Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Kinh doanh đa quốc gia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.78 KB, 10 trang )

Kinh doanh đa quốc gia (Phần
1: Miếng bánh ngon thì khó
nhằn)
By Quang Huy Lê Nguyễn March 5, 2015
0
287

Ngày nay, việc kinh doanh hay hợp tác kinh doanh của các tập đoàn đa
quốc gia tại các nước là chuyện hết sức bình thường trên mọi lĩnh vực kinh
tế. Tuy nhiên, ta có thể dễ dàng nhận ra rằng, việc kinh doanh của các tập
đoàn đa quốc gia tại nước ngoài sẽ chẳng hề ngon ăn khi mà sự khác biệt
về văn hóa, tư tưởng, luật pháp là không hề nhỏ, hay thậm chí đơn giản là
bởi… chính quyền nhà nước bản địa không thích công ty đa quốc gia đó.


Làm sao để “Ông hoàng” thịt bò có thể xâm nhập vào Ấn Độ – vùng đất
thiêng của loài bò?
Có thể lấy một ví dụ về văn hóa, một câu chuyện kinh doanh nổi tiếng của
Mc Donald tại Ấn Độ, khi mà chuyên môn của “Ông lớn” Mc Donald chính là
thịt bò thì người Ấn lại vô cùng tôn sùng, sùng kính hình ảnh loài bò cái.
Kinh Ấn Độ giáo dạy rằng loài bò cái là tặng vật của Thượng đế dành cho
loài người. Sử dụng thịt heo để thay thế? Nghe có vẻ là phương án tuyệt
vời. Tuy nhiên, Ấn Độ có khoảng 140 triệu người theo đạo Hồi, và người
đạo Hồi không ăn thịt heo. Vậy đại gia Mc Donald có thể làm gì để giải
quyết nan đề này hay chấp nhận ngậm ngùi vứt bỏ thị trường Ấn Độ khổng
lồ?
Một câu chuyện khác là việc làm phim, mà nhắc tới phim thì ta không thể
không nghĩ tới Hollywood. Nhưng vấn đề không phải ở Hollywood, mà vấn
đề là ở thị trường Trung Quốc. Mà các bạn biết đấy, theo thống kê của The
World Factbook, tính đến ngày 01 tháng 07 năm 2014, trung Quốc có dân
số lên đến 1.355.692.576 người, chiếm gần 1/5 dân số thế giới. Không cần


nói hẳn ta cũng nhận ra đây là thị trường tiêu thụ lớn như thế nào và nếu
mất thị trường này, những bộ phim của Hollywood sẽ mất đi một lượng
doanh thu khủng ra sao. Điển hình là những bộ phim bom tấn như World


War Z, Skyfall, Despicable Me 2… đều đứng trước nguy cơ cấm chiếu hay
thậm chí là không được phát hành tại đất nước tỉ dân này với nhiều lý do từ
chính trị cho đến những cảnh quay “không phù hợp với văn hóa nước nhà”.

Hollywood gian
nan mỗi khi “vượt qua” Vạn lý trường thành.
Không biết có phải để “phản pháo” cho câu chuyện trên hay không, nhưng
một sự kiện thú vị đã xảy ra theo chiều hướng ngược lại. Năm 2010, Tập
đoàn Công nghệ Huawei của Trung Quốc đã trúng thầu cung cấp thiết bị
cho Công ty Viễn thông Sprint Nextel – một trong những mạng thông tin di
động lớn nhất Hoa Kỳ. Tuy nhiên, gói thầu này đã gặp phải một cản trở cực
kỳ to lớn khi ngày 18/8, 8 nghị sĩ thuộc Đảng Cộng hòa đã cùng ký một lá
thư gửi lên các quan chức hàng đầu của Chính phủ Mỹ như Bộ trưởng Bộ
Tài chính Timothy Geithner và Giám đốc cơ quan tình báo quốc gia, Trung
tướng James R. Clapper Jr., yêu cầu xem xét kỹ hợp đồng nói trên. Họ lo
ngại rằng, việc giao gói thầu này cho Huawei, Tập đoàn với các hoạt động
kinh doanh có liên quan đến Chính phủ Iraq thời ông Saddam Hussein, hay
những hoạt động gắn chặt với lực lượng Vệ binh Cách mạng của Iran và tất
nhiên là mối quan hệ mật thiết với quân đội Trung Quốc, hay những “sự
cố” về các vụ kiện liên quan đến ăn cắp thông tin, công nghệ hay bản
quyền sẽ không đảm bảo an toàn cho an ninh quốc gia. Đồng thời, theo
luật Mỹ, trong trường hợp cần thiết, một cơ quan liên ngành gọi là Hội
đồng về Đầu tư nước ngoài có quyền ngăn cản các doanh nghiệp nước
ngoài đầu tư, mua cổ phần hoặc hợp tác kinh doanh với các công ty Mỹ.



