Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Lựa chọn bài tập phát triển sức bền tốc độ trong chạy 800m cho đội tuyển điền kinh nữ trường THPT sơn dương tuyên quang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (471.47 KB, 62 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC sư PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC THẺ CHẤT

HOÀNG THỊ LUYẾN

LựA CHỌN BÀI TẬP PHÁT TRIỂN

sức

BỀN TỐC Độ TRONG CHẠY 800M CHO
ĐỘI TUYỂN ĐIÊN K I N H NỮ TRƯỜNG
THPT SON DƯONG - TUYÊN QUANG
KHÓA LUÂN TỐT NGHIẼP ĐAI HOC
Chuyên ngành: Sư phạm GDTC

Người hướng dẫn:

ThS. LÊ THỊ NGỌC MAI

HÀ NỘI - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tên tôi là: Hoàng Thị Luyến
Sinh viên lớp: K38 GDTC
Tôi xin cam đoan đề tài “Lựa chọn bài tập phát triển sức bền tốc độ
trong chạy 800m cho đội tuyển điền kinh nữ trường THPT So'n Dưoug Tuyền Quang” là đề tài nghiên cứu của bản thân tôi và không trùng lặp bất cứ
tác giả nào khác.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm vói những nội dung được đề cập
trong bản khóa luận này.
Hà Nội, ngày ...16... tháng ...5... năm 2016


Sinh viên thưc
hiên

Hoàng Thị Luyến


DANH MỤC CÁC TỪ VIÉT TẤT
CT
ĐC

: Chỉ thị
: Đối chứng

GDTC

: Giáo dục thể chất

GV

: Giáo viên

HS
Nxb

: Học sinh
: Nhà xuất bản



sv


: Quyết định
: Sinh viên

TDTT

: Thể dục thể thao

THPT

: Trung học phổ thông

TN

: Thực nghiệm

TW

: Trung ương

VĐV

: Vận động viên

HLV

: Huấn luyện viên


MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ....................................................................................................1


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN cứu .....................5
1.1. Quan điểm của Đảng, Nhà nước về TDTT và GDTC.............................5
1.2..........................................................................................................
Một số các khái niệm cơ bản ............................................................................7
1.2.1. Khái niệm về sức bền............................................................................7
1.2.2. Khái niệm về sức bền tốc độ .................................................................7
1.2.3. Bài tập TDTT ..........................................................................................8
1.2.4. Thể chất và phát triển thể chất ..............................................................9
1.2.5. Huấn luyện thể thao ..............................................................................10
1.3. Cơ sở sinh lý của tố chất sức bền tốc độ .................................................11
1.4. Cơ sở huấn luyện sức bền tốc độ .............................................................12
1.5. Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi THPT.......................................................18
1.5.1. Đặc điểm tâm lý của học sinH THPT ...................................................18
1.5.2. Đặc điểm sinh lý của học sinh THPT ...................................................19
CHƯƠNG 2.
NHIỆM VỤ, PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN cứu ...............22
2.1..........................................................................................................
Nhiệm vụ nghiên cứu........................................................................................22
2.2. Phương pháp nghiên cứu .........................................................................22
2.2.1. ......................................................................................................
Phương pháp phân tích, tổng họp tài liệu có liên quan ....................................22
2.2.2. ......................................................................................................
Phương pháp quan sát sư phạm ........................................................................22
2.2.3. Phương pháp phỏng vấn .......................................................................23
2.2.4. ......................................................................................................



DANH MỤC CÁC TỪ VIÉT TẤT
Phương pháp kiểm tra sư phạm ........................................................................23
2.2.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm .....................................................23
2.2.6. Phương pháp toán học thống kê ...........................................................24
2.3. Tổ chức nghiên cứu ...................................................................................25
2.3.1. Thời gian nghiên cứu ............................................................................25


2.3.2. Địa điểm nghiên cứu............................................................................ 26
2.3.3. Đối tượng nghiên cứu ...........................................................................26
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN cứu........................................................27
3.1. Đánh giá thực trạng công tác GDTC va vịêc sử dung bài tâp phát triển
sức bền tốc độ trong chạy 800m cho đội tuyển điền kinh nữ trường THPT Sơn
Dương - Tuyên Quang......................................................................................27
3.1.1. Thưc trạng công tác GDTC trường THPT Sơn Dương - Tuyên Quang.
27
3.1.2. Thực trạng sử dụng một số bài tập phát triển sức bền tốc độ trong huấn
luyện chạy cự ly 800m cho đôi tuyên điên kinh nữ trường THPT Sơn Dương Tuyên Quang ....................................................................................................30
3.1.3. Đanh gia thưc trang phát triền sức bên tồc đô ừong chay 800m cho nư
đôi tuyên Trương THPT Sơn Dương Tuyên Quang ........................................32
3.2. Lưa chon, ứng dụng và đánh giá hiệu quả bài tập phát triển sức bền tốc
đô nhăm nâng cao thanh tích chay 800m cho đôi tuyển điên kinh nữ trương
THPT Sơn Dương - Tuyên Quang ...................................................................33
3.2.1.

