Tải bản đầy đủ (.pdf) (136 trang)

Con số trong thành ngữ, tục ngữ thái tây bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 136 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC
========o0o========

HOÀNG HOÀI THU

CON SỐ
TRONG THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ THÁI

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

SƠN LA, NĂM 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC
========o0o========

HOÀNG HOÀI THU

CON SỐ
TRONG THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ THÁI

Chuyên ngành: NGÔN NGỮ VIỆT NAM
Mã số: 60220102
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Bùi Thanh Hoa

SƠN LA, NĂM 2015



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Con số trong thành ngữ, tục ngữ Thái” là
công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả trong luận văn là
trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả

Hoàng Hoài Thu


MỤC LỤC

Trang

1. Lí do chọn đề tài……………………………………………………...

1

2. Lịch sử nghiên cứu…………………………………………………...

2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu…………………………………

9

4. Tư liệu và phương pháp nghiên cứu………………………………

9


5. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu………………………………...

10

6. Những đóng góp của luận văn…………………………………….

11

7. Bố cục luận văn……………………………………………………

12

MỞ ĐẦU

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN

1.1. Khái quát về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa………………..

13

1.1.1. Khái niệm và đặc trưng của ngôn ngữ và văn hóa…………………

13

1.1.2. Quan hệ biện chứng giữa ngôn ngữ và văn hóa……………………

16

1.2. Nghĩa của từ………………………………………………………...


18

1.2.1. Nghĩa biểu vật ……………………………………………………

18

1.2.2. Nghĩa biểu niệm ………………………………………………….

19

1.2.3. Nghĩa biểu thái …………………………………………………...

19

1.2.4. Nghĩa biểu trưng………………………………………………….

20

1.3. Khái quát về con số…………………………………………………

20

1.3.1. Khái niệm con số …………………………………………………

21

1.3.2. Đặc trưng của con số……………………………………………...

21


1.3.3. Ý nghĩa của con số…………………………………………….......

22

1.4. Khái quát về dân tộc Thái vùng Tây Bắc……………………………

25

1.4.1. Đặc điểm vùng Tây Bắc ………………………………………….

25

1.4.2. Đặc điểm dân tộc Thái Tây Bắc…………………………………...

27

1.4.3. Khái quát về thành ngữ, tục ngữ Thái vùng Tây Bắc………………

32


1.4.3.1. Khái niệm về thành ngữ, tục ngữ………………………………..

32

1.4.3.2. Khái quát thành ngữ, tục ngữ dân tộc Thái vùng Tây Bắc……….

32

Tiểu kết chương 1………………………………………………………………


36

CHƢƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG VÀ NGỮ NGHĨA CỦA CÁC CON SỐ
TRONG THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ DÂN TỘC THÁI

37

2.1. Hoạt động của các con số trong thành ngữ, tục ngữ tiếng Thái……....

37

2.1.1. Tần số xuất hiện của các con số trong thành ngữ, tục ngữ Thái……

37

2.1.2. Đặc điểm kết hợp của con số với các từ loại trong thành ngữ, tục
ngữ dân tộc Thái………………………………………………………...

49

2.1.2.1. Khả năng kết hợp với danh từ…………………………………...

50

2.1.2.2. Khả năng kết hợp với động từ…………………………………...

52

2.1.2.3. Khả năng kết hợp với tính từ……………………………………


53

2.1.2.4. Khả năng kết hợp với số từ ………………………........................

53

2.2. Đặc điểm ngữ nghĩa của các con số trong thành ngữ, tục ngữ Thái….

56

2.2.1. Con số được dùng với nghĩa gốc…………………………………...

56

2.2.1.1. Con số chỉ thời gian …………………………………………….

56

2.2.1.2. Con số chỉ lượng………………………………………………..

57

2.2.1.3. Con số chỉ thứ tự………………………………………………..

58

2.2.2. Con số được dùng với nghĩa biểu trưng…………………………….

58


2.2.2.1. Con số “một”…………………………………………………….

58

a. Giá trị văn hóa chung của con số “một”……………………………….

58

b. Nghĩa biểu trưng của con số “một” trong thành ngữ, tục ngữ Thái……….

59

2.2.2.2. Con số “hai”……………………………………………………..

62

a. Giá trị văn hóa chung của con số “hai”………………………………..

62

b. Nghĩa biểu trưng của con số “hai” trong thành ngữ, tục ngữ Thái………..

63

2.2.2.3. Con số “ba”……………………………………………………...

67

a. Giá trị văn hóa chung của con số “ba”………………………………....


67


b. Nghĩa biểu trưng của con số “ba” trong thành ngữ, tục ngữ Thái………...

68

2.2.2.4. Con số “bốn”…………………………………………………….

73

a. Giá trị văn hóa chung của con số “bốn”……………………………….

73

b. Nghĩa biểu trưng của con số “bốn” trong thành ngữ, tục ngữ Thái……….

74

2.2.2.5. Con số “năm”, “sáu”, “bảy”, “tám”………………………………

77

a. Giá trị văn hóa chung của con số “năm”, “sáu”, “bảy”, “tám”………….

77

b. Nghĩa biểu trưng của con số “năm”, “sáu”, “bảy”, “tám” trong thành ngữ,
tục ngữ Thái………………………………………………………………


79

2.2.2.6. Con số “chín”, “mười”…………………………………………...

81

a. Giá trị văn hóa chung của con số “chín”, “mười”……………………...

81

b. Nghĩa biểu trưng của con số “chín”, “mười” trong thành ngữ, tục ngữ
Thái………………………………………………………………………

82

2.2.2.7. Con số “nghìn”, “vạn”, “trăm”………………………………….

86

a. Giá trị văn hóa chung của con số “nghìn, vạn, trăm”…………………..

86

b. Nghĩa biểu trưng của con số “nghìn, vạn, trăm” trong thành ngữ, tục
ngữ Thái………………………………………………………………...

