Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Nâng cao chất lượng đội ngũ hướng dẫn viên du lịch tại công ty cổ phần du lịch quốc tế lợi nguyên đạt việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.15 MB, 106 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
KHOA KINH TẾ

NGUYỄN THỊ THU THẢO

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ HƯỚNG DẪN
VIÊN DU LỊCH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH
QUỐC TẾ LỢI NGUYÊN ĐẠT VIỆT NAM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN TRỊ DỊCH VỤ DU LỊCH VÀ LỮ HÀNH

NHA TRANG - 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
KHOA KINH TẾ

NGUYỄN THỊ THU THẢO

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ HƯỚNG DẪN
VIÊN DU LỊCH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH
QUỐC TẾ LỢI NGUYÊN ĐẠT VIỆT NAM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN TRỊ DỊCH VỤ DU LỊCH VÀ LỮ HÀNH

GVHD - ThS. VÕ HẢI THỦY


NHA TRANG - 2016


i

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Nha Trang, ngày 25 tháng 06 năm 2016
GVHD


ii


MỤC LỤC
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ......................................................i
MỤC LỤC ................................................................................................................. ii
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................vi
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................ vii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ......................................................................................... viii
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................1
CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG HƯỚNG DẪN VIÊN DU
LỊCH ...........................................................................................................................4
1.1. Các vấn đề lý luận về hoạt động hướng dẫn du lịch của doanh nghiệp lữ
hành ........................................................................................................................4
1.1.1. Các khái niệm cơ bản..............................................................................4
1.1.1.1. Khái niệm du lịch .............................................................................4
1.1.1.2. Khái niệm khách du lịch ..................................................................5
1.1.1.3. Khái niệm lữ hành ............................................................................5
1.1.1.4. Kinh doanh lữ hành .........................................................................5
1.1.1.5. Doanh nghiệp lữ hành ......................................................................6
1.1.1.6. Chương trình du lịch .......................................................................6
1.1.1.7. Hoạt động hướng dẫn du lịch..........................................................6
1.1.2. Các nhân tố ảnh hướng đến hoạt động hướng dẫn của doanh nghiệp
lữ hành ................................................................................................................7
1.1.2.1. Hình thức tổ chức chuyến đi ...........................................................7
1.1.2.2. Thời lượng của chương trình du lịch .............................................7
1.1.2.3. Đặc điểm của đồn khách ................................................................8
1.1.2.4. Phương tiện giao thơng được sử dụng............................................8
1.1.2.5. Đặc điểm của tham quan du lịch ....................................................9
1.1.2.6. Mối quan hệ giữa doanh nghiệp lữ hành và các nhà cung cấp
dịch vụ ............................................................................................................9



iii

1.1.2.7. Trình độ, thái độ của hướng dẫn viên du lịch ...............................9
1.1.2.8. Cộng đồng địa phương...................................................................10
1.2. Các vấn đề lý luận về hướng dẫn viên du lịch ...........................................10
1.2.1. Khái niệm và phân loại hướng dẫn viên du lịch ................................10
1.2.1.1. Khái niệm hướng dẫn viên du lịch ...............................................10
1.2.1.2. Phân loại hướng dẫn viên du lịch .................................................11
1.2.2. Vai trò, nhiệm vụ của hướng dẫn viên du lịch ...................................12
1.2.2.1. Vai trò của hướng dẫn viên ...........................................................12
1.2.2.2. Nhiệm vụ của hướng dẫn viên du lịch ..........................................13
1.2.3. Đặc thù nghề nghiệp của hướng dẫn viên du lịch ..............................13
1.3. Các vấn đề lý luận về chất lượng hướng dẫn viên du lịch ........................13
1.3.1. Khái niệm chất lượng hướng dẫn viên du lịch ...................................13
1.3.2. Ý nghĩa của việ nâng cao chất lượng hướng dẫn viên du lịch ..........14
1.3.3. Hệ thống tiêu chí đánh giá chất lượng hướng dẫn viên du lịch ........15
1.3.3.1. Tiêu chí về phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp...........15
1.3.3.2. Tiêu chí về trình độ chun mơn nghiệp vụ ................................15
1.3.3.3. Tiêu chí về trình độ ngoại ngữ ......................................................16
1.3.3.4. Tiêu chí về khả năng giao tiếp và ứng xử, tác phong ..................17
1.3.3.5. Tiêu chí về sức khoẻ, ngoại hình ...................................................18
1.3.3.6. Tiêu chí về khả năng tổ chức.........................................................19
1.3.4. Sự hài lòng của khách hàng .................................................................19
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ HƯỚNG DẪN VIÊN
DU LỊCH TẠI C.TY CỔ PHẦN DU LỊCH QUỐC TẾ LỢI NGUYÊN ĐẠT
VIỆT NAM ..............................................................................................................21
2.1. Tổng quan về Công ty cổ phần du lịch quốc tế Lợi Nguyên Đạt Việt Nam
...............................................................................................................................21
2.1.1. Giới thiệu chung ....................................................................................21



