Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Kịch Nguyễn Đình Thi nhìn từ góc độ thể loại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (721.24 KB, 114 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

NGUYỄN THỊ LIÊN

KỊCH NGUYỄN ĐÌNH THI
NHÌN TỪ GÓC ĐỘ THỂ LOẠI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

HÀ NỘI, 2013


2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

NGUYỄN THỊ LIÊN

KỊCH NGUYỄN ĐÌNH THI
NHÌN TỪ GÓC ĐỘ THỂ LOẠI
Chuyên ngành: Lí luận văn học
Mã số: 60 22 01 20

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM


Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Kiều Anh

HÀ NỘI, 2013


3

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Thị Kiều Anh người cô đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên
cứu để hoàn thành luận văn này.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn khoa Ngữ văn và phòng đào tạo sau Đại
học trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong
suốt quá trình học tập và nghiên cứu bậc học Thạc sĩ tại trường.
Lời cảm ơn chân thành tôi xin gửi đến Trung tâm GDTX Mê Linh - Hà
Nội, bạn bè, đồng nghiệp cùng gia đình đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, động
viên, giúp đỡ tôi trong toàn khóa học.

Hà Nội, ngày 05 tháng12 năm 2013
Tác giả

Nguyễn Thị Liên


4

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng luận văn khoa học này là do chính bản thân tôi
thực hiện. Những luận điểm, luận cứ và những dẫn chứng được sử dụng trong
luận văn là hoàn toàn trung thực. Luận văn không trùng lặp với bất cứ một
công trình khoa học nào. Tôi cũng cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc

hoàn thiện văn bản của cuốn luận văn này, đã được cảm ơn và những dẫn
chứng, tài liệu tham khảo trong luận văn đều được tôi chú thích có nguồn gốc
rõ ràng, chính xác.

Hà Nội, ngày 05 tháng 12 năm 2013
Học viên thực hiện

Nguyễn Thị Liên


5

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 6
1. Lí do chọn đề tài......................................................................................... 6
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................ 7
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................... 11
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................. 11
5. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 12
6. Bố cục của luận văn.................................................................................. 12
NỘI DUNG.................................................................................................. 13
CHƯƠNG 1: XUNG ĐỘT TRONG KỊCH NGUYỄN ĐÌNH THI............... 13
1.1. Khái niệm xung đột kịch........................................................................ 13
1.2. Đặc điểm xung đột kịch Nguyễn Đình Thi ............................................ 14
1.3. Những xung đột cơ bản trong kịch Nguyễn Đình Thi ............................ 18
1.3.1. Xung đột giữa cái thật - cái giả:.......................................................... 18
1.3.3. Xung đột giữa quyền lực và quyền sống tự do con người: .................. 33
CHƯƠNG 2: NHÂN VẬT TRONG KỊCH NGUYỄN ĐÌNH THI............... 40
2.1. Khái niệm nhân vật kịch........................................................................ 40
2.2. Quan niệm nghệ thuật về con người trong kịch Nguyễn Đình Thi ......... 41

2.1. 1. Khái niệm quan niệm nghệ thuật về con người .................................. 41
2.1.2 Quan niệm nghệ thuật về con người trong kịch Nguyễn Đình Thi ....... 42
2.2.1. Cái nhìn của Nguyễn Đình Thi về thế giới tự nhiên............................ 43
2.2.2. Cái nhìn nghệ thuật của Nguyễn Đình Thi về con người..................... 45
2.2.2.1. Con người là nạn nhân của quyền lực .............................................. 45
2.2.2.2. Con người trí thức, nghệ sĩ là hiện thân cho cuộc đấu tranh vì nhân
dân và nền văn hóa dân tộc........................................................................... 46
2.3. Các kiểu nhân vật trong kịch Nguyễn Đình Thi ..................................... 48
2.3.1. Nhân vật từ hiện thực đời sống. .......................................................... 49


6

2.3.1.1. Nhân vật người cầm quyền .............................................................. 51
2.3.1.2. Nhân vật người trí thức, nghệ sĩ....................................................... 69
2.3.2. Nhân vật biểu tượng và nhân vật kỳ ảo............................................... 82
CHƯƠNG 3: NGÔN NGỮ TRONG KỊCH NGUYỄN ĐÌNH THI .............. 89
3.1. Khái niệm ngôn ngữ kịch ...................................................................... 89
3.2. Đặc điểm ngôn ngữ kịch Nguyễn Đình Thi ........................................... 90
3.2.1. Ngôn ngữ giàu chất thơ ...................................................................... 91
3.2.2. Ngôn ngữ đối thoại với lời thoại dài, đậm chất trí tuệ giàu ẩn ý, triết lí
sâu sắc.......................................................................................................... 97
3.2.3. Ngôn ngữ độc thoại .......................................................................... 101
KẾT LUẬN................................................................................................ 107
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................... 109


