Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Thực trạng công tác huấn luyện An toàn – vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (558.78 KB, 16 trang )

MỤC LỤC
I.

Trang
Tổng quan về huấn luyện an toàn – vệ sinh lao

I.1.
I.2.
I.3.
I.4.
I.5.
I.6.

động…………………....1
Một số khái niệm liên quan…………………………..…….…1
Cơ sở pháp lí………………………………….……….………1
Mục đích huấn luyện……………………………….…………1
Vai trò huấn luyện…………………………………….………2
Đối tượng, nội dung, chứng chỉ huấn luyện………….……….2
Nguyên tắc huấn luyện an toàn – vệ sinh lao động……………4

I.7.

Trách nhiệm của cơ sở đối với công tác huấn luyện ATVSLĐ..4

II.

Thực trạng vấn đề huấn luyện an toàn – vệ sinh lao động trong các
doanh nghiệp Việt Nam hiện

nay……………………………………………..4


II.1. Tình hình TNLĐ,BNN hiện nay………………………………..4
II.1.1. Tình hình TNLĐ hiện nay ………………………………4
II.1.2. Tình hình BNN hiện nay………………………………...5
II.2. Thực trạng công tác huấn luyện ATVSLĐ trong các doanh
nghiệpViệt Nam hiện nay ……………………………………...6
II.3. Đánh giá tình hình huấn luyện ATVSLĐ trong các doanh nghiệp
Việt Nam hiện nay ……………………………………………..7
II.3.1. Mặt đạt được và thuận lợi ……………………………….7
II.3.2. Mặt hạn chế và tồn tại…………………………………...8
2.4. Một số ví dụ minh họa thực hiện công tác ATVSLĐ của toàn DN
VN hiện nay………………………………………………………… ..9
III.

Một số kiến nghị và đề

xuất………………………………………….....10
3.1. Sửa đổi, bổ sung hệ thống văn bản pháp lý……………………..10
3.2. Đẩy mạnh tuyên truyên về công tác huấn luyện ATVSLĐ…… .
11
3.3. Chú trọng công tác chuẩn bị huấn luyện
ATVSLĐ………….......11
3.4. Chú trọng đến phần thực hành trong công tác huấn luyện
ATVSLĐ……………………………………………………………………11
3.5. Xây dựng kế hoạch kiểm tra, sát hạch sau huấn luyện ATVSLĐ.11


DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
1. An toàn – vệ sinh lao động
2. An toàn lao động
3. Vệ sinh lao động

4. Doanh nghiệp
5. Việt Nam
6. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
7. Sản xuất kinh doanh
8. Người sử dụng lao động
9. Người lao động
10.Tai nạn lao động
11.Bệnh nghề nghiệp

: ATVSLĐ
: ATLĐ
: VSLĐ
: DN
: VN
: Bộ LĐ-TB&XH
: SXKD
: NSDLĐ
: NLĐ
: TNLĐ
: BNN

Lời mở đầu
Lao động là yếu tố quan trọng nhất trong mọi hoạt động sản xuất –kinh
doanh. Trong thời đại bùng nổ công nghệ hiện nay, các máy móc không ngừng
được sáng tạo và phát triển nhằm nâng cao năng suất lao động. Tuy nhiên, dù
máy móc có hiện đại đến đâu thì cũng không thể thay thế được con người trong


mọi lĩnh vực sản xuất. Chính vì thế, việc bảo vệ người lao động trước những
nguy cơ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của họ trong quá trình lao

động là vấn đề được đặt lên hàng đầu.
Muốn thực hiện được điều đó một cách chủ động từ người lao động, các
doanh nghiệp Việt Nam hiện nay ngày càng nhận thức được tầm quan trọng của
công tác huấn luyện An toàn – vệ sinh lao động. Tuy nhiên, bên cạnh đó công
tác huấn luyện an toàn – vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện
nay còn gặp khá nhiều khó khăn, bất cập cần phải giải quyết một cách triệt để và
có hiệu quả hơn.
Nhận thấy được tầm quan trọng và cấp thiết của vấn đề. Nên em xin chọn
đề tài: “Thực trạng công tác huấn luyện An toàn – vệ sinh lao động tại các doanh
nghiệp Việt Nam hiện nay” để nghiên cứu làm đề tài tiểu luận môn Bảo hộ lao
động
Trong quá trình nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong
được sự giúp đỡ, góp ý của quý thầy cô. Em xin chân thành cảm ơn!