iv

2.1.1. Sự ra đời và phát triển của công ty: ....................................................22
2.1.2. Các lĩnh vực hoạt động của công ty .....................................................23
2.1.3. Khái quát về hoạt động của Công ty thời gian qua: ..........................23
2.1.3.1. Phân tích mơi trường bên ngồi của Cơng ty:.............................23
2.1.3.2. Phân tích mơi trường nội bộ của Cơng ty:...................................29
2.1.3.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty giai đoạn 2014 2015: .............................................................................................................36
2.2. Thực trạng chất lượng đội ngũ hướng dẫn viên du lịch tại Công ty Cổ
phần du lịch quốc tế Lợi Nguyên Đạt Việt Nam: .............................................40
2.2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh lữ hành của Công
ty Cổ phần Du lịch Quốc tế Lợi Nguyên Đạt Việt Nam: .............................40
2.2.2. Giới thiệu về đội ngũ hướng dẫn viên du lịch của Công ty ...............44
2.2.3. Phân tích cơng việc của hướng dẫn viên du lịch trong một chương
trình du lịch tại Cơng ty..................................................................................48
2.2.4. Phân tích các tiêu chí đánh giá chất lượng hướng dẫn viên du lịch
tại Cơng ty ........................................................................................................52
2.2.4.1. Phân tích trình độ chun mơn nghiệp vụ của đội ngũ hướng
dẫn viên du lịch của Cơng ty ......................................................................53
2.2.4.2. Phân tích trình độ ngoại ngữ của đội ngũ hướng dẫn viên du
lịch của Công ty ...........................................................................................54
2.2.4.3. Phân tích về mặt phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp
của đội ngũ hướng dẫn viên du lịch của Cơng ty .....................................55
2.2.4.4. Phân tích khả năng tổ chức chương trình du lịch của đội ngũ
hướng dẫn viên du lịch của Cơng ty ..........................................................56
2.2.4.5. Phân tích khả năng giao tiếp và ứng xử của đội ngũ hướng dẫn
viên du lịch của Cơng ty..............................................................................60
2.2.5. Phân tích sự hài lịng của khách du lịch đối với đội ngũ hướng dẫn
viên du lịch của công ty ...................................................................................63

2.2.5.1. Giới thiệu về cuộc điều tra của tác giả .........................................63


v

2.2.5.2 Kết quả điều tra...............................................................................64
2.3. Đánh giá chung chất lượng đội ngũ hướng dẫn viên du lịch tại Công ty68
2.3.1. Ưu điểm ..................................................................................................68
2.3.2. Hạn chế ...................................................................................................69
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI
NGŨ HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH
QUỐC TẾ LỢI NGUYÊN ĐẠT VIỆT NAM .......................................................71
3.1. Căn cứ xây dựng giải pháp ..........................................................................71
3.1.1. Dự báo xu hướng phát triển kinh doanh lữ hành đến năm 2020 tại
thành phố Nha Trang .....................................................................................71
3.1.2. Phương hướng hoạt động kinh doanh của Công ty giai đoạn 2016 –
2017 ...................................................................................................................75
3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ hướng dẫn viên du
lịch tại Công ty cổ phần du lịch quốc tế Lợi Ngun Đạt Việt Nam. .............76
3.2.1 Hồn thiện cơng tác tuyển dụng hướng dẫn viên du lịch ...................76
3.2.2 Hồn thiện cơng tác quản lý sử dụng đội ngũ hướng dẫn viên du lịch
...........................................................................................................................77
3.2.3 Hồn thiện cơng tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ hướng dẫn viên du
lịch.....................................................................................................................79
3.2.4 Hồn thiện cơng tác tiền lương tiền thưởng đối với hướng dẫn viên
du lịch ...............................................................................................................82
3.2.5 Tiến hành thường xuyên việc khảo sát thăm dò khách du lịch về chất
lượng hướng dẫn viên du lịch ........................................................................83
KẾT LUẬN ..............................................................................................................85
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................86

PHỤ LỤC 1 ..............................................................................................................87
PHỤ LỤC 2 ..............................................................................................................92


vi

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Phân tích đối thủ cạnh tranh ................................................................27
Bảng 2.2: Cơ cấu nhân sự chính của Cơng ty năm 2015 .....................................31
Bảng 2.3: Tình hình lao động và tiền lương của Công ty năm 2014 - 2015 .......32
Bảng 2.4 : Tình hình quy mơ và cơ cấu doanh thu của Công ty năm 2014 –
2015 ...........................................................................................................................36
Bảng 2.5: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty năm 2014 – 2015 ..........38
Bảng 2.6: Cơ cấu hướng dẫn viên du lịch trong công ty .....................................45
Bảng 2.7: Mô tả mẫu nghiên cứu ...........................................................................64
Bảng 2.8: Đánh giá mức độ hài lòng của khách du lịch đối với chất lượng
hướng dẫn viên du lịch của Công ty ......................................................................66


vii

DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty cổ phần Du lịch Quốc tế Lợi Nguyên
Đạt Việt Nam ...........................................................................................................29
Hình 2.2: Văn phịng chính tại Thành phố Hồ Chí Minh ...................................34
Hình 2.3: Văn phịng làm việc bên trong trụ sở chính ........................................34
Hình 2.4: Văn phịng đại diện tại Nha Trang .......................................................35
Hình 2.5: Hướng dẫn viên dẫn khách City tour tại Nha Trang .........................36
Hình 2.6: Quy trình tổ chức việc hướng dẫn với một chương trình cụ thể tại
Công ty .....................................................................................................................48



viii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Tình hình cơ cấu doanh thu của Công ty năm 2014 – 2015 ...........37
Biểu đồ 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty năm 2014 – 2015 ......39
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu hướng dẫn viên theo số năm kinh nghiệm..........................47


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong xu thế hội nhập và mở cửa như hiện nay thì sự cạnh tranh giữa các công ty
lữ hành ngày càng trở nên gay gắt cùng với nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của người
tiêu dùng. Các công ty lữ hành muốn tồn tại và phát triển được thì khơng cịn cách
nào khác là phải tự nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm, lấy được
niềm tin của khách hàng và tạo được vị thế của mình trên thị trường.
Phần lớn các sản phẩm của ngành du lịch là dịch vụ, vì thế mà chất lượng sản
phẩm phụ thuộc trực tiếp vào trình độ, chun mơn nghiệp vụ của người lao động. Vì
vậy, vấn đề tuyển chọn, đào tạo nhân lực trong ngành du lịch luôn được quan tâm
hàng đầu và cũng là vấn đề then chốt của các công ty lữ hành trong việc nâng cao
chất lượng sản phẩm dịch vụ, tạo ra lợi thế cạnh tranh cho riêng mình. Muốn nâng
cao chất lượng sản phẩm trước tiên cần phải nâng cao chất lượng đội ngũ hướng dẫn
viên du lịch, Các công ty lữ hành thông qua hướng dẫn viên du lịch thực hiện công
tác tổ chức đón tiếp, phục vụ, hướng dẫn du khách trong suốt chương trình tham quan
mà khách đã mua trước đó. Vì vậy, có thể nói hướng dẫn viên du lịch là nhân tố quan
trọng quyết định chất lượng sản phẩm của các doanh nghiệp lữ hành. Theo đánh giá
của các chuyên gia ngành du lịch thì 80% chất lượng của các tour du lịch phụ thuộc

