Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

CÔNG TY HONDA tại VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.29 KB, 15 trang )

CÔNG TY HONDA TẠI VIỆT NAM
Xe máy là phương tiện đi lại quan trọng & chủ yếu tại VN. Hiện nay nhu cầu về xe máy ở
VN rất lớn, thị trường xe máy VN được đánh giá là rất tiềm năng. Honda đã nhìn ra thị
trường màu mỡ này và khi chính thức bước chân vào thị trường VN cách đây 20 năm. Cty
liên tục đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tang cao
của thị trường mà xe là phương tiện chiếm gần 90% tại cái thành phố lớn. Kể từ khi có mặt
tại VN, Honda VN luôn phấn dấu vì hạnh phúc và an toàn của người dân cũng như vì sự
phát triển của kinh tế đất nước. Đồng thời luôn nổ lực áp dụng các công nghẹ va trang thiết
bị tiên tiến hiện đại trong sản xuất, phát triển mạng lưới các nhà cung cấp phụ tùng trong
nước nhằm nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, tiến hành chuyển giao công nghệ.
I.
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY HONDA TẠI VN :
1. Giới thiệu công ty :
- Công ty Honda Việt Nam được thành lập vào năm 1996 là cty liên doanh giữa Honda
Motor (Nhật Bản), Asian Honda Motor (Thái Lan) và tổng cty Máy động lực và Máy
Nông nghiệp VN (VEAM) với 2 sản phẩm chính là xe máy và ôtô. Sau gần 20 năm
có mặt tại VN, Honda VN đã không ngừng phát triển và trở thành một trong những
công ty dẫn đầu trong lĩnh vực sản xuất xe gắn máy và nhà sản xuất ô tô uy tín tại thị
trường VN.
- Với hơn 10.000 công nhân viên, Honda Việt Nam tự hào mang đến cho khách hàng
những sản phẩm chất lượng cao, dịch vụ tận tâm và những đóng góp vì một xã hội
giao thông lành mạnh. Với khẩu hiệu “sức mạnh của những ước mơ”, Honda mong
muốn được chia sẻ và cùng mọi người thực hiện ước mơ thông qua việc tạo thêm ra
nhiều niềm vui mới cho người dân và xã hội.
-

Hiểu rõ xe máy là phương tiện đi lại quan trọng và chủ yếu tại Việt Nam, Honda Việt
Nam luôn nỗ lực hết mình cung cấp cho khách hàng những sản phẩm xe máy có chất
lượng cao nhất với giá cả hợp lý được sản xuất từ những nhà máy thân thiện với môi
trường. Hiện nay, Cty Honda VN gồm có 3 nhà máy xe máy & 1 nhà máy ô tô:
+ Nhà máy xe máy 1 : thành lập vào tháng 3/1998. Được đánh giá là một trong


những nhà máy chế tạo xe máy hiện đại nhất trong khu vực Đông Nam Á, nhà máy
của Honda Việt Nam là minh chứng cho việc đầu tư nghiêm túc và lâu dài của Honda
taị thị trường Việt Nam. Trụ sở ở Phúc Thắng, Phúc Yên, Vĩnh Phúc với vốn đầu tư
hơn 290 triệu USD, nguồn lao động là 3319 người ( 8/2015 ) công suất 1 triệu xe / 1
năm.
+ Nhà máy xe máy 2 : thành lập vào tháng 8/2008. Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng
gia tăng của khách hàng Việt Nam, Honda Việt Nam quyết định đầu tư mở rộng sản
xuất, nâng cao sản lượng tại thị trường Việt Nam chuyên sản xuất xe tay ga và xe số
cao cấp với công suất 500.000 xe/năm. Điều đặc biệt của nhà máy xe máy thứ 2
chính là yếu tố “thân thiện với môi trường và con người”. Theo đó, nhà máy này
được xây dựng dựa trên sự kết hợp hài hòa và hợp lý nhất các nguồn năng lượng tự
nhiên là: Gió, Ánh sáng và Nước. Tháng 7/2011, Honda Việt Nam tiếp tục mở rộng
năng lực nhà máy 2, nâng sản lượng của nhà máy lên 1 triệu xe/ năm. Trụ sở ở Phúc
Thắng, Phúc Yên, Vĩnh Phúc với vốn đầu tư hơn 65 triệu USD, nguồn lao động là


4030 người ( 8/2015 )
+ Nhà máy xe máy 3 : thành lập vào tháng 11/2014, được thiết kế hướng tới mục tiêu
thân thiện với môi trường và con người. Với việc mở thêm nhà máy thứ 3 này, Honda
Việt Nam sẽ tăng năng lực sản xuất thêm 500.000 xe/năm, đáp ứng nhu cầu đang
tăng trưởng một cách mạnh mẽ của thị trường xe máy Việt Nam, đưa Honda Việt
Nam trở thành một trong những nhà máy sản xuất xe máy lớn nhất tại khu vực.Tính
đến thời điểm hiện tại, tổng công suất sản xuất của cả 3 nhà máy xe máy là 2,5 triệu
xe/năm, đưa Honda Việt Nam trở thành một trong những nhà máy sản xuất xe máy
lớn nhất tại khu vực và trên toàn thế giới. Trụ sở ở Đồng Văn, Duy Tien, Hà Nam với
vốn đầu tư hơn 120 triệu USD, nguồn lao động là 2000 người ( 9/2015 )
+ Nhà máy ô tô : thành lập vào tháng 3/2005 được trang bị đầy đủ máy móc và thiết
bị tương tự như các nhà máy Honda ở các nước khác với tiêu chí đặc biệt coi trọng
chất lượng, an toàn và thân thiện với môi trường. Hơn nữa, nhà máy còn được trang
bị dây chuyền lắp ráp động cơ với mong muốn từng bước nội địa hóa các sản phẩm

Ô tô. Trụ sở ở Phúc Thắng, Phúc Yên, Vĩnh Phúc với vốn đầu tư khoảng 65 triệu
USD, nguồn lao động 425 người ( 9/2015 ), công suất 10.000 xe / năm, diện tích
30.000m2
2. Tình hình kinh doanh trong những năm gần đây:

Tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận của Honda Việt Nam trong những năm qua.
-

-

Honda Việt Nam hiện giữ hơn 70% thị phần xe máy với lượng bán ra 2,03 triệu xe
trong năm 2015 (năm 2014 là 1,91 triệu xe). Dù thị trường trong nước đã có dấu hiệu
bão hoà, Honda hiện vẫn giữ khá vững thị phần và chuyển hướng mở rộng xuất khẩu
ra khu vực và thế giới.
Năm ngoái, Honda đạt doanh thu từ bán xe máy và ôtô là 68.000 tỷ đồng (xe máy
chiếm khoảng 95%), tăng mạnh so với mức 61.500 tỷ đồng của năm 2014. Lợi nhuận
trước thuế năm 2015 đạt trên 12.000 tỷ đồng và là năm thứ 2 liên tiếp doanh nghiệp
ghi nhận mức lãi trên 10.000 tỷ. Sau khi đóng thuế, năm 2015, Honda thu lãi gần
9.000 tỷ đồng.


