Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Khuynh hướng triết luận trong truyện ngắn Nguyễn Khải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (705.33 KB, 115 trang )

NGUYỄN THỊ THANH HƢƠNG

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SỰ PHẠM HÀ NỘI 2
***

NGUYỄN THỊ THANH HƢƠNG

***

KHUYNH HƢỚNG TRIẾT LUẬN TRONG
TRUYỆN NGẮN NGUYỄN KHẢI

LÝ LUẬN VĂN HỌC

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

***
KHÓA 2011 - 2013

HÀ NỘI, 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2

NGUYỄN THỊ THANH HƢƠNG

KHUYNH HƢỚNG TRIẾT LUẬN TRONG
TRUYỆN NGẮN NGUYỄN KHẢI
Chuyên ngành: Lý luận Văn học


Mã số: 60 22 01 20

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:

PGT.TS HÀ CÔNG TÀI

HÀ NỘI - 2013


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS Hà Công Tài, người
thầy đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận
văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo Trường Đại học sư phạm
Hà Nội 2 đã giảng dạy tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu thực hiện đề
tài.
Trong quá trình học tập và nghiên cứu tôi luôn nhận được sự động viên,
quan tâm, giúp đỡ của những người thân trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà nội, tháng 12 năm 2013
Ngƣời viết

Nguyễn Thị Thanh Hương


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các kết quả, số liệu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được

ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Hà nội, tháng 12 năm 2013
Ngƣời viết

Nguyễn Thị Thanh Hương


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
MỞ ĐẦU .............................................................................................................
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 3
3. Mục đích nghiên cứu ................................................................................... 11
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................... 12
5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 13
6. Cấu trúc nội dung của luận văn ................................................................... 13
NỘI DUNG...................................................................................................... 14
Chƣơng 1. Nguyễn Khải – cuộc tìm kiếm một thế giới nghệ thuật giàu
tính triết luận ................................................................................................. 14
1.1. Khái niệm triết luận trong sáng tác nghệ thuật ......................................... 14
1.1.1. Khái niệm chung về chính luận, triết luận ............................................ 14
1.1.2. Triết luận trong sáng tác nghệ thuật ...................................................... 14
1.2. Khuynh hướng triết luận trong văn học ................................................... 15
1.2.1 Trong văn học thế giới ........................................................................... 15
1.2.2. Khuynh hướng triết luận trong văn học Việt nam ................................ 19
1.3. Sự hình thành khuynh hướng triết luận trong truyện ngắn Nguyễn Khải 26
1.3.1. Khuynh hướng triết luận và quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Khải .. 26
1.3.2. Bối cảnh chung của sự chuyển biến chất chính luận thành khuynh
hướng triết luận trong sáng tác Nguyễn Khải ................................................. 29

Chƣơng 2. Nội dung triết luận trong truyện ngắn Nguyễn Khải ............. 34


2.1. Triết luận trong truyện ngắn thời kỳ trước 1977 ....................................... 34
2.2. Triết luận trong truyện ngắn thời kỳ sau 1977 ......................................... 40
2.1.1. Triết luận về con người và sự lựa chọn ................................................. 40
2.2.2. Triết luận về con người và thời thế ....................................................... 48
2.2.3. Triết luận về con người và hạnh phúc ................................................... 55
2.2.4. Triết luận về niềm tin ............................................................................ 57
2.2.5. Triết luận về lối sống của con người gắn với những giá trị, chuẩn mực
đạo đức xã hội ................................................................................................. 61
Chƣơng 3. Khuynh hƣớng triết luận nhƣ một phƣơng diện nghệ thuật
trong truyện ngắn Nguyễn Khải .................................................................. 76
3.1. Cốt truyện và kết cấu hướng tới chất triết luận. ........................................ 76
3.1.1. Cốt truyện phục vụ mục đích chính luận, triết luận. .............................. 76
3.1.2. Kết cấu mang tính chính luận, triết luận. ............................................... 79
3.2. Nghệ thuật miêu tả nhân vật gắn với triết luận ........................................ 84
3.2.1. Thuật kể bao quát về số phận và cuộc đời nhân vật ............................. 85
3.2.2 Khám phá tâm lý nhân vật qua đối thoại, độc thoại .............................. 86
3.2.3. Khám phá chiều sâu tâm hồn nhân vật qua việc phân tích tâm lý gắn
với bình luận triết lý ........................................................................................ 89
3.3. Ngôn ngữ người kể chuyện và giọng điệu trần thuật ............................... 91
3.3.1. Ngôn ngữ người kể chuyện ................................................................... 91
3.3.2. Giọng điệu trần thuật ............................................................................. 96
KẾT LUẬN ................................................................................................... 102
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................... 106


1


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Nguyễn Khải là một trong số những nhà văn hàng đầu của nền văn
xuôi hiện đại Việt Nam. Ông thuộc số ít nhà văn sớm xác định cho mình một
quan niệm độc đáo về nghệ thuật, về vai trò của văn học và trách nhiệm của
nhà văn. Ông cũng thuộc số ít các nhà văn có sức viết dẻo dai, bền bỉ và luôn
có mặt ở những nơi “mũi nhọn” của cuộc sống. Với ngòi bút hiện thực đặc
sắc, năng lực quan sát và óc phân tích sắc sảo, Nguyễn Khải đã đem đến cho
người đọc những trang văn mang hơi thở của cuộc sống đất nước và con
người đương thời.
Ở bất cứ thể loại nào ông cũng đạt được những thành tựu. Năm 2000
Nguyễn Khải được nhận gần như đồng thời hai giải thưởng lớn: Giải ASEAN
cho tập tuyển truyện ngắn và giải thưởng Hồ Chí Minh cho một số tiểu thuyết:
Xung đột, Cha và Con và…, Gặp gỡ cuối năm…Giải thưởng Hồ Chí Minh đã
khẳng định sự cống hiến lớn lao của nhà văn với nền văn học dân tộc.
Thành công ở nhiều thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch, ký, Nguyễn
Khải nổi lên với một phong cách sáng tác độc đáo, góp phần mở ra khuynh
hướng văn xuôi triết luận trong văn học Việt Nam đương đại.
Những năm 1960 truyện ngắn Việt Nam phát triển mạnh và đạt được
những thành công nổi bật. Nhiều tác phẩm đã gây được tiếng vang trong công
chúng, độc giả. Ngay từ tập truyện ngắn đầu tay Mùa lạc Nguyễn Khải đã tạo
được cho mình một phong cách riêng - Tác phẩm của Nguyễn Khải hấp dẫn
người đọc ở nội dung tư tưởng và giọng văn triết lý, suy tư pha chút hóm hỉnh
với cách kể chuyện có duyên, với một ngôn ngữ trí tuệ, thông minh, sắc sảo.
So với một số nhà văn cùng thời, Nguyễn Khải được coi là người có bút lực,
sung sức và ngày càng chiếm được cảm tình của độc giả nhất là từ thời kỳ đất
nước tiến hành sự nghiệp đổi mới. Nhà văn đã từng tâm sự: “Từ ngày có đổi


