Tải bản đầy đủ (.pdf) (149 trang)

Đặc điểm ngữ pháp và ngữ nghĩa của con số trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (863.34 KB, 149 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

TRẦN THỊ LAM THỦY

ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP VÀ NGỮ NGHĨA
CỦA CON SỐ TRONG THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ,
CA DAO VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

NGHỆ AN - 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

TRẦN THỊ LAM THỦY

ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP VÀ NGỮ NGHĨA
CỦA CON SỐ TRONG THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ,
CA DAO VIỆT NAM
Chuyên ngành: Lý luận ngôn ngữ
Mã số: 62.22.01.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học:

PGS. TS. PHAN MẬU CẢNH


NGHỆ AN - 2013
1


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan cơng trình nghiên cứu này là của riêng tơi. Các cơng trình
nghiên cứu khác có liên quan, được trích dẫn trong cơng trình đều được chú thích rõ
ràng ở phần Tài liệu tham khảo. Mọi kiến giải, kết luận là kết quả nghiên cứu của
bản thân tôi, không sao chép bất kỳ tài liệu nào. Nếu có gì sai sót, tơi xin chịu hồn
tồn trách nhiệm.
Vinh, ngày 01 tháng 7 năm 2013
NGƯỜI VIẾT

Trần Thị Lam Thủy

2


MỤC LỤC
Trang
Trang bìa phụ ............................................................................................................ 1
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................................2
QUY ĐỊNH VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN .....................................................................5
CÁC BẢNG THỐNG KÊ TRONG LUẬN ÁN ..................................................................6
MỞ ĐẦU ................................................................................................................................7
1.
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ............................................................................................7
2.
LỊCH SỬ VẤN ĐỀ ...................................................................................................8
3.

ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ NGUỒN TƯ LIỆU NGHIÊN CỨU ......................16
4.
MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI ...............................................................17
5.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................................................................17
6.
ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI ....................................................................................18
7.
BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN ………………………………………………………19
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN CON SỐ ..................20
1.1.
Khái niệm con số ....................................................................................................20
1.1.1. Số từ trong phạm trù ý nghĩa chỉ lượng ..................................................................20
1.1.2. Định nghĩa về số từ .................................................................................................20
1.1.3. Đặc điểm của số từ..................................................................................................21
1.1.4. Về thuật ngữ “con số” .............................................................................................23
1.1.5. Xác định khái niệm “con số” được áp dụng trong Luận án ....................................23
1.2.
Thành ngữ, tục ngữ và ca dao và vấn đề con số .....................................................24
1.2.1. Khái niệm thành ngữ, tục ngữ, ca dao ....................................................................24
1.2.2. So sánh thành ngữ, tục ngữ và ca dao .....................................................................26
1.2.3. Cơ sở tìm hiểu đặc điểm con số trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao người Việt .......28
1.3.
Lý thuyết về nghĩa ..................................................................................................29
1.3.1. Khái quát về nghĩa ..................................................................................................29
1.3.2. Nghĩa gốc và nghĩa biểu trưng ................................................................................31
1.4.
Vấn đề con số trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao từ góc độ ngơn ngữ - văn hóa .....33
1.4.1. Mối quan hệ giữa ngơn ngữ, tư duy và văn hoá .....................................................33
1.4.2. Mối quan hệ giữa ngơn ngữ, tư duy, văn hố trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao .........35

1.4.3. Một số quan niệm về con số trong văn hóa Việt Nam ............................................37
1.5.
Tiểu kết ...................................................................................................................44
Chương 2. ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA CON SỐ TRONG THÀNH NGỮ,
TỤC NGỮ, CA DAO ....................................................................................45
2.1.
Đặc điểm từ loại của con số trong thành ngữ tục ngữ, ca dao ................................45
2.1.1. Về thuật ngữ Từ loại ...............................................................................................45
2.1.2. Từ loại của con số trong thành ngữ, tục ngữ và ca dao ..........................................46
2.2.
Đặc điểm khả năng kết hợp của con số trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao ..............50
2.2.1. Cơ sở xác định đặc điểm khả năng kết hợp của con số ..........................................50
2.2.2. Đặc điểm khả năng kết hợp của con số với các từ loại trong thành ngữ,
tục ngữ, ca dao .......................................................................................................51
2.2.3. Khả năng kết hợp của con số với con số trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao ............58

3


2.3.
Đặc điểm chức năng ngữ pháp của con số trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao .........67
2.3.1. Cơ sở xác định chức năng ngữ pháp của con số .....................................................67
2.3.2. Đặc điểm chức năng ngữ pháp của con số trong cụm từ .....................................67
2.3.3. Chức vụ ngữ pháp của con số trong câu .................................................................71
2.4.
Tiểu kết ...................................................................................................................74
Chương 3. NGỮ NGHĨA CỦA CON SỐ TRONG THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ,
CA DAO .........................................................................................................75
3.1.
Bước đầu khảo sát ý nghĩa của con số trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao ...............78

3.2.
Nghĩa gốc của con số trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao .........................................76
3.2.1. Con số chỉ thời gian là những ngày, tháng trong năm ............................................76
3.2.2. Con số chỉ tuổi tác ..................................................................................................76
3.2.3. Con số chỉ lượng trong kinh nghiệm lao động, sinh hoạt .......................................77
3.2.4. Con số chỉ đơn vị trong việc đo đếm, tính tốn ......................................................77
3.3.
Nghĩa biểu trưng của con số trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao ..............................78
3.3.1. Nghĩa biểu trưng của những con số lẻ ....................................................................78
3.3.2. Nghĩa biểu trưng của những con số chẵn................................................................91
3.3.3. Ý nghĩa biểu trưng của những con số lớn .............................................................100
3.3.4. Ý nghĩa biểu trưng của số thứ tự trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao......................102
3.3.5. Nhận xét về ý nghĩa biểu trưng của các con số ....................................................103
3.4.
Tiểu kết .................................................................................................................107
Chương 4. VAI TRÒ VÀ ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA CỦA CON SỐ TRONG
THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ VÀ CA DAO NGƯỜI VIỆT ........................108
4.1.
Vai trò của con số trong thành ngữ, tục ngữ và ca dao .........................................108
4.1.1. Con số góp phần tạo cấu trúc nhịp điệu trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao ...........108
4.1.2. Con số góp phần tạo các biện pháp tu từ trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao .........114
4.1.3. Con số góp phần biểu hiện thái độ trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao ..............123
4.2.
Biểu hiện văn hóa của con số trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao ...........................126
4.2.1. Con số thể hiện nhận thức về tự nhiên ..................................................................126
4.2.2. Con số thể hiện nhận thức về xã hội .....................................................................127
4.2.3. Con số thể hiện cách tính tốn, đo lường của người Việt .....................................128
4.3.
Một số quan niệm về con số thịnh hành hiện nay.................................................131
4.4.