Trong viễn thông thì yếu tố nước ngoài càng trở nên nhạy cảm.
Một ví dụ nữa dành cho những bạn hay chơi game, hẳn không ít thì nhiều
các bạn cũng từng nghe qua những tựa game nổi tiếng như F.E.A.R, Silent
Hill: Homecoming, Shellshock 2: Blood Trails, Dark Sector… và đó đều là
những tựa game bị cấm phát hạnh tại Úc, vốn là thị trường game có những
quy định cực kỳ “chát”. Nhiều lý do được đưa ra như những cảnh trong
game quá bạo lực hay mang nội dung 18+ (mà đau một nỗi là bạo lực và
18+ thì thường lại dễ hút khách).


Và game cũng không phải là ngoại lệ.
Vậy vấn đề là làm sao để thoát khỏi những rào cản kia? Bởi lẽ thị trường
càng lớn, càng ngon ăn thì lại càng khó xâm nhập, tuy nhiên khi qua được
rồi thì phần thưởng sẽ hết sức ngọt ngào. Và đã đầu tư, bỏ công bỏ của
không ít cho sản phẩm của mình thì ai lại không muốn giành được những
phần thưởng kia? Nếu bạn là những nhà đầu tư, bạn sẽ làm gì?
Ecoblader hy vọng sẽ nhận được nhiều ý kiến của bạn đọc về vấn đề này
để có thể cùng thảo luận cho phần 2 của bài viết: “Khi các ông lớn hành
động!” (và không khuyến khích các bạn google xem kết quả cuộc chiến
nhé, rất mất tính sáng tạo!)
Chờ đọc KINH DOANH ĐA QUỐC GIA – PHẦN 2: KHI CÁC ÔNG LỚN HÀNH
ĐỘNG! Tổng hợp những ý kiến, phương án khả dĩ nhằm giải quyết các vấn
đề đã được nêu ra trong phần 1 và cách hành động thực tế của những “ông
lớn” khi giải quyết những vấn đề trên.


Kinh doanh đa quốc gia (Phần
2: Khi các ông lớn hành động!)
By Quang Huy Lê Nguyễn March 16, 2015

0
260

Như đã nói ở phần 1, các ông lớn khi chinh chiến ở thị trường quốc tế gặp
không ít khó khăn. Và dưới đây ta sẽ xem cách họ giải quyết.


Con đường gian nan để đi đến lựa chọn tốt nhất.
Đối mặt với khó khăn, thông thường ta có nhiều cách để giải quyết vấn đề,
bao gồm cả việc quay lưng bỏ chạy. Có những cách dẫn ta đến thất bại
hoàn toàn và thậm chí là tốn thêm không ít tiền của mà không thu đươc gì.
Nhưng cũng sẽ có những phương án thực sự hiệu quả và khi ấy, ta không ít
thì nhiều gặt hái được thành công.
Và trong trường hợp của các “Ông lớn” Đa quốc gia, họ cũng luôn có những
cách giải quyết của riêng mình. Trước tiên, ta quay lại với nan đề của Mc
Donald tại Ấn Độ. Như ta đã biết, 2 loại nguyên liệu thông dụng nhất cho
những sản phẩm của Mc Donald chính là thịt bò và thịt heo, nhưng tiếc
thay cả 2 đều đã bị loại bỏ bởi chính văn hóa người Ấn. Để giải quyết vấn
đề này, Mc Donald đã cho ra đời những dòng sản phẩm mới phục vụ riêng
cho thị trường Ấn Độ như “Maharaja Mac”, chiếc bánh Big Mac phiên bản
Ấn Độ được làm từ thịt cừu, hay “McAloo Tikki Burger” được làm từ thịt gà.
Tất cả món ăn của Mc Donald lúc này đều được phân loại kĩ càng cho người
ăn chay và ăn mặn để phù hợp với quốc gia nơi mà đa số người Ấn Độ giáo


là những người ăn chay. Thậm chí, hơn 75% danh mục trong thực đơn của
McDonald’s tại Ấn Độ đã được Ấn Độ hóa.
Thay đổi cũng chính là phương án mà nhiều “Ông lớn” lựa chọn để có thể
giành lấy cơ hội tại các thị trường lớn. Như trường hợp của bộ phim bom
tấn World War Z, để có thể giành được cơ hội trình chiếu tại quốc gia đông