2


mới, tôi viết rất dễ dàng, viết được nhiều bạn đọc xem ra yêu mến tôi hơn,
chờ đợi tôi hơn” (VNQĐ - Số 8/1998).
Có thể nói sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Khải luôn hướng về bàn
thảo, triết lí những vấn đề thiết cốt của cuộc sống tư tưởng con người Việt
Nam trong nhiều giai đoạn của đời sống cách mạng. Nếu từ 1975 đến những
năm đầu 1980, Nguyễn Khải đã khẳng định được ngòi bút nghệ thuật của
mình ở một số tiểu thuyết có giá trị thì từ khoảng giữa những năm 1980 nhà
văn lại có hứng thú trở lại khuynh hướng đó với nhiều truyện ngắn đặc sắc.
Đặc biệt những năm sau đó ông liên tiếp cho ra đời nhiều tập truyện ngắn với
số lượng trên 70 tác phẩm.
Trong thời kỳ đổi mới của văn học nước nhà, nhiều cây bút truyện ngắn
đã nổi lên, đạt được thành công trong sự tìm tòi và để lại những dấu ấn đáng
kể trong độc giả. Tiêu biểu là Nguyễn Minh Châu, Ma Văn Kháng, Lê Lựu và
các nhà văn thuộc thế hệ sau đó như Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài,
Nguyễn Thị Thu Huệ…Riêng Nguyễn Khải vẫn khẳng định được vị trí của
mình trong văn học thời đại ở thể loại truyện ngắn với phong cách chính luận,
triết luận sâu sắc.
1.2. Tài năng nhiều mặt của Nguyễn Khải đã được khẳng định qua thời
gian và được kết tinh rõ rệt qua số lượng khá lớn những sáng tác ông để lại
cho đời. Đúng như ý kiến của Vương Trí Nhàn trong Lời giới thiệu Tuyển tập
Nguyễn Khải: “Ông là một trong những nhà văn dẫn đầu thời đại. Sáng tác
của ông luôn luôn đánh dấu những biến chuyển của xã hội. Với cuộc cách
mạng này, những năm tháng đấu tranh gian khổ này, tác phẩm của ông là
một bằng chứng, một tài liệu tham khảo thực sự. Và muốn hiểu con người thời
đại với tất cả những cái hay cái dở của họ, đời sống tinh thần của họ, phải
đọc Nguyễn Khải”.


3


1.3. Thời kỳ đổi mới, đặc biệt trước những xáo trộn của nền kinh tế thị
trường, Nguyễn Khải có dịp nhìn lại những sáng tác của mình và tập trung đi
sâu khám phá những cảnh đời éo le, bất hạnh, với những con người cùng khổ,
đớn đau, trắc trở, rủi ro, kém may mắn, những con người bình thường của
cuộc sống thường ngày. Nguyễn Khải vẫn khẳng định được vị trí của mình
trong văn học thời đại ở thể loại truyện ngắn với phong cách chính luận, triết
luận. Nhà văn đã từng nói: “Từ những năm 1955 đến 1977 tôi sáng tác theo
một cách. Từ những năm 1978 đến nay sáng tác theo một cách khác”. Cách
khác kia không phải là sư đối lập về phương pháp sáng tác của nhà văn trong
hai giai đoạn trước và sau 1977. Trước đó ông đã tạo ra cho mình một phong
cách, tài năng phát hiện, phân tích vấn đề. Ông tiếp tục say mê thể hiện điều
đó trong các tác phẩm từ năm 1978 đến nay, nhưng đa dạng hơn, phong phú
hơn. Vì thế các truyện ngắn của nhà văn ở giai đoạn từ đổi mới đến nay đã
khẳng định sự phát hiện mới, sự nghiên cứu, phân tích một kiểu tư duy nghệ
thuật đặc sắc của nhà văn để đem văn học phục vụ cuộc sống.
Vì những lí do trên mà chúng tôi đi sâu nghiên cứu Khuynh hướng
triết luận trong truyện ngắn Nguyễn Khải nhằm làm sáng tỏ một trong
những đặc điểm cơ bản của phong cách nghệ thuật Nguyễn Khải. Từ đó góp
phần khẳng định những đóng góp của nhà văn vào nền văn học đương đại thời
kỳ đổi mới.
2. Lịch sử vấn đề
Nguyễn Khải là một cây bút trí tuệ, luôn luôn suy nghĩ sâu lắng về
những vấn đề mà cuộc sống đặt ra và cố gắng tìm một lời giải đáp, thuyết
phục theo cách riêng của mình. Trong tác phẩm của nhà văn, thông qua
những sự kiện xã hội, chính trị có tính chất thời sự nóng hổi bao giờ cũng nổi
lên những vấn đề khái quát có ý nghĩa triết học và đạo đức nhân sinh.


