Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Truyền miệng vs

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.94 KB, 3 trang )

Truyền miệng vs. Quảng cáo –
đâu là phương pháp hiệu quả
hơn?
By Nguyễn Hạo Nhiên May 6, 2013
0
302

Người ta thường tự hỏi rằng liệu truyền miệng có hiệu quả hơn quảng cáo
thông thường hay không. Câu trả lời là có. Nhưng không phải lúc nào cũng
vậy.
Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng truyền miệng có hiệu quả hơn những
loại hình marketing khác. Từ quảng cáo truyền thống, quảng cao qua
phương tiện truyền thông hay sự kiện, khi so sánh với truyền miệng, thì
đều thua về hiệu quả lôi kéo khách hàng và người dùng mới. McKinsey cho
rằng “truyền miệng giúp tạo ra doanh số gấp đôi so với quảng cáo có trả
tiền trong rất nhiều ngành hàng, từ sản phẩm chăm sóc da đến điện thoại
di động”.
Vậy thì tại sao truyền miệng lại hiệu quả hơn? Có 2 lí do chính:


Lòng tin: Ta luôn tin vào bạn bè hơn là quảng cáo, đây là điều hiển nhiên
ai cũng biết. Quảng cáo thường bảo là sản phẩm rất tốt lắm, hãy dùng đi,
dạng như: “9 trên 10 nha sĩ khuyên dùng.”, hay “Các chuyên gia cho rằng
đây là sản phẩm hàng đầu về chăm sóc răng miệng.”,… Nhưng bởi vì các
quảng cáo luôn nói tốt cho sản phẩm, nên người ta thường chả tin là mấy.
Trong khi đó, bạn bè của chúng ta thường nói sự thật. Nếu sản phẩm tốt,
họ nói tốt; xấu, họ nói xấu. Vì lí do đó, chúng ta luôn tin lời khuyên của họ
hơn là mấy quảng cáo bốc phét trên truyền hình.
Mục tiêu phù hợp: Thường thì các thông tin truyền miệng được đưa đến
đúng người hơn. Giả sử như công ty bạn đang bán dụng cụ thể thao nhé.
Để đem thông điệp đến đúng khách hàng tiềm năng, bạn có lẽ sẽ quảng


cáo trên tạp chí bóng đá. Nhưng khi đó, có thể một số độc giả có quan tâm
đến dụng cụ thể thao, nhưng cũng có phần lớn chỉ muốn đọc báo thôi. Thế
là cuối cùng, một phần không nhỏ chi phí quảng cáo chả thu lại được gì cả.
Ngược lại, thông tin truyền miệng tập trung hơn. Sẽ chẳng ai nói cho bạn
biết về trang bán đồ dùng cho trẻ sơ sinh làm gì nếu bạn chưa có con.
Người ta sẽ chỉ nói cho bạn về những thứ mà ít nhất họ nghĩ rằng phù hợp
với sở thích của bạn. Thông tin truyền miệng cũng như công cụ tìm kiếm
hiện nay vậy, nó sẽ tìm người nhận thông tin phù hợp nhất cho từng mẩu
tin khác nhau.
Vậy có nghĩa là thông tin truyền miệng luôn tốt hơn chăng?
À, về vấn đề này thì… chưa hẳn.
Lí do đầu tiên là phương pháp này khá chậm. Thông tin từ phương tiện
truyền thông đại chúng hay truyền thông mạng sẽ được truyền đi cực kì
nhanh chóng. Ngược lại, thông tin truyền miệng phải đi từ người này sang
người khác một cách từ từ, nên để được truyền rộng rãi, nó cần khá nhiều
thời gian. Người đầu tiên nói với người thứ hai, và người thứ hai nói với
người thứ ba,… tất cả những việc này sẽ mất khá nhiều thời gian cho đến
khi thông tin đến được với người cuối cùng.


Ngược lại, quảng cáo thực hiện việc truyền thông tin một cách đồng thời.
Điều này tương tự như một mẩu tin được đem đến với mọi người cùng lúc
vậy. Cách làm này ít thuyết phục hơn, nhưng nếu mục tiêu chỉ là mang đến
sự chú ý trong thời gian ngắn, thì quảng cáo chính thông chính là cách làm
hiệu quả hơn.
Thứ hai, sự hiệu quả của thông tin truyền miệng còn phụ thuộc vào cách
bạn làm cho mọi người nói chuyện với nhau về bạn. Ừ thì truyền miệng có
thể rất hiệu quả, nhưng nó còn phụ thuộc vào cách mọi người bạn tán với
nhau. Không phải cứ được lên báo chí, truyền hình một vài lần là đủ khiến
họ nói về bạn. Để làm được điều này, bạn cần phải hiểu tại sao người ta lại

phải nói về bạn trước đã. Bạn phải biết làm thế nào bạn có thể trở thành
chủ đề bàn tán của mọi người.
Quảng cáo và truyền miệng có thể được dùng song song. Quảng cáo giúp
mọi người nhớ về thương hiệu, giúp khuyến khích họ bàn về nó. Có thể
một người nào đó có nghe về thông tin sản phẩm từ đồng nghiệp, rồi họ
chợt thấy quảng cáo, và thế là, BÙM, họ mua. Hai phương pháp này luôn
có thể hỗ trợ qua lại lẫn nhau và tạo hiệu quả hơn cả mong đợi.
Cho nên… để trả lời câu hỏi phương pháp nào tốt hơn thì…
Tùy.
Lời bình: Không riêng gì quảng cáo hay truyền miệng, việc lựa chọn công
cụ truyền thông, từ trước đến giờ, thường chạy theo xu hướng chung hơn
là mục tiêu riêng biệt của từng dự án. Việc thấu hiểu điểm mạnh, điểm yếu
của từng phương pháp sẽ giúp mỗi người trong chúng ta có thể lựa chọn và
kết hợp tốt hơn, nhằm mang lại hiệu quả truyền thông cao nhất cho doanh
nghiệp của mình.
Đừng bao giờ lựa chọn công cụ theo xu hướng. Trong một ván cờ mà bạn
đi sau, nếu bạn chỉ bắt chước mọi nước đi của đối phương, bạn sẽ không
bao giờ thắng được.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×