Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Phân tích môi trường kinh doanh của quốc gia Singapore.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.65 KB, 14 trang )

A. Đặt vấn đề:
Môi trường kinh doanh của một quốc gia là toàn bộ những nhân tố làm tác động
đến toàn bộ hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong quốc gia đó. Môi trường
kinh doanh là một khung cảnh bao trùm lên hoạt động kinh doanh . Nó bao gồm tổng
thể các nhân tố mang tính khách quan và chủ quan , vận động và tương tác lẫn nhau ,
tác động trực tiếp , gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của từng doanh nghiệp . Sự tác
động đó có thể thuận lợi cho kinh doanh hoặc gây khó khăn trở ngại cho kinh doanh.
Chính phủ của các quốc gia luôn xây dựng và cải tạo cho nhà nước mình một môi
trường kinh doanh tốt nhất để phát triển kinh tế theo hướng lâu dài, bền vững.
Singapore là quốc gia Châu Á có vị trí cao nhất trên bảng tổng sắp hơn 127 quốc
gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Singapore hiện có thu nhập bình quân gần 53.000
USD, dân số khoảng 4,6 triệu người. Với môi trường kinh doanh và các chính sách khá
cạnh tranh về thuế, quốc gia hàng đầu Đông Nam Á này đang là đối thủ cạnh tranh lớn
nhất của Hong Kong để trở thành trung tâm tài chính hùng mạnh ở châu Á.Với việc xây
dựng được quan hệ hài hòa và khăng khít giữa bộ ba Chính phủ – Doanh nghiệp –
Người lao động cùng với môi trường vĩ mô tương đối tốt, Singapore thực sự là nơi
thuận lợi để phát triển kinh tế và là điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư.
1
B. Giải quyết vấn đề:
Nhiều người ngạc nhiên với vẻ đẹp và tốc độ phát triển không ngừng của
Singapore. Điều ấn tượng đáng ghi nhận là trước đây Singapore chỉ là một làng chài
nhỏ bé với những người dân bản địa sinh sống. Ngày nay Singapore phát triển rất
nhanh. Đây là một đất nước mang tầm cỡ thế giới, sầm uất với nhiều tòa nhà cao tầng
và công viên cảnh quan. Phong phú với một quần thể văn hóa, ẩm thực, nghệ thuật và
kiến trúc đan xen hài hòa, Singapore là một đất nước năng động phong phú và giàu màu
sắc ở nhiều phương diện đối lập. Singapore là nơi giao thoa của những nét đẹp tinh túy
nhất từ phương Đông và phương Tây. Có được điều này, ngoài sự cố gắng nỗ lực của cả
cộng đồng người dân Singapore, đất nước này còn hội tụ và xây dựng cho mình một hệ
thống môi trường kinh doanh hấp dẫn nhất là môi trường vĩ mô.
Môi trường vĩ mô là môi trường bên ngoài, nó ảnh hưởng đến tất cả các ngành
kinh doanh, là nơi mà doanh nghiệp phải bắt đầu tìm kiếm những cơ hội và những mối