4


Sáng tác của Nguyễn Khải luôn có sức hấp dẫn với bạn đọc và giới
nghiên cứu phê bình. Dọc theo quá trình sáng tác của nhà văn từ trước tới nay
đã có trên 100 bài viết, trong đó có tới 2/3 các công trình nghiên cứu trực tiếp
về tác giả, tác phẩm Nguyễn Khải. Các bài nghiên cứu đều đề cập đến đặc
điểm cơ bản trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Khải là chất chính luận
– triết luận.
2.1. Những ý kiến đánh giá về đặc điểm chính luận, triết luận trong sáng
tác của Nguyễn Khải - đặc biệt trong truyện ngắn
Từ năm 1964 nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Hạnh đã nhận xét: “Ở
Nguyễn Khải có một sự kết hợp nhịp nhàng giữa khiếu quan sát sắc sảo của
một nghệ sỹ và sự nhạy bén của một nhà hoạt động xã hội có kinh nghiệm”
[69, tr.56]. Từ đó ông cho rằng Nguyễn Khải là một nhà văn có “phong cách
hiện thực tỉnh táo” [69, tr.57]. Giáo sư Phan Cự Đệ cũng nhấn mạnh đặc điểm
trong sáng tác của Nguyễn Khải là:
Một ngòi bút hiện thực tỉnh táo…
Từ năm 1977 trong các bài viết Nhìn lại một chặng đường tiểu thuyết,
lần đầu tiên Phó giáo sư Nguyễn Văn Long dùng khái niệm triết luận để định
danh cho khuynh hướng tiểu thuyết Nguyễn Khải.
Giáo sư Trần Đình Sử thì cho rằng: “thành công trrong sáng tác của
Nguyễn Khải là do hai đặc điểm chính của nhà văn với tư cách một nghệ sĩ:
cảm hứng nghiên cứu và sự phân tích tâm lý”[69, tr.29] và “văn Nguyễn Khải
giàu tính chính luận và thời sự [69, tr.29]. Vũ Quần Phương khi đọc Thời gian
của người đã khẳng định tác phẩm “là sách triết lý về cuộc đời”[69, tr.34], bởi
tính chất trí tuệ của văn Nguyễn Khải là ở chỗ nó mở ra, nó đánh thức, nó
cộng hưởng nhiều vấn đề, nó giúp vào hành động”[69, tr.345].
Đoàn Trọng Huy và Nguyễn Thị Bình đều thống nhất ở nhận xét khi
coi chính luận là một nét phong cách của văn xuôi Nguyễn Khải.



5

Trước đây ông thiên về chính luận và triết lý xung quanh vấn đề chính
trị, nên văn ông trí tuệ mà hơi khô khan, lời trữ tình ngoại đề hơi nhiều, nhất
là lại mang đậm tinh thần giáo huấn. Giai đoạn sau này Nguyễn Khải hướng
sự chú ý vào các vấn đề thế sự nhân sinh. Văn phong ông chuyển từ chính
luận sang triết luận và năng lực hiểu lòng người, năng lực phân tích đã khiến
cho nhiều kết luận ông đưa ra đạt tới chiều sâu triết học [69, tr.138].
Nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Lưu lại tâm đắc: “phong cách triết lý của
Nguyễn Khải đem lại cho người đọc những khoái cảm thẩm mỹ” [69, tr.367].
Vương Trí Nhàn khẳng định “mỗi khi đọc Nguyễn Khải là tìm tới một triết lý
nào đó” [69, tr.349], Huỳnh Như Phương khi đọc Thời gian của người cho
rằng Nguyễn Khải “tiếp tục đào sâu dưới góc độ triết lý những vấn đề về mối
quan hệ giữa số phận các nhân vật và tác động của lịch sử, giữa chủ nghĩa xã
hội và đức tin tôn giáo” [69, tr.354].
Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh đã khẳng định trong văn học đương thời
“nội dung chính luận, triết luận chiếm tỉ lệ đáng kể”; “một trong những tài
năng đặc biệt của Nguyễn Khải là chộp được rất nhanh những kiểu người có
vấn đề khác nhau để có dịp ném ra những suy nghĩ của mình” [15, tr.325].
Những sáng tác của Nguyễn Khải sau 1975 càng ngày càng gia tăng
chất triết luận, Vương Trí Nhàn đã nhận ra cả một quá trình phát triển của nội
dung triết luận: “Đã rõ triết luận là một đặc điểm nhất quán trong tư duy văn
học của Nguyễn Khải nhưng cùng với thời gian, màu sắc triết luận ở Nguyễn
Khải mỗi năm một khác.” Nhà phê bình Lại Nguyên Ân cho rằng: “Cuốn tiểu
thuyết Cha và Con và… là cuốn sách triết luận về tôn giáo và chủ nghĩa xã
hội bằng ngôn ngữ tự sự”. Ông nhận ra dưới cái vẻ bề ngoài của giọng kể,
dưới sự việc thông thường được chọn sao cho có vẻ thật hiền lành, câu
chuyện vẫn bao hàm một tính chất luận chiến, điểm nút để tạo ra là tư tưởng
vì thế: “triển khai vấn đề tư tưởng là nhiệt tình chính của truyện cũng như trí



6

tuệ, một thứ trí tuệ phân tích sắc sảo đôi khi lạnh lùng là ưu thế chính của
người viết ở đây”.
Hầu như các tác giả đều thống nhất ý kiến nhận định về đặc điểm phong
cách nghệ thuật của Nguyễn Khải là phong cách chính luận, triết luận. Chất
triết lý thấm sâu vào mọi vấn đề của đời sống xã hội và nhân sinh mà nhà văn
đề cập tới trong các tác phẩm. Tuy nhiên các ý kiến phần nhiều xoay quanh
việc đánh giá chất chính luận trong các sáng tác nói chung và đặc biệt qua các
tiểu thuyết ở giai đoạn đổi mới của nhà văn. Những ý kiến đánh giá về nội
dung chính luận, triết luận qua truyện ngắn còn ít và phần đông tập trung ở
những truyện ngắn trước 1975. Có thể điểm qua một số ý kiến tiêu biểu:
Giáo sư Hà Minh Đức khi nhận định về tác phẩm Mùa Lạc đã nhận
thấy: “Nguyễn Khải đã gián tiếp ca ngợi cuộc sống mới, môi trường mới và
có một thái độ trân trọng tình cảm nhân đạo thể hiện trong chiều sâu của tác
phẩm” [69, tr.193].
Nhà phê bình văn học Như Phong khi đánh giá về phương hướng tìm
tòi của Nguyễn Khải trong Mùa lạc đã nhận định: “Những truyện của Nguyễn
Khải đã có những chủ đề tư tưởng cao đọc lên làm cho người ta phải nghiêm
chỉnh suy nghĩ về cách đối xử với con người như thế nào cho phải, cho đúng
với đạo đức xã hội chủ nghĩa” [69, tr.195]. Các nhà nghiên cứu như Thành
Duy, Vũ Cao, Mai Liên khi nhận xét về hai tập truyện ngắn Mùa Lạc và Hãy
đi xa hơn nữa đều khẳng định: nhà văn Nguyễn Khải đã đặt ra và giải quyết
những vấn đề của cuộc sống xã hội trên cơ sở đường lối chính trị của Đảng.
Trần Thanh Phương khi đánh giá tập truyện Hà Nội trong mắt tôi đã
khẳng định: “sự khác đi của Nguyễn Khải ở lứa tuổi ngoài 60 chứng tỏ ông
vẫn không ngừng đổi mới cách viết của mình” [69, tr.379]. Nguyễn Hữu Sơn
khi đọc Truyện ngắn và tạp văn của Nguyễn Khải đã nhận định: “Văn ông
thật giàu chiêm nghiệm, sự lịch lãm, trải đời” [69, tr.383]. PGS Hà Công Tài