Bước đầu lý giải cơ sở của những quan niệm về con số .......................................132
4.4.1. Ảnh hưởng của triết lý âm dương .........................................................................132
4.4.2. Tri nhận của người Việt từ mối liên quan giữa con số với thế giới tự nhiên ........133
4.4.3. Ảnh hưởng của ngơn ngữ .....................................................................................134
4.5.
Tiểu kết .................................................................................................................136
KẾT LUẬN ........................................................................................................................137
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH ĐÃ CƠNG BỐ .......................................................140
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................141

4


QUY ĐỊNH VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
Nội dung viết tắt

TT

Ký hiệu

1

Ca dao

(cd)

2

Chủ ngữ


CN

3

Thành ngữ

(thng)

4

Trang

[tr]

5

Trước Công Nguyên

(TCN)

6

Tục ngữ

(tng)

7

Từ kết hợp với con số


X, Y

8

Vị ngữ

VN

5


CÁC BẢNG THỐNG KÊ TRONG LUẬN ÁN
Trang
Bảng 1.1.

Hệ thống điểm khác biệt giữa thành ngữ, tục ngữ, ca dao ................... 28

Bảng 2.1.

Hệ thống từ loại của con số trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao ............. 49

Bảng 2.2.

Thống kê khả năng kết hợp của con số trong thành ngữ, tục ngữ,
ca dao .................................................................................................... 57

Bảng 2.3.

Tần số sử dụng số độc lập / kết hợp trong thành ngữ, tục ngữ,
ca dao .................................................................................................... 58


Bảng 2.4.

Thống kê tần số sử dụng số/đơn vị-câu-bài trong thành ngữ, tục
ngữ, ca dao ............................................................................................ 59

Bảng 2.5.

Hệ thống các kết hợp con số với con số trong thành ngữ, tục
ngữ và ca dao ........................................................................................ 65

Bảng 2.6.

Hệ thống chức năng ngữ pháp của con số trong thành ngữ, tục
ngữ, ca dao ............................................................................................ 73

Bảng 3.1.

Thống kê tần số sử dụng con số trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao......... 75

Bảng 3.2.

Thống kê ý nghĩa biểu trưng của các con số trong thành ngữ, tục
ngữ, ca dao .......................................................................................... 104

Bảng 3.3.

Thống kê sự khác biệt qua so sánh con số trong thành ngữ, tục
ngữ và ca dao ...................................................................................... 106


Bảng 4.1.

Hệ thống các hình thức cấu tạo nhịp điệu của con số trong thành
ngữ, tục ngữ, ca dao ............................................................................ 113

Bảng 4.2.

Hệ thống các biện pháp tu từ của con số trong thành ngữ, tục
ngữ và ca dao ...................................................................................... 123

6


MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Luận án chọn đề tài về con số trong thành ngữ, tục ngữ và ca dao người Việt
vì những lý do sau:
1.1. Về lý luận
a. Con số là một hiện tượng mang tính phổ quát của nhân loại; nó đã được
bàn đến từ lâu dưới nhiều góc độ: triết học, văn hố học, ngơn ngữ học và nhiều
lĩnh vực khác của khoa học tự nhiên. Trong mọi lĩnh vực, con số vừa là đối tượng
vừa là phương tiện được xem xét, lý giải nhằm rút ra những kết luận phù hợp với
mục đích nghiên cứu của từng chuyên ngành. Chẳng hạn, về triết học, tìm hiểu về
con số nhằm trả lời câu hỏi: con số thể hiện quy luật nhận thức của con người như
thế nào; về văn hoá nhằm trả lời câu hỏi: con số phản ánh tinh thần xã hội như thế
nào; về ngôn ngữ học để trả lời câu hỏi: con số hành chức trong xã hội như thế
nào... Như vậy, chỉ riêng trong lĩnh vực “con số” đã thấy nó hội tụ (và cũng là sự
quy chiếu) nhiều vấn đề liên quan đến tư duy, văn hoá tinh thần và tổ chức giao tiếp
của xã hội.
b. Việc nghiên cứu con số từ góc độ ngơn ngữ học đã được đề cập ở nhiều

cơng trình. Tuy nhiên, cho đến nay, các kết quả nghiên cứu về con số mới chỉ dừng
lại ở một số nhận xét khái quát, thiên về ngữ pháp (khả năng kết hợp, từ loại,...).
Nhiều phương diện về ngữ nghĩa, ngữ dụng, văn hóa... của con số chưa được các
cơng trình nghiên cứu bàn luận một cách hệ thống và chuyên sâu. Đây là vấn đề cần
được quan tâm tìm hiểu, qua đó góp phần làm sáng tỏ về đặc điểm ngữ pháp - ngữ
nghĩa và văn hóa của con số trong tổ chức giao tiếp ngôn từ của xã hội.
1.2. Về thực tiễn
a. Con số là một hiện tượng mang tính phổ dụng trong mọi lĩnh vực của đời
sống hàng ngày. Hầu như lĩnh vực giao tiếp nào, đơn vị giao tiếp nào cũng có mặt ở
những mức độ khác nhau các từ ngữ chỉ lượng, trong đó có con số. Cuộc sống là
phải tính đếm, đo lường, phân chia, xếp loại,... các hành động này xuất phát từ con
số, liên quan đến con số.
7


b. Thành ngữ, tục ngữ và ca dao người Việt là sự kết tinh của trí tuệ, tình
cảm, phản ánh muôn mặt đời sống xã hội từ lâu đời; những hoạt động tính tốn, đo
đếm thơng qua các con số cũng xuất hiện với tần số cao trong thành ngữ, tục ngữ và
ca dao. Hiện tượng này cần được khảo sát, phân tích, đánh giá.
Trên đây là những căn cứ lý luận, thực tiễn đồng thời là đòi hỏi cần thiết của
việc nghiên cứu con số. Đây chính là lý do để chúng tôi thực hiện đề tài này.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
2.1. Lịch sử ra đời của con số
Trong chiều dài lịch sử của nhân loại, các phát minh khoa học vĩ đại lần lượt
ra đời. Trong đó có sự hình thành của những con số.
Từ năm nghìn năm về trước, con số đã ra đời. Ban đầu nó đơn thuần chỉ là
những khắc vạch, những nút thắt trên dây với mục đích ghi nhớ, định lượng các đồ
vật, các sản phẩm săn bắn, trồng trọt hoặc để trao đổi, phân chia sản phẩm.v.v...
Đến đời Ân Thương (Trung Quốc) thì con số đã hồn chỉnh từ 0 đến 9 và dần dần
tạo nên hình hài vóc dáng ổn định như ngày nay. Mặc dù chúng ta vẫn quen gọi các

con số 1, 2, 3, ..., 9 là chữ số Ả Rập nhưng kì thực là do người Ấn Độ sáng tạo và sử
dụng đầu tiên trên thế giới. Vào thế kỉ thứ VII (TCN) những người Hồi giáo Ả Rập
đã chinh phục Ấn Độ và đặt nền thống trị tại nước này. Sau năm 750 (TCN) người
Ả Rập đã tiếp thu và truyền bá rộng rãi cách viết các chữ số của người Ấn Độ sang
các nước châu Âu. Chính vì thế mà người ta gọi là chữ số Ả Rập.
Bên cạnh đó, cịn có hệ thống chữ số La Mã do người La Mã sáng tạo. Nó
gồm bảy chữ số: I = 1, V = 5, X = 10, L = 50, C = 100, D = 500, M = 1000. Từ bảy
con số này, người ta tạo nên những con số khác nhau. Chữ số La Mã khơng có số 0.
Đến thế kỉ thứ V (TCN) con số 0 mới từ phương Đông du nhập vào.
Dù ra đời ở phương Đông hay phương Tây, các con số không chỉ độc lập
thực hiện các chức năng đơn giản là cân, đo, đong, đếm sự vật, hiện tượng mà nó
gắn liền với đời sống văn hố của từng dân tộc. Theo thời gian, bên cạnh việc sùng
bái linh vật ở ngôn ngữ người ta cũng đã sùng bái những con số và gắn cho nó cách
nhìn may rủi của cuộc sống. Qua đó, nó biểu thị được chiều sâu văn hoá trong tâm
thức nhân loại. Lẽ đương nhiên, con số trở thành đối tượng được sự quan tâm của
8