-

-

-

Nhờ lợi nhuận cao, Honda thường chia cổ tức tiền mặt cho các cổ đông, theo đó năm
2015 VEAM đã được chia khoảng 2.680 tỷ đồng tiền mặt tương ứng với 30% cổ
phần, trong khi Honda Motor (Nhật Bản) sở hữu 42% vốn nhận về gần 3.750 tỷ

đồng, Honda Motor Thái Lan sở hữu 28% nhận 2.500 tỷ đồng tiền mặt.
Cùng với xe máy, Honda đã sớm nhận ra dư địa lớn trên thị trường ôtô Việt Nam nên
đã đầu tư 65 triệu USD vào năm 2005 để xây dựng nhà máy sản xuất ôtô với công
suất khoảng 10.000 xe một năm.
Năm 2015, tiêu thụ ôtô của Honda Việt Nam đạt 8.300 chiếc, tăng 48% so với năm
trước. Với 3 nhà máy xe máy (tổng vốn đầu tư 475 triệu USD) và một nhà máy ôtô,
trong 20 năm qua, Honda đã cung cấp gần 20 triệu xe máy và 44.000 ôtô cho thị
trường.

II.
PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH :
1. Môi trường vi mô :
Môi trường vi mô của hoạt động marketing là tổng thể các tác nhân ảnh hưởng trực
tiếp đến hoạt động marketing của doanh nghiệp, bao gồm: các nhà cung cấp, các sản
phẩm thay thế, đối thủ tiềm ẩn, các đối thủ cạnh tranh, các trung gian marketing, các
khác hàng.
a. Nhà cung cấp :
- Nhà cung cấp là tổ chức hoặc cá nhân kinh doanh cung cấp nguyên vật liệu cần thiết
cho việc sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp và các đối thủ cạnh tranh. Để quyết
định mua các yếu tố đầu vào, doanh nghiệp cần xác định rõ đặc điểm của chúng, tìm
kiếm nguồn cung cấp, chất lượng và lựa chọn nhà cung cấp tốt nhất về chất lượng, uy
tín giao hàng, độ tin cậy và đảm bảo giá hạ.
- Sự khác biệt hóa sản phẩm của nhà cung cấp: Được chế tạo từ vật liệu chất lượng cao
bằng công nghệ tiên tiến nhất, phụ tùng chính hiệu Honda dù được nhập khẩu từ
Nhật Bản, Thái Lan, Trung Quốc, Italia hay cung cấp bởi các nhà sản xuất trong
nước đều luôn đảm bảo các yêu cầu tính năng kỹ thuật, đồng thời thỏa mãn nghiêm
ngặt tiêu chuẩn chất lượng của Nhật như Jis, Hes, Jama... và cả các tiêu chuẩn TCVN
Việt Nam. Mọi phụ tùng do Honda Việt Nam cung cấp đều luôn đạt yêu cầu về chất
lượng ngang bằng với chất lượng sản xuất tại Nhật Bản.
- Ở Việt Nam, nhà máy Honda mới chỉ dừng lại ở công việc lắp ráp xe máy, còn phụ

tùng chính hãng được nhập khẩu từ các nhà máy chính hãng Honda từ các nước
khác, điều này khiến cho mức độ tập trung nhà cung ứng lớn, Honda Việt Nam khó
chuyển đổi nhà cung ứng đầu vào. Mặc dù vậy, công ty Honda Việt Nam lại không
có sự cạnh tranh về nhà cung ứng và luôn yên tâm về giá cả cũng như chất lượng đầu
vào.
b. Các sản phẩm thay thế :
- Các sản phẩm của Honda Việt Nam không phải cạnh tranh với quá nhiều loại sản
phẩm thay thế trên thị trường. Mặc dù ôtô cũng đang dần trở thành sản phẩm thay thế
chiếm vị trí cao trên thị trường trong nước, nhưng vẫn chưa phải là mặt hàng thay thế
hoàn hảo, vì thu nhập của người dân Việt Nam còn thấp nên xe máy vẫn là phương
tiện đi lại chủ yếu và cần thiết nhất. Theo điều tra mới nhất của hãng Honda, tiềm
năng cho thị trường xe máy còn rất lớn.
- Hiện nay, ở Việt Nam trung bình là 6 người/1 xe máy, và hầu hết mọi người vẫn còn
có nhu cầu sử dụng phương tiện này. Nhờ có những ưu thế như trên, hãng Honda
Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh số lượng và chất lượng sản phẩm, đáp ứng tốt nhất nhu
cầu khách hang.


c. Đối thủ tiềm ẩn :
- Ở Việt Nam, số lượng xe máy nhập khẩu nguyên chiếc là không nhiều do bị đánh
thuế cao và giá khá đắt nên không có tính đại trà, chỉ chiếm số lượng nhỏ khách
hàng. Hơn nữa, rào cản gia nhập thị trường ôtô, xe máy trong nước là khá lớn do đã
có sự phân chia thị phần xe máy rõ ràng của các hãng xe máy lớn, khách hàng trung
thành với các nhãn hiệu có uy tín trên thị trường như Honda, Yamaha, Suzuki…nên
các hãng sản xuất xe máy mới xuất hiện trên thị trường thường bị thiếu năng lực cạnh
tranh. Do vậy, đối thủ tiềm ẩn chủ yếu trong ngành của ngành sản xuất xe máy trong
nước nói chung và Honda nói riêng là xe máy nhập lậu từ Trung Quốc, tuy chất
lượng không cao nhưng giá rẻ và dễ tìm kiếm phụ tùng thay thế.
- Để khắc phục nguy cơ này từ phía đối thủ tiềm ẩn cũng như để hướng đến thị trường
người dân có thu nhập trung bình thấp, Honđa Việt Nam đã cho ra mắt các dòng xe

giá rẻ, chất lượng tốt và thân thiện với môi trường. Thực tế đã chỉ ra rằng, các sản
phẩm của Honda có một chiến lược phát triển sản phẩm rõ ràng và có nhiều điểm
vượt trội so với đối thủ cạnh tranh, giữ lòng tin trong khách hàng. Với chiến lược
phát triển theo chiều sâu, sản xuất ra các sản phảm giá rẻ, chất lượng tốt, thân thiện
với môi trường đã giúp Honda đứng vững trong thị trường Việt Nam rất nhiều năm
qua.
d. Đối thủ cạnh tranh :
- Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là không thể tránh khỏi đối với bất kỳ doanh
nghiệp nào, nó liên quan tới sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Do vậy, vấn đề
đặt ra là phải làm gì và làm như thế nào để có thể duy trì được lợi thế cạnh tranh
trong suốt quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tìm hiểu về đối thủ cạnh
tranh là công việc không thể thiếu với bất kỳ doanh nghiệp nào. Vấn đề này không
chỉ áp dụng riêng với Honda Việt Nam mà với tất cả các doanh nghiệp.
- Trong những năm gần đây, thị trường xe máy ở Việt Nam đã nhiều thay đổi khi các
doanh nghiệp thấy được nhu cầu về xe máy của người Việt Nam là rất lớn. Sau
Honda, một số hãng xe gắn máy lớn khác cũng đã tiến hành liên doanh với Việt Nam
để thành lập những công ty liên doanh sản xuất xe máy như Suzuki Việt Nam,
Yamaha Việt Nam, VMEP của tập đoàn SYM… Bên cạnh đó là sự đổ bộ ồ ạt của các
dòng xe máy Trung Quốc tạo nên một sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường. Cuộc
cạnh tranh giờ đây không chỉ là cạnh tranh về chất lượng, mẫu mã, kiểu dáng mà
thực sự là cuộc cạnh tranh về thương hiệu sản phẩm.
• Yamaha :
Có thể thấy ngay cạnh tranh trực tiếp với Honda trên thị trường hiện nay là Yamaha
Việt Nam. Công ty Yamaha Motor Việt Nam thành lập ngày 01/04/1999, là doanh
nghiệp liên doanh giữa công ty Yamaha Motor Nhật Bản, Tổng công ty Lâm nghiệp
Việt Nam và công ty công nghiệp Hong Leong Industries Berhad Malaysia với số
vốn pháp định là 24.250.000 USD. Tuy là kẻ đến sau nhưng Yamaha đã chiếm được
vị trí tương đối vững chắc trên thị trường xe máy Việt Nam. Sản phẩm của hãng được
nhiều người ưa thích, đặc biệt là giới trẻ. Yamaha tung ra thị trường với nhiều loại xe,
từ xe số, xe phanh đĩa, xe tay ga với kiểu dáng và màu sắc trẻ trung. Các kiểu xe ga

