TRƯỜNG ĐẠI HỌC sư PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC THẺ CHẤT
DƯƠNG THỊ DUNG
LựA CHỌN BÀI TẬP NÂNG CAO HIỆU
QUẢ ỨNG DỤNG KỸ THUẬT CẮT
KÉO TẦM TRUNG CHO NAM VÕ SINH
CÂU LẠC Bộ VÕ CỔ TRUYỀN
TRƯỜNG THPT QUẾ VÕ 1 - BẮC NINH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Sư phạm GDTC
Hướng dẫn khoa học:
Th.s LÊ XUÂN ĐIỆP
HÀ NỘI - 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tên tôi là: Dương Thị Dung
Sinh viên: K38B Khoa GDTC
Tôi xin cam đoan khoá luận tốt nghiệp với đề tài: "Lựa chọn bài tập
nâng cao hiệu quả ứng dụng kỹ thuật cắt kéo tần trung cho nam võ sinh Câu
lạc bộ Võ cổ truyền trường THPT Quế Võ 1 - Bắc Ninh" là công trình nghiên
cứu của riêng tôi, kết quả không trùng với kết quả của tác giả nào. Đề tài được
nghiên cứu ừên đối tượng là các em nam võ sinh CLB Võ cổ truyền của trường
THPT Quế Võ 1 - Bắc Ninh. Nếu sai tôi tự chịu hoàn toàn trách nhiệm trước
hội đồng khoa học.
Sinh viên
Du’o'ng Thị Dung
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CLB
ĐC
Câu lạc bộ
Đối chứng
GDTC
Giáo dục thể chất
HLV
Huấn luyện viên
HL
Huấn luyện
KNKX
NXB
Kĩ năng kĩ xảo
Nhà xuất bản
n
TDTT
Số người
Thể dục thể thao
TG
TN
Thời gian
Thực nghiệm
TT
Thứ tự
TTN :
THPT
Trước thực nghiệm
: Trung học phổ thông
VĐV
Vận động viên
s
STN
Giây
Sau thực nghiệm
MỤC LỤC
ĐẢT VẤN ĐÊ •
CHƯƠNG I: TỐNG QUAN CÁC VẤN ĐÊ NGHIÊN cứu
1.1
Quan điểm của Đảng và nhà nước đối vói phát triển GDTC
1.2
trong trường học
Quan điểm phát triển GDTC và phong trào thể thao kết họp
Trang
1
4
4
6
thể thao thành tích cao
1.3
Lịch sử phát triển môn võ cồ truyền Việt Nam và tại trường
7
1.3.1
THPT Quế Võ 1 - Bắc Ninh
Lịch sử phát triển võ cổ truyền Việt Nam
7
1.3.2
Xu hướng phát triển môn Võ cổ truyền hiện nay
9
1.3.3
1.4
Quan điểm phát triển của trường THPT Quế Võ 1 - Bắc Ninh
và hướng phát triển môn Võ
Đặc điểm hoạt động chuyên môn môn Võ
1.4.1
Đặc điểm hoạt động vận động cửa môn Võ cổ truyền
1.4.2
Đặc điểm hoạt động vận động của môn thể thao đối kháng trực
10
11
11
13
tiếp
1.5
14
1.6
Kĩ thuật cắt kéo tầm trung và phương hướng phát triển ứng
dụng kĩ thuật cắt kéo tầm trung cho nam võ sinh CLB Võ cổ
truyền trường THPT Quế Võ 1 - Bắc ninh
Cơ sở lí luận của huấn luyện kỹ thuật trong thể thao
1.6.1
Cơ sở lí luận chung
15
1.6.2
1.6.3
Phương pháp giảng dạy và huấn luyện kỹ thuật
16
17
1.7
18
1.8
Đặc điểm của CO’sỏ’ nghiên cúu trường THPT Quế Võ 1 - Bắc
Ninh
Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuồi
1.8.1
Dặc điểm tăm lý
1.8.2
Đặc diểm sinh lý
18
19
Những điểm cơ bản trong huấn luyện kỹ thuật cắt kéo
15
18
CHƯƠNG H: NHIÊM vu, PHƯƠNG PHÁP VÀ TÔ CHỨC NGHIÊN
cúư
21
2.1
Nhiệm vụ nghiên cứu
21
2.2
21
2.2.1
Phương pháp nghiền cứu
Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu
2.2.2
2.2.3
Phương pháp quan sát sư phạm
Phương pháp phỏng vẩn
21
2.2.4
Phương pháp kiểm tra sư phạm
2.2.5
Phương pháp thực nghiệm sư phạm
22
23
2.2.6
2.3
Phương pháp toán học thống kê
23
Tổ chức nghiên cứu
25
2.3.1
Thời gian nghiên cứu
25
2.3.2
Địa điểm nghiên cứu
26
2.3.3
Đối tượng nghiên cứu
Chương III: KÊT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KÊT QUẢ NGHIÊN cứu
26
27
3.1
27
Đánh giá thực trạng giảng dạy, hiệu quả ứng dụng kỹ thuật
21
22
cắt kéo tầm trung cho nam võ sinh CLB Võ cổ truyền
trường THPT Quế Võ 1 - Bắc Ninh và lựa chọn phương tiện
đánh giá đối tưọng nghiên cứu
3.1.1
Đánh giá thực trạng cơ sở vật chất và thực trạng giảng dạy
cửa đội ngũ HLVtrường THPT Quế Võ 1 - Bắc Ninh
3.1.2
Đánh giá việc sử dụng và hiệu quả đòn cắt kéo của nam võ
27
29
sinh CLB Võ cổ truyền trường THPT Quế Võ 1 - Bắc Ninh
trong hoạt động chuyên môn
3.1.3
Lựa chọn phương tiện (Test chuyên môn) đánh giá đối tượng
32
nghiên cứu
3.1.3.1
Tiêu chuẩn và điều kiện lựa chọn phương tiện đánh giá đối
tượng nghiên cứu
3.1.3.2
Phương pháp lựa chọn và nguồn cung cấp phương tiện đánh
giá
32
32
3.1.3.3
Phỏng vẩn lựa chọn
33
3.1.3.4
Đánh giá thực trạng chung của đối tượng nghiên cứu
36
3.2
Lựa chọn, ứng dụng và đánh giá hiệu quả ứng dụng kỹ
36
thuật cắt kéo tầm trung cho nam võ sinh CLB Võ cổ truyền
trường THPT Quế Võ 1 - Bắc Ninh.