nhiều ngành khoa học khác nhau, trên nhiều lĩnh vực khác nhau như tốn học, thiên
văn học, cơng nghệ thơng tin, văn hóa học, văn học dân gian, thi pháp học, ngôn
ngữ học.v.v…
Với việc xem xét con số trong ba thể loại thành ngữ, tục ngữ, ca dao, chúng
tôi nhận thấy có các hướng nghiên cứu sau:
2.2. Nghiên cứu con số trong Ngôn ngữ học
a. Nghiên cứu con số từ phương diện từ vựng, ngữ pháp
Từ phương diện từ vựng, ngữ pháp, hầu hết các cơng trình nghiên cứu đều đề
cập đến con số ở những mức độ khác nhau về các mặt: khái niệm con số, xem xét
con số về từ loại, thực từ hay hư từ, khả năng kết hợp và chức vụ ngữ pháp, ý nghĩa
và vai trò của con số. v.v...
Về tên gọi, con số được xác định bằng những tên gọi khác nhau, và kèm theo

đó là cách nhìn nhận xếp loại con số cũng khơng giống nhau. Nguyễn Lân gọi con
số là tính từ: “Những tính từ này dùng với danh từ để chỉ số lượng và thứ tự những
người hoặc sự vật mà danh từ biểu thị” [105; tr. 252].
Xu hướng thứ hai, gọi con số là lượng số: “Lượng số chỉ định tự gồm có:
những số đếm, những tiếng chỉ lượng nhiều hay ít, những tiếng chỉ phân số hay bội
số” [94; tr. 53]. “Lượng số chỉ định tự nói về các số đếm, có thứ là tiếng đơn, có thứ
là tiếng ghép” [52; tr. 53]. “Lượng số chỉ định tự là tiếng người ta đặt ở trước tiếng
danh - tự để chỉ số nhiều hay số đếm nhất định. 1. Lượng số chỉ định tự nói về số
đếm là những tiếng đếm từ số một trở lên. 2. Lượng số chỉ định tự nói về số nhiều
hay ít” [75; tr. 59].
Xu hướng thứ ba, coi con số là một tiểu loại của danh từ - gọi là danh từ số
lượng: “Danh từ chỉ số lượng sự vật (nói gọn là “danh từ số lượng”). Khái niệm sự
vật thường đi với khái niệm số lượng, cho nên trong thực tiễn sử dụng ngôn ngữ,
dùng danh từ đơn thể hay tổng thể là thường có bao hàm nghĩa số lượng. Nghĩa là
được biểu thị bằng những từ như: một, hai, ba, mười, một trăm... những, các, vài,
mấy, tất cả, v.v... Những từ này cũng có thể coi là danh từ, đó là danh từ số lượng
… Đáng chú ý là danh từ số lượng, trừ trường hợp đặc biệt, khơng dùng làm chính
tố trong ngữ mà chỉ làm thành tố phụ” [97; tr. 38].
9


Xu hướng thứ tư, cũng là xu hướng chiếm đa số ý kiến của các nhà ngôn ngữ
học (Nguyễn Kim Thản (1963), Đỗ Hữu Châu (1962), Nguyễn Anh Quế (1976),
Hữu Quỳnh (1980), Lê Biên (1998), Nguyễn Tài Cẩn (1999), Diệp Quang Ban Hoàng Văn Thung (1999), Đỗ Thị Kim Liên (1999).v.v…) gọi tập hợp các con số
trong tiếng Việt là số từ.
Về khái niệm số từ, Nguyễn Tài Cẩn viết: “Số từ có ý nghĩa số lượng, chúng
có ý nghĩa chân thực” [19; tr. 336]; Nguyễn Kim Thản: “Số từ là từ loại biểu thị số
lượng và thứ tự. Số từ chia thành hai tiểu loại: số từ chỉ lượng và số từ chỉ thứ tự”
[86; tr. 218]; Đỗ Hữu Châu cho rằng: số từ “là những thực từ biểu thị các ý nghĩa
phạm trù được thể hiện bằng số, số lượng, đơn vị đo lường và các phạm trù của tư

duy có liên quan đến số lượng trình tự khi đếm.” [20; tr. 20]; Lê Biên cho rằng: “Số
từ biểu thị ý nghĩa số lượng, đó là số đếm như một, hai, bảy, chín... hoặc có thể là số
chỉ thứ tự như nhất, nhì”...[8; tr. 138]; Diệp Quang Ban - Hoàng Văn Thung: “Số từ
gồm những từ biểu thị ý nghĩa số” [4; tr. 107]; Đỗ Thị Kim Liên: số từ có ý nghĩa
“thường chỉ số lượng: hai, ba, bốn, sáu, bảy...”[57; tr. 56], “Đối với số từ, ý nghĩa
gốc, ý nghĩa phạm trù của chúng là ý nghĩa số lượng. Loại ý nghĩa này được tư duy
nhận thức như những giá trị thực” [60; tr. 119]. v.v…
Về các tiểu loại trong số từ: cho đến nay cịn có nhiều ý kiến, nhiều cách
chia khác nhau. Dưới đây là một số cách phân loại của một số tác giả tiêu biểu:
Tác giả Diệp Quang Ban và Hoàng Văn Thung, Lê Biên chia số từ thành hai
tiểu loại, đó là: “Số từ xác định gồm những từ chỉ ý nghĩa số lượng chính xác: hai,
sáu, mười lăm, ba sáu... Những từ chỉ số lượng là phân số: hai phần ba, bốn phần
năm... Số từ không xác định gồm những từ biểu thị ý nghĩa khơng chính xác với ý
nghĩa phiếm định hay phỏng định: vài, dăm, mươi, mấy, vài ba, dăm ba, một vài, ba
bảy, năm bảy.v.v…” [4; tr.108], [8].
Theo tác giả Lê Biên, khác với ngôn ngữ Ấn Âu, tiếng Việt khơng có riêng
thành hệ thống một tiểu loại số thứ tự mà sử dụng phương thức trật tự từ:
Số từ + danh từ = số đếm
Và:

Ví dụ: Hai giờ, ba lớp.