của Yamaha như Mio Amore, Mio Maximo, Mio Classic đều có thiết kế nhỏ gọn, giá
cả dao động từ 16-18 triệu đồng, phù hợp với phụ nữ Việt Nam. Bên cạnh xe tay ga
dành cho nữ giới, Yamaha cũng rất chú ý tới dòng xe tay ga dành cho nam giới- đó
chính là Nouvo. Ngoài ra Yamaha cũng cung cấp trên thị trường các sản phẩm xe số
như Sirius, Jupiter…với nhiều màu sắc đa dạng. Mặc dù không thể trực tiếp cạnh
tranh với Honda về chất lượng nhưng các hãng xe máy khác lại có lợi thế hơn về


chủng loại sản phẩm. Chủng loại của các hãng này rất phong phú, đa dạng, hợp thời
trang. Ngoài ra, Yamaha còn có chiến lược tiếp thị, quảng cáo rộng rãi, có hình thức
mua trả góp với lãi suất thấp để thu hút khách hàng. Tập đoàn Yamaha cũng đã thành
lập tại Băng Cốc một trung tâm với chức năng nghiên cứu phát triển các loại xe máy
ở Châu Á và Việt Nam tạo điều kiện tìm hiểu và nắm bắt nhu cầu thị trường.
• Sym :
Một đối thủ nữa không thể không nhắc tới là SYM. Đây là công ty công nghiệp
San Yang thuộc tập đoàn Chinfon được thành lập năm 1954 tại Đài Loan, khởi đầu
bằng việc sản xuất dinamo xe đạp. Năm 1962 bắt đầu sản xuất xe máy. Trong 50 năm
qua, San Yang đã tiêu thụ khoảng 6.000.000 xe máy, luôn là doanh nghiệp hàng đầu
về sản xuất và tiêu thụ xe máy ở Đài Loan. Năm 1992, San Yang đầu tư sản xuất xe
máy tại Việt Nam với tổng số vốn đầu tư là 1.160.000.000USD, công suất 540.000
xe/năm. Đây là dự án đầu tư lớn nhất tại Việt Nam thuộc loại này. Năm 2002, công ty
San Yang đã tăng cường đầu tư để triển khai dự án thiết kế và lắp ráp động cơ
15.000.000 USD. VMEP là công ty đầu tiên đưa thiết bị sản xuất động cơ vào Việt
Nam, các phân xưởng đầu tiên đã đưa vào hoạt động: sản xuất xi lanh, cốt cam, phụ
tùng ô tô và khuôn mẫu chính xác. Hiện nay, VMEP là doanh nghiệp có tỷ lệ nội đại
hóa cao nhất trong các doanh nghiệp sản xuất xe máy tại Việt Nam với mức độ nội
địa hóa đạt hơn 90% cho một số loại xe. Về nhân sự, VMEP có gần 2000 cán bộ
nhân viên chính thức, toàn bộ nhân viên kỹ thuật được đào tạo chuyên môn để đảm
bảo cung cấp chế độ hậu mãi tốt. Sản phẩm mang thương hiệu SYM có hai dòng xe
chính: xe số và xe tay ga. Dòng xe số có các nhãn hiệu như Angle, Star, Magic,

Amigo, Bonus, Husky. Dòng xe ga có Attila, Excel, HD, GTS. Với chất lượng, uy tín
và sự cải tiến không ngừng, các sản phẩm có mẫu mã đẹp, chất lượng cao, SYM Việt
Nam đã và đang trở thành một trong những nhãn hiệu được người tiêu dùng yêu
mến.
• Suzuki :
Suzuki là một hãng xe lớn của Nhật Bản. Công ty Suzuki Việt Nam thành lập ngày
21 tháng 4 năm 1995 tại Việt Nam với lượng vốn pháp định 11.700.000 USD, tổng số
vố đầu tư là 34.200.000 USD. Năm 1996, công ty đã đi vào hoạt động. Không chỉ cải
tiến các xe đã có, Suzuki còn đưa ra thị trường các loại xe mới như Shogun R125,
Viva 110 thường và phanh đĩa, Smash 110. Ngoài ra, hãng còn sản xuất một số loại
xe khác bao gồm: xe thể thao (GSX hay Hayabusa), xe đường trường (V-Strom), xe
tay ga (Burgman), xe vượt chướng ngại vật (RM), xe vượt mọi địa hình (Vinson,
Ozark, Eiger, Quadsport). Tất cả đề được thiết kế với tính năng nổi trội. Sản lượng
mỗi năm của Suzuki khoảng 60.000 chiếc. Công ty cũng không ngừng nghiên cứu
cải tiến công nghệ nhằm đem lại những sản phẩm tinh tế. Bên cạnh đó là hệ thống đại
lý rộng khắp, phục vụ tận tình với chế độ hậu mãi và chăm sóc khách hàng chu đáo.
Chính nhờ các nỗ lực không ngừng nên thị trường của Suzuki ngày càng được mở
rộng.
• Các hãng cung cấp xe máy khác :
Trong điều kiện mức thu nhập bình quân của người Việt Nam còn thấp thì giá bán
xe máy của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vẫn là khá cao. Nắm bắt
được nhu cầu về xe máy tại thị trường Việt Nam là rất lớn, các ông chủ tập đoàn xe
máy lớn tại Trung Quốc như Lifan, Zhongshen, Fushi…bằng “chiến thuật” theo mẫu
của các động cơ có sẵn trên thị trường đã sản xuất hàng loạt sản phẩm xe máy với giá
bán thấp kỷ lục để xuất sang thị trường Đông Nam Á trong đó có Việt Nam và đã
thực sự rất thành công vì một bộ phận lớn người lao động Việt Nam có nhu cầu mua


xe máy song lại có thu nhập thấp. Gián tiếp đưa xe máy Trung Quốc vào thị trường
Việt Nam là các doanh nghiệp lắp ráp dây chuyền IKD. Hoạt động chủ yếu của các