6

MỞ ĐẦU


1. Lí do chọn đề tài
1. Nguyễn Đình Thi là nhà văn có vị trí đặc biệt quan trọng trong nền
văn học Việt Nam hiện đại. Sự nghiệp văn học của ông bắt đầu từ sau cách
mạng tháng Tám - 1945. Người trí thức giàu lý tưởng ấy đã đến với cách
mạng, với thơ văn, với cuộc đời mới với tư cách là người chiến sĩ trên mặt
trận văn nghệ, người bộ hành không mệt mỏi. Nguyễn Đình Thi sáng tác trên
nhiều thể loại. Trên hành trình sáng tác của mình, ông không chỉ có những thể
nghiệm mới mẻ trong thơ, tiểu thuyết, mà còn có những đóng góp quan trọng
trong lĩnh vực kịch. Nghiên cứu kịch Nguyễn Đình Thi, do đó, là điều kiện tất
yếu để nhận diện bản sắc nghệ sĩ đa tài của ông, đồng thời khẳng định những
đóng góp của ông vào tiến trình văn học Việt Nam hiện đại.
2. Nguyễn Đình Thi đến với kịch khi tuổi đã xế chiều. Nói như Huy
Cận: “Có thể rất trẻ người ta đã làm được thơ hay. Nhưng phải đã sống nhiều
đã từng trải mới viết được kịch hay. Nguyễn Đình Thi viết các vở này vào
tuổi 50”. Cũng bởi điều này mà kịch của ông luôn chín chắn, mang nặng tính
suy tư, đúc kết và sự trăn trở đượm màu sắc triết học về vận mệnh dân tộc, số
phận con người. Tất cả điều này được thể hiện trong một lối viết hấp dẫn, độc
đáo gắn với những mâu thuẫn vừa mang tính thời đại, vừa mang tính lịch sử.
Trong hơn 60 năm cầm bút, sáng tác của Nguyễn Đình Thi luôn thu hút sự
chú ý tìm hiểu, lí giải của các nhà nghiên cứu. Qua khảo sát, chúng tôi nhận
thấy từ trước tới nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về Nguyễn Đình Thi,
khẳng định những thành công của ông trong sự nghiệp sáng tác và nghiên
cứu, phê bình nghệ thuật. Tuy nhiên, việc nghiên cứu về kịch Nguyễn Đình
Thi còn ít ỏi. Các ý kiến chủ yếu đề cập đến các vở kịch cụ thể và đời sống
sân khấu của chúng.


7


Với tất cả những lí do trên, chúng tôi quyết định lựa chọn việc phân
tích kịch Nguyễn Đình Thi từ góc nhìn thể loại làm đề tài luận văn thạc sĩ của
mình.
2. Lịch sử vấn đề
Cho tới nay đã có nhiều bài viết nghiên cứu về sự nghiệp sáng tác của
Nguyễn Đình Thi, nhưng nhìn chung các công trình nghiên cứu riêng biệt về
kịch thì chưa nhiều. Mặc dầu không sớm được đề cao song đến nay những tác
phẩm kịch của ông đã giành được sự quan tâm đích đáng của người nghiên
cứu. Trong số đó, có không ít những công trình tâm huyết của các tác giả như
Huy Cận, Hà Minh Đức, Tất Thắng, Tuệ Minh, Phan Trọng Thưởng… Qua
đây, nhiều phương diện đặc sắc về nội dung cũng như nghệ thuật kịch
Nguyễn Đình Thi đã được phân tích xác đáng như: tính triết lí, màu sắc bi
kịch, nội dung nhân bản, khuynh hướng tượng trưng, sự đan xen giữa hiện
thực và huyền ảo…
Trong bài viết “Đọc hai vở kịch ngắn của Nguyễn Đình Thi” (Người
đàn bà hóa đá và Cái bóng trên tường), Huy Cận có nhận xét thuyết phục:
“Hai vở kịch ngắn này đều nói đến cái định mệnh nghiệt ngã, tàn khốc đối với
nhân vật để rồi: cuối một vở để lại cái bâng khuâng, xa xót nghìn đời, cái xa
xót đứng sừng sững giữa trời đất, và cuối vở sau để lại nỗi ân hận, hối hận
chẳng bao giờ nguôi được” đồng thời tính chất mới mẻ, sáng tạo của hai tác
phẩm này còn được khẳng định đó là “chuyện xưa nhưng hồn truyện vẫn trẻ”
[43, tr. 354]
Nghiên cứu về thế giới kịch Nguyễn Đình Thi, nhà nghiên cứu Tất
Thắng cho rằng:
“Thế giới kịch của Nguyễn Đình Thi là một thế giới như hư, như thật,
nó kì ảo như một Giấc mơ nhưng lại sờ sờ ra đấy như Hòn Cuội, và
trong cái thế giới ấy, Nguyễn Đình Thi như làm hiện lên trước mắt ta,


8


trong sự tiếp nhận của ta, những con người, những cảnh đời vừa quen
vừa lạ, vừa thấy đấy như một dòng sông, một bến nước, một người vợ
đêm đêm chờ chồng… mà thoắt cái đã trở thành cái bóng oan nghiệt,
đã biến đi xa vời vợi như mặt trăng trong ở tít trên cao…” [Tạp chí Sân
khấu, số 219, năm 1999, tr.15].
Ở một chỗ khác của bài viết, ông nhấn mạnh: “Các vở kịch của
anh trừ Hoa và Ngần xem ra có vẻ thật một trăm phần trăm còn tất cả
để thấm nhuần không khí hư ảo và đông đặc tính chất huyền thoại” [43,
tr. 357]
Về đặc điểm kịch Nguyễn Đình Thi, Tất Thắng nhận xét:
“Đọc kịch của anh, đôi khi và hơn thế, nhiều khi người ta mất cảm giác
của người đọc kịch… Anh không biết kịch, mà chỉ mượn hình thái kịch
để sáng tạo nên cái thế giới của mình, cái thế giới trong đó mỗi con
người đều phải từ hiện thực mà vươn tới huyền thoại. Hiện thực trong
mối quan hệ xã hội, trong tính nhân bản mà huyền thoại trong khát
khao, trong tinh thần nhân đạo, hiện thực trong đời thường mà huyền
thoại trong thế giới lý tưởng của tác giả” [43, tr. 363]
Hay:
“Cái thế giới kịch của Nguyễn Đình Thi là một thế giới văn hóa mà nơi
dấu vết văn hóa cổ kim và đông tây, dân gian và bác học… được hội tụ
nhân bản và tinh thần nhân đạo nó có sức mạnh kỳ diệu đưa con người
và cảnh đời và cảnh đời từ hiện thực trở thành huyền thoại ” [43, tr.
363]
Khảo cứu đặc điểm nghệ thuật kịch Nguyễn Đình Thi, Trần Khánh
Thành và Bùi Thị Hợi viết:
“Kịch của Nguyễn Đình Thi giàu chất triết lí, hình tượng nghệ thuật đa
nghĩa, nhiều ẩn dụ, không dễ hiểu với tầng lớp bình dân. Thế giới kịch



