Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Khảo sát và xây dựng các định mức bù hao nguyên vật liệu của phân xưởng in 152 trường chinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 80 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
-------------------------------

NGUYỄN ĐÌNH TỨ

KHẢO SÁT VÀ XÂY DỰNG CÁC ĐỊNH MỨC
BÙ HAO NGUYÊN VẬT LIỆU CỦA PHÂN XƢỞNG
IN 152 TRƢỜNG CHINH

Chuyên ngành: Kỹ thuật Hóa học

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS TRẦN VĂN THẮNG

HÀ NỘI - 2014


LỜI CẢM ƠN
Em xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Trần Văn Thắng ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn tận tình và giúp em hoàn thành luận văn thạc sĩ này.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô ở Bộ môn Công Nghệ In, Viện Kỹ
thuật Hóa học, Viện đào tạo sau Đại học Trƣờng Đại học Bách Khoa tạo mọi điều
kiện thuận lợi cho em hoàn thành luận văn này.
Em xin cảm ơn Ban lãnh đạo xƣởng in 152 Trƣờng Chinh cùng toàn thể anh
chị em công nhân viên trong xƣởng đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình
khảo sát thực tế tại xƣởng để hoàn thành bản luận văn này.


LỜI CAM ĐOAN



Tôi xin cam đoan
1. Những nội dung trong luận văn này là do tôi thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn
trực tiếp của PGS.TS Trần Văn Thắng.
2. Mọi tham khảo dùng trong luận văn đều đƣợc trích dẫn rõ ràng tên tác giả,
tên công trình, thời gian địa điểm công bố.
3. Mọi sao chép không hợp lệ vi phạm quy chế đào tạo, hay gian trá, tôi xin
chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Học viên

Nguyễn Đình Tứ


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CTF

: Computer to film

CTP

: Computer to plate

ISO

: Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế

SL

: Sản lƣợng


SL

: Số lƣợng

TB

: Trung bình

GHT

: Giới hạn trên

GHD

: Giới hạn dƣới

PX

: Phân xƣởng

SM 74-2

: Heidelberg Speedmaster (model SM 74-2)

KTQP

: Kiến thức quốc phòng

LLVT


: Lực lƣợng vũ trang

NXB

: Nhà xuất bản

TTGDTT

: Thông tin giáo dục truyền thống


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1 Bảng thống kê các thiết bị sử dụng trong khâu chế bản …………….... ..26
Bảng 1.2 Bảng thống kê các thiết bị sử dụng trong phân xƣởng in …………….. ..26
Bảng 1.3 Bảng thống kê các thiết bị sử dụng trong khâu gia công sau in............. ..26
Bảng 1.4 Sản phẩm sách học tập và nghiên cứu ………………………………... ..27
Bảng 1.5 Sản phẩm tạp chí ………………………………………………………..28
Bảng 1.6 Bảng sản phẩm lựa chọn để khảo sát…………………………………....29
Bảng 1.7 Bảng định mức bù hao giấy trên các máy…………………………….....30
Bảng 2.1 Các loại biểu đồ kiểm soát ……………………………………………...51
Bảng 3.1 Hệ thống máy in khảo sát …………………………………………….. ..57
Bảng 3.2 Đặc tính các sản phẩm khảo sát tại xƣởng in ……………………….... ..58
Bảng 3.3 Mức sai hỏng trên hệ thống in 1 màu ……………………………….... ..62
Bảng 3.4 Thống kê mức bù hao giấy trên hệ thống in 1 màu………………….... ..63
Bảng 3.5 Bảng tính định mức bù hao cho máy in 1 màu số lƣợng 500 đến 1.000 tờ.. ..64
Bảng 3.6 Bảng tính định mức bù hao cho máy in 1 màu số lƣợng 2.000 đến 5.000. ..65
Bảng 3.7 Mức sai hỏng trên hệ thống in 2 màu ……………………………….... ..66
Bảng 3.8 Thống kê mức bù hao giấy trên hệ thống in 2 màu …………………... ..67

Bảng 3.9 Bảng tính định mức bù hao cho máy in 2 màu số lƣợng 500 - 1.800 tờ.. ..68
Bảng 3.10 Bảng tính định mức bù hao cho máy in 2 màu số lƣợng 2.000 -7.500 tờ ..69
Bảng 3.11 Mức sai hỏng trên hệ thống in 4 màu ……………………………….. ..70
Bảng 3.12 Thống kê mức bù hao giấy trên thệ thống in 4 màu ……………….... ..71
Bảng 3.13 Bảng tính định mức bù hao cho máy in 4 màu số lƣợng 500 - 1.500 tờ. ..72
Bảng 3.14 Bảng tính định mức bù hao cho máy in 4 màu số lƣợng 5.000 - 10.000 tờ.. ..73
Bảng 3.15 Đề xuất định mức bù hao giấy mới cho các hệ thống in…………….. ..75
Bảng 3.16 So sánh định mức bù hao giấy hiện tại và mới đề xuất…………….... ..75