doanh nghiệp này là nhập khẩu linh kiện, chi tiết, phụ tùng của các nhà sản xuất tại
Trung Quốc rồi đem về lắp ráp, hoàn thiện và tung ra thị trường. Không những nhái
lại “kiểu dáng” mà người sản xuất xe Trung Quốc còn nhái lại “nhãn hiệu” hoặc nếu
có khác thì chỉ khác ở một số bộ phận, chi tiết rất khó để nhận ra. Từ những phân tích
trên cho thấy, thị trường xe máy ở Việt Nam đang diễn ra sự cạnh trannh hết sưc khốc
liệt. Vì thế, để có thể đứng vững và phát triển trên thị trường đòi hỏi Honda phải biết
tận dụng tối đa các điểm mạnh, không ngừng cải tiến và nâng cao chất lượng sản
phẩm, tổ chức tốt hệ thống bán hàng, chăm sóc khách hàng đồng thời phải xây dựng
cho mình một chiến lược cạnh tranh cũng như kinh doanh hợp lý
Ở Việt Nam hiện nay, kinh doanh xe máy rất phát triển phong phú về chủngloại và
mẫu mã, giá cả. Các đối thủ cạnh tranh luôn tìm cách đưa ra các chương trình hấp
dẫn để dành lại khách cho mình. Vì vậy khách hàng có những lựa chọn sản phẩm của
các nhà cung cấp khác nhau.
e. Các trung gian marketing :
- Các trung gian marketing là những cơ sở kinh doanh hỗ trợ doanh nghiệp trong việc
cổ động, bán hàng và giao hàng của doanh nghiệp đến tận tay người tiêu dùng. Họ
bao gồm:
- Các trung gian phân phối sản phẩm: các nhà buôn (bán sỉ và lẻ), đại lý, môi giới. Các
trung gian phân phối tạo nên sự tiện lợi về địa điểm (tồn trữ sản phẩm gần nơi khách
hàng cư trú tạo nên sự sẳn có cho việc mua sắm), tiện lợi về thời gian (bằng cách mở
cửa nhiều giờ hơn để khách hàng mua thuận tiện), tiện lợi về chủng loại (chuyên môn
hóa cửa hàng hay sắp xếp, bố trí các quầy bày sản phẩm tiện cho việc lựa chọn của
người mua), tiện lợi về sở hữu (bằng cách chuyển sản phẩm đến khách hàng theo các
hình thức thanh toán dễ dàng như trả bằng thẻ tín dụng).
- Các cơ sở hỗ trợ hoạt động phân phối, bao gồm hệ thống các doanh nghiệp kinh
doanh kho bãi và bảo quản; các cơ sở vận chuyển...giúp cho doanh nghiệp tồn trữ và
vận chuyển sản phẩm từ điểm gốc đến nơi tiêu thụ. Các doanh nghiệp phải quyết
định lựa chọn hình thức và phương tiện vận chuyển nào cho hiệu quả nhất trong sự
so sánh về chi phí, giao hàng, tốc độ và an toàn.
f. Yếu tố khách hàng :

- Việt Nam là quốc gia có dân số đông, kết cấu dân số trẻ, số người trong độ tuổi lao
động chiếm tỷ trọng lớn, phương tiện chủ yếu là xe đạp và xe máy. Tuy nhiên những
năm gần đây đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, nhu cầu về phương tiện đi
lại ngày càng gia tăng đặc biệt là tầng lớp trẻ. Trình độ học vấn của người dân ngày
càng nâng cao số người có trình độ đại học và cao đẳng chiếm tỷ trọng càng lớn. Thu
nhập người dân ngày càng tăng. Chính những hiểu biết và thu nhập hiện tại làm họ
có xu hướng tiêu dùng những sản phẩm có chất lượng tốt và hợp thời trang. Vì vậy,
đòi hỏ các doanh nghiệp phải nghiên cứu cho ra đời các sản phẩm phục vụ nhu cầu
dân chúng. Honda luôn quan tâm nghiên cứu kỹ những khách hàng của mình để qua
đó có thể đáp ứng tốt nhất nhu cầu của họ. Chính vì vậy Honda luôn có các sản phẩm
phù hợp với từng đối tượng khách hàng.
Ví dụ: Đối với khách hàng có thu nhập thấp hoặc trung bình công ty đưa ra các
sản phẩm xe máy bình dân. Phù hợp với túi tiền của họ, như các sản phẩm xe máy
Wave anpha, Wave RS, Click,…


-

2.
a.
-

-

b.
-

c.
-


Các khách hàng có thu nhập cao thì công ty đưa ra các sản phẩm xe tay ga, xe hơi đắt
tiền như: SH, Dylan, PS… Các sản phẩm xe hơi như Civic, CR-V…Hay sản phẩm xe
hơi cao cấp phục vụ cho những người giàu như: accord với giá 1,7 tỷ đồng Việt Nam.
Việc nghiên cứu kỹ nhu cầu của khách hàng để có thể đưa ra các sản phẩm phù hợp
là vô cùng quan trọng, quyết định thành công của doanh nghiệp trên thị trường. Vì
vậy trước khi tung ra một sản phẩm mới Honda luôn tổ chức các chương trình thăm
dò ý kiến khách hàng và nghiên cứu thị trường cẩn thận. Việc nắm bắt được nhu cầu
khách hàng sẽ giúp công ty thành công và qua đó cũng góp phần nâng cao vị thế
cạnh tranh của Honda so với các đối thủ trên thị trường.
Môi trường vĩ mô :
Yếu tố dân số :
Dân số là một yếu tố rất được các nhà làm marketing quan tâm, bởi thị trường là do
con người hợp lại mà thành. Honda dựa trên các đặc điểm phân bố dân cư và thu
nhập để phân phối các sản phẩm của mình sao cho phù hợp.
Đất nước chúng ta có 87 triệu người và GDP bình quân của chúng ta là 1.300
USD/người. Từ con số này chúng ta dễ hiểu một điều là thu nhập của người dân Việt
Nam còn thấp. Với sự phát triễn cơ sở hạ tầng còn yếu kém, thói quen đi lại của
người dân và khả năng tài chính eo hẹp đó chính là nguyên nhân đã số người dân sử
dụng xe máy làm phương tiện đi lại thông dụng nhất. Do đó việc kinh doanh xe máy
ở Việt Nam rất tiềm năng và là địa điểm ưu tiên của các doanh nghiệp. Cơ sở hạ tầng
của chúng ta chưa kịp phát triển kịp cùng với sự phát triển của nền kinh tế. Điển hình
như 2 thành phố lớn của VN là HN và TPHCM việc xây dựng cơ sở hạ tầng đáp ứng
cho nhu cầu lưu thông của các phương tiện giao thông còn nhiều bất cập, tắc trách và
thiếu hiểu biết dẫn đến hàng loạt công trình chống chéo, hư hỏng và huy hoạch xây
dựng xong lại phá do không hợp lý. Thêm vào đó thì người dân VN có thói quen
tham gia giao thông bằng xe máy.
Ở khu vực nông thôn: Với điều kiện sống, thu nhập thấp do làm nông nghiệp nên
người dân nông thôn mong muốn có một phương tiện đi lại để thay cho chiệc xe đạp
cà tnagf cũng là một điều lớn rồi. Với khoảng 70% dân số ở nông thôn thì dĩ nhiên xe
máy là ưu tiên số một cho thị trường này. Nó cũng là lựa chọn tối ưu của người dân.

