Tải bản đầy đủ (.pdf) (149 trang)

Hình tượng người phụ nữ trong thơ Nguyễn Duy, Đồng Đức Bố

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 149 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2

PHẠM THỊ HOÀNG LAN

HÌNH TƢỢNG NGƢỜI PHỤ NỮ TRONG THƠ
NGUYỄN DUY, ĐỒNG ĐỨC BỐN

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

HÀ NỘI, 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2

PHẠM THỊ HOÀNG LAN

HÌNH TƢỢNG NGƢỜI PHỤ NỮ TRONG THƠ
NGUYỄN DUY, ĐỒNG ĐỨC BỐN
Chuyên ngành: Lí luận văn học
Mã số: 60 22 01 20

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Văn Nam

HÀ NỘI, 2013


LỜI CẢM ƠN


Luận văn này đƣợc hoàn thành tại khoa sau đại học trƣờng Đại học Sƣ
phạm Hà Nội 2, dƣới sự hƣớng dẫn của TS.Nguyễn Văn Nam.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn TS. Nguyễn Văn Nam, ngƣời trực tiếp tận tình,
chu đáo hƣớng dẫn tác giả trong quá trình thực hiện luận văn này.
Đồng thời tác giả cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc những lời góp ý chỉ
bảo chân thành, quý báu của các thầy cô giáo giảng dạy chuyên ngành Lí luận văn
học, thuộc khoa Ngữ văn trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2 và sự cổ vũ, động viên
của gia đình, bạn bè để luận văn này đƣợc hoàn thành.
Hà Nội ngày 10 tháng 12 năm 2013
Tác giả

Phạm Thị Hoàng Lan


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác.
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội ngày 10 tháng 12 năm 2013

Tác giả

Phạm Thị Hoàng Lan


MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................ 1
2. Lịch sử vấn đề ........................................................................................... 4

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................ 8
4. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 8
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................ 8
6. Cấu trúc luận văn ....................................................................................... 9
7. Đóng góp của luận văn............................................................................... 9
8. Cấu trúc của luận văn ............................................................................. 10
PHẦN NỘI DUNG ......................................................................................... 11
Chƣơng 1: Hình tƣợng ngƣời phụ nữ trong thơ Việt Nam và hành trình
sáng tạo của Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn .................................................. 11
1.1. Hình tượng người phụ nữ trong thơ Việt Nam ......................................... 11
1.1.1. Thờì kỳ phong kiến ........................................................................ 11
1.1.2. Giai đoạn đầu thế kỷ XX ............................................................... 11
1.1.3. Thời kỳ kháng chiến 1945 – 1975 ................................................ 12
1.1.4. Văn học sau đổi mới ...................................................................... 13
1.2. Hành trình sáng tạo thơ Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn ............................. 14
1.2.1. Hành trình sáng tạo thơ Nguyễn Duy ............................................ 14
1.2.2. Hành trình sáng tạo thơ Đồng Đức Bốn ........................................ 26
Chƣơng 2: Hình tƣợng ngƣời phụ nữ trong thơ Nguyễn Duy, Đồng Đức
Bốn ................................................................................................................... 32
2.1. Hình tượng người bà, người mẹ ................................................................ 32
2.1.1. Hình tượng người bà ...................................................................... 33
2.1.2. Hình tượng người mẹ ..................................................................... 39


2.2. Hình tượng người vợ, người em ............................................................... 59
2.2.1. Hình tượng người em ..................................................................... 59
2.2.2. Hình tượng người yêu .................................................................... 67
2.2.3. Hình tượng người vợ .................................................................... 78
Chƣơng 3: Đôi nét về hình thức biểu hiện .................................................. 86
3.1. Thể thơ ..................................................................................................... 86

3.2. Không gian - thời gian nghệ thuật............................................................. 92
3.2.1. Thời gian nghệ thuật .................................................................... 93
3.2.2. Không gian nghệ thuật ................................................................. 99
3.3. Ngôn ngữ ................................................................................................. 105
3.3.1. Ngôn ngữ mang tính khẩu ngữ .................................................. 106
3.3.2. Ngôn ngữ giàu tính tạo hình ...................................................... 107
3.3.3. Ngôn ngữ giàu tính nhạc ............................................................ 109
3.4. Một số biện pháp tu từ .......................................................................... 112
PHẦN KẾT LUẬN ....................................................................................... 115
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 118


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
1.1. Vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam in đậm dấu ấn trong thơ ca,
nhạc họa, điêu khắc...và mãi bất tử với thời gian. Họ đã góp phần làm nên vẻ
đẹp của văn hóa dân tộc.
Phụ nữ Việt Nam từ xưa tới nay vốn mang vẻ đẹp thầm lặng, thoang
thoảng như hương quế giữa rừng xa:
“Em nhƣ cây quế giữa rừng
Ngát thơm ai biết, lẫy lừng ai hay”
Đó là vẻ đẹp chân quê, giản dị và đáng yêu, họ không phải lúc nào
cũng liễu yếu đào tơ, là cái bóng của người đàn ông mà luôn tiềm ẩn một sức
mạnh chẳng kém gì nam giới. Họ là một nửa của thế giới, một nửa cuộc sống
của nhân loại. Nhà văn M.Gorky (người Nga) đã từng nói: “Không có mặt
trời thì hoa không nở/ Không có mẹ hiền, anh hùng, thi sĩ còn đâu?”
Từ xưa phụ nữ Việt Nam đã có truyền thống chống giặc ngoại xâm:
“Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh”. Trong công cuộc dựng nước và giữ nước