3.2.1
Lựa chọn các bài tập nâng cao hiệu quả ứng dụng kỹ thuật
36
cắt kéo tầm trung cho nam võ sinh CLB Võ cổ truyền trường
3.2.1.1
THPT Quế Võ 1- Bắc Ninh
Tiêu chuẩn và điều kiện lựa chọn các bài tập
36
3.2.1.2
Phương pháp lựa chọn và nguồn cung cấp bài tập
37
3.2.1.3
Phỏng vẩn lựa chọn
38
3.2.2
Tổ chức thực nghiệm
42
3.2.2.1
Phân nhóm thực nghiệm và đối chứng
42
3.2.2.2
Thời gian và địa điểm tiến hành thực nghiệm
42
3.2.2.3
Phân phối chương trình thực nghiệm
42
3.2.2A
Tiến trình thực nghiệm
43
3.2.3
Đánh giá đối tượng nghiên cứu trước quá trình thực nghiệm
45
3.2.3.1
Điều kiện và phương tiện kiểm tra đánh giá các bài tập
45
3.2.3.2
Kết quả đánh giá trước thực nghiệm
45
3.2.4
Đánh giá kết quả sau thực nghiệm
46
3.2.5
So sánh hai trì sắ trung binh quan sát các tets kiểm tra TTN
47
và STN của hai nhóm ĐC và TN
KÊT LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
51
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Nội Dung
TT
1
2
Bảng 3.1. Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ cho huấn luyện
CLB Võ cổ truyền trường THPT Quế Võ 1 - Bắc Ninh.
Bảng 3.2. Thực trạng đội ngũ giáo viên thể dục trường THPT
Quế Võ 1 - Bắc Ninh.
Trang
28
28
Bảng 3.3. Thực trạng sử dụng và hiệu quả các đòn trong thỉ đấu
3 của nam võ sinh CLB Võ cổ truyền trường THPT Quế Võ 1 -
29
Bắc Ninh.
Bảng 3.4. Nguyên nhân việc thực hiện không hiệu quả đòn cắt
5 kéo của nam võ sinh CLB võ cổ truyền trường THPT Quế Võ 1
31
- Bắc Ninh.
Bảng 3.5. Kết quả phỏng vấn mức độ ưu tiên của các Test kiểm
6 tra, đánh giá hiệu quả đòn cắt kéo cho nam võ sinh CLB Võ cổ
34
truyền trường THPT Quế Võ 1 - Bắc Ninh.
Bảng 3.6. Xác định độ tin cậy của các Test đánh giá hiệu quả
7 đòn cắt kéo cho nam võ sinh CLB Võ cồ truyền trường THPT
35
Quế Võ 1 - Bắc Ninh.
Bảng 3.7. Kết quả phỏng vấn mức độ ưu tiền sử dụng các bài
8 tập nâng cao hiệu quả đòn cắt kéo cho nam võ sinh CLB Võ cổ
39
truyền trường THPT Quế Võ 1 - Bắc Ninh
9 Bảng 3.8. Tiến trình giảng dạy
44
10
11
Bảng 3.9. Kết quả kiểm tra 2 nhóm nghiên cứu trước thục
nghiệm.
Bảng 3.10. Kết quả kiểm tra 2 nhóm nghiên cứu sau thực
nghiệm
12 Bảng 3.11. Kết quả Test kiểm tra TTN và STN của nhóm ĐC.
13 Bảng 3.12. Kết quả Test kiễm tra TTN và STN của nhóm TN.
14
Bảng 3.13. So sánh mức độ tăng trưởng của NĐC và NTN sau
thực nghiệm
45
46
47
48
59
15
Biểu đồ 3.1. So sánh giá trị trung bình của hai nhóm thực
46
nghiệm và đổi chứng trước thực nghiệm.
16 Biểu đồ 3.2. So sánh giá trị trung bình của hai nhóm thực
nghiệm và đổi chứng sau thực nghiệm
47
Biểu đồ 3.3. So sánh kết quả các Test TTN và STN của nhóm
48
17
18
ĐC
Biểu đồ 3.4. So sánh kết quả các Test TTN và STN của nhóm
49
TN
Biểu đồ 3.5. So sánh mức độ tăng trưởng hiệu quả đòn cắt kéo
19 của nhóm thực nghiệm và nhóm đổi chứng sau 7 tuần thực
nghiệm
50
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
•
Hoạt động TDTT nhằm góp phần nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc
sống của nhân dân, chất lượng nguồn nhân lực... Phát triển TDTT được xem là
chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ttong quá trình thực hiện mục tiêu dân
giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Chính vì vậy, ngay từ những
ngày đầu tiên xây dựng nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã kêu gọi toàn dân tập thể dục vì “dân cường thì nước thịnh Đó cũng là
quan điểm xuyên suốt của Đảng ta ừong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng và
phát triển đất nước với định hướng: “vì sức khỏe và hạnh phúc của nhân dân, vì
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Võ thuật Việt Nam qua hàng ngàn năm lịch sử đấu tranh sinh tồn, về sau
là giao lưu văn hóa, đã phát triển rất đa dạng, phong phú, hình thành nhiều môn
phái khác nhau như võ Bình Định, Thiếu lâm, Dân tộc và những môn võ hiện
đại như Vovinam, Karatedo, Taekwondo....
Hệ thống môn Võ được chia thành nhiều nhóm như: nhóm kĩ thuật (gồm
: ìa thuật di chuyển, tẩn pháp, đơn đòn, phổi hợp, lã thuật dùng để tẩn công và
kĩ thuật dùng để phòng thủ) nhóm chiến thuật và quyền pháp. Mỗi nhóm đều
đòi hỏi người tập phải có thể lực tốt như sức nhanh, sức mạnh, sức bền, sự khéo
léo, đặc biệt đối với kĩ thuật khống chế (đảnh ngã và hạn chế hoạt động của đối
phương} cần có kỹ năng thực hành thuần thục, kinh nghiệm cao và khả năng
ứng dụng phù hợp.
Đối vói võ thuật cổ truyền, kỹ thuật đánh ngã khống chế được ưu tiên chú
ý và coi như một hình thức phân ưu thế hoặc phân thắng thua. Mỗi môn phái
khác nhau đòi hỏi các kỹ thuật đánh ngã khác nhau,
về cơ bản, mỗi kỹ thuật
đánh ngã đều là phương pháp làm mất hoàn toàn khả năng trụ vững cơ thể trên
2
hai phàn chân của đối phương.