I.
I.1.

Tổng quan về công tác huấn luyện ATVSLĐ
Một số khái niệm liên quan

ATLĐ là hệ thống giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy
hiểm nhằm bảo đảm không xảy ra thương tật, tử vong đối với con người trong
quá trình lao động.1
VSLĐ là hệ thống giải pháp phòng, chống tác động của yếu tố có hại gây
bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe cho con người trong quá trình lao động.1
ATVSLĐ là tổng hợp tất cả các hoạt động trên các mặt luật pháp, tổ chức,
hành chính, kinh tế, xã hội, khoa học kỹ thuật,..nhằm mục đích cải thiện điều
kiện lao động, ngăn ngừa tại nạn lao động, đảm bảo an toàn sức khỏe cho NLĐ
Huấn luyện là một trong những hoạt động đào tạo nhằm cung cấp những

kiến thức, rèn luyện các kỹ năng cho người học giúp họ có thể chủ động xử lý
những tình huống, vấn đề gặp phải trong thực tiễn
Huấn luyện ATVSLĐ là việc truyền đạt, học tập nâng cao kinh nghiệm,
khắc phục đưa ra giải pháp nhằm đảm bảo ATVSLĐ cho người được huấn luyện
làm thay đổi nhận thức dẫn đến thay đổi hành vi ứng xử chuẩn mực hơn trong
công tác ATVSLĐ
I.2.

Cơ sở pháp lí

Căn cứ vào Thông tư số 27/2013/TT-BLĐTBXH ngày 18 tháng 10 năm 2013
Quy định về công tác huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động
Bộ luật lao động ngày 18 tháng 6 năm 2012, Chương IX, mục 3, điều 150:
Huấn luyện về ATLĐ, VSLĐ
Nghị định số 45/2013/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy
định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động về thời gian làm việc, thời giờ
nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động
I.3. Mục đích huấn luyện ATVSLĐ
Việc huấn luyện nhằm mục đích giúp DN nắm vững các quy định của Pháp
luật, cung cấp những quy định mới nhất liên quan đến Công tác ATVSLĐ, nhằm
nâng cao nhận thức và tự giác thực hiện. Giúp người quản lý và người lao động
tự biết cách nhìn nhận, phân tích, đánh giá, xử lý kịp thời các nguy cơ, rủi ro
tiềm ẩn trong lao động sản xuất nhằm chủ động ngăn ngừa và từng bước thực
1

Luật số: 84/2015/QH13 Chương I, Điều 3 về An toàn, vệ sinh lao động.
1


hiện nói không với TNLĐ và BNN, bảo đảm sự toàn vẹn về thân thể NLĐ, giảm

tiêu hao sức khỏe, tiết kiệm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả, chất lượng,
năng suất sản phẩm.
I.4. Vai trò của huấn luyện ATVSLĐ
Với mục đích nhằm cung cấp kiến thức, rèn luyện các kỹ năng, giúp
NSDLĐ chủ động xây dựng, triển khai kế hoạch, biện pháp ATVSLĐ và NLĐ
biết cách thực hành ATVSLĐ, xử lý những tình huống trong quá trình SXKD
Chính vì vậy, huấn luyện ATVSLĐ có vai trò quan trọng, là một trong những
nội dung bắt buộc của công tác ATVSLĐ:
+ Đối với NSDLĐ: Giúp nhận dạng và đánh giá được rủi ro từ đó đưa ra
được các biện pháp khắc phục TNLĐ và BNN. Tránh được những tổn thất tài
chính của công ty như: bồi thường, sửa chữa lại thiết bị,..
Xây dựng hệ thống quản lý ATVSLĐ, phương pháp triển khai kế hoạch, biện
pháp, xây dựng nội quy lao động, cải thiệ nđiều kiện làm việc,..
+ Đối với NLĐ : Giúp nâng cao được kiến thức cá nhân để tự bảo vệ sức
khỏe, tính mạng mình trong quá trình lao động.
Cung cấp kiến thức, rèn luyện kỹ năng, giúp chủ động xử lý tình huống và
bảo vệ sức khỏe trong quá trình lao động
+ Đối với xã hội: Khi công tác huấn luyện được thực hiện hiệu quả thì các vụ
TNLĐ,BNN sẽ giảm xuống kéo theo việc chi quỹ bảo hiểm xã hội cho NLĐ sẽ
giảm từ đó giúp cho ngân quỹ của Nhà nước tăng lên.
I.5.