đe dọa có thể xuất hiện, nó bao gồm tất cả các nhân tố và lực lượng có ảnh hưởng đến
hoạt động và kết quả thực hiện của Doanh nghiệp.
1. Các yếu tố kinh tế:
Nền kinh tế Singapore chủ yếu dựa vào buôn bán và dịch vụ (chiếm 40% thu nhập
quốc dân). Kinh tế Singapore từ cuối những năm 1980 đạt tốc độ tăng trưởng vào loại
cao nhất thế giới: 1994 đạt 10%, 1995 là 8,9%. Tuy nhiên, từ cuối 1997, do ảnh hưởng
của khủng hoảng tiền tệ, đồng đô la Singapore đã bị mất giá 20% và tăng trưởng kinh tế
năm 1998 giảm mạnh chỉ còn 1,3%. Từ 1999, Singapore bắt đầu phục hồi nhanh: Năm
1999, tăng trưởng 5,5%, và năm 2000 đạt hơn 9%. Do ảnh hưởng của sự kiện 11 tháng
9, suy giảm của kinh tế thế giới và sau đó là dịch SARS, kinh tế Singapore bị ảnh
hưởng nặng nề: Năm 2001, tăng trưởng kinh tế chỉ đạt -2,2%, 2002, đạt 3% và 2003 chỉ
đạt 1,1%. Từ 2004, tăng trưởng mạnh: năm 2004 đạt 8,4%; 2005 đạt 5,7%; năm 2006
2
đạt 7,7% và năm 2007 đạt 7,5%. Năm 2009, GDP chỉ tăng 1,2 % do tác động của khủng
hoảng kinh tế.
Nằm ở khu vực Đông Nam Á với diện tích đất rộng 710 km2, Singapore trở thành
một trong những đất nước nhỏ nhất thế giới và là đất nước nhỏ nhất tại khu vực. Vì vậy,
Singapore còn được gọi là dấu chấm nhỏ màu đỏ trên bản đồ (The Little Red Dot). Mặc
dù có diện tích khiêm tốn, nhưng với nền kinh tế thương mại tự do và lực lượng lao
động chất lượng cao, ngày nay Singapore đã thực sự có được một thế đứng rất vững
chắc trên thế giới. Là một trong những quốc gia "chèo chống" thành công con thuyền
kinh tế vượt qua khủng hoảng, Singapore mang theo mình nhiều bài học xương máu và
kinh nghiệm đáng tham khảo và học hỏi trong việc thiết lập chính sách khôn ngoan
cũng như mạnh dạn tiến hành những biện pháp tài chính đúng đắn trên cơ sở ngắn hạn
và dài hạn. Trong giai đoạn suy thoái nền kinh tế, rất nhiều quốc gia từ đó đã bị ảnh
hưởng nghiêm trọng. Tuy nhiên, Singapore trước cú sốc kinh tế đã xây dựng cho mình
một cách thức đối phó rất tốt bởi bốn nền móng đã dày công xây dựng từ nhiều năm
trước. Đó là (1) nỗ lực duy trì nền móng kinh tế vững chắc, với trọng tâm phát triển
ngành ngân hàng; (2) sự tiếp thu một hệ thống hối đoái có hiệu quả (đồng đô la được
giám sát dựa vào một rổ tiền tệ theo tỷ trọng thương mại chứ không theo một đơn vị

tiền tệ nhất định, vì thế giảm các nguy cơ rủi ro); (3) sự thiết lập hệ thống lương có thể
điều chỉnh được; và (4) sự kiểm soát việc cho vay đô la Singapore của các ngân hàng.
Singapore đã xây dựng cho mình một nền tảng kinh tế vững chắc. Điều đó đã hỗ trợ
cho Singapore vượt qua những thử thách về kinh tế mỗi khi phải đương đầu. Với tỉ lệ
tiết kiệm cao, nguồn vốn dự trữ lớn, lưu lượng đầu tư trực tiếp từ nước ngoài cao, tỉ lệ
nợ gần như không tồn tại, Singapore đã có khả năng "chịu đòn" cũng như đề ra các biện
pháp kịp thời và quyết đoán để chống lại những ảnh hưởng tiêu cực đến từ đợt khủng
hoảng.
Không những vậy, khả năng linh hoạt trong việc điều khiển tỉ lệ hối đoái và tiền
lương đã giúp Singapore hồi phục tốt hơn phần lớn các nước trong khu vực. Nỗ lực sự
3
dụng nhiều chiến lược cùng một lúc (kết hợp với chính sách tài chính và tiền tệ),
Singapore không những tránh được tình huống xấu nhất của khủng hoảng, mà còn "rải"
gánh nặng cải biến lên tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế.
Ngoài ra, các nhà chức trách Singapore từ lâu đã được người ta biết tới về phẩm chất
kiên định và có uy tín cao. Chính vì thế, những thay đổi trong kế hoạch ngắn hạn không
làm thị trường nghi ngờ việc "chung thủy" của Singapore với những mục tiêu dài hạn.
Singapore đã cho thấy thành công trong việc tự do hóa tài chính, và chính điều này đã
giữ vững vị trí trung tâm của Singapore trong ngành tài chính, ngay cả vào những giờ
phút khó khăn. Đây cũng là thế mạnh của nền kinh tế Singapore, đưa đất nước này vượt
qua mọi đợt tấn công tiền tệ.
Tuy nhiên, hiện nay trước sự bất ổn về tài chính của nhiều quốc gia lớn và thị
trường liên tục biến động, những nguy cơ đối với kinh tế Singapore đang tăng lên, bất
chấp tác động của giá dầu mỏ cao và gián đoạn nguồn cung sau trận động đất hồi tháng
3 vừa qua ở Nhật Bản đã dịu lại. Sự phục hồi của lĩnh vực sản xuất y sinh hay sự phát
triển của lĩnh vực dịch vụ tài chính, sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của quốc đảo này.
Tuy nhiên, Singapore cũng rất lo ngại về nguy cơ suy thoái kép ở Mỹ, do các kế hoạch
củng cố tài chính, thị trường việc làm và các thị trường nhà đất yếu đang tác động xấu
đến tâm trạng tiêu dùng và kinh doanh. Việc Mỹ mới đây bị hạ mức đánh giá tín dụng
cũng đã gây xáo trộn trên thị trường tài chính và làm gia tăng những bất ổn đối với nền

