Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Cảm hứng giễu nhại trong SBC là săn bắt chuột của Hồ Anh Thái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (781 KB, 125 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
===***===

PHẠM THỊ CHINH

CẢM HỨNG GIỄU NHẠI TRONG
SBC LÀ SĂN BẮT CHUỘT CỦA HỒ ANH THÁI

Chuyên ngành: Lí luận văn học
Mã số: 60 22 01 20

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Phùng Ngọc Kiếm

HÀ NỘI – 2013


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................5
NỘI DUNG ............................................................................................................. 18
Chương 1. GIỄU NHẠI TRONG MỐI LIÊN HỆ VỚI CÁC PHẠM TRÙ LIÊN
QUAN...................................................................................................................... 18
1.1. Giới thuyết chung về giễu nhại và các phạm trù mĩ học ......................... 18
1.1.1. Khái niệm giễu nhại ..............................................................................18
1.1.2. Cái hài....................................................................................................20
1.1.3. Cái châm biếm .......................................................................................22
1.1.4. Hài hước ................................................................................................23
1.2. Cảm hứng giễu nhại trong văn học .......................................................... 25
1.2.1. Sự thể hiện của cảm hứng giễu nhại trong văn học Việt Nam.............25


1.2.2. Sự thể hiện của cảm hứng giễu nhại trong văn xuôi Việt Nam
sau 1975 ..........................................................................................................29
1.3. Giễu nhại, một cảm hứng chủ đạo trong sáng tác của Hồ Anh Thái ....... 37
1.3.1 .Hành trình sáng tác của Hồ Anh Thái ..................................................37
1.3.2. Giễu nhại trong sáng tác của Hồ Anh Thái..........................................43
Chương 2. CÁI NHÌN GIỄU NHẠI TRONG SBC LÀ SĂN BẮT CHUỘT ....... 48
2.1. Giễu nhại trong cái nhìn về đời sống ....................................................... 48
2.1.1. Sự biến dạng và tha hoá trong đời sống con người .............................48
2.1.2. Những thói tật của giới công chức, trí thức .........................................54
2.1.3. Sự xuống cấp của văn hoá, khoa học giáo dục và văn học nghệ thuật .60
2.2. Giễu nhại trong cái nhìn về con người ..................................................... 72
2.2.1. Con người và thói háo danh..................................................................73
2.2.2. Con người tự nhiên bản năng ...............................................................76
2.2.3. Con người nghịch dị ..............................................................................79
Chương 3. NGHỆ THUẬT GIỄU NHẠI TRONG SBC LÀ SĂN BẮT CHUỘT 90


3.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật ................................................................. 90
3.1.1. Cách đặt tên, mã hoá nhân vật .................................................................90
3.1.2. Khai thác những yếu tố hài hước, nghịch dị ............................................94
3.2. Nghệ thuật tổ chức cốt truyện độc đáo .................................................. 101
3.2.1. Kết nối các chi tiết giễu nhại...................................................................102
3.2.2. Cốt truyện được tổ chức theo kiểu lắp ghép, phân mảnh ......................103
3.3. Ngôn ngữ và giọng điệu giễu nhại ......................................................... 107
3.3.1. Ngôn ngữ giễu nhại ..............................................................................107
3.3.2. Giọng điệu giễu nhại ............................................................................113
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 118
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................ 123



5
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Đất nước sau chiến tranh, đặc biệt là từ sau năm 1986, đã đặt ra yêu
cầu đổi mới trên nhiều lĩnh vực trong đó có văn học. Sự phát triển và biến đổi
nhanh chóng của xã hội đã kéo theo một hệ lụy không thể tránh được, đó là sự
thay đổi của con người. Không còn là những con người hiền lành, chất phác,
đôn hậu thuần tuý như xưa nữa mà thay vào đó, không ít người đã dần bị tha
hoá, bị tham vọng, bị đồng tiền che mắt. Những mặt xấu của xã hội mới mỗi
ngày một hiện ra rõ nét hơn, từ đó hình thành nên khuynh hướng văn chương
mới hướng tới “những vấn đề đạo đức, nhân cách của con người trong xã hội
hiện đại” [16, tr.99]. Giới phê bình gọi đó là những tác phẩm “áp sát đời sống”,
nhìn sâu vào “con người trong con người” (chữ dùng của Bakhtin). Sở dĩ
khuynh hướng văn xuôi này có điều kiện phát triển vì nó đáp ứng nhu cầu tự
nhận thức của cá nhân, tạo nên cái gọi là văn xuôi tâm lí - xã hội. Trong các tác
phẩm văn xuôi thuộc khuynh hướng này, nhà văn tái hiện bao nhiêu những câu
chuyện éo le, thăng trầm, bao nhiêu cảnh đời và số phận khác nhau. Trong tiểu
thuyết đương đại, tác phẩm đậm dấu ấn của chủ thể sáng tạo, dường như bớt đi
sự miêu tả khách quan đời sống mà gia tăng trên từng trang viết những suy
nghĩ, xúc cảm và trải nghiệm của nhà văn. Nhà văn vừa khám phá con người
như một đối tượng phản ánh, vừa tự khám phá mình để tạo ra một cách cảm,
cách nhìn, cách viết riêng hay nói cách khác là giọng điệu riêng.
Sự thay đổi của nhân tính con người đã tạo tiền đề cho sự trở lại của
tiếng cười châm biếm, mỉa mai, tiếng cười trào lộng và cảm hứng giễu nhại
trong văn học. Trong suốt những năm tháng chiến tranh do những hoàn cảnh,
điều kiện khách quan mà văn học gần như vắng bóng tiếng cười. Có thể nói,
tiếng cười chỉ tồn tại trong quan hệ dân chủ, bình đẳng giữa nhà văn và nhân
vật, nhà văn và bạn đọc. Tiếng cười góp phần nhìn nhận thế giới và con người



6
theo một chiều hướng tích cực và nhân bản, đưa văn học trở về với bản chất
đích thực của nó.
1.2. Trong số những nhà văn thuộc thế hệ sau 1975, Hồ Anh Thái được
xem là cây bút có dấu ấn riêng. Ngay từ khi mới xuất hiện trên văn đàn bằng
một loạt các tác phẩm như Người đàn bà trên đảo, Trong sương hồng hiện ra,
Tiếng thở dài qua rừng kim tước, Tự sự 265 ngày, Mười lẻ một đêm, Cõi
người rung chuông tận thế... Hồ Anh Thái đã tạo được một tiếng vang lớn,
giành được nhiều sự quan tâm của bạn đọc. Đây cũng là một trong số những
nhà văn luôn tìm tòi và đổi mới phương thức thể hiện. Anh luôn biết cách làm
mới sáng tác của mình, mỗi tác phẩm ra đời lại có một màu sắc riêng không
trùng lặp.
Hồ Anh Thái thu hút người đọc không phải bằng những chấn động dư
luận trong đời sống văn học mà chính bằng sự thể nghiệm độc đáo các thủ
pháp nghệ thuật mới và giọng văn hài hước, hóm hỉnh mà sâu cay. Bạn đọc
tìm đến tác phẩm của Hồ Anh Thái như tìm đến một điều gì đó mới mẻ cần
thiết cho cuộc sống trùng lặp một cách tẻ nhạt này. Sự kết hợp giữa cái
phương Tây mới lạ và nét phương Đông thuần hậu đã ươm mầm cho cách
cảm, cách nghĩ, cách chiêm nghiệm về “cõi người”, “cõi đời” với tất cả sự vô
lí trong những trang viết sắc sảo của anh. Đứng trước những vòng xoáy ghê
gớm của đồng tiền, của những bi hài thời kinh tế thị trường, bằng trực cảm và
trí tuệ, nhà văn đã nhận ra không ít hiện tượng con người không còn là chính
mình. Điểm qua gia tài văn học của Hồ Anh Thái, có thể thấy anh là một
trong không nhiều cây bút tạo được thành công trong cuộc chạy tiếp sức qua
hai thế kỉ. Với lương tâm nghề nghiệp, trách nhiệm công dân và sự nhạy bén,
mới mẻ trong lối viết, tác giả đã mang vào tác phẩm của mình những cái nhìn
toàn diện cùng những đánh giá sâu sắc về những vấn đề nổi cộm trong xã hội
cũng như những vỉa sâu tâm hồn đang dậy sóng của con người. Đặc điểm dễ