CLB võ thuật cổ truyền trường THPT Quế Võ 1 - Bắc Ninh giảng dạy
môn võ Bình Định từ năm 1999 đến nay, CLB liên tục đào tạo các khóa học
viên vói yêu càu cao về thể lực và trình độ kỹ chiến thuật thi đấu. CLB đã từng
đạt được nhiều thành tích cao và cao nhất trong các giải thi đấu đối kháng khu
vực tỉnh Bắc Ninh năm 1999, 2000, 2004, 2012, 2013, 2014, đáng chú ý là đã
giành được giải 3 toàn quốc thi đấu nam hạng cân 55 - 60 kg nam lứa tuổi học
sinh. Trong quá trình giảng dạy, đối với kỹ thuật đánh ngã, CLB luôn coi là một
trong các trọng điểm kỹ thuật, tuy nhiên trình độ các học viên thể hiện, ứng
dụng khi thực hiện ứng dụng kỹ thuật này còn thấp, tỷ lệ thành công và nhận lợi
thế điểm trong thi đấu bình thường chiếm tỷ lệ thấp hon hẳn các kỹ thuật cơ bản
đơn (chiếm tỷ lệ 8%, theo kết quả nghiên cứu của đề tài, “đánh giá hiệu quả và
biện pháp nâng cao tỷ lệ thành công nhóm kỹ thuật đánh ngã đơn đòn tẩn công
trực tiếp trong môn võ Bỉnh Định Gia trong thi đẩu các giải cao trung toàn
quốc” Cao Thành Trung, 2009).
Hiện nay, đã có rất nhiều nhà khoa học lựa chọn môn Võ là hướng
nghiên cứu. Song chưa có tác giả nào đi sâu vào nghiên cứu những giải pháp
nâng cao hiệu quả kĩ thuật đánh ngã tầm trung trong môn Võ cổ truyền nói
chung cho đối tượng nam võ sinh CLB Võ cổ truyền trường THPT Quế Võ 1 Bắc Ninh nói riêng.
Vì vậy việc nghiên cứu tìm ra biện pháp nâng cao ứng dụng thực tế cho
nhóm kỹ thuật này được đặt ra như một yêu cầu bức thiết. Xuất phát từ thực tế
nói trên, chúng tôi đi vào nghiên cứu đề tài: "Lựa chọn bài tập nâng cao hiệu
quả ứng dụng kỹ thuật cắt kéo tầm trung cho nam võ sinh CLB Võ cổ truyền
trường THPT Quế Võ 1 - Bắc Ninh".
* Muc đích của đề tài
■
3
Tìm ra phương pháp kiểm tra phù hợp với đối tượng nghiên cứu qua đó
đánh giá thực trạng tình hình tập luyện thi đấu của đối tượng.
Lựa chọn và ứng dụng qua đó đánh giá bài tập nâng cao hiệu quả ứng
dụng của kỹ thuật cắt kéo tầm trung cho nam võ sinh CLB Võ cổ truyền trường
THPT Quế Võ 1 - Bắc Ninh. Qua đó nâng cao hiệu quả thực hiện kỹ thuật cắt
kéo tầm trung cho nam võ sinh CLB Võ cổ truyền trường THPT Quế Võ 1 Bắc Ninh trong thi đấu thực tế.
* Giả thuyết khoa học
Nếu lựa chọn và ứng dụng thành công các bài tập được đề tài lựa chọn sẽ
nâng cao hiệu quả ứng dụng thực tế kỹ thuật cắt kéo tầm trung cho nam võ sinh
CLB Võ cổ truyền trường THPT Quế Võ 1 - Bắc Ninh.
4
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN cứu
1.1. Quan điểm của Đảng và nhà nước đối với phát triển GDTC trong
trường học
Đất nước ta đang trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa một cách
mạnh mẽ. Xu thế toàn cầu hóa đã và đang đòi hỏi đất nước ta phải mở rộng
quan hệ hợp tác quốc tế trên tất cả các lĩnh vực ừong đó có lĩnh vực TDTT. Mở
rộng quan hệ quốc tế trên lĩnh vực TDTT đang góp phần tích cực thực hiện mục
tiêu chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước. Những thành tích cao của
VĐV trong các cuộc thi đấu quốc tế có sức ảnh hưởng rộng rãi, góp phần nâng
cao lòng tự hào dân tộc và uy tín của nước ta trên thế giới. Vì vậy, đào tạo đội
ngũ VĐV tiêu biểu cho dân tộc và cho phong trào TDTT, nâng cao thành tích
các môn tương xứng với tàm vóc của đất nước, là một điều kiện quan trọng để
mở rộng các quan hệ TDTT quốc tế.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của TDTT, trong những năm gần đây, Đảng
và Nhà nước ta luôn quan tâm đến phát triển và đầu tư cho ngành thể dục thể
thao, thành lập các trung tâm huấn luyện mới với mục đích đào tạo các đội
tuyển kế cận nòng cốt, phát triển thể thao thành tích cao. Xuất phát từ mục đích
đó, ngành TDTT xác định nhiệm vụ trọng tâm của công tác TDTT là phát triển
phong trào TDTT quần chúng, coi đó là “vườn ươm ”, là nền tảng cơ sở để phát
triển thể thao thành tích cao. Để phát triển rộng rãi phong trào TDTT quần
chúng, không thể thiếu sự quan tâm tới phát triển TDTT trường học, bởi đây là
vấn đề cốt lõi trong chiến lược phát triển TDTT nước nhà. Nhà trường phổ
thông vừa là đối tượng chiến lược, vừa là nơi có điều kiện thuận lợi nhất để áp
dụng những hình thức, nội dung, phương pháp hoạt động thể thao phong phú, đa
dạng và đem lại hiệu quả cao.
Thực tế nước ta cũng như nhiều nước khác cho thấy: Giải trí, tập luyện,
biểu diễn thi đấu... về TDTT là một nhu cầu ngày càng nhiều, mạnh, không thể
5
thiếu hoặc thay thế được. Nếu làm tốt, nó có thể góp phần đáng kể vào việc xây
dựng đời sống lành mạnh, vui tươi và văn minh trong xã hội. Chỉ thị 36 CT/TW
của Ban Bí thư trung ương Đảng về công tác TDTT trong giai đoạn mới đã có
nhận định: Công tác TDTT đã có tiến bộ, phong ttào TDTT từng bước được mở
rộng với nhiều hình thức, làm cho việc tập luyện TDTT trở thành nếp sống hàng
ngày của thế hệ trẻ, của học sinh, sinh viên và thu hút đông đảo tầng lớp nhân
dân tham gia tập luyện, nhiều môn thể thao dân tộc được khôi phục và phát
triển; một số môn thể thao đạt thành tích đáng khích lệ; cơ sở vật chất, kỹ thuật
TDTT ở một số địa phương và ngành đã được chú ý đầu tư nâng cấp, xây dựng
mới. Đạt được những tiến bộ đó là do sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, của
các ban ngành đoàn thể, do sự cố gắng của đội ngũ cán bộ, HLV, VĐV và sự
tham gia của nhân dân trong quá trình thực hiện đường lối đổi mói của Đảng.