9

của Nguyễn Đình Thi là một thế giới văn hóa đa dạng nhiều màu sắc,
nơi mà dấu ấn văn hóa cổ kim, đông tây, dân gian, bác học được hội tụ
và tỏa sáng. Dù đa dạng về sắc thái tính chất nhưng tất cả đều thể hiện
tình yêu tha thiết của một nghệ sĩ tài năng với dân tộc, với nhân dân,
thể hiện xót xa về số phận con người và những khát vọng sáng tạo nghệ
thuật”.
Nhà nghiên cứu Trần Hữu Tá cho rằng kịch Nguyễn Đình Thi “giàu
chất suy tưởng và thiên về tính trữ tình, triết lí”. Tương đồng với trên, nhà phê
bình Chu Văn Sơn khẳng định: “Phần lớn các vở kịch của Nguyễn Đình Thi
đều ít nhiều mang màu sắc bi kịch, tỏ rõ khuynh hướng tượng trưng và đậm
chất triết lí”. Bàn về kịch Nguyễn Đình Thi, Hà Minh Đức nhận định: “Kịch
Nguyễn Đình Thi là một thế giới mang màu sắc văn hóa, nơi mà dấu vết văn
hóa được quy tụ trong một nội dung nhân bản”.
Trong bài viết Nguyễn Đình Thi - nghệ sĩ và cách mạng, tác giả Tôn
Phương Lan hướng tới một đặc điểm khác trong kịch bản của ông: “Kịch của
ông giàu chất thơ, gửi gắm những tình cảm, những suy ngẫm về đạo đức, về
thời cuộc”.
Trong số các bài viết của các học giả nước ngoài về Nguyễn Đình Thi,
đáng chú ý là những nhận xét của Marian Tkachep trong bài viết về vở Giấc
mơ và tác giả. Nhà nghiên cứu viết:
“Bầu trời các vở kịch của Nguyễn Đình Thi rất phong phú về màu sắc
và rất nhiều chất thơ… Dù là kịch lịch sử hay những biểu tượng thần
tiên, Nguyễn Đình Thi đã biết kết hợp cái nhìn thực tế với khái niệm
thần thoại, quan hệ thời gian như một loại hình động cơ và vĩnh viễn
với ý thức lạ lùng về mối quan hệ ràng buộc con người với nhau, trong
một nhân loại không thể chia cắt được” [28, Inter].



10

Năm 1999, nhân sự kiện vở Rừng Trúc được dàn dựng và đạt huy
chương vàng tại Hội diễn sân khấu chuyên nghiệp, Phan Trọng Thưởng phân
tích sâu sắc về tư tưởng nghệ thuật, tính cách các nhân vật và nghệ thuật tổ
chức xung đột, từ đó nêu lên một số vấn đề lí luận sáng tác về đề tài lịch sử.
Tác giả bài viết cho rằng: “Rừng Trúc cho thấy khả năng khai thác vào các sự
kiện lịch sử tưởng như đã cũ để tìm ra trong đó những bài học”. Trong một
bài nghiên cứu khác Về một số nhân vật lịch sử trong vở kịch Rừng Trúc
của Nguyễn Đình Thi, tác giả Nguyễn Thị Chính cũng khẳng định: “Khai
thác đề tài lịch sử, ngòi bút của Nguyễn Đình Thi muốn tìm trong lịch sử
những gì gần gũi, mượn lịch sử để gửi gắm, chiêm nghiệm tư tưởng của
mình”. Tác phẩm vừa dựng lên những sự kiện lịch sử đầy bạo động, vừa khái
quát được những vấn đề về thế sự, nhân sinh. Mặc dù vở kịch “giàu chất văn
học và rất khó sân khấu hóa” nhưng khi đã được hóa thân trên sàn diễn nó
thực sự tạo nên hiệu quả chinh phục lớn lao.
Đặc biệt, trong luận án tiến sĩ “Nguyễn Đình Thi với thơ và kịch”, tác
giả Nguyễn Thị Chính đi sâu phân tích các kiểu xung đột nổi bật như: xung
đột thật - giả, xung đột giữa vận nước và số phận con người, xung đột quyền
lực và quyền sống tự do của mỗi cá nhân.
Qua phân tích sơ bộ các công trình nghiên cứu về kịch Nguyễn Đình
Thi, có thể nhận thấy: các công trình này đã đề cập sâu về một số khía cạnh tư
tưởng và nghệ thuật trong kịch Nguyễn Đình Thi. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều
bình diện nghệ thuật cụ thể, đặc biệt là sự phân tích kịch bản Nguyễn Đình
Thi dưới góc nhìn thể loại còn chưa được khai thác kĩ lưỡng.
Trên cơ sở kế thừa ý kiến của các nhà nghiên cứu đi trước, tác giả luận
văn thực hiện nghiên cứu đề tài Kịch Nguyễn Đình Thi nhìn từ góc độ thể loại
với mong muốn góp thêm ý kiến của mình vào việc khẳng định những đóng
góp của Nguyễn Đình Thi đối với nền văn học kịch Việt Nam, đồng thời cũng