7
nhận thấy nhất khi đọc tác phẩm của Hồ Anh Thái đó là tiếng cười. Tiếng
cười xuất hiện với tần suất cao và nhiều cung bậc. Đó là tiếng cười giễu cợt
hiện đại, dân gian tiếu lâm, hài hước nhưng không kém phần sâu sắc, chua
cay. Ẩn trong đó là những ưu tư, phiền muộn và tiếc nuối, xót xa, cười cho
một thời kì mà các giá trị tốt đẹp đang dần mai một. Trong văn học Việt Nam
nói chung và văn học đương đại nói riêng, không phải ít tiếng cười. Nhưng
cái cười cợt, châm biếm, giễu nhại trong các tác phẩm của Hồ Anh Thái mang
một đặc trưng riêng mà không tác giả nào có được. Nó làm nên phong cách
riêng, giọng điệu riêng và tiếng cười riêng mang tên Hồ Anh Thái.
Bằng sức viết mạnh mẽ, bền bỉ và sự đổi mới không ngừng, tháng 9 năm
2011, Hồ Anh Thái trình làng cuốn tiểu thuyết mới có tên rất lạ: SBC là săn
bắt chuột. Cái tên nghe qua tưởng như một chuyện bông phèng nhưng lại có ý
nghĩa vô cùng sâu sắc. Người đọc sẽ lại bắt gặp một giọng văn đậm chất giễu
nhại, hài hước nhưng cũng rất sâu cay.
1.3. Với một giáo viên dạy phổ thông, việc tìm hiểu, nghiên cứu sâu về
các phạm trù mĩ học như cái hài, trào lộng, giễu nhại... có ý nghĩa vô cùng to
lớn. Điều này góp phần đáng kể cho việc hướng dẫn học sinh hình thành thế
giới quan thẩm mĩ trong văn học, hình thành cách tiếp cận tác phẩm sâu sắc
và trọn vẹn hơn. Tìm hiểu đề tài về tiểu thuyết SBC lăn bắt chuột cũng góp
phần giúp học sinh tiếp cận với các tác giả và tác phẩm văn học đương đại, bổ
sung những hạn chế thường thấy của môi trường giáo dục phổ thông.
Vì những lí do trên, người viết muốn nghiên cứu sâu hơn về yếu tố giễu
nhại trong tác phẩm SBC là săn bắt chuột của Hồ Anh Thái. Hy vọng, qua đó
hiểu rõ hơn về các phạm trù mĩ học và phong cách của Hồ Anh Thái cũng như
những đóng góp của anh trong nền văn học đương đại nói riêng và văn học
Việt Nam nói chung.


8

2. Lịch sử vấn đề
Từ cổ xưa, Aristot đã từng nói: người là sinh vật duy nhất biết cười.
Đúng vậy, nụ cười là vô giá, là điểm khác biệt mà tạo hoá đã ban tặng cho
loài người. Văn học là hình thức phản ánh cuộc sống của con người. Nhưng
suốt một chăng đường dài, do nhiều yếu tố chi phối mà văn học của chúng ta
dường như đã đã vắng bóng tiếng cười. Từ sau năm 1975, khi đất nước thống
nhất, tạo điều kiện cho sự phát triển mọi mặt của đời sống xã hội, đã kéo theo
cả sự trở lại của tiếng cười trong văn học. Tuy nhiên, lần trở lại này, tiếng
cười trở nên đa dạng và phong phú hơn rất nhiều. Nó được biểu hiện ở nhiều
dạng thức khác nhau như trào lộng, trào tiếu, châm biếm... và đặc biệt là giễu
nhại. Cũng từ đây, nhiều công trình nghiên cứu văn học Việt Nam sau 1975
đã đề cập đến cái hài với cảm quan trào lộng, trào tiếu, giễu nhại để giải
thiêng những giá trị cũ đã từng ăn sâu, bám rễ trong đời sống văn học và tiềm
thức dân tộc.
Trong số những nhà nghiên cứu chuyên sâu vấn đề này, PGS.TS Nguyễn
Thị Bình là người đầu tiên đã có công trình nghiên cứu quy mô về những đổi
mới của văn học Việt Nam sau 1975 và phát hiện cảm hứng giễu nhại chính là
một trong những đặc điểm nổi bật của văn học. Trong công trình Những đổi
mới của văn xuôi nghệ thuật Việt Nam sau 1975, tác giả nhận xét rằng, ở các
nhà văn trẻ nổi bật lên là giọng giễu nhại. Nhà nghiên cứu, phê bình Lã
Nguyên trong bài viết Nhìn lại những bước đi, lắng nghe những tiếng nói
cũng nhận xét về đặc điểm nổi bật của văn học sau 1975: “giọng lu loa, sừng
sộ, tiếng gầm gào cuộn réo trong văn học thời đổi mới không thể cất lên
thành tiếng hát. Cái vô lí, cái phi lí, chất văn xuôi và vẻ đẹp của đời sống
phồn tạp chỉ có thể hoá thân vào tiếng cười trào tiếu, giễu nhại để văn học
thế sự biến thành tiếng nói nghệ thuật (...) Hình như giễu nhại đã trở thành
kiểu quan hệ đời sống mang phong cách thời đại” [34, tr.66]. Theo ông, đã có


9

thời kì mà văn xuôi Việt Nam dường như nói rất bé, rất khẽ những điều muốn
nói. Tiếng nói ấy không thể sánh được với thơ qua những tiếng reo ca, tiếng
nói tự hào. Nhưng “sau 1975, văn học thế sự chuyển tiếng nói thành tiếng
cười trào tiếu, giễu nhại. Tiếng cười trào tiếu, giễu nhại mở đường cho văn
xuôi phát triển tạo môi trường để văn xuôi nói to hơn thơ” [34, tr.69]. Khẳng
định rõ hơn cho quan điểm của mình, tác giả cũng đưa ra nhận định về cách
viết của một số tác giả văn học đương đại. Bên cạnh những ý kiến, nhận xét
của các nhà nghiên cứu, phê bình, trong các luận văn, luận án của nghiên cứu
sinh, học viên tại các trường đại học cũng ghi nhận sự xuất hiện của cảm
hứng giễu nhại trong sáng tác văn xuôi đương đại.
Qua những thống kê tuy chưa thật đầy đủ nhưng có thể thấy rằng, việc
tìm hiểu về cảm hứng giễu nhại trong sự phát triển của nền văn học đương đại
đã có sức hút lớn đối với giới phê bình, nghiên cứu văn học. Từ đó cũng có
thể khẳng định, cảm hứng giễu nhại đã trở thành một xu thế trong văn học
Việt Nam hiện đại.
Trong dòng chảy của văn xuôi đương đại, Hồ Anh Thái là một nhà văn
tài năng, không ngừng sáng tạo, thường xuyên trình làng những tác phẩm mới
có giá trị. Tuy nhiên những sáng tác của anh chủ yếu mới được bạn đọc tiếp
nhận dưới góc độ thưởng thức, giải trí, độc giả phổ thông dường như chưa
biết nhiều về Hồ Anh Thái và tác phẩm của anh. Cho đến nay, anh đã cho ra
đời gần ba mươi truyện ngắn và tiểu thuyết. Tác phẩm nào cũng gây được sự
chú ý của bạn đọc không chỉ trong nước mà cả quốc tế qua việc sách của anh
đã được dịch ra nhiều thứ tiếng khác nhau trên thế giới. Các tác phẩm của Hồ
Anh Thái cũng thu hút được sự chú ý của đông đảo nhà báo, nhà văn, nhà phê
bình. Hàng loạt các bài viết ra đời bàn về những vấn đề trong tiểu thuyết của
anh như đặc điểm cốt truyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật, cách thức trần
thuật... Đặc biệt thời gian gần đây, giới phê bình, nghiên cứu quan tâm nhiều