7

cho rằng: “mặt mạnh của cây bút Nguyễn Khải là ở sự thể hiện những nhân
vật mà ông gửi gắm nhiều niềm tin và khát vọng của mình” [69, tr.17]. Bởi lẽ
“Nguyễn Khải phát hiện nhiều vấn đề nhân sinh ẩn giấu sau những cuộc đời,
những quan niệm về đạo đức truyền thống, lợi ích kinh tế, giá trị đồng tiền”
[69, tr.27].
Tóm lại các nhà nghiên cứu phê bình đều có chung ý kiến đánh giá về
phong cách nghệ thuật Nguyễn Khải là phong cách văn xuôi chính luận, triết
luận. Chất chính luận, triết luận trong tác phẩm của Nguyễn Khải nổi lên như
một ưu thế góp phần không nhỏ vào sự thành công trong sự nghiệp sáng tạo
của ông. Chất triết luận qua các sáng tác ngày càng gia tăng theo thời gian.
Đặc biệt với dung lượng và đặc thù thể loại của truyện ngắn thì chất triết luận
lại thể hiện ở nhiều góc độ đa dạng. Nội dung triết luận ấy sẽ chi phối một số
đặc điểm nghệ thuật của tác phẩm.
2.2. Chất chính luận, triết luận chi phối một số phương diện nghệ thuật
truyện ngắn Nguyễn Khải
Các ý kiến nhận xét, đánh giá về sáng tác của Nguyễn Khải đều tập
trung khẳng định đề tài chủ yếu qua các sáng tác của nhà văn là bám sát hiện
thực cuộc sống quan tâm tới tính vấn đề, nghĩ bằng vấn đề.
Điều quan trọng nằm ở chỗ ông biết nhìn ra vấn đề nơi người khác
không thể thấy… Nguyễn Khải không chỉ dừng lại ở mức độ nêu vấn đề.
Ông cố gắng trình bày sự nghiên cứu, nhiền ngẫm của riêng mình nên
cuối cùng cũng giống như một nhà khoa học dù thành công hay thất bại ông
cũng đều đem tới cho bạn đọc ít nhiều bổ ích nhờ ở những phát hiện từ những
kinh nghiệm cá nhân [69, tr.133].
2.2.1. Nội dung triết luận chi phối cốt truyện và kết cấu
Đa số các nhà nghiên cứu đều nhận thấy cốt truyện của Nguyễn Khải

thường không chặt chẽ, không theo kiểu kết cấu truyền thống. Vương Trí


8

Nhàn cho rằng: “Mạch truyện (của Nguyễn Khải) rất đơn giản, có thể hình
dung nó như một đường thẳng đều đều từ đầu đến cuối, không có đỉnh điểm,
cao trào, thắt nút, cởi nút gì hết. Tác giả gần như gặp đâu kể đấy, chỉ dùng
một ít liên tưởng đơn giản để chuyển mạch truyện” [38, tr.62].
Các ý kiến thống nhất khi đánh giá cốt truyện của Nguyễn Khải khá
đơn giản, có tác phẩm không có cốt truyện.
Đánh giá về kết cấu trong tác phẩm của Nguyễn Khải, Giáo sư Phan Cự
Đệ nhận ra “lối viết trí tuệ của Nguyễn Khải ảnh hưởng đến cả kết cấu của nhiều
truyện ngắn…” [69, tr.51]. Phần đông các ý kiến đều nhận thấy Nguyễn Khải đã
sử dụng nhiều kiểu kết cấu đa dạng để phục vụ cho nội dung chính luận.
2.2.2. Nội dung triết luận chi phối cách xây dựng nhân vật
Nhiều nhà nghiên cứu nhận định về sự thiếu hoàn chỉnh trong cách xây
dựng nhân vật của Nguyễn Khải.Giáo sư Phong Lê cho rằng: “Làm gì có nhân
vật, chỉ có lời và lời. Lời nào cũng thông minh và lý sự” (Văn học những năm
80). Nguyễn Văn Hạnh nhận định: “Trong nhiều trường hợp có thể nói
Nguyễn Khải chưa xây dựng được tính cách mà chỉ có những nhận xét khá
sắc sảo về tính cách” [75, tr.54] Phó Giáo sư Nguyễn Văn Long cho rằng:
“Nhân vật của Nguyễn Khải vẫn được coi là những bức vẽ còn dang dở, đó là
những phác thảo khá sắc nét, tài tình nhưng tác giả chưa bao giờ vẽ cho hoàn
hảo”. Sở dĩ có điều đó là vì “với Nguyễn Khải nhân vật trước hết và chủ yếu
là để đưa ra được vấn đề” [8]. Giáo sư Phan Cự Đệ cho rằng thủ pháp độc đáo
mà Nguyễn Khải phát huy và sử dụng là “những trang phân tích tâm lý, hình
thức nhân vật đứng ra làm người kể chuyện, những lời bình luận nhằm nâng
cao ý nghĩa triết học và đạo đức nhân sinh” [69, tr.35] của các sự kiện và lý
giải chiều sâu nội tâm của hành động nhân vật. Ý kiến của Đào Thủy Nguyên

cũng cùng nhận định trên. Từ 1980 đánh giá về nhân vật trong các tác phẩm
của Nguyễn Khải các ý kiến của Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh, Tiến sĩ


