Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Trung thực 99

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.65 KB, 3 trang )

Trung thực 99%
By Phan Tiến Thuận January 29, 2014
4
256

Trong bối cảnh nạn “sách giả” “sách lậu” tràn lan, bạn sẽ nghĩ gì khi bước
vào một nhà sách và thấy đập vào mắt mình là câu slogan bự tổ chảng
màu cam lè dạ quang của nhà sách giống như thế này?


Khi đọc dòng chữ trên, người ta có thể nghĩ theo ít nhất là hai hướng:
Đây là cách mà nhà sách nghĩ:
Trung Thực 99%: Hiểu theo một nghĩa nào đó thì 99% – con số gần như
hoàn hảo – thể hiện nhà sách luôn luôn mong muốn mang đến những
quyển sách thật, chất lượng tốt đến tay người tiêu dùng.
Còn đây là cách nghĩ thứ hai, cách mà hầu hết những tay khách hàng hay
chơi chữ sẽ nghĩ đến đầu tiên:
Trung thực 99%: Là sao nhỉ?
Trung thực 99%: Nghĩa là trong nhà sách cứ 100 quyển sách đang bán thì
có 1 quyển sách là “sách không trung thực” à?
Trung thực 99%: Nghĩa là trong 100 giao dịch mua bán với khách hàng thì
có 1 giao dịch là không trung thực nhỉ?
Trung thực 99%: Nghĩa là trong 100 hợp đồng được nhà sách này ký kết sẽ
có 1 hợp đồng có dấu hiệu không trung thực à?



Bởi mới nói, nhiều khi phải căng não mấy ngày trời, sửa đi sửa lại cả chục
lần mới nghĩ ra một slogan hay, vậy mà thường thì người đọc chẳng bao
giờ chịu hiểu theo ý tưởng chính đạo của người viết cả, thế mới khổ! Dân
làm marketing, nhất là mấy tay copywriter chắc cần chú ý vụ này nhỉ.


P.S: Cùng chỗ này, 1 năm trước thì câu “Sách thật 99%” lên ngôi. Năm
nay chắc bị phản ánh dữ quá nên đổi. Thực ra cả 4 câu trong ảnh đều có
vấn đề để bàn, tuy nhiên bài viết chỉ đề cập đến “trung thực 99%” vì nó lạ
quá. Còn nhiều vấn đề khác xin nhường lại cho các cao nhân ở phần
comment.
Lời bàn số 1: Bản chất của từ trung thực thật khó mà đo lường vì nó đại
diện cho đạo đức, tính cách, quan điểm sống, kinh doanh của một người
hay một tổ chức. Những giá trị này lại đòi hỏi phải nhất quán trong mọi
quyết định, mọi tình huống thì mới được gọi là giá trị của một người, tổ
chức. Bởi thế, thiết nghĩ chỉ có trung thực hay không trung thực, chứ làm
gì có trung thực 99% trung thực 50% hay trung thực 1% nhỉ, nghe mà
mất giá của từ “trung thực” quá đi mà?
Lời bàn số 2: Tuy ý tưởng ban đầu rất tốt, rất trong sáng, nhưng vì dùng
không đúng và không trúng từ để diễn tả nên thông điệp của nhà sách hầu
như lại khiến người tiếp nhận liên tưởng về các ý nghĩa khá tiêu cực. Bởi
mới biết, các cụ nói cấm có sai: “Phong ba bão táp, không bằng ngữ pháp
Việt Nam”. Tiếng Việt thật là quá phong phú và rối rắm lắm, lời chẳng
những phải hay mà ý còn phải đẹp nữa thì mới có thể đi vào lòng người
được. Bởi vậy, lúc mới vô làm marketing có anh tiền bối căn dặn: “Em phải
học tiếng u, tiếng Anh cho giỏi mới làm marketing tốt được.”, mà khi đó
vẫn còn lùng bùng chưa rõ. Giờ mình mới hiểu ra, trước mắt mình phải đi
học tiếng u (u là mẹ – tiếng mẹ đẻ – tiếng Việt) cho tốt cái đã thì mới có
thể làm marketing ngon lành cành bưởi được.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×