vào năng lực của các hướng dẫn viên du lịch. Do đó trong bối cảnh thuận lợi để phát
triển du lịch trên địa bàn Thành phố Nha Trang với lượng khách du lịch trong và
ngoài nước ngày càng tăng mạnh mẽ trong các năm gần đây thì việc nâng cao chất
lượng đội ngũ hướng dẫn viên du lịch để mang lại sự hài lòng cho khách du lịch có ý
nghĩa hết sức quan trọng.
Cơng ty Cổ phần Quốc tế Lợi Nguyên Đạt Việt Nam là một công ty mới mở cách
đây không lâu, hoạt động chuyên về lữ hành với đối tượng khách chính là khách
Trung Quốc, dựa trên ưu điểm ngoại ngữ của bản thân là tiếng Trung nên em quyết
định chọn Công ty Lợi Nguyên Đạt là nơi thực tập của mình.


2

Xuất phát từ những lý do trên, em đã lựa chọn đề tài “Nâng cao chất lượng đội
ngũ hướng dẫn viên du lịch tại Công ty cổ phần Du lịch Quốc tế Lợi Nguyên Đạt
Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung: Nâng cao chất lượng đội ngũ hướng dẫn viên du lịch tại
Công ty cổ phần Du lịch Quốc tế Lợi Nguyên Đạt Việt Nam.
2.2 Mục tiêu cụ thể:
- Hệ thống hóa tồn bộ cơ sở lý luận liên quan đến chất lượng hướng dẫn viên
du lịch.
- Phân tích thực trạng chất lượng đội ngũ hướng dẫn viên du lịch tại Công ty
cổ phần Du lịch Quốc tế Lợi Nguyên Đạt Việt Nam.
- Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ hướng dẫn viên
du lịch tại Công ty cổ phần Du lịch Quốc tế Lợi Nguyên Đạt Việt Nam.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu đội ngũ hướng dẫn viên du lịch tại Công ty cổ
phần Du lịch Quốc tế Lợi Nguyên Đạt Việt Nam.
4. Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu chất lượng đội ngũ hướng dẫn viên
đang làm việc cho Công ty Cổ phần Du lịch Quốc tế Lợi Nguyên Đạt Việt Nam.
- Về thời gian: Đề tài được thực hiện trong thời gian từ ngày 01/03/2016 đến ngày
25/05/2016.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập dữ liệu:
Đối với dữa liệu thứ cấp: để đưa ra được những nhận xét, đánh giá một cách chính
xác, khách quan nhất cần thu thập những số liệu cần thiết từ các nguồn đáng tin cậy
như Sở Du lịch, Tổng cục Du lịch, các quyết định, nghị định của các cơ quan chức
năng, ngoài ra còn tham khảo thêm các tài liệu liên quan trên báo chí, mạng Internet,..
Đối với dữa liệu sơ cấp: tác giả đã tiến hành cuộc điều tra khảo sát trực tiếp đối
với khách hàng của Công ty thông qua bảng câu hỏi.


3

- Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa:
Trong quá trình nghiên cứu tác giả đã vận dụng phương pháp khảo sát thực địa để
có những nhận định khách quan về thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty để
thấy rõ những mặt tốt và những bất cập trong hoạt động của đội ngũ hướng dẫn viên
du lịch để từ đó đề xuất được những giải pháp có tính chất khả thi phù hợp với yêu
cầu thực tế.
- Phương pháp phân tích, đánh giá:
Đây là phương pháp cơ bản được sử dụng trên cơ sở tổng hợp những tài liệu đã
qua xử lý sau đó đưa ra những nhận xét, đánh giá của mình về những vấn đề được đề
cập đến.
6. Kết cấu của khóa luận
Ngồi lời mở đầu, mục lục, tài liệu tham khảo… nội dung chính của khóa luận
được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về chất lượng hướng dẫn viên du lịch.

Chương 2: Thực trạng chất lượng đội ngũ hướng dẫn viên du lịch tại Công ty
Cổ phần Du lịch Quốc tế Lợi Nguyên Đạt Việt Nam.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ hướng dẫn
viên du lịch tại Công ty Cổ phần Du lịch Quốc tế Lợi Nguyên Đạt Việt Nam.


4

CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH
1.1. Các vấn đề lý luận về hoạt động hướng dẫn du lịch của doanh nghiệp lữ
hành
1.1.1. Các khái niệm cơ bản
1.1.1.1. Khái niệm du lịch
Ngày nay, du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến không
chỉ ở các nước phát triển mà cịn ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
Tuy nhiên, cho đến nay, không chỉ ở nước ta, nhận thức về nội dung du lịch vẫn chưa
thống nhất.
Do hồn cảnh khác nhau, dưới mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau, mỗi người
có một cách hiểu về du lịch khác nhau. Do vậy có bao nhiêu tác giả nghiên cứu về du
lịch thì có bấy nhiêu định nghĩa, cũng chính vì thế khơng có khái niệm chính xác nhất
mà chỉ có khái niệm phù hợp nhất tùy theo từng góc độ tiếp cận.
Theo các nhà kinh tế, du lịch không chỉ là một hiện tượng xã hội đơn thuần
mà nó phải gắn chặt với hoạt động kinh tế. Nhà kinh tế học Picara- Edmod đưa ra
định nghĩa: “Du lịch là việc tổng hoà việc tổ chức và chức năng của nó khơng chỉ về
phương diện khách vãng lai mà chính về phương diện giá trị do khách chỉ ra và của
những khách vãng lai mang đến với một túi tiền đầy, tiêu dùng trực tiếp hoặc gián
tiếp cho các chi phí của họ nhằm thoả mãn nhu cầu hiểu biết và giải trí.”
Khác với quan điểm trên, các học giả biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam
đã tách hai nội dung cơ bản của du lịch thành hai phần riêng biệt. Theo các chuyên