Thực từ (danh từ, đại từ) + số từ chính xác = thứ tự
10


Ví dụ: Phịng 12, Lớp bốn. [8].
Nguyễn Anh Quế, Nguyễn Hữu Quỳnh chia số từ trong tiếng Việt thành ba
tiểu loại, gồm: số từ chính xác (một, ba, năm, chẳng hạn: ba con gà, hai cô gái...);
số từ thứ tự (Phòng số sáu, gác thứ ba... ); số từ ước lượng (là loại số từ chỉ có một

số lượng ước chừng chứ khơng chính xác. Những số từ ước lượng thường thấy là:
vài, vài ba, dăm ba, dăm bảy, đôi ba, mươi lăm, mươi mười lăm, vài bốn, mươi
hai...) [81; tr. 87], [82; tr. 75].
Đỗ Thị Kim Liên phân chia số từ thành bốn tiểu loại gồm: số từ chỉ số lượng
chính xác (một, hai, ba,…); số từ ước chừng (vài, dăm, dăm ba, ba bảy, mươi, đôi
mươi, mươi hai, mươi ba, mươi lăm, mươi bảy,…); số từ chỉ thứ tự: dùng để chỉ
một đại lượng được xếp theo một trình tự của tư duy (Chúng gồm các số từ tự
nhiên: thứ hai, thứ ba... hoặc các danh từ gốc Hán như nhất, nhì (nhị), tam, tứ); số
từ dùng với ý nghĩa biểu trưng: ngàn, vạn, trăm, một, ba, năm, bảy, chín, mười,...
loại số từ này mang nghĩa khơng hồn tồn tương ứng với vỏ vật chất của chúng. Ví
dụ: Một duyên hai nợ âu đành phận / Năm nắng mười mưa dám quản công (Trần Tế
Xương) [57; tr. 75].
Về việc xác định con số là thực từ hay hư từ, đến nay còn tồn tại hai xu
hướng trong các cơng trình nghiên cứu của các nhà Việt ngữ học:
Xu hướng thứ nhất xem số từ là thực từ, gồm các tác giả: Đỗ Hữu Châu
[20], Lê Biên [8], Nguyễn Hữu Quỳnh [82, 83], Đỗ Thị Kim Liên [57, 60].v.v…
Chẳng hạn, tác giả Đỗ Thị Kim Liên phân tích:
“Số từ là những từ dùng để chỉ số lượng: hai, ba, bốn...
Đặc điểm về khả năng kết hợp: - Số từ có khả năng làm thành tố trung tâm
của cụm số từ nhưng hạn chế: Hai với hai là bốn; - Có khả năng làm thành tố phụ
trong cụm danh từ để hạn định cho danh từ ý nghĩa số lượng: Ba gian nhà sạch sẽ
(Nam Cao, Đơi mắt); - Có khả năng làm thành phần chính của câu, như chủ ngữ,
khi làm vị ngữ thì phía trước phải có từ là.
Như vậy, xét về đặc điểm ý nghĩa khái quát và khả năng kết hợp thì số từ
hồn tồn có đầy đủ những đặc điểm của thực từ” [60; tr.178].

11


Xu hướng thứ hai cho rằng số từ vừa có tính chất thực từ vừa có tính chất hư

từ: “Xét theo đối tượng phản ánh trong nhận thức và tư duy, ý nghĩa số vừa có tính
chất thực (khái niệm số thường gắn với khái niệm thực thể), vừa có tính chất hư
(khơng tồn tại như những thực thể hay quá trình)... đặc điểm về khả năng kết hợp
cũng phản ánh tính chất trung gian (vừa gần gũi với hư từ vừa gần gũi với thực từ)
của số từ” (Diệp Quang Ban, Hoàng Văn Thung) [4; tr. 107].
Tuy nhiên dù là tên gọi nào, lượng số, tính từ, danh từ số lượng hay số từ; dù
ý nghĩa từ vựng - thực từ - hay ý nghĩa quan hệ - hư từ - thì các tác giả đều thống
nhất tại một điểm xác định đó là những từ biểu thị ý nghĩa số lượng và thứ tự, đồng
thời ngoài nghĩa cụ thể đó những con số cịn được dùng với nghĩa biểu trưng - nói
cách khác nhiều con số xuất hiện trong những ngữ cảnh mà nghĩa nó biểu thị khơng
hồn toàn tương ứng với vỏ vật chất của chúng - đó là nghĩa biểu trưng.
b. Nghiên cứu con số từ phương diện ngơn ngữ - văn hóa
Đây là hướng nghiên cứu mới, vừa xem xét ngôn ngữ với khả năng hành
chức của nó vừa nghiên cứu những ảnh hưởng của nó trong văn hóa, với văn hóa.
Hướng nghiên cứu này đã thu hút nhiều tác giả, nhiều nhà nghiên cứu quan tâm tìm
hiểu. Chẳng hạn: tác giả Trần Gia Anh [1; 2] ngồi việc tìm hiểu con số trong thành
ngữ, tục ngữ, ca dao còn quan tâm tới giá trị biểu trưng của con số trong truyện dân
gian, trong đời sống văn hố của người Việt. Các nhà ngơn ngữ - văn hoá học như
Trần Ngọc Thêm [89; 90], Trần Quốc Vượng [103; 104], Phan Ngọc [70; 71],
Nguyễn Đăng Duy [29], Nguyễn Đức Tồn [96],… bên cạnh những vấn đề của văn
hố cũng đã đề cập đến vị trí của con số trong văn bản nghệ thuật văn học dân gian,
tính biểu trưng của con số trong nghệ thuật ngơn từ của người Việt. Đặc biệt các tác
giả đã hệ thống các quan niệm về con số trong đời sống văn hóa của các dân tộc
trên thế giới và của người Việt. Chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa
các nền văn hóa qua những quan niệm về con số. Theo các tác giả, dù là dân tộc nào
thì ấn tượng số vẫn tồn tại ba dạng cơ bản. Đó là: hình thành những ấn tượng số
kiêng kị, may mắn; dùng ấn tượng số để diễn đạt trong các loại hình tục ngữ, thành
ngữ, ca dao và văn học; dùng con số để giải thích số phận, duyên phận. v.v...

12



Điều đó cho thấy ý nghĩa của con số có một ảnh hưởng rõ rệt tới văn hố,
văn học nói chung và các tác phẩm nghệ thuật nói riêng của người Việt.
c. Nghiên cứu con số từ phương diện ngữ dụng học
Các tác giả Đỗ Thị Kim Liên, Nguyễn Văn Khang là những người đi đầu
trong việc nghiên cứu ngữ nghĩa của con số trong lời nói trên phương diện ngữ
dụng học. Đặc biệt, tác giả Đỗ Thị Kim Liên đã có những cơng trình tìm hiểu về
ngữ nghĩa của con số trong những văn bản cụ thể như Ngữ nghĩa của kết hợp có số
từ chỉ lượng “một” trong tục ngữ Việt Nam, (Tạp chí Ngơn ngữ, số 15, 2002), Ngữ
nghĩa của những con số trong thơ Nguyễn Bính, (Tạp chí Ngơn ngữ và đời sống, số
7, 2005). Tác giả Nguyễn Văn Khang có Ngơn ngữ - Văn hóa Trung Hoa qua cách
sử dụng các con số, (Ngôn ngữ và đời sống, số 1 + 2, 2001); Trần Thị Minh Hịa
(Tư duy con số trong thơ Nguyễn Bính, Ngữ học trẻ 2011). v.v... Một số cơng trình
đã quan tâm đến việc sử dụng con số trong khi nói, viết, cung cấp cho độc giả tri
thức về con số, như: Từ vựng chữ số và số lượng của Bùi Hạnh Cẩn [15], Từ điển
công cụ của tác giả Đỗ Thanh [87].v.v...
d. Nghiên cứu con số từ phương diện ngôn ngữ học tri nhận
Ngôn ngữ học tri nhận đã mở ra một hướng mới trong q trình nghiên cứu
ngơn ngữ, trong đó có con số. Ở Việt Nam, một số tác giả đã nghiên cứu ngôn ngữ học
theo hướng tri nhận, tiêu biểu là: Lý Toàn Thắng [88], Trần Văn Cơ [24], Nguyễn
Xuân Vinh - Nguyễn Phú Thứ [102]. Trong đó, tác giả Trần Văn Cơ khi giới thiệu một
số bức tranh ngôn ngữ về thế giới đã đề cập đến con số với ý niệm về “số phận”; lần
lượt điểm qua ý nghĩa của các con số từ một đến mười trong quan niệm của nhiều nước
trên thế giới; giới thiệu bài viết của Trường Xuân với tiêu đề “Số 7: một con số kỳ
diệu” [24; tr. 243-246]. Tác giả Nguyễn Xuân Vinh, Nguyễn Phú Thứ cũng đề cập đến
con số năm trong nhiều lĩnh vực của đời sống. Đặc biệt, trên các Website, nhiều bài
viết, ý kiến trao đổi cũng đề cập đến những quan niệm về số, số kiêng kỵ, số may
mắn.v.v... Chẳng hạn, ngày 5/4/2011, trang vanhoanghean.vn có đăng bài của Trần
Quang Chiểu “Con số ba và những ẩn chứa văn hóa”; trang anninhthudo.vn ngày