Chỉ thị 36 CT/TW còn khẳng định: “Mục tiêu cơ bản, lâu dài của công tác
TDTT là hình thành nền TDTTphát triển và tiến bộ, góp phần nâng cao sức
khoẻ, thể lực, đáp ứng nhu cầu văn hoá tinh thần của nhân dân. Thực hiện
GDTC trong tất cả các trường học, nhằm mục tiêu làm cho việc tập luyện TDTT
trở thành nếp sống hàng ngày của hầu hết sinh viên” [2].
Để tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển sự nghiệp TDTT nước nhà,
Thủ tướng chính phủ đã ban hành Chỉ thị 133/TTG về việc xây dựng qui hoạch
ngành TDTT, trong đó ghi rõ: “Ngành TDTT phải xây dựng định hướng phát
triển có tinh chất chiến lược, trong đó quy định các môn thể thao và các hình
thức hoạt động mang tỉnh phổ cập đối với mọi đổi tượng, lứa tuổi, tạo thành
phong trào tập luyện rộng rãi của thể thao quần chúng, khoẻ để xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc. Bộ giáo dục và đào tạo cần đặc biết coi trọng việc GDTC trong
nhà trường, cải tiến nội dung giảng dạy TDTT nội khóa, ngoại khóa, quy định
tiêu chuẩn rèn luyện thân thể cho học sinh ở các cẩp, phải có sân bãi, nhà tập
TDTT, có hệ thống hợp lý và cỏ kể hoạch tích cực đào tạo đội ngũ giáo viên
6
TDTT, đáp ứng nhu cầu ở tất cả các cấp học” [3].
1.2. Quan điểm phát triển GDTC và phong trào thể thao kết họp thể thao
thành tích cao
Giáo dục thể chất cho thế hệ trẻ là một bộ phận cơ bản trong hệ thống
giáo dục thể chất quốc gia. Đây là một trong những vấn đề được Đảng và Nhà
nước ta đặc biệt quan tâm góp phàn không nhỏ cho sự phát triển của đất nước.
Thế hệ trẻ được giáo dục đào tạo là khỏe về thể chất và sảng khoái về tinh thần,
có khả năng lao động trí óc, mưu trí dũng cảm trong chiến đấu và bảo vệ Tổ
quốc, bảo vệ sự nghiệp của Đảng. Việc tập luyện thể dục, bồi dưỡng sức khỏe
được Bác Hồ xác định đó là quyền lọi, là trách nhiệm, là bổn phận của mỗi
người dân yêu nước: “Việc đó không tốn kém, khó khăn gi, gái trai, già trẻ, ai
cũng nên làm và ai cũng làm được... Dân cường thì nước thịnh. Tôi mong đồng
bào ai cũng gắng tập thể dục. Tự tôi ngày nào cũng tập ” [9].
Cùng với việc đổi mới và phát triển của đất nước ta hiện nay, nền TDTT
Việt Nam đã có những bước tiến bộ và khởi sắc trong những năm gần đây.
Phong ưào tập luyện TDTT quần chúng được phát triển mạnh mẽ cả về lượng
và chất. Trong đó, thể thao thành tích cao Việt Nam đã đạt được những thành
tựu đáng ghi nhận. Nhiều tấm huy chương đạt được trong các cuộc thi đấu quốc
tế ở khu vực, nhất là từ Seagams 15 trở lại đây, thành tích thể thao của chúng ta
hên tục được nâng cao về số lượng huy chương và vị trí trong bảng xếp hạng.
Nỗ lực phấn đấu để giành được những thành tích cao và cao nhất trong các Đại
hội thể thao ở trong khu vực và thế giới là một mục tiêu quan trọng, là động lực
thúc đẩy phát triển không ngừng trên mọi lĩnh vực của TDTT.
Ngày nay, sự nghiệp TDTT được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm.
Chỉ thị 36 CT/TW ngày 24/3/1994 của Ban Bí Thư Trung ương Đảng đã nêu rõ:
“Mục tiêu trước mẳt là phải đào tạo được lực lượng VĐV trẻ đạt thành tích cao
hom hòa nhập vào quỹ đạo chung của khu vực và Thể giới” [2] , và đã khẳng
7
định “phát triển TDTT là một bộ phận quan trọng trong chính sách phát triển
kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước nhằm bồi dưỡng và phát huy nhân tổ con
người” [2]. Tuy vậy, những thành tích đạt được còn khiêm tốn do lực lượng
VĐV cấp cao còn mỏng và phát triển chưa đều ở các môn.
1.3. Lịch sử phát triển môn Võ cổ truyền Việt Nam và tại trường THPT
Quế Võ 1 - Bắc Ninh
1.3.1. Lich sử phát triển võ cổ truyền Việt Nam [8]
Con người nguyên thủy từ thời cổ đại, sinh sống dựa trên thu lượm, nhặt
hái các thức ăn có ừong thiên nhiên và săn bắt thú rừng là chủ yếu. Những động
tác, cách thức rình rập, rượt đuổi dần ưở thành quen thuộc hàng ngày.
Tiếp đến là những trường họp phải xử trí trong mối quan hệ giữa người
với vật ừong săn bắn, giữa người và người để tự vệ, để chiến đấu gìn giữ các vật
phẩm hoặc quyền sở hữu miếng đất, khoảng rừng đang sinh sống. Tất cả các
động tác, thế, từ đơn giản tới phức tạp, đã là cội nguồn của các đòn thế, bài bản
của các trường phái võ thuật trên thế giới.
Qua quá trình gian khổ dựng nước và giữ nước, từ thời khai nguyên dân
tộc và kháng chiến chống quân xâm lược, giữ yên bờ cõi, bảo vệ sự toàn vẹn
lãnh thổ. Người dân Việt trưởng thành từ vùng đất châu thổ sông hồng đã tự
hình thành, phát triển và đúc kết được những kinh nghiệm quý báu về kỹ thuật
chiến đấu cá nhân và những cách thức sách lược trong vận dụng và huy động
lực lượng quân sự vào cuộc chiến đấu tập thể “chiến tranh
Kĩ thuật chiến đấu cá nhân, cơ sở cho một đội quân tự vệ quốc gia, đó
chính là nguồn gốc sâu xa, đích thực của một nền võ học cổ truyền phong phú
và đa dạng của đất nước Việt Nam anh hùng, bất khuất. Đặc thù của võ học cổ
truyền Việt Nam.