11

góp thêm một cái nhìn vào việc nghiên cứu, giảng dạy văn học kịch nói
chung, kịch Nguyễn Đình Thi nói riêng ở các cấp học.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn đặt ra nhiệm vụ nghiên cứu kịch Nguyễn Đình Thi nhìn từ
góc độ thể loại nhằm chỉ ra những khả năng và giới hạn trong các sáng tác
kịch của ông và khẳng định những đóng góp của nhà văn vào tiến trình văn
học kịch Việt Nam hiện đại.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Kịch Nguyễn Đình Thi từ góc nhìn thể loại.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
Trong luận văn này, chúng tôi tập trung nghiên cứu 10 tác phẩm kịch
tiêu biểu Nguyễn Đình Thi. Cụ thể bao gồm:
1. Con nai đen (1961)
2. Hoa và Ngần (1975)
3. Giấc mơ (1977)
4. Rừng trúc (1978)
5. Nguyễn Trãi ở Đông Quan (1979)
6. Tiếng sóng (1980)
7. Người đàn bà hóa đá (1980)
8. Cái bóng trên tường (1982)
9. Trương Chi (1983)
10. Hòn cuội (1986)
Ngoài ra, để thấy được những đặc sắc trong kịch của Nguyễn Đình Thi,
chúng tôi tiến hành khảo sát so sánh tác phẩm của ông với một số tác phẩm
tác phẩm kịch của Nguyễn Huy Tưởng, Lưu Quang Vũ…



12

5. Phương pháp nghiên cứu
Tiến hành đề tài nghiên cứu, người viết vận dụng phối hợp các phương
pháp nghiên cứu khoa học sau:
5.1. Phương pháp loại hình;
5.2. Phương pháp hệ thống;
5.3. Phương pháp phân tích tổng hợp;
5.4. Phương pháp so sánh, đối chiếu;
5.5. Phương pháp thống kê.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, phần nội dung của
luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Xung đột trong kịch Nguyễn Đình Thi.
Chương 2: Nhân vật trong kịch Nguyễn Đình Thi
Chương 3: Ngôn ngữ trong kịch Nguyễn Đình Thi


13

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
XUNG ĐỘT TRONG KỊCH NGUYỄN ĐÌNH THI

1.1. Khái niệm xung đột kịch
Nói đến kịch là nói tới xung đột. Cở sở của kịch là những mâu thuẫn xã
hội, lịch sử, hoặc những xung đột muôn thuở của cuộc sống con người. Nét
chủ đạo ở kịch là kịch tính.
Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Xung đột là sự đối lập, sự mâu thuẫn

được dùng như một nguyên tắc để xây dựng các mối quan hệ tương tác giữa
các hiện tượng của tác phẩm như một nguyên tắc để xây dựng các mối quan
hệ tương tác giữa các hình tượng trong tác phẩm nghệ thuật” [18, tr. 297].
Tuy nhiên không phải mọi mâu thuẫn đều có thể trở thành xung đột. Theo Hồ
Ngọc, mâu thuẫn chỉ trở thành xung đột khi đáp ứng được các yêu cầu cơ bản
sau:
- Thứ nhất, về nội dung: “Mâu thuẫn phản ánh được những vấn đề chủ
yếu, cơ bản của cuộc sống, được nhiều người quan tâm tới” [33, tr. 101].
- Thứ hai, về hình thức: “Mâu thuẫn phải đạt tới mức độ không thể điều
hòa được, có nghĩa là hai mặt đối lập của mâu thuẫn phải phát triển tới mức
va chạm nhau và sự va chạm này chín muồi đến mức đòi hỏi phải giải quyết”
[33, tr. 102].
- Thứ ba, về dung lượng: “Mâu thuẫn phải chứa đựng được “tiền nhân
hậu quả” nghĩa là phải bộc lộ ra được cả nguyên nhân và điều kiện phát sinh
ra mâu thuẫn phải có quá trình phát triển và kết thúc” [2, tr. 104].
Có thể nói, xung đột là yếu tố không thể thiếu trong kịch. Xung đột hay
kịch tính là cơ sở của kịch, “được bộc lộ bằng sự va chạm - xô đẩy giữa
những tư tưởng có khuynh hướng chống đối và thù địch nhau” [39, tr. 201].


14

Đó có thể là xung đột giữa tính cách với hoàn cảnh, giữa các tính cách với
nhau, giữa những mặt khác nhau của cùng một tính cách, hoặc là sự đối lập về
quan niệm của bản thân các hình tượng… Xung đột làm thành hạt nhân của
các đề tài nghệ thuật. Cách thức và hướng giải quyết xung đột làm thành hạt
nhân của tư tưởng nghệ thuật. Trong tác phẩm kịch, xung đột có tính chất tập
trung cao độ, chi phối trực tiếp cấu trúc tác phẩm và nhịp độ vận động khác
thường của cốt truyện. Thiếu xung đột, tác phẩm mất đi đặc trưng cơ bản của
thể loại. Đây sẽ là tiền đề quan trọng để người viết tiến hành tìm hiểu về xung

đột trong kịch Nguyễn Đình Thi.
Có thể nhận thấy, các lý thuyết về xung đột kịch, theo thời gian, luôn
được bổ sung, phát triển. Cách nhìn về xung đột, các dạng xung đột ngày
càng đa dạng hơn. Ở những tác phẩm khác nhau của cùng một thời đại, xung
đột nghệ thuật thường mang những tính chất chung nhất định, đồng thời cũng
mang màu sắc cá nhân đậm nét.
1.2. Đặc điểm xung đột kịch Nguyễn Đình Thi
Xung đột vốn là đặc trưng cơ bản quan trọng nhất của kịch. Trong tác
phẩm kịch xung đột càng căng thẳng, quyết liệt thì sự thành công của tác
phẩm càng cao. Nhà văn tập trung khai thác sâu vào xung đột sẽ giúp cho
người đọc, người xem nhận thức sâu sắc giá trị đích thực của cuộc sống. Mỗi
nhà văn có cách thể hiện riêng bộc lộ sở trường, hứng thú và những tư riêng
của mình về các vấn đề của cuộc sống. Tuy trong tác phẩm khác nhau của
cùng một thời đại, xung đột thường mang những nét chung song sự đa dạng
của nó cho phép nhà văn lựa chọn những kiểu loại phù hợp để tạo thành một
thế giới riêng của mình. Nguyễn Đình Thi xây dựng mâu thuẫn, xung đột kịch
không phải dựa vào yếu tố sách vở, lý thuyết mà chính sự trải nghiệm, nắm
bắt, quan sát thực tế của mình. Việc nghiên cứu, khai thác về xung đột kịch
cũng như phong cách nghệ thuật kịch của ông đã được nhiều tác giả khẳng