đã có nhiều người phụ nữ nổi tiếng như: Bà Trưng, Bà Triệu, Ỷ Lan... đã từng
làm cho quân giặc nhiều phen bạt vía kinh hồn. Bà Trưng đã từng:
“Hồng quần nhẹ bƣớc chinh nguyên
Đuổi ngay Tô Định dẹp yên biên thùy”
Trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ đã xuất hiện nhiều gương
chiến đấu hi sinh anh dũng của các chị Võ Thị Sáu, Nguyễn Thị Minh Khai,
chi Út Tịch, mẹ Tơm, mẹ Suốt...
Trên lĩnh vưc văn học nghệ thuât, giáo dục, khoa học... nhiều phụ nữ là
nhà thơ, nhà văn, họa sĩ, kĩ sư, bác sĩ, tiến sĩ tài năng như: Diệu Nhân (người
Phú Thọ) - một thiền sư, nữ sĩ thời Lý, bà Huyện Thanh Quan - một nhà thơ


2

tài hoa thế kỷ XIX và các nhà thơ như: Hồ Xuân Hương, Đoàn Thị Điểm cho
tới Anh Thơ, Xuân Quỳnh, Lâm Thị Mỹ Dạ...
Trên bất kỳ lĩnh vực nào, ở giai đoạn lịch sử nào ta cũng đều bắt gặp
tên tuổi của những phụ nữ nổi tiếng, làm vẻ vang dân tộc.Cả thế giới đều tôn
vinh phụ nữ. Phụ nữ Việt Nam ở giai đoạn nào cũng luôn mang trong mình sự
hài hòa cả về vẻ đẹp bên ngoài lẫn phẩm chất bên trong, truyền thống và hiện
đại. Tất cả những điều đó đã đi vào thơ văn một cách nhẹ nhàng, tự nhiên, để
người phụ nữ đã, đang và sẽ mãi là nguồn cảm hứng vô tận cho các nghệ sĩ.
1.2. Nguyễn Duy là một nhà thơ tiêu biểu, một gương mặt thơ xuất sắc
trong nền thơ ca hiện đại Việt Nam. Xuất hiện trên thi đàn từ những năm 70
của thế kỷ hai mươi, trong chặng đường hơn 30 năm sáng tác, ông đã có
những đóng góp đáng kể cho nền thơ ca dân tộc: 12 tập thơ, 3 tập bút ký, 1
tiểu thuyết. Ông đã từng được nhận giải nhất tuần báo văn nghệ 1973, được
tặng giải thưởng A về thơ ca của Hội Nhà Văn Việt Nam năm 1985. Nhận
giải thưởng Nhà Nước về văn học nghệ thuật nam 2007.
Thơ Nguyễn Duy gắn bó máu thịt với đất nước, với cội nguồn, những

dòng thơ ông như chắt ra từ đời sống nhân dân. Trong chiến tranh, ông viết
những vần thơ bên chiến hào,những vần thơ sinh ra từ lửa đạn, mang theo hơi
thở của một trái tim người lính giàu nhiệt huyết. Sau 1975, khi miền Nam hoàn
toàn giải phóng, đất nước thống nhất, đặc biệt là thời kỳ đổi mới, thơ ca lắng
lại, thơ có nhiều ngã rẽ, một số người tìm đến những phong cách thơ hiện đại,
tượng trưng, siêu thực nhưng Nguyễn Duy vẫn con đường của mình, vẫn viết
về chiến tranh, quê hương, đất nước, con người: Ánh Trăng (1984), Mẹ và Em
(1987), Đƣờng xa, Tình tang, Vợ ơi (1985)... với nhiều tìm tòi, đổi mới.
Nguyễn Duy đã định hình được phong cách với một cá tính sáng tạo độc đáo.
1.3. Đồng Đức Bốn - một thi nhân sinh ra và lớn lên ở Hải Phòng,
mảnh đất của địa linh nhân kiệt - nó gắn với tên tuổi các nhà văn lớn của dân


3

tộc như Nguyễn Bỉnh Khiêm và trở lại gần đây là những tên tuổi như Nguyên
Hồng... Chính từ nôi văn hóa ấy đã đem lại những gì tinh túy nhất cho thơ
Đồng Đức Bốn. Sinh năm 1948 và vội vã ra đi vào ngày 14/2/2006, ở cái tuổi
mà hồn thơ vẫn dào dạt và đầy tham vọng. Song có lẽ những gì mà người nghệ
sĩ dân gian ấy để lại không hề bé nhỏ - một gia tài thơ “giàu hơn cả gió”.
Đến với thơ muộn nhưng thi phẩm mà Đồng Đức Bốn để lại không hề
ít. Từ năm 1992 đến 2002 ông đã in riêng 6 tập thơ: Con ngựa trắng và rừng
quả đắng (1992), Chăn trâu đốt lửa (1993), Trở về với mẹ ta thôi (2000),
Cuối cùng vẫn là dòng sông (2000), Gửi Tân Cƣơng (2000), Chuông chùa
kêu trong mƣa (2000). Ngoài ra còn một số tác phẩm in chung trong các tuyển
tập: Trúc Viên thi quán (1995), Đừng nhìn em nhƣ thế (1995)....
Không phải một thần đồng thi ca sớm nở rộ như Trần Đăng Khoa, hay
gặt hái được thành quả nghệ thuật sớm như Phạm Tiến Duật... ở cái tuổi ngoại
tứ tuần mới bắt đầu làm thơ nhưng Đồng Đức Bốn đã nhanh chóng chiếm
được tình cảm của đông đảo bạn đọc và nổi lên từ các giải thưởng thơ hay

trên các báo, tạp chí: giải thưởng cuộc thi thơ báo Văn nghệ (1995), giải
thưởng cuộc thi thơ báo Văn nghệ (1998 - 2000), giải thưởng cuộc thi thơ tạp
chí Văn nghệ quân đội (1998- 2000), giải thưởng cuộc thi thơ Tầm nhìn thế kỷ
báo Tiền Phong, đặc biệt là tặng thưởng thơ hay nhất của tạp chí văn nghệ
quân đội 1998 - 2000.
Người ta bắt đầu biết đến cái tên Đồng Đức Bốn từ dạo ấy. Vườn hoa
của nghệ thuật rộng lớn không cùng, nó không có sự giới hạn về đẳng cấp,
giới tính và độ tuổi... mà sẵn sàng đón nhận mọi rung động “tinh diệu” nhất
của tâm hồn. Bởi một niềm đam mê với thi ca và cũng bởi trót duyên nợ với
đời nhiều lắm nên chẳng ngạc nhiên khi người ta gọi Đồng Đức Bốn là một
kiểu “thần đồng muộn” trong thơ.