Lưa chon bai

tâp phát triền sức bên tốc đô trong chay

800m cho đôi


tuyền điên kinh nữ trương THPT Sơn Dương - Tuyên Quang ....................... 33
3.2.2. ứng dụng và đánh giá hiệu quả các bài tập phát triển sức bền tốc độ
trong chạy 800m cho đội tuyển điền kinh nữ trường THPT Sơn Dương Tuyên Quang...................................................................................................38
KÉT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................................48
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................49
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Diễn giải

Bảng, biểu
Bảng 3.1
Bảng 3.2

Thực trạng đội ngũ giáo viên TDTT trường THPT Sơn
Dương - Tuyên Quang
Thực ừạng cơ sở vật chất TDTT của trường THPT Sơn
Dương - Tuyên Quang

Bảng 3.3

Bài tập phát triển sức bền tốc độ trong chạy 800m đang
được trường THPT Sơn Dương - Tuyên Quang áp dụng

Bảng 3.4

Kết quả kiểm tra sức bền tốc độ trong chạy 800m cho nữ


Trang
29
30
31
32

đội tuyển điền kinh trường THPT Sơn Dương - Tuyên
Quang

33

Kết quả phong vấn lựa chọn đánh giá hiệu quả bài tập phát
Bảng 3.5

triển sức bền tốc độ trong chạy 800m cho đội tuyển điền

34

kinh nữ trường THPT Sơn Dương -Tuyên Quang
Bảng 3.6

Kết quả phỏng vấn lựa chọn bài tập phát triến sức bền tốc
độ cho nữ VĐV chạy 800m trường THPT Sơn Dương -

37

Tuyên Quang
Bảng 3.7

Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm của 2 nhóm TN và ĐC


39

Bảng 3.8

Tiến trình thực nghiệm

42

Bảng 3.9

Kết quả kiểm tra sau TN của 2 nhóm TN và ĐC

43

Bảng 3.10

Kết quả kiểm tra TNT và STN của 2 nhóm TN

44

Bảng 3.11

Kết quả kiểm tra TNT và STN của nhóm ĐC

45

Biếu đồ 3.1

Biếu đồ thế hiện thành tích chạy lOOm TTN và STN


46

Biểu đồ 3.2

Biểu đồ thể hiện thành tích chạy 400m TTN và STN

46

Biểu đồ 3.3

Biểu đồ thể hiện thành tích chạy 800m TTN và STN

47



1
ĐẶT VẤN ĐỀ

TDTT là một bộ phận của nên văn hoá x~a hôi. Đây cũng được coi là một
trong những phưomg tiện hiệu quả của giáo dục góp phần xây dưng con ngươi
mới phát triền toan dịên “ĐÚc - Trí - Thề - Mỹ” cho thế hệ trẻ. Cùng với quá
trĩnh công nghiệp hoá, hiên đai hoa, TDTT cồn phan anh sư lớn manh của đât
nước, tạo ra sự ổn định về kinh tế , chính trị, nâng cao cụôc sống tinh thân ngày
càng văn minh, tạo mối quan hệ họp tác hữu nghị giữa nước ta với các nước
ừong khu ỵưc va trên thề giới . Chính vì vậy, Đang va Nha nước ta rất coi trong
vịêc phat triền TDTT nhăm hướng tới ĨĨỊUC tiêu xây dưng nên TDTT phát triển
tiến bộ vừa có tính dân tộc vừa có tính khoa học.
Ngày nay, với quan điểm con người vìra là động lực , vừa la trung tâm

của sự phát triển , công tác giáo dục thê chất (GDTC) trong nha trương đăc bịêt
quan trong. Dưới chê đô xa hôi chủ ngtìỉa, con ngươi la vồn quý nhất. Do đó,
vịêc bao vê, tăng cương sức khoẻ cho nhân dân mà trước hết là đối tượng học
sinh, sinh viên trong các trương hoc la môt nhiêm vu c ấp bách. Tại nghị quyết
Đại hội XI của Đảng đa khẳng định: “Phát triển mạnh phong trào TDTT đại
chúng, tập trung đầu tư nâng cao chất lượng một số môn thể thao thành tích cao
nước ta có ưu thế. Kiên quyết khắc phục những hiện tượng tiêu cực trong thể
thao”. Nghị quyết 08-NQ/TW, ngày 1/12/2011 của Bộ Chính trị cũng khẳng
định: “Phát triển TDTT là một yêu cầu khách quan của xã hội, nhằm góp phần
nâng cao sức khoẻ, thể lực và chất lượng cuộc sổng của nhân dân, chất lượng
nguồn nhân lực; giáo dục ỷ chí, đạo đức, xây dựng lối sổng và môi trường văn
hóa lành mạnh...” và “... cần quan tâm đúng mức TDTT trường học với vị trí là
bộ phận quan trọng của phong trào TDTT; là một mặt của giáo dục toàn diện
nhân cách học sinh, sinh viên...” [3]. Vì vậy, GDTC trong cac nh à trường luôn
được coi trọng và không thể thiếu được trong sự nghịêp giao duc va đao tao ,
góp phàn thực hiện mục tiêu “ Nâng cao dân tn, đao tao nhân Ịưc, bôi dương


2
nhân taĩ’ cho đất nước.
Điên kỉnh la môn thê thao r ất đa dạng và phong phú bao gồm các nội
dung: như đi bô, chạy, nhảy, ném đẩy, leo cheo, mang vác và nhiều môn phối
hơp. Ở nước ta, môn Điên kinh đa có lich sử phát triền lâu đoi , với các hỉnh
thức tâp luỵên đa dang , đa thu hút đông đảo moi tâng lóp , đối tựơng quân
chúng tham gia tập luyện và thi đấu . Khi chay tất ca các nhóm cơ đêu tham gia
nhưng chủ yêu la nhóm cơ đùi. VỊêc gằng sức luân phiên với tha lỏng tich cưc
tao điêu kịên cho vịêc phát triển các tố chất sức nhanh , sức manh, sức bên, sư
mềm deo, và khả năng phối họp vận động của con n gươi. Môn chay nói chung
và chạy cự ly trung bình nói riêng là biện pháp tốt nhất để rèn luỵên nâng cao
sức khoe , ngoài ra con trang bi cho ngươi tâp nhưng phầm chất đao đức ý tri