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1 Máy in offset nhiều màu ………………………………………………...11
Hình 1.2 Sơ đồ nguyên lý in offset ………………………………………………..13
Hình 1.3 Sơ đồ nguyên lý quy trình công nghệ in offset ……………………….. ..14
Hình 1.4 Sơ đồ nguyên lý công nghệ chế bản CPF………………………………..15
Hình 1.5 Sơ đồ nguyên lý công nghệ chế bản CTP………………………………..16
Hình 1.6 Sơ đồ nguyên lý công công đoạn in……………………………………...18
Hình 1.7 Sơ đồ nguyên lý gia công sau in sách và tap chí………………………...19
Hình 2.1 Hệ thống tiêu chuẩn đang áp dụng ở Đức …………………………….. ..39
Hình 2.2 Sơ đồ lƣu trình tổng quát ………………………………………………..44
Hình 2.3 Sơ đồ 4 M ………………………………………………………………..45
Hình 2.4 Các bƣớc xây dựng biểu đồ kiểm soát………………………….……... ..51
Hình 2.5 Biểu đồ kiểm soát X…………………………………………………... ..52
Hình 2.6 Biểu đồ tỉ lệ % sản phẩm khuyết tật P …………………………………..52
Hình 2.7 Biểu đồ khuyết tật C…………………………………………..................53
Hình 2.8 Biểu đồ tƣơng quan dƣơng ……………………………………………...54
Hình 2.9 Biểu đồ tƣơng quan âm …………………………………………………..54
Hình 3.1 Biểu đồ kiểm soát giá trị trung bình cho máy in 1 màu số lƣợng 500 -1.000... ..64
Hình 3.2 Biểu đồ kiểm soát giá trị trung bình cho máy in 1 màu số lƣợng 2.000 - 5.000.. ..65
Hình 3.3 Biểu đồ kiểm soát giá trị trung bình cho máy in 2 màu số lƣợng 500 -1.800. ..68

Hình 3.4 Biểu đồ kiểm soát giá trị trung bình cho máy in 2 màu số lƣợng 2.000 -7.500... ..69
Hình 3.5 Biểu đồ kiểm soát giá trị trung bình cho máy in 4 màu số lƣợng 500 - 1.500.. ..72
Hình 3.6 Biểu đồ kiểm soát giá trị trung bình cho máy in 4 màu số lƣợng 5.000 -10.000...73


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa…………………………………………………………………….
Lời cam đoan……………………………………………………………………..
Danh mục các chữ viết tắt ………………………………………….......................
Các danh mục hình……………………………………………………………….
Các danh mục bảng………………………………………………………………
LỜI NÓI ĐẦU………………………………………………………………………9
Chƣơng 1: TỔNG QUAN………………………………………………………...11
1.1 Công nghệ in offset…………………………………………………………....11
1.1.1 Nguyên lý in offset……………………………………………………. ..11
1.1.2 Quy trình công nghệ in offset…………………………………………...14
1.1.3 Công đoạn chế bản……………………………………………………....15
1.1.4 Công đoạn in……………………………………………………………..17
1.1.5 Công đoạn gia công sau in……………………………………………....19
1.2 Quan hệ giữa định mức bù hao nguyên vật liệu sản xuất với chất lƣợng sản
phẩm……………………………………………………………………….......20
1.2.1 Các sản phẩm đạt chất lƣợng và không đạt chất lƣợng ………………...20
1.2.2 Các yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng sản phẩm trong sản xuất in với
công nghệ in offset...................................................................................21
1.2.3 Đánh giá kiểm tra và quản lý chất lƣợng để giảm định mức nguyên
vật liệu trong sản xuất in..........................................................................21
1.3 Giới thiệu về xƣởng in 152 Trƣờng Chinh…………………………………….
..24
1.3.1 Quá trình hình thành và phát triển………………………………………

..24
1.3.2 Khảo sát hiện trạng công nghệ, máy móc thiết bị và cơ cấu sản phẩm
tại xƣởng …………..…………………………………………………....24
1.3.3 Khảo sát định mức bù hao nguyên vật liệu của một số sản phẩm in
chính hiện nay ở xƣởng in……………………………………………....29
1.3.4 Các yếu tố cấu thành định mức bù hao giấy in………………………. ..30


Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ
CHẤT LƢỢNG SẢN PHÂM…………………………………….. ..32
2.1 Chất lƣợng sản phẩm và các yếu tố tạo nên chất lƣợng……………………….
..32
2.1.1 Khái quát về chất lƣợng sản phẩm……………………………………. ..32
2.1.2 Các yếu tố tạo nên chất lƣợng sản phẩm………………………………..32
2.1.2.1 Yếu tố công nghệ………………………………………………. ..32
2.1.2.2 Các yếu tố nguyên vật liệu, máy móc thiết bị và môi trƣờng…… ..33
2.1.2.3 Yếu tố con ngƣời……………………………………………….. ..35
2.1.2.4 Tổ chức sản xuất và điều hành sản xuất…………………………..36
2.2 Các tiêu chí đánh giá chất lƣợng sản phẩm…………………………………. ..37
2.2.1 Tiêu chuẩn chất lƣợng sản phẩm………………………………………..38
2.3 Xây dựng tiêu chẩn chất lƣợng và phƣơng pháp thống kê trong kiểm soát
chất lƣợng………………………………………………………………….... ..40
2.3.1 Giới thiệu chung……………………………………………………… ..40
2.3.2 Thu thập và xử lý dữ liệu thống kê……………………………………...42
2.3.3 Ƣu điểm của việc sử dụng các công cụ thống kê trong kiểm soát chất
lƣợng sản phẩm…………………………………………………….... ..42
2.4 Một số công cụ thống kê trong kiểm soát chất lƣợng và định mức bù hao
nguyên vật liệu…………………………………………………………….......43
2.4.1 Sơ đồ lƣu trình…………………………………………………………..43
2.4.2 Sơ đồ nhân quả…………………………………………………………..44