Từ đó cho ta thấy mặc dù số lượng xe máy của chúng ta nhiều song về cầu của nó
còn rất lơn vì thế việc khai thác tốt nhu cầu này của người dân sẽ đêm lại hiệu quả
cao cho các doanh nghiệp kinh tế xe máy.
Ở khu vực thành thị: Công thy thường phân phối các sản phẩm xe tay ga, xe số đắt
tiền nay các sản phẩm ô tô, bởi vì người dân ở thành thị có thu nhập cao cho nen họ
cũng có nhu cầu cao về sản phẩm này của Honda
Yếu tố kinh tế :
Việt Nam là nước đang phát triển, thu nhập của người dân hiện nay là do các nguồn:
tiền lương, thu nhập ngoài lương, thu nhập từ lãi suất tiền gữi. Thu nhập của người
dâm tăng nhanh trong những năm gần đây, điều này làm thay đổi cơ cấu chi tiêu cho
các sản phẩm. Sư phát triển da dạng các thành phần kinh tế tạo điều kiện phát triển
mạnh mẽ của hàng sản xuất và hàng tiêu dùng. Đó cũng là điều kiện thuận lợi để
hãng xe Honda phát triển sản xuất và kinh doanh xe máy tay ga.
Tuy nhiên, vào năm 2012 giá xăng dầu có nhiều biến động và nhìn chung khá cao
nên hiện nay người dân đang có xu hướng chọn các lại xe tiết kiệm nhiên liệu.
Yếu tố chính trị - pháp luật :
Một đơn vị sản xuất kinh doanh chịu tác động rất lớn của hình thức chính trị lật pháp.
Mỗi quyết định mở rộng quy mô, tiêu thụ, giá cả dều bị chi phối bởi chính sác của


các cơ quan nhà nước. Nghành sản xuất xe máy cũng vậy, nó chịu tác động của thuế,
luật pháp thương mại, luật pháp kinh doanh.... Honda Việt Nam dược thừa hưởng
công nghệ của honda Nhật Bản, vì thế nó phải đáp ứng những tiêu chí và luật sở hữu
trí tuệ, lật bản quyền trong quá trình chuyển giao công nghệ
- Khi tham gia vào các tổ chức kinh tế, hàng rào thuế quan dần được bãi bỏ. Vì thế cần
có chất lượng, giá cả và hệ thống phân phối để có thể cạnh tranh với các doanh
nghiệp khác trong và ngoiaf nước, đồng thời tránh những vi phạm pháp luật và các
điều khoản về tự do thương mại.
- Liên quan tới vấn đề nội địa hóa, những linh kiện được nhập nguyên chiếc từ nước
ngoài phải chịu thuế suất 30%-40%, những linh kiện được nhập khẩu về lắp ráp trong

nước cũng phải chịu thế 20-25% thì rõ ràng, những chiếc xe nội địa hóa sẽ ưu thế lớn
trong cạnh tranh về giá cả, đặc biệt là những dòng xe có giá vừa phải.
d. Yếu tố văn hóa – xã hội :
- Xe máy là phương tiện phổ biến nhất ở Việt Nam thực sư là một bài toán khó khi sự
phát triển không cân xứng giữa dân số và cơ sở hạ tậng, đường sắt. Tình trạng tắc
đường cục bộ đặc biệt là vào những dịp lễ tết. Vì thế, xe máy dường như là lựa chọn
tối ưu khi tham gia giao thông ở Việt Nam hiện nay.
- Mặc dù là một phương tiện cơ động, phù hợp với điều kiện VN song vấn đề an toàn
khi lưu thông bằng xe máy lại thực sự là một vấn đề nghiêm trọng. Theo thống kê,
mỗi ngày nước ta có hàng tram vụ tai nạn giao thông và phần lớn trong số đó là tai
nạn xe máy. Hậu quả về người và của sau sau mỗi tai nạn là không thể tính được.
Vấn đề đặt ra là làm sao việc sử dụng xe máy nói chung và xe máy honda nói riêng
an toàn và thực sự hữu ích. Từ đấy honda đã có chương trình dạy lái xe an toàn mang
tên” Tôi Yêu Việt Nam”. Chương trình này thực sự là một phương pháp truyền thông
hiệu quả cho các sản phẩm của honda.
- Ngoài ra Honda cũng tích cực tham gia các chương trình văn hóa, xã hội như tài trợ
cho các giải bóng đã U21, Sao mai điểm hẹn, Con đường âm nhạc,... Qua các chương
trình này, tên tuổi và sản phẩm của Honda đã trở nên gần gữi với người Việt Nam.
e. Yếu tố khoa học công nghệ :
- Công nghệ là nhân tố mà bất kì doanh nghiệp kinh doanh cũng không thể bỏ qua, đặc
biệt hiện nay khi mà khoa học kỹ thuật ngày càng phát triễn nhanh chóng. Việc phát
minh ra các thiết bị, máy móc hiện đại để đáp ứng nhu cầu con người ngày càng suất
hiện nhiều hơn. Việc nhận biết, áp dụng các thành tựu đó và sản xuất, quản lí bán
hàng giúp các doanh nghiệp tạo lợi thế riêng cho mình. Ngày nay, sự phát triển của
khoa học công nghệ là một cho những yếu tố tạo nên sức mạnh cạnh tranh của các
doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào bí quyết công nghệ máy móc thiết bị hiện đại dược
áp dụng trong sản suất kinh doanh, doanh nghiệp có thể tạo ra sản phẩm khác biệt và
nhanh chống chiếm lĩnh thị trường. Nhận thức được tầm quan trọng của khoa học
công nghệ, công ty Honda VN không ngừng nghiên cứu và cập nhật cũng như áp
dụng các công nghệ kỹ thuật tiên tiến, hiện đại nhất để áp dụng vào sản xuất các sản

phẩm của mình.
- Áp dụng công nghệ tự động hóa vào sản suất giúp honda tăng năng suất chất lượng
sản phẩm giảm thiểu những sai sót trong quá trình sản suất lắp ráp sản phẩm. Những
công nghệ tiên tiến nhất được honda VN tích cực áp dụng vào dự án này với quyết
tâm hạn chế đến mức tối đa chất thải ra môi trường đồng thời đảm bảo sự kinh tế, tiết
kiệm công việc tái chế chất thải. Chế tạo ra những sản phẩm thân thiện với môi
trường.