86

Tiểu kết chương 2………………………………………………………………


90

Chƣơng 3: VAI TRÒ VÀ NHỮNG ĐẶC TRƢNG VĂN HÓA CƠ BẢN CỦA
CÁC CON SỐ TRONG THÀNH NGỮ TỤC NGỮ DÂN TỘC THÁI

91

3.1. Vai trò của con số trong thành ngữ, tục ngữ Thái……………………

91

3.1.1. Con số góp phần tạo cấu trúc nhịp điệu ……………………………

91

3.1.2. Con số góp phần tạo biện pháp tu từ ……………………………...

92

3.1.3. Con số góp phần biểu hiện thái độ, tình cảm của con người……….

93

3.2. Đặc trưng văn hóa cơ bản của con số trong thành ngữ tục ngữ Thái…

93

3.2.1. Con số thể hiện nhận thức về tự nhiên…………………………….


94

3.2.2. Con số thể hiện nhận thức về các mối quan hệ trong xã hội……….

95

3.2.3. Con số thể hiện nhận thức về những trải nghiệm đường đời……….

97


3.3. Bước đầu lý giải những quan niệm về con số ……………………….

98

3.3.1. Con số trong tư duy của người Thái………………………………

98

3.3.2. Con số trong đời sống tâm linh, sinh hoạt của người Thái……

100

Tiểu kết chương 3

103

KẾT LUẬN CHUNG……………………………………...................................

104


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN…...

107

TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………….......................................
PHỤ LỤC THÀNH NGỮ TỤC NGỮ CHỨA CON SỐ

108


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Con số là một hiện tượng mang tính phổ quát của nhân loại; Nó đã được
bàn đến từ lâu dưới nhiều góc độ: triết học, văn hoá học, ngôn ngữ học và
nhiều lĩnh vực khác của khoa học tự nhiên. Trong mọi lĩnh vực, con số vừa là
đối tượng vừa là phương tiện được xem xét lý giải nhằm rút ra những kết luận
phù hợp với mục đích nghiên cứu của từng chuyên ngành. Chẳng hạn, về triết
học, tìm hiểu về con số nhằm trả lời câu hỏi: con số thể hiện quy luật nhận thức
của con người như thế nào; về văn hoá nhằm trả lời câu hỏi: con số phản ánh
tinh thần xã hội như thế nào; về ngôn ngữ học để trả lời câu hỏi: con số hành
chức trong xã hội như thế nào. v.v… Con số là một hiện tượng mang tính phổ
dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống hàng ngày; hầu như lĩnh vực giao tiếp
nào, đơn vị giao tiếp nào cũng có mặt con số ở những mức độ khác nhau. Cuộc
sống là phải tính đếm, đo lường, phân chia, xếp loại, các hành động này xuất
phát từ con số, liên quan đến con số. Con số không đơn giản chỉ được dùng
trong tính toán, mà chúng còn có ẩn chứa những ý nghĩa văn hóa, triết học sâu
xa, có thể ảnh hưởng tới đời sống và vận mệnh của con người. Như vậy chỉ
riêng trong lĩnh vực “con số”, đã thấy sự hội tụ nhiều vấn đề liên quan đến tư
duy, văn hoá tinh thần và tổ chức giao tiếp của xã hội. Và mỗi nền văn hóa đều

có một đặc trương riêng về những con số.
Dân tộc Thái sớm có ngôn ngữ và văn tự riêng từ xa xưa, bởi vậy họ có
truyền thống văn hóa lâu đời, đạt đến trình độ cao đặc biệt là văn hóa cổ. Là
một trong những dân tộc được Đảng và nhà nước rất quan tâm tới việc bảo tồn
và duy trì chữ viết “ngày 27 tháng 11 năm 1961, Hội đồng Chính phủ đã ban
hành nghị định về việc phê chuẩn chính thức các phương án chữ Tày-Nùng,
Thái, Mông dùng làm chữ viết chính thức cho các dân tộc trên trong việc xoá
nạn mù chữ và bổ túc văn hoá, trong các trường phổ thông và các trường

1


chuyên nghiệp, trong các công văn, giấy tờ của các cơ quan nhà nước trong
các khu tự trị” [18], hay gần đây nhất ngày 3 tháng 2 năm 1997, Bộ Giáo dục
và Đào tạo đã có Thông tư 01 hướng dẫn việc dạy tiếng nói và chữ viết của
các dân tộc thiểu số [18]. Là người con sinh ra và lớn lên tại vùng đất Sơn La,
nơi có 54% dân số là dân tộc Thái, bởi vậy tôi chọn dân tộc Thái để tìm hiểu,
để hiểu được cộng đồng Thái tôi phải biết được văn hóa Thái. Trong quá trình
đó, tôi nhận thấy văn hoá cổ dân tộc Thái có rất nhiều thể loại, mỗi thể loại đều
có tác dụng thực tế thiết thực, giá trị nhất phải kể đến là mảng Văn học dân
gian dân tộc Thái, đây được xem là thành tố tiêu biểu chuyển tải tất cả đời sống
vật chất, tinh thần lẫn lịch sử phát triển của dân tộc. Trong đó Quám, được hiểu
là tục ngữ, thành ngữ của dân tộc Thái là sản phẩm tinh thần có quan hệ mật
thiết đến đặc trưng dân tộc và giá trị văn hoá - lịch sử - triết học ngôn ngữ - tín
ngưỡng - đạo đức của dân tộc.
Từ những lí do trên tôi quyết định lựa chọn đề tài “Con số trong thành
ngữ, tục ngữ Thái Tây Bắc” bởi khi đọc và tiếp cận với Quám tôi thấy xuất
hiện con số là khá nhiều. Nghiên cứu được vấn đề này tôi sẽ giải mã được sự bí
ẩn về văn hóa sử dụng con số của người Thái Tây Bắc, góp phần mang lại cái
nhìn sâu sắc hơn về cuộc sống, tư duy văn hóa Thái Tây Bắc.