6/3/2012 đăng bài “Diệu kỳ và thú vị con số ba trong văn hóa Việt Nam” của tác giả
Tơ Vũ Thành (Giảng viên Khoa Ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên). Nhiều website
13


như

www.blogphongthuy.com;

www.facts.baomoi.com;

www.vi.wikipedia.org;

www.baomoi.com; www.facebook.com;... đều có những trao đổi về quan niệm số, cách
nghĩ và sử dụng số của người Việt nói riêng và một số dân tộc trên thế giới nói chung;
ảnh hưởng của việc kiêng kỵ số trong đời sống.v.v...
2.3. Nghiên cứu con số từ phương diện văn học, văn hóa dân gian
Từ trước tới nay, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu thành ngữ, tục ngữ, ca
dao và các loại hình sáng tác dân gian (như truyện thần thoại, truyền thuyết, cổ tích;
sử thi các dân tộc miền núi,...) từ nhiều góc độ với hàng trăm cơng trình sưu tầm,
nghiên cứu khác nhau.
Ở phạm vi quốc tế, có thể kể đến E.B. Tylor (1871) nghiên cứu về văn hóa
nguyên thủy, V.Ia Prôp bàn về Folklore và thực tại, V.M Rơdin (1998) tìm hiểu các
trường phái văn hóa học thế giới, R. Lado (1957) tìm hiểu ngơn ngữ học qua các
nền văn hóa. v.v.... Nhiều cơng trình đã làm rõ bản sắc văn hóa của các đối tượng
nghiên cứu, góp phần bảo vệ và duy trì những nét đẹp của truyền thống, xây dựng
xã hội ngày càng văn minh.
Ở Việt Nam, có thể kể tên một số cơng trình tiêu biểu: Văn hóa và ngơn ngữ
Việt Nam thời tiền sử (Hà Văn Tấn, 1993), Việt Nam văn hóa sử cương (Đào Duy
Anh, 2000), Cơ sở văn hóa Việt Nam (Trần Quốc Vượng - chủ biên, 2005), Văn hóa

Việt Nam trong bối cảnh Đông Nam Á (Phạm Đức Dương, 2000). v.v...
Một số cơng trình tìm hiểu sâu về bản sắc văn hóa dân tộc, như: Tìm về bản
sắc dân tộc của văn hóa (Hồ Sĩ Vịnh, 1993), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam
(Trần Ngọc Thêm, 2001), Bản sắc văn hóa Việt Nam (Phan Ngọc, 2006), Bàn về
văn hóa ứng xử của người Việt Nam (Nguyễn Tất Thịnh, 2006), Văn hóa ứng xử
truyền thống của người Việt (Lê Văn Quán, 2007), Người Việt, phẩm chất và thói
hư tật xấu (Nhiều tác giả, 2008). v.v... Các cơng trình nghiên cứu nhìn chung đã
xem xét trên nhiều phương diện: Văn hóa dân tộc Việt thể hiện qua các cơng trình
vật thể được lưu giữ từ trong quá khứ hay mới được xây dựng; thể hiện trong sinh
hoạt hàng ngày, thể hiện qua các lễ hội, phong tục tập quán, ngôn ngữ. v.v... Khi
bàn đến sự thể hiện của văn hóa trong các sáng tác dân gian như thành ngữ, tục ngữ
và ca dao, các cơng trình khoa học đã nghiên cứu trên một số hướng cơ bản gồm:
14


- Nghiên cứu tục ngữ, ca dao từ góc độ thi pháp học: Thi pháp ca dao
(Nguyễn Xuân Kính, 2004); Tìm hiểu thi pháp tục ngữ Việt Nam (Phan Thị Đào,
2001); Tiếp cận ca dao bằng phương pháp xâu chuỗi (Triều Ngun, 2003).v.v…
- Từ góc độ ngơn ngữ - văn hóa: Nghệ thuật chơi chữ trong ca dao người
Việt (Triều Nguyên, 1999), Đặc trưng cấu trúc - ngữ nghĩa của thành ngữ, tục ngữ
trong ca dao người Việt (Nguyễn Nhã Bản, 2005)... Nhiều cơng trình nghiên cứu
văn hóa từ góc độ ngơn ngữ: Một số chứng tích về ngơn ngữ, văn tự và văn hóa
(Nguyễn Tài Cẩn, 2005), Giao tiếp phi ngơn qua các nền văn hóa (Nguyễn Quang,
2008), Tìm hiểu đặc trưng văn hóa - dân tộc qua ngơn ngữ và tư duy người Việt
(Nguyễn Đức Tồn, 2002).v.v...
Khi đề cập đến con số trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao, hầu như các tác giả
mới chỉ dừng lại phân tích ý nghĩa của việc sử dụng con số đối với bản thân tác
phẩm. Chẳng hạn, tác giả Tạ Đức Hiền, khi đi vào tìm hiểu các bài ca dao, đã nói
đến tác dụng, ý nghĩa của con số trong ca dao. Ví dụ với bài ca dao: Chiều chiều ra
đứng ngõ sau / Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều, tác giả đã viết: “Nhà thơ dân

gian khơng sử dụng một bổ ngữ, một trạng ngữ mà lại dùng số từ “chín chiều” để
bộc lộ tâm trạng thật là độc đáo” [45]. Hoặc Nguyễn Thị Thương nhấn mạnh đến
việc hàng loạt các số từ xuất hiện trong một bài ca dao: “Một loạt số từ sắp xếp theo
thứ tự tăng dần từ thấp đến cao, kết nối thật tự nhiên và hài hồ với các tính từ diễn
tả các cung bậc tình cảm tăng tiến dần từ mức độ nhẹ đến mức độ sâu đậm hơn”
[93]. Tác giả Triều Nguyên khi khảo sát một số bài ca dao có cấu trúc một, hai,...
mười thương đã viết: “Các số từ “một”, “hai”,... “mười” ở vị trí đầu của mười dịng
thơ, thể hiện sự chặt chẽ khn thước, tương đương với cách nói: một là, hai là...;
điều thứ nhất là, điều thứ hai là...chúng nhằm báo trước, nhấn mạnh điều sắp nói ra
là dứt khốt, quan trọng và cũng chủ đích với điều đã nói...” [73]. Nhìn chung các
tác giả còn đang xem xét con số với tư cách là một biện pháp tu từ, một thủ pháp
nghệ thuật được sử dụng trong tác phẩm cụ thể.
Càng về sau, con số càng ngày càng được sự quan tâm của các nhà phê bình,
nghiên cứu. Khơng dừng lại ở những vấn đề đơn giản, cục bộ trong từng văn bản
mà các tác giả đã bắt đầu chú ý đến vấn đề thi pháp, vấn đề ngơn ngữ - văn hố của
15