10

đến giọng điệu trong sáng tác của Hồ Anh Thái, đó là chất giọng hài hước,
giễu nhại chua cay mà sâu sắc.
Có thể khẳng định, chất giễu nhại đã xuất hiện trong các tác phẩm của
Hồ Anh Thái, nhưng phải đến giai đoạn sáng tác sau nó mới thực sự nở rộ tạo
nên một giọng điệu giễu nhại không lẫn với bất cứ tác giả nào. Bởi vậy mà
giới phê bình cũng mới quan tâm nhiều đến nó trong vài năm gần đây. Đáng
tiếc, sự quan tâm đó chỉ trên mức độ vài trang tiểu luận, chuyên luận đánh giá
một cách khái quát, chung chung, chưa đi sâu vào nghiên cứu, đánh giá trên
một đơn vị sáng tác cụ thể nào. Những nghiên cứu về sáng tác của Hồ Anh
Thái có nhiều nhưng hầu hết là về những vấn đề khác. Trong mảng nghiên
cứu, phê bình về những tác phẩm đời tư thế sự của Hồ Anh Thái đáng kể đến
là những bài viết của các tác giả Nguyễn Thị Minh Thái, Nguyễn Anh Vũ,
Ngô Thị Kim Cúc, Vân Long, Hoài Nam, Phạm Chí Dũng... và luận văn của
các tác giả Nguyễn Thị Vân Nga (2004): Về tiểu thuyết Cõi người rung
chuông tận thế của Hồ Anh Thái; tác giả Võ Anh Minh (2005): Văn xuôi Hồ
Anh Thái nhìn từ quan điểm nghệ thuật vì con người...
Tác giả Ngô Thị Kim Cúc trong bài viết Có ai chẳng muốn đùa đã nhận
xét: “Thật thú vị khi được dẫn đường bởi một người hiểu chuyện, hóm hỉnh và
biết đùa như thế. Ở đâu, với ai, trong chuyện gì Hồ Anh Thái cũng tìm ra được
bao nhiêu là cái hài hước, đáng cười, mà lại cười một cách rất đúng mực, chỉn
chu, rất an toàn. Tưởng có thể cười mãi với Hồ Anh Thái đến lúc buông sách
ra” [51, tr.231]. Bàn về tiểu thuyết Mười lẻ một đêm, tác giả Hoài Nam nhận
định: “Bằng tiếng cười, tác giả Mười lẻ một đêm đã phanh phui cái nhẽ ra
không có quyền tồn tại song lại nghiễm nhiên đang tồn tại trong cuộc sống, và
mặt khác, nhà văn cũng buộc người đọc phải nhận thức một sự thật: cuộc sống
này, ở đây, bây giờ đều đang ngổn ngang, và chắc hẳn để có một trật tự tương
đối sẽ phải mất không ít thời gian và nỗ lực cho nó” [54, tr.378].


11

Sự ra đời của ba tác phẩm: Tự sự 265 ngày, Bốn lối và nhà cười, Mười lẻ
một đêm đánh dấu một phong cách mới, một lối viết mới của Hồ Anh Thái.
Trong đó, tiếng cười trào lộng, giễu nhại đã xuất hiện nhiều với ý đồ nghệ
thuật rõ nét của tác giả. Tác giả Vân Long trong Một giọng văn khác đã nhận
thấy ở tập truyện ngắn Tự sự 265 ngày: “Nhà văn hình thành một giọng văn
hoàn toàn khác thời kì đầu: trào lộng, châm biếm hóm hỉnh và sắc sảo những
câu chuyện, những thói tật đáng cười trong xã hội. Đọc tập truyện này, người
đọc nhiều chỗ phải bật cười thành tiếng như đọc Số đỏ của Vũ Trọng Phụng,
truyện ngắn Nguyễn Công Hoan hay những chuyện châm biếm của Azit Nexin
(Thổ Nhĩ Kì)” [51, tr.245]. Cũng trong bài viết này, tác giả đã chỉ ra một vài
thủ pháp nghệ thuật đặc sắc tạo nên một vị trí riêng ở thể văn này và cho rằng
đó cũng là một cách nhà văn nhập sâu vào thực tại đời sống đang đan xen lẫn
lộn giữa cái mới đích thực và sự học đòi nhố nhăng, dùng tiếng cười thông
minh để phê phán chúng.
Trong bài Nói bằng lời của mình, tác giả Võ Anh Minh nhận xét, Hồ
Anh Thái là nhà văn tinh nhạy trong việc phát hiện những thói xấu đáng cười,
đáng chê của con người và vạch nó ra bằng cái nhìn hài hước. Nhưng cái cười
trong văn xuôi Hồ Anh Thái thật thâm sâu, đến mức cười xong thì thấy ưu tư,
xa xót, thậm chí giật mình chợt nghe khéo ta mới cười chính ta. Tác giả bài
viết còn phân tích rõ đối tượng của tiếng cười trong sáng tác của Hồ Anh
Thái. Nếu như ở tập truyện Tự sự 265 ngày, nhà văn chủ yếu hướng tiếng
cười vào giới trí thức, công chức, thì đến Bốn lối vào nhà cười, cái cười có
phạm vi rộng hơn, vươn tới bao trùm nhiều hạng người trong xã hội, nhiều
lĩnh vực khác nhau...Nó đã làm bật lên được ý thức tự trào của một người
Việt tự trào. Tự trào từ những chuyện vụn vặt. Nhưng khả năng phóng chiếu
của nó thì không “vặt” chút nào bởi nó chạm đến phần nhạy cảm (và có khi
rất phổ biến) trong tính cách con người ta. Mà nếu “tự tri tự ngộ” nó, thì tự