4

1.4. Có thể thấy được rằng cả Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn đều là
những nhà thơ nhận được rất nhiều sự quan tâm của giới phê bình và sự mến
mộ của độc giả. Cả hai nhà thơ đều giành khá nhiều trang viết nhất định,
những tình cảm chân thành, bình dị mà vô cùng sâu sắc cho những người phụ
nữ, những người bà, người mẹ, người em... trong sáng tác của mình. Nhưng
trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu về thơ của Nguyễn Duy và Đồng Đức
Bốn ta thấy chủ yếu bàn về những khía cạnh như: thơ lục bát, phong cách
nghệ thuật, bản sắc thơ... còn về hình tượng người phụ nữ chưa thực sự được
nghiên cứu thành một chuyên luận cụ thể, nó chỉ được đan xen trong quá trình
tìm hiểu những vấn đề liên quan khác. Tiếp cận thơ Nguyễn Duy và Đồng
Đức Bốn từ đề tài hình tượng người phụ nữ chúng tôi mong muốn góp thêm
những hiểu biết nhất định, những điều lý thú và bổ ích tới bạn đọc.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Về thơ Nguyễn Duy, ngay từ khi xuất hiện trên thi đàn, Nguyễn
Duy đã được giới nghiên cứu phê bình quan tâm và được khẳng định như một

nhà thơ tiêu biểu của thơ ca chống Mỹ. Vì vậy đã có không ít bài viết dưới
dạng bài báo, phỏng vấn, tiểu luận, luận văn về thơ Nguyễn Duy.
Hoài Thanh là người đầu tiên viết lời bình cho thơ Nguyễn Duy qua
bài: Đọc một số bài thơ Nguyễn Duy (Báo Văn nghệ số ra 442 - 14/4/1972) đã
khẳng định thơ Nguyễn Duy trong quá trình định hình một cá tính thơ: “Thơ
Nguyễn Duy đƣa ta trở về với một thế giới quen thuộc, một gốc sim, một bụi
tre, một ổ rơm nhƣng trong thế giới ấy thơ Nguyễn Duy không nhàm. Nói sim,
rơm, tre là để nói đến ngƣời. Nguyễn Duy đặc biệt thấm thía cái cao đẹp của
con ngƣời, của những cuộc đời cần cù không tuổi, không tên”. Hoài Thanh đã
phát hiện ra cái đẹp trong thơ Nguyễn Duy chính là cái bình dị hiền hậu “một
cái gì rất Việt Nam” mà chúng ta “giữ nguyên trong thử lửa”, với “một giọng
thơ chân chất, tình thơ chác, ý thơ sâu”.


5

Đỗ Ngọc Thạch khi viết về người vợ trong thơ Nguyễn Duy đã nhìn
thấy trong câu thơ Nguyễn Duy “Đó là những câu thơ nặng trĩu hồn quê lay
động trong sâu thẳm... đƣa ta về với bản ngã với những gì con ngƣời thứ
nhất”.
Hoàng Nhuận Cầm trong trang Dành cho các bạn trẻ yêu thơ của báo
Tuổi trẻ có bài Tiếc thay áo trắng má hồng, đã phân tích cái hấp dẫn của bài
thơ Áo trắng má hồng: “Trƣớc hết nó mang âm điệu của một bài hát ru, hát
ru cái áo trắng”. Tác giả nhận ra cái vẻ “tinh quái”, “hóm hỉnh” của Nguyễn
Duy trong một cái nhìn tinh tế “có gì mà nhƣ không có”.
Trong các bài viết nghiên cứu, phê bình về thơ Nguyễn Duy công phu
hơn cả là bài của Nguyễn Quang Sáng và Chu Văn Sơn, hai nhà nghiên cứu
đã có cái nhìn sâu sắc hơn về thơ Nguyễn Duy, với những nhận định tương
đối sắc sảo.
Trong bài viết Đi tìm tiềm lực thơ Nguyễn Duy - Phụ lục cho tập Mẹ và

em, Nguyễn Quang Sáng đã khẳng định bước tiến của Nguyễn Duy, tìm ra nét
độc đáo, những nét khác biệt trong thơ anh. Có những nết khác biệt ấy là do
“có sự chuyển động trog nội tâm mà ứa ra câu chữ”. Nhờ đó mà Nguyễn Duy
“Dù ở xứ lạ vẫn bắt đƣợc cái hồn của con ngƣời và hồn của cây cỏ”. Ông
nhấn mạnh Nguyễn Duy có ưu thế trội hơn hẳn trong thể lục bát “Thơ Nguyễn
Duy không rơi vào tình trạng quen tay, mà có sự biến đổi, chuyển động trong
câu chữ”, thành công của thơ lục bát Nguyễn Duy là nhờ vào thế giới nội tâm
phong phú và năng động của chính nhà thơ.
Qua phân tích một số bài thơ cụ thể, Nguyễn Quang Sáng đi tới nhận
xét: “Nguyễn Duy vẫn sáng tác với bản sắc riêng của mình, không biến dạng,
không pha tạp ở hoàn cảnh sống, dù ở đề tài chiến trận hay đề tài tình yêu
con ngƣời, quê hƣơng thì cũng cùng chung cái gốc nhân bản và tâm hồn nhân
hậu...”, “Nguyễn Duy viết đều và có chất lƣợng về quá khứ, hiện tại, về chiến