2. Lịch sử vấn đề
Lịch sử hình thành con số gắn với lịch sử phát triển của nền văn minh
nhân loại. Sự ra đời của con số có thể nói là một trong những phát minh vĩ đại
của nhân loại. Đến nay, hầu hết trên tất cả các lĩnh vực khoa học tự nhiên và xã
hội đều có những công trình khoa học nghiên cứu về con số.
2.1. Về nghiên cứu con số trong tiếng Việt
2.1.1. Trong ngôn ngữ học
Việc nghiên cứu con số từ góc độ ngôn ngữ học qua các bài ca dao, tục
ngữ đã được đề cập ở một số công trình. Tuy nhiên, cho đến nay, các kết quả

2


nghiên cứu về con số mới dừng lại ở các bài thành ngữ, tục ngữ, ca dao, dân ca
tiếng Việt nói chung ở các phương diện khác nhau: tên gọi, khả năng kết hợp, ý
nghĩa ngữ pháp, việc phân chia thành các tiểu loại, việc sử dụng con số trong
tác phẩm thơ văn.
- Về tên gọi: có tác giả gọi là lượng số (Trần Trọng Kim, Bùi Kỷ, Bùi Đức
Tịnh), có tác giả gọi là tính từ (Nguyễn Lân), có tác giả gọi là danh từ số lượng
(Đinh Văn Đức, Uỷ Ban Khoa học), có tác giả gọi là số từ. Và đây là xu hướng
chung chiếm đa số ý kiến của các nhà ngôn ngữ học như: Nguyễn Kim Thản
(1963), Đỗ Hữu Châu (1962), Nguyễn Anh Quế (1976), Hữu Quỳnh (1980),
Nguyễn Tài Cẩn (1999), Diệp Quang Ban - Hoàng Văn Thung (1999), Lê Biên
(1998), Đỗ Thị Kim Liên (1999). v.v
- Về khái niệm, hầu hết các nhà ngôn ngữ học đều thống nhất, đây là
những từ biểu thị các ý nghĩa về số lượng và thứ tự.
- Về việc phân chia thành các tiểu loại, hiện nay còn có nhiều ý kiến,
nhiều cách chia khác nhau. Có tác giả chia số từ làm hai tiểu loại là số từ xác
định và số từ không xác định (Diệp Quang Ban và Hoàng Văn Thung), có
người chia làm ba tiểu loại là số từ chính xác, số từ thứ tự và số từ ước lượng

(Nguyễn Anh Quế), có người chia làm bốn tiểu loại là số từ chỉ số lượng chính
xác, số từ ước chừng, số từ chỉ thứ tự và số từ dùng với ý nghĩa biểu trưng (Đỗ
Thị Kim Liên).
- Về việc xác định con số là thực từ hay hư từ, cũng có hai xu hướng khác
nhau. Xu hướng thứ nhất xem số từ là thực từ (Đỗ Hữu Châu, Lê Biên, Nguyễn
Hữu Quỳnh, Đỗ Thị Kim Liên,…) Xu hướng thứ hai cho rằng số từ vừa có tính
chất thực từ vừa có tính chất hư từ (Diệp Quang Ban, Hoàng Văn Thung ).
- Về góc độ ngữ dụng, tri nhận bước đầu đã có một số tác giả quan tâm,
đề cập như Đỗ Thị Kim Liên, Nguyễn Văn Khang, Trần Văn Cơ, Trường
Xuân, Nguyễn Xuân Vinh, Nguyễn Phú Thứ. v.v Nhiều trang Website đã có

3


những diễn đàn trao đổi về việc sử dụng con số trong đời sống văn hóa như
www.blogphongthuy.com; www.facts.baomoi.com;

www.vi.wikipedia.org;

www.baomoi.com; www.facebook.com; v.v
2.1.2.Trong văn hóa
Mỗi con số mang một ý nghĩa và một quan niệm khác nhau, con số trong
văn hóa đã có nhiều công trình trong nước và thế giới nghiên cứu như: Từ điển
biểu tượng văn hóa thế giới của tác giả Jean Chevalier cho rằng con số là một
trong nhữ tám hệ biểu tượng “những con số ngày càng tích tụ trong mình nhiều
tri thức bao nhiêu thì càng mở rộng bấy nhiêu cho sự nhận thức” [35, tr 208].
Con số được sử dụng nhiều trong văn hóa người Việt trên nhiều phương diện.
Tư duy về số âm, số dương, “số đẹp”, “số xấu” như năm 1999 tác giả Tôn Diễn
Phong nhận định trong bài Vài nét về nghiên cứu ngôn ngữ qua văn hóa “Bản
thân số đếm không có gì thần bí nhưng từ chỗ sùng bái linh vật về ngôn ngữ,

người ta dễ đi đến sùng bái linh vật về số đếm. Người ta thường đặt cho số đếm
những hàm nghĩa tượng trưng lành hay dữ” [50, tr 17-21]; Hay việc vận dụng ý
nghĩa con số trong đời sống của người Việt của tác giả Phan Ngọc nhận định
“Người Việt rất thích dùng con số cho nên nói tứ phía, muôn mầu, trăm phương
nghìn kế thì dễ nghe hơn là tất cả các phía [45, tr 73-83]. Trong công trình Con
số dân gian, (2007) của tác giả Trần Gia Anh đã khảo cứu mang tính tổng hợp
văn hóa, tín ngưỡng, từ đó chỉ ra được những ý nghĩa của con số trong nền văn
hóa tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục tập quán dân gian, cũng như đặc điểm của
việc sử dụng con số trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao [1, tr 80 – 88].
Đề cập tới mối quan hệ giữa văn hóa, ngôn ngữ và các đối tượng biểu
trưng trong đó có con số, tác giả Nguyễn Đức Tồn đã tập hợp những công
trình nghiên cứu trước đây, bổ sung thêm những nghiên cứu mới vào cuốn
sách "Đặc trưng văn hóa - dân tộc của ngôn ngữ và tư duy" (Nxb Từ điển
Bách khoa, 2010). Đây là công trình nghiên cứu một cách có hệ thống,

4


chuyên sâu làm nổi bật những giá trị của đặc điểm sự tri nhận, phạm trù hóa
hiện thực khách quan ở người Việt và người Nga, đặc điểm quá trình định
danh, cấu trúc ngữ nghĩa, quá trình chuyển nghĩa, đặc điểm sử dụng biểu
trưng của các đối tượng.
2.1.3. Trong thành ngữ, tục ngữ
Các công trình nghiên cứu con số trong thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt
đề cập đến ở nhiều phương diện, có thể là cách dùng số từ và sự xuất hiện của
con số trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao trong Thi pháp ca dao của Nguyễn
Xuân Kinh [36, tr179-214], qua đó tác giả miêu tả và giải thích ý nghĩa của con
số xuất hiện nhiều nhất. Khi xét về khả năng kết hợp của các con số nhiều bài
nghiên cứu đã cho rằng con số hay số từ kết hợp từ loại nhưng chủ yếu với
danh từ đó đưa ra giá trị và ý nghĩa gốc của số từ như số từ chỉ thời gian, số từ