gia này, nghĩa thứ nhất của từ này là “một dạng nghỉ dưỡng sức tham quan tích cực
của con người ngồi nơi cư trú với mục đích: nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng
cảnh…”. Theo định nghĩa thứ hai, du lịch được coi là “một ngành kinh doanh tổng
hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thơng lịch
sử và văn hố dân tộc, từ đó góp phần làm tăng thêm tình u đất nước, đối với người
nước ngồi là tình hữu nghị với dân tộc mình, về mặt kinh tế, du lịch là lĩnh vực kinh


5

doanh mang lại hiệu quả rất lớn; có thể coi là hình thức xuất khẩu hàng hố và dịch
vụ tại chỗ.
Theo Luật du lịch Việt Nam: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến
chuyến đi của con người ngồi nơi cư trú thường xun của mình nhằm đáp ứng nhu
cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.”
1.1.1.2. Khái niệm khách du lịch
Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi
học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến.Khách du lịch được phân
thành khách du lịch quốc tế và khách du lịch nội địa.
Khách du lịch nội địa là cơng dân Việt Nam, người nước ngồi thường trú tại
Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.
Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước
ngoài vào Việt Nam du lịch; cơng dân Việt Nam, người nước ngồi thường trú tại
Việt Nam ra nước ngoài du lịch.
1.1.1.3. Khái niệm lữ hành
Theo nghĩa rộng: Lữ hành (travel) là sự di chuyển của con người từ địa điểm
này đến địa điểm khác với những mục đích đa dạng cũng như các hoạt động liên quan
đến sự di chuyển đó.
Theo nghĩa hẹp: Trong kinh doanh du lịch, lữ hành được hiểu là sự di chuyển
của con người nhằm thoả mãn nhu cầu du lịch theo một chương trình nhất định và

các hoạt động tổ chức chương trình du lịch đó.
1.1.1.4. Kinh doanh lữ hành
Theo luật Du lịch Việt Nam:" Kinh doanh lữ hành là việc xây dựng, bán và tổ
chức thực hiện một phần hoặc tồn bộ chương trình du lịch cho khách du lịch". Bao
gồm:
- Kinh doanh lữ hành quốc tế là hoạt động xây dựng bán và tổ chức thực hiện
các chương trình du lịch cho khách du lịch quốc tế của doanh nghiệp lữ hành nhằm
mục đích sinh lợi.


6

- Kinh doanh lữ hành nội địa: Là hoạt động xây dựng, bán và tổ chức thực hiện
các chương trình du lịch cho khách du lịch nội địa của doanh nghiệp lữ hành nhằm
mục đích sinh lợi.
1.1.1.5. Doanh nghiệp lữ hành
Doanh nghiệp lữ hành là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt, kinh doanh chủ
yếu trong lĩnh vực tổ chức xây dựng, bán và thực hiện các chương trình du lịch trọn
gói cho khách du lịch. Ngồi ra, doanh nghiệp lữ hành cịn có thể tiến hành các hoạt
động trung gian bán sản phẩm của các nhà cung cấp sản phẩm du lịch hoặc thực hiện
các hoạt động kinh doanh tổng hợp khác, đảm bảo phục vụ các nhu cầu của khách du
lịch từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng trong quá trình du lịch của họ.
1.1.1.6. Chương trình du lịch
Theo Tổng cục Du lịch Việt Nam trong “Quy chế quản lý lữ hành” có 2 khái
niệm như sau:
Thứ nhất, Chuyến du lịch (Tour): là chuyến du lịch được chuẩn bị trước bao
gồm tham quan một hay nhiều điểm du lịch và quay trở về nơi khởi hành. Chuyến du
lịch thơng thường có các dịch vụ vận chuyển, lưu trú, ăn uống, tham quan và các dịch
vụ khác. Tất cả các chuyến du lịch do các doanh nghiệp lữ hành tổ chức đều phải có
chương trình du lịch cụ thể.

Thứ hai, Chương trình du lịch (Tour programme): Là lịch trình của chuyến đi
du lịch, nội dung bao gồm lịch trình từng buổi, từng ngày, loại khách sạn lưu trú, loại
phương tiện vận chuyển, giá bán của chương trình du lịch và các dịch vụ miễn phí.
Theo Nghị định số 27/2001/NĐ - CP về kinh doanh lữ hành và hướng dẫn du
lịch ở Việt Nam ban hành ngày 5/6/2001: “Chương trình du lịch là lịch trình trước
chuyến đi du lịch do các doanh nghiệp lữ hành tổ chức trong đó xác định thời gian
chuyến đi, nơi đến du lịch, các điểm dừng chân, dịch vụ lưu trú, vận chuyển các dịch
vụ khác và giá bán chương trình.”
1.1.1.7. Hoạt động hướng dẫn du lịch
Hoạt động hướng dẫn du lịch là hoạt động của các tổ chức kinh doanh du lịch
thông qua các hướng dẫn viên và những người có liên quan để đón tiếp, phục vụ,