9

Nguyễn Thị Bình đều thống nhất nhận định: Nhân vật trong các tác phẩm của
Nguyễn Khải, thường có đặc điểm là tinh khôn, tháo vát, ham suy nghĩ, triết lý
người nào cũng khôn ngoan, cũng trải đời, thạo đời, lõi đời và thích dạy đời,
Tiến sĩ Nguyễn Thị Bình khẳng định: “Trí tuệ là phẩm chất hàng đầu của các
nhân vật có khả năng thích ứng với thời thế”[2]. Vì thế “nhân vật truyện là
nhân vật tư tưởng” [2]. Bản thân nhà văn cũng nhận thấy mình “mới chỉ xây
dựng được những nhân vật sống trong từng chương chứ chưa sống được trong
mọi chương của cuốn truyện”. Đáng lẽ “nhân vật phải dắt kéo tôi đi”, trong khi
đó “tôi phải dắt kéo nhân vật”[43]. Lại Nguyên Ân cho rằng: “Diện mạo nhân
vật ở anh Khải nhiều khi chỉ rõ nét do suy nghĩ, tư tưởng của nó”[2]
Nhà nghiên cứu Thành Duy khi đánh giá về nhân vật trong các tập
truyện Mùa Lạc, Hãy đi xa hơn nữa đã nhận định: “Nguyễn Khải chú ý thể
hiện không phải sự thay đổi về đời sống vật chất mà chính là những thay đổi
về đời sống tinh thần của họ khi tiếp nhận ánh sáng của cuộc sống mới”
[69, tr.203]. Nguyễn Hữu Sơn đọc truyện ngắn và tạp văn Nguyễn Khải đã
khẳng định: “Có thể nói Nguyễn Khải không chỉ sống với nhân vật mà ông
còn chiêm nghiệm nhân vật nữa” [69, tr.383]
Hà Công Tài khi điểm qua những chặng đường văn Nguyễn Khải đã
nhận xét: “Mặt mạnh của cây bút Nguyễn Khải là ở sự thể hiện những nhân
vật mà ông gửi gắm niềm tin và khát vọng của mình” [69, tr.17]
Đinh Quang Tốn khi giới thiệu tập truyện Hà Nội trong mắt tôi đã cho
rằng “Các nhân vật trong truyện Nguyễn Khải chỉ là những quân cờ trong tay
ông phục vụ ý đồ chiến lược mà ông đã vạch sẵn [69, tr.83]
2.2.3. Nội dung triết luận chi phối cách sử dụng ngôn ngữ, giọng điệu

Những bài nghiên cứu về Nguyễn Khải tập trung làm sáng tỏ những
đặc điểm ngôn ngữ nghệ thuật của nhà văn Phan Cự Đệ nhận xét: “Ngôn ngữ
kể chuyện của Nguyễn Khải đôi khi khách quan một cách lạnh lùng, tạo điều


10

kiện cho các sự việc hàng ngày đi thẳng trực tiếp đến người đọc. Tác giả cố
giấu mình đi để cho sự việc nổi lên một cách hùng hồn”
Trước năm 1975, nhiều ý kiến cho rằng: Giọng văn Nguyễn Khải “Sắc
sảo nhưng lạnh, thiếu chất trữ tình” (Đoàn Trọng Huy). Ngược lại, Nguyễn
Văn Hạnh lại thấy “bên cạnh một Nguyễn Khải” ghi chép “sự việc một cách
tỉnh táo, lạnh lùng ta lại có thêm một Nguyễn Khải đằm thắm” [27].
Đoàn Trọng Huy trong giáo trình văn học Việt Nam nhận xét:
Không chỉ kể bằng giọng của mình, bằng lời của người dẫn chuyện tác
giả còn biến hóa thành nhiều giọng điệu phong phú khác nhau: có đối thoại,
có độc thoại, có ngôn ngữ trực tiếp, có ngôn ngữ nửa trực tiếp. Đôi khi nghị
luận nhiều rồi Nguyễn Khải lại đưa vào lời nói mộc mạc dung dị, thông tục
thường ngày của quần chúng.
Lại Nguyên Ân cho rằng: “Đặc sắc ngôn ngữ Nguyễn Khải, một ngôn
ngữ rất văn xuôi” [69, tr.320]
Vương Trí Nhàn khẳng định: Giọng điệu Nguyễn Khải là “một giọng
văn vừa tự nhiên, vừa duyên dáng, dân dã chứ không phải làm điệu, làm dáng
mà có” [38, tr.62].
Ngô Thảo lại thấy các trang viết của Nguyễn Khải không chỉ có cái
nhìn sắc lạnh của một lý trí sáng suốt mà còn nồng nàn tình người hồn hậu
dẫu có khi vụng về” [69, tr.430].
Tiến sĩ Nguyễn Thị Bình cho rằng: “Gắn liền với nhu cầu đối thoại, bàn
bạc, tranh luận giọng văn Nguyễn Khải là giọng đa thanh, trong lời kể thường
có nhiều lời kể, trong một giọng kể bao hàm nhiều giọng màu sắc tự tin xen

lẫn màu sắc hoài nghi, vẻ tự hào lạc quan lẫn trong ý vị ngậm ngùi, chua
chát” [69, tr.141].
Khi đánh giá về giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Khải
từ 1980 lại đây, TS Bích Thu đã nhận xét: “Giọng triết lý, tranh biện trong


11

truyện Nguyễn Khải thường mang tính chất đối mặt nhằm cọ sát các quan
điểm” [69, tr.123]. Tác giả Nguyễn Hữu Sơn lại nhận định về giọng điệu của
Nguyễn Khải qua truyện ngắn là: “Giọng văn kể truyện cà kê, vừa sắc sảo,
tinh tế, vừa hóm hỉnh” [69, tr.393]. Tôn Phương Lan lại khẳng định: “Nghệ
thuật kể truyện của Nguyễn Khải trong nhiều sáng tác sau chiến tranh đã có
một sắc điệu riêng. Câu truyện giữa các nhân vật lắm khi biến thành cuộc luận
chiến giữa các ý tưởng và kịch tính trong nhiều tình huống đã khiến mỗi nhân
vật đều mang dáng dấp của một triết nhân” [69, tr.415].
Qua việc tìm hiểu các công trình nghiên cứu về Nguyễn Khải, có thể
nhận thấy, các nhà nghiên cứu, phê bình văn học đều thống nhất ở một điểm:
Phong cách văn xuôi của Nguyễn Khải là phong cách chính luận, triết luận.
Điều đó có ảnh hưởng sâu sắc đến ngòi bút nghệ thuật của nhà văn từ nội
dung tư tưởng đến hình thức nghệ thuật của các tác phẩm.
Đặc điểm triết luận trong ngòi bút Nguyễn Khải không phải là hoàn
toàn mới mẻ. Đó là sự kế thừa những tinh hoa của văn học thế giới, văn học
dân tộc và đặc biệt phát triển trong xu thế chung của văn học thời đại. Giới
nghiên cứu đều khẳng định sự chuyển biến sâu sắc của ngòi bút Nguyễn Khải
ở hai giai đoạn trước và sau 1978 là từ chính luận sang triết luận và càng ở
giai đoạn sau triết luận càng gia tăng.
3. Mục đích nghiên cứu
Lịch sử vấn đề trên cho thấy hầu như công trình nào nghiên cứu về
Nguyễn Khải cũng đều đã có ít nhiều nói đến nội dung chính luận, triết luận

trong sáng tác của ông. Tuy nhiên chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu
một cách hệ thống vấn đề này trong truyện ngắn Nguyễn Khải. Đặc biệt những
truyện ngắn của ông ở những năm gần đây chưa được các nhà nghiên cứu tìm
hiểu sâu. Vì thế luận văn đặt mục đích nghiên cứu khuynh hướng triết luận
trong truyện ngắn Nguyễn Khải nhằm làm sáng tỏ một phương diện nghệ thuật