kinh tế.
Dự báo tăng trưởng xuất khẩu cả năm 2011 của Singapore từ 8-10% xuống 6-7%
và tổng kim ngạch thương mại từ 9-10% xuống 8-10%, do xuất khẩu yếu kém hơn dự
báo trong 6 tháng đầu năm nay cộng thêm những rủi ro ở phía trước. Trong 6 tháng đầu
năm nay, tổng kim ngạch thương mại của Singapore tăng 9,6%, do thương mại dầu mỏ
và phi dầu mỏ tăng lên. Xuất khẩu hàng điện tử của Singapore giảm sút, do nhu cầu yếu
đi trong nửa đầu năm nay và nguồn cung hàng hóa bị gián đoạn sau trận động đất sóng
thần ở Nhật Bản.
4
Ngoài những thách thức đến từ kinh tế Mỹ và châu Âu thì sự phục hồi chậm hơn
dự báo ở Nhật Bản cũng là những nguy cơ đối với tăng trưởng kinh tế và xuất khẩu của
Singapore.
Để khắc phục tình trạng khó khăn về thương mại, chính phủ Singapore đã sử
dụng chính sách thương mại tự do: Khoảng 99% hàng nhập khẩu vào Singapore không
phải chịu thuế nhập khẩu hoặc các biện pháp phi thuế quan khác. Đồng thời các quy
định để bảo đảm môi trường thuận lợi ấy lại rất chi tiết và nghiêm minh được thực thi
bằng một bộ máy chính quyền gọn nhẹ và hiệu quả. Singapore không áp dụng hỗ trợ
xuất khẩu bằng cách áp dụng các biện pháp về thương mại và đầu tư, về thuế nhằm tạo
ra một môi trường xuất khẩu thuận lợi cho các công ty tại Singapore bất kể công ty
nước ngoài hay công ty trong nước.
2. Chính trị - pháp luật:
Đây là yếu tố có tầm ảnh hưởng tới tất cả các ngành kinh doanh trên một lãnh thổ,
các yếu tố thể chế, luật pháp có thể uy hiếp đến khả năng tồn tại và phát triển của bất cứ
ngành nào. Khi kinh doanh trên một đơn vị hành chính, các doanh nghiệp sẽ phải bắt
buộc tuân theo các yếu tố thể chế luật pháp tại khu vực đó.
Bên cạnh cơ sở hạ tầng thương mại vững vàng và môi trường kinh tế thuận lợi,
Singapore còn có một nền chính trị - pháp luật ổn định. Chính quyền ổn định và giàu
năng lực cũng là nhân tố góp phần giúp Singapore phát triển nhanh chóng. Singapore là
một nước Cộng hòa có hệ thống chính trị tập trung vào chế độ dân chủ. Singapore theo
chế độ đa đảng. Đảng Hành Động Nhân Dân (PAP) là đảng cầm quyền hiện tại trong

Chính phủ, nắm quyền kiểm soát đường lối chính trị từ khi nhà nước tự chủ được thành
lập vào năm 1959.
Một khuyến khích quan trọng là Pháp lệnh về các Ngành công nghiệp ưu tiên năm
1959. Theo Pháp lệnh này, các Công ty được miễn (hoặc được giảm đáng kể) thuế
Công ty (40%) trong một thời kỳ cố định nếu phát triển các sản phẩm mới. Nhờ đó, tỷ
trọng sản phẩm của các Công ty được hưởng ưu tiên đã tăng từ 7% năm 1961 lên 69%
năm 1996.
5

×