chỉ tuổi, số từ chỉ lượng, số từ chỉ số thứ tự…vv, như Khả năng kết hợp của số
từ trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao. Ngữ học trẻ, 2008; Cơ cấu ngữ pháp tiếng
Việt V.S. Panfilov (2008) [48]; Trong luận án Đặc điểm ngữ pháp và ngữ
nghĩa của con số trong tục ngữ, thành ngữ, ca dao người Việt, Trần Thị Lam
Thủy (2013) cho rằng “con số lẻ được sử dụng với tần số cao, ý nghĩa biểu
trưng phong phú…sự thay đổi liên quan đến từng ngữ cảnh nhất định, con số
chẵn sử dụng ít hơn, ý nghĩa biểu trưng ổn định” [63]. Khuynh hướng nghiên
cứu về tính biểu trưng của con số cũng được đề cập nhiều trong bài viết về
Tính biểu trưng của thành ngữ trong tiếng Việt, Bùi Khắc Việt khẳng định số
từ là từ loại mang tính biểu trưng rõ rệt. Ý nghĩa biểu trưng của con số trong
kho tàng thành ngữ, tục ngữ Việt của Nguyễn Thị Hiền (2009), Con số Ba
trong thành ngữ, tục ngữ và ca dao người Việt. Ngữ học trẻ, 2009.
Dưới góc độ ngôn ngữ và văn hóa con số trong thành ngữ, tục ngữ có
nhiều bài nghiên cứu khẳng định vai trò quan trọng của con số trong việc tạo
nhiệp điệu, hài hòa cân đối giữa các vế…từ đó khẳng định con số mang giá trị

5


văn hóa của dân tộc, thể hiện lối tư duy về con số của người Việt như: Con số
Hai trong thành ngữ, tục ngữ và ca dao người Việt nhìn từ góc độ ngôn ngữ văn hóa, Ngôn ngữ và đời sống, số 5, 2010; Con số Bốn trong văn hóa Việt
Nam qua thành ngữ, tục ngữ, ca dao, Hội thảo khoa học Đại học Vinh, 2010;
Sự hoạt động và biến đổi ngữ nghĩa của con số Ba trong mối quan hệ với
những con số khác (qua thành ngữ, tục ngữ và ca dao người việt), Từ điển học
và Bách khoa thư, số 1, 2012; Trần Thị Lam Thủy Bằng lí thuyết tri nhận, giải
mã tư duy văn hóa dân tộc qua những quan niệm về con số, Hội thảo Ngữ học
toàn quốc, 2013.
2.2. Công trình nghiên cứu văn hóa và ngôn ngữ của dân tộc Thái tây
Bắc
Là dân tộc tiêu biểu và đặc sắc với những nét văn hóa rất riêng, vì vậy các

công trình nghiên cứu về văn hóa, ngôn ngữ của dân tộc Thái Tây Bắc đã đạt
được những thành tựu đáng kể góp phần vào việc bảo tồn và phát huy những
giá trị văn hóa dân tộc.
Về ngôn ngữ và con người Thái, các công trình đã đề cập đến quá trình
hình thành và phát triển của dân tộc Thái, và khẳng định người Thái có tiếng
nói và chữ viết riêng, tiêu biểu như Nghiên cứu ngôn ngữ các dân tộc thiểu số
ở Việt Nam, NXB Đại học Quốc Gia của tác giả Trần Trí Dõi, (1999). Cuốn
sách đã trình bày những đặc điểm ngôn ngữ đặc sắc của các dân tộc Việt Nam.
Qua đó cho thấy sự phong phú, đặc sắc của ngôn ngữ Thái nói riêng và ngôn
ngữ các dân tộc thiểu số của Việt Nam nói chung hay tác giả Vi Trọng Liên
(2001). Vài nét về người Thái ở Sơn La, NXB Văn hóa Dân tộc, Hà Nội. Từ
phác thảo về bức tranh xã hội và con người của các dân tộc Thái Sơn La, tác
giả đi sâu nghiên cứu các vấn đề ngôn ngữ, văn hóa và phong tục tập quán của
dân tộc này, Cầm Trọng, (2005). Những hiểu biết về người Thái ở Việt Nam,

6


NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, nhóm tác giả Ngô Đức Thịnh và Cầm Trọng
(2012). Luật tục Thái ở Việt Nam, NXB Văn hóa Dân tộc Hà Nội.
Về văn học nghệ thuật: Đây là “mảnh đất” mầu mỡ cho các nhà dân tộc
học, khoa học khai thác và nghiên cứu, đã có nhiều công trình được đề cập đến
nhưng mới chỉ dừng lại ở mức độ sưu tầm, soạn dịch về các mảng văn học dân
gian, truyện cổ, ca dao, tục ngữ, câu đố, hát trao duyên, dân ca…qua đó thấy
được đời sống, văn hóa và sinh hoạt của đồng bào Thái tiêu biểu như tác giả
Cầm Cường (1993), Tìm hiểu văn học dân gian Thái ở Việt Nam, NXB Khoa
học Xã hội. Đã chỉ ra các thể loại Văn học Dân gian sẽ được cụ thể hóa bằng
các tác phẩm và đặc trưng riêng của từng vùng Văn hóa Thái, nhóm tác giả
Hoàng Trần Nghịch, Tòng Ín, Anh Cầm (2004). Hát trao duyên gái trai Thái,
Hội Văn học nghệ thuật Sơn La. Là sưu tầm và dịch các bài hát về tình yêu trai

gái vào những dịp lễ hội, tác giả Nguyễn Văn Hòa (2001). Truyện cổ và Dân ca
Thái vùng Tây Bắc Việt Nam, NXB Văn hóa Dân tộc Hà Nội, Trần Bình
(2007). Văn hóa các dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc, Trường Đại học văn hóa
Hà Nội, Mạc Phi sưu tầm và giới thiệu (1979). Dân ca Thái, NXB Văn học Hà
Nội, tác phẩm Tản chụ siết sương (Ca dao) – Tài liệu cổ sưu tầm tại Thuận
Châu, hội Văn Nghệ Dân gian (2012). Thơ ca nghi lễ Dân tộc Thái, NXB văn
hóa Dân tộc Hà Nội.
Về tục ngữ thành ngữ, theo các nhà nghiên cứu khoa học thì tục ngữ thành
ngữ Thái tồn tại dưới hình thức “Quắm” là lời có vần. Đối với các soạn giả dân
tộc học khi sưu tầm và dịch sang tiếng Việt cho rằng đó là thành ngữ, tục ngữ.
Đây là một trong những mảng văn học có giá trị nhận thức lớn của ông cha về
các hiện tượng xung quanh cuộc sống như thiên nhiên, lao động và con người.
Có tác phẩm chỉ dừng lại ở việc sưu tầm như nhóm tác giả Hà Văn Năm, Cẩm
Thương, Lò Văn Sĩ, Tòng Kim Ân, Kim Cương, Hương Huyền (1978). Tục
ngữ Thái, NXB Văn hóa Dân tộc, tác giả Hoàng Trần Nghịch (sưu tầm - dịch),