12

truyện ngắn của nhà văn hy vọng từ đó góp thêm vào quá trình tìm hiểu đặc
điểm phong cách nghệ thuật Nguyễn Khải và khẳng định những đóng góp của
ông trong nền văn xuôi Việt Nam hiện đại, đặc biệt là ở lĩnh vực truyện ngắn.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn tiến hành nghiên cứu Khuynh hướng triết luận trong
truyện ngắn Nguyễn Khải, làm rõ đặc điểm khuynh hướng này trong sáng
tạo nghệ thuật của nhà văn. Từ đó hiểu rõ phong cách triết luận của nhà
văn qua các giai đoạn sáng tác, nội dung triết luận ấy chi phối hình thức
nghệ thuật của tác phẩm.
Để làm rõ yêu cầu mà luận văn đặt ra chúng tôi tiến hành khảo sát các
tập truyện ngắn sau của nhà văn:
- Mùa lạc (1960).
- Hãy đi xa hơn nữa (1965).
- Một người Hà Nội (1990).
- Một thời gió bụi (1993).
- Hà Nội trong mắt tôi (1995).
- Truyện ngắn (1997).
- Truyện nghề (1999).
- Sống ở đời (2001).
- Tuyển tập truyện ngắn Nguyễn khải (2002).
Ngoài ra chúng tôi còn tham khảo một số truyện ngắn của Nguyễn Khải

trên các báo. Tuy nhiên để có một cái nhìn toàn diện, sâu sắc về văn phong
Nguyễn Khải đặc biệt là nội dung triết luận trước và sau thời kỳ đổi mới,
chúng tôi còn khảo sát thêm một số thể loại khác trong sáng tác của Nguyễn
Khải cũng như những nhà văn khác.


13

5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để hoàn thành công trình nghiên cứu, chúng tôi sẽ vận dụng các
phương pháp nghiên cứu sau:
5.1. Phương pháp phân tích tác phẩm
Phân tích tác phẩm theo đặc trưng thể loại để làm rõ về phương diện
nội dung và nghệ thuật, làm sáng tỏ chất triết luận trong các tác phẩm.
5.2. Phương pháp hệ thống
Xem xét những sáng tác của Nguyễn Khải trước và sau thời kỳ đổi mới
trong hệ thống quan niệm nghệ thuật thống nhất và sáng tạo của nhà văn. Đặc
biệt chú ý sự chuyển biến của lịch sử kéo theo sự chuyển biến trong tư duy
nghệ thuật của tác giả. Trong quá trình nghiên cứu luận văn phương pháp hệ
thống sẽ giúp soi sáng các hình tượng văn học và ý nghĩa triết luận của chúng.
5.3. Phương pháp so sánh
Để khẳng định nội dung triết luận trong truyện ngắn Nguyễn Khải với
những nét riêng biệt, độc đáo, luận văn còn đối chiếu, so sánh các sáng tác
của Nguyễn Khải với các nhà văn hiện đại cùng thời.
6. Cấu trúc nội dung của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, danh mục Tài liệu tham khảo, Nội dung
của luận văn gồm 3 chương:
Chƣơng 1. Nguyễn Khải - Cuộc tìm kiếm một thế giới nghệ thuật giàu
tính triết luận
Chƣơng 2. Nội dung triết luận trong truyện ngắn Nguyễn Khải

Chƣơng 3. Khuynh hướng triết luận như một phương diện nghệ thuật
trong truyện ngắn Nguyễn Khải


14

NỘI DUNG
Chƣơng 1. NGUYỄN KHẢI - CUỘC TÌM KIẾM MỘT THẾ GIỚI
NGHỆ THUẬT GIÀU TÍNH TRIẾT LUẬN
1.1. Khái niệm triết luận trong sáng tác nghệ thuật
1.1.1. Khái niệm chung về chính luận, triết luận
Trước hết cần làm rõ các khái niệm chính luận, triết lý, triết luận mà lâu
nay các tài liệu nghiên cứu thường sử dụng.Theo Từ điển Tiếng Việt của nhà
xuất bản Đà Nẵng năm 1998 thì chính luận nếu hiểu ở góc độ thể loại là một
thể văn phân tích, bàn bạc, bình phẩm về những vấn đề chính trị, xã hội. Ở
đây chúng tôi không nghiên cứu chính luận như một thể loại văn học mà
chúng tôi cho rằng chính luận là luận bàn về những vấn đề chính trị, xã hội.
Trong “Từ điển Tiếng Việt” của Nhà xuất bản Thanh niên năm 2002 lại
cho rằng: “Triết lý là ý niệm của nhân loại khi đã tự đưa đời sống ấy lên một
chỗ thích hợp”. Hoặc đó là “ý niệm riêng của mình về việc gì”.
“Từ điển Tiếng Việt” Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin 1999 - 2000
cũng cho rằng triết lý là quan niệm về cuộc sống và cách giải quyết những
vấn đề mà nó nêu lên.
Từ những khái niệm trên chúng ta có thể hiểu triết luận là luận bàn, lý
giải những vấn đề của đời sống, nhằm đạt tới những khám phá về bản chất và
quy luật của nó. Sự khám phá bắt đầu từ những hiện tượng cụ thể của đời
sống để đạt tới chân lý mang ý nghĩa phổ quát.
1.1.2. Triết luận trong sáng tác nghệ thuật
Tư duy nghệ thuật khác với tư duy triết học. Nhà triết học đi tìm ý
nghĩa của cuộc sống khi hướng tới việc khám phá những quy luật từ những

hiện tượng của đời sống. Còn người nghệ sỹ trong sáng tác nghệ thuật lại thể
hiện lối tư duy riêng, chất chính luận, triết luận trong nghệ thuật gắn với