15

định. Trong luận án tiến sĩ Nguyễn Đình Thi với thơ và kịch, tác giả Nguyễn
Thị Chính đã tiếp cận xung đột kịch Nguyễn Đình Thi ở ba hình thái cơ bản:
xung đột thật - giả, xung đột giữa vận nước và số phận con người, xung đột
giữa quyền lực và quyền sống con người.
Vở kịch đầu tiên của Nguyễn Đình Thi - Con nai đen ra mắt lần đầu
vào năm 1961 nhưng do những điều kiện lịch sử nhất định, tác phẩm phải
chịu số phận khá long đong. Bởi mối duyên đầu không suôn sẻ ấy chăng mà

rất lâu sau vở kịch thứ hai: Hoa và Ngần (1975) mới xuất hiện. Từ đây, khi
tác giả bước vào độ chín của sáng tạo, ông viết dồn dập các vở kịch Rừng
trúc (1978), Nguyễn Trãi ở Đông Quan (1979), Người đàn bà hóa đá (1980),
Cái bóng trên tường (1982), Trương Chi (1983), Giấc mơ (1983), Tiếng sóng
(1985), Hòn Cuội (1986). Như vậy, căn cứ vào thời gian sáng tác, có thể thấy
tác phẩm kịch của Nguyễn Đình Thi ra đời vào những năm tháng ác liệt của
cuộc kháng chiến chống Mỹ và những năm đầu của thời kỳ hậu chiến không
kém phần khốc liệt với những khó khăn mới trong đời sống thường nhật.
Trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, xu hướng chung của các nhà viết
kịch là tập trung khai thác mâu thuẫn xung đột địch - ta, từ đó toát lên vẻ đẹp
của những người chiến sĩ cách mạng. Đó thật sự là những hình mẫu mới mẻ
của thời đại. Tiêu biểu cho giai đoạn sáng tác này có Đào Hồng Cẩm với Chị
Nhàn (1961), Đại đội trưởng của tôi (1974). Các tác phẩm này thực sự là
những bài ca hào hùng về con người Việt Nam trong cuộc đấu tranh giải
phóng dân tộc.
Trong thời kỳ hậu chiến, cùng với âm hưởng ngợi ca chiến thắng, các
nhà viết kịch Việt Nam còn tập trung khai thác đề tài thế sự. Đây là một đặc
điểm lớn của đời sống sân khấu. Những vấn đề thiết yếu như mâu thuẫn địch
- ta, những mâu thuẫn trong nội bộ đời sống nhân dân, những mặt trái của
hiện thực chiến tranh, những nhu cầu bức thiết của cuộc sống khi chuyển từ


16

thời chiến sang thời bình, những vấn đề xã hội đạo đức, những cản trở của cơ
chế quan liêu bao cấp v.v… đã chi phối sâu sắc các mối quan hệ trong thực
tiễn đời sống cũng như trong tư tưởng nhân dân từ quy mô xã hội cho đến
mỗi gia đình, mỗi con người. Những tác phẩm như Nhân danh công lý (Doãn
Hoàng Giang), Tôi và chúng ta (Lưu Quang Vũ), Mùa hè ở biển (Xuân
Trình) tại thời điểm ra đời đã gây tiếng vang bởi tính chất táo bạo, dám nhìn

thẳng vào hiện thực đang đầy rẫy những bất công, tiêu cực, hủ lậu mà lâu nay
chúng ta quen ngợi ca, ngưỡng mộ.
Trong dòng mạch chung đó, Nguyễn Đình Thi đã chọn cho mình một
hướng đi riêng, âm thầm và lặng lẽ. Quan niệm về kịch của ông tuy chú ý đến
đặc trưng thể loại nhưng cũng không ở ngoài quan niệm chung về văn học
cách mạng: “Kịch cách mạng trước hết cũng phải hướng về phản ánh những
vấn đề, những xung đột của hiện thực cách mạng để chỉ ra hướng vận động
cho phong trào, không thể gò bó cuộc sống lớn lao vào trong khuôn mẫu chật
hẹp” [38, tr. 24]. Tuy nhiên, trong quá trình sáng tác, Nguyễn Đình Thi lại có
xu hướng vươn tới những vấn đề đặt ra cho muôn đời: thiện - ác, hạnh phúc bất hạnh, những bi kịch nhân sinh… như chính ông tâm niệm: “Viết theo
lương tâm và tình cảm tự nhiên, viết theo sự thật mình thấy và hiểu biết, viết
về lẽ phải mình nhận được, viết để cố gắng làm hay làm đẹp cho người” [43,
tr. 338].
Kịch Nguyễn Đình Thi cho thấy cách nhìn và hướng giải quyết các vấn
đề của cuộc sống theo một hướng khác. Tác giả tìm đến loại hình kịch để gửi
gắm những vấn đề làm ông suy nghĩ đã mấy chục năm, mong tìm câu trả lời
về kiếp sống ý nghĩa của con người. Đọc kịch Nguyễn Đình Thi, Hà Minh
Đức nhận xét:
“Xung đột kịch Nguyễn Đình Thi không phải là những tình huống mâu
thuẫn đúc lại thành xung đột có tính chất sách vở, mà được khai thác từ