cung như tăng cương vồn ky năng, kỹ xảo vận động cơ bản quan trong trong
cụôc sống.
Điên kỉnh giữ vai tro quan trong trong nên giáo duc thề chât của các
trường học nói chung và các trương THPT nói riêng . Ngày nay, phong ừao
TDTT phát triển ngày càng lớn mạnh , ừong đó phai kê đên nôi dung chay 800m
đang đựơc phat triền ma nh nĩe trong cac trương THPT . Đặc biệt, trong chạy cự
ly 800m danh cho cac đôi tuyền nĩr, là một ừong các nội dung thi đấu phồ biền
va không thê thiếu trong các giải chạy cự ly trung bình dành cho học sinh THPT
hang năm.
Vói sự quan tâm đặc biệt từ các câp các nganh va ban Giám hiệu, nhà
trương đa đat đựơc nhiêu thanh ứch đang khỉch Ịê trong các măt như: văn hoá,
văn nghê, TDTT... Trong đó, hoạt động TDTT đựơc nha trương đăc bịêt quan
tâm đâu tư xây dưng cơ sở vât chất phuc vu cho qua trinh hoe và tập luyện. Tuy
nhiên, trong nhưng năm gân đây , thành tích đội tuyển tham gia t hi đấu chưa
đựơc cao , chưa xứng đáng với sư quan tâm va đâu tư của nha trương . Đặc biệt,
trong các cụôc thi đấu chay cư ly trung bình 800mcủađôi tuyền điên kinh nĩr
trương THPT Sơn Dương - Tỉnh Tuyên Quang còn thấp , chưa đat đựơc thanh
tich cao. Trong thực tế qua quá trinh quan sát va nghiên cứu, vịêc Ịưa chon bai


3
tâp phát triền sức bên tốc đô trong chay 800m cho đôi tuyển điên kinh nư trương
THPT Sơn Dương - Tỉnh Tuyên Quang là một côn g vịêc khá mới mẻ và ít được
quan tâm. Đe các VĐV có thể phát triển được sức bền tốc độ ưong chạy 800m
thì trước tiên cần trang bị cho các em một nền tảng thể lực chung tốt và thể lực
chuyên môn phù hợp. Vì vậy, trong qua trình chuẩn bị thể lực cho các VĐV
trong đội tuyể n điên kinh nĩr trương THPT Sơn Dương thi chuân bi sức bên tốc
đô có vai ừo vô cùng to lớn , không chỉi đối với quá trình chuân bi thê Ịưc ở lứa
tuồi của cac VĐV đê đat đựơc thanh tích cao .
Trong quá trình giảng dạy và huấn luyện người tập chạy cự ly trung bình

800m việc nghiên cứu các bài tập phát triển sức bền tốc độ có ý nghĩa rất to lớn.
Trong quá trình nghiên cứu tổng họp tài liệu chúng tôi thấy có nhiều công trình
nghiên cứu cùng hướng về sức bền tốc độ như Lâm Đức Thuận, Doãn Thị Oanh
năm 2011. Tuy nhiên, tại trường THPT Sơn Dương - Tuyên Quang, vấn đề này
chưa được đề cập tới.
Xuâtphattừ những lý do trên, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Lựa
chọn bài tập phát triển sức bền tốc độ trong chạy 800m cho đội tuyển Điền
kinh nữ trường THPT Son Dưong - Tuyên Quang”.
* Mục đích nghiên cứu
Mục đích của đề tài nghiên cứu nhằm lựa chọn và ứng dụng một số bài
tập phát triển sức bền tốc độ trong chạy 800m cho đội tuyển điền kinh nữ trường
THPT Sơn Dương - Tuyên Quang.
Thông qua việc ứng dụng ừong thực nghiệm sẽ chọn ra được các bài tập
mang lại hiệu quả cao cho học sinh đối với việc phát triển sức bền tốc độ.
* Giả thiết khoa hoc
Nếu nghiên cứu lựa chọn được hệ thống các bài tập phát triển tốt sức bền
tốc độ ừong chạy 800m cho đội tuyển điền kinh nữ trường THPT Sơn Dương Tuyên Quang thì sẽ tạo điều kiện giúp các em đạt thành tích cao trong tập luyện


4
và thi đấu. Từ đó, kết quả nghiên cứu có thể được sử dụng làm tài liệu tham
khảo cho các trường khác có điều kiện tương tự như trường THPT Sơn Dương Tuyên Quang.


5
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐÈ NGHIÊN cứu
1.1. Quan điểm của Đảng, Nhà nước về TDTT và GDTC
Sau quá trình thực hiện chỉ thị 36-CT/TW ngày 24/03/1994 của Ban bí
thư TW Đảng khoá VII và 4 năm thực hiện Thông tư 03-TT/TW của Bộ chính

trị, sự nghiệp TDTT nước ta đã có nhiều phát triển đáng khích lệ, góp phần tích
cực vào thành tựu chung của công cuộc phát triển đất nước. TDTT được mở
rộng tới mọi đối tượng trong xã hội, phong phú cả về hình thức và phương
pháp. Cả nước hiện đã có 13% dân số thường xuyên tham gia tập luyện TDTT.
Trong các trường học, TDTT ngày càng được chú trọng, thành tích các môn thể
thao ngày càng được nâng cao. Cơ sở vật chất phục vụ cho TDTT được nâng
cấp, xây mới, quan hệ quốc tế về thể thao được mở rộng.
Tuy nhiên, TDTT quần chúng vẫn còn phát triển chậm nhất là các vùng
nông thôn, miền núi, biên giới, chất lượng TDTT trong trường học còn hạn chế.
Thành tích nhiều môn thể thao còn thấp so với khu vực và ừên thế giới, hoạt
động TDTT còn nhiều tiêu cực, công tác quản lý chưa đáp ứng nhu cầu phát
triển TDTT.
Trong giai đoạn 2001 - 2010, TDTT cần có sự thay đổi và phương
hướng nhiệm vụ đã được Đại hội Đảng xác định “Đẩy mạnh hoạt động TDTT,
nâng cao thể trọng và tầm vóc của con người Việt Nam. Phát triển TDTT quần
chúng với mạng lưới cơ sở rộng khắp, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ vận động
viên thành tích cao, đưa thể thao Việt Nam lên trình độ chung trong khu vực
Đông Nam Ả và có vị trí cao trong nhiều bộ môn. Đẩy mạnh xã hội hoá, khuyến
khích nhân dân và các tổ chức tham gia thiết thực, cỏ hiệu quả các hoạt động
văn hoả thể thao ” [4].
Đảng và Nhà nước ta xác định công tác TDTT phải góp phần thực hiện


6

các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, Quốc phòng - an ninh, mở rộng quan hệ đối
ngoại của đất nước, trước hết góp phần nâng cao sức khoẻ, rèn luyện ý chí, giáo
dục đạo đức, nhân cách, lối sống, nâng cao đời sống văn hoá, tinh thần của
nhân dân, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, nâng cao lòng tự hào dân tộc,
đẩy lùi tệ nạn xã hội ở địa phương.