6

tranh và tình yêu, về quê hƣơng gốc gác và những ngƣời thân đều thống nhất
từ trong tâm tƣởng, trong mối giao lƣu giữa hiện thực với văn hóa cội
nguồn”.
Chu Văn Sơn trong bài viết Nguyễn Duy thi sĩ thảo dân, tạp chí Nhà
văn số 3 năm 2003 đã nói nhiều hơn đến vấ đề tư duy thơ Nguyễn Duy, anh đi
từ quan niệm nghệ thuật của thơ Nguyễn Duy “tôi là dân vậy tôi tồn tại”. Và
có thể thấy “Nguyễn Duy là thi sĩ thảo dân ngay từ quan niệm nhân sinh và
nghệ thuật” và quan niệm ấy đi suốt chặng đường thơ anh càng về sau càng
sắc nét. Theo Chu Văn Sơn, Nguyễn Duy coi chân thành là cứu cánh, cứu tinh
của mình. Những vần thơ của anh là “tâm tình ở đằng sau tâm tình”. Những
vần thơ đánh thức lương tri, dám nói thẳng nói thật không hề né tránh Đánh
thức tiềm lực, Nhìn từ xa tổ quốc, Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ. Cái tôi tự
họa chân thành đến mức không hề làm duyên làm dáng, không nề hà những

nhếch nhác bụi bặm.
Thơ Nguyễn Duy cũng được chọn làm đề tài nghiên cứu trong một số
luận văn thạc sĩ: tác giả Dương Tú Anh với đề tài Phong cách thơ Nguyễn
Duy, tác giả Nguyễn Thị Đỗ Quyên với đề tài Thơ lục bát Nguyễn Duy, tác
giả Mai Thị Nguyệt với đề tài Tìm hiểu phong cách nghệ thuật thơ Nguyễn
Duy, tác giả Phạm Thị Phương với đề tài Thơ Nguyễn Duy nhìn từ góc độ tƣ
duy nghệ thuật.
2.2. Viết về thơ Đồng Đức Bốn chưa thực sự có một chuyên luận hay
một công trình nghiên cứu nào đi sâu tìm hiểu mà chủ yếu chỉ là những bài
viết nghiên cứu trên bình diện khái quát hoặc một phương diện thể loại xuất
hiện lẻ tẻ trên báo và tạp chí như: Khổ câu thơ cứ đến rồi lại đi (Nguyễn Huy
Thiệp), Đi tìm những câu thơ lạ (Vương Trí Nhàn), Đồng Đức Bốn - kẻ mƣợn
bút của trời (Đỗ Minh Tuấn). Hay như Nguyễn Khoa Điềm dù không nghiên
cứu sâu hay phê bình sâu vào thơ nhưng chỉ với một bài thơ rất ngắn Bạn thơ đã


7

thâu tóm được cái “thần” trong thơ Đồng Đức Bốn. Ngoài ra Bàng Việt, Nguyễn
Bao cũng có những nhận xét rất tinh tế về ngôn ngữ thơ Đồng Đức Bốn.
Trong bài viết Khổ câu thơ cứ đến rồi lại đi, Nguyễn Huy Thiệp đã đi
vào khám phá thơ Đồng Đức Bốn trên cơ sở khái quát để đi đến một sự khẳng
định: Từ thời đại lục bát trong Truyện Kiều của Nguyễn Du đến Tản Đà,
Nguyễn Bính, Nguyễn Duy và phải chăng đây là thời đại của những người
làm thơ lục bát như Đồng Đức Bốn.
Đỗ Minh Tuấn trong bài phê bình Đồng Đức Bốn - kẻ mƣợn bút của
trời đã đánh giá rất cao sự xuất hiện của Đồng Đức Bốn: “đem lại cho thơ lục
bát, thơ truyền thống một niềm tự tin đáng kể”. Thơ Đồng Đức Bốn giản dị
nhưng “đó là tiếng lòng hóa thân thăng hoa từ những xô bồ trải nghiệm, cuộc
hôn phối của bùn đất chông gai và khói lửa thánh linh”. Thơ Đồng Đức Bốn

sâu sắc và mang thần thái riêng rõ rệt - đó cũng chính là cốt lõi tạo nên một
phong cách.
Đáng chú ý hơn cả là bài viết của Nguyễn Đăng Điệp Đồng Đức Bốn
phiêu du vào lục bát. Dẫu chưa đi sâu một cách toàn cục nhưng Nguyễn Đăng
Điệp đã chú trọng vào thể loại thành công nhất trong thơ Đồng Đức Bốn - thể
loại lục bát, để từ đó tìm hiểu bí quyết tồn tại của thể loại truyền thống này
trong thơ ca hiện đại, qua đó đánh giá cao tài năng cũng như sự kỳ công của
thi nhân trên hành trình ghi dấu ấn riêng cho tho mình. Những tìm tòi về nội
dung và hình thức nghệ thuật trong thơ lục bát Đồng Đức Bốn cũng đặc biệt
được Nguyễn Đăng Điệp chú ý. Nội dung không mới nhưng nó lại được biểu
đạt bằng một phong cách hiện đại, chất trí tuệ triết lý, cách sử dụng ngôn từ
tinh quái, lối nói dân gian, những phi lý ngẫu nhiên mang tính chất “thần
hứng”... đã tạo nên dư âm riêng trong phong cách thơ của Đồng Đức Bốn. Và
dường như Nguyễn Đăng Điệp và Nguyễn Huy Thiệp đã gặp nhau ở sự tán


8

đồng khi cho rằng đây là thời đại của những người làm thơ lục bát như Đồng
Đức Bốn.
3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của đề tài là nghiên cứu hình tượng người phụ nữ trong thơ
Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn, qua đó làm rõ cảm hứng sáng tác của 2 tác
giả về người phụ nữ Việt Nam và những đặc điểm nổi bật của họ được đề cập
dến trong thơ Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn, góp phần khiến độc giả có thêm
những hiểu biết nhất định về nội dung thơ của 2 tác giả.
Qua việc nghiên cứu, đề tài mong muốn bồi đắp thêm tình yêu mến, tự
hào về vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam, sự cảm thông và thấu hiểu những
vất vả, nhọc nhằn mà họ phải trải qua trong cuộc sống.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu

Nhiệm vụ của đề tài là phải phân tích, làm rõ được cảm hứng chủ đạo
về hình tượng người phụ nữ trong thơ Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn.
Làm nổi bật được những giá trị, vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam
được thể hiện trong thơ của 2 tác giả.
Chỉ ra được những hi sinh, vất vả, những bất hạnh mà người phụ nữ
phải trải qua.
Thấy được những nghệ thuật tiêu biểu mà Nguyễn Duy và Đồng Đức
Bốn đã sử dụng để góp phần thể hiện thành công hình tượng người phụ nữ
trong thơ của mình.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là toàn bộ các sáng tác của Nguyễn
Duy và Đồng Đức Bốn, trong đó tập trung nhiều đến các sáng tác viết về hình
tượng người phụ nữ.
Khi nghiên cứu luân văn đi sâu vào khai thác những khía cạnh như giá
trị, vẻ đẹp của người phụ nữ, những vất vả, bất hạnh của họ va một số nét
chính về nghệ thuật thơ.


9

6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tích tổng hợp
Dùng phương pháp phân tích tổng hợp, trên cơ sở những số liệu thống
kê, chúng tôi khảo sát các tập thơ của Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn,từ đó
phân tích và khái quát những khía cạnh, biểu hiện khác nhau trong cảm hứng
về người phụ nữ của 2 tác giả.
Phương pháp so sánh, đối chiếu
Trong quá trình nghiên cứu hình tượng người phụ nữ trong thơ Nguyễn
Duy và Đồng Đức Bốn, chúng tôi cũng tiến hành đối chiếu thơ của 2 tác giả
với một số bài thơ viết về phụ nữ của các tác giả khác cùng thời để phần nào

thấy được những cảm hứng chung khi viết về người phụ nữ và những nét
riêng ở 2 nhà thơ này.
Ngoài các phương pháp trên chúng tôi còn kết hợp một số phương pháp
khác như: phương pháp cấu trúc, phương pháp ký hiệu học, phương pháp liên
văn bản, phương pháp nghiên cứu văn hóa...
7. Những đóng góp mới của luận văn
Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn được coi là những nhà thơ khá tiêu
biểu ngay từ khi mới xuất hiện trên thi đàn. Thơ của 2 tác giả này cũng đã
được nghiên cứu từ nhiều khía cạnh: phong cách nghệ thuật, thơ lục bát, bản
sắc thơ... chủ yếu là tiếp cận từ hướng thi pháp, tư duy nghệ thuật, còn
phương diện nội dung đặc biệt là hình tượng người phụ nữ trong thơ của họ
thi chưa được nghiên cứu sâu. Bởi vậy luận văn của chúng tôi hy vọng góp
thêm một hướng nghiên cứu mới, khai thác từ phương diện nội dung thơ của
2 tác giả này.
Trong những năm trở lại đây, đã có khá nhiều sáng tác của Nguyễn
Duy được đưa vào giảng dạy trong nhà trường trong đó cũng có những tác
phẩm viết về hình tượng người phụ nữ. Chính vì thế mà nhu cầu tìm hiểu về


10

thơ Nguyễn Duy và các tác giả cùng thời với ông như Đồng Đức Bốn một
cách sâu sắc là điều rất cần thiết. Để đáp ứng nhu cầu này, luận văn của chúng
tôi cố gắng tìm ra những nét đặc sắc trong cảm hứng về người phụ nữ của thơ
Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn.
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận và Tài liệu tham khảo, cấu trúc luận
văn dự kiến sẽ triển khai thành 3 chương:
Chƣơng 1: Hình tượng người phụ nữ trong thơ Việt Nam và hành trình
sáng tạo của Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn.

Chƣơng 2: Hình tượng người phụ nữ trong thơ Nguyễn Duy, Đồng Đức
Bốn.
Chƣơng 3: Đôi nét về hình thức biểu hiện


11

PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1:
HÌNH TƢỢNG NGƢỜI PHỤ NỮ TRONG THƠ VIỆT NAM VÀ HÀNH
TRÌNH SÁNG TẠO CỦA NGUYỄN DUY, ĐỒNG ĐỨC BỐN
1. 1. Hình tƣợng ngƣời phụ nữ trong thơ Việt Nam
1.1.1 Thời kỳ phong kiến
Cả nước Việt Nam chìm trong những ràng buộc, lễ giáo phong kiến khắc
nghiệt, tối tăm và vô hình chung số phận của người phụ nữ cũng không thể nào
vượt ra khỏi ranh giới của hoàn cảnh xã hội. Trong thơ ca, họ hiện lên là những
kiếp người nhỏ nhoi, bất hạnh. Một nàng Kiều tài sắc ven toàn mà cuộc đời
lênh đênh trong suốt 15 năm lưu lạc, một Hồ Xuân Hương khát khao hạnh
phúc mãnh liệt mà trọn đời ngao ngán bởi thân phận "làm lẽ", "kiếp chồng
chung". Rồi trên thi đàn Việt nam lúc ấy còn biết bao người phụ nữ có số phận
như vậy khiến Nguyễn Du - đại thi hào dân tộc phải đau đớn mà thốt lên:
"Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”
Hai câu thơ cất lên trong hoàn cảnh mà con người bị cương tỏa bởi
"vòng kim cô" của lễ giáo phong kiến, của những "tam tòng tứ đức". Người
phụ nữ càng đẹp, càng tài thì càng lắm bất hạnh, khổ đau "chữ tài kia với chữ
tai một vần”. Nguyên nhân vì đâu thì vào cái thời đại ấy chưa có câu trả lời.
Và do đó thì câu thơ của Nguyễn Du chính là "khúc bạc mệnh" tấu lên cho
"mọi kiếp hồng nhan".
1.1.2. Giai đoạn đầu thế kỷ xx