15

những đặc trưng cơ bản của sáng tạo nghệ thuật. Triết luận của người nghệ sỹ
là từ những trải nghiệm của mình, mang bản sắc cá nhân và gắn bó mật thiết
với thế giới hình tượng.
Tác phẩm văn học nào cũng chứa đựng tư tưởng của người nghệ sỹ
nhưng không phải bất cứ sáng tạo nghệ thuật nào cũng có chất triết luận.
Trong mỗi thời đại khi yêu cầu của lịch sử có những vấn đề bức xúc đặt ra với
con người ở những thời điểm cụ thể thì trong nghệ thuật thường xuất một
khuynh hướng văn chương mang tính triết luận hướng tới giải quyết những
vấn đề về đời sống tư tưởng của con người. Triết luận trở thành một trong
những khuynh hướng tư tưởng của văn học, thấm nhuần trong toàn bộ thực
thể của tác phẩm. Triết luận ấy được đúc rút từ hiện thực nhân sinh xã hội.
Hiệu quả nghệ thuật của nó là nhà văn vẫn nói chuyện chính trị, thế sự nhưng
từ đó mà khái quát được những điều sâu xa, có ý nghĩa phổ quát về đời sống
trong mọi sự biến thiên của thời cuộc.
Đi tìm khuynh hướng triết luận trong văn học là thông qua những yếu
tố nghệ thuật để từ đó rút ra những tư tưởng, những triết lý về đời sống xã hội
mà nhà văn gửi gắm trong tác phẩm.
1.2. Khuynh hƣớng triết luận trong văn học
1.2.1 Trong văn học thế giới
Trong lịch sử phát triển của văn học thế giới, chất triết lý đã nảy sinh
và biểu hiện từ xa xưa. Văn học cổ đại Hy Lạp đã từng nổi tiếng với những bi
kịch giàu chất triết lý như: “Prômêtê bị xiềng” (E sin), “Ơđíp làm vua”
(Xôphơclơ), “Mêđê”, “Những đứa con của Hêraklex” (Ơripit)…Nhưng chất
triết luận chỉ thực sự nổi lên như một khuynh hướng trong văn học phương

Tây từ thời Phục hưng với những sáng tác của Frăng xoa Rabơle (Pháp),
Mighen đơ Xecvăngtex (Tây Ban Nha), Uyliam Secxpia (Anh). Đặc biệt
người ta nói đến sự phát triển mạnh mẽ của văn học phương Tây từ thế kỷ


16

XVI – XVII với những ảnh hưởng sâu sắc và lớn lao của triết học Gaxăngđi
và triết học Đêcác.
Đêcác là nhà triết học, nhà khoa học lớn, có ảnh hưởng mạnh mẽ đến
thời đại và ảnh hưởng lâu dài đến lịch sử dân tộc Pháp. Là người đề xướng
triết học duy lý, ông đánh giá cao khả năng, vai trò của tư duy lý luận mà vấn
đề cơ bản của triết học là quan hệ giữa tư duy và tồn tại. Ông nêu lên nguyên
lý: “Tôi tư duy vậy tôi tồn tại”. Ông đề cao tư duy lý tính, xem nhẹ trực quan
cảm tính.
Triết học duy lý của Đêcác là thành tựu lớn của tư tưởng Pháp thế kỷ
XVII. Nó đặt cơ sở cho thế giới quan khoa học của thời đại. Bên cạnh những
mặt tiến bộ, nó cũng có những hạn chế nhất định. Triết học duy lý của Đêcác
đã in dấu ấn rất đậm trong văn học cổ điển chủ nghĩa Pháp từ lý luận đến sáng
tác, từ sự lựa chọn đề tài đến những thành tựu về nghệ thuật.
Trong nền văn học Pháp ở thế kỷ XVIII chất triết lý gắn với các nhà
cách mạng từ Vonte tới Giăng-giắc Rútxô. Vonte đã sáng tác hàng loạt tác
phẩm gọi là “Truyện triết học”. Những truyện của ông thường mang dáng
dấp truyện cổ dân gian nhẹ nhàng, giản dị, yếu tố thực lẫn với yếu tố hoang
đường, kỳ ảo, trong đó có thần thánh. Cũng như nhiều nhà văn ở thế kỷ XVIII
Vonte nhìn thấy lợi thế ở thể loại này nên đã sử dụng nó ở góc độ cao hơn khi
đem lồng vào nội dung tư tưởng triết học.
Nhận thức của Vonte về vấn đề triết học trải qua thời gian càng ngày
càng gay gắt thêm. Nhà văn phê phán trực tiếp xã hội Pháp, ca ngợi con người
với niềm tin lạc quan vào lý trí và khả năng vô tận của con người. Ông hy

vọng nhiều nhất vào những con người khổng lồ về phương diện tư tưởng, có
lý trí sáng suốt, dám phê phán xã hội đương thời. Sứ mệnh của họ cũng là sứ
mệnh của các nhà khoa học ánh sáng.


17

G.V Gớt (nhà thơ Đức) thế kỷ XVIII với Fauxtơ, đã triết lý về con
người trong cuộc đấu tranh để khẳng định cái tốt đẹp vươn tới sự hoàn thiện
trong bản thân. “Fauxtơ và Mêphixtô là hai mặt của một vấn đề”, là hai mặt
của tốt, xấu, thiện, ác, ánh sáng và bóng tối trong một con người. Cuộc đấu
tranh giữa Fauxtơ và quỷ Mêphixtô diễn ra quyết liệt để khẳng định sự chiến
thắng của cái thiện và niềm tin sâu sắc của tác giả vào con người, khi con
người luôn đấu tranh quyết liệt để vươn tới ánh sáng và tìm lẽ sống chân
chính. Cuộc sống là sự vươn lên không ngừng vì thế hình tượng quỷ
Mêphixtô “do chúa ban cho con người” là để tạo nên hoàn cảnh kích thích
con người ta đấu tranh bằng tinh thần lạc quan.
Điđơrô (nhà văn Pháp) ở thế kỷ XVIII đồng thời là nhà triết học lại
quan niệm về “Cái thật, cái tốt và cái đẹp rất khăng khít với nhau”[25, tr.329].
Giữa cái thật và cái tốt thì ông xếp cái thật lên vị trí hàng đầu. Nó là tiêu
chuẩn cao nhất để đánh giá tác phẩm nghệ thuật. Muốn đạt được điều đó
người nghệ sĩ không thể xa rời tự nhiên. “Nếu sự quan sát tự nhiên không
phải là thị hiếu chủ đạo của nhà văn hoặc của nghệ sỹ, ta đừng trông chờ họ
tạo nên được cái gì đáng giá cả” [24, tr.329]. Từ đó ông đòi hỏi nghệ thuật
phải trở thành một thứ vũ khí đấu tranh cho tiến bộ xã hội, cho sự thắng lợi
của tư tưởng ánh sáng.
Đầu thế kỷ XX rất nhiều nhà văn lớn bước ra khỏi cuộc chiến với tâm
trạng hoài nghi, thất vọng. Nhà văn Mỹ Hêminguây đã từng xem thế hệ của
mình là thế hệ bỏ đi. Aragông cũng tuyệt vọng nhưng may mắn là cuộc đời
ông lại có Enxa Triôlê mà được hồi sinh. Như phần đông các nhà văn đều rơi