Theo chỉ thị số 17CT/TW ra ngày 23/10/2001 của Ban bí thư TW Đảng
về phát triển TDTT đến năm 2010: “Vấn đề GDTC cho thế hệ trẻ cần phải giáo
dục toàn diện: Đức dục, trí dục, thể dục, mỹ dục ” [3].
Ngày 23/10/2010, Phó Thủ tướng chính phủ Nguyễn Thiện Nhân đã ký
quyết định số 2198/QĐ-Ttg phê duyệt chiến lược phát triển TDTT Việt Nam
đến năm 2020 với mục tiêu tổng quát: “Chiến lược phát triển thể thao Việt
Nam đến năm 2020 nhằm xây dựng và phát triển nền TDTT nước nhà để nâng
cao sức khoẻ nhân dân, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhãn lực phục vụ
sự nghiệp CNH - HĐH đất nước và tăng tuổi thọ của người Việt Nam theo tỉnh
thần vì sự nghiệp dân cường, nước thịnh, hội nhập và phát triển ”.[11]
Theo đó, chiến lược phát triển TDTT đến năm 2020 tập trung vào 3 nội
dung chủ yếu: TDTT cho mọi người, thể thao thành tích cao và thể thao chuyên
nghiệp. Uỷ ban Olympic Việt Nam và tổ chức xã hội - nghề nghiệp thể thao, đã
đưa ra: Một trong những nội dung quan trọng của chiến lược là khuyến khích
học sinh tham gia hoạt động thể thao. Phát triển TDTT cho mọi người, chiến
lược đặt mục tiêu đến năm 2015 đạt 28%, năm 2020 đạt 33% dân số luyện tập
TDTT thường xuyên.

về

TDTT trường học năm 2015 đạt 100% số trường phổ thông thực

hiện đày đủ chương trình GDTC nội khoá.
Thể thao thành tích cao, phấn đấu trong tốp 3 của khu vực Đông Nam Á,
14 - 12 tại Asiad 18 năm 2019, khoảng 45 VĐV vượt qua cuộc thi vòng loại, có
huy chương tại Đại hội thể thao Olympic lần 32 vào năm 2020.[11]
Củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của các liên đoàn, chuyển


7


giao từng bước hoạt động ừong lĩnh vực thể thao cho các liên đoàn - hiệp hội
TDTT. Tiếp tục phát triển hệ thống liên đoàn hiệp hội TDTT trong 10 năm tới.
1.2. Một số các khái niệm cơ bản
1.2.1. Khái niêm về sức bền
Sức bền là năng lực thực hiện một hoạt động với cường độ cho trước,
hay là năng lực duy trì khả năng vận động trong thời gian dài nhất mà cơ thể có
thể chịu đựng được.
1.2.2. Khái niêm về sức bền tốc đô
- Hoạt động thể lực ngay cả trong điều kiện tốt nhất cũng không thể duy
trì mãi mãi. Dần dần, cơ thể sẽ xuất hiện trạng thái mệt mỏi. Mệt mỏi xuất hiện
trong hoạt động thể lực là kết quả của hoạt động và sẽ mất đi cùng quá trình
nghỉ ngơi.
Mệt mỏi trong hoạt động thể lực diễn ra theo 2 giai đoạn:
- Mệt mỏi có thể khắc phục: mệt mỏi xuất hiện trong hoạt động nhưng
nhờ sự nỗ lực ý chí mà khả năng hoạt động không bị giảm sút rõ rệt.
- Mệt mỏi không thể khắc phục: có tính chất bảo vệ cơ thể trước những
hoạt động quá sức.
Cùng một tính chất hoạt động như nhau nhưng ở mỗi người trạng thái
mệt mỏi lại xuất hiện ở những thời điểm khác nhau đó gọi là sức bền.
Vậy sức bền là khả năng hoạt động lâu dài một hoạt động nào đó. Theo
quan điểm của các nhà khoa học TDTT đã phân loại sức bền:
- Sức bền chung
- Sức bền chuyên môn (sức bền tốc độ, sức bền mạnh)
Trong đó, sức bền chung là sức bền trong các hoạt động kéo dài với
cường độ trung bình thu hút toàn bộ các cơ quan ừong cơ thể tham gia hoạt
động.
Sức bền chuyên môn là năng lực duy trì khả năng vận động cao trong