7


(1995). Phương ngôn tục ngữ Thái, NXB Văn hóa Dân tộc Hà Nội. Trong
Những lời có vần ông cha truyền lại, NXB Văn hóa Dân tộc Hà Nộ (sưu tầm dịch), (2005) và Phương thức giáo dục cổ truyền của Dân tộc Thái, NXB Hội
liên hiệp Văn học Nghệ thuật tỉnh Sơn La, (2011) của tác giả Hoàng Trần
Nghịch đã khẳng định “hình thức giáo dục của dân tộc Thái mang tính dân
gian, truyền miệng cổ truyền” [46], bởi vậy những “lời có vần” là vấn đề chứa
đựng phương thức giáo dục cũng như quan niệm về con người, vòng đời, cách
đối nhân xử thế trong mọi mối quan hệ, cách giáo dục trẻ em, thanh niên, người
lớn.
Ngoài ra còn rất nhiều những công trình nghiên cứu về quan niệm, tư duy,
phương thức ngôn ngữ, phương thức giáo dục mang đặc trưng riêng của người
Thái Tây Bắc được đăng ở các Kỷ yếu Hội thảo Khoa học như Hội thảo

chuyên đề “Giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp của Dân tộc
Thái ở Sơn La trong quá trình Hội nhập Quốc Tế”, (2013), hay Kỷ yếu (Hội
thảo Khoa học Quốc gia Ngôn ngữ và Văn học vùng Tây Bắc, NXB Đại học Sư
phạm, Hà Nội, 2014.
Tóm lại trong quá trình khảo sát các công trình nghiên cứu trên tôi nhận
thấy nhiều công trình đã đề cập đến các nét đặc trưng về Văn hóa, ngôn ngữ,
tín ngưỡng trong cộng đồng dân tộc Thái Tây Bắc thể hiện qua các phong tục,
tập quán, các thể loại văn học dân gian từ nhiều góc độ khác nhau. Bên cạnh đó
tôi thấy sự xuất hiện các con số trong các thể loại văn vần tương đối nhiều,
nhưng tuyệt nhiên không có một công trình nghiên cứu nào mang tính toàn
diện và hệ thống về con số trong các thể loại văn vần của dân tộc Thái Tây
Bắc. Vì vậy, vấn đề “Con số trong tục ngữ, thành ngữ Thái Tây Bắc” mà tôi
lựa chọn để nghiên cứu sẽ là vấn đề mới góp phần nâng cao sự hiểu biết của
cộng đồng các dân tộc Việt Nam về quan điểm tư duy, tín ngưỡng văn hóa của
đồng bào dân tộc Thái Tây Bắc, để từ đó bảo tồn và phát huy những giá trị văn

8


hóa tốt đẹp của dân tộc Thái Tây Bắc nói chung và dân tộc Thái khu vực Sơn
La nói riêng.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các con số trong tiếng Thái (xét về phương diện
hoạt động và ý nghĩa của con số).
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn xác định Phạm vi nghiên cứu của đề tài là thống kê, phân loại,
phân tích khả năng kết hợp, từ đó tìm hiểu ý nghĩa biểu trưng của con số được
sử dụng trong thành ngữ, tục ngữ, (Quám) của dân tộc Thái Tây Bắc. Trên cơ
sở đó, luận văn bước đầu tìm hiểu những đặc trưng văn hóa, tín ngưỡng của

người Thái qua việc sử dụng các con số trong thành ngữ, tục ngữ.
4. Tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Tƣ liệu nghiên cứu
- Tư liệu để thống kê các con số được dùng trong luận văn này là các cuốn
sách đã xuất bản:
Lời có vần ông cha truyền lại, Hoàng Trần Nghịch (sưu tầm – dịch), Nxb
Văn hóa Dân tộc, Hà Nội, năm 2005.
Quãm Chiễn Lãng (Thành ngữ - Tục ngữ), 2007.
Phương ngôn Tục ngữ dân tộc Thái, Hoàng Trần Nghịch.
Lời răn người, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội, (1993)Hoàng Trần Nghịch
Tục ngữ Thái, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội (1978) nhóm tác giả Hà Văn
Năm, Cẩm Thương, Lò Văn Sĩ, Tòng Kim Ân, Kim Cương, Hương Huyền
- Ngoài ra luận văn còn sử dụng các tài liệu thành văn của các tác giả như:
Từ điển Thái – Việt, Hoàng Trần Nghịch, Luật tục Thái ở Việt Nam, Nhóm tác
giả Ngô Đức Thịnh và Cầm Trọng (2012); Phương thức giáo dục cổ truyền của
dân tộc Thái, Tác giả Hoàng Trần Nghịch (2011).

