Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Marketing những điều cần biết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.15 KB, 7 trang )

Marketing – những điều nên
biết
By Jin Perla July 17, 2013
4
311

Thực chất marketing là gì và nền tảng để có một chiến lược marketing hiệu
quả thì cần phải làm như thế nào? Hãy thử nghiên cứu vấn đề này dưới góc
nhìn của chuyên gia Balaji Viswanathan – nhà sáng lập Zingfin.com –
website hàng đầu cung cấp những công cụ giúp nhà đầu tư quản lí danh
mục của mình.
1. Marketing không chỉ đơn thuần là bán hàng, mà đó là một chuỗi
hoạt động kết nối một sản phẩm với khách hàng. Những hoạt động này
bao gồm:




Xác định ai là khách hàng của bạn và họ thuộc những phân khúc
nào.



Xác định nhu cầu của khách hàng để hỗ trợ cho việc làm ra những
sản phẩm đáp ứng những nhu cầu đó.



Quyết định chiến lược giá như thế nào cho thích hợp.




Thiết lập kênh phân phối có thể hoạt động như một cầu nối với
khách hàng.



Lên kế hoạch truyền thông sao cho có thể chuyển tải toàn bộ giá
trị của sản phẩm đến với khách hàng.

2. Công ty không bán sản phẩm hay dịch vụ. Cái họ bán chính là lợi
ích sản phẩm mang lại. Marketer phải hiểu về sự khác nhau này và
chuyển tải chúng một cách thích hợp. Ví dụ, nếu một nhà hàng nghĩ rằng
công việc kinh doanh của họ và bán thức ăn, thì nó sẽ cố gắng hàng hóa
hóa (tức là làm cho sản phẩm chỉ còn là vật thể đơn thuần, một thứ hàng
hóa bình thường như cân đường hộp sữa, không hơn không kém) chính
mình. Thực tế thì nhà hàng bán những trải nghiệm. Ngân hàng bán sự an
toàn. Công ty xe hơi bán sự vận chuyển tiện lợi cho khách hàng của họ.


3. Mục tiêu cơ bản của phòng marketing là ngăn chặn việc sản phẩm trở
thành thứ được mua bán một cách đơn thuần. Hàng hóa thông thường
không cần đến marketing và cũng không có bất cứ lợi thế nào so với những
sản phẩm tương tự của công ty khác. Ví dụ, hầu hết khách hàng không thể
nhìn thấy sự khác nhau giữa các thương hiệu sữa, dầu thực vật hay là
đường. Để thoát ra khỏi cạm bẫy về hàng hóa này, một công ty cần thực
hiện những điều sau:


Làm chúng trở nên dễ mua nhất có thể. Ví dụ một cửa hàng xăng
dầu ở gần đường cao tốc thì sẽ dễ có nhiều khách hàng hơn những

cửa hàng ở sâu bên trong.



Tăng thêm những yếu tố đáng tin cậy và xây dựng mối quan hệ
với khách hàng. Ví dụ, một ngân hàng mang lại những cảm giác
đáng tin cậy có thể có nhiều khách hàng hơn là những ngân hàng
có dấu hiệu mờ ám.



Làm cho sản phẩm của bạn luôn sẵn có vào đúng thời điểm. Một
chai nước được bán ở một bãi biển đang rất nóng bức có thể kiếm
được nhiều lợi nhuận hơn một chai tương tự bán ở cửa hàng tiện
lợi.



Không ngừng đổi mới và khác biệt hóa sản phẩm. Cho đến khi
hãng Apple thâm nhập thì thị trường smartphone cũng gần giống


như nơi bán những sản phẩm chức năng tương tự nhau. Rồi thì
iPhone xuất hiện.
Đến đây thì ta có thể thấy 4 quy tắc để tránh khỏi cái bẫy thị trường là: sự
tiện lợi, sự tin tưởng, luôn sẵn có và quá trình khác biệt hóa sản phẩm. Với
những quy tắc này, bất cứ sản phẩm nào cũng có thể đạt được lợi thế
“không công bằng” (hay là lợi thế vượt trội).

4. Marketing truyền thống được nhìn nhận như việc đến gần với những

định hướng sản phẩm. Vì vậy marketer sử dụng 7Ps cổ điển: Product – sản
phẩm, Placement – phân phối, Price – giá, Promotion – chiêu thị, Physical
space – cơ sở vật chất, People – con người, Process – quá trình – những
nhân tố này định nghĩa cách mà một sản phẩm kết nối với khách hàng của
nó. Khi nghĩ về những chiến lược marketing truyền thống bạn sẽ có thể
nhận ra tầm quan trọng của 7 nhân tố ấy.


5. Từ những năm 1990 chiến lược 7Ps đã phát triển thêm thành 4Cs – với
việc trọng tâm được dịch chuyển từ sản phẩm sang khách hàng. Chiến lược
4Cs hiện đại bao gồm: Customer – khách hàng, Cost – chi phí,
Communication – truyền thông và Convenience – sự thuận tiện. Tầm quan
trọng nằm ở việc truyền thông, chuyển tải đúng sản phẩm đến đúng đối
tượng khách hàng bằng cách thuận tiện nhất với chi phí hiệu quả nhất.


6. Thương hiệu: một trong những phần quan trọng của marketing là tạo
nên một yếu tố thương hiệu nhằm đưa sản phẩm đến khách hàng một cách
trực tiếp. Hãy nhớ đến slogan “Just do it” (tạm dịch: Cứ làm đi!”) và bạn sẽ
ngay lập tức liên tưởng đến những đôi giày thể thao chất lượng (“Just do it”
là slogan rất nổi tiếng của hãng giày thể thao Nike). Thương hiệu sẽ giúp
chuyển tải được sự tin tưởng và đảm bảo về chất lượng cho khách hàng
của mình và giúp cho ta đạt được lợi nhuận khổng lồ. Ví dụ, 2 công ty lớn
(Coca và Pepsi) đều đã có thể bán nước đường với soda với lợi thế khá bền
vững được duy trì nhờ quá trình quản thị thương hiệu khá là phức tạp.


Lời bình: Khách hàng chi tiền ra cho những sản phẩm vì những giá trị mà
họ muốn nhận được. Nếu như sản phẩm của bạn có hay ho và tuyệt vời
đến đâu mà bạn vẫn không trả lời được câu hỏi: “Tại sao chúng tôi phải

chọn bạn mà không phải là nhãn hàng khác?” thì coi như bạn đã thua trong
cuộc chiến cạnh tranh trên thương trường.
Và công việc của một nhà quản trị marketing giỏi chính là nắm được cốt lõi
vấn đề để đưa ra một chiến lược thích hợp giúp cho sản phẩm của bạn phát
huy được giá trị của nó. Chỉ đơn giản vậy thôi!



×