Đối tượng
huấn luyện

Nội dung

Đối tượng, nội dung, chứng chỉ huấn luyện ATVSLĐ
Nhóm 1
+ Giám đốc /

Phó Giám đốc
+ Phụ trách
hành chính
nhân sự
+ Quản đốc
phân xưởng
+ Chính sách,
pháp luật về
ATVSLĐ

Nhóm 2
+ Cán bộ chuyên
trách/bán chuyên
trách về
ATVSLĐ
+ Người làm
công tác quản lý
kiêm phụ trách
ATVSLĐ
+ Kiến thức
chung như nhóm
1

2

Nhóm 3
+ Người lao động
làm công việc có yêu
cầu nghiêm ngặt về
ATVSLĐ


Nhóm 4
+ Người lao
động Việt Nam,
nước ngoài,
+ Người học
nghề, tập nghề,
thử việc

+ Chính sách, pháp
luật về ATVSLĐ
+ Tổng quan về

+ Phần 1: Huấn
luyện kiến thức
chung về


+ Tổ chức quản
lý và thực hiện
các quy định về
ATVSLĐ
+ Các yếu tố
nguy hiểm, có
hại trong sản
xuất và biện
pháp khắc phục,
phòng ngừa

+ Nghiệp vụ tổ

chức thực hiện
công tác
ATVSLĐ tại cơ
sở
+ Tổng quan về
các loại máy,
thiết bị, các chất
phát sinh các yếu
tố nguy hiểm, có
hại; quy trình
làm việc an toàn

Kiến thức
huấn luyện

Kiến thức
chung

Kiến thức chung
Kiến thức
chuyên ngành

Hình thức
công nhân

Chứng nhận
huấn luyện (giá
trị 2 năm)

Chứng chỉ huấn

luyện (giá trị 5
năm)

Ít nhất 16 giờ
(bao gồm cả
thời gian kiểm
tra)

Ít nhất 48 giờ
Ít nhất 30 giờ (bao
(bao gồm thời
gồm thời gian kiểm
gian lý thuyết,
tra)
thực hành và
kiểm tra)
Bằng 50% thời gian huấn luyện lần đầu
2 năm/lần
2 năm/lần

Thời
gian
huấn
luyện

Lần
đầu

Đ.ky
Thời hạn HL

định ky

2 năm /lần

công việc, thiết bị có
yêu cầu nghiêm ngặt
về ATVSLĐ
+ Các yếu tố nguy
hiểm, có hại khi làm
công việc hoặc vận
hành thiết bị có yêu
cầu nghiêm ngặt về
ATVSLĐ
+ Kỹ thuật
ATVSLĐ khi làm
công việc hoặc vận
hành thiết bị có yêu
cầu nghiêm ngặt về
ATVSLĐ
Xử lý các tình huống
sự cố sản xuất, sơ
cứu tai nạn lao động
Kiến thức chung
Kiến thức chuyên
ngành
Chứng chỉ huấn
luyện (giá trị 5 năm)

ATVSLĐ (huấn
luyện tập trung)

+ Phần 2: Yêu
cầu về
ATVSLĐ tại
nơi làm việc

Kiến thức
chung
Kiến thức
chuyên ngành
Kết quả huấn
luyện được ghi
vào sổ theo dõi
công tác huấn
luyện tại cơ sở
(giá trị 1 năm)
Ít nhất 16 giờ
(bao gồm cả
thời gian kiểm
tra)

1 năm/lần

Nguồn: Sinh viên tự tổng hợp

1.6.

Nguyên tắc huấn luyện ATVSLĐ

-Bảo đảm quyền của NLĐ được làm việc trong điều kiện ATVSLĐ
- Tuân thủ đầy đủ các biện pháp AT – VSLĐ trong quá trình lao động; ưu tiên

3


các biện pháp phòng ngừa, loại trừ, kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có
hại trong quá trình lao động.
- Tham vấn ý kiến tổ chức công đoàn, tổ chức đại diện NSDLĐ, Hội đồng về
ATVSLĐ các cấp trong xây dựng, thực hiện chính sách, pháp luật, chương trình,
kế hoạch về ATVSLĐ.
1.7.