con số. Mặc dù các con số chưa được khai thác một cách đầy đủ và toàn diện song
đã vạch ra hướng nghiên cứu mới cho những người đi sau.
Tuy nhiên, những tìm hiểu, nghiên cứu đó - nói riêng ở đối tượng nghiên cứu
là con số, theo những tư liệu mà chúng tơi có được, mới chỉ là những ý kiến bàn
luận, nói thêm nhân bàn đến những vấn đề khác của thành ngữ, tục ngữ, ca dao (như
khi nói về nội dung của ca dao, thi pháp ca dao, cấu trúc của thành ngữ, tục ngữ, ca
dao...) mà chưa có một chuyên luận bàn sâu và kỹ dành riêng cho việc tìm hiểu đặc
trưng văn hóa dân tộc từ những quan niệm về con số trong thành ngữ, tục ngữ, ca
dao người Việt như thế nào.
Nhìn chung, con số đã được giới nghiên cứu quan tâm ở những mức độ khác
nhau trong nhiều cơng trình nghiên cứu trên nhiều phương diện. Nhiều tác giả cho
rằng đây là một vấn đề có giá trị lý luận và thực tiễn. Tuy vậy, cho đến nay, chưa

cơng trình nào nghiên cứu một cách toàn diện và hệ thống về con số. Nhất là con số
xuất hiện trong cả ba thể loại thành ngữ, tục ngữ và ca dao. Tuy nhiên, những kết
quả đã có được, có ý nghĩa gợi mở, cung cấp cơ sở lý luận cần thiết cho chúng tôi
trong việc nghiên cứu đặc điểm và ý nghĩa của con số trong đề tài này.
3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ NGUỒN TƯ LIỆU NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là khảo sát, tìm hiểu hoạt động các con số
mà người Việt sử dụng từ góc độ ngôn ngữ học trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Với đối tượng trên, luận án xác định phạm vi nghiên cứu của đề tài là thống
kê, phân loại, mơ tả và phân tích lí giải con số ở các phương diện: ngữ pháp, ngữ
nghĩa. Tư liệu để khảo sát, tìm hiểu con số giới hạn trong ba thể loại: thành ngữ, tục
ngữ và ca dao người Việt. Đồng thời, để làm rõ sự hoạt động của con số trong ngữ
cảnh cũng như vai trò của con số trong nhận thức tư duy của dân gian, luận án cịn
xem xét con số từ góc độ ngơn ngữ - văn hóa.
3.3. Nguồn tư liệu
Nguồn tư liệu dùng để thống kê số liệu, phân tích các đặc điểm và dẫn chứng
minh họa về con số của Luận án này là các cơng trình:
16


- Từ điển thành ngữ Việt Nam, Nguyễn Như Ý, Nguyễn Văn Khang, Phan
Xuân Thành, Nxb Văn hóa, 1993 (679 trang).
- Kho tàng ca dao người Việt (2 tập), Nguyễn Xn Kính - Phan Đăng Nhật,
Nxb Văn hóa Thơng tin, Hà Nội, 2002 (2.779 trang).
- Kho tàng tục ngữ người Việt (2 tập), Nguyễn Xn Kính (chủ biên). Nxb
Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2002 (3. 236 trang).
- Từ vựng chữ số và số lượng, Bùi Hạnh Cẩn. Nxb Văn hóa Thơng tin, Hà
Nội, 1997 (242 trang).
4. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI

4.1. Mục đích nghiên cứu
Qua khảo sát và nghiên cứu các con số trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao,
Luận án nhằm:
a. Góp phần làm rõ sự hoạt động của các con số trong thành ngữ, tục ngữ, ca
dao với tư cách là một từ loại trong tiếng Việt.
b. Góp phần phân tích, lý giải ngữ nghĩa, vai trị và các biểu đạt văn hóa của
con số trong ngữ cảnh thành ngữ, tục ngữ và ca dao; đồng thời qua đó làm sáng tỏ
quan niệm về con số trong tư duy và giao tiếp của người Việt.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích trên, các nhiệm vụ chính của luận án là:
a. Tổng quan lịch sử về con số, các quan niệm về con số và những vấn đề có
liên quan đến khái niệm này.
b. Thống kê, phân loại các con số được dùng trong thành ngữ, tục ngữ và ca
dao. Nêu các đặc điểm về hoạt động ngữ pháp và ngữ nghĩa của các con số.
c. Phân tích làm rõ vai trị của con số trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao người
Việt và giải mã con số từ góc độ văn hóa.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

5.1. Phương pháp thống kê, phân loại
Phương pháp này dùng để thống kê các con số và tần số xuất hiện của từng
con số trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao trong nguồn tư liệu sưu tầm đã xác định. Từ
đó Luận án phân loại các con số đã thống kê theo từng tiêu chí: khả năng kết hợp
17


của con số với các từ loại khác; chức vụ ngữ pháp của con số trong cụm từ, trong
câu; nghĩa thực và nghĩa biểu trưng của con số; các kết hợp số. Với kết quả thống
kê mang tính định lượng cụ thể, phương pháp này giúp miêu tả, phân tích con số ở
những chương tiếp.
5.2. Phương pháp miêu tả ngôn ngữ học

Phương pháp này dùng để miêu tả các ngữ cảnh, các đặc điểm ngữ pháp ngữ
nghĩa của con số được sử dụng kết hợp với phương pháp thống kê để miêu tả đặc
điểm của từng con số trong khả năng kết hợp và biểu đạt ngữ nghĩa. Phương pháp
này cũng được dùng để nêu rõ các biểu hiện của con số về mặt văn hóa, về mặt
nhận thức của người Việt trong thành ngữ, tục ngữ và ca dao.
5.3. Phương pháp phân tích ngữ nghĩa
Đây là phương pháp được áp dụng để phân tích cấu trúc nghĩa của từ, là một
trong những phương pháp hàng đầu để phân tích ngữ nghĩa của các con số. Với các
thủ pháp phân loại, phân tích ngữ cảnh, phân tích nghĩa, nhằm cụ thể hóa và xác
định chính xác nghĩa của các con số trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao.
5.4. Phương pháp so sánh
Phương pháp này được sử dụng trong hầu hết quá trình nghiên cứu, từ hoạt
động ngữ pháp, ngữ nghĩa đến vai trò tổ chức văn bản của con số... nhằm tìm ra nét
tương đồng và khác biệt giữa các con số trong ba thể loại thành ngữ, tục ngữ, ca
dao; đồng thời Luận án trong chừng mực nhất định so sánh con số trong thành ngữ,
tục ngữ, ca dao với một số thể loại khác cũng có con số xuất hiện.
5.5. Phương pháp phân tích - tổng hợp
Phương pháp này phân tích ngữ nghĩa của các con số trong các ngữ cảnh, từ
đó cố gắng khái quát những đặc điểm hoạt động chính của con số trong tiếng Việt;
khái quát những quan niệm của người Việt về con số; vai trò của con số trong quan
niệm của người Việt; những đặc trưng về mặt văn hóa của con số trong các ngữ
cảnh: thành ngữ, tục ngữ, ca dao.
6. ĐÓNG GĨP CỦA ĐỀ TÀI
Kết quả của Luận án góp phần sáng tỏ thêm một số vấn đề lý luận của
chuyên ngành Việt ngữ học về phương diện đặc điểm ngôn ngữ nói chung, số từ nói
18


riêng trong bộ phận văn học truyền miệng là thành ngữ, tục ngữ, ca dao; đồng thời
giúp ích cho việc tìm hiểu đặc trưng văn hóa dân tộc của ngơn ngữ và tư duy được

thể hiện trong di sản văn hóa tinh thần của dân tộc, phục vụ cho việc biên soạn các
giáo trình từ vựng học và cũng giúp cho sự cảm thụ, phân tích và giảng dạy các tác
phẩm văn học dân gian trong nhà trường.
7. BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và danh mục Tài liệu tham khảo, luận án gồm
có 4 chương:
Chương 1:

Những vấn đề lý thuyết liên quan đến con số.

Chương 2:

Đặc điểm ngữ pháp của con số trong thành ngữ, tục ngữ và ca
dao Việt Nam.

Chương 3:

Đặc điểm ngữ nghĩa của con số trong thành ngữ, tục ngữ và ca
dao Việt Nam.

Chương 4:

Vai trị và đặc trưng văn hóa của con số trong thành ngữ, tục
ngữ và ca dao Việt Nam.

19


Chương 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN CON SỐ
1.1. Khái niệm con số
1.1.1. Số từ trong phạm trù ý nghĩa chỉ lượng
Phạm trù số, và rộng hơn phạm trù chỉ lượng, là một phạm trù thuộc ý nghĩa
ngữ pháp mang tính phổ qt của mọi ngơn ngữ. Trong tiếng Việt, có một hệ thống
các từ thuộc nhiều từ loại khác nhau cùng biểu đạt ý nghĩa chỉ lượng hay có liên
quan đến ý nghĩa chỉ lượng. Có nhóm thuộc thực từ, có nhóm thuộc hư từ. Đó là số
từ (1 - một, 2 - hai, 3 - ba...), phụ từ (những, các, mọi...); ngồi ra cịn có cả những
từ loại khác, mặc dù ý nghĩa chỉ lượng không rõ bằng các từ loại trên, nhưng vẫn
bao hàm yếu tố chỉ lượng, đó là đại từ chỉ lượng (tồn thể, tất cả, tất thảy...), đại
từ chỉ thời gian (bao giờ, khi nào...), đại từ chỉ số (bao nhiêu, bấy nhiêu...), tính
từ chỉ đặc điểm (nhiều, ít, đơng, đầy...), phụ từ chỉ mức độ (lắm, quá, hơi,
rất...).v.v…
Hệ thống từ gồm các từ loại tham gia diễn đạt ý nghĩa chỉ lượng nói trên có
đặc điểm ngữ pháp và vai trị khác nhau khi tham gia vào trong tổ chức của lời nói,
tức là khi xuất hiện trong những ngữ cảnh cụ thể. Chẳng hạn, các phụ từ chỉ lượng
là những từ có khả năng kết hợp với danh từ, là thành tố phụ trong cụm danh từ
(những con đường, các bạn cùng lớp); các đại từ chỉ lượng có thể kết hợp như phụ
từ chỉ lượng (Tất cả mọi người đã sẵn sàng), có thể hoạt động như danh từ (Tất cả
đã sẵn sàng); các phụ từ chỉ mức độ kết hợp với các động từ hay tính từ, ở phía
trước hay sau cụm động từ hay tính từ (yêu thương lắm, đẹp quá). Trong số đó, số
từ là loại chuyên dụng, điển hình về biểu thị số lượng.
1.1.2. Định nghĩa về số từ
Trên cơ sở các ý kiến bàn luận, đánh giá, và kết quả khảo cứu về số từ của
các cơng trình đi trước, để định hướng nghiên cứu rõ hơn, phù hợp với mục đích và
phạm vi của đề tài, chúng tôi xác định: Số từ là những từ chỉ số lượng (số lượng
xác định hoặc biểu trưng) và thứ tự của sự vật. Khi biểu thị số lượng sự vật, số từ
thường đứng trước danh từ. Khi biểu thị thứ tự, số từ đứng sau danh từ. Như vậy số
từ ở đây được chia làm hai tiểu loại: số từ chỉ số lượng và số từ chỉ thứ tự. Ví dụ:
20



- Số từ biểu thị ý nghĩa số lượng: ba ký, hai con, năm cái; Dù ai nói ngả, nói
nghiêng / Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân (cd).
- Số từ chỉ thứ tự:
Ai nhất thì tơi thứ nhì
Ai mà hơn nữa tơi thì thứ ba. (cd)
1.1.3. Đặc điểm của số từ
1.1.3.1. Đặc điểm về ý nghĩa
a. Số từ biểu thị nghĩa về số lượng, gồm:
- Số từ chỉ lượng chính xác (các số trong dãy số đếm tự nhiên: một, hai, ba,
bốn...);
- Số từ chỉ số lượng không chính xác: vài, dăm, mấy, mươi...
- Số từ chỉ lượng có nghĩa biểu trưng: Lịng ta vẫn vững như kiềng ba chân;
Ba chân bốn cẳng; Mồm năm miệng mười, v.v...
b. Số từ chỉ số thứ tự: thứ 7, phòng 5, người thứ 41. v.v…
1.1.3.2. Đặc điểm về ngữ pháp
a. Khả năng kết hợp của số từ
a.1. Khả năng kết hợp của số từ với danh từ:
- Số từ kết hợp trước danh từ để biểu thị ý nghĩa số lượng sự vật nêu ở danh
từ. Ví dụ: Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng và voi chín ngà, gà
chín cựa, ngựa chín hồng mao (Sơn Tinh, Thuỷ Tinh).
- Số từ kết hợp sau danh từ để biểu thị ý nghĩa về thứ tự, hoặc đặc điểm về tổ
chức, hoặc đặc điểm về số hiệu của sự vật được nêu ở danh từ. Ví dụ:
+ Đời vua Hùng thứ 18. (số thứ tự).
+ Về hội hoa lan tôi cho anh biết thành lập năm 1973. (Nguyễn Văn Bổng)
(1973 biểu thị đặc điểm về thời gian tổ chức).
+ Hình như đêm bị đánh thức, sáng lồ từ lúc ơng già Sáu thét người đạp
cửa, anh 1212 lên tiếng (Anh Đức).
(1212 biểu thị đặc điểm về số hiệu. Khi dùng kèm danh từ chỉ số hiệu, số từ

có thể đặt sau từ số: Người tù mang số 1212 bước ra).
a.2. Khả năng kết hợp của số từ với động từ, tính từ:

21


- Số từ kết hợp sau động từ để chỉ số lượng, mức độ của hành động được nêu
ở động từ:
Trâu đứng ăn năm
Trâu nằm ăn ba.
(Bài toán cổ)
- Số từ kết hợp trước động từ hay tính từ trong các biểu ngữ rút gọn: Hai tốt;
Ba sẵn sàng; Năm xung kích;...
a.3. Khả năng kết hợp của số từ với đại từ:
Số từ kết hợp với đại từ và danh từ để biểu thị số lượng người được nêu
trong đại từ: Hai ta làm bạn thong dong. v.v…
b. Chức vụ ngữ pháp của số từ
b.1. Số từ làm chủ ngữ trong câu:
Khi làm chủ ngữ, số từ đứng đầu câu như các trường hợp các từ loại khác
làm chủ ngữ. Ví dụ:
- Ba mươi là số tự nhiên.
- Hai với hai là bốn.
b.2. Số từ làm vị ngữ trong câu:
Khi làm vị ngữ, số từ phải đứng sau là, bằng. Ví dụ:
- Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Mỗi người làm việc bằng hai.
b.3. Số từ làm thành tố phụ trong cụm từ để biểu thị ý nghĩa số lượng:
- Số từ có thể đứng trước trong cụm danh từ. Ví dụ:
Chín con sơng cùng đổ ra biển.
- Số từ có thể đứng sau trong cụm danh từ. Ví dụ:
Xuân Mậu Thân 1968, Chiến dịch Hồ Chí Minh 1975

Do ý nghĩa chỉ lượng nên số từ thường đi kèm với danh từ. Chức năng cơ
bản của số từ là làm thành tố phụ trong cụm danh từ.
- Số từ làm bổ ngữ trong cụm động từ, tính từ. Ví dụ:
Hai nhân hai bằng bốn.
Hai bằng bốn thì hai là bổ ngữ đối tượng, cịn bốn là bổ ngữ kết quả.
Tuy nhiên những số từ làm bổ ngữ cũng như số từ làm định ngữ của động từ,
tính từ trong tiếng Việt khơng phổ biến như kết hợp với danh từ.
22


1.1.4. Về thuật ngữ “con số”
Khi giải thích về thuật ngữ con số, Từ điển tiếng Việt chú giải: Con số là từ
có nghĩa:
“1. Chữ số. Con số 7, có ba con số lẻ.
2. Số cụ thể. Con số chỉ tiêu” [98; tr.210].
Từ cách giải thích trên, có thể thấy thuật ngữ con số có đặc điểm về hình thức:
mỗi con số được phát âm thành một tiếng (một, hai…) hay một số tiếng (mười lăm,
năm mươi…), được viết thành một số (1, 2, 3,…) hoặc một tổ hợp (100, 101,...), có
khi được viết thành chữ số (một, hai…). Về nội dung, con số là những số từ cụ thể
trong tập hợp những từ ngữ chỉ lượng.
1.1.5. Xác định khái niệm “con số” được áp dụng trong Luận án
a. Tham khảo các định nghĩa về số từ, về con số, trong Luận án này, chúng
tôi quy ước dùng thuật ngữ con số với cách hiểu: con số là những từ chỉ số lượng
và thứ tự của sự vật (số lượng và vị thứ xác định hoặc biểu trưng).
b. Với cách hiểu này, con số là một đơn vị:
Xét về mặt từ loại, con số chính là số từ được dùng trong từng ngữ cảnh cụ
thể (con số gần giống với số, chẳng hạn: con số 4 hoặc số 4…).
Con số là những từ chỉ số lượng, số thứ tự; con số chỉ số lượng xác định hay
phiếm định, chỉ số lượng cụ thể hoặc biểu trưng.
Con số, ngoài chức năng dùng để tính tốn, cịn được dùng với nghĩa biểu

trưng (Ví dụ: Vững như kiềng ba chân). Quả thật, khi dùng thuật ngữ con số thì
bản thân từ con cũng gợi được tính sống động, bởi từ “con” được sử dụng để gọi
tên nhiều sự vật khác nhau: con người, con vật, con mắt, con thuyền, con kênh,
con đường. v.v… Mặc dầu những sự vật được gọi là con không cùng loại với
nhau song cùng có những điểm chung là: a) Là những cá thể, đơn vị nhỏ trong
một tổng thể; b) Có hình dáng, hoạt động; c) Tồn tại trong tâm thức của người
Việt như là những biểu tượng. Theo đó thì con số cũng được coi là những sinh
thể có hoạt động, có hình dáng, có đời sống riêng trong đời sống văn hóa tinh
thần của con người.
Hình dáng con số không thể vẽ nên trên bức tranh như con kênh, con thuyền,
con đường,... mà nó tồn tại trong ý niệm của con người. Cũng một con số nhưng có
23


khi gợi sự việc, hiện tượng nhỏ bé: một thân một mình (tình trạng lẻ loi, cơ độc), có
khi lại gợi sự vật, hiện tượng lớn lao: thiên nhân hợp nhất (trời đất hoà hợp làm
một). Như vậy, lớn hay bé, hình dáng, hoạt động như thế nào là do chính đời sống
văn hố của dân tộc tạo nên. Con số tồn tại như một sinh thể nhưng là sinh thể nghệ
thuật trong sáng tạo dân gian.
1.2. Thành ngữ, tục ngữ và ca dao và vấn đề con số
1.2.1. Khái niệm thành ngữ, tục ngữ, ca dao
a. Thành ngữ
Thành ngữ là những tổ hợp từ “đặc biệt”, biểu thị những khái niệm một cách
bóng bẩy được người Việt sử dụng rộng rãi trong giao tiếp hàng ngày, đặc biệt là
trong khẩu ngữ. Về thành phần từ vựng, các yếu tố tạo nên thành ngữ hầu như được
giữ nguyên trong sử dụng, trong nhiều trường hợp không thể thay thế bằng các yếu
tố khác. Về cấu trúc, trật tự các thành tố tạo nên thành ngữ thường mang tính cố
định, khó thay đổi. Về ý nghĩa, thành ngữ biểu thị những khái niệm hoặc biểu tượng
trọn vẹn về các thuộc tính, q trình hay sự vật. Nói cách khác, thành ngữ là đơn vị
định danh của ngôn ngữ, nhưng là loại đơn vị định danh bậc hai - nghĩa là ngoài

nghĩa gốc được hiểu từ các từ ngữ tạo nên thành ngữ thì cịn một tầng nghĩa được
thành ngữ hướng tới buộc người nghe phải suy ra từ chúng.
Thành ngữ có mặt mọi lúc, mọi nơi trong đời sống giao tiếp của người Việt.
Bất kỳ diễn đạt vấn đề gì, người Việt đều có thể mượn thành ngữ để thể hiện cách
đánh giá của mình. Khơng những trong đời sống, thành ngữ cịn có mặt trong các
sáng tác văn học, làm nên tính dân tộc, tính nhân dân cho các sáng tác đó. Xem xét
con số trong thành ngữ, có thể khái quát một vài đặc điểm tiêu biểu của nó trong đời
sống văn hoá người Việt.
b. Tục ngữ
Tục ngữ là những câu nói, là ngơn bản đặc biệt, biểu thị những phán đoán
một cách nghệ thuật. Nếu thành ngữ là một tổ hợp từ thì tục ngữ đã là một câu, “câu
tự nó diễn trọn một ý nghĩa, một nhận xét, một kinh nghiệm, một lý luận, một cơng
lý, có khi là một sự phê phán” [76; tr. 37]. Tục ngữ là câu nhưng là loại câu đặc biệt
bởi nó còn tồn tại với tư cách là một văn bản nghệ thuật. Về hình thức, tục ngữ ngắn
gọn, hàm súc, kết cấu bền vững gắn liền với các yếu tố của kết cấu thơ, những biện
24


×