-

Hiện tại, Honda VN đã loại bỏ hoàn toàn chì ra khỏi sơn sử dụng, thay thế toàn bộ
cr6+ bằng cr3+. Trong 2006 công ty Honda đã giới thiệu 1 kiểu xe máy mới thân
thiện với môi trường mang tên CLICK được trang bị động cơ mới 108cc làm mát
bằng dung dịch có bộ tản nhiệt tích hợp với lượng khí thải Nox, HC và CO2 còn thấp
hơn cả tiêu chuẩn euro-2.
f. Yếu tố môi trường :
- Ngày nay môi trường tự nhiên đang là yếu tố quan tâm hàng đầu của các quốc gia
nhằm bảo vệ và giữ gìn môi trường, tránh tình trạng ô nhiễm gây tôn hại đến sức
khỏe con người. Vì vậy, Honda VN đã đưa ra các cam kết bảo vệ môi trường, cũng
như các cam kết về lượng khí thải cho phép ra môi trường
III.
CHIẾN LƯỢC CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN QUA :
Tùy từng giai đoạn phát triển, và từng loại hình sản phẩm, Công ty Honda đã đưa ra
chiến lược kinh doanh cấp công ty khác nhau.
- Trước năm 1996: Công ty Honda thâm nhập thị trường Việt Nam bằng hình thức
xuất khẩu xe Super Cub và Dream. Honda sử dụng hình thức thâm nhập này vì khi
đó pháp lý của Việt Nam đối với công ty nước ngoài còn cao, rườm rà. Trong khi đó
nhu cầu xe máy ở thị trường Việt Nam bắt đầu phát triển. Đây chính là chiến lược
quốc tế - International Strategy của Honda.

- Năm 1996: Honda đã mở Công ty liên doanh và đã đưa ra thị trường Việt Nam xe
máy Super Dream. Đây chính bước chuyển sang một chiến lược mới của Honda tại
thị trường Việt Nam, đó chính là áp dụng chiến lược đa quốc gia – Multidomestic
strategy. Honda đã dự đoán trong tương lai không xa, thị trường tiềm năng Việt Nam
sẽ xuất hiện rất nhiều các đối thủ cạnh tranh, tất yếu sẽ xuất hiện một cuộc cạnh tranh
về chi phí thấp. Do đó nếu ngay từ lúc này xây dựng một nhà máy sản xuất liên
doanh tại Việt Nam chính là bước đi tiên phong và là lợi thế trong cuộc đua về giảm
chi phí sau này.
- Các chiến lược Honda áp dụng tại Việt Nam:
• Chiến lược chi phí thấp
Mục tiêu của Honda là tạo lợi thế cạnh tranh bằng cách tạo ra sản phẩm với chi phí
thấp nhất. Như vậy, xuất phát từ việc sử dụng chiến lược đa quốc gia cho sản phẩm là
xe máy. Honda đã tập trung phát triển nhà máy sản xuất tại Việt Nam để tận dụng
được ưu thế về tính kinh tế theo địa điểm của Việt Nam. Bên cạnh đó, Honda cũng
chú trọng đến chiến lược phát triển đa dạng nhiều dòng sản phẩm nhắm tới các khách
hàng mục tiêu khác nhau, từ dòng xe phân khúc giá rẻ đến dòng xe phân khúc cao
cấp. Điển hình là năm 2002, Honda đưa ra dòng xe máy Wave anpha có giá
13.690.000 VND, chất lượng bền, kiểu dáng nhỏ gọn phù hợp nhu cầu người tiêu
dùng nông thôn – thu nhập thấp. Chiến lược cạnh tranh chi phí thấp này đã giúp
Honda chiếm lĩnh được thị trường nông thôn 70% dân số Việt Nam.
Thành công:
Honda Việt Nam đã thành công với các dòng xe giá thấp nhưng chất lượng khá tốt
như Super Dream, Wave α. Các dòng xe này đã mang lại sự thỏa mãn cao cho người
tiêu dùng. Trong giai đoạn đầu kinh doanh tại Việt Nam Honda đã vấp phải sự cạnh
tranh rất lớn từ xe máy giá rẻ của Trung quốc nhưng thông qua chiến lược chi phí
thấp Honda đã cho ra đời sản phẩm xe lắp ráp tại Việt Nam là Wale α với giá tương
đương so với xe máy trung quốc nhưng chất lượng thì cao hơn, qua đó giúp Honda
giành lại thị phần và ngày càng lớn mạnh tại VN.
Hạn chế:



-

Chiến lược chi phí thấp đã mang lại thành công lớn cho Honda Việt Nam, tuy nhiên
vẫn còn nhiều hạn chế trong quá trình thực hiện chiến lược. Mức giá Honda đưa ra
cho một số sản phẩm vẫn còn cao, công ty vẫn có thể giảm hơn nữa mức giá thông
qua việc nâng cao quản lý chi phí nguồn nhân lực và sự chênh giá giữa giá công ty đề
xuất và giá thị trường.
Nếu chúng ta làm một phép tính với mức lương tối thiểu hiện tại của người dân Việt
Nam là 730.000 đồng / tháng tương đương khoảng 8.760.000 đồng/ năm và nếu chỉ
làm và không ăn uống gì thì phải mất ít nhất 2 năm thì một người lao động bình
thường mới có thể mua được một chiếc xe máy của Honda. Trong khi đó, nếu chọn
sản phẩm của Trung quốc, người tiêu dùng chỉ phải trả 6 triệu đồng cho một lô 3
chiếc. Giải pháp cho vấn đề giảm chi phí cho các sản phẩm xe máy của Honda là
Honda cần phải đa dạng hóa và nội địa hóa đối với các linh kiện xe để đảm bảo rằng
sản phẩm của Honda giá thấp, chất lượng tốt nhưng Honda vẫn thu được lợi nhuận
• Chiến lược khác biệt hóa
Sản phẩm của Honda được biết đến bền, đẹp, động cơ khỏe và tiết kiệm nhiên liệu.
Với bất kì dòng sản phẩm nào, Honda luôn cách tân kiểu dáng, kĩ thuật để phù hợp
với người tiêu dùng.
Ngoài ra Honda còn đưa vào thị trường Việt Nam dòng sản phẩm chất lượng cao
như xe máy SH và mới đây nhất là PCX. Đây là dòng sản phẩm cao cấp với nhiều
tính năng được trang bị riêng, vượt trội để nhằm hướng đến lượng khách hàng có thu
nhập cao, giới trẻ, thích sản phẩm thời thượng, đẳng cấp.
Thành công:
Honda đưa ra một tiêu chí khác biệt hóa rất thuyết phục để khách hàng mua sản
phẩm là “tiết kiệm nhiên liệu”. Với việc đưa ra thị trường công nghệ FI, phun xăng
điện tử, Honda Việt Nam đã đánh trúng tâm lý khách hàng khi mà giá xăng tăng liên
tục, góp phần tăng nhanh thị phần.
Bên cạnh đó công ty đưa ra chiến lược hướng vào giới trẻ, phần dân số đang chiếm