Trách nhiệm của cơ sở đối với công tác huấn luyện ATVSLĐ

+ Lập kế hoạch huấn luyện, bố trí thời gian để các đối tượng thuộc quyền quản
lý được huấn luyện đầy đủ theo yêu cầu của pháp luật
+ Lập danh mục các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ, VSLĐ và
danh sách lao động làm các công việc tương ứng
+ Xây dựng chương trình huấn luyện chi tiết trên cơ sở chương trình khung huấn
luyện nhóm 4 và điều kiện thực tế trình Sở LĐ-TB&XH thẩm định, phê duyệt.
+ Hằng năm, báo cáo sở LĐ-TB&XH về thực hiện huấn luyện ATLĐ, VSLĐ
cùng với báo cáo công tác ATLĐ, VSLĐ trên địa bàn
+ Chi trả đầy đủ tiền lương và các quyền lợi khác cho các đối tượng thuộc quyền
quản lý trong thời gian tham dự huấn luyện theo quy định của pháp luật
+ Thanh toán chi phí huấn luyện ATLĐ, VSLĐ và được hạch toán vào chi phí
sản xuất
+Lưu giữ tài liệu huấn luyện và kết quả kiểm tra, sát hạch ATLĐ, VSLĐ ít nhất
5 năm
II. Thực trạng công tác huấn luyện ATVSLĐ trong các DN VN hiện nay
2.1. Tình hình chung về TNLĐ, BNN trong các DN VN hiện nay
2.1.1. Thực trạng TNLĐ trong các DN VN hiện nay
Theo báo cáo của 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, năm 2015

trên toàn quốc đã xảy ra 7.620 vụ TNLĐ làm 7.785 người bị nạn trong đó số vụ
TNLĐ chết người lên đến 629 vụ làm 666 người chết. Đó là con số đáng báo
động đối với tất cả các DN VN hiện nay .
Bảng 1: So sánh tình hình TNLĐ năm 2015 với năm 2014
TT
1
2

Chỉ tiêu thống kê (Đơn vị tính)
Số vụ (vụ)
Số nạn nhân (người)

Năm 2014
6.709
6.941

4

Năm 2015
7.620
7.785

Tăng/giảm (%)
+911 (13,6 %)
+844 (12,2 %)


3
4


Số vụ có người chết (vụ)
592
629
+37 ( 6,2%)
Số người chết (người)
630
666
+36 (5,7%)
Nguồn: Thông báo số: 537/TB-BLĐTBXH, thông báo về
tình hình TNLĐ năm 2015 của Bộ LĐ-TB và XH

Từ bảng 1 ta có thể thấy được năm 2015 số vụ TNLĐ tăng đến 911 vụ
(tăng 13,6%) so với năm 2014, đa phần các số liệu đều có xu hướng tăng lên từ
5,7% - 13,6%; qua đó thể hiện được công tác ATLĐ của các DN chưa thực hiện
đạt được hiệu quả. Đặc biệt là nguyên nhân gây TNLĐ do NSDLĐ chiếm
52,8%, trong đó nguyên nhân do NSDLĐ không huấn luyện ATVSLĐ cho NLĐ
chiếm 18,4% trong tổng số 52.8% lỗi do NSDLĐ được thể hiện rõ ở biểu đồ 1.
Biểu đồ 1: Các nguyên nhân chủ yếu gây ra TNLĐ chết người
Đơn vị tính: %

“ Theo số liệu báo cáo sơ bộ của các địa phương, thiệt hại về vật chất do
TNLĐ xảy ra năm 2015 như sau: chi phí tiền thuốc, mai táng, tiền bồi thường,..
là 153,97 tỷ đồng; thiệt hại về tài sản là 21,96 tỷ đồng; tổng số ngày nghỉ do tai
nạn lao động là 99.679 ngày” 1
2.1.2. Thực trạng BNN trong các DN VN hiện nay
Theo Bộ Y tế nước ta, BNN ở VN càng ngày càng có chiều hướng gia
tăng. Năm 2014 có khoảng 28.000 người mắc BNN, năm 2015 đã tăng lên
khoảng 30.000 người mắc BNN số lượng người mắc BNN tăng lên với số lượng
nhanh (khoảng 2.000 người) và không có xu hướng giảm, tuy nhiên con số thực
thế có thể cao hơn gấp nhiều lần.