2.4.3 Biểu đồ phân bố mật độ………………………………………………....46
2.4.4 Biểu đồ kiểm soát………………………………………………………..48
2.4.5 Biểu đồ phân tán………………………………………………………...53
2.4.6 Phiếu kiểm tra chất lƣợng trong quá trình sản xuất……………………..54
Chƣơng 3: XÂY DỰNG ĐỊNH MỨC BÙ HAO NGUYÊN VẬT LIỆU CHO
XƢỞNG IN 152 TRƢỜNG CHINH………………………………. ..56
3.1 Đặt vấn đề…………………………………………………………………… ..56
3.2 Phƣơng pháp khảo sát thực tế tại xƣởng in…………………………………....57


3.2.1 Lựa chọn hệ thống máy móc thiết bị và các sản phẩm khảo sát………...
..57
3.2.2 Phƣơng pháp khảo sát tiêu hao nguyên vật liệu……………………… ..59
3.2.3 Xây dựng định mức bù hao nguyên vật liệu……………………………..59
3.3 Thống kê số liệu khảo sát thực tế tại phân xƣởng in 152 Trƣờng Chinh……… ..60
3.3.1 Kết quả khảo sát sai hỏng trong quá trình in…………………………....60
3.3.2 Kết quả tính đinh mức bù hao trên cơ sở các số liệu khảo sát…………..61
3.3.3 Đề xuất định mức bù hao mới và so sánh với định mức hiện tại đang
áp dụng tại phân xƣởng...…………………………………………….....74
3.3.1 Nhận xét chung……………………………………………………….. ..74
3.3.2 Đề xuất các giải pháp giảm định mức bù hao nguyên vật liệu……….. ..76
KẾT LUẬN………………………………………………………………………..78
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………....79


LỜI NÓI ĐẦU
Trong những năm gần đây, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông
tin, khoa học kỹ thuật, đời sống của ngƣời dân không ngừng đƣợc nâng cao. Nhu
cầu học tập, tiếp thu kiến thức ngày càng trở nên cấp thiết do đó các sản phẩm sách,
báo, tạp chí tăng theo cả về số lƣợng và chất lƣợng.

Tuy nhiên chất lƣợng của sản phẩm in không chỉ đƣợc quyết định của khâu
chế bản, mà khâu in cũng nhƣ gia công sau in cũng đóng vai trò rất quan trọng, nó
quyết định đến tính thẩm mỹ, độ bền của ấn phẩm và mức độ tiêu hoa nguyên vật
liệu sản xuất.
Đất nƣớc ta đang trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, ngành in Việt
Nam cũng không ngừng đổi mới và hội nhâp. Các công nghệ, thiết bị in cũ đang
dần đƣợc thay thế bằng các hệ thống hiện đại hơn. Song song với việc nâng cấp
trang thiết bị thì nâng cao trình độ sản xuất và quản lý cũng là đòi hỏi cấp thiết. Một
trong những thông số thể hiện trình độ này là mức bù hao nguyên vật liệu trong quá
trình in và gia công. Tuy nhiên yếu tố này chƣa nhận đƣợc sự quan tâm đúng mức
tại các cơ sở in mặc dù tất cả chúng ta đều nhận thức đƣợc rằng nguyên vật liệu giấy
và bản chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm in và bù hao nguyên vật liệu
nhiều đồng nghĩa với việc giảm lợi nhuận, giảm sức cạnh tranh. Phần lớn các cơ sở
in đang áp dụng định mức bù hao nguyên vật liệu chƣa phù hợp do định mức này đã
đƣợc xây dựng quá lâu, không còn thích ứng với hệ thống thiết bị do định mức đƣợc
xác định một cách đại khái, chung chung.
Trƣớc tình hình này, nhằm góp phần hỗ trợ cơ sở in có cái nhìn đúng hơn về
mức bù hao nguyên vật liệu tiến tới xây dựng định mức theo phƣơng pháp hiện đại
và tin cậy, tôi đã lựa chọn đề tài: “Khảo sát và xây dựng định mức bù hao nguyên
vật liệu của phân Xưởng in 152 Trường Chinh”
Nội dung chính của đề tài là khảo sát đánh giá chất lƣợng sản phẩm trên cơ
sở những tiêu chuẩn chất lƣợng sản phẩm in. Từ đó xác định sản phẩm đạt chất
lƣợng và sản phẩm không đạt chất lƣợng của phân xƣởng in; xác định tỷ lệ sai hỏng
trong quá trình in tại phân xƣởng nhằm xây dựng định mức bù hao nguyên vật liệu
9


cho quá trình in các sản phẩm đƣợc thực hiện tại phân xƣởng này có cơ sở khoa
học.
Nội dung luận văn đƣợc trình bày trong 3 chƣơng:

Chƣơng I: Tổng quan
Chƣơng II: Phƣơng pháp xây dựng tiêu chuẩn đánh giá chất lƣợng
sản phẩm
Chƣơng III: Xây dựng định mức bù hao nguyên vật liệu cho Xƣởng in 152
Trƣờng Chinh
Kết luận
Tài liệu tham khảo.

10


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1 Công nghệ in offset [5, 9,10]
1.1.1 Nguyên lý in offset
In offset là phƣơng pháp in phẳng, các thông tin chữ và hình ảnh đƣợc thể
hiện trên bản in tạo ra các phần tử in bắt mực và phần tử không in bắt nƣớc. In
offset là công nghệ in gián tiếp, quá trình in là quá trình truyền mực từ máng mực
lên bản in lắp trên trục ống bản, trên bản đó các phần tử in bắt mực và đƣợc truyền
mực lên tấm cao su, sau đó nhờ áp lực giữa trục ống cao su và trục ống in mực đƣợc
truyền lên vật liệu cần in.