7

hướng dẫn khách du lịch thực hiện các dịch vụ, theo các chương trình được thoả thuận
và giúp đỡ khách giải quyết toàn bộ những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện
chuyến du lịch.
1.1.2. Các nhân tố ảnh hướng đến hoạt động hướng dẫn của doanh nghiệp lữ
hành
1.1.2.1. Hình thức tổ chức chuyến đi
Có 2 hình thức: Khách theo đoàn (Group Inclusive Traveller) và khách lẻ (Free
In de pendent Traveller).
Chương trình tổ chức cho khách đồn thường là chương trình du lịch trọn gói
do đó nội dung của chương trình rất đa dạng và phong phú. Tất cả các hoạt động, các
dịch vụ trong chương trình đã được quy định và chuẩn bị trước, nhờ đó hướng dẫn
viên dễ dàng tổ chức các hoạt động vui chơi tập thể, tạo được khơng khí vui vẻ thoải
mái cho đồn, hơn nữa khi hướng dẫ khách đồn thì hướng dẫn viên chỉ cần thực hiện
các nhiệm vụ, trao đổi với trưởng đồn. Tuy nhiên khi có vấn đề phát sinh, hướng
dẫn viên gặp khó khăn trong việc giải quyết và đáp ứng các kiến nghị cả đồn.

Chương trình du lịch cho khách đi lẻ thì thường có số lượng ít và đơi khi khách
chỉ mua chương trình du lịch từng phần. Đối với khách lẻ hướng dẫn viên có điều
kiện tìm hiểu sở thích, u cầu riêng của khách để phục vụ tốt hơn, hướng dẫn viên
cũng cần chuẩn bị tốt và cẩn thận các câu hỏi có liên quan đến các lĩnh vực mà khách
quan tâm, các thông tin về thời gian của chuyến du lịch, chương trình, nội dung hoạt
động cụ thể. Vì số lượng khách ít nên hướng dẫn viên có nhiều thời gian tiếp xúc với
từng người trong đoàn khách, hiểu biết nhiều về đặc điểm tâm lý của họ, điều này
giúp cho hướng dẫn viên rất nhiều trong việc nâng cao kỹ năng giao tiếp cũng như
khả năng nắm bắt tâm lý khách hàng. Tuy nhiên đối với đoàn khách lẻ hướng đẫn
viên phải hoạt động với một khối lượng công việc nhiều hơn do phải trải đều sự quan
tâm cho từng khách, giải quyết từng vấn đề của từng khách.
1.1.2.2. Thời lượng của chương trình du lịch
Về thời lượng: Có chương trình du lịch ngắn ngày và chương trình du lịch dài
ngày:


8

Đối với chương trình du lịch ngắn ngày cơng việc của hướng dẫn viên ít và đơn
giản hơn, chỉ tập trung vào hoạt động tham quan là chủ yếu nhưng cũng chính vì thế
hướng dẫn viên có cường độ làm việc cao, thời gian nghỉ ngơi ngắn và ít có điều kiện
tìm hiểu tâm lý và sở thích đồn khách dẫn đến hiệu quả của hoạt động hướng dẫn có
thể khơng được cao.
Đối với chương trình du lịch dài ngày thường có nội dung hoạt dộng phong phú,
đa dạng, hướng dẫn viên có nhiều thời gian tiếp xúc với với đoàn khách, hiểu biết
hơn về đặc điểm, tâm lý khách, tuy nhiên cũng đồng nghĩa với việc hướng dẫn viên
phải hoạt dộng trong thời gian dài, khối lượng công việc nhiều, thời gian càng dài
càng nhiều vấn đề phát sinh và tình huống bất ngờ xảy ra địi hỏi hướng dẫn viên phải
giải quyết nhanh chóng và khéo léo.
1.1.2.3. Đặc điểm của đồn khách

Theo đồn khách có cùng dân tộc, tôn giáo: Khách du lịch đến từ cùng một quốc
gia, có cùng một tơn giáo sẽ rất thuận lợi cho công việc của hướng dẫn viên.
Theo độ tuổi: Khách du lịch là thanh niên (tốc độ thực hiện chương trình nhanh,
nội dung hấp dẫn, hướng dẫn viên phải vui vẻ, nhiệt tình, u cầu hướng dẫn viên
phải có kiến thức phong phú…); Khách du lịch cao tuổi (tốc độ thực hiện chương
trình chậm, yêu cầu hướng dẫn viên phục vụ chu đáo, khi phục vụ phải có thái độ
kiềm chế)
Theo nghề nghiệp: Khách có cùng nghề nghiệp và khách khơng cùng nghề
nghiệp.
1.1.2.4. Phương tiện giao thơng được sử dụng
- Ơ tô: Phổ biến nhất, thuận tiện cho công tác hướng dẫn của hướng dẫn viên
thuyết minh các đối tượng trên đường đi.
-Đường sắt: Ồn ào, nhiệm vụ chính là giúp đỡ khách làm thủ tục, bảo quản hành
lý đảm bảo an tồn, nhắc nhở khách ... có mặt ở điểm lên xuống, điểm thay đổi phương
tiện.


9

- Máy bay: tương tự như đường sắt, hướng dẫn viên chủ yếu là giúp khách làm
thủ tục hải quan. Theo dõi số lượng khách, bảo quản hành lý, giúp khách khi họ mệt
mỏi.
- Tàu thuỷ: Đối với các phương tiện nhỏ, thì hướng dẫn viên hoạt động tương
tự như phương tiện là ô tô.
1.1.2.5. Đặc điểm của tham quan du lịch
Thường là các điểm đến có tính chất khác nhau sẽ ứng với những đối tượng
khách khác nhau, do đó hoạt động hướng dẫn cũng cần theo đó mà có sự điều chỉnh
phù hợp về kiến thức, phong cách, hoạt động bổ sung ví dụ như: Điểm tham quan du
lịch là các di tích lịch sử văn hố địi hỏi hướng dẫn viên về kiến thức văn hóa, lịch
sử, những điều cần lưu ý, phong cách thuyết minh phù hợp với điểm văn hóa; Điểm