Thông báo số: 537/TB-BLĐTBXH, thông báo về tình hình TNLĐ năm 2015 của
Bộ LĐ-TB và XH
5
1


Nước ta chỉ mới công nhận 30 bệnh nghề nghiệp và được chi trả chế độ
bảo hiểm y tế, trong 30 BNN đó được chia thành 5 nhóm bệnh mà bệnh bụi phổi
phổ biến và nguy hiểm nhất (chiếm khoảng 74%), sau đó là điếc do tiếng ồn
( chiếm khoảng 17%),..
=> Qua đó ta có thể thấy được TNLĐ,BNN không ngừng ra tăng qua mỗi năm,
nó không chỉ dừng lại ở gây thiệt hại trực tiếp sức khỏe của NLĐ mà nó còn gây
ra thiệt hại tài chính cho cả NSDLĐ và xã hội.
2.2. Thực trạng công tác huấn luyện ATVSLĐ trong các DN VN hiện nay
Ông Nguyễn Văn Dũng, Trưởng phòng Việc làm-An toàn lao động ( Sở
LĐ-TB&XH) cho biết: “ Năm 2015, phòng đa phối hợp với các địa phương, DN
tổ chức 8 lớp huấn luyện làm ATVSLĐ và cấp giấy chứng nhận huấn luyện cho
480 người là đại diện NSDLĐ trong các DN trên địa bàn, 140 cán bộ quản lý
nhà nước về ATLĐ, gần 10 nghìn NLĐ được huấn luyện định ky về công tác
ATVSLĐ,..”
Từ đó ta thấy được thực tế hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã chủ động
huấn luyện an toàn cho NLĐ, con số lên đến trên 2 triệu người được các DN tự
huấn luyện; duy trì việc tuyên truyền kiến thức về ATVSLĐ nói riêng, pháp luật
lao động nói chung cho NLĐ thông qua “góc an toàn”, “phòng truyền thông về
an toàn” như ở Công ty TNHH Lixil Inax, Công ty Kinh Đô… Hay việc tuyên
truyền qua hệ thống truyền thanh nội bộ, bảng tin như ở các DN thuộc Tổng
công ty cổ phần may Hưng Yên…
Tuy nhiên, theo ông Dũng, bên cạnh những doanh nghiệp làm tốt công tác
huấn luyện ATVSLĐ vẫn còn một bộ phận DN, cơ sở sản xuất chưa nghiêm túc

thực hiện các quy định luật về huấn luyện ATVSLĐ. Điều 102 Bộ luật Lao động
quy định: trước khi nhận việc, NLĐ, kể cả người học nghề phải được hướng
dẫn, huấn luyện ATVSLĐ và được huấn luyện định ky ít nhất mỗi năm một lần,
thời gian huấn luyện ít nhất 2 ngày; NLĐ làm các công việc có yêu cầu nghiêm
ngặt về ATVSLĐ phải được tham dự khóa huấn luyện ATVSLĐ, được kiểm tra,
sát hạch và được cấp thẻ an toàn trước khi nhận việc, thời gian huấn luyện ít
nhất 3 ngày…
6


Song, do chủ quan, chưa nhận thức hết tầm quan trọng của công tác huấn
luyện ATVSLĐ đối với sự an toàn tính mạng, sức khỏe NLĐ; cũng như bảo
đảm an toàn về tài sản của DN nên một số DN thực hiện công tác huấn luyện
ATVSLĐ cho NLĐ theo cách đối phó rút ngắn thời gian huấn luyện. Nội dung
huấn luyện mới chỉ tập trung vào lý thuyết, phổ biến các nội quy, quy chế của
đơn vị, phần thực hành kỹ năng sử dụng các phương tiện, thiết bị còn hạn chế...
Theo kết quả điều tra của Bộ LĐ-TB&XH năm 2015 tại 10 tỉnh cho thấy:
có 62% số NSDLĐ,NLĐ chưa được huấn luyện và hơn 70% số người được điều
tra đánh giá chương trình huấn luyện chỉ có lý thuyết, thiếu thực hành và thực
tiễn.
Đội ngũ giảng viên của các DN VN hiện nay còn thiếu và chưa được đào
tạo bài bản, chưa có kỹ năng sư phạm và chưa đáp ứng được nhu cầu huấn
luyện; nên việc các DN VN hiện nay phải thuê các trung tâm huấn luyện
ATVSLĐ lên đến hơn 60% trên tổng số DNVN hiện nay.
Việc kiểm tra, giám sát NLĐ sau khi huấn luyện của các DN còn kém do
vừa thiếu về số lượng và chất lượng nên việc kiểm tra, giám sát sau huấn luyện
trong các DN còn gây nhiều khó khăn, gây lãng phí thời gian và chi phí.
2.3. Đánh giá tình hình huấn luyện ATVSLĐ trong các DN VN hiện nay
2.3.1. Thuận lợi và mặt đạt được
+Về công tác huấn luyện ATVSLĐ trong các DN VN hiện nay ngày càng

