Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

cái đuôi con công và những vị khách thích trả nhiều tiền

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.49 KB, 2 trang )

cái đuôi con công và những vị
khách thích trả nhiều tiền
By Nguyễn Hạo Nhiên August 12, 2016
0
2942

Có lẽ ai ai cũng biết câu chuyện chọn lọc tự nhiên của loài công: Công đực
luôn có những cái đuôi sặc sỡ sắc màu và vô cùng vướng víu. Lẽ ra, các
loài động vật thường có xu hướng lựa chọn các cá thể có những đặc tính
giúp tồn tại lâu. Đằng này, ngược lại, công đực nào có cái đuôi càng to
(nghĩa là càng khó chạy trốn khi có biến) thì càng có cơ hội lấy được vợ.
Hiện tượng này gọi là nguyên lý chấp điểm (handicap principle). Nói cách
khác, các con công đực có đuôi to “chấp” những con công đực khác (và cả
các kẻ săn mồi) một cái đuôi. Cái đuôi giúp nó ra hiệu rằng: tôi có đuôi to,
tôi chấp các anh luôn, nhưng vẫn không ai bắt được tôi thấy chưa, thấy tôi


giỏi chưa? Một cách dễ hiểu, cái đuôi vướng víu ra dấu hiệu rằng: tôi là con
công khỏe mạnh, giỏi giang – tôi là hotcông.
Ở người cũng vậy, có rất nhiều hiện tượng xảy ra dựa trên nguyên lý chấp
điểm này. Ví dụ, rất nhiều bạn gái rất xinh đẹp lại thường hay đăng ảnh
mặt mộc lên mạng xã hội. Rõ ràng là trang điểm luôn giúp con gái đẹp
hơn. Tuy nhiên, những cô gái xinh đẹp này muốn “chấp điểm” và tuyên bố
rằng: dù chấp không thèm trang điểm nhưng tôi vẫn đẹp (vậy thì khi trang
điểm vào tôi còn đẹp nữa). Đó cũng là lí do vì sao nhiều nàng rất thích mặc
đồ nam hay cắt tóc kiểu nam (tôi quá nữ tính đến nỗi không cần mặc đồ
nữ tính)!
Và hiện tượng này cũng xảy ra ở kinh doanh. Sauk hi cạnh tranh thật lòng
trong cuộc chiến quảng cáo, thì hiệu quả của cuộc chiến này dần giảm: rất
khó để xây dựng thương hiệu tốt hơn chỉ bằng cách đổ thêm tiền. Thế là
các thương hiệu bắt đầu thay đổi: họ ngày càng đổ thêm tiền làm các


chương trình hoành tráng để ra dấu hiệu chấp điểm. Họ chi mấy tỉ đồng, ý
muốn nói: đấy, công ty tôi đốt tiền mà vẫn sống ngon lành (vậy thì công ty
tôi giàu cỡ nào)! Tương tự là các thương hiệu xa xỉ (luxury): họ bán sản
phẩm với giá cực đắt, thực chất để giúp khách hàng của họ ra tín hiệu: đắt
thế mà tôi vẫn mua, tôi giàu chưa!
… tất cả lao vào vòng xoáy chấp điểm, để rồi người có lợi nhất là người
cung cấp dịch vụ chấp điểm, ví dụ như agency quảng cáo, các thương hiệu
xa xỉ hay các nhóm tổ chức chương trình từ thiện hình thức chẳng hạn…
Người chi tiền muốn chi tiền nhiều hơn để phát đi tín hiệu về sự giàu có
của họ. Thật là một cơ hội làm giàu không tưởng.



×