tham quan du lịch tự nhiên hướng dẫn viên có thể thoải mái hơn về phong cách thuyết
minh, cho khách du lịch thấy được các kiến thức, kỹ năng đối với du lịch tự nhiên
(các kỹ năng về cắm trại, leo núi, ..); Các trung tâm văn hố, chính trị: phong cách có
thể tơn nghiêm hơn,…
1.1.2.6. Mối quan hệ giữa doanh nghiệp lữ hành và các nhà cung cấp dịch
vụ
Việc thiết lập mối quan hệ với các nhà cung cấp dịch vụ của các doanh nghiệp
lữ hành rất quan trọng. Quan hệ tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện
chương trình du lịch của hướng dẫn viên, nếu các mối quan hệ khơng được kết hợp
một cách chặt chẽ sẽ khó đáp ứng và làm thoả mãn nhu cầu của khách.
1.1.2.7. Trình độ, thái độ của hướng dẫn viên du lịch
Hướng dẫn viên là một nhân tố quan trọng quyết định sự thành bại của tồn bộ
chương trình du lịch. Nếu hướng dẫn viên có kiến thức sâu rộng, kinh nghiệm, sự
khéo léo, nhanh nhẹn thì chương trình du lịch sẽ thành công và làm thoả mãn được
mọi du khách và ngược lại. Bên cạnh đó thái độ phục vụ tốt của hướng dẫn viên cũng
góp phần tạo nên sự thành cơng của chương trình du lịch.


10

1.1.2.8. Cộng đồng địa phương
Đường lối chính sách phát triển du lịch của địa phương, thái độ của dân cư địa
phương đối với hoạt động du lịch cũng là một yếu tố ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt
động hướng dẫn du lịch.
Trên đây là một số các nhân tố chính ảnh hưởng đến hoạt động du lịch, ngồi ra
cịn có các yếu tố khác: thời tiết, khi hậu của điểm đến, yêu cầu đặc biệt của từng
đoàn khách…
1.2. Các vấn đề lý luận về hướng dẫn viên du lịch
1.2.1. Khái niệm và phân loại hướng dẫn viên du lịch
1.2.1.1. Khái niệm hướng dẫn viên du lịch

Từ các góc độ khác nhau ta có các khái niệm khác nhau:
Theo Đại học British Columbra (Canada): Hướng dẫn viên du lịch là các cá
nhân làm việc trên các tuyến du lịch, trực tiếp đi kèm hoặc di chuyển cùng các cá
nhân hoặc các đồn khách theo một chương trình du lịch, nhằm đảm bảo việc thực
hiện lịch trình theo đúng kế hoạch cung cấp các lời thuyết minh về các điểm du lịch
và tạo ra những ấn tượng tích cực cho khách du lịch.
PGS. TS Đinh Trung Kiên thì cho rằng: “Hướng dẫn viên du lịch là người thực
hiện hướng dẫn khách du lịch trong các chuyến tham quan du lịch hay tại các điểm
du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu được thoả thuận của khách trong thời gian nhất định
và thay mặt tổ chức kinh doanh du lịch giải quyết những phát sinh trong chuyến du
lịch với phạm vi và khả năng của mình.”
Theo Tổng cục Du lịch (1994): “Hướng dẫn viên du lịch là những cán bộ chuyên
môn, làm việc cho các doanh nghiệp lữ hành (bao gồm cả doanh nghiệp du lịch khác
có chức năng kinh doanh lữ hành) thực hiện nhiệm vụ hướng dẫn du khách tham quan
theo chương trình đã được ký kết.”
Dựa vào những khái niệm đã có, Luật Du lịch đã đưa ra một khái niệm chung,
ngắn gọn sau: “Hướng dẫn du lịch là hoạt động hướng dẫn cho khách du lịch theo


11

chương trình du lịch. Người thực hiện hoạt động hướng dẫn được gọi là hướng dẫn
viên du lịch và được thanh toán cho dịch vụ hướng dẫn du lịch.”
1.2.1.2. Phân loại hướng dẫn viên du lịch
a) Phân loại theo tính chất quản lý:
Có hai loại hướng dẫn viên là:
- Hướng dẫn viên chính là hướng dẫn viên ký hợp đồng làm việc chính thức
trong một khoảng thời gian nhất định với một cơng ty du lịch. Họ có nhiệm vụ hướng
dẫn các đồn khách thực hiện chương trình tham quan du lịch đã được ký kết của
công ty. Đối với loại hình hướng dẫn viên này, ngồi việc được hưởng mức lương

chính thức của các cơng ty du lịch, họ còn được hưởng phụ cấp theo từng ngày thực
hiện chương trình du lịch.
- Cộng tác viên là: Những người có kiến thức tổng hợp hay nghiên cứu về một
số lĩnh vực, hiểu biết về các tuyến, điểm tham quan được các doanh nghiệp lữ hành
mời làm cộng tác hướng dẫn cho một số chương trình du lịch. Các cộng tác viên
khơng được hưởng lương chính thức theo quỹ lương của các công ty du lịch mà chỉ
được trả lương theo số ngày hướng dẫn khách theo thoả thuận giữa hai bên.
b) Phân loại theo phạm vi hoạt động:
- Hướng dẫn viên toàn tuyến (phụ trách tổ chức và hướng dẫn du lịch trên toàn
tuyến du lịch) là hướng dẫn đồng hành với khách du lịch từ khi chương trình du lịch
bắt đầu tới khi kết thúc, có một khối lượng kiến thức sâu rộng về hành trình, các điểm
đến, thường có kinh nghiệm hướng dẫn nhiều.
- Hướng dẫn viên điểm hay hướng dẫn viên địa phương là hướng dẫn viên có
kiến thức chuyên sâu về một điểm đên nào đó và phực vụ khách du lịch khi khách du
lịch đến điểm đến đó chứ khơng đồng hành cùng khách từ đầu tới cuối chương trình.
Ngồi ra có hướng dẫn viên trong thành phố, hướng dẫn viên du lịch nông thôn.
c) Phân loại theo các loại hình du lịch bao gồm:
Hướng dẫn viên theo loại hình du lịch tham quan thuần tuý; Hướng dẫn viên
theo loại hình du lịch lịch sử, văn hố, kiến trúc; Hướng dẫn viên theo loại hình du
lịch lễ hội; Hướng dẫn viên theo loại hình du lịch tôn giáo… Theo cách phân loại này