17

cuộc đời thật trong những thời gian và không gian khác nhau. Chuyện
của con người, chuyện của muôn đời không có gì mà gần gũi, xót xa,
đớn đau”. [37, tr. 27]
Bàn về xung đột trong kịch Nguyễn Đình Thi, nhà nghiên cứu sân khấu
Tất Thắng khái quát:
“Hình thái xung đột quán xuyến trong kịch Nguyễn Đình Thi là sự diễn

tả cuộc sống như ta thấy và như ta tưởng, như ta chứng kiến và như ta
ao ước, như ta trải nghiệm và như ta khao khát… để cho ta luôn ở trạng
thái lo âu đôi khi đến sợ hãi. Sự diễn tả cuộc sống ở dạng tương phản
đầy kịch tính ấy đã tạo nên mối nguy cơ mà đến Bụt cũng không thể
thờ ơ được”. [37, tr. 369].
Có thể nói, trong các vở kịch của mình, Nguyễn Đình Thi không chú
tâm khai thác những xung đột mang tính chất thời sự (như xung đột địch - ta,
xung đột giai cấp…), mà chủ yếu hướng tới những vấn đề lớn lao, vĩnh cửu:
xung đột thật - giả, xung đột giữa vận nước và số phận con người, xung đột
giữa quyền lực và quyền sống tự do của con người v.v… Cách giải quyết
những xung đột này cũng không cần đến bạo lực cách mạng hay những tổn
thất vật chất to lớn… mà chủ yếu dựa trên sự tự ý thức của mỗi cá nhân.
Nguyễn Đình Thi dường như muốn khám phá cuộc sống của con người với tất
cả sự kỳ diệu cũng như những nỗi thầm lặng đớn đau của nó. Theo thiên
hướng ấy, ở một số vở kịch của Nguyễn Đình Thi, xung đột không rõ, chủ
yếu chỉ là cốt truyện. Thông qua cốt truyện mà hình thành tính cách, quan
niệm và lý tưởng sống. Có một hình thái xung đột nữa cũng khá phổ biến
trong kịch Nguyễn Đình Thi là xung đột giữa các quan điểm. Tác phẩm kịch
của ông vì thế mang tính triết lý sâu sắc.


18

1.3. Những xung đột cơ bản trong kịch Nguyễn Đình Thi
1.3.1. Xung đột giữa cái thật - cái giả
Thật và giả, nội dung và hình thức, bản chất và hiện tượng... vốn là vấn
đề muôn thuở của cuộc sống. Cảm hứng chân lý, cảm hứng tìm biết sự thật
hình như không phải chỉ là cảm hứng của các nhà văn. Nói riêng trong loại
hình nghệ thuật này, ngay từ "thuở ban đầu" của nó, đã có biết bao tác phẩm
từ văn học dân gian, đến văn học viết, từ Á đến Âu... đều thể hiện say mê và

có sức hấp dẫn vô tận... Nhân loại chắc không quên vở bi kịch cổ Hy lạp nổi
tiếng Vua Ơđip của Xôphoclơ, mà ở đó cốt lõi của hành động kịch là quá trình
đi tìm sự thật về bản thân mình của vua Ơđip. Vở kịch chứa đựng nhiều bài
học triết lý về sự thật và mang tầm tư tưởng nhân loại. Huyền thoại cũ của Ấn
Độ có câu chuyện do nhầm lẫn của thần linh, cái đầu của nhà triết học lại
chắp vào thân thể một lực sĩ, và đầu anh lực sĩ lại chắp vào thân thể gầy gò
của nhà triết học, mà hai người vốn lại là bạn thân của nhau, từ đó nảy ra
nhiều điều rắc rối khó xử, nhất là với một cô gái đang lựa chọn giữa hai
người. Trong vốn tuồng cũ của Việt Nam cũng có vở kịch với chủ đề tương tự
- vở Trương Ba, sau này Lưu Quang Vũ chuyển thành kịch nói "Hồn Trương
Ba da hàng thịt". Nhà viết kịch tài năng này đã giả định về sự trao đổi giữa
phần xác của người này và phần hồn của người kia để qua đó khái quát lên
một triết lý sâu sắc: người ta sống không chỉ bằng thân xác.
Với Nguyễn Đình Thi, vấn đề thật - giả được đặt ra qua hầu hết các vở
kịch của ông, khi ở dạng xung đột gay gắt, lúc được diễn tả ở thái độ và cách
ứng xử của con người trước sự thật. Vấn đề thật - giả có ý nghĩa khái quát hơn
rất nhiều so với vấn đề thiện - ác, xấu - tốt, mặc dù trong thực tế nhiều lúc
chúng đi liền nhau, hoặc cái này đồng thời là cái kia
Vở kịch Con nai đen đã khẳng định một điều hiển nhiên: con người
thường khao khát muốn biết sự thật, nhưng "nhìn vào sự thật sao mà khó vậy:


19

Sao mà nhức nhối đau khổ vậy". Vua Tô Chiêm (nhân vật trung tâm của tác
phẩm), được bao bọc trong lầu son gác tía, sống giữa quần thần, giữa bao
nhiêu cái giả và cái thật, luôn bị cái giả bao vây bưng bít. Cuộc sống khiến
cho nhà vua cảm thấy chán nản, đâu đâu cũng chỉ thấy sự xu nịnh giả dối.
Nhà vua khao khát muốn tìm sự thật, tìm ra ý nghĩa đích thực của cuộc sống.
Với khao khát đó, Nhà vua đã trở lại rừng quế mong tìm gặp người con gái