12

cười cũng là cách để thoát ra khỏi nó để tự tiến bộ vậy. Cũng như người ta
biết đời là bể khổ, thoát ra tứ đại khổ, nhìn xuống thì thấy nhân sinh có khi
chợt thấy một nhà cười. Nhận xét về tập truyện này, tác giả Xuân Hạo trong
bài viết Bước vào đó mà ...cười đã khẳng định thêm: “Trong Bốn lối vào nhà
cười, ở lối nào (Sinh – Lão _ Bệnh - Tử) cũng có tiếng cười, nó biến giọng
văn của Hồ Anh Thái thành cái giọng khác: giọng châm chọc, giọng hoạt kê,
đả kích, hơi giống cái giọng của Vũ Trọng Phụng ở đầu thế kỉ trước” [23].
Về điều này, tác giả của cuốn sách đã thừa nhận: “Trong cuốn sách này, tôi
chỉ muốn đưa ra trước người đọc một tấm gương lồi để cho họ soi vào và tự
hỏi: Đấy là ta hay không phải là ta? Tôi cũng không muốn làm cho ai phải
khóc. Chỉ vì cuộc đời nhiều khi buồn quá, thấy nhiều cái buồn thì phải tìm
cách mà cười vậy thôi” [50, tr.214]. Nhiều bài viết cũng đánh giá cao tiếng
cười của Hồ Anh Thái trong Mười lẻ một đêm. Tác giả Hoài Nam trong bài
Chất hài hước, nghịch dị trong Mười lẻ một đêm của Hồ Anh Thái đã viết :
“Chất hài hước, nghịch dị trong Mười lẻ một đêm có thể khiến ta phải bật
cười, bởi tính chất hài hước của nó(...) kể từ khi Số đỏ của nhà văn Vũ Trọng
Phụng ra đời đến nay, văn xuôi Việt Nam nói chung và tiêu thuyết Việt Nam
nói riêng đã đánh mất (một cách đáng tiếc) tiếng cười hài hước. Suốt một thời
gian dài, các nhà văn Việt Nam ít cười mà cũng ít muốn cho đọc giả phải bật
cười thông qua tác phẩm của mình” [54, tr.370]. Tác giả bài viết đã đặt tiểu
thuyết Mười lẻ một đêm của Hồ Anh Thái trong bối cảnh văn học đương thời
đang thiếu vắng tiếng cười sắc sảo. Có thể nói, với cuốn tiểu thuyết này, Hồ
Anh Thái đã dũng cảm nhảy thẳng vào những ngổn ngang của cuộc sống hôm
nay. Cũng nhận xét về tiểu thuyết Mười lẻ một đêm, tác giả Tuyền Lâm viết:“
Vẫn một sân khấu cuộc đời nhưng không phải cười xong... đỏ mặt mà cười
xong để xót, để suy tư. Đọc Hồ Anh Thái xong còn muốn ngứa tay để... viết
văn, mà khó” [54, tr.353] .


13

Ghi nhận tài năng của lớp nhà văn trẻ, nhà văn Ma Văn Kháng đã khẳng
định trong Cái mà văn chương còn thiếu là:“ Tôi thích giọng văn của Hồ Anh
Thái. Nó có cái thông minh, hóm hỉnh, vừa sâu sắc, vừa có tính truyền thống.
Hơn nữa cái này mới thật thích đây: chất trào phúng, giễu nhại chua cay mà
tâm thiện. Chất này văn chương ta thiếu quá” [49, tr.326-327]. Bằng nhận
định này, Ma Văn Kháng đã khẳng định vai trò của Hồ Anh Thái khi góp
phần đổi mới văn học theo khuynh hướng dân chủ hoá thông qua việc sáng
tạo tiếng cười giễu nhại, cái vốn có truyền thống trong văn học nhưng đã bị
đứt gãy, vắng bóng một thời gian dài bởi sự chi phối của điều kiện lịch sử,
chính trị, xã hội... Ông cũng nhận thấy những câu chuyện của Hồ Anh Thái đã
mở ra một góc nhìn nhân sinh, cho thấy tính đa tầng, những thực tại nhìn thấy
và không nhìn thấy, những ấn tượng đặc sắc thông qua chủ đề của nó ở chính
cuộc đời này, của hôm nay.
Trong bài Dấu ấn hiện đại trong truyện Hồ Anh Thái, tác giả Bùi
Thanh Truyền trong khi nhận xét về thi pháp truyện của Hồ Anh Thái cũng
khẳng định yếu tố trào lộng, giễu nhại, châm biếm cũng là một đặc điểm nổi
bật của văn học Việt Nam đương đại nói chung, tiểu thuyết Hồ Anh Thái nói
riêng. Tác giả viết: “Hình thức giễu nhại - một trong những đặc trưng nổi
bật của phong cách sáng tác hậu hiện đại - đang ngày càng phổ biến trong
đời sống văn học Việt Nam thời đổi mới. Lắng nghe kĩ, người đọc sẽ thấy,
mỗi truyện ngắn của Hồ Anh Thái đều ít nhiều vang lên âm giọng này. Bằng
cách ấy, nhà văn công khai bày tỏ thái độ của mình đối với sự rối ren, phi
lý, bất công trong cuộc sống. Phát hiện rất nhanh nhạy cái lố bịch trong
thực tại, tác giả đã khai thác đến cùng phương diện gây cười của chúng để
đưa vào tuyến vận động của cốt truyện. Châm biếm, mỉa mai, trào lộng, hài
hước là những nhân tố tạo nên sắc thái giễu nhại trong truyện ngắn của
ông... Giọng giễu nhại, bỡn cợt vì thế trở thành yếu tố thẩm mĩ nổi bật trong


14

truyện ngắn Hồ Anh Thái, thành phương diện mổ xẻ những ung nhọt, quái
trạng của xã hội...” [60].
Sau khi cuốn tiểu thuyết Cõi người rung chuông tận thế ra mắt bạn đọc,
tác giả Nguyễn Đăng Điệp trong bài viết Hồ Anh Thái người mê chơi cấu trúc
đã đưa ra nhận xét mang tính khái quát về những sáng tác ở giai đoạn sau của
Hồ Anh Thái: “Trong sáng tác của Hồ Anh Thái nhất là giai đoạn sau, ta bắt
gặp khá nhiều giọng giễu nhại. Sự xuất hiện của loại giọng này hiếm khi xuất
hiện trong tư duy sử thi. Cái nụ cười chua chát về cõi nhân sinh, khả năng lật
tẩy những trớ trêu, nghịch cảnh trong đời chỉ có thể có được khi nhà văn
không nhìn đời bằng cảm hứng lãng mạn thuần tuý màu hồng mà nhìn nó như
những mảnh vỡ...” [49, tr.357]; Hồ Anh Thái đã “dám nhìn thẳng vào những
mảnh vỡ, những bi kịch nhân sinh, mổ sẻ nó bằng cái nhìn trung thực, táo
bạo...” [49, tr.357]. Chính vì hình dung cuộc sống như những mảnh vỡ, tác
giả sẽ nhận thấy sự xen cài của cái ác và cái thiện, cái cao cả và cái thấp hèn,
cái sang trọng đi liền với cái nhếch nhác, cái trong suốt xen lẫn cái phàm tục.
Đây là cái nhìn suồng sã của tư duy nghệ thuật hiện đại.
Như vậy, qua những ý kiến vừa dẫn có thể khẳng định: cho đến nay,
phạm trù giễu nhại đang ngày càng được sử dụng rộng rãi trong văn xuôi
đương đại và đã trở thành đề tài thu hút nhiều sự quan tâm của giới nghiên
cứu, phê bình văn học. Mặc dù vậy, người ta mới chỉ xem xét giễu nhại trên
bình diện nội dung tác phẩm mà chưa đặt nó trong mối liên hệ với các phạm
trù mĩ học như cái hài, cái châm biếm, ... Chúng tôi cũng nhận thấy: Giới phê
bình đều thống nhất cho rằng những sáng tác gần đây của Hồ Anh Thái đều
mang yếu tố giễu nhại hài hước sâu cay, nhà văn đang hướng đến bút pháp
trào phúng để phản ánh hiện thực. Tuy nhiên, những nhận định đó vẫn chỉ tồn
tại ở dạng phác thảo, chưa có bài viết, chuyên luận chuyên sâu về vấn đề này.
Đặc biệt, về tiểu thuyết SBC là săn bắt chuột, một tác phẩm mới đậm chất