8

những loại hình bài tập nhất định.
Theo Shabel (Đức): Sức bền tốc độ là khả năng chống lại sự mệt mỏi
của cơ thể vận động viên khi thực hiện một lượng vận động nhất định nào đó.
Matrew khái niệm rằng: sức bền chuyên môn là khả năng đối kháng lại
sự mệt mỏi dưới nhiều điều kiện của lượng vận động chuyên môn, đặc biệt là
vận động viên phát huy tối ưu khả năng chức phận của cơ thể đối với việc lập
thành tích thể thao cao trong môn thể thao đã chọn.
GS.TS Hare (Đức): Sức bền tốc độ là khả năng đối kháng lại sự mệt mỏi
ừong lượng vân động với tốc độ cao và tối đa ừong điều kiện thiếu dưỡng.
Shehrote: Sức bền tốc độ là khả năng đối kháng của cơ thể đối với sự
giảm tốc độ gây ra. Đặc biệt được thông qua sự mệt mỏi của hệ thống thần kinh
trung ương và khả năng phối họp động tác kém và hạn chế sức nhanh của động
tác.
Việc phát triển sức bền chung đầy đủ sẽ tạo điều kiện để phát triển sức
bền chuyên môn trong đó có sức bền tốc độ, phát triển sức bền làm tăng thích
ứng và nâng dần chức năng của hệ thống các cơ quan trong cơ thể.
1.2.3. BàitậpTDTT
Bài tập TDTT là những hoạt động vận động chuyên biệt do con người
sáng tạo ra một cách có ý thức, có chủ đích, phù họp với các qui luật giáo dục
thể chất. Người ta dùng chúng để giải quyết những nhiệm vụ giáo dục thể chất,
đáp ứng những yêu cầu phát triển thể chất và tinh thần của con người.
Theo định nghĩa ừên, không phải bất cứ hoạt động vận động nào cũng
được coi là bài tập TDTT.
Nhiều động tác tự nhiên trong đời sống của con người đã trở thành nội
dung của các bài tập TDTT và đã được thay đổi về hình thức và nội dung để
phù họp với mục tiêu GDTC.
Tóm lại, sự vận động của cơ thể hàng ngày và lao động chân tay bản
chất không phải là bài tập thể chất. Có thể có những bài tập thể chất dựa trên



9

khả năng vận động cơ bản của con người nhưng còn những hình thức và nội
dung hoàn toàn khác so với lao động chân tay và được sử dụng một cách có ý
thức nhằm hoàn thiện thể chất con người.
1.2.4. Thể chất và phát triển thể chất
Thể chất chỉ chất lượng con người. Đó là những đặc trưng tương đối ổn
định về hình thái và chức năng của cơ thể được hình thành và phát triển do bẩm
sinh di truyền và điều kiện sống (bao gồm cả giáo dục, rèn luyện).
TDTT gắn bó chặt chẽ với quá trình phát triển thể chất: đó là một quá
trình hình thành, biến đổi tuần tự theo quy luật trong cuộc đời từng người
(tương đối lâu dài) về hình thái, chức năng cả những tố chất thể lực và năng lực
thể chất. Chúng được hình thành “trên và ừong” cái nền thân thể ấy.
Thể chất bao gồm thể hình, khả năng chức năng và khả năng thích ứng.
Thể hình nói về hình thái, cấu trúc của cơ thể, bao gồm trình độ phát
triển, những chỉ số tuyệt đối hình thái và tỷ lệ giữa chúng với những khả năng
chức năng của các hệ thống, cơ quan trong cơ thể, thể hiện chính qua hoạt động
cơ bắp. Nó bao gồm các tố chất thể lực (sức mạnh, sức nhanh, sức bền, độ dẻo,
sự khéo léo...) và những năng lực vận động cơ bản của con người (đi chạy,
nhảy, ném, leo ừèo, bò, mang vác...). Khả năng thích ứng chỉ trình độ (năng
lực) thích ứng chủ yếu về chức năng của cơ thể con người với hoàn cảnh bên
ngoài, bao gồm cả sức đề kháng với các bệnh tật. Còn trạng thái thể chất chủ
yếu nói về tình trạng cơ thể qua một số dấu hiệu về thể tạng, được xác định
bằng các cách đo tương đối đơn giản về chiều cao, cân nặng, vòng ngực, dung
tích sống, lực tay, chân, lưng... ừong một thời điểm nào đấy.
Đặc trưng của sự phát triển thể chất phụ thuộc nhiều vào các nguyên
nhân tạo thành (điều kiện bên ngoài và bên trong), sự biến đổi của nó theo một
số quy luật về tính di truyền và khả biến, sự phát triển theo lứa tuổi và giới tính,

sự thống nhất hữu cơ giữa cơ thể và môi trường, giữa hình thức - cấu tạo và
chức năng của cơ thể.


10

Chỉ có thể đạt hiệu quả phát triển thể chất tốt nếu hiểu được vận dung,
tác động theo những phương hướng, mục đích nhất định, phù họp với nhu cầu
và lợi ích của từng cá nhân và xã hội. TDTT là một nhân tố xã hội chuyên môn
nhằm phát triển thể chất của con người, chủ yếu là về các tố chất vận động và
những kĩ năng vận động quan trọng trong đời sống.
1.2.5. Huấn luyện thể thao
Huấn luyện thể thao là một hình thức giáo dục thể chất mang tính
chuyên môn hoá cao, nhằm mục đích chuẩn bị cho VĐV lập thành tích thể thao
cao và cao nhất trong môn thể thao phù họp. Huấn luyện thể thao là một ừong
những mặt hoạt động chính của lĩnh vực thể thao thành tích cao nhằm phát hiện
và bồi dưỡng các tài năng thể thao trẻ cho đất nước.
Từ “Huấn luyện” được sử dụng ừong các ngôn ngữ chung với các nghĩa
khác nhau. Theo nghĩa rộng thì huấn luyện hiện nay được hiểu là một quá trình
đào tạo có tổ chức nhằm mục đích nâng cao năng lực làm việc thể chất, tâm lí
hay kĩ thuật vận động của con người. Ví dụ: huấn luyện cán bộ chính trị, huấn
luyện các chiến sĩ lái máy bay, huấn luyện sĩ quan dự bị...
Trong lĩnh vực TDTT chúng ta sử dụng thuật ngữ “huấn luyện thể thao”
và hiểu đó là sự chuẩn bị cho VĐV nhằm đạt thành tích thể thao cao nhất.
Hiện nay, khái niệm này được sử dụng theo cả nghĩa hẹp và nghĩa rộng,
theo nghĩa hẹp thì huấn luyện thể thao là sự chuẩn bị VĐV về các mặt thể lực,
kĩ thuật, chiến thuật, tâm lí và trí thông minh dựa ừên cơ sở các bài tập thể chất.
Theo nghĩa rộng thì huấn luyện thể thao là quá trình chuẩn bị VĐV một
cách có kế hoạch và hệ thống. Đó là một quá trình sự phạm nhằm hoàn thiện
năng lực thể thao của VĐV được tiến hành dựa ừên các tri thức khoa học. Nó

bao gồm tất cả các tác động sư phạm, các điều kiện, các biện pháp kể cả biện
pháp tự giáo dục của VĐV nhằm mục đích nâng cao thành tích thể thao.
Tuy nhiên, giá trị của huấn luyện thể thao không dừng lại ở việc hoàn
thiện năng lực thể thao mà nó còn có ý nghĩa đặc biệt đối với sự phát triển nhân