được Nhà nước quan tâm và chú trọng đầu tư
+ Nhà nước đã ban hành hệ thống văn bản pháp luật về hướng dẫn, tổ
chức, thi hành,.. công tác huấn luyện ATVSLĐ; xây dựng và đưa ra các tiêu chí
đầy đủ, cụ thể tương đối phù hợp với đặc điểm từng ngành, lĩnh vực sản xuất,
đặc biệt là lĩnh vực yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ của từng DNVN hiện nay
+Công tác huấn luyện có những chuyển biến tích cực. Các DN đã đưa
công tác huấn luyện ATVSLĐ vào kế hoạch hoạt động của mình và chi khá
nhiều kinh phí hơn cho công tác này
+Nhiều DN đã bắt đầu lấy chuẩn ATVSLĐ là thước đo, thương hiệu của
DN mình. Đây là dấu hiệu tốt vì vậy DN sẽ quan tâm cải thiện môi trường lao
động, thiết bị máy móc hiện đại, có độ an toàn cao trong tất cả các khâu của hoạt
7


động SXKD, quan tâm giáo dục, huấn luyện đội ngũ công nhân viên thực hiện
tốt các tiêu chuẩn về ATVSLĐ. Đồng thời tăng tính an toàn cho NLĐ, việc áp
dụng lý thuyết vào thực hành của công tác huấn luyện được hiệu quả,không
những thế còn góp phần tăng doanh thu và lợi nhuận cho DN
+Việc huấn luyện định ky, khám chữa bệnh, kiểm tra sức khỏe cho công
nhân đã được các DN quan tâm và thực hiện một cách nghiêm túc. Đó là vì ngày
càng nhiều DN đã nhận thức được tầm quan trọng của công tác này, hơn nữa là
vai trò quan trọng của NLĐ đối với hoạt động SXKD, khi NLĐ nhận thấy được
sự quan tâm từ phía DN họ sẽ yên tâm hơn, gắn bó và công hiến cho DN.
+Các DN đã có những chương trình huấn luyện cho những NLĐ mới,
NLĐ chuyển đổi nơi làm việc, cũng như cung cấp các phương tiện bảo hộ lao
động cho công nhân của mình, và có những lớp học, huấn luyện họ sử dụng
những phương tiện đó chính xác và hợp lí; đó cũng là một trong các nội dung
của công tác huấn luyện ATVSLĐ mà DN VN hiện nay phải thực hiện.
+ Việc tuyên truyền, giáo dục NLĐ hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của
công tác huấn luyện ATVSLĐ, “Phòng bệnh hơn chữa bệnh” đã phần nào giúp

cho NLĐ có ý thức chấp hành nội quy, quy định về công tác huấn luyện
ATVSLĐ
2.3.2. Mặt hạn chế, tồn tại
Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện công tác huấn luyện
ATVSLĐ còn tồn tại những bất cập không hề nhỏ:
 Từ NSDLĐ:
+ Nguyên nhân chủ yếu do các DN, NSDLĐ chưa thực sự quan tấm tới
công tác huấn luyện ATVSLĐ
+ Hầu hết các DN chưa có đủ điều kiện giảng viên và cơ sở vật chất theo
quy định của Nhà nước nên các chương trình huấn luyện được thiết kế phần lớn
phụ thuộc vào tổ chức, dịch vụ hoạt động huấn luyện, người đặt hàng và thường
bị cắt xén, ít chú ý đến khâu thực hành để đảm bảo sự thuần thục về kỹ năng.
+ Do tốn kém chi phí, thời gian huấn luyện ảnh hưởng đến việc sản xuất,
công tác diễn ra chỉ mang tính chất đối phó đối với sự kiểm tra của cơ quan quản
lý Nhà nước.
8


 Từ NLĐ:
+Một số mặt hạn chế khác như ý thức NLĐ còn kém, chưa nhận thức
được những lợi ích to lớn trong việc huấn luyện ATVSLĐ; chưa chấp hành đầy
đủ nội quy, quy định ATVSLĐ dẫn đến TNLĐ,BNN. Từ nhận thức kém của
NLĐ đó thể hiện phần nào công tác tuyên truyền của DN VN hiện nay còn chưa
đạt hiệu quả.
 Từ cơ quan quản lý Nhà nước
+ Hệ thống pháp lý về công tác huấn luyện ATVSLĐ còn chồng chéo,
chưa thực sự thống nhất, ví dụ như khái niệm người sử dụng lao động chưa thật
sự thống nhất với qui định tại Điều 102 và Điều 6 Bộ luật Lao động
+ Nhà nước chưa có chính sách khuyến khích hỗ trợ kinh phí cho các DN
trong công tác huấn luyện ATVSLĐ nên các DN vừa và nhỏ gặp tương đối