15

giễu nhại hài hước, sâu cay thì càng chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu
về chất giễu nhại sâu sắc trong đó.
Chúng tôi kế thừa những thành tựu đã có, đặt vấn đề nghiên cứu Cảm
hứng giễu nhại trong SBC là săn bắt chuột của Hồ Anh Thái với mong muốn
góp phần nhìn nhận đầy đủ hơn về bút pháp giễu nhại thường được nhà văn
sử dụng trong những tác phẩm gần đây, đồng thời làm rõ hơn cảm hứng này
trên cơ sở phân tích tác phẩm khá mới - SBC là săn bắt chuột của anh.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Qua nghiên cứu đề tài, chúng tôi muốn chỉ ra những mối liên hệ mật
thiết giữa các phạm trù mĩ học được thể hiện qua một tác phẩm văn học cụ
thể. Đồng thời cũng góp tiếng nói khẳng định đặc điểm nổi bật trong sáng tác
của Hồ Anh Thái chính là cảm hứng giễu nhại. Cảm hứng ấy được thể hiện
trong cái nhìn đời sống và con người cũng như trong các phương diện nghệ
thuật được nhà văn sử dụng. Từ đó, luận văn khẳng định những đóng góp của
nhà văn trong việc khám phá và miêu tả đời sống con người cũng như những
đóng góp của anh cho sự đổi mới văn học Việt Nam đương đại.
3.2. Nhiệm vụ nghên cứu
Để đạt được mục đích như trên, luận văn hướng đến giải quyết những
nhiệm vụ chính sau đây:
Thứ nhất, tìm hiểu những vấn đề lý thuyết về giễu nhại và các phạm trù
mĩ học; giễu nhại với phạm trù tiể thuyết và giễu nhại gắn với hành trình sáng
tác của Hồ Anh Thái.
Thứ hai, đặt sáng tác của Hồ Anh Thái vào xu hướng nảy sinh và phát
triển cảm hứng giễu nhại trong văn học Việt Nam từ sau năm 1975. Từ đó tìm
hiểu sự thể hiện cụ thể cảm hứng giễu nhại trong SBC săn bắt chuột qua cái
nhìn hiện thực và con người của tác giả và các phương thức nghệ thuật đặc
trưng để thể hiện cảm hứng ấy.



16
4. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu
4.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là cảm hứng giễu nhại trong mối liên hệ
với các khái niệm liên quan (cái hài, cái châm biếm, cái trào lộng...). Từ đó đi
sâu vào tác phẩm cụ thể để thấy được những biểu hiện và giá trị của giễu nhại
trong SBC là săn bắt chuột của Hồ Anh Thái. Qua việc đi sâu khảo sát, phân
tích, tìm hiểu những biểu hiện đa dạng và hiệu quả thẩm mĩ của yếu tố giễu
nhại để thấy được giễu nhại đã trở thành thủ pháp nghệ thuật của tiểu thuyết
Việt Nam đương đại nói chung và tiểu thuyết của Hồ Anh Thái nói riêng,
đồng thời cũng khẳng định vai trò của yếu tố này tới sáng tác của các nhà văn
đương đại.
Trong khuôn khổ luận văn, chúng tôi chỉ chủ yếu khảo sát trong SBC là
săn bắt chuột và mở rộng ra một vài tiểu thuyết khác của Hồ Anh Thái như:
Cõi người rung chuông tận thế; Mười lẻ một đêm... Ngoài ra, luận văn cũng
có sự liên hệ với các tác phẩm văn học đương đại khác như : Thiên thần sám
hối của Tạ Duy Anh, Thiên sứ của Phạm Thị Hoài...
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình triển khai đề tài, chúng tôi chủ yếu sử dụng các phương
pháp sau: - Phương pháp so sánh:
So sánh loại hình : Đặt giễu nhại và phạm trù cái hài, cái trào lộng...
trong tương quan với các phạm trù đối lập như cái bi để thấy rằng nó vẫn
thuộc phạm trù cái đẹp thì cũng gây xúc động cho người đọc nhưng ở một
khía cạnh cảm xúc khác : sự hài hước, giễu nhại.
So sánh lịch sử : So sánh các thời điểm sáng tác khác nhau của Hồ Anh
Thái để thấy được sự nhất quán và sáng tạo không ngừng của anh qua từng
tác phẩm được thể hiện.
- Phương pháp thống kê.
Chúng tôi sử dụng phương pháp thống kê để khảo sát về cách giễu nhại
và về tần suất của các yếu tố nhại được tác giả sử dụng trong tác phẩm.



17
- Phương pháp phân tích:
Chúng tôi sử dụng các thao tác phân tích tác phẩm theo đặc trưng thể
loại, phân tích nhân vật… để làm sáng tỏ các thủ pháp nghệ thuật giễu nhại
trong tác phẩm của Hồ Anh Thái.
- Phương pháp tổng hợp.
Trên cơ sở phân tích, so sánh, đối chiếu, chúng tôi sử dụng phương pháp
tổng hợp để nhằm đưa ra những kết luận, đánh giá khái quát về nghệ thuật
giễu nhại trong sang tác của Hồ Anh Thái.
5. Đóng góp của đề tài
Đi sâu nghiên cứu về giễu nhại trong SBC là săn bắt chuột của Hồ Anh
Thái, luận văn muốn góp phần làm sáng tỏ hai vấn đề:
Thứ nhất, làm rõ hơn về khái niệm giễu nhại trong quan hệ với các phạm
trù liên quan, từ đó có cái nhìn toàn diện hơn về các phạm trù mĩ học. Và
thêm một lần nữa góp tiếng nói khẳng định yếu tố giễu nhại đang hồi sinh
mạnh mẽ và trở thành thủ pháp nghệ thuật không thể thiếu trong văn học hiện
đại. Đây chính là phương diện thể hiện hiệu ứng thẩm mĩ của văn học, mang ý
nghĩa nhận thức và nhân văn sâu sắc, đem đến cho người đọc một cái nhìn
mới về tiểu thuyết Việt Nam đương đại.
Thứ hai, SBC là săn bắt chuột là một tác phẩm mới của Hồ Anh Thái. Đi
sâu tìm hiểu đề tài sẽ chỉ ra được cấu trúc và giá trị của giễu nhại trong tác
phẩm. Từ đó giúp người đọc đến gần hơn với tác phẩm và hiểu được tầng sâu
trong cấu trúc hình tượng cũng như thế giới nghệ thuật mà tác giả đã sáng tạo.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phần thư mục tham khảo, nội dung
chính của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Giễu nhại trong mối liên hệ với các phạm trù liên quan.
Chương 2: Cái nhìn giễu nhại trong SBC là săn bắt chuột.

Chương 3: Nghệ thuật giễu nhại trong SBC là săn bắt chuột.