Hình 1.1 Máy in offset nhiều màu

11


* Các ưu điểm của công nghệ in offset là:
- Chất lƣợng hình ảnh cao
- Nét và sạch hơn in trực tiếp từ bản in lên giấy vì miếng cao su áp đều lên bề

mặt cần in.
- Khả năng ứng dụng in ấn lên nhiều bề mặt, kể cả bề mặt không phẳng
(nhƣ gỗ, vải, kim loại, da, giấy thô nhám).
- Việc chế tạo các bản in dễ dàng hơn.
- Các bản in có tuổi thọ lâu hơn vì không phải trực tiếp tiếp xúc với bề mặt
cần in.
In offset ngày nay đã trở thành kỹ thuật in phổ biến nhất trong in ấn thƣơng
mại. Những hình thức máy in offset hiện nay đã ngày càng đƣợc phát triển đa dạng
với quy mô khác nhau phục vụ nhu cầu từ in ấn tƣ nhân cho tới xƣởng in lớn. Sự
quy phạm về các bộ phận kết cấu đƣợc cải tiến không ít kể từ những năm 1875, trải
qua các thời kỳ phát triển đƣợc bổ sung thêm nhiều bộ phận để phù hợp với công
nghệ và kỹ thuật in hiện đại.
Một máy in offset tờ rời gồm có các bộ phận chủ yếu nhƣ: một bộ phận cung
cấp giấy, một hay nhiều đơn vị in, các thiết bị trung chuyển để đƣa giấy qua máy in,
một bộ phận ra giấy và các bộ phận bổ trợ thêm nhƣ bàn điểu khiển máy in.
Thông thƣờng một đơn vị in trong máy in offset tờ rời có ba trục chính
cùng hệ thống làm ẩm và hệ thống chà mực lên khuôn in nhƣ hình 1-2

12


Hình 1.2 Sơ đồ nguyên lý in offset
Ống bản: là một trục ống bằng kim loại, trên khuôn in phần tử in bắt mực
còn phần tử không in bắt nƣớc.
Ống cao su: là môt trục ống mang tấm cao su offset, có cấu tạo gồm một lớp
vải bọc với cao su tổng hợp để truyền hình ảnh từ khuôn in lên bề mặt vật liệu in.
Ống ép: là một trục khi quay luôn tiếp xúc với ống cao su, làm nhiệm vụ
chuyển giấy và các vật liệu in khác. Hệ thống làm ẩm: là hệ thống các lô làm ẩm
bằng dung dịch làm ẩm có chứa các chất phụ gia nhƣ: axit, gôm arabic, cồn
isopropyl hay các tác nhân làm ẩm khác.

Hệ thống cấp mực: là hệ thống các lô chà mực cho bản in. Các thành phần
quan trọng khác. Ngoài các đơn vị in ra, trong máy in offset một màu hay nhiều
màu còn bao gồm các bộ phận sau:

13


Bộ phận nạp giấy: làm nhiệm vụ hút giấy và các vật liệu in khác từ bàn
cung cấp giấy lên và đƣa xuống đơn vị in đầu tiên. Các bộ phận trung chuyển:
(thông thƣờng là các trục ống có nhíp kẹp giấy) có khả năng vận chuyển giấy đi qua
máy in Bộ phận ra giấy: là bộ phận nhận giấy ra và vỗ giấy đều thành cây giấy trên
bàn ra giấy
Hệ thống làm ẩm
Hệ thống làm ẩm trong in offset tờ rời cung cấp dung dịch làm ẩm gốc nƣớc,
hoặc dung dịch máng nƣớc lên bề mặt khuôn in trƣớc khi nó đƣợc chà mực. Dung
dịch làm ẩm giữ cho phần tử không in trên khuôn đƣợc ẩm ƣớt do đó nó không bắt
mực. Nó đƣợc chà lên toàn bộ bản in.
Tuy nhiên, các phần tử không in bắt nƣớc và đẩy mực trên khuôn, chúng
đƣợc tạo ra theo cách hút bám một lớp mỏng gôm arabic trong quá trình chế tạo
khuôn in, đó là hydrophilic, hay chất ƣa nƣớc, trong khi các phần tử in là hydropho
bic, hay chất có khuynh hƣớng đẩy nƣớc. Thực ra nƣớc bản thân nó có thể đƣợc sử
dụng để làm ẩm bản. Một vài máy in offset tờ rời có thể chọn sử dụng một mình
nƣớc để in các ấn phẩm số lƣợng ít. Tuy nhiên, lớp đẩy mực này dần dần lột ra khỏi
khi khuôn in tiếp tục sử dụng trên máy. Các hoá chất trong dung dịch làm ẩm bổ
sung thêm độ đẩy mực cho lớp này.
Hệ thống truyền mực
Dẫn mực từ lô máng mực đến khuông in. Tách lớp mực dày ra thành lớp mực
mỏng đồng đều trên các lô truyền. Chà mực lên các phần tử in trên bản.
1.1.2 Quy trình công nghệ in offset
Sơ đồ nguyên lý qui trình công nghệ in offset gồm 3 công đoạn chính đƣợc

trình bày trên hình 1.3:

CÔNG ĐOẠN
CHẾ BẢN

CÔNG ĐOẠN
IN

CĐ GIA CÔNG
SAU IN

Hình 1.3 Sơ đồ nguyên lý quy trình công nghệ in offset

14


1.1.3 Công đoạn chế bản
a, Công nghệ CTF
Công nghệ CTF là công nghệ chế bản số trong đó dữ liệu số (Digital) từ máy
tính đƣợc chuyển thành dữ liệu tƣơng tự (Anolog) trên film thông qua các máy ghi
film. Film đƣợc đem bình trƣớc khi phơi để truyền hình ảnh lên bản in. Quy trình
tổng quát của công nghệ CTF gồm các bƣớc sau:

Nhập dữ liệu

Phơi và hiện bản

Xử lý dữ liệu

Bình bản


Xuất dữ liệu ra phim

Hình 1.4 Sơ đồ nguyên lýcông nghệ chế bản CTF
Chế bản điện tử
Chế bản điện tử bao gồm các công việc chính là thiết kế sản phẩm, nhập các
dữ liệu của sản phẩm vào máy tính (chữ và hình ảnh), chỉnh sửa dữ liệu, dàn trang
và bình bản theo maket sản xuất, phân tách màu và tram hoá. Các dữ liệu sau chế
bản điện tử đƣợc chuyển sang ghi phim.
Ghi phim (Output Film)
Chế bản xong thì xuất để outfilm, đối với các sản phẩm có hình ảnh màu,
Film sẽ đƣợc out thành bốn tấm đại diện cho bốn lớp mầu C (Cyan), M (Magenta),
Y (Yellow), K (Black). Tới đây ta đề cập một chút về vấn đề mầu sắc trong in
offset:
Mẫu trong in offset là hệ mầu CMYK, ta có thể hiểu khái quát rằng tất cả các
mầu sắc đều có thể pha đƣợc từ 4 mầu CMYK này, ví dụ mầu đỏ cờ là sự kết hợp từ
mầu Y (Yellow/vàng) và mầu M (Magenta/cách sen); Hay mầu Xanh Blue (xanh
tím) là sự kết hợp của hai mầu C (Cyan/xanh nhạt) và M (Magenta/cách sen); Rồi
còn các mầu đƣợc kết hợp từ 3 trong 4 mầu nói trên hay kết hợp của cả 4 mầu với
nhiều thông số khác nhau sẽ đạt đƣợc nhiều kết quả khác nhau.
15


Output 4 tấm phim cho 4 màu mực in xong thì chuyển sang phơi bản.
Phơi bản:
Khi đã có 4 tấm phim, ngƣời ta đem phơi từng tấm một lên bản kẽm (hiểu
một cách đơn giản hơn là đem chụp hình ảnh của từng tấm phim lên từng tấm bản
kẽm bằng máy phơi kẽm), đến đây ta đã có trong tay 4 bản in đại diện cho 4 mầu C,
M, Y, K để chuyển sang công đoạn in.
b, Công nghệ CTP


Nhập dữ
liệu

Xử lý dữ
liệu

Bình bản
điện tử

Ghi dữ liệu
lên bản

Hình 1.5 Sơ đồ nguyên lý công nghệ chế bản CTP
- Các bƣớc nhập dữ liệu, xử lý ảnh, bình bản điện tử ở đây giống công nghệ
CTF, chỉ khác là công nghệ CTP thì ghi dữ liệu lên bản.
Computer to plate “Computer to plate” là cụm từ mô tả công nghệ chế bản,
trong đó dữ liệu số từ máy tính đƣợc ghi trực tiếp lên bản in mà không qua khâu
trung gian là film. Bản in sau khi đƣợc ghi hình có thể đƣợc hiện ngay trên hệ thống
máy ghi bản hoặc đƣợc đƣa tới hiện ở máy hiện bản chuyên dụng. Sau đó, bản in
đƣợc lắp lên máy in theo cách thông thƣờng để tiến hành công việc in.
Các bƣớc chính trong công nghệ CTP bao gồm chế bản điện tử và ghi, hiện
bản. Trong đó phần chế bản điện tử gần giống hoàn toàn công nghệ CTF, chỉ có
khác là trong CTF ta có thể lựa chọn nhiều cách xuất dữ liệu nhƣ sang phim toàn
trang, từng trang hay can,.. thì trong CTP ta chỉ có 1 lựa chọn xuất dữ liệu toàn
trang lên bản in.
Phần ghi bản trực tiếp từ máy tính là bƣớc cải tiến về công nghệ. Máy ghi
bản thƣờng phải sử dụng tia Laser có cƣờng độ mạnh vì bản thƣờng không nhạy
bằng film thì việc chuyển sang CTP là bƣớc tiến đáng kể. Có 3 cách ghi bản bằng
công nghệ CTP:

+ Trống nội (Internal)
+ Trống ngoại (External)
16


+ Ghi bản phẳng (Fladbed)
Nhƣng tất cả đều dùng nguyên lý chung là sử dụng nguồn sáng UV (laser
cƣờng độ mạnh), thông qua các thấu kính quang học và hệ thống DMD (Digital
micromirro devide) để ghi bản trực tiếp.
Cụ thể nhƣ sau:
+ Nguồn sáng UV
+ Hai hệ thấu kính hội tụ quang học
+ Thấu kính phản xạ
+ Gƣơng phản xạ
+ Thiết bị DMD
Đặc biệt hình dáng điểm trame trong công nhệ CTP rất sắc cạnh, có độ phân
giải tùy thuộc kích thƣớc (từ 10 đến 28 micromet). Điều này có nghĩa khi sử dụng hình
ảnh có độ phân giải thấp thì vẫn có thể đạt chất lƣợng in tốt mà sử dụng hình ảnh có độ
phân giải thấp sẽ giảm thời than quét ảnh, thời gian RIP, kích thƣớc dữ liệu nhỏ hơn,
tiết kiệm bộ nhớ , và giảm thời gian ghi bản.
1.1.4 Công đoạn in
Kết thúc quá trình chế bản ta sẽ nhận đƣợc các khuôn in và chuyển sang
công đoạn in. Các bƣớc cơ bản trong quá trình in đƣợc trình bày trong hình 1.6 sơ
đồ nguyên lý công đoạn in dƣới đây.