12

thì điều đẽ nhận thấy nhất là sự khác nhau trong kiến thức chuyên sâu của từng loại
hướng dẫn viên và yêu cầu phong cách hướng dẫn phù hợp với từng loại cũng khác
nhau.
d) Phân loại theo hình thức tổ chức chuyến đi phân ra:
- Hướng dẫn viên theo đoàn thường địi hỏi hướng dẫn viên có kinh nghiệm cao
hơn, sức khỏe cũng yêu cầu cao hơn bởi vì đối với khách đồn thường nội dung

chương trình du lịch sẽ đa dạng và phong phú hơn, có thể nhiều vấn đề phát sinh hơn.
- Hướng dẫn viên cho khách lẻ vì thường số lượng khách ít nên hướng dẫn viên
cần quan tâm tìm hiểu tâm lý từng khách để phục vụ tốt hơn nên yêu cầu đối với
hướng dẫn viên khách lẻ được xem là nhẹ hơn đối với khách đồn.
e) Theo ngơn ngữ giao tiếp có:
Hướng dẫn viên tiếng Anh; Hướng dẫn viên tiếng Pháp; Hướng dẫn viên tiếng
Trung… Ngoại ngữ là một trong những yếu tố cần thiết có của một hướng dẫn viên
do đó hướng dẫn viên có thể phân theo ngơn ngữ giao tiếp như trên.
1.2.2. Vai trò, nhiệm vụ của hướng dẫn viên du lịch
1.2.2.1. Vai trò của hướng dẫn viên
- Đối với đất nước hướng dẫn viên du lịch là một người sứ giả tại chỗ góp phần
tăng cường sự hiểu biết, tính đồn kết dân tộc đồng thời là chiến sĩ an ninh, bảo vệ tổ
quốc, mang lại lợi ích kinh tế cho quốc gia qua vịêc hướng dẫn, giới thiệu cho khách
sử dụng các dịch vụ.
- Đối với doanh nghiệp lữ hành: Hướng dẫn viên là người thay mặt công ty thực
hiện hợp đồng du lịch với khách du lịch; là nhân viên tiếp thị gián tiếp qua chất lượng
phục vụ; là kênh thu nhập thông tin phản ánh từ khách để nâng cao chất lượng phục
vụ.
- Đối với khách du lịch: Hướng dẫn viên là người phục vụ tận tâm trong chức
năng, phạm vi quyền hạn của mình; là người bạn đường tin cậy chân thành nhưng
không thô thiển; là người đại diện cho quyền lợi của khách du lịch.


13

1.2.2.2. Nhiệm vụ của hướng dẫn viên du lịch
- Thu thập và xử lý những thông tin liên quan đến chương trình du lịch mình
thực hiện: khách hàng, yêu cầu, thời gian, nội dung chương trình,…
- Tổ chức hướng dẫn khách tham quan, thuyết minh về điểm đến, giúp khách
hiểu và tạo được tình cảm giữa khách đối với điểm đến, với nét đẹp văn hóa, lịch

sử,…và các hoạt động bổ trợ khác trong thời gian thực hiện chương trình: tổ chức trò
chơi, kể chuyện,…
- Kiểm tra chất lượng và số lượng dịch vụ hàng hoá: chất lượng của các dịch vụ
như lưu trú, ẩm thực, nước uống trên xe.
- Quảng cáo, tiếp thị chương trình du lịch khác mà có thể khách có hứng thú để
vừa để quảng bá cho hoạt động du lịch của công ty, tăng khả năng quay lại của khách.
- Xử lý một cách nhanh nhẹn và khéo léo các vấn đề phát sinh trong thời gian
thực hiện chương trình du lịch.
- Đại diện cho cơng ty thanh tốn các dịch vụ du lịch.
1.2.3. Đặc thù nghề nghiệp của hướng dẫn viên du lịch
- Về thời gian lao động: Thời gian làm việc không cố định, được tính bằng thời
gian đi cùng với khách, đối với cơng việc hướng dẫn khó có thể định mức lao động
do tính chất mùa vụ nên thời gian làm việc trong năm phân bố không đều.
- Về khối lượng công việc: lớn, phức tạp, bao gồm nhiều việc khác nhau
- Về cường độ lao động: cao, liên tục, căng thẳng, đặc biệt là vào mùa cao điểm.
- Về tính chất công việc: đa dạng về khối lượng tiếp xúc nhưng đơn điệu, lặp lại
một số thao tác cụ thể, đơn điệu về cơ cấu khách, điểm đến, tuyến. Đòi hỏi chịu đựng
cao về tâm lý.
1.3. Các vấn đề lý luận về chất lượng hướng dẫn viên du lịch
1.3.1. Khái niệm chất lượng hướng dẫn viên du lịch
Chất lượng là khái niệm đặc trưng cho khả năng thỏa mãn nhu cầu của khách
hàng. Qua đó ta có thể hiểu: Chất lượng của hướng dẫn viên du lịch thể hiện qua khả
năng, trình độ, kiến thức của hướng dẫn viên và phải dựa trên quan điểm đánh giá,
cảm nhận của du khách.