tỉ trọng lớn trong tổng dân số, Honda lấy khẩu hiệu rất trẻ trung là “Be U with
Honda” cùng với đó là chiến lược quảng cáo rầm rộ trên báo đài, tạo nên một hình
ảnh mới trẻ trung cho Honda vốn được coi là sản phẩm cho những người thuộc thế
hệ trước. Sản phẩm của Honda luôn cải tiến về mẫu mã, màu sắc bắt mắt để bắt kịp
sự năng động của giới trẻ.
Hạn chế:
Công nghệ tạo ra sự khác biệt hóa của Honda không có sự đột phá chỉ là cải tiến
công nghệ hiện có do đó sự cải tiến của Honda nhanh chóng bị các công ty khác đưa
ra các sản phẩm tương tự. Nếu so với các sản phẩm của Honda thi các sản phẩm của
Trung quốc có mẫu mã không kém gì các sản phẩm của Honda vì mẫu mã sản phẩm
là thứ có thể bắt chước rất dễ dàng. Để khác biệt hóa Honda cần tập trung vào lĩnh
vực kỹ thuật như công nghệ phun xăng điện tử PGI và công nghệ PCX “ xe dừng,
động cơ cũng ngừng theo”. Những khác biệt này Honda cần áp dùng rộng rãi cho các
dòng xe để người tiêu dùng được hưởng lợi và bản thân Honda cũng tăng được
doanh thu nhờ tăng được doanh số bán xe.
• Chiến lược trọng tâm
Ngoài dòng sản phẩm trên, Honda còn đưa ra 1 số dòng sản phẩm phù hợp với
khách hàng là nữ như tính tiện dụng và thời trang trong khi giá thành chỉ ở mức trung
bình. Đây là loại xe sử dụng rất dễ dàng, không cần đến côn, số, Box đựng đồ lớn có
thể chứa được nhiều thứ quan trọng... loại xe này có nhiều thiết kế phong phú, độc
đáo, sang trọng, phù hợp với cá tính của lớp trẻ, đặc biệt phụ nữ. Vì vậy mà xe tay ga


của Honda ngày càng được nhiều người ưa chuộng. Công ty Honda Việt Nam đã
tung ra thị trường loại xe tay ga mới mang tên Click, và sau đó lần lượt là: Air Blade(
2007), Click Play( 2008), Lead( 2008)
Thành công:
Một thành công khác trong chiến lược kinh doanh của Honda có thể nói đến là
chiến lược trọng tâm. Nhận thấy sự gia tăng nhanh chóng của nhóm khách hàng có
nhu cầu sử dụng tay ga với nhiều yêu cầu cao, công ty đã nhanh chóng đưa ra các sản

phẩm xe tay ga cho phân khúc cao cấp: SH, Spacy, @. Dòng xe này được Honda liên
tục cải tiến đế đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Ngoài dòng xe cao cấp SH Honda
Việt Nam cũng đưa ra những sản phẩm như PS, @... Tại đây Honda đã tạo lập một
phân khúc mới cho thị trường xe ga cao cấp, qua đó cạnh tranh trực tiếp để giành
được rất nhiều thị phần xe ga của Piagio và các hãng xe khác.
Hạn chế:
Bên cạnh đó chiến lược trên cũng xuất hiện nhiều hạn chế: Giá luôn đặt mức cao
như xe SH, Spacy, @, PS, … khiến cho doanh số bán hàng thấp, xe thường xuyên bị
tồn kho gây khó khăn cho việc thực hiện kế hoạch kinh doanh. Hình ảnh về Honda
đã bị ảnh hưởng xấu khi để giá quá cao, tạo sự khan hiếm giả tạo để luôn đẩy giá lên.
Chất lượng các dòng xe trong chiến lược trọng tâm không có nhiều sự cải tiến,
thường chỉ có sự thay đổi về kiểu dáng.
• Chiến lược phân phối :
Như đa số công ty kinh doanh hiện đại, kể cả trong nước cũng như thế giới, việc
nhà bán hàng bán sản phẩm qua trung gian phân phối (được gọi là nhà phân phối, đại
lý, hoặc đại lý ủy quyền) là rất phổ biến. Việc này có những ưu điểm vượt trội so với
mô hình bán hàng trực tiếp từ chính hãng. Bằng mô hình này, Honda VN tận dụng
được nguồn lực sẵn có của các trung gian, từ tiền vốn, con người, quản lý đến dịch
vụ khách hàng và cả mối quan hệ với các khách hàng tiềm năng cũng như các cơ
quan công quyền tại thị trường ở các địa phương.
+ Phân phối đặc quyền : đây là kiểu phân phối các dòng sản phẩm cao cấp của
Honda được phân phối chủ yếu cho các cơ sở lớn ở thành phố lớn. Các sản phẩm này
sẽ không được phân phối cho các đại lý bán lẻ. Cách phân phối này không tốn nhiều
chi phí kiểm soát tại các địa điểm bán hàng.
+ Phân phối rộng rãi : Honda sẽ tìm nhiều địa điểm bán hàng tạo thuận lợi cho
khách hàng dễ dàng tìm kiếm các sản phẩm của Honda và đương nhiên khả năng
kiểm soát các điểm bán lẻ này cũng khó khăn hơn do ở xa các đại lý chính. Đối với
các kiểu đại lý này thì Honda buộc phải cam kết với các đại lý bán lẻ rằng bán đúng
giá sản phẩm do Honda quy định
 Tóm lại, Honda kinh doanh tại Việt Nam trên nhiều lĩnh vực nhưng sản phẩm chủ

yếu của Honda là xe máy và xe hơi cá nhân. Mỗi sản phẩm lại gồm nhiều phân khúc,
như : phân khúc xe bình dân, phân khúc xe hạng trung và phân khúc xe hạng sang.
Vì vậy để kinh doanh tốt tại thị trường Việt Nam Honda cần sử dụng và kết hợp
nhiều chiến lược.
IV.
CÔNG TÁC TỔ CHỨC ĐỂ THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC :
1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức :
- Cơ cấu Công ty bao gồm 1 tổng giám đốc - ông Minoru Kato , 4 phó tổng giám đốc
- Kiwamu Kayano , Hồ Mạnh Tuấn, Vũ Quang Tâm, Kiyokazu sasabe, ban trợ lý và
các phòng ban.


-

Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Honda Việt Nam theo kiểu cơ cấu quản trị trực tuyến
đảm bảo tính năng động,tự chủ,sáng tạo trong sự thống nhất phối hợp nhịp
nhàng giữa các bộ phận với nhau.

Ban hành
chính

Ban kế hoạch

Ban kinh
doanh

Ban nhân sự

Ban công nghệ
thông tin


Ban kế toán

Ban quản lý
cơ sở hạ tầng

CTY HONDA VN (1
TGĐ – 4 PTGD )

Ban dịch vụ
khách hàng

Ban phụ trách
vận chuyển

Ban kiểm toán
nội bộ

Ban phụ tùng

Ban xuất nhập
khẩu

Ban lắp ráp

Ban kỹ thuật
sản xuất

Ban thiết kế
sản phẩm


Ban pháp chế

2. Ưu và nhược điểm của cơ cấu tổ chức :
Một người lãnh đạo thực hiện tất cả các chức năng quản trị, mọi vấn đề được giải
quyết theo đường thẳng.
- Ưu điểm :
+ Mệnh lệnh được thi hành nhanh.
+ Dễ thực hiện chế độ một thủ trưởng
+ Mỗi cấp dưới chỉ có một cấp trên trực tiếp
- Nhược điểm :
+ Người quản trị sẽ rất bận rộn và đòi hỏi phải có hiểu biết toàn diện
+ Dễ dẫn đến cách quản lý gia trưởng.

V.