nhiều khó khăn trong quá trình tổ chức và huấn luyện vì phải tự chi trả kinh phí
cho huấn luyện ANVSLĐ
+ Nhiều đơn vị khi tổ chức huấn luyện không đủ thông tin để tìm được
giáo viên huấn luyện phù hợp.
+Chưa có chính sách phân chia rõ ràng về cách thức tổ chức, huấn luyện
đối với các loại hình DN VN hiện nay. Vì chính sách hiện nay chưa thực sự phù
hợp và đạt hiệu quả đối với một số mô hình DN mới thành lập và nhỏ
+ Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận cho DN, cơ sở còn rườm rà dẫn đến
việc các DNVN còn e ngại trong vấn đề này
2.4. Một số ví dụ minh họa thực hiện công tác ATVSLĐ của toàn DN VN
hiện nay
Đi theo phát động của Đảng về hội thảo tại TP.HCM, Cục ATLĐ đã tổ chức
hội thảo “Định hướng công tác thông tin, tuyên truyền, huấn luyện và phát triển
mạng thông tin quốc gia về ATVSLĐ giai đoạn 2011-2015”, công tác thông tin
tuyên truyền sẽ được phổ biến đến trên 1 ngàn làng nghề, 5 ngàn HTX, 30 ngàn
DN vừa và nhỏ; Tổ chức lao động quốc tế (ILO) tổ chức hội thảo quốc gia về
“Phát triển hệ thống huấn luyện ATVSLĐ trên toàn quốc”,.. Hưởng ứng điều đó
một số các DN VN đã triển khai, thực hiện có hiệu quả về công tác huấn luyện
ATVSLĐ như: Công ty Xăng dầu Trà Vinh (Petrolimex Trà Vinh) phối hợp với
9


đội Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và công nhân khu vực duyên hải tỉnh Trà
Vinh (PC66) tổ chức buổi diễn tập phương án chữa cháy và cứu nạn cứu hộ
Hay nhà máy lọc dầu Dung Quất đã thực hiện khóa diễn tập cho hơn 200
công nhân diễn tập ngăn ngừa biển lửa,…
Trên đây là một số ví dụ về các doanh nghiệp tiêu biểu thực hiện tốt công tác
huấn luyện ATVSLĐ trong số nhiều các DN VN khác hiện nay. Qua đó thể hiện
được công tác huấn luyện ATVSLĐ ngày càng được các DN VN chú trọng và
thấy được tầm quan trọng của nó.

III.Một số kiến nghị và đề xuất
Từ thực trạng và nguyên nhân nếu trên em xin được đề xuất một số biện pháp
nhằm khắc phục những mặt còn tồn tại của công tác huấn luyện ATVSLĐ trong
DN VN hiện nay
3.1. Sửa đổi, bổ sung hệ thống văn bản pháp ly
Cần sửa đổi, bổ sung các sao cho có sự thống nhất giữa các văn bản liên
quan đến công tác huấn luyện ATVSLĐ. Bên cạnh đó, bổ sung thêm chính sách
khuyến khích tài chính cho việc huấn luyện ATVSLĐ cho các DN như giảm chi
phí huấn luyện cho đại diện DN nếu những năm trước đó tình hình TNLĐ,BNN
thuyên giảm; chính sách hỗ trợ đối với các DN mới thành lập và nhỏ hoặc các
DN có lao động đặc thù phải tiếp xúc nhiều mới môi trường dễ gây TNLĐ,BNN
Giảm bớt các thủ tục rườm ra, không cần thiết trong quá trình cấp Chứng
nhận huấn luyện ATVSLĐ, tránh việc mất thời gian, công sức của các bên liên
quan. Giảm bớt được sự e ngại của các DN VN hiện nay trong quá trình cấp
Chứng nhận huấn luyện.
Tăng cường thanh tra, kiểm tra nghiêm ngặt về quy trình huấn luyện
ATVSLĐ của các DN, đồng thời có chế tài xử lý nghiêm ngặt đối với các DN vi
phạm, công khai minh bạch răn đê các DN khác.
3.2. Đẩy mạnh tuyên truyên về công tác huấn luyện ATVSLĐ
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giúp cho NLĐ hiểu được tầm quan trọng
của công tác huấn luyện, cũng như vai trò, trách nhiệm của chính bản thân NLĐ
đối với công tác này,như: phát thanh nội bộ, đăng thông tin lên trang web chính
10