Thời Pháp mới chiếm Việt Nam, các hệ phái võ thuật cổ truyền bị thực
dân Pháp cấm lưu hành vì những người đứng đầu các phong trào khởi nghĩa
chống Pháp đều là người giới võ Việt Nam. Khoảng năm 1925, võ cổ truyền
8
Việt Nam được khôi phục song song với các môn võ ngoại quốc khác được đưa
vào Việt Nam như: Quyền Anh (boxing), Thiếu Lâm (cung phu)...
Trong giai đoạn này nhiều võ sư huyền thoại đã để lại danh tiếng như ba
võ sư được mệnh danh là “Tam Nhụt” gồm: Hàn Bái, Bá Cát, Bẩy Mùa vì có
công lớn trong việc khôi phục truyền thống võ Việt Nam trong thời gian này.
Mãi đến khi Pháp rời khỏi Việt Nam, chính quyền Ngô Đình Diệm ở Miền Nam
Việt Nam đã tiếp tục duy trì sự phục hồi võ Việt Nam dưới sự lãnh đạo của
Tổng Cục Quyền thuật Việt Nam. Ba võ sư có công lớn ttong giai đoạn này là
Trương Thanh Đăng (sư tổ của võ phái Bình Định Xa Long Cương}, Quách Văn
Ke và Vũ Bá Oai (được mệnh danh là Tam Nguyệt) tiếp nối việc khôi phục phát
triển võ Việt Nam.
Tuy nhiên tại Miền Nam Việt Nam từ năm 1960 đến 1963, Ngô Đình
Diệm lại tiếp tục cấm các đoàn võ thuật phát triển (trong đó có võ Việt Nam), vì
năm 1960, trong lực lượng tham gia đảo chính Ngô Đình Diệm thất bại đoàn võ
sĩ Judo do võ sư Phạm Lợi chỉ huy. Năm 1964, võ thuật được tiếp tục hoạt
động, trong đó có võ Việt Nam. Trong giai đoạn này, võ thuật Việt Nam đã lớn
mạnh, sánh ngang hàng với các nước trong khu vực như: Thái Lan, Hồng Kông,
Đài Loan... nhiều võ sĩ Việt Nam đã chiến thắng vẻ vang trước nhà vô địch của
các nước bạn trong khu vực.
Sau ngày 30 - 4 - 1975, do tình hình trật tự an ninh còn hỗn loạn, võ thuật
Việt Nam tạm ngừng phát triển một thời gian. Năm 1979, nhân sự kiện quân đội
Bắc Kinh và quân đội Khmer Đỏ tấn công sang Việt Nam, nhà nước Việt Nam
cho khôi phục hoạt động võ thuật. Trong đó có võ thuật cổ truyền Việt Nam để
rèn luyện tinh thần bất khuất sẵn sàng chiến đấu bảo vệ tổ quốc. Sau đó các liên
đoàn võ thuật hình thành để quản lí các phong trào võ thuật, trong đó có liên
đoàn võ thuật cổ truyền Việt Nam hình thành ngày 19 - 08 - 1991. Tuy nhiên,
do nhiều lí do từ đó cho đến năm 2007 võ thuật Việt Nam vẫn chưa được nhà
9
nước quan tâm phát triển như những võ thuật khác như: Taekwondo, Karatedo,
Judo, Vovinam...
Trong khi đó, ở nước ngoài nhiều người Việt Nam đã âm thầm phát triển
võ thuật Việt Nam dưới nhiều tên gọi khác nhau Vivodo (Australia), Võ Việt,
Võ Thuật, Võ Việt Nam, Lâm Sơn Võ Đạo... Một nhược điểm lớn nhất của võ
thuật cổ truyền Việt Nam là mỗi một võ sư đều muốn trở thành trưởng môn
nhân của một môn phái độc lập, mà quên đi nhiệm vụ cấp thiết là cùng nhau xây
dựng một “thương hiệu ” cho uy tín võ thuật Việt Nam, để sánh vai cùng các
môn võ thuật khác trong giới võ lâm quốc tế, điều này có nghĩa dù là đường nào
đi nữa nhưng nên cùng nhau thống nhất cùng một cội nguồn là cùng một “môn
phái võ thuật Việt Nam ” đó là “võ thuật cổ truyền Việt Nam ”.
1.3.2. Xu hướng phát triển môn Võ cổ truyền hiện nay [8]
Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, một thời gian dài những hoạt động võ
thuật tại Việt Nam bị hạn chế và chỉ đến thời kỳ đổi mới mới phục hồi trở lại.
Ngày 19 tháng 08 năm 1991, xét đề nghị của Ban vận động thành lập Liên đoàn
võ thuật cổ truyền Việt Nam và ý kiến của Bộ Văn hoá, Thông tin và Thể thao,
Phó Chủ tịch Nguyễn Khánh đã thay mặt Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa
Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ký quyết định cho phép thành lập Liên Đoàn võ
thuật cổ truyền Việt Nam. Theo quyết định này, Liên đoàn được thành lập năm
1991 và trực thuộc ủy ban Thể dục Thể thao của nước Cộng hòa Xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, tự lo liệu mọi chi phí và phương tiện hoạt động.
Từ khi thành lập, Liên đoàn võ thuật cổ truyền Việt Nam đã tổ chức
nhiều hội nghị quy tụ các võ sư, các nhà chuyên môn, các huấn luyện viên trong
cả nước bàn bạc thống nhất và đưa ra được 10 bài quyền và binh khí thống nhất
trong chương trình kiểm tra thi lên đai của môn Võ cổ truyền Việt Nam, bao
gồm Bát quái côn, Độc lư thương, Hùng kê quyền, Huỳnh long độc kiếm, Lão
hổ thượng son, Lão mai quyền, Ngọc trản ngân đài, Roi Thái Sơn, Siêu xung
10
thiên và Tứ linh đao. Liên đoàn cũng có những bước đầu quy tụ được các môn
phái cổ truyền và các võ sư của các môn phái Võ thuật Việt Nam trong và ngoài
nước khi tổ chức các lễ hội, giao lưu, hội thi võ thuật cổ truyền, từng bước kiếm
một bản sắc dân tộc để tiến tới xây dựng một nền quốc võ.