9


4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để giải quyết các nhiệm vụ trong luận văn, chúng tôi sử dụng chủ yếu các
phương pháp nghiên cứu sau:
4.2.1. Nhóm phƣơng pháp xử lí thông tin
Thủ pháp thống kê, phân loại Thống kế và phân loại các con số được sử
dụng trong thành ngữ, tục ngữ Thái.
4.2.2. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp điền dã (tiếp cận trò chuyện, giao tiếp từ 3 người đến 5
người dân tộc Thái có độ tuổi từ 50 tuổi đến 75 tuổi, có nhiều năm kinh nghiệm
nghiên cứu tiếng Thái cũng như con người và văn hóa Thái tại Thành phố Sơn

La. Nhằm nâng cao giá trị kết luận về quan điểm, tư duy của người Thái trong
việc sử dụng các con số).
4.2.3. Nhóm các phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết
Phương pháp phân tích ngữ nghĩa (Nhằm chỉ ra được khả năng kết hợp
của các con số, cũng như tần xuất sử dụng con số đơn lập trong tục ngữ, thành
ngữ Thái khu vực Tây Bắc)
Phương pháp so sánh – đối chiếu (Nhằm mục đích so sánh – đối chiếu một
cách khái quát các con số sử dụng trong tục ngữ, thành ngữ, ca dao, dân ca
tiếng Thái với con số sử dụng trong tục ngữ, thành ngữ, ca dao tiếng Việt, để
thấy được quan điểm giống nhau và khác nhau về văn hóa và tín ngưỡng).
4.2.4. Phƣơng pháp phân tích – tổng hợp (Nhằm chỉ ra được ý nghĩa của
các con số, các giá trị đặc trưng văn hóa tạo nên bản sắc riêng của dân tộc
Thái. Và làm sáng tỏ mối quan hệ biện chứng giữa ngôn ngữ và văn hóa)
5. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Mục đích nghiên cứu
Khảo sát và làm rõ khả năng kết hợp của các con số trong thành ngữ, tục
ngữ Thái.

10


Phân tích, lý giải ngữ nghĩa, vai trò và các biểu đạt văn hóa của con số
trong ngữ cảnh thành ngữ, tục ngữ Thái; đồng thời làm sáng tỏ quan niệm về
con số trong tư duy và giao tiếp của người Thái khu vực Tây Bắc.
5.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích trên, các nhiệm vụ chính của luận văn là:
Cơ sở lí luận về con số, các quan niệm và khái niệm về con số cũng như
những vấn đề có liên quan. Cơ sở lí luận về mối quan hệ giữa văn hóa và ngôn
ngữ, nghĩa gốc cũng như nghĩa biểu trưng của từ.
Thống kê, phân loại các con số được dùng trong thành ngữ, tục ngữ Thái

Tây Bắc. Từ đó chỉ ra đặc điểm hoạt động ngữ pháp, ngữ nghĩa của các con số.
Phân tích làm rõ vai trò của con số trong thành ngữ, tục ngữ của người
Thái khu vực Tây Bắc và giải mã được con số từ góc độ văn hóa.
6. Những đóng góp của luận văn
Giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài là một công việc có ý nghĩa
lớn về lí luận và thực tiễn.
6.1. Về lí luận
Kết quả của luận văn sẽ góp phần làm sáng tỏ thêm một số vấn đề lý luận
của chuyên ngành ngôn ngữ học về phương diện đặc điểm ngôn ngữ nói chung,
số từ nói riêng trong bộ phận văn học truyền miệng là thành ngữ, tục ngữ;
Luận văn bổ sung tư liệu vào việc nghiên cứu văn hóa dân tộc Thái khu
vực Tây Bắc nói riêng cũng như dân tộc Thái ở Việt Nam nói chung. Đặc biệt
là đặc điểm sử dụng con số trong tục ngữ, thành ngữ của người Thái.
Luận văn giúp ích cho việc tìm hiểu đặc trưng văn hóa dân tộc Thái Tây
Bắc, ngôn ngữ và tư duy được thể hiện trong di sản văn hóa tinh thần của dân
tộc, phục vụ cho việc biên soạn các giáo trình từ vựng học, giúp cảm thụ, phân
tích và giảng dạy các tác phẩm văn học dân gian trong nhà trường.
6.2. Về thực tiễn

11


Luận văn góp phần vào việc bảo tồn các nét văn hóa truyền thống đặc
trưng của dân tộc Thái, giúp cho các dân tộc Thái nói riêng cũng như các dân
tộc khác hiểu được tư duy vật chất và tư duy tinh thần của người Thái qua việc
sử dụng các con số trong tục ngữ, thành ngữ Thái.
7. Bố cục luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm có ba chương:
Chƣơng 1: Cơ sở lí luận

Chƣơng 2: Đặc điểm của con số trong thành ngữ, tục ngữ Thái khu
vực Tây Bắc
Chƣơng 3: Vai trò và đặc trƣng văn hóa của ngƣời Thái thể hiện qua
con số trong thành ngữ, tục ngữ
Kết luận

12


Chƣơng 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Khái quát về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa
Văn hoá thể hiện qua nhiều cách thức, nhiều phương tiện, trong số đó,
ngôn ngữ là phương tiện quan trọng thể hiện văn hoá.
Như nhà nghiên cứu Vinocua khẳng định “Ngôn ngữ vừa là điều kiện tồn
tại, vừa là sản phẩm văn hoá nhân loại, bởi vậy, trong mọi nghiên cứu về ngôn
ngữ nhất thiết phải coi chính văn hoá cũng là đối tượng của mình.”. Hay GS.TS
Trần Trí Dõi viết “Ngôn ngữ và văn hóa, văn hóa và ngôn ngữ có liên hệ chặt
chẽ, không thể tách rời. Ngôn ngữ là phương tiện chuyên chở văn hóa và văn
hóa chứa đựng trong ngôn ngữ” [16]. Vì thế, muốn biết về văn hóa của một dân
tộc nào đó phải nghiên cứu ngôn ngữ dân tộc đó và ngược lại. Như vậy, để làm
sáng tỏ đối tượng nghiên cứu, nội dung chương 1 đưa ra một số vấn đề lí thuyết
về văn hóa, ngôn ngữ cũng như mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa.
1.1.1. Khái niệm và đặc trƣng của ngôn ngữ và văn hóa
1.1.1.1. Khái niệm và đặc trƣng của ngôn ngữ
Có rất nhiều quan niệm về ngôn ngữ như “ngôn ngữ là một hiện tượng đa
diện, liên quan đến nhiều phương diện trong cuộc sống của con người và xã hội
loài người” [53, tr8]; hay tác giả IU. M. Lotman viết “Bất kì một hệ thống nào
phục vụ cho những mục đích giao tiếp giữa hai hay nhiều cá thể đều có thể
được xác định như là một ngôn ngữ” [Ngôn ngữ - chất liệu của nghệ thuật văn

chương, tr5]. Các quan niệm về ngôn ngữ được đưa ra khác nhau nhưng dễ
dàng nhận thấy ngôn ngữ được sử dụng để giao tiếp, truyền đạt nghĩa tới
người nghe, thiết lập và duy trì các mối quan hệ giữa con người.
Ngôn ngữ mang một số đặc trưng cơ bản sau: ngôn ngữ là biểu tượng
phản ánh thực tại. Cùng một thực tại có thể được thể hiện bởi các biểu tượng
khác nhau. Hệ thống ngôn ngữ khác nhau sử dụng các biểu tượng khác nhau để