dân số 1 thế giới, hãng Paramount đã phải thay đổi nguyên tác của bộ
phim là virus zombie bắt nguồn từ một cậu bé nghèo ở một vùng nông
thôn Trung Quốc. Sau đó, thông qua thị trường nội tạng chợ đen, dịch
bệnh đã lan tràn ra toàn thế giới. Và thật dễ hiểu, nếu giữ nguyên nội dung
như vậy thì hẳn các nhà kiểm duyệt phim Trung Quốc sẽ không cảm thấy
vui và hứng thú với bộ phim. Mặt khác, chủ đề buôn bán nội tạng cũng là
điều cấm kị. Tuy nhiên kết quả của World War Z cũng không hề khả quan.
Những bộ phim khác như Cloud Atlas đã phải cắt bớt tới một phần tư trước
khi ra rạp (trong đó có nhiều cảnh nóng, đây hẳn là điều đáng tiếc cho
nhiều khán giả), một số phân đoạn của Skyfall cũng bị cắt bỏ.

Thay đổi để được chấp
nhận là phương án thường được lựa chọn nhất
Hoàn cảnh tương tự với khá nhiều ngành công nghiệp game và chúng ta sẽ
không nói thêm về việc cắt bỏ cho phù hợp với những nhà kiểm duyệt nữa
mà sẽ bàn tới một hành động hết sức thú vị của một nhà làm game. Bạn
có thấy tức giận không khi mà đứa con đẻ của mình bị cấm vì một lý do
nào đó? Dù là lý do gì thì về bản chất, nếu phải cắt bỏ đi một cái gì đó thì
cái “chất” của sản phẩm liệu có còn được giữ nguyên? Những xúc cảm,


những đoạn cao trào liệu có còn đủ mạnh và ý nghĩa? Cụ thể, khi mà bị các
nhà kiểm duyệt chính thức tuyên bố cấm, nhà sản xuất Dennaton Games
của Hotline Miami 2: Wrong Number đã thực hiện một bước đi mà ta có thể
hiểu là “tức nước vỡ bờ”, đó chính là kêu gọi các game thủ chơi game
crack. Khi mà game của họ bị cấm tại Úc, một game thủ trong cơn “bĩ cực”
đã gửi một email đến nhà sản xuất Dennaton Games đề nghị được nhận
bản game Hotline Miami 2: Wrong Number trực tiếp từ nhà sản xuất và
game thủ này sẽ thanh toán thông qua Paypal. Và hết sức thú vị, ông
Jonatan Söderström – một thành viên trong đội ngũ sản xuất Hotline Miami

2: Wrong Number đã hồi đáp lại game thủ ấy hết sức chân tình: “Nếu
game không được phát hành tại Úc, bạn cứ việc chơi bản game crack.
Không cần gửi tiền cho chúng tôi đâu! Hãy cứ tận hưởng game đi!”. Các
bạn có thấy ấn tượng với hành động này không? Với tôi, đó thật sự là một
hành động táo bạo, vì trước giờ, các nhà làm game luôn chăm chăm vào
việc chống game lậu, game crack nhằm đảm bảo lượng tiền trong túi của
mình. Và mặt khác, dù sao, nếu không thu được tiền thì ta vẫn giữ được
một điều đó là khách hàng trụng thành của mình.

Trong trường hợp bất đắc dĩ, không bán được thì tặng cũng là phương án
không tồi.


Còn về câu chuyện của Tập đoàn Công nghệ Huawei, kết quả thật dễ hiểu
khì mà sau một thời gian cố gắng vật lộn, họ vẫn không thể có được một
sự hợp tác hoàn thiện với Công ty Viễn thông Sprint Nextel của Mỹ. Thậm
chí, năm 2013, để có thể thuận lợi tiến hành mua lại 70% cổ phần của
Sprint Nextel với mức chi phí 20,1 tỉ USD, tập đoàn Softbank (nhà mạng
lớn thứ ba Nhật Bản) đã phải đảm bảo không tích hợp Huawei vào mạng
Sprint, đồng thời tích cực giảm và thay thế trang các thiết bị Huawei trong
mạng Clearwire (một đối tác mạng WiMax của Sprint). Đến đây thì hẳn
chúng ta đã thấy được sức mạnh của An ninh Quốc gia.
Trước những rào cản hết sức khó nhằn khi các Tập đoàn tiến hành kinh
doanh Đa quốc gia, ta có thể thấy được muôn hình vạn trạng những câu
chuyện lý thú cũng như những cách giải quyết hết sức độc đáo và táo bạo.
Điều quan trọng cốt yếu là làm thế nào để chúng ta giữ vững được kết quả
tốt nhất và giành lấy được dù chỉ là phần ít của miếng bánh thì đó cũng là
một phương án thành công rồi.




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×