17


Lệnh sản xuất


Giấy

Chuẩn bị

Mực
Lên khuân
Máy in
In thử

Bản in
Hóa chất

Kiểm tra

Tờ in hoàn chỉnh

In sản lƣợng

Hình 1.6 Sơ đồ nguyên lý công đoạn in
Việc chuẩn bị in bao gồm các bƣớc sau:
1. Đọc kỹ lệnh sản xuất.
2. Kiểm tra bài mẫu, bản in, giấy in và mực in có tƣơng thích với yêu cầu
không?
3. Canh chỉnh cơ học việc vận chuyển giấy.
4. Bọc ống và lắp các bản in.
5. Kiểm tra các tấm cao su mới nếu cần.
6. Chuẩn bị các hệ thống làm ẩm.
7. Chuẩn bị cho hệ thống cấp mực.
8. Kiểm tra lại một lần nữa.
18



9. In các tờ in thử.
10. Kiểm tra các tờ in thử.
11. Kiểm tra lại việc định vị, chồng màu các hình ảnh in, chất lƣợng tờ in và màu
sắc.
12. Duy trì màu sắc ổn định.
Từ bƣớc 9 đến bƣớc 11 cần đƣợc lặp đi lặp lại cho đến khi in đƣợc một tờ in
có chất lƣợng mà khách hàng chấp nhận. Tờ in đó thƣờng đƣợc gọi là tờ in chuẩn.
Sau khi đã chuẩn bị đày đủ file và nguyên vật liệu, bộ phận sản xuất sẽ tiến
hành in theo maquette, mẫu proof hoặc mẫu màu từ khách hàng. Với những sản
phẩm nhiều trang cần phải in nhiều lần, thƣờng gọi là bài.
Ngƣời ta tiến hành in từng màu, thứ tự chồng màu tùy vào kinh nghiệm của
ngƣời thợ in. Kẽm đƣợc lắp vào máy in và cho nạp loại mực tƣơng ứng để tiến hành
in. Ví dụ khi lắp kẽm màu xanh sẽ cho nạp mực xanh tƣơng ứng.
Sau khi chạy hết số lƣợng, thợ in sẽ tháo kẽm, vệ sinh mực cũ, lắp kẽm mới,
lại đổ màu mực tƣơng ứng. Cứ tuần tự cho đến hết bài.
1.1.5 Công đoạn gia công sau in
Từ tờ in đến sản phẩm hoàn chỉnh đƣợc tiến hành trong công đoạn gia công
sau in. Hình 1.6 dƣới đây mô tả nguyên lý quy trình gia công sau in loại ấn phẩm là
sách hoặc tạp chí dùng phƣơng pháp vào bìa keo nhiệt:

Dỗ, pha cắt

Gấp, bắt

Keo gáy

Xén ba mặt


Hình 1.7 Sơ đồ nguyên lý gia công sau in sách và tạp chí.
Các bƣớc công việc chính trong công đoạn này bao gồm:
- Dỗ và pha cắt tờ in là quá trình làm đồng đều tờ in để pha cắt tờ in theo yêu
cầu của ấn phẩm
- Gấp tờ in là quá trình gấp tờ in thành tay sách theo số trang liên tục của
cuốn sách.
- Dán tờ phụ bản là việc dán các tờ phụ bản, vào các tay sách.
19


- Bắt tay sách là quá trình tập hợp các tay sách theo thứ tự số trang của cuốn
sách.
- Vào bìa không khâu (vào bìa bằng keo nhiệt): là quá trình dùng keo đƣợc
đung nóng chảy chà vào gáy sách đã phay để liên kết các trang ruột sách với bìa
sách.
Cuối cùng đóng gói các quyển sách đã hoàn chỉnh theo số lƣợng nhất định
vào từng hộp để nhập kho hoặc giao cho khách.
1.2 Quan hệ giữa định mức bù hao nguyên vật liệu sản xuất sản phẩm với chất
lƣợng sản phẩm [3,6,7]
Yêu cầu chất lƣợng sản phẩm ở mức cao hay thấp hay có thể chấp nhận đƣợc
của một sản phẩm với giá thành và giá trị thỏa mãn yêu cầu của khách hàng và nhà
sản xuất, chất lƣợng là sự mô tả định lƣợng các đặc tính và chức năng của sản
phẩm, đƣợc thể hiện thông qua các thông số những đặc tính có thể đo đạc đƣợc một
cách hoàn toàn khách quan. Giá trị và sự biến đổi của chúng đƣợc biểu diễn ở dạng
số. Căn cứ vào các con số này ngƣời ta xây dựng nên các tiêu chuẩn về chất lƣợng
đối với sản phẩm in thì các thông số là kích thƣớc, vị trí hình ảnh, độ lệch khi in
chồng màu, mật độ về màu trên tờ in…Thì mối quan hệ giữa định mức bù hao
nguyên vật liệu sản xuất sản phẩm với chất lƣợng sản phẩm là một mối quan hệ
khăng khít.
1.2.1 Các sản phẩm đạt chất lượng và không đạt chất lượng

- Các sản phẩm đạt chất lƣợng là những tờ in khi in ra phải đạt đƣợc độ
chính xác, chất lƣợng đúng nhƣ tờ mẫu đã đƣợc chọn, đƣợc ký duyệt sau khi in thử
và phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau:
+ Các phần tử in phải lên đầy đủ, rõ nét trên tờ in đồng đều
+ Các phần tử in không biến dạng về đồ họa không làm thay đổi kích thƣớc
hình học
+ Có các dấu, ký hiệu cần thiết cho các công việc gia công tờ in tiếp theo:
dấu cắt, dấu gấp, số tay sách… trên tờ in.