HOẠT ĐỘNG LÃNH ĐẠO, CHÍNH SÁCH ĐỘNG VIÊN NHÂN VIÊN :


1. Minoru Kato - người đưa Honda VN phát triển trong toàn diện khó khăn :
- Ông Minoru Kato, Tổng Giám đốc Công ty Honda Việt Nam. Trong suốt 30 năm
công tác, đảm nhiệm các chức vụ quan trọng khác nhau tại các nước: Thái Lan,
Indonesia và châu Âu, ông Kato luôn khẳng định được năng lực quản lý, lãnh đạo, có
đóng góp quan trọng vào thành công chung của Tập đoàn trong mọi điều kiện khó
khăn của nền kinh tế.
- Vào thời điểm tháng 4 / 2014, ông Minoru Kato được điều động về giữ chức Tổng
Giám đốc Công ty Honda Việt Nam, đúng thời điểm thị trường xe máy Việt Nam nói
chung và Công ty Honda Việt Nam nói riêng đang gặp khá nhiều khó khan. Để giữ
vững vị trí dẫn đầu trên thị trường xe máy, đồng thời có những bước phát triển nổi
bật ở mảng kinh doanh ô tô . Tiêu chí mà ông Minoru Kato đặt ra là “Không ngừng

nâng cao và củng cố chất lượng sản phẩm cũng như dịch vụ” là tôn chỉ làm việc
xuyên suốt mà ông Kato luôn hướng đến nhằm đạt được sự tin yêu của khách hàng
và tạo nên sự phát triển bền vững cho Công ty.
2. Hoạt động của lãnh đạo :
- Hoạt động xã hội :
+ Năm 2014, đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền an toàn giao thông qua chương trình
Tôi yêu Việt Nam giúp nâng cao ý thức của người dân về tuân thủ an toàn giao
thông.
+ Tài trợ 4,9 tỷ đồng giúp tỉnh Bắc Cạn trồng rừng sản xuất, giúp phủ xanh 490 ha
đất rừng ở Bắc Cạn, đồng thời giúp cải thiện đời sống của người dân.
+ Với mục tiêu nuôi dưỡng thế hệ trẻ Việt Nam, ông Kato còn định hướng chú trọng
vào hoạt động hỗ trợ phát triển giáo dục. Ông ủng hộ mạnh mẽ cuộc thi “Ý tưởng trẻ
thơ” dành cho học sinh tiểu học do Honda Việt Nam tổ chức và giải thưởng Honda YE-S dành cho các kỹ sư và nhà khoa học trẻ do Honda Việt Nam phối hợp cùng Quỹ
Honda Foundation và NISTPASS tổ chức. Ngoài ra, Honda Việt Nam còn trích từ
quỹ hỗ trợ cho giáo dục để trao tặng học bổng và xây dựng thư viện cho các trường
tiểu học.
+ Ông Kaito biết rằng sự tồn tại của Honda gắn liền với hàng triệu khách hàng Việt
Nam đã ủng hộ công ty từ ngày đầu thành lập. Trong 2 năm qua, Honda Việt Nam là
nhà tài trợ chính thức cho Liên đoàn Bóng đá Việt Nam và Đội tuyển quốc gia Việt
Nam. Đó như là món quà tri ân gửi đến hàng triệu khách hàng, những người yêu
bóng đá Việt Nam. Là người kế nhiệm, ông Minoru Kato đã nâng tầm hoạt động này
với việc Honda Việt Nam không chỉ có những hỗ trợ trực tiếp cho VFF hay đội tuyển
quốc gia Việt Nam mà còn gắn hoạt động này với hỗ trợ cho cộng đồng. Cụ thể,
trong phạm vi chương trình tài trợ năm 2015, nếu đội tuyển VN vô địch ở Seagames,
Honda Việt Nam sẽ trích quỹ đầu tư cơ sở vật chất bao gồm các dụng cụ thể thao cho
11 trường học. Đây là hoạt động rất có ý nghĩa nhằm hỗ trợ và nuôi dưỡng tài năng
bóng đá Việt Nam.
3. Chính sách đãi ngộ, động viên :
- Honda có những triết lý quản trị nhân lực rất rõ rang. Thành công mà Honda giành
được có 1 bí mật vô cùng quan trọng đó là tôn trọng nhân viên, cổ vũ khả năng tư

duy sang tạo độc lập của họ. Rất chú trọng bồi dưỡng nhân tài, mời người mới. Khi
khai thác phát triển loại xe máy mới, Honda luôn tín nhiệm sử dụng 1 cách có ý thức
những nhà nghiên cứu trẻ có tai năng, cầu tiến, chế độ ưu đãi hợp lý và có tính khích
lệ cao với những người có đóng góp xứng đáng.
- Những chính sách đãi ngộ về tài chính :


+ Dự án xây dựng nhà ở cho cán bộ, công nhân của Công ty Honda Việt Nam khởi
công ngày 23/7/2010 tại Khu đô thị Đồng Sơn (thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc)
+ Lên kế hoạch xây dựng nhà ở cho nhân viên với mục đích đảm bảo nguồn nhân lực
ổn định cho sản xuất kinh doanh, đồng thời cũng thể hiện mong muốn của Honda
Việt Nam được gắn bó lâu dài với xã hội Việt Nam
+ Khi nhân viên đề xuất được một ý tưởng sẽ căn cứ vào độ quan trọng của ý tưởng
đó đễ xét thưởng
+ Ngoài ra hàng năm công ty honda còn có 2 lần phát thưởng và nhiều mặt hàng
phúc lợi cho nhân viên .Cán bộ công nhân viên trên 70% có xe máy và xe oto do
công ty sản xuất
- Ngoài những chính sách đãi ngộ phi tài chính :
+ Để nhân viên đưa ra những lời đề nghị trước rồi cấp trên mới quyết định.Làm cho
công việc hấp dẫn thu hút nhân viên vào công việc.
+ Tôn trọng nhân viên cổ vũ khả năng tư duy sang tạo của nhân viên.
+ Tạo ra một môi trường làm việc thoải mái không áp lực cho nhân viên để cho mỗi
nhân viên đều có cơ hội thể hiện mình và coi mình như là 1 phần quan trọng trong
công ty.
+ Tổ chức các phong trào văn hóa, văn nghệ, những chuyến đi du lịch để cho nhân
viên trong công ty giao lưu học hỏi và khuyến khích họ làm việc tốt hơn.
 Nguyên tắc cơ bản trong triết lí kinh doanh của công ty honda là quan tâm đến từng
cá nhân.Sự quan tâm đó thể hiện ở 3 niềm vui chính đó là mua, bán và sang tạo. Có
thể nói triết lí kinh doanh của công ty honda là kế thừa và phát huy của học thuyết Z,
gia tăng sự trung thành của các lao động với công ty bằng cách tạo ra sự an tâm, mãn

nguyện, tôn trọng người lao động cả trong và ngoài công việc.
VI. HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA :
Một số điểm kiểm tra quan trọng trong công ty Honda VN:
- Sản suất :
+ chủng loại sản phẩm
+ số lượng sản phẩm
+ chất lượng sản phẩm
+ chi phí sản xuất
+ mức độ hoàn thành kế hoạch sản xuất
- Marketing :
+ doanh thu tiêu thụ
+ chi phí bán hàng
+ mức độc hài long của người tiêu dung
+ kết quả bán hàng của từng nhân viên
- Quàn trị nhân sự :
+ năng suất lao đông
+ mối quan hệ giữ những người lao động
+ những cá nhân tập thể điển hình
+ phát triển lực lượng quản trị viên
- Tài chính kế toán :
+ tài sản của doanh nghiệp
+ kết quả sản xuất kinh doanh
+ dự trữ
+ lưu chuyển tiền tệ




×