Hơn 100 năm sau, hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong văn học dưới
ngòi bút của các nhà thơ có cách nhìn nhận khác, không còn thấy những tiếng
than thân trách phận, những lời thơ đau buồn...Người phụ nữ Việt Nam trong


12

văn học hiện đại trở về với nét đẹp giản dị đời thường và những công việc lo
toan thường nhật. Hẳn trong mỗi chúng ta không ai quên được hình ảnh người
mẹ với:
" Nét cƣời đen nhánh sau tay áo
Trong ánh trƣa hè trƣớc giậu thƣa"
(Lưu Trọng Lư)
Ta lại càng không thể quên được nét đằm thắm, dịu dàng của người mẹ
"khuyên vành áo thắm, áo the nâu" trong Đƣờng về quê mẹ - Đoàn văn Cừ.
Và tiêu biểu hơn cả, chúng ta thấy hình ảnh người mẹ thôn quê được hiện lên
rất chân thực trong thơ Nguyễn Bính với nét đẹp của người mẹ Việt Nam
truyền thống tảo tần, đảm đang, giàu lòng yêu thương và đức hi sinh. Ai như
mẹ trong ngày tết biết lo toan và vun vén như thế này?
" Giết lợn, đồ xôi lại giết gà
Cỗ bàn xong cả từ hôm qua
Suốt đêm giao thừa mẹ tôi thức
Lẩm nhẩm cầu kinh Đức Chúa Ba"
(Tết của mẹ tôi)
1.1.3. Thời kỳ kháng chiến 1945- 1975
Trong không khí của cuộc kháng chiến sục sôi và dưới ánh sáng của lý
tưởng mới, hơn bao giờ hết hình ảnh người phụ nữ hiện lên với vẻ đẹp mớivẻ đẹp của những người được giải phóng, được tháo ra khỏi vòng cương tỏa
của lễ giáo phong kiến để hòa mình vào công cuộc chung của đất nước. Đó là
những cô thanh niên xung phong trên tuyến lửa Trường Sơn:
" Em đứng bên đƣờng nhƣ quê hƣơng

Vai áo bạc quàng súng trƣờng"
(Lá đỏ- Nguyễn Đình Thi)


13

Hoặc họ có thể là những cô gái "dịu dàng nhƣ những nàng tiên", là
những "cô du kích, giao liên" của chốn quê hương gian khổ mà anh dũng
trong Trở về quê nội của Lê Anh Xuân. Tất cả đều hiện lên đẹp đẽ bởi họ
mang trong mình hồn thiêng của sông núi. Khác hẳn với Nguyễn Du đã từng
treo lơ lửng một câu hỏi lớn: "Đau đớn thay phận đàn bà/ Kiếp sinh ra thế
biết là tại đâu?”. Nay, là người đại diện cho dân tộc, nhà thơ Huy Cận trong
bài Ca ngợi ngƣời phụ nữ Việt Nam (1966) viết:
"Chị em tôi tỏa nắng vàng lịch sử
Nắng cho đời nên cũng nắng cho thơ"
Nhà thơ như hóa thân vào người phụ nữ để tự hào mà nhủ thầm rằng:
trong cuộc sống hiện nay người phụ nữ cũng là một phần của lịch sử, họ tạo
nắng cho nhân gian và tạo nắng cho thơ - nghĩa là họ làm đẹp cho cuộc đời,
họ cũng là nguồn cảm hứng vô tận của các thi sĩ.
1.1.4. Văn học sau đổi mới
Văn học thời kỳ này vẫn không ngừng khám phá, thể hiện hình tượng
người phụ nữ. Nhưng sau cuộc chiến tranh, đất nước hòa bình trở lại họ đã
khác nhiều về tâm tư, tình cảm và những khát vọng yêu thương. Nếu coi "thơ
ca là tiếng nói của tâm hồn" thì hơn bao giờ hết thời đại tự do đã cho phép
người phụ nữ nói rõ những cung bậc của lòng mình. Họ hiện lên trong thơ
như con người giữa đời thường tâm sự với ta về cuộc đời, tình yêu, về sự
sống, tiêu biểu là thơ Xuân Quỳnh:
"Ôi con sóng ngày xƣa
Và ngày sau vẫn thê
Nỗi khát vọng tình yêu

Bồi hồi trong ngực trẻ”
(Sóng)


14

hay
"Em trở về đúng nghĩa tái tim em
Là máu thịt đời thƣờng ai cũng có
Cũng ngừng đập khi cuộc đời không còn nữa
Nhƣng biết yêu anh cả khi chết đi rồi"
(Tự hát)
Và đặc biệt chưa bao giờ ta thấy nhu cầu hạnh phúc, nhu cầu tự do, tình
yêu lại hiện lên rõ nét như thời kỳ này khi đến với thơ của Phan Huyền Thư
hay Vi Thùy Linh...Nếu xưa kia, Hồ Xuân Hương đã từng tung hê, nhạo báng
tất cả mà rốt cụ vẫn không khỏi ngậm ngùi, ngao ngán vì muốn vùng vẫy,
muốn bứt phá mà không được thì ngày hôm nay, người phụ nữ có quyền sống
đuungs với cảm xúc và bản năng yêu đương của chính mình. Địa hạt tự do ấy
đã cho phép Vi Thùy Linh viết những câu thơ kiểu như:
"Trong dữ dội và khao khát bình yên
Em muốn ngủ trong anh nhƣ rễ cây trong đất
Em trổ nhịp mong từ căn phòng trống
Hằn nơi em, cả mảng trời bầm tím
Em ép mình trong tiếng khóc khô”
Quả là một hơi thở khoáng đạt và một tấc lòng cháy bỏng xiết bao! Có
ai đó nói rằng: "Ngƣời phụ nữ là một nửa thế giới". Và quả thật, họ đã đi vào
những trang viết chảy suốt trong văn học từ trước đến nay, để rồi không chỉ
làm nên một nửa mà là trọn ven tấm hình trong sâu thẳm tâm hồn thế hệ
người đọc hôm nay và cả mai sau.
1.2. Hành trình sáng tạo thơ Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn

1.2.1. Hành trình sáng tạo thơ Nguyễn Duy
1.2.1.1. Giai đoạn trƣớc 1975
Nguyễn Duy làm thơ rất sớm. Tác phẩm đầu tay Trên sân trƣờng sáng
tác khi nhà thơ mới học lớp 2. Song phải chờ đến sự ra đời của hàng loạt các


15

tác phẩm như Trận địa tím (1969), Khẩu súng trên tay ta (1970), Khúc hát
dân ca (1970), Tiếng hát mùa gặt (1971)… Đặc biệt là tác phẩm: Tre Việt
Nam, Bầu trời vuông, Hơi ấm ổ rơm (chùm tác phẩm đoạt giải nhất trong
cuộc thi thơ tuần báo Văn nghệ 1972 - 1973 ) Nguyễn Duy mới bộc lộ rõ một
thế giới nội tâm có bản sắc để từ đó định hình một phong cách thơ.
Cát trắng là tập thơ đầu tay của Nguyễn Duy. Ở tập thơ đầu tay này,
Nguyễn Duy đã khẳng định được diện mạo riêng. Với Cát trắng Nguyễn Duy
được chú ý đến như một gương mặt thơ có tiềm năng. Hoài Thanh đã nhận
xét:“Thơ anh thƣờng hay cảm xúc và suy nghĩ trƣớc những chuyện lớn nhỏ
quanh mình. Cái điều ở ngƣời khác có thể chỉ là thoáng qua thì ở anh nó lắng
sâu và dƣờng nhƣ dừng lại…Dẫu sao cũng chỉ là bƣớc khơi đầu, thơ anh có
thể còn nhiều hứa hẹn”. Trong tập Cát trắng, chiếm số lượng lớn là những
bài thơ viết về người lính, về những điều đã cảm nhận trên các nẻo đường
chiến tranh: Hầm chữ A, Chiều khẩu đội, Bầu trời vuông, Cát trắng, …Còn lại
là những bài thơ viết về tình yêu và lẽ sống ở đời: Nhớ, Xó bếp, Hơi ấm ổ
rơm,… Những năm chiến đấu trong chiến trường cũng là thời gian Nguyễn
Duy lăn lộn trong cuộc sống, mở rộng tầm mắt, căng phồng ngực để đón nhận
vào tâm hồn mình những sắc màu, hương thơm, mật ngọt và cả những đắng
cay của cuộc sống. Thơ viết ra vừa là để trang trải “món nợ” với đời, vừa là
những bước chân trên chặng đường dài tự tìm và tự khẳng định mình. Tập thơ
chưa thật đặc sắc, nhưng ta cũng đã có thể tìm được nhiều tứ thơ hay:
Tôi say sắc chiều ƣơm chín đỏ cánh đồng

Chiều bồn chồn chảy tím dòng sông
Chiều dát bình minh theo đƣờng viền núi
Ráng chiều nung nấu màu chờ đợi
Ơi chiều khẩu đội tôi say
(Chiều khẩu đội)


16

Cong cong võng bạt anh nằm
Khuyên lên nền lá vành trăng lƣỡi liềm
(Võng trăng)
Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vĩ đại của dân tộc Việt Nam đã
khơi dậy nguồn cảm hứng lớn lao cho văn học nói chung và cho thơ ca chống
Mỹ nói riêng. Tập thơ Cát trắng ra đời trong hoàn cảnh đặc biệt như thế nên
nó cũng mang âm hưởng chung của dân tộc và thời đại:
Thắng rồi trận đánh thọc sâu
Lại về với mái tăng bầu trời vuông
(Bầu trời vuông)
Trong Cát trắng, ta thấy tác giả còn thể hiện một tình yêu nước sâu
sắc. Tình yêu ấy được cụ thể hoá qua tình yêu với quê hương, với từng căn
hầm lánh nạn mà tác giả thấy trên đường hành quân, với mỗi mảnh đất, mỗi
con người mà tác giả đã đi qua…
Cần chi ở tháng ở năm
Trú chân một lát hay nằm một đêm
Một đời không thể nào quên
Lòng dân - chiếc mộc vững bền che ta.
(Hầm chữ A)
Trong tập thơ Cát trắng ta thấy nhiều bài có sự khẳng định chủ nghĩa
anh hùng cách mạng, sự khẳng định sức mạnh dân tộc, nhân dân như: Tre Việt

Nam, Giọt nƣớc mắt và nụ cƣời, Cát trắng…Ở bài Tre Việt Nam, sức mạnh
phẩm chất, tâm hồn con người Việt Nam được hình tượng hoá qua hình ảnh
cây tre:
Thân gầy guộc lá mong manh
Mà sao nên luỹ nên thành tre ơi?
Ở đâu tre cũng xanh tƣơi


17

Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu?

Nòi tre đâu chịu mọc cong
Chƣa lên đã nhọn nhƣ chông lạ thƣờng
(Tre Việt Nam)
Qua ngòi bút của Nguyễn Duy, những đặc điểm ngoại hình và phẩm
chất bên trong của cây tre Việt Nam đã thể hiện một cách sâu sắc đặc điểm,
phẩm chất của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam. Đó chính là ý chí kiên
cường, bảo vệ thiên nhiên, chống giặc ngoại xâm hung dữ, siêng năng, lạc
quan, giàu lòng nhân ái, giàu đức hi sinh của nhiều thế hệ người Việt Nam
trong trường kỳ lịch sử dựng nước và giữ nước. Bài thơ được viết trong
những ngày chống Mỹ cứu nước sôi động như một tiếng nói bình tĩnh lạc
quan, khẳng định tư thế chiến thắng của con người Việt Nam, dân tộc Việt
Nam trước mọi thử thách của kẻ thù.
Trong tâp thơ này, Cát trắng là một trong những bài thơ tiêu biểu, được
tác giả lấy tên đặt cho cả tập thơ:
Chiều nay tôi về biển Gio Linh
Vốc nắm cát soi
Cát trắng ánh lên màu đỏ.
(Cát trắng)