chân thật, giản dị năm nào. Tại đây, Vua đã gặp người hát rong. Ông lão đã
biếu nhà vua một pho tượng đá có phép thiêng. Nó sẽ cười khi nghe ai nói
một câu không đúng với ý thật trong lòng. Nhà vua sung sướng nghĩ từ đây
mình đã có được chiếc chìa khoá để "không còn ai có thể lừa dối ta nữa".
Nhưng vua cũng nghĩ: "Nắm cái chìa khóa này cũng đáng sợ lắm thay. Lúc
nào ta cũng sẽ biết sự thật, sẽ phải nhìn thẳng vào sự thật" [43, tr. 14]
Xung đột thật - giả được xây dựng trong nhiều mối quan hệ với nhà
vua, như trong tình yêu, đối với bằng hữu, nô bộc, với ngoại bang, và đặc biệt
là sự phân định thật giả ngay trong bản thân nhà vua.
Trong tình yêu, vị vua trẻ khao khát tìm được tình yêu đích thực.
Nhưng trái tim chàng tổn thương và lạnh giá vì luôn gặp những kẻ lừa tình.
Nhà vua nhận ra mục tiêu của người ta chỉ vì muốn quyền lực và địa vị hoàng
hậu, chứ không phải tình yêu thương vua, bên cạnh vua gắn bó, sẻ chia. Nghe
những lời thề thốt hết lòng của tiểu thư - con quận chúa, nhà vua đã ghê sợ mà
thốt lên: "Mặt em rất thật thà, tuổi em còn măng trẻ, vầng trán em trong trắng
thế kia... có lẽ nào đã nói dối không ngượng mồm trong một chuyện thiêng
liêng như vậy?"; "Tại sao đôi mắt đẹp như mắt phượng lại đi đôi với cái lưỡi
nói dối độc địa như một cái lưỡi rắn vậy?... Sự giả dối nó sẽ giết chết hết, làm
cho cằn cỗi hết"!... Rồi cả "Phu nhân đạo đức" và "Quận chúa" đều đã phải bỏ
chạy hoặc hoảng sợ che mặt trước cái cười mỉa mai của tượng đá mỗi khi
nghe những lời giả dối không thể đê tiện hơn nữa của họ. Nhà vua đã rất sắc


20

sảo khi nhận ra và phân biệt hai vị thế "hoàng hậu" và "vợ". Người mà chàng
mong đợi là "người thật bụng yêu ta" mà người ấy trong đám quần hồng quý
phái không có. Nói cách khác, trong cung đình, nơi ngai vàng bệ ngọc vua
không tìm thấy một tấm chân tình.
Đối với việc nhận diện cộng sự trung thành hay phản trắc, nhà vua cũng

cẩn trọng vô cùng: Giữa một ông Quận Khung danh giá với chàng trai áo vải
trung lương gan dạ Trung Dũng tướng quân. Quận Khung là qúy tộc của triều
đại trước, vua chỉ dùng nhưng không tin. Mặc hắn ta nịnh bợ để lấy lòng vua,
đem con gái ngà ngọc vốn đã hứa gả cho công tử Đãng nay lại đem ra mồi
chài vua, nhà vua vẫn sáng suốt để thấy rõ tâm địa đen tối của một con nhện
độc. Tên quý tộc đớn hèn đã thông đồng bán nước cho giặc Tây Qua. Cuối
cùng vì mê hoàng hậu hắn đã dùng phép thuật đánh tráo hồn nhà vua. Hắn đã
không ngần ngại tự cắt đầu từ cái xác của mình ném xuống hồ nước sâu để
phi tang. Khi làm vua, dù chỉ là một tên vua giả, có quyền lực trong tay hắn
đã bộc lộ rõ bản chất bán nước cầu vinh. Ông lão hát rong (là hồn của vua Tô
Chiêm) đã vạch rõ: "Thằng đội lốt vua kia, ta sẽ lột mặt nạ mày, mày tự xưng
là Tô Chiêm, vậy Tô Chiêm nào lại đón quân Tây Qua trở về giày xéo nước ta
một lần nữa. Trước tất cả các tướng sĩ, trước nhân dân, mày hãy trả lời".
Đối với Trung Dũng tướng quân nhà vua tin yêu và không mảy may
nghi ngờ lòng trung nghĩa của người anh em vào sinh ra tử. Vua giao cho
Trung Dũng nhiệm vụ điệp sứ sang Đông Chiếu liên kết đánh Tây Qua, chia
sẻ bí mật quốc gia, luôn gọi là em và xưng là vua anh thân mật. Còn Trung
Dũng khi vua giả bắt chết, chàng sẵn sàng chết để phụng mạng, không hoài
nghi, không băn khoăn oán trách. Bởi nếu dùng cái chết để bày tỏ lòng trung
thành với nhà vua thì chàng không nuối tiếc gì. Khi bị đuổi về quê, lẽ ra
chàng yên tâm sống với Hoa, nhưng chàng vẫn về kinh để tìm ra uẩn khúc
trong sự thay đổi kỳ lạ của nhà vua, đó cũng là cách bộc lộ lòng trung thành.


21

Ở phương diện đối ngoại với các nước láng giềng, vấn đề thật - giả
cũng đặt ra một cách cấp thiết. Ai là người bạn thật sự, ai là kẻ cướp nước? Ai
là đồng chí, ai là kẻ thù? Nước Đông Chiếu là nước nhỏ yếu cùng hoàn cảnh
với nhau, vua Tây Qua không những không cho Tây Qua mượn đường đánh