14

Chất lượng hướng dẫn viên du lịch đóng vai trị rất lớn đối với cơng ty du lịch.
Có thể nói rằng thành công của một công ty du lịch phụ thuộc rất nhiều vào nhân tố

con người, đặc biệt là chất lượng hướng dẫn viên du lịch. Hướng dẫn viên du lịch là
cầu nối giữa doanh nghiệp lữ hành và khách hàng. Hướng dẫn viên du lịch là người
tiếp xúc trực tiếp với khách nên chiếm vị trí rất quan trọng, hướng dẫn viên là người
đại diện cho doanh nghiệp trước mắt của khách hàng và do vậy họ giữ vai trị liên kết
doanh nghiệp với mơi trường bên ngồi.
“Một dịch vụ có chất lượng tốt là dịch vụ trong 1 tình huống nhất định thoả mãn
khách hàng” [Survuction Marketing dịch vụ, Nhà xuất bản Khoa học kĩ thuật năm
1995, tr. 119]. Do đó việc đánh giá chất lượng mà cụ thể là chất lượng hướng dẫn
viên sẽ khơng có một quy định hay tiêu chuẩn nào cố định, nó phụ thuộc vào từng
tình huống, phụ thuộc vào cách cảm nhận của từng khách hàng. Chất lượng hướng
dẫn viên du lịch tốt sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho du khách, cho cơng ty du lịch,
cho đất nước. Ví dụ như nếu 1 người hướng dẫn viên du lịch nhiệt tình hướng dẫn
giúp đỡ khách, quan tâm đến khách, chắc chắn sẽ làm cho du khách hài lòng với
chuyến đi. Sự đảm bảo bằng trình độ chun mơn nghiệp vụ, kỹ năng xử lý công việc
cũng như thái độ nhã nhặn, dễ gần của hướng dẫn viên sẽ tạo niềm tin cho khách về
sự đảm bảo chất lượng dịch vụ trong mỗi chuyến đi; Hay sự thông cảm thể hiện qua
thái độ chia sẻ, lo lắng quan tâm đến từng du khách sẽ làm cho họ có cảm giác được
nâng niu, chiều chuộng. những lời hỏi thăm du khách sau những chuyến đi tham quan,
lúc khách mệt mỏi... sẽ có tác động rất lớn tạo sự thơng cảm với khách; Hpawcj đơn
giản hơn khách tham gia vào một tour du lịch sẽ thấy yên tâm, tin tưởng khi thấy tình
trạng xe chuyên chở tốt đẹp, nhân viên hướng dẫn, điều hành sức khoẻ tốt, nhiệt tình,
được nghỉ trong khách sạn tiện nghi…
1.3.2. Ý nghĩa của việc nâng cao chất lượng hướng dẫn viên du lịch
Nâng cao chất lượng hướng dẫn viên du lịch là đưa chất lượng dịch vụ lên mức
cao hơn trước nhằm thoả mãn sự trông đợi của khách du lịch, xã hội và đem lại hiệu
quả cho doanh nghiệp.


15


Nâng cao chất lượng hướng dẫn viên du lịch cũng chính là nâng cao chất lượng
dịch vụ và nó có tầm quan trọng sống còn với các doanh nghiệp du lịch thể hiện: Chất
lượng dịch vụ luôn là nhân tố quan trọng nhất quyết định khả năng cạnh tranh của
doanh nghiệp trên thị trường. Từ chất lượng dịch vụ sẽ tạo uy tín, danh tiếng cho
doanh nghiệp, đó chính là cơ sở cho sự tồn tại lâu dài của doanh nghiệp.
Qua đó có thể thấy ý ngĩa của việc nâng cao chất lượng dịch vụ, chất lượng
hướng dẫn viên chính là biện pháp hữu hiệu kết hợp các lợi ích của doanh nghiệp,
người tiêu dùng và xã hội.
1.3.3. Hệ thống tiêu chí đánh giá chất lượng hướng dẫn viên du lịch
1.3.3.1. Tiêu chí về phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp
Hướng dẫn viên du lịch phải có bản lĩnh chính trị, lịng u nghề, tự tơn dân tộc
chưa đủ mà còn phải nắm vững quan điểm đường lối của Đảng nhà nước ta đặc biệt
là đường lối ngoại giao.
Theo xu thế hội nhập làm bạn với tất cả các nước, những hiểu biết về chính trị
trong nước và quốc tế sẽ tránh cho hướng dẫn viên những tình huống khó xử khi gặp
các đối tượng khách du lịch châm chọc, dụng ý xấu hoặc lơi kéo. Kích động cả hướng
dẫn viên du lịch và khách du lịch vào các hoạt động xấu xa. Nguyên tắc chung là phải
khéo léo tế nhị song phải có thái độ rõ ràng có nghề và có kiến thức chính trị vững
vàng hướng dẫn viên du lịch phải không ngừng học hỏi qua sách báo, các nghị quyết,
các báo chính trị. Theo dõi sát biết động chính trị trong và quốc tế có sự nhạy cảm
chính trị, kiến thức chính trị của hướng dẫn viên du lịch giúp khách thoả mãn nhu cầu
hiểu biết của mình một cách đúng hướng, góp phần vào bang giao quốc tế, bang giao
hữu nghị giữa các dân tộc, một trong những chức năng quan trọng của ngành du lịch.
Đạo đức nghề nghiệp là yếu tố quan trọng hàng đầu hướng dẫn viên phải có:
lịng u nghề, đức tính kiên nhẫn, tận tuỵ, trung thực, có tính chín chắn và tính kế
hoạch, phải lịch sự và tế nhị.
1.3.3.2. Tiêu chí về trình độ chun mơn nghiệp vụ
Nền tảng kiến thức tổng hợp về một số môn khoa học là cơ sở cho việc tích lũy
các tri thức cần thiết cho hoạt động hướng dẫn du lịch, giúp hiểu rõ vấn đề, nhìn nhận



×