11

cách của VĐV. Huấn luyện thể thao hướng vào việc giành thành tích thể thao
cao nhất. Ước mơ đạt được mục đích thể thao đòi hỏi VĐV phải có sự nỗ lực
rất lớn về thể lực, về tâm lí và trí tuệ trong quá trình tập luyện và thi đấu. Huấn
luyện thể thao được tiến hành như một quá trình sư phạm (thống nhất giữa giáo
dục và giáo dưỡng) nhằm hoàn thiện các năng lực thể chất và tâm sinh lí của
VĐV để giúp họ đạt được mục đích thành tích đề ra.
Năng lực làm việc về thể chất tinh thần được nâng cao nhờ sự tác động
của quá trình huấn luyện là cơ sở để VĐV thực hiện được những yêu cầu đa
dạng trong cuộc sống đáp ứng được các quy tắc đạo đức và những luật lệ mà xã
hội đặt ra.
1.3. Cơ sở sinh lý của tố chất sức bền tốc độ
Sức bền là một tố chất thể lực, đó là năng lực của VĐV nhằm chống lại
mệt mỏi trong hoạt động thể thao. Hay nói cách khác, sức bền là khái niệm
chuyên môn thể hiện lâu dài một hoạt động chuyên môn nhất định.
Sức bền tốc độ là khả năng chống lại mệt mỏi trong hoạt động về tốc độ.
Đặc điểm sức bền phụ thuộc vào: khả năng hấp thu oxi tối đa (V02 max)
càng cao thì công suất hoạt động ưa khí tối đa càng lớn.
Khả năng ưa khí của VĐV càng cao thì quá trình hồi phục càng nhanh,
cự ly chạy càng dài thì giá trị cung cấp năng lượng hoạt động càng lớn. Trong
tập luyện, tần số nhanh 150 - 160 làn/phút chứng tỏ khả năng ưa khí có hiệu
quả trong vận động với cường độ tập luyện đồng đều.
Vấn đề quan trọng của giáo dục sức bền là sự liên quan trực tiếp với

tổng khối lượng của buổi tập, việc giải quyết các vấn đề cung ứng năng lượng
là của cơ thể và hoàn thiện các cơ chế khoa học.
Phương pháp cơ bản tăng năng suất nguồn năng lượng yếm khí là hoạt
động lặp lại.
1.4. Cơ sở huấn luyện sức bền tốc độ


12

Trong hoạt động thể dục thể thao sức bền được hiểu là năng lực của cơ
thể chống lại sự mệt mỏi trong một hoạt động nào đó. Sức bền đảm bảo cho vận
động viên đạt được một cường độ tốt nhất các hành vi kỹ thuật, chiến thuật tới
cuối cự ly. Do vậy sức bền không những là một nhân tố xác định và ảnh hưởng
đến thành tích thi đấu mà còn là một nhân tố xác định thành tích tập luyện và
khả năng chịu đựng lượng vận động của vận động viên. Sức bền phát triển tốt
còn là một điều kiện quan trọng để hồi phục nhanh.
Trình độ sức bền được xác định trước hết bởi chức năng của hệ tuần
hoàn, hệ thần kinh và sự phối họp hoạt động của hệ thống các cơ quan, tất cả
các chức năng có một vai trò cơ bản. Việc vận dụng cao nhất tất cả các chức
năng sinh vật của vận động viên cho các thành tích sức bền phụ thuộc rất nhiều
vào tình trạng phối họp vận động vào các tính chất điều khiển tâm lý và đặc
biệt là điều khiển ý chí của vận động viên tức là khi con người thực hiện một
hoạt động nào đó với cường độ lớn thì sau đó một thời gian sẽ cảm thấy việc
thực hiện hoạt động đó khó khăn hơn biểu hiện ra bên ngoài như cơ mặt căng
phẳng, mồ hôi ra nhiều, càng có các biến đổi sâu sắc về tâm lý, song con người
vẫn duy trì được sự hoạt động nhờ những nỗ lực ý chí và chống lại mệt mỏi.
Mục đích của huấn luyện thể thao ảnh hưởng tới yêu cầu của các năng
lực sức bền là nó phải như các điều kiện cơ bản. Bởi vậy, cấu trúc của huấn
luyện sức bền cũng như các phương tiện, phương pháp được áp dụng phải thích
họp với yêu cầu của môn thể thao nhằm nâng cao thành tích.

Do vậy, để huấn luyện sức bền tốt người ta phải quan sát sức bền theo
yêu cầu thi đấu cụ thể. Sức bền là một trong những yếu tố cần thiết, yếu tố này
có quan hệ nhất định với tất cả các nhân tố khác. Huấn luyện sức bền phải phù
họp với tất cả các điều kiện khác của thi đấu dưới một góc độ nào đó nhất thiết
phải có một sức bền đặc trưng của từng môn thể thao, sức bền đặc trưng này
còn gọi là sức bền thi đấu chuyên môn.