Võ cổ truyền Việt Nam đang ngày càng phát triển ở trong nước và quốc
tế nhưng võ Việt cũng gặp nhiều khó khăn và thách thức. Theo các võ sư hàng
đầu trong và ngoài nước, so với các môn võ khác như Judo, Aikudo hay
Taekwondo thì võ cổ truyền Việt Nam thua xa về sự lan tỏa và thu hút võ sinh
tập luyện. Một trong những nguyên nhân được đưa ra là hiện nay các môn phái
võ cổ truyền Việt Nam tại các nước trên thế giới vẫn chưa thống nhất với nhau
về tiêu chí hoạt động và những quy định chung về cách quản lý, cũng như chưa
có giáo trình chuẩn để các trường và các đoàn võ trên thế giới có thể tập luyện.
1.3.3. Quan điểm phát triển của trường THPT Quế Võ 1 - Bắc Ninh và
hướng phát triển môn Võ
Để chuẩn bị lực lượng VĐV cho nhiệm vụ trước mắt và lâu dài, công tác
tuyển chọn đào tạo lực lượng VĐV ở các môn thể thao nói chung và môn Võ cổ
truyền nói riêng là một vấn đề cấp thiết mà ngành thể dục thể thao Bắc Ninh đã
triển khai thực hiện, trong đó Võ cổ truyền là một môn thể thao mũi nhọn của
ngành TDTT. Đây cũng là một môn thể thao đã được ngành TDTT Bắc Ninh
đưa vào chương trinh thi đấu hàng năm và tham gia các giải toàn quốc, môn thể
thao được quan tâm và đàu tư đáng kể để đáp ứng công tác đào tạo và thi đấu.
Trong công tác huấn luyện thì việc nghiên cứu lựa chọn các bài tập nâng cao
hiệu quả ứng dụng thi đấu là chưa thống nhất, còn phân tán, chưa tập trung cụ
thể nên kết quả huấn luyện chưa cao, việc áp dụng các bài tập phát triển nâng
cao hiệu quả ứng dụng thi đấu chưa đảm bảo với yêu cầu đặt ra mặc dù đã có rất
nhiều cố gắng.
Những mặt mạnh của phong trào Võ cổ truyền Bắc Ninh nói chung và
CLB Võ cổ truyền trường THPT Quế Võ 1 nói riêng:
11
- Được Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân quan tâm tạo điều
kiện cho công tác phát triển TDTT, Uỷ ban TDTT đã quan tâm và đầu tư thảm
tập luyện và thi đấu, đào tạo, bồi dưỡng huấn luyện viên.
- Được lãnh đạo ngành chỉ đạo sát sao công tác đào tạo, HL và thi đấu.
- Là một tỉnh có phong trào tập luyện Võ cổ truyền phát triển liên tục và
thường xuyên có sự hỗ trợ của Hà Nội, Bắc Giang và nhiều địa phương khác.
Bên cạnh những thuận lợi thì Bắc Ninh còn gặp nhiều những hạn chế
và khó khăn:
- Đội ngũ huấn luyện viên chưa được đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên.
- Thành tích thi đấu nói chung còn thấp và không ổn định so với các tỉnh
thành, ngành trong cả nước.
Nguyên nhân chủ yếu là hệ thống cơ sở vật chất chưa đảm bảo, phương
pháp sử dụng các bài tập chưa có hệ thống, công tác huấn luyện chưa được thực
hiện nghiêm túc. Do đó ảnh hưởng đến việc nâng cao thành tích cho tỉnh Bắc
Ninh.
Cùng vói sự phát triển của đất nước và sự đổi mới về giáo dục theo nghị
quyết 29 “phát triển năng lực người học ”, trường THPT Quế Võ 1 đang từng
bước cải cách hệ thống giáo dục trong trường học trong đó có GDTC, đặc biệt
là môn Võ rất được quan tâm.
1.4. Đặc điểm hoạt động chuyên môn môn Võ
1.4.1. Đặc điểm hoạt động vận động của môn Võ cổ truyền
Võ cổ truyền là môn thể thao đối kháng trực tiếp diễn ra với sự tiếp xúc
thể chất rất quyết liệt và hoạt tính tâm lý hai chiều được thể hiện rõ nét.
Hoạt động vận động của môn Võ cổ truyền biểu hiện rõ nét nhất ở 3 mặt:
kỹ thuật, chiến thuật, thể lực.
1. về mặt kỹ thuật: Kỹ thuật môn Võ cổ truyền ngày nay rất đa dạng và
phong phú, có những đặc điểm khác nhau về cấu trúc vận động, về quỹ đạo
chuyển động và phưong thức sử dụng lực. Có thể nói trong hệ thống kỹ thuật
của võ cổ truyền có thể chia thành 2 dạng kỹ thuật sau: Kỹ thuật quyền và kỹ
12
thuật thi đấu đối kháng.
Trong kỹ thuật quyền đòi hỏi ngưòi tập có sự phối hợp nhuần nhuyễn
giữa tấn pháp, di chuyển kết họp với tay, chân và phương hướng, chiều, lực, các
kỹ thuật được thể hiện nhanh, mạnh, cương, nhu nhưng dứt khoát, rõ ràng với
tốc độ và tính chính xác cao, đồng thòi tập luyện võ cổ truyền phải biết kết họp
giữa chân tay, thân người và hông tạo nên một hoạt động thống nhất, bên cạnh
đó họ cần phải có cảm giác tốt về không gian, thời gian và mức độ dùng lực họp
lý ở những tổ họp kỹ thuật khác nhau.
Trong kỹ thuật thi đấu đối kháng, các kỹ thuật động tác được thực hiện
với sự co rút tốc độ cao, phản ứng thần kinh linh hoạt, tri giác chuyên môn, điều
quan họng ngưòi tập võ cổ truyền phải biết thả lỏng và di chuyển họp lý đồng
thòi phản ứng nhanh trước những đòn tấn công của đối phương để đề ra những
phương án hóa giải.
2. về chiến thuật:
Đặc điểm chiến thuật trong võ cổ truyền rất đa dạng, từ chiến thuật đánh
so đũa cho đến chiến thuật nhử đối phương ra đòn và ngay lúc đó ta bắt thòi
điểm phản công lại đối phương, hoặc chiến thuật đòn phủ đầu, ngay từ khi bắt
đầu trận đấu ta chủ động tấn công nhanh, mạnh tạo tâm lý cho đối phương e
ngại, lo sợ. Trong võ thuật cổ truyền chiến thuật được bộc lộ rõ nét nhất ở nội
dung thi đấu đối kháng, nó gồm nhiều loại chiến thuật phòng thủ, tấn công, giả
đòn di chuyển. Người tập luôn phải tính toán kỹ lưỡng về kỹ chiến thuật, thể
lực của đối phương để từ đó phân phối sức cho hợp lý và đề ra những chiến
thuật thích họp. Đồng thời người tập phải biết tri giác thật nhanh những hoạt
động của đối phương, biết phán đoán, lựa chọn để phản ứng trả lời nhanh và
hợp lý nhằm làm giảm hiệu quả đòn tấn công của đối phương.