của DN, lòng ghép vào các cuộc hội thảo của công ty, phổ biến với các
phòng,ban để họ trực tiếp tuyên truyền với cấp dưới của mình,..
3.3. Chú trọng công tác chuẩn bị huấn luyện ATVSLĐ
Các DN cần chú trọng đến công tác chuẩn bị huấn luyện ATVSLĐ cho
NLĐ về xây dựng kế hoạch huấn luyện sao cho phù hợp với từng đối tượng, khu

vực sản xuất và đặc biệt là thực hiện nghiêm túc theo các hướng dẫn của Nhà
nước đề ra
Bên cạnh đó, DN cử người đúng đắn để giám sát quá trình huấn luyện.
Chú trọng đến công tác huấn luyện ATVSLĐ của các bộ phận NLĐ đặc thù phải
tiếp xúc thường xuyên với môi trường dễ gây TNLĐ,BNN như: lao động trực
tiếp sản xuất,..
3.4. Chú trọng đến phần thực hành trong công tác huấn luyện ATVSLĐ
Các DN VN hiện nay công tác huấn luyện ATVSLĐ còn yếu về phần
thực hành, vì vậy ngoài cung cấp đầy đủ lý thuyết cho NLĐ, DN cũng cần chú
trọng đến việc thực hành các nội dung trong công tác huấn luyện.
3.5. Xây dựng kế hoạch kiểm tra, sát hạch sau huấn luyện ATVSLĐ
DN cần xây dựng kế hoạch chi tiết về kiểm tra, sát hạch NLĐ sau khi quá
trình huấn luyện kết thúc, nhằm đảm bảo việc huấn luyện hiệu quả, không gây
lãng phí tài chính, thời gian của tổ chức.

11


LỜI KẾT THÚC
Là một sinh viên khoa Quản lí lao động – Một nhà quản lí trong tương lai,
em nhận thấy được tầm quan trọng của công tác huấn luyện an toàn – vệ sinh lao
động trong mỗi doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.
Công tác này không những giúp cho người sử dụng lao động chủ động
hơn trong việc phát hiện, nhận dạng ra được các tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp từ đó có biện pháp làm giảm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong
doanh nghiệp; hơn nữa công tác này còn giúp cho người lao động có những kiến
thức, kĩ năng để tự bảo vệ bản thân trước tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.
Muốn làm tốt công tác An toàn – vệ sinh lao động ngay từ đầu các doanh
nghiệp phải thực hiện được tốt công tác huấn luyện an toàn – vệ sinh lao động
để làm giảm tốt đa nhất các tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, nó mang lại

lợi ích cho người lao động, người sử dụng lao động và cả xã hội.
Thực trạng công tác này ở các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đã có
nhiều chuyển biến tích cực, tuy nhiên vẫn gặp khá nhiều khó khăn khi thực hiện
công tác. Từ những khó khăn để tìm ra được nguyên nhân từ đó đề xuất một số
kiến nghị và đề xuất giúp công tác huấn luyện được hoàn thiện và đạt hiệu quả
cao.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1.

PGS.TS. Trịnh Khắc Thẩm (2015), Giáo trình Bảo hộ lao động, Nhà xuất

bản Lao động – Xã hội.
2.

Nguyễn Văn Dũng, Trưởng phòng Việc làm-An toàn lao động (Sở LĐ-

TB&XH), Hội thảo Quốc gia về “Phát triển hệ thống huấn luyện an toàn vệ sinh
lao động trên toàn quốc”
3.

Thông tư số 27/2013/TT-BLĐTBXH ngày 18 tháng 10 năm 2013 Quy

định về công tác huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động
4.

Điều 150 của Bộ luật lao động ngày 18 tháng 6 năm 2012


5.

Nghị định số 45/2013/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ

quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động về thời gian làm việc, thời giờ
nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động
6.

Nghị định số 106/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính

phủ, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ LĐTB&XH
7.

Luật số: 84/2015/QH13 Chương I, Điều 3 về AN toàn, vệ sinh lao động

8.

Cục An toàn lao động ( Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội),

antoanlaodong.gov.vn
+ />+ />9.

Thông tin chọn lọc từ internet
+ />
%87_sinh_lao_%C4%91%E1%BB%99ng
+ />+ />


×