18
NỘI DUNG
Chương 1
GIỄU NHẠI TRONG MỐI LIÊN HỆ
VỚI CÁC PHẠM TRÙ LIÊN QUAN
1.1. Giới thuyết chung về giễu nhại và các phạm trù mĩ học
1.1.1. Khái niệm giễu nhại
Theo Từ điển tiếng Việt, nhại được dùng với nghĩa là động từ giống như
nhái, tức là bắt chước ai đó, bắt chước một cái gì đó. Ở Từ điển thuật ngữ văn
học thì nhại là “một thể văn châm biếm dùng sự bắt chước để chế giễu một
tác phẩm hoặc cả một trào lưu nghệ thuật. Phương tiện chủ yếu cử nhại là bắt
chước phong cách. Hai kiểu nhại chủ yếu (đôi khi tách thành những thể tài
riêng) là: kiểu khôi hài trong đó đối tượng thấp đôi khi được trình bày bằng
một phong cách cao; và kiểu chế nhạo trong đó đối tượng cao được trình bày
bằng phong cách thấp. Sự chế nhạo có thể nhằm vào phong cách, có thể nhằm
vào đề tài, có thể nhằm vào những thủ pháp thi ca đã trở thành khuôn sáo, lỗi
thời hoặc những hiện tượng đời sống vốn dung tục không xứng với thi ca. Có
thể có lối nhại một thi pháp, một tác giả, một thế giới quan...” [19, tr.155].
Nhại (parody) có nguồn gốc từ tiếng Hy lạp paroidia, có nghĩa là “một
bài hát được hát cùng lúc với bài hát khác”. Trong văn học, từ xuất phát điểm
của khái niệm, nhại là hình thức phê bình châm biếm hoặc là hình thức chế
giễu khôi hài bằng cách bắt chước phong cách (style) và bút pháp (manner)
của một nhà văn hoặc nhóm nhà văn đặc biệt để nhấn mạnh đến sự non yếu
của nhà văn ấy hoặc những quy ước bị lạm dụng của trường phái ấy. Xét theo
quan niệm về kiểu nhại giữa tác phẩm này với tác phẩm khác như trên, tức là
bao gồm hầu hết các yếu tố làm nên chỉnh thể tác phẩm như hình tượng nhân
vật, hệ thống chi tiết, ngôn từ nghệ thuật, nghệ thuật trần thuật... “nhại khác



19
với vai trò hài hước (burlesque) ở độ sâu từ sự xâm nhập kỹ thuật của nó vào
đối tượng nhại và bởi độ sâu từ sự bôi bác được dùng để xử lý những vấn đề
được đề cao trong bút pháp tầm thường, nhại thực sự bóc trần một cách tàn
nhẫn những mánh lới của bút pháp lẫn tư tưởng của những nạn nhân của nó,
nhưng lại không thể thực hiện nếu không có sự đánh gái thấu đáo tác phẩm
mà nó chế giễu”
Xét ở phạm vi rộng hơn, trong văn học còn có những kiểu nhại khác như
nhại chính các đối tượng phản ánh của văn học. Kiểu nhại này đa dạng cả về đối
tượng nhại và cấp độ nhại. Các vấn đề về thể chế chính trị, văn hóa khoa học,
văn chương nghệ thuật, đạo đức lối sống, thói hư tật xấu của con người ở mọi
tầng lớp, địa vị xã hội... Mức độ của nhại có thể đi từ khái quát đến chi tiết tuỳ
theo mục đích của chủ thể sử dụng nhại trong tác phẩm của mình. Đặc điểm dễ
nhận thấy nhất ở nhại là sự mô phỏng, hùa theo, bắt chước đối tượng nhại hoặc
một đặc điểm nào đó của đối tượng nhại để làm bật lên cái đáng cười, đáng phê
phán, chế giễu. Nhại gắn với bắt chước, mô phỏng âm thanh của đối tượng nhại
(một bài hát, điệu hát) nhưng nhại còn gắn với bắt chước, mô phỏng cả dáng
hình, cử chỉ, điệu bộ, phong cách của đối tượng là con người.
Bên cạnh nhại là giễu. Thuật ngữ giễu chủ yếu được các nhà lý luận, phê
bình văn học của Việt Nam sử dụng trong các công trình nghiên cứu gần đây.
Khái niệm này được sử dụng song hành với nhại một cách khá phổ biến trong
nghiên cứu các tác phẩm văn học chứa đựng yếu tố hài hước, trào lộng, châm
biếm… Tuy nhiên nội hàm khái niệm này lại chưa được nghiên cứu một cách
thấu đáo kể cả những công trình mang tính chất công cụ như Từ điển thuật
ngữ văn học. Trong Từ điển tiếng Việt, từ này được giải thích như sau : “Giễu
là nêu ra để đùa bỡn, chế nhạo hoặc đả kích”, “giễu cợt là nêu thành trò cười
nhằm chế nhạo, đả kích”.



20
Trong nghiên cứu văn học Việt Nam, giễu thường đi liền với nhại để trở
thành một thuật ngữ kép là giễu nhại và được sử dụng khá phổ biến trong
nghiên cứu, phê bình văn học sau 1975. Qua tìm hiểu thuật ngữ giễu nhại cả
trên lý luận và thực tiễn, chúng tôi nhận thấy giễu nhại vừa là sự nhắc lại, mô
phỏng, bắt chước một lời nói, một cử chỉ hay một phong cách, giọng điệu của
đối tượng nhại (bao gồm cả đối tượng phản ánh của văn học, tác giả văn học
và bản thân văn học) nhằm làm bật lên cái đáng cười, cái tầm thường, xấu xa,
kệch cỡm đáng phê phán của chúng. Trong giễu nhại luôn có sự bắt chước,
mô phỏng các đặc điểm của đối tượng giễu nhại nhằm tạo ra sự đối lập giữa
bản chất và hiện tượng, nội dung và hình thức, bên trong và bên ngoài…
hướng người đọc đến nhận thức cái khiếm khuyết, cái lỗi thời, lạc hậu, phản
tiến bộ của đời sống xã hội và trong bản thân con người để cùng nhau nhận
thức lại, hoàn thiện bản thân và thúc đẩy tiến bộ xã hội. Giễu nhại có quan hệ
mật thiết với một số phạm trù và khái niệm như : cái hài, châm biếm, trào
phóng…
1.1.2. Cái hài
Theo Từ điển 150 thuật ngữ văn học, cái hài là một trong những phạm
trù mĩ học căn bản xác định giá trị thẩm mĩ thông qua việc phát hiện tính mâu
thuẫn có ý nghĩa xã hội của thực tại và thông qua thái độ phê phán đối với
tính mâu thuẫn ấy, xuất phát từ lý tưởng thẩm mỹ. Trong lịch sử tư tưởng mỹ
học, cái hài được nhận định như là kết quả sự tương phản, sự “ bất đồng”, sự
“ mâu thuẫn” giữa xấu và đẹp (Theo Aristot), giữa cái quan trọng giả và cái
quan trọng thật (Theo Kant), giữa cái nhỏ nhặt, trống rỗng bên trong và bề
ngoài mang tham vọng có nội dung, có ý nghĩa (Theo Jean Paul), giữa tính
tiền định vô biên và tính võ đoán vô biên (theo Schelling), giữa hình hài và ý
tưởng (theo Vischer)…