vào trạng thái bi quan, tuyệt vọng. Franx Kapka (nhà văn Tiệp viết tiếng Đức
1883-1924) là người luôn hoài nghi khi không lý giải được cái vô nghĩa của
đời sống, của số phận con người. Những tác phẩm tiêu biểu như “Vụ án”,
“Biến dạng” được xem là tác phẩm có giá trị nhất của văn học thế ký XX.


18

Câu truyện về biến dạng, hóa thân không phải la xa lạ, đặc biệt đối với huyền
thoại và văn học dân gian, song dấu vết tinh tế hàm ẩn cái bi đát trong vấn đề
triết lý, nhân sinh của thế giới hiện đại phương Tây nằm ở các chu kỳ không
hoàn trả lại cái kiếp ban đầu qua “biến dạng” của Kafka. Quá trình biến dạng
của GrêgoXamxa khép kín, vô vọng: Người - bọ - cái chết. Hiện tượng vật
hóa của Grêgo là một hình tượng cụ thể hóa điều đã xảy ra trong con người
của anh trước đây, một cuộc sống mà tới nay khi hóa thành bọ anh mới bắt
đầu đặt những câu hỏi về nó. Trạng thái này rất gần với điều mà các nhà hiện
sinh gọi là “Sự thức tỉnh triết học”.
Nhà văn Pháp theo chủ nghĩa hiện sinh la Anbe Camuy (1913 - 1960) lại
triết luận về thân phận con người: “Chính ở trong thế giới này mà tôi đáp lại cái
phi lý bằng sự nổi loạn của tôi, tự do của tôi và sự say mê của tôi. Chỉ bằng
hoạt động của lương tâm mà tôi biến đổi cái gì đó mời mọc đến cái chết thành
quy tắc sống và tôi khước từ sự tự vẫn” [24, tr.738]. Lý thuyết hiện sinh phi lý
và sự chuyển biến tư tưởng liên tục của Camuy trong cuốn Dịch hạch phản ánh
hình tượng chủ nghĩa phát xít đồng thời thể hiện quan điểm siêu hình, bi quan,
hoài nghi về tương lai của loài người, mặt khác ông vẫn coi trọng phẩm chất
con người và khẳng định sự nhập cuộc của con người để tồn tại.
Nhà nghiên cứu văn học Nga A.G. Bosarốp trong tác phẩm “Cuộc tìm
tòi vô tận” đã khẳng định “Ngày nay dung lượng triết lý của tác phẩm, tính
toàn vẹn và biểu hiện trong quan niệm về thế giới và con người là những nhân
tố quyết định”. Theo Hoàng Ngọc Hiến ở Liên Xô (cũ) cũng đã từng có một

khuynh hướng tiểu thuyết chính luận phát triển mạnh mẽ theo truyền thống
Ooveskin. Các tác phẩm Quy luật vĩnh cửu, Chuyện thường ngày ở huyện
được đặt tên là tiểu thuyết triết lý. Như vậy trong văn học xô viết đã tồn tại
khuynh hướng chính luận, triết luận và có sự dịch chuyển từ chính luận sang
triết luận.


19

Tựu chung lại chúng ta có thể khẳng định: Chất triết luận trong văn học
thế giới đã có từ lâu đời. Các nhà văn nhà triết học nổi tiếng thế giới gửi gắm
trong sáng tác của mình những những quan niệm mang tính triết học về vấn
đề con người qua những mối quan hệ phức tạp của cuộc sống. Trong những
quan điểm ấy có những tư tưởng triết luận thể hiện niềm tin, sự lạc quan về
con người, động viên con người phấn đấu vươn tới để có thể đạt được ước
nguyện của mình. Tuy nhiên cũng có những quan điểm triết lý siêu hình thể
hiện sự bi quan, chán nản, tuyệt vọng về con người, về cuộc đời.
1.2.2. Khuynh hướng triết luận trong văn học Việt nam
1.2.2.1. Trong văn học truyền thống
Những sáng tác văn học dân gian truyền miệng từ xa xưa của người lao
động đã phần nào thể hiện những triết lý về con người, về cuộc đời. Mỗi câu
tục ngữ, ca dao, truyện ngụ ngôn, cổ tích, truyện cười là một triết lý về cuộc
sống. Chỉ một câu tục ngữ: “Có cứng mới đứng đầu gió” đủ để khái quát một
triết lý của người lao động trong mối quan hệ giữa con người với thời thế.
Nền văn học Việt Nam phát triển trong thời đại của chế độ phong
kiếnmang tính chất “văn - sử - triết bất phân”. Những sáng tác nổi tiếng của
văn học dân tộc như Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn), Cáo bình ngô (Nguyễn
Trãi), Truyện Kiều (Nguyễn Du) đều là những áng văn chương bất hủ mà ở đó
ngoài cảm hứng, hình tượng nghệ thuật còn có những kiến thức về lịch sử,
những triết lý về nhân sinh. Khi lui về ở ẩn trên đất Côn Sơn, Nguyễn Trãi

đâu chỉ vui thú với thiên nhiên, cây cỏ. Trong lòng người nghệ sĩ, người chiến
sĩ ấy vẫn canh cánh một nỗi niềm lo đời, lo nước. Những triết lý về cuộc đời
được ông khái quát sau những suy ngẫm sâu xa về mọi hiện tượng của đời
sống qua cơn dâu bể của thời thế:
Đủng đỉnh chiều hôm dắt tay
Trông thế giới phút chim bay


×