20


+ Đối với các sản phẩm in nhiều màu, chồng màu phải chính xác, hình ảnh
sắc nét trung thực với bản mẫu tầng thứ phải lên đầy đủ, hoặc đúng với tông màu
khách hàng yêu cầu còn phải có thêm các dấu dùng kiểm tra: các dấu ốc, các thang
tầng thứ màu.
+ Tờ in không đƣợc nhầu nát, gấp nếp, rách nát, quăn mép…
+ Trên tờ in không có hiện tƣợng dính bẩn mực in, thấm mực từ mặt trƣớc
sang mặt sau, hay do tay công nhân dính dầu mỡ, mực in gây nên…
- Các sản phẩm không đạt chất lƣợng là những sản phẩm không đáp ứng đầy
đủ những yêu cầu của tờ mẫu in thử đã đƣợc ký duyệt.
1.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm trong sản xuất in với công
nghệ in offset
- Chất lƣợng của giấy: độ ẩm, độ xốp, độ phẳng nhẵn bề mặt.
- Chất lƣợng mực: tính chất màu sắc, độ nhớt, độ dính và khả năng khô của
mực.
- Dung dịch ẩm: độ pH, độ cồn, sức căng bề mặt, nhiệt độ.
- Bản in: chất lƣợng hình ảnh ghi lên bản, độ bền của bản.
- Điều kiện môi trƣờng: độ ẩm không khí, nhiệt độ, độ bụi.
- Trình độ tay nghề của ngƣời điều khiển máy in.

1.2.3 Đánh giá kiểm tra và quản lý chất lượng để giảm định mức nguyên vật liệu
trong sản xuất in
Chất lƣợng là tiêu chí hàng đầu để ngƣời tiêu dùng lựa chọn sản phẩm và do
đó cũng chính là vũ khí cạnh tranh của các nhà sản xuất. Tuy nhiên chất lƣợng sản
phẩm phải đƣợc xem xét tổng thể dƣới góc độ kinh tế và kỹ thuật. Việc đánh giá
kiểm tra và quản lý chất lƣợng để giảm định mức nguyên vật liệu trong sản xuất in
phụ thuộc rất lớn vào khả năng cải tiến công nghệ và thiết bị sản xuất in là không có
giới hạn. Rõ ràng chất lƣợng có một ý nghĩa quan trọng đặc biệt không chỉ với nhà
sản xuất mà cả với ngƣời tiêu dùng và toàn xã hội.
Giám sát và kiểm tra các yếu tố tác động đến chất lƣợng; Sản phẩm in là kết
quả của một quá trình sản xuất gồm nhiều công đoạn. Do đó việc giám sát kiểm tra
21


quá trình thực hiện tại các công đoạn là nhiệm vụ quan trọng nhất để đảm bảo tạo ra
sản phẩm có chất lƣợng đáp ứng đƣợc yêu cầu. Công việc kiểm tra bắt đầu từ khâu
chuẩn bị nguyên vật liệu, lập kế hoạch sản xuất cho đến tận khâu đóng gói giao
hàng, trong đó tất cả các yếu tố tác động đến chất lƣợng sản phẩm đƣợc theo dõi và
kiểm soát. Hoạt động chủ yếu của công tác kiểm tra giám sát là đo đạc đánh giá các
đặc trƣng của sản phẩm. Hoạt động này diễn ra trong toàn bộ qui trình sản xuất và
trên sản phẩm cuối cùng. Thông thƣờng để việc đánh giá có hiệu quả ngƣời ta phân
loại đặc tính của sản phẩm theo mức độ tác động đến sự hài lòng của khách hàng,
gồm có ba loại: Các đặc tính giới hạn, các đặc tính và các đặc tính phụ.
a. Các đặc tính giới hạn là những mà nếu sai lệch thì sản phẩm sẽ bị loại bỏ.
Các đặc tính này thƣờng đƣợc xác định theo kinh nghiệm, tùy thuộc vào từng loại
sản phẩm và mục đích của chúng.
b. Các đặc tính chính có ý nghĩa quyết định đến giá trị sử dụng của sản
phẩm. Những đặc tính này nếu không đảm bảo thì chất lƣợng sản phẩm sẽ giảm đi
đáng kể.
c. Các đặc tính phụ, khác với đặc tính chính, các đặc tính phụ không ảnh

hƣởng nhiều đến giá trị sử dụng mà chỉ có thể làm thay đổi tính thẩm mỹ, vẻ bề
ngoài của sản phẩm.
Quá trình kiểm tra có thể đƣợc tiến hành thƣờng xuyến, định kỳ hoặc ngẫu
nhiên tùy theo cơ cấu tổ chức quản lý ở từng cơ sở sản xuất. Tuy nhiên nó phải bảo
đảm các nguyên tắc sau:
1. Các đặc tính giới hạn phải đƣợc kiểm soát để bảo đảm sự chính xác tuyệt đối.
2. Các đặc tính và phụ phải đƣợc xác định mức độ sai lệch theo chính sách
chất lƣợng cụ thể.
3. Các kết quả đo đạc phải đƣợc ghi lại kèm theo các ý kiến phản hồi từ phía
khách hàng.
Phát hiện và khắc phục vấn đề không đảm bảo chất lƣợng: Các kết quả đo
đạc kiểm tra là cơ sở để kịp thời phát hiện các nguyên nhân gây ra sai hỏng và từ đó
đề ra các biện pháp giải quyết. Tuy nhiên để nhận ra vấn đề sai hỏng trong quá trình
22