21
Theo Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa thì : Cái hài là một phạm trù
mĩ học, phản ánh một hiện tượng phổ biến của thực tế đời sống vốn có khả
năng tạo ra tiếng cười ở nhiều cung bậc và sắc thái khác nhau. Đó là sự mâu
thuẫn, sự không tương xứng mà người ta có thể cảm nhận được về phương
diện xã hội - thẩm mỹ như hình thức với nội dung, mục đích và phương diện,
bản chất và hiện tượng… Trong đó, hoặc là chính bản thân mâu thuẫn hoặc là
những mặt của nó đối lập với lý tưởng thẩm mĩ cao đẹp. Cái hài bao hàm một
ý nghĩa xã hội gắn liền với sự khẳng định lý tưởng thẩm mĩ cao cả. Nó là sự
phê phán mang tính cảm xúc sáng tạo tích cực và có sức công phá mãnh liệt
đối với những cái xấu xa, lỗi thời. Sức mạnh phê phán của nó vừa có tính phủ
định lại vừa mang ý nghĩa khẳng định. Nó phủ định cái lỗi thời, xấu xa nhân
danh cái đẹp (một chiều). Ba yếu tố tạo nên cái hài là bản chất mang tính hài
của đối tượng mà cũng dễ nhận thấy; sự cường điệu những đường nét, kích
thước và những liên hệ của chúng trong việc mô tả đối tượng; sự sắc bén, ý
nhị, hóm hỉnh của người thể hiện làm tăng hiệu quả của tiếng cười. Có thể
thấy, cảm hứng giễu nhại nằm trong phạm trù cái hài, là một dạng biểu hiện
độc đáo bằng thủ pháp giễu cợt và mô phỏng (nhại) đối tượng để tạo nên cái
hài như một hiệu quả thẩm mĩ ở người đọc.
Cái hài là sự mâu thuẫn giữa các hiện tượng không hoàn thiện và kinh
nghiệm tích cực của nhân loại, là sự không tương dung mang ý nghĩa xã hội
giữa mục đích và phương tiện, giữa hình thức và nội dung, giữa hành động và
hoàn cảnh, giữa bản chất và các biểu hiện của nó, giữa tham vọng cá nhân và
các khả năng chủ quan của nó…Trong sự vận động và phát triển không
ngừng, cái hài là đặc tính vốn có của đời sống thực tại : mọi lúc, mọi nơi đều
đầy rẫy những cái có thể gây cười. Tuy nhiên, tiếng cười chỉ bộc lộ khi chủ
thể phát hiện ra đối tượng gây cười ấy.
Về nội dung, tiếng cười mang tính phổ quát và tính lưỡng trị… trong
tiếng cười nguyên hợp chứa đựng dưới dạng phôi thai nhiều thể loại của cái



22
hài. Ở mỉa mai, cái cười được che dấu dưới mặt nạ nghiêm trang, nghiêng về
thái độ phủ định (chế giễu) đối tượng. Ở hài hước, cái nghiêm túc được che
dấu dưới mặt nạ cười cợt, thường nghiêng về thái độ tích cực (đùa cợt). Tiếng
cười còn mang nhiều sắc thái, cung bậc phong phú, đa dạng : cười khinh bỉ,
cười thiện cảm, cười nghiêm khắc, cười chua chát… Có hàng loạt biện pháp
gắn với cái hài : tính cách hài, tình huống hài, chi tiết hài, cường điệu, nhấn
mạnh, nhại, biếm hoạ, biến dạng nghịch dị, tự tố cáo và tố cáo nhau (giữa các
nhân vật), các phương tiện ngôn ngữ (chơi chữ), ngụ ý, tương phản… Đối
tượng của cái hài là con người hoặc loài vật được nhân cách hoá.
1.1.3. Cái châm biếm
Đây là một dạng thức của cái hài, một phương thức miêu tả thực tai,
trong đó đối tượng miêu tả - đồng thời là đối tượng phê phán - được thể hiện
như một cái gì lệch lạc. vô lý, không đáng có, cần phải thanh toán bằng tiếng
cười. Để mô hình hoá đối tượng của mình, châm biếm xây dựng hình tượng
mang tính ước lệ cao: nó” bóp méo có chủ đích” những đường viễn thực của
hiện tượng bằng các biện pháp: cường điệu, ngoa dụ, phóng đại, nghịch dị…
Các tác giả châm biếm cũng sử dụng những dạng thức khác nhau của cái hài
như hài hước, mỉa mai nhưng tiêu biểu cho châm biếm là màu sắc tiêu cực
được tô đậm của khách thể thẩm mỹ.
Châm biếm là một phương tiện đấu tranh xã hội: các nhân tố xã hội, dân
tộc, lịch sử ảnh hưởng mạnh đến tính chất của châm biếm. Người sáng tạo ra
tiếng cười phủ định càng mang lý tưởng phổ quát, toàn dân, thì châm biếm
càng khoẻ khoắn, năng lực phục sinh càng mạnh. Nhiệm vụ thẩm mỹ tối cao
của châm biếm là kích thích và làm sống dậy cái trí nhớ về những giá trị cao
(Chân - Thiện - Mỹ), sỉ nhục sự ngu dốt, thấp hèn.
Các đặc điểm của châm biếm mang bản sắc độc đáo về lịch sử và dân
tộc, chúng bị biến đổi qua các thời đại, tuỳ thuộc vào bản thân thực tại với tư



23
cách là khách thể của châm biếm, và vào lập trường xuất phát của sự phân
tích châm biếm.
1.1.4. Hài hước
Còn gọi là U - mua, một dạng của cái hài, một thái độ cảm xúc về tính
mâu thuẫn của đối tượng, trong sự đánh giá thẩm mỹ có sự kết hợp tính
nghiêm túc với cái đáng cười, tiếng cười ở đây nghiêng về tính tích cực. Tuỳ
theo giọng điệu cảm xúc và trình độ văn hoá, hài hước có thể mang các sắc
thái hiền hậu, tàn nhẫn, thân thiện, nhã nhặn, thô bạo, buồn bã, xúc động…
Nói chung hài hước có bản chất mềm mại, có khả năng chấp nhận mọi hình
thức và giọng điệu, thích ứng với tâm trạng của mọi thời đại. Trong sự đánh
giá của nó, hài hước nhằm vào tính tổng thể của đối tượng, không lệ thuộc
vào những khuôn khổ phiến diện của những ý niệm đã có về đối tượng ấy.
Hài hước giống mỉa mai về các thành tố, nhưng khác về “quy tắc” trò
chơi, về mục tiêu, hiệu quả. Ở mỉa mai, cái đáng cười bị giấu dưới mặt nạ
nghiêm trang, ưu thế thuộc về thái độ tiêu cực đối với đối tượng; ở hài hước,
cái nghiêm trang bị giấu dưới mặt nạ của cái đáng cười, ưu thế nghiêng về
thái độ tích cực. Ở mỉa mai, tính phức tạp chỉ là hình thức, tính nghiêm trang
là giả, bản chất của mỉa mai là thuần tuý diễn trò. Ở hài hước, tính phức tạp
có nội dung thực, tính nghiêm túc là thực, bản chất của nó có tính triết lý hơn.
Mỉa mai đôi khi gần với tiếng cười châm chọc, xúc phạm, lăng mạ, gây tổn
thương. Hài hước rốt cuộc thường bênh che đối tượng, tiếng cười của nó nhất là kiểu hài hước thân ái - thường ngượng ngùng che giấu một sự khen
tặng có khi ngợi ca.
Hóm hỉnh là cái hài ở khu vực trí tuệ, dựa trên những trò chơi, những
chữ nghĩa, khái niệm, sự kiện, mà thực chất xa nhau chỉ gần nhau do liên
tưởng hoặc ngữ âm; hóm hỉnh là phán đoán chơi, đóng vai trò luận cứ ở đây
là hiệu quả gây cười do việc xáp lại một cách bất ngờ những khái niệm vốn tự