13


thể hiện cùng một thực tại; ngôn ngữ được qui định bởi các qui tắc ngữ pháp
riêng; ngôn ngữ nằm trong tư duy của con người, chứ không nằm ở ngôn
từ. Nghĩa của ngôn ngữ phụ thuộc vào trải nghiệm văn hóa, không phụ thuộc
vào ngôn từ; giống như cuộc sống loài người, ngôn ngữ là năng động và có chu
kì riêng. Không một ngôn ngữ nào là ổn định; để tồn tại, mọi ngôn ngữ luôn
phải trải qua những thay đổi và biến thể. Thay đổi trong ngôn ngữ được dựa
vào khái niệm về thời gian. Khi thời gian thay đổi, ngôn ngữ cũng thay đổi.
Biến thể liên quan tới sự khác nhau trong phát âm, đánh vần hay việc sử dụng
cùng một ngôn ngữ bởi những nhóm người khác nhau.
Như vậy, chúng ta có thể khẳng định, đặc trưng của ngôn ngữ dân tộc có
sự ảnh hưởng trực tiếp và quyết định đến quá trình nhận thức, tư duy của con
người.
1.1.1.2. Khái niệm và đặc trƣng của văn hóa
Cho đến nay, đã có rất nhiều khái niệm về văn hóa. Theo Phan Ngọc,
“Cho đến nay đã có ngót bốn trăm định nghĩa khác nhau và vì dân tộc nào
cũng có văn hóa, vì bất kỳ cái gì ta cũng hình dung có mặt văn hóa, cho nên
không thể tìm một định nghĩa thao tác luận cho văn hóa nếu dựa vào xã hội
học, kinh tế, chính trị...” [45]. Bởi mỗi tác giả có một cách tiếp cận và định
nghĩa riêng: có cách hiểu về văn hóa dựa trên đánh giá về trình độ hiểu biết
của con người, hay về lối sống, ứng xử, các sinh hoạt, phong tục, tập quán,...

hoặc phân chia, đánh giá các vùng văn hoá, các nền văn hoá theo một giai
đoạn lịch sử nhất định. Tôi cho rằng khái niệm về văn hóa trong cuốn “Cơ sở
văn hóa Việt Nam” của tác giả Trần Ngọc Thêm là thể hiện rõ nhất: "Văn hóa
là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con ngƣời sáng
tạo và tích lũy trong quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tƣơng tác giữa
con ngƣời với môi trƣờng tự nhiên và môi trƣờng xã hội của mình".
[59,tr12]

14


Ông cho rằng khái niệm văn hóa phải chứa đựng đồng thời 4 đặc trưng
sau: tính hệ thống, tính giá trị, tính lịch sử và tính nhân sinh.
Tính hệ thống là tập hợp các yếu tố có mối liên quan hay tương tác lẫn
nhau. Như vậy, nói đến tính hệ thống trong một nền văn hóa là nói đến những
mối quan hệ mật thiết, chặt chẽ giữa các sự vật, hiện tượng. Thông qua những
mối quan hệ này có thể thấy rõ nét các vấn đề như ăn, mặc, ở, sinh hoạt của
một cộng đồng người, sâu xa hơn có thể thấy những nguyên nhân, cách suy
nghĩ, hình tượng của một cộng đồng văn hóa nói riêng cũng như của nền văn
hóa nước này so với nước khác. Nhờ đặc trưng này mà văn hóa thực hiện được
chức năng tổ chức xã hội, làm tăng độ ổn định xã hội, cung cấp cho xã hội mọi
phương tiện cần thiết để đối phó với môi trường tự nhiên và xã hội của mình.
Tính giá trị được cụ thể hóa thành những chuẩn mực chi phối hành vi của
các thành viên trong cộng đồng, là nền tảng của sự ổn định xã hội. Tính giá trị
cho phép văn hóa thực hiện chức năng điều chỉnh xã hội, phân biệt các hiện
tượng văn hóa và phi văn hóa.
Có nhiều cách phân chia giá trị của văn hóa:
+ Căn cứ vào mục đích có: giá trị vật chất và giá trị tinh thần.
+ Theo ý nghĩa: giá trị sử dụng, giá trị thẩm mỹ, giá trị đạo đức.
+ Theo thời gian: có giá trị vĩnh cửu và giá trị nhất thời.

Tính nhân sinh cho phép phân biệt giá trị văn hóa với giá trị tự nhiên,
phân biệt văn hóa với đất nước học. Vì vậy trong giao tiếp, ngôn ngữ trở thành
công cụ truyền đạt thông tin, văn hóa là nội dung tạo mối liên kết giữa con
người với con người.
Tính lịch sử cho phép phân biệt văn hóa với văn minh và văn hóa với một
số hiện tượng xã hội khác, nói đến tính lịch sử là nói đến bề dầy và chiều sâu
của một cộng đồng văn hóa, một nền văn hóa.
1.1.2. Quan hệ biện chứng giữa ngôn ngữ và văn hóa

15


Vấn đề về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa đã được các nhà khoa
học đặc biệt quan tâm trong thời kì xã hội hội nhập và phát triển nhằm bảo tồn
và phát huy truyền thống dân tộc. Nói như tác giả Trần Ngọc Thêm thì “Thiếu
chiều sâu văn hóa, ngôn ngữ chỉ là cái xác không hồn” [60]
Có thể nói, mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa là mối quan hệ có tính
tương tác qua lại, tác động hỗ trợ lẫn nhau để cùng phát triển, ngôn ngữ qui
định văn hóa và văn hóa quy định ngôn ngữ
Ngôn ngữ và văn hóa có mối quan hệ rất chặt chẽ và tác động qua lại lẫn
nhau. Ngôn ngữ là một bộ phận quan trọng, gắn bó hữu cơ với văn hóa và có vị
trí quan trọng trong nền văn hóa mỗi quốc gia.
Để phân biệt văn hóa của quốc gia này với quốc gia khác thì ngôn ngữ
được đưa ra làm tiêu chuẩn đầu tiên. Bởi lẽ, trong ngôn ngữ lưu trữ nhiều nét
đặc trưng nhất, tiêu biểu nhất của một quốc gia, một dân tộc. Ví dụ, thành ngữ
là những cụm từ cố định, hoàn chỉnh về cấu trúc và nghĩa. Chúng có tính tượng
trưng và hình tượng. Vì vậy, trong giao tiếp việc sử dụng thành ngữ rất phổ
biến thông đối với người Việt Nam, qua đó thể hiện bản sắc của từng dân tộc.
Việt Nam là đất nước nông nghiệp, người Việt Nam sống chan hòa cùng cây cỏ
nên trong cuộc sống thành ngữ mang hình ảnh thực vật rất phong phú: cơm tẻ