Bài thơ đã diễn tả được nỗi đau khôn tả của nhân dân ta trong cuộc
kháng chiến chống Mỹ. Đồng thời nó cũng khẳng định ý chí quật cuờng,
quyết tâm đứng lên đánh đuổi giặc Mỹ xâm lược và tinh thần sống bất diệt
của cả dân tộc Việt Nam.
Bên cạnh việc khẳng định chủ nghĩa anh hùng cách mạng, khẳng định
sức mạnh dân tộc nhân dân, tập thơ Cát trắng còn khẳng định sự gắn bó cá
nhân và cộng đồng, tình quân dân, tình đồng chí: Hơi ấm ổ rơm, Bát nƣớc


18

ngô của ngƣời mẹ Việt ở Cam Lộ, Lời ấm áp nói từ trong gió lạnh,… Đây
cũng là một trong những nội dung quan trọng biểu hiện cảm hứng sử thi của
thơ ca Nguyễn Duy thời kỳ này nói riêng và thơ ca chống Mỹ nói chung.
Bài Hơi ấm ổ rơm là một trong những bài thơ hay về tình quân dân
trong thời kỳ chống Mỹ. Bài thơ là dòng tâm sự chân tình, nhỏ nhẹ, sâu lắng
nhưng tầm tư tưởng lại vút lên xen lẫn niềm tự hào của anh bộ đội. Tình cảm
của nhân dân đối với anh bộ đội thật đặc biệt, sẵn sàng che chở cho bộ đội
trong mọi hoàn cảnh. Nhà thơ - người chiến sĩ cảm thấy hạnh phúc, tự hào.
Nhà thơ kết thúc tác phẩm bằng một triết lý:
Hạt gạo nuôi hết thảy chúng ta no
Riêng cái ấm nồng nàn nhƣ lủa
Cái mộc mạc lên hƣơng của lúa
Đâu dễ chia cho tất cả mọi ngƣời.
(Hơi ấm ổ rơm)
Nếu hai bài thơ Hơi ấm ổ rơm, Bát nƣớc ngô nói về tình quân dân thắm
thiết, tình nghĩa thì bài thơ Lời ấm áp nói từ trong gió lạnh lại nói về tình
đồng chí tương thân tương ái, chia ngọt sẻ bùi cùng nhau trong mọi hoàn
cảnh:
Hai thế hệ chia nhau cái rét tập đoàn

Da thịt lại đắp lần da thịt.
(Lời ấm áp nói từ trong gió lạnh)
Như vậy cùng với chủ nghĩa anh hùng cách mạng, sức mạnh dân tộc
nhân dân và nhất là sự gắn bó cá nhân với cộng đồng, tình quân dân, tình
đồng chí mà nhân ta đã đánh thắng rất nhiều kẻ thù xâm lược, trong đó có đế
quốc Mỹ. Đồng thời nó cũng làm thành cảm hứng sử thi trong văn học chống
Mỹ nói chung và trong tập thơ Cát Trắng của Nguyễn Duy nói riêng.


19

Thơ Nguyễn Duy thời kỳ này đã đậm giọng điệu triết lý. Để thể hiện
giọng điệu triết lý ấy, nhà thơ thường dùng ngôn ngữ giàu hình tượng với từ
ngữ gợi cảm, liên tưởng. Cách sử dụng ngôn ngữ kiểu như thế ta bắt gặp ở rất
nhiều các bài thơ khác như: Tre Việt Nam, Khúc dân ca, Võng trăng, Hơi ấm
ổ rơm, Tiếng chim bạn bè…
Tóm lại, trước năm 1975, thơ trữ tình Nguyễn Duy mang nặng ý thức
trách nhiệm của thế hệ trước vận mệnh của tổ quốc. Những vần thơ được sinh
ra từ lửa đạn, mang theo hơi thở của chiến trường, mang theo nhịp đập của
một tâm hồn trẻ trung sôi nổi. Cái tôi ấy cũng trăn trở, suy ngẫm nhưng vẫn
mang nhiều màu sắc sử thi. Để chuyển tải nội dung thơ mang cảm hứng sử
thi, tác giả đã sử dụng bút pháp lãng mạng cách mạng. Trong đó điểm nhấn là
lớp ngôn ngữ giản dị nhưng vẫn bay bổng, giàu tính nhạc, tính biểu cảm.
1.2.1.2. Giai đoạn sau 1975
Xu hướng chung của quá trình vận động thơ ca Việt Nam từ sau 1975
là đi từ cảm hứng sử thi đến cảm hứng thế sự, đời tư. Giai đoạn thơ trữ tình
sau 1975 đã bớt đi ít nhiều chất mượt mà, ngôn ngữ hoa mĩ trau chuốt, thêm
vào đó là sự xuất hiện của chất đời thường trước tác động của hiện thực cuộc
sống. Nguyễn Duy cũng không là ngoại lệ.
Lời “tiên đoán” của Hoài Thanh đã không nhầm: với tập Ánh Trăng, sự

nghiệp thi ca của Nguyễn Duy thêm một lần toả sáng. Đó là giải A cùng với
Hoa trên đá của Chế Lan Viên trong giải thưởng của Hội nhà văn Việt Nam.
Tập thơ Ánh trăng chỉ có khoảng 30 bài nhưng diện đề tài khá rộng. Ánh
trăng đã bao quát được hầu khắp các vùng của đất nước. Cùng chung một cái
gốc nhân bản và một tâm hồn nhân hậu, thế mà ở thơ Nguyễn Duy, mỗi khu
vực địa lý vẫn có những nét khác nhau. Đồng bằng Bắc bộ hiện ra sau một
khúc dân ca, hoặc một luỹ tre. Hàm súc và gợi cảm biết bao, là những câu thơ
về ruộng đồng miền bắc:


×