3. về mặt thể lực: Trong hoạt động thể lực ở môn võ cổ truyền, thể lực
chuyên môn có mối liên hệ chặt chẽ với các tố chất thể lực khác nhu: sức nhanh,
13
sức mạnh, sức bền, sự khéo léo. Chính vì vậy thể lực chuyên môn nâng cao chất
lượng động tác, đồng thời giúp cho người tập tập trang ý chí vào quá trình tập
luyện và làm tăng hiệu quả thi đấu.
1.4.2. Đặc điểm hoạt động vận động của môn thể thao đối kháng trực tiếp
Nét đặc trưng của các môn thể thao đối kháng cá nhân là sự tiếp xúc thể
chất mạnh, hoạt tính tâm lý hai chiều được thể hiện rõ nét, nét tiêu biểu của các
môn thể thao này là phải chống đỡ những hành động đa dạng và luôn biến hóa
về lực cũng như về hình thức của đối phương, từ đó có những quyết định hành
động của mình để thích ứng vói những hoạt động của đối phương. Ngưòi tập
không những chỉ cố gắng nâng cao hiệu quả của mình đồng thời còn phải chống
đỡ, làm giảm hiệu quả của đối phương. Nhưng đây không phải là đặc điểm duy
nhất của môn đối kháng cá nhân xảy ra ừong điều kiện có sự tiếp xúc thể chất
quyết liệt song song với việc đặt kế hoạch hành động của mình và dự đoán của
đối phương, phản ứng trả lời nhanh và hợp lý, sự cần thiết phải có hành động
dũng mãnh để hạn chế hành động của đối phương.
Trong các môn đối kháng cá nhân, sự đối kháng tích cực của đối phương
tạo nên tính độc lập (mâu thuẫn) giữa ý nghĩ của người tập (mối liên hệ trực
tiếp) và thông tin về kết quả hành động (mối liên hệ phản hồi). Các thể loại và
mức độ không phù hợp giữa mối liên hệ trực tiếp và phản hồi tạo nên sự đối lập
khác nhau trong việc điều hòa tâm lý hoạt động. Các quá trình cảm xúc, ý chí,
nhận thức trí tuệ nảy sinh trong các tình huống thi đấu trong khoảng thòi gian
rất ngắn và thực hiện các giải pháp tiến hành thi đấu có ý nghĩa quan trọng hàng
đầu.
Bên cạnh tri giác có độ nhạy bén lớn, yêu cầu tâm lý với người tập môn
thể thao này còn bao gồm độ nhanh nhạy và độ chính xác của tư duy, tốc độ và
tính chính xác của sự dự đoán được những hành động của đối thủ có thể xảy ra.
Tất cả những điều đó phản ánh nên quy luật chung nhất về hoạt tính tâm
14
lý hai chiều của ngưòi tập các môn đối kháng cá nhân.
Tính chất cá nhân và sự đối kháng quyết liệt trong hoạt động thi đấu đòi
hỏi các VĐV môn thể thao này phải nỗ lực ý chí và ganh đua thể thao rất lớn.
1.5. Kỹ thuật cắt kéo tầm trung và phương hướng phát triển ứng dụng kỹ
thuật cắt kéo tầm trung cho nam võ sinh CLB Võ cồ truyền trường THPT
Quế Võ 1 - Bắc Ninh
Đây được coi là “đặc sản ” trong môn Võ cổ truyền. Tuy nhiên khả năng
áp dụng ngoài thực chiến khỏ hon so với các kĩ thuật phản công và khóa gỡ, đòi
hỏi ngưòi thực hiện phải tập luyện một cách cực kỳ thuần thục và linh hoạt.
Đòn cắt kéo dùng để đánh vào phần bụng để quật ngã đối phương.
Nhìn chung đòn cắt kéo của môn Võ cổ truyền bao gồm cả ưu và nhược
điểm. Ưu điểm rõ ràng nhất chính là tính chất bất ngờ và tạo ra lực tác động
mạnh. Tuy nhiên, nhược điểm lại là khó thực hiện và trong thực tế có thể trở
thành “con dao hai lưỡi” nếu không thực hiện thành công. Giả sử, nếu bay
người cắt kéo đối phương mà trượt thì rất dễ tạo cơ hội cho đối phương thực
hiện các đòn phản công.
Thực hiện lã thuật cắt kéo nghĩa là sử dụng hai lực đi song song, ngược
chiều nhau và được thực hiện khi đối phương đứng trực diện với võ sinh.
Tất cả các cơ sở khoa học, sinh học, sinh lý, lý luận và giáo dục thể chất,
cơ sở về kĩ thuật võ cổ truyền làm căn cứ để chúng tôi đi vào xây dựng các bài
tập để nâng cao hiệu quả ứng dụng của kĩ thuật cắt kéo cho nam võ sinh trường
THPT Quế Võ 1 - Bắc Ninh.
1.6. Cơ sở lí luận của huấn luyện kỹ thuật trong thể thao
1.6.1. Cở sở lí luận chung [13]
Huấn luyện kỹ thuật trong thể thao hoặc huấn luyện kỹ thuật toàn bộ tất
cả các biện pháp tổ chức có mục đích nhằm làm cho VĐV có khả năng tiến
hành các hành động thể thao bằng một kỹ thuật được nắm vững một cách phối
hợp và thích hợp.
15
Huấn luyện kỹ thuật thể thao bao gồm tất cả các phưomg tiện và phưcmg
pháp đào tạo và giáo dục cũng như tất cả các hoạt động của VĐV. Những hoạt
động này được tiến hành hoặc áp dụng với mục đích học tập, hoàn thiện, ổn
định và giữ vững các kỹ thuật thể thao.
Sự thể hiện có hiệu quả về phương pháp của huấn luyện kỹ thuật thể thao
từ khi học đến lúc ổn định phụ thuộc một cách cơ bản vào mức độ áp dụng đúng
các kiến thức và hiểu biết về học tập vận động và phối hợp vận động.
