hoạt động cá nhân
Hoạt động là phương thức tồn tại của con người, là phương thức tác động có đối
tượng, có mục đích của con người với hiện thực nhằm thảo mãn nhu cầu trực tiếp hay gián
tiếp của bản thân hoặc xã hội. Tâm lý học hoạt động đã xác định hoạt động là phạm trù cơ


22


bản, thể hiện tập trung nhất tâm lý con người “ bằng hoạt động trong hoạt động mỗi cá thể
người sinh thành ra mình, tự tạo ra nhân cách của mình”
Trong mối quan hệ: nhận thức – xúc cảm, tính cảm – tính tích cực trong hoạt động
cá nhân, thì hoạt động của cá nhân là một trong ba thành tố hình thành nên hứng thú của
một cá nhân với một đối tượng nào đó.
1.2.2. Khái niệm hoạt động
Hiện nay có nhiều cách định nghĩa khác nhau về hoạt động. Ở mỗi cách tiếp cận
khác nhau thì lại có những định nghĩa khác nhau.
Về phương diện triết học, người ta quan niệm hoạt động là phương thức tồn tại của
con người trong thế giới.
Xét theo phương diện tâm lý học: hoạt động là mối quan hệ tác động qua lại giữa
con người và thế giới ( khách thể) để tạo ra sản phẩm cho cả thế giới, cho cả con người
( chủ thể)[6]
Trong mối quan hệ đó có hai quá trình diễn ra đồng thời và bổ sung cho nhau,
thống nhất với nhau. Quá trình đối tượng hóa ( xuất tâm) và quá trình chủ thể hóa ( nhập
tâm.)
*Đặc điểm của hoạt động:
-

Hoạt động bao giờ cũng là hoạt động có đối tượng
Hoạt động bao giờ cũng là “hoạt động có đối tượng”. Đối tượng của hoạt động là

cái con người cần làm ra, cần chiếm lĩnh. Đó là động cơ. Động cơ luôn thúc đẩy con người
hoạt động nhằm tác động vào khách thể để thay đổi nó, biến đổi nó thành sản phẩm hoặc
tiếp nhận nó chuyển vào đầu óc mình, tạo nên một cấu tạo tâm lý mới, một năng lục mới

-


Hoạt động bao giờ cũng do chủ thể tiến hành
Hoạt động do chủ thể thực hiện, chủ thể có thể là một hay nhiều người.
Điểm nổi bật trong tính chủ thể là tính tích cực biểu hiện ở tính tự giác, chủ động,

say sưa, đam mê, ở trình độ này con người thực sự làm chủ bản thân.
-

Hoạt động bao giờ cũng tiến hành theo nguyên tắc gián tiếp
Trong hoạt động lao động con người “gián tiếp” tác động vào khách thể qua hình

ảnh tâm lý trong đầu, gián tiếp qua việc sử dụng công cụ lao động và sử dụng phương tiện
ngôn ngữ. Như vậy, công cụ tâm lý, ngôn ngữ và công cụ lao động giữ chức năng trung
gian giữa chủ thể và khách thể, tạo ra tính chất gián tiếp trong hoạt động.

23


-

Hoạt động bao giờ cũng có mục đích
Mục đích của hoạt động là làm biến đổi thế giới (khách thể) và biến đổi bản thân

chủ thể. Tính mục đích gắn với tính đối tượng. Tính mục đích bị chế ước bởi nội dung xã
hội.
* Cấu trúc của hoạt động
Có nhiều quan điểm khác nhau về cấu trúc, dưới đây là quan điểm của A.N
Lêoonchiev
Quan điểm của A.N Lêônchiev về cấu trúc vĩ mô của hoạt động bao gồm 6 thành tố
và mối quan hệ giữa 6 thành tố.

Khi tiến hành hoạt động về phía chủ thể bao gồm 3 thành tố và mối quan hệ giữa 3
thành tố này, đó là: hoạt động - hành động - thao tác. Ba thành tố này thuộc các đơn vị thao
tác (mặt kỹ thuật) của hoạt động.
Còn về phía khách thể (về phía đối tượng của hoạt động) cũng bao gồm 3 thành tố
và mối quan hệ của chúng với nhau, đó là: động cơ - mục đích - phương tiện. Ba thành tố
này tạo nên “nội dung đối tượng “ của hoạt động ( mặt tâm lý)
Cụ thể là:
Hoạt động hợp bởi các hành động. Các hành động được thực hiện bởi các thao tác.
Hoạt động luôn hướng vào động cơ (nằm trong đối tượng) đó là mục đích chung,
mục đích cuối cùng của hoạt động. Mục đích chung này (động cơ) được cụ thể hóa bằng
những mục đích cụ thể, mục đích bộ phận mà từng hành động hướng vào.
Để đạt mục đích, con người phải sử dụng các phương tiện. Tùy theo các điều kiện,
phương tiện mà con người thực hiện các thao tác để tiến hành hành động đạt mục đích, hay
nói khác đi là hành động thực hiện nhờ các thao tác.
Sự tác động qua lại giữa chủ thể và khách thể, giữa đơn vị thao tác và nội dung đối
tượng của hoạt động tạo ra sản phẩm của hoạt động (cả về phía khách thể, cả về phía chủ
thể - “sản phẩm kép”)
Có thể khái quát cấu trúc chung của hoạt động như sau:

24


Dòng các hoạt động
CHỦ THỂ

KHÁCH THỂ

Hoạt động cụ thể

Động cơ


Hành động

Mục đích

Thao tác

Phương tiện
Sản phẩm

Mặt chủ quan của chủ thể

Mặt đối tượng của hoạt động

* Phân loại hoạt động
Có nhiều cách phân loại hoạt động dựa trên các căn cứ khác nhau.
+ Xét về phương diện cá thể ta thấy con người có các loại hoạt động cơ bản : vui
chơi, học tập, lao động và hoạt động xã hội
+ Xét về phương diện sản phẩm (vật chất hay tinh thần) có hai loại hoạt động lớn:
- Hoạt động thực tiễn: Hướng vào vật thể hay quan hệ tạo ra sản phẩm vật chất là
chủ yếu.
- Hoạt động lý luận: diễn ra với hình ảnh biểu tượng khái niệm…tạo ra sản phẩm
tinh thần.
* Có cách phân loại khác chia hoạt động của con người thành 4 loại:
- Hoạt động biến đổi
- Hoạt động nhận thức
- Hoạt động định hướng giá trị
- Hoạt động giao lưu.
Tóm lại con người có nhiều loại hoạt động. Mọi sự phân loại hoạt động chỉ có tính
chất tương đối và các loại hoạt động của con người có mối quan hệ gắn bó mật thiết với

nhau.

25


×