24
thân không đáng cười. Ở hài hước, ngược lại, đằng sau cái bề ngoài tự nó
đáng cười, người ta hiểu bằng trực giác cái bề trong của chính đối tượng ấy,
hai bình diện của nó, ví dụ cái cảm tính, hiển hiện và cái tinh thần, cái phải
nắm bắt bằng trí óc. Hóm hỉnh thường được khai triển từ tỉ dụ (so sánh), hài
hước (ẩn dụ).
Như vậy có thể thấy, giễu nhại là một hình thức nghệ thuật có mối quan
hệ chặt chẽ với các phạm trù mĩ học như cái hài, cái châm biếm, hài
hước…Trong yếu tố giễu nhại đã bao hàm cả cái hài, cái châm biếm, mỉa mai
bởi xét đến cùng thì giễu nhại cũng chính là một hình thức nghệ thuật để tạo
ra tiếng cười ở nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. Có giễu nhại để mua vui
(hài hước), có giễu nhại lại là để châm biếm…So với các khái niệm trên, sự
khác biệt chủ yếu của giễu nhại là ở độ sâu của sự xâm nhập vào đối tượng
giễu nhại, tức là sự giễu nhại có thể có ở tất cả các cấp độ trong chỉnh thể tác
phẩm, từ cảm hứng chủ đạo, nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật (kết
cấu, hình tượng nghệ thuật, hình tượng xây dựng nhân vật, giọng điệu, ngôn
ngữ). Khi đời sống văn học xuất hiện những tác phẩm mang tính chất giễu
nhại là khi ấy xã hội cần có một sự thay đổi theo hướng tiến bộ vì bản chất
của giễu nhại là mang tiếng cười tống tiễn cái xấu xa, độc ác… tiếp nhận cái
đẹp, cái thiện. Một điểm khác biệt nữa của giễu nhại so với các khái niệm gần
nó như đã nói ở trên là tính đa trị, đa diện mạo của tác phẩm do giễu nhại tạo
nên. Giễu nhại thường tạo ra “độ mờ hoá” cao cho sự kiện, hình tượng. Do
đó, để hiểu được giá trị của sự kiện, hình tượng giễu nhại và rộng hơn là ý
nghĩa tác phẩm là điều không hề đơn giản. Giễu nhại thường đòi hỏi ở cả
người đọc và người sáng tác một tầm trí tuệ cao, một nền tảng kiến thức văn
hoá đủ rộng và sâu sắc mới có cơ sở để suy luận, liên hệ, khái quát nên những
giá trị của nó. Từ đặc điểm này, văn học nhại tự nó đã phân hoá được độc
giả : điểm hấp dẫn của văn học nhại so với các dạng tác phẩm khác là nó đáp



25
ứng được cả hai dạng độc giả: bình dân và bác học. Với đối tượng độc giả
bình dân, tác phẩm nhại chủ yếu được tiếp nhận ở góc độ giải trí, gây cười;
còn đối với đối tượng độc giả bác học thì đằng sau tiếng cười ấy, người đọc
có thể khai thác sự kiện, hình tượng ở nhiều cấp độ nghĩa khác nhau.
Trên thực tế, văn học nhại còn gắn với giải thiêng, thay thế. Đây là một
nguyên tắc sống còn của người phương Tây và vì thế văn học nhại ở phương
Tây rất phát triển. Có thể nói, cùng với khoa học kĩ thuật, điều này góp phần
tạo ra động lực cho sự phát triển cao hơn của phương Tây so với phương Đông.
1.2. Cảm hứng giễu nhại trong văn học
1.2.1. Sự thể hiện của cảm hứng giễu nhại trong văn học Việt Nam
Có thể nói, cảm hứng giễu nhại là nguồn cảm hứng lớn trong lịch sử văn
học dân tộc. Nó được biểu hiện dưới dạng tiếng cười qua nhiều cung bậc khác
nhạu. Tiếng cười xuất hiện trong văn học Việt Nam từ dạng thức văn học dân
gian, văn học bất thành văn, phát triển dần theo sự phát triển chung của văn
học dân tộc, đến văn học viết nó vẫn đóng vai trò quan trọng trở thành một
nét đặc trưng của văn học Việt Nam. Qua mỗi thời kì, mỗi giai đoạn, cảm
hứng giễu nhại trong văn học lại có sự thay đổi, biến chuyển, mục đích và
phạm vi thể hiện khác nhau theo từng chặng đường lịch sử của văn học.
Cảm hứng giễu nhại là một phạm vi nghệ thuật rộng lớn với những cung
bậc cái hài khác nhau từ truyện cười, truyện tiếu lâm, truyện trạng… trong
văn học dân gian, đến các tiểu thuyết hoạt kê, từ các vở hài kịch đến các bài
thơ hài hước châm biếm… Yếu tố giễu nhại thường được gắn liền với một
loại hình văn học phát triển khá mạnh mẽ trong hầu hết các chặng đường của
văn học dân tộc (trừ giai đoạn 1945-1975): văn học trào phúng.
Chúng ta đều biết, văn học trào phúng là một bộ phận của văn học Việt
Nam. Ngoài văn học dân gian, ở thể lọai văn học viết, văn học trào phúng
cũng phát triển mạnh mẽ, đặc biệt vào khoảng thế kỉ XV- XVII với những tên
tuổi như Hồ Xuân Hương, Nguyễn Bỉnh Khiêm…



26
Đến nửa cuối thế kỉ XIX, văn học trào phúng Việt Nam đã phát triển
thành một dòng lớn mạnh bên cạnh các dòng văn học khác, với một đội ngũ
đông đảo và những hình tượng nghệ thuật điển hình. Sự phát triển của văn
học trào phúng chứng tỏ sự trưởng thành vượt bậc của văn học dân tộc trong
giai đoạn lịch sử mới, thúc đẩy nhanh quá trình hiện đại hoá nội sinh, tiến tới
hình thành nền văn học cận hiện đại. Tiến trình của một nền văn học cũng
giống như cuộc đời một khi đã trưởng thành, đã có đủ trí tuệ, đã biết đến đau
khổ và điều quan trọng hơn là đã tự nhận thức được những hạn chế của chính
bản thân mình. Đó cũng là lúc con người ấy không chỉ cười thiên hạ, mà còn
biết cười buồn về mình, biết tự trào. Nguyễn Khuyến chính là một trong
những tác giả tiêu biểu nhất của văn học trào phúng ở giai đoạn trưởng thành
này, ông cũng là một trong những đại diện cuối cùng và lớn nhất của nền văn
học Việt Nam trung đại ở vào giai đoạn chung cuộc.
Từ thế kỉ XX, bên cạnh thơ ca trào phúng còn xuất hiện văn xuôi trào
phúng, đặc biệt là truyện ngắn và tiểu thuyết, hai thể loại mới xuất hiện nhưng
ngay lập tức đạt được những thành tựu lớn với các tác giả tiêu biểu như :
Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao…Những năm cuối thế kỉ
XX, đầu XXI, văn học trào phúng có bước phát triển thăng trầm, chưa có
những tác phẩm đỉnh cao nhưng nó vẫn phát triển, góp phần làm phong phú
diện mạo văn học nước nhà.
Giai đoạn 1930 - 1945, một bộ phận không nhỏ văn học Việt Nam đã
được thể hiện bằng tiếng cười, thông qua tiếng cười để phản ánh xã hội.
Tiếng cười trào lộng, mỉa mai, hài hước trong các sáng tác của Nguyễn Công
Hoan, Vũ Trọng Phụng đã góp phần thể hiện hiện thực bằng một phương thức
mới, hiệu quả và tạo được nhiều phản ứng tích cực từ phía độc giả. Đối tượng
của tiếng cười trào phúng giai đoạn này là mặt trái của lối sống thực dân,
phong kiến, cái xã hội rối loạn ối a bông phèng, lối Âu hoá lố lăng, kệch cỡm
của một bộ phận tiểu tư sản thành thị, sự xuống cấp, suy đồi đạo đức của một



×