Học tập vận động là học, củng cố và ổn định các kỹ xảo vận động trong
tập luyện các kỹ xảo kỹ thuật thể thao. Việc học tập vận động này là bộ phận
nội tại của toàn bộ sự phát triển của con người được thực hiện gắn liền với việc
lĩnh hội các kiến thức, vói sự phát triển các tố chất thể lực và các khả năng phối
họp vận động cũng như việc lĩnh hội lòng tin các phẩm chất tư cách và ý chí.
Việc xây dựng, củng cố và ổn định sự phối họp của một động tác thể thao
nghĩa là sự phát triển của một kỹ xảo kỹ thuật thể thao trải ra trước hết:
- Trong việc xây dựng và chính xác hóa chương trình động tác và hình
ảnh có ý thức của chương trình này, sự tưởng tượng động tác.
- Trong việc thu nhận và xử lý thông tin ngày càng chính xác hóa
chương trình động tác và cho việc điều chỉnh - nghĩa là điều hòa sự thực hiện
trong quá trình thực hiện từng động tác.
- Trong việc xây dựng và phát triển tiếp tục chức năng điều hòa để các
xung động sửa đổi cần thiết (những xung động này phát sinh ra từ sự so sánh
giữa giá trị cần đạt được với giá trị đạt được) có thể được đưa ra khi có sự
chênh lệch nhỏ nhất vói một sự thích hợp cao.
Sự trao đổi thông tin giữa VĐV và HLV cũng như là sự thu nhận thông
tin trước và trong khi thực hiện động tác là những khâu quyết định của việc học
tập.
Nói chung người ta phân biệt 3 giai đoạn đặc trưng các quá trình học tập
16
vận động trong thể thao:
- Giai đoạn học thứ nhất: Sự phát triển phối họp thô thiển, học động tác.
- Giai đoạn học tập thứ hai: Phát triển sự phối họp tinh vi, hoàn thiện
động tác.
- Giai đoạn học tập thứ ba: Ổn định sự phối họp tinh vi và phát triển khả
năng sử dụng khác nhau, ổn định động tác.
Việc chia ra làm 3 giai đoạn nói trên là cấu trúc cơ bản của quá trình
giảng dạy vận động mở ra những sự phân biệt tiếp tục.
1.6.2. Phương pháp giảng dạy và huấn luyện kỹ thuật [13]
- Các phương pháp hướng dẫn và thực hiện (trực tiếp) quá trình giảng
dạy và học tập kỹ thuật thể thao (các phương pháp giảng dạy và học tập).
- Các phương pháp đặt kế hoạch.
- Các phương pháp kiểm tra.
- Các phương pháp đánh giá.
Hướng dẫn thực hiện là công việc của HLV. Việc hướng dẫn thực hiện
này thể hiện sự hướng dẫn liên tục cho VĐV khi tập luyện và sự điều khiển tập
luyện (“tập luyện theo sự hướng dẫn thực hiện ” của HLV là việc làm của
VĐV).Ò đây có sự tác động thay đổi lẫn nhau giữa hoạt động trình bày và tiếp
nhận của HLV và VĐV. Cuối cùng việc giao nhiệm vụ của HLV phù họp với
việc thực hiện và thi hành của VĐV. Trọng điểm của hoạt động là VĐV.
Ở trình độ vận động ban đầu cao hơn thì góc cảm giác vận động, sự thu
nhận và xử lý thông tin cũng như những sự tưởng tượng vận động đã được phát
triển hơn trong giai đoạn học tập đàu tiên.
1.6.3. Những điểm cơ bản trong huấn luyện kỹ thuật cắt kéo [8]
Đe huấn luyện kỹ thuật cắt kéo mỗi võ sư, mỗi huấn luyện viên đều có
mỗi phương pháp giảng dạy riêng, miễn sao đạt được mục đích huấn luyện.
Nghĩa là phải truyền đạt như thế nào để cho võ sinh hiểu nhanh, nắm đúng, có
sự hăng say trong tập luyện và áp dụng được trong đời sống một cách như
17
mong muốn.
Trước khi giảng dạy đòn cắt kéo, huấn luyện viên nên có sự chuẩn bị
trước, chọn những động tác khác cho võ sinh tập trước để khi bước vào tập
luyện đòn thế chiến lược sẽ được dễ dàng tạo sự hưng phấn cho võ sinh hăng
say tập luyện hơn
HLV càn nêu rõ đòn cắt kéo có bao nhiêu giai đoạn, yếu lĩnh kỹ thuật, tấn
như thế nào.............
- Giai đoạn 1 - huấn luyện viên đánh mẫu: Đánh mẫu có mục tiêu không
chống đỡ (mờiphụ tá hay 1 võ sinh của lớp). HLV trình bày hết đòn cắt kéo
bằng từng động tác một, được đánh chậm vào mục tiêu ừên cơ thể người đứng
mẫu. Người đứng mẫu đứng yên trong tư thế thủ, không chống đỡ. HLV trình
bày đòn cắt kéo không có người đứng mẫu.
HLV đánh chậm từng động tác, sau đó đánh nhanh một lần liên tục hết
đòn cắt kéo (cỏ thể trình bày từ 2, 3 lần trở lên để cho võ sinh nẳm vững).
- Giai đoạn 2 - Cho võ sinh tập: Cho võ sinh tập rời, tức không có đối
thủ. Tập chậm từng động tác một theo lời hô cho đến khi thuần thục. Tập ghép
từ 2 đến 3 động tác trở lên cho một làn hô. Khi võ sinh đã thuần thục cho đánh
nhanh hết đòn chiến lược trong một lần hô.
Cho võ sinh xoay cặp vào nhau, tập đánh có mục tiêu cố định, không
chống đỡ bằng cách: Đánh chậm có vận lực vào mục tiêu trên cơ thể, từ từ
chạm mục tiêu và dừng lại. Đánh nhanh, có độ dừng an toàn khi gần mục tiêu.
1.7. Đặc điểm của cơ sở nghiên cứu trường THPT Quế Võ 1 - Bắc Ninh
CLB Võ cổ truyền của trường THPT Quế Võ 1 đã được thành lập từ năm
2000, với đội ngũ võ sư và huấn luyện viên nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm
cao, các võ sinh tham gia nhiệt tình, hăng say và đến nay vẫn được duy trì tập
luyện với đông đảo các võ sinh tham gia. Nhà trường cũng rất quan tâm, đàu tư
về sân bãi dụng cụ, trang thiết bị để các em tập luyện như: đích, năm ber.... Tuy
nhiên qua quan sát tôi thấy các em thường tập luyện quyền và những đòn đá