mẹ ruột, tre già măng mọc, ra ngô ra khoai, ăn quả vả trả quả sung... Như vậy,
ngôn ngữ có một chức năng quan trọng là phương tiện tự bảo toàn của một dân
tộc. Chính trong ngôn ngữ đặc điểm của một nền văn hóa dân tộc được lưu giữ
rõ ràng nhất.
Xét riêng về nội bộ một cộng đồng ngôn ngữ - văn hóa, ngôn ngữ đóng
vai trò là phương tiện liên hệ kế thừa giữa các thế hệ trong sự phát triển tinh
thần của họ. Sự hiểu biết về thế giới khách quan mà các thế hệ đi trước đã tìm
hiểu, tích lũy được truyền lại cho các thế hệ sau thông qua ngôn ngữ và quá
trình giao tiếp. Như vậy, ngôn ngữ thực hiện một chức năng quan trọng khác là

16


tích lũy tri thức. Điều này thể hiện rõ nét trong kho tàng ca dao, tục ngữ Việt
Nam. Đó là những kinh nghiệm về sản xuất, lối ứng xử giữa con người và con
người trong gia đình, xã hội... được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác;
Ví dụ: (1)
"Tháng giêng là tháng ăn chơi
Tháng hai trồng đậu, trồng khoai, trồng cà
Tháng ba thì đậu đã già
Ta đi ta hái về nhà phơi khô
Tháng tư đi tậu trâu bò
Để ta sắm sửa làm mùa tháng năm..."
Cùng với sự phát triển của cuộc sống, nhu cầu giao lưu về mọi mặt trong
đó có ngôn ngữ giữa các quốc gia, dân tộc ngày càng cao. Những nhu cầu mới
tăng lên, ngôn ngữ đáp ứng bằng cách sáng tạo ra các từ mới, gắn các nghĩa
mới cho các từ có sẵn hoặc vay mượn từ của các ngôn ngữ khác như các từ
scandan, container, tivi, café, veston...
Như vậy, ngôn ngữ và văn hóa có mối quan hệ biện chứng lẫn nhau. Ngôn
ngữ không phải là phản ánh thụ động của văn hóa. Không thể loại bỏ trường

hợp văn hóa tác động đến ngôn ngữ nhưng trong mối quan hệ ấy, bản thân
ngôn ngữ vẫn có khả năng tác động trở lại đến văn hóa khi nó là tác nhân trong
mắt xích tiếp theo, củng cố, duy trì những niềm tin, tập quán và quy định
những chiều hướng tương lai của chúng.
Tất cả những gì con người tạo ra đều có tính văn hoá, đều có dấu ấn của
ngôn ngữ, vậy giải mã văn hoá có thể căn cứ vào nhiều thông số, nhưng chiếc
chìa khoá rất quan trọng, để có thể giải mã văn hoá của dân tộc, đó chính là
ngôn ngữ của dân tộc ấy.
1.2. Nghĩa của từ

17


Từ là đơn vị có tính chất tín hiệu, tồn tại hiển nhiên trong ngôn ngữ ở
trạng thái tĩnh, thực hiện chức năng làm đơn vị nhỏ nhất dùng để tạo câu khi
ngôn ngữ hành chức. Từ được coi là đơn vị trung tâm của ngôn ngữ vì từ có
vai trò quan trọng đối với đời sống của ngôn ngữ và đời sống của con người.
Sự tồn tại của từ là biểu hiện cho sự tồn tại của ngôn ngữ, mà ngôn ngữ lại là
tấm gương phản chiếu những đặc trưng tư duy và văn hoá của cộng đồng, dân
tộc. Những đặc trưng tư duy và văn hóa ấy nằm sâu trong các thành phần
nghĩa của từ, trong quá trình chuyển nghĩa, biểu trưng linh hoạt và phong phú
khi từ đi vào hoạt động. Nắm vững các thành phần nghĩa là tiền đề vững chắc
để tìm hiểu những mạch ngầm văn hóa bên trong từ.
Nghĩa của từ hiểu một cách khái quát là toàn bộ nội dung tinh thần mà
từ gợi ra khi ta tiếp xúc với nó. Đó là một thể thống nhất gồm nhiều thành
phần nghĩa có mối quan hệ qua lại và quy định lẫn nhau.
1.2.1. Nghĩa biểu vật
Nghĩa biểu vật của từ là mối liên hệ giữa từ với sự vật (hoặc hiện
tượng, thuộc tính hành động mà nó chỉ ra. “Ý nghĩa biểu vật là thành phần
nghĩa của từ liên quan đến sự vật hoặc phạm vi sự vật trong thế giới mà từ

gợi ra khi ta tiếp xúc với nó” [34, tr41]. Nghĩa biểu vật bắt nguồn từ các sự
vật trong thế giới khách quan, thế giới vật chất tồn tại khách quan bên ngoài
con người, có tác động vào thị giác con người. Biểu vật có thể hiện thực hoặc
phi hiện thực, hữu hình hay vô hình, có bản chất hoặc phi vật chất.
1.2.2. Nghĩa biểu niệm
Nghĩa biểu niệm của từ là hiểu biết về nghĩa biểu vật của từ. Cần chú ý,
nói nghĩa biểu niệm là hiểu biết về nghĩa biểu vật, không phải hiểu biết về
chính sự vật có thực ở ngoài đời. Hiểu biết về sự vật ở ngoài đời là khái niệm
về sự vật đó. Như vậy, nếu nghĩa biểu vật là sự ngôn ngữ hóa sự vật ngoài đời
thì nghĩa biểu niệm là sự ngôn ngữ hóa khái niệm về sự vật. Như thế cũng có

18


×