13

Khi nói đến sức bền trong hoạt động thể dục thể thao chủ yếu người ta
nói đến sức bền trong các bài tập đòi hỏi hầu hết các nhóm cơ quan tham gia
hoạt động như chạy, bơi, đua xe đạp đường dài. Trong các bài tập thể thao, cơ
chế mệt mỏi cũng hoàn toàn khác nhau, các yêu cầu tâm sinh lý đối với sức bền
phụ thuộc chủ yếu vào thời gian hoạt động. Trong thi đấu cần chọn thời gian
kéo dài của thi đấu làm điểm chính để phân loại và càn phải phân biệt sức bền
ừong thời gian dài, sức bền trong thời gian ngắn và trung bình. Sức bền trong
thời gian ngắn là sức bền cần thiết để vượt qua một cự ly vận động viên thực
hiện bài tập không bị giảm sút tốc độ ở cuối cự ly, ở đây đòi hỏi một tỷ lệ %
cao về các quá trình trao đổi chất yếm khí. Trình độ sức bền ừong thời gian
ngắn cũng phụ thuộc một cách quyết định vào mức độ phát triển của sức mạnh
- bền và sức nhanh - bền. Vì sức bền luôn là thành phần của nhân tố thành tích
thể thao nên nó có quan hệ chặt chẽ với các tố chất thể lực sức mạnh và sức
nhanh. Những mối quan hệ này được thể hiện rõ ràng bằng các thuật ngữ sức
mạnh - bền, sức nhanh - bền, đây là những tố chất thể lực tổng họp cùng có tác
dụng xác định thành tích thi đấu với các giá trị khác nhau trên cơ sở phụ thuộc
vào thời gian kéo dài của thi đấu và đặc điểm của từng môn thể thao.
Sức bền trong từng loại bài tập có tính chuyên biệt phụ thuộc vào những
nhân tố khác nhau, đặc biệt là phụ thuộc vào mức độ hoàn thiện kỹ thuật. Do
đó, khi nâng cao sức bền chuyên môn một loại bài tập xác định nào đó thì hầu

như không có tác dụng làm tăng sức bền chuyên môn trong một loại bài tập
khác.
Sức nhanh bền là khả năng chống lại mệt mỏi khi vận động với tốc độ
gần tối đa, chủ yếu với sự tạo thành năng lượng yếm khí, điều này có ý nghĩa là
trong các bài tập cho chu kỳ, tốc độ động tác đạt được trong các cự ly ngắn
không được giảm đi quá mức, thông qua các hiện tượng mệt mỏi và ức chế.
Nâng cao trình độ thể lực thực chất là quá trình làm cho cơ thể thích


14

nghi dàn với lượng vận động ngày càng lớn, điều này đòi hỏi đôi khi rất nặng
nề và nhàm chán do tính đơn điệu của bài tập. Một mặt đòi hỏi người tập phải
có sự tích luỹ thích nghi dàn dần và càn phải có thời gian. Neu tập luyện một
cách gò ép đốt cháy giai đoạn thì chẳng những không đem lại kết quả mà còn
có hại đối với người tập, sức khoẻ sẽ bị ảnh hưởng lớn. Còn nếu tập luyện có hệ
thống sẽ nâng cao được sức bền một cách đáng kể. Nhưng cũng càn khả năng
về sức bền phụ thuộc rất lớn về yếu tố di truyền, đặc điểm cơ bắp, và khả năng
hấp thụ oxi của cơ thể. Vì vậy, ngoài việc tập luyện đúng phương pháp thì cần
có các thử nghiệm dự báo tuyển chọn và xác định cự ly chuyên môn hoá phù
họp cho từng vận động viên.
- Theo Parophen: muốn đánh giá được sức bền tốc độ mà con người có
khả năng duy trì được cường độ hoạt động định trước đó là một trong những
tiêu chuẩn sức bền. Mặt liên quan trực tiếp đến phương pháp là phải nâng cao
khả năng ưa khí, yếm khí và nâng cao các giới hạn sinh lý, tâm lý để duy trì
tính bền vững của cơ thể đối với những biến đổi mới.
Thành phần cơ bản trong giáo dục sức bền có sự liên quan đến cường độ
tuyệt đối ừong buổi tập, tham gia trực tiếp vào quá trình cung cấp năng lượng
cho cơ thể. Nếu cường độ dưới mức giới hạn thì hoạt động đó diễn ra ừong điều
kiện ổn định (nhu cầu oxi nhỏ hơn khả năng cung cấp oxi). Nếu hoạt động đó

có cường độ tối đa thì diễn ra trong điều kiện nợ oxi. Thời gian nghỉ giữa quãng
giới hạn thì những quãng nghỉ ngắn, những quãng nghỉ tối đa, quãng nghỉ dài
như vậy nếu đảm bảo cho cơ thể hồi phục trước khi bước vào hoạt động lặp lại.
Tính chất nghỉ ngơi phải kết họp với đi bộ, chạy nhẹ nhàng đảm bảo cho cơ thể
mức hấp thụ oxi và tránh hiện tượng làm cơ thể chuyển từ trạng thái động sang
trạng thái tĩnh một cách đột ngột, nên duy tri cơ thể ở mức hoạt động càn thiết
tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện lần lặp tiếp theo. Mặt khác, sức bền
tốc độ có liên quan trực tiếp tới tốc độ biểu hiện ra các chỉ số tương đối hay chỉ