trong quá trình sản xuất một cách nhanh chóng, đúng bản chất và giảm thiểu hậu
quả, đòi hỏi công tác quản lý chất lƣợng phải thực hiện một cách bài bản và có thệ
thống. Tất cả các sản phẩm từ nguyên vật liệu ban đầu, các sản phẩm chung gian,
các thành phần đến sản phẩm cuối, kể cả nhân sự đến tổ chức sản xuất, phải có hồ
sơ quản lý, trong đó các yêu cầu, các hƣớng dẫn cụ thể để đảm bảo chất lƣợng,
những lỗi thƣờng gặp phải đƣợc thống kê mức độ lặp lại, biểu hiện ban đầu, phân
tích tìm ra nguyên nhân và các biện pháp xử lý tức thì. Dựa trên các số liệu thống kê
về các đặc tính sản phẩm, các sai hỏng và mức độ hài lòng của khách hàng, nhiệm
vụ tiếp theo của công tác quản lý chất lƣợng là thiết lập hệ thống các tiêu chuẩn, các
phƣơng pháp đo để kiểm soát chất lƣợng từ đó xây dựng và phát triển các định
hƣớng nhằm nâng cao chất lƣợng.
Thiết lập các hệ thống các tiêu chuẩn và phƣơng pháp kiểm soát chất lƣợng:
Hệ thống tiêu chuẩn là sự thể hiện chất lƣợng một cách rõ ràng nhất. Tất cả các hoạt
động kiểm tra, kiểm soát chất lƣợng ở trên là nhằm hƣớng tới các sản phẩm đáp ứng

tiểu chuẩn đặt ra. Các kết quả đo đạc, đánh giá đặc tính sản phẩm, các yếu tố cấu
thành, các yếu tố tác động tới chất lƣợng sản phẩm là dữ liệu để xây dựng hệ thống
tiêu chuẩn. Ngƣợc lại, hệ thống tiêu chuẩn lại là cơ sở để kiểm tra và đánh giá sản
phẩm. Nếu tất cả các công đoạn đều đảm bảo thực hiện đúng theo hệ thống tiêu
chuẩn chất lƣợng sản phẩm cuối cùng là điều có thể dự báo trƣớc. Các hệ thống tiêu
chuẩn luôn đi kèm với công cụ thực hiện, các biện pháp để kiểm tra và đánh giá
chất lƣợng.
Chức năng cuối cùng và cũng là mục tiêu hƣớng tới của công tác kiểm tra
quản lý chất lƣợng là nâng cao chất lƣợng và hệ thống quản lý chất lƣợng. Chất
lƣợng đạt mức cao nhất và ổn định nhất trong điều kiện sản xuất cụ thể, phát huy
hiệu quả nhất năng lực của thiết bị và con ngƣời. Hệ thống quản lý chất lƣợng
không dừng lại ở việc kiểm tra phát hiện sai hỏng mà phải loại bỏ hoàn toàn các lỗi
đã biết và các sai hỏng có nguy cơ sảy ra.

23


Ý nghĩa và hiệu quả của việc kiểm tra và quản lý chất lƣợng: Lợi ích to lớn
của công tác quản lý chất lƣợng là điều không phải bàn cãi. Điều đó thể hiện ở
những kết quả sau:
a. Chất lƣợng sản phẩm đƣợc nâng cao và giảm các sản phẩm sai hỏng.
b. Năng lực sản xuất đƣợc nâng cao với hệ thống thiết bị hiện có.
c. Chi phí sản xuất giảm.
d. Tính cạnh tranh của sản phẩm tăng lên.
e. Hoạt động sản xuất và đời sống công nhân đƣợc thuận lợi.
1.3 Giới thiệu về xƣởng in 152 Trƣờng Chinh
1.3.1 Quá trình hình thành và phát triển
Năm 1957, trƣớc yêu cầu nhiệm vụ của hoạt động tình báo, bộ phận in mật
của Nhà máy in Tiến Bộ chuyển sang Phòng kỹ thuật điệp báo thuộc Cục Nghiên
cứu và đƣợc đặt tại Nhà máy in. Thời gian này tổ in mật mới chỉ có 03 ngƣời có

nhiệm vụ làm giấy tờ, tài liệu giả phục vụ hoạt động điệp báo. Cùng với cuộc kháng
chiến toàn quốc chống đế quốc Mỹ của dân tộc ta. Ngày 10 tháng 6 năm 1957.
Chính trị cục Nghiên cứu quyết định lập cơ sở in phục vụ nhiệm vụ giấy tờ điệp báo
chiến lƣợc. Kể từ ngày đó đến nay máy móc trang bị kỹ thuật, vật tƣ đã cùng với
những ngƣời lính thợ trải qua suốt cuộc kháng chiến trƣờng kỳ. Ngày 10 tháng 6
năm 1957 đã đi vào lịch sử của ngành in Quân đội đã đánh dấu sự ra đời của Xƣởng
in 152 Trƣờng Chinh hiện nay.
1.3.2 Khảo sát hiện trạng công nghệ, máy móc thiết bị và cơ cấu sảm phẩm tại
xưởng
Xƣởng in 152 Trƣờng Chinh là một xƣởng in nằm trong nhóm hệ thống quản
lý theo ngành dọc của phòng quản lý in quân đội. Nó có chức năng và nhiệm vụ in
tài liệu phục vụ cho các đơn vị trong Tổng cục và các cơ quan đơn vị khác ngoài
Tổng cục khi có yêu cầu.
Xƣởng in 152 Trƣờng Chinh có qui mô nhỏ nhƣng có bộ máy tổ chức và
quản lý sản xuất hoàn chỉnh từ khâu nhận hợp đồng đến khi giao hàng.

24


×