15

số riêng biệt.
Phương pháp phát triển sức bền chuyên môn có hai đặc điểm chung:
Một là: Nếu sức bền chung được phát triển chủ yếu thông qua các bài tập
có tính chu kỳ thì trong phát triển sức bền chuyên môn người ta sử dụng bài tập
chuyên môn hoá của vận động viên là chính.
Hai là: Các bài tập để phát triển sức bền chuyên môn được thực hiện với
cường độ gần cường độ thi đấu. Nếu tập hơn thì sẽ không có hiệu quả.
Nếu ừong huấn luyện nâng cao sức bền chung, huấn luyện viên kéo dài
thời gian và khối lượng bài tập có ý nghĩa quyết định thì điều quan trọng đối
với sức bền chuyên môn là xác định mối tương quan tối ưu giữa cường độ và
khối lượng bài tập. Căn cứ vào cự ly chuyên môn hoá. Tuy nhiên cự ly chuyên
môn hoá như thế nào thì trước khi huấn luyện sức bền chuyên môn cần phải
xây dựng nền vững chắc của nó là sức bền chung.
Các yêu cầu đối với sức bền trong thời gian ngắn.
Các yêu cầu đặt ra cho khả năng ưa khí gàn giống như các thành tích sức
bền trong thời gian trung bình. Tuy nhiên, các yêu cầu yếm khí lớn hơn rất
nhiều so với các yêu cầu này trong điều kiện thi đấu, tỷ lệ huy động năng lượng
yếm khí (70 - 80%) chiếm ưu thế rõ ràng. Đồng thời các khả năng ưa khí của cơ

thể cũng được yêu cầu đầy đủ. Tần số tương đối cao của các xung động thần
kinh cũng đặt ra cho hệ thần kinh trung ương những yêu cầu cao nhất.
Những nhân tố quyết định của khả năng yếm khí là:
+ Mức độ dự trữ năng lượng và khả năng huy động các nguồn dự trữ này
khi thiếu oxi.
+ Khả năng trung hoà các phản ứng axit của quá trình trao đổi chất.
+ Khả năng có thể co cơ ngay khi axit lactic tập trung nhiều trong máu.
Để phát triển những khả năng này người ta phải tạo được các điều kiện
tương ứng trong huấn luyện, trong đó phù họp nhất là phương pháp lặp lại và


16

phương pháp giãn cách thời gian ngắn.
Tuy nhiên, để phát triển khả năng ý trí phải dựa trên nền của khả năng
ưa thích cho các môn sức bền trong thời gian ngắn.
+ Sức bền trong thời gian dài: trên 11 phút thành tích phụ thuộc vào khả
năng hoạt động ưa khí.
+ Sức bền trong thời gian trung bình: 2 - 1 1 phút thành tích phụ thuộc
vào khả năng yếm khí và ưa khí.
+ Sức bền trong thời gian ngắn: 10 giây - 2 phút thành tích phụ thuộc
vào khả năng yếm khí.
Phương pháp huấn luyện nâng cao sức bền nói chung ừong các môn thể
thao có chu kỳ đều có sự kết họp của 5 yếu tố cơ bản của lượng vận động đó là:
- Cường độ bài tập.
- Thời gian bài tập.
- Thời gian nghỉ giữa quãng.
- Tính chất nghỉ ngơi giữa quãng.
- Số lần lặp lại.
Vậy với việc huấn luyện các tố chất nhằm nâng cao thành tích trong

chạy cự ly ngắn cũng càn có sự kết họp của 5 yếu tố trên đặc biệt với việc huấn
luyện sức bền tốc độ trong chạy cự ly 800m. Các bài tập phát triển sức bền tốc
độ ở đây chủ yếu là các bài tập lặp lại với tốc độ cực hạn và tốc độ gần cực hạn
của cơ thể trong trạng thái hiện trạng. Có như vậy mới tạo được sự chuyển sức
bền tốc độ, mới đạt được kết quả cao. Vậy cần giải quyết các nhiệm vụ có liên
quan vì ở cự ly trước tiên phải đảm bảo kỹ năng hoạt động trong tình trạng
thiếu oxi của cơ quan nội tạng, hoàn thiện và nâng cao các chức năng của cơ
thể. Mặt khác cơ sở sinh lý để phát triển sức bền tốc độ không những chỉ áp
dụng các bài tập một cách máy móc mà phải căn cứ vào đặc điểm lứa tuổi, giới
tính.


17

Nội dung chính của giáo dục và huấn luyện sức bền tốc độ trước hết là
phải nâng cao yếm khí và ưa khí. Trong đó sức bền ưa khí là năng lực duy trì
cường độ hoạt động trong điều kiện đủ oxi cho đến hết cự ly, còn sức bền yếm
khí là năng lượng duy trì cường độ hoạt động cao trong điều kiện thiếu oxi.
Trong khi giáo dục sức bền tốc độ phải chú ý đến đặc điểm của sức bền ưa khi
và yếm khí.
* Đặc điểm của sức bền ưa khí
- Cường độ hoạt động: mức giới hạn là 70 - 75% cường độ giới hạn.
- Thời gian hoạt động nhỏ hơn hoặc bằng lh30.
- Khoảng cách nghỉ ngơi: nên nghỉ ngơi tích cực tạo điều kiện thuận lợi
cho việc chuyển hoạt động từ động sang tĩnh, rút ngắn quá trình phục hồi.
- Tính chất nghỉ ngơi: tránh nghỉ ngơi ữong điều kiện tĩnh.
Số lần lặp lại: cần phải dựa vào mức độ duy trì khả năng hấp thụ oxi.
* Đặc điểm sức bền yếm khí:
- Hoàn thiện cơ chế glucoza phân giải.
+ Cường độ: tốc độ hoạt động bằng tốc độ giới hạn.

+ Thời gian hoạt động từ 20 giây - 2,5 phút.
+ Khoảng cách nghỉ ngơi: giảm dần sau mỗi lần lặp lại (VD: lần 1 nghỉ 6
phút, lần 2 nghỉ 3 phút...).
+ Tính chất nghỉ ngơi: tránh nghỉ ngơi trong điều kiện tĩnh.
+ Số làn lặp lại 3 đến 4 làn
- Hoàn thiện cơ chế hoạt động.
+ Cường độ hoạt động: bằng hoặc thấp hơn cường độ giới hạn.
+ Thời gian hoạt động: 3-8 giây.
+ Khoảng cách nghỉ ngơi: 2-3 phút hoặc phân nhỏm mỗi nhóm cách
nhau 7 - 1 0 phút.
+ Tính chất nghỉ ngơi tích cực phải sử dụng đúng các nhóm cơ mà hoạt


×