chiếm mà ngược lại còn liên minh hai nước nhỏ để chống tên giặc bạo ngược.
Với nước Tây Qua trước sau Tô Chiêm xác định đó là kẻ thù không đội trời
chung, ý định cướp nước của chúng không bao giờ từ bỏ, chỉ là trước mắt
không đánh lại được Tô Chiêm nên trá hàng giao hảo. Nhưng vĩnh viễn một
nước lớn nằm cạnh với dã tâm cướp đoạt vẫn là mối đe dọa cho đất nước.
Hành trình tìm kiếm sự thực của nhà vua, gian lao nhất và trả giá nhiều
nhất chính là phân biệt thật - giả ngay trong chính con người mình. Trải qua
hai lần đội lốt con nai đen và ông lão hát rong để nhìn sự bạo ngược của cái
ác nằm trong xác nhà vua đã giúp nhà vua thức tỉnh. Việc nhà vua trở về để
cướp lại chính mình từ sự giả dối, cho thấy đó cũng là hành động quyết liệt
chiến đấu không ngừng của sự thật cao đẹp.
Nhà vua đã dùng nhiều cách để nhận ra thật giả. Thứ nhất là bức tượng
thiêng, chỉ cần đưa bức tượng ra lời nói dối nào cũng bị vạch trần. Nhưng có
những việc trong lòng người thâm sâu tượng cũng không thể biết. Quế Nga đã
khẳng định với Tô Chiêm: "Tượng đá nghe được và biết được lời nói nào là
thật hay dối. Nhưng lòng người có những điều không nói nên lời, và không
thể nghe thấy thì làm sao tượng đá có thể trả lời cho biết hết được" [43, tr.37].
Vì vậy, cách thứ hai chính là phải dùng đôi mắt trí tuệ để xác định những việc
bên trong phức tạp. Bởi vì đôi mắt thường vẫn hay bị vẻ ngoài đánh lừa, nên
có khi phải nhắm mắt lại như mù đi mới thấy được bản chất vấn đề. Qua xung
đột thật - giả, vở kịch đặt ra vấn đề cách nhìn về thời cuộc, con người, bản
thân mình. Đây là vấn đề không phải của một thời, của một người, mà là của
muôn đời, của toàn nhân loại. Xung đột giữa hai giá trị thật và giả đã lên đến


22

đỉnh điểm khi nằm ngay trong chính nhân vật Tô Chiêm, mà sự giải quyết
mâu thuẫn là sự triệt tiêu tất yếu của cái giả, nhưng cái thật vì thế mà cũng bị
tổn thương.

Vở kịch kết thúc bằng một cuộc đấu giữa hai bên thật - giả, chính - tà.
Hành trình đến với hạnh phúc đích thực của nhà vua thực sự là một trận tuyến
giữa cái thật và cái giả, mà cuộc chiến mỗi ngày một phức tạp và khó khăn
hơn, nhất là khi cái giả đã biến thành cái ác. Ở đây, sự chiến thắng của cái thật
đồng nghĩa với sự chiến thắng của cái thiện và Cái đẹp.
Cũng thể hiện xung đột thật - giả, Nguyễn Trãi (trong Nguyễn Trãi ở
Đông Quan) luôn trăn trở: "Làm thế nào để tìm ra sự thật"? Con người ta "có
khi dám lăn vào lửa mà không dám mở mắt ra nhìn vào cái thật" [43, tr.43];
"Nhìn cho thấu đáo một con người không dễ chút nào"; "Có khi càng lọc lõi
khôn ngoan, thì hai con mắt mình lại tối mờ đi. Có khi cứ ngây thơ trong trẻo
mà lại càng nhìn rõ". Vở kịch Cái bóng trên tường lại là câu chuyện về người
thật và cái bóng giả người trên tường. Câu chuyện về nàng Vũ Thị kia đã lưu
truyền trong dân gian tự bao giờ, được Nguyễn Dữ ghi chép rất xúc động
trong Truyền kì mạn lục, lại được Lê Thánh Tông cảm tác viết bài thơ viếng
nức nở. Nguyễn Đình Thi nhìn thấu tính chất bi kịch ấy. Ông nhấn mạnh,
xoáy sâu thêm và tạo ra Cái bóng trên tường. Không phải ngẫu nhiên mà nhà
văn chọn đó là tiêu đề cho tác phẩm. Đó là nguyên nhân của bi kịch, là khởi
nguồn của xung đột. Chiếc bóng là ảo mà sự tan nát là có thật. Sự hư ảo ấy có
sức mạnh gì mà phá vỡ hạnh phúc của một gia đình, giết chết một con người
hiền thục nết na? Là vì Trương Sinh không tin vào cái thật mà tin vào cái giả.
Từ một câu nói ngây thơ, hồn nhiên của một đứa trẻ mà dẫn đến nỗi oan khiên
thảm khốc của Vũ Nương. Qua bi kịch ấy, tác giả vở kịch mong muốn thắp
lên ngọn đèn để mọi người có thể nhìn rõ những nguy cơ, những tai họa ập
đến từ bất cứ lý do đơn giản nào. Người đàn bà hóa đá gợi nhắc về một bi


23

kịch lầm lẫn kinh điển của Hy Lạp cổ đại - Ơ Đíp làm vua. Tuy nhiên bản
chất bi kịch, hay xung đột của tác phẩm có nhiều khác biệt. Xung đột trong Ơ

Đip làm vua là xung đột giữa ý muốn vùng vẫy, vươn lên của con người với
định mệnh nghiệt ngã, là hiện thân của ý muốn tối cao của thần linh. Ơ Đip
được tiên đoán sẽ giết cha, lấy mẹ. Nhân vật phải bỏ đi để tránh khỏi tội ác
tày trời đó nhưng rốt cuộc chính hành động này lại dẫn tới chỗ phạm tội.
Người đàn bà hóa đá cũng đề cập đến vấn đề loạn luân, anh trai lấy nhầm em
gái. Nhưng rõ ràng, đây không phải định mệnh tất yếu như trong Ơ Đip làm
vua. Câu chuyện sự thật về vết sẹo trên đầu người đàn bà. Sự thật về cuộc đời
hai vợ chồng - hai anh em đã dẫn đến một bi kịch định mệnh vô cùng thảm
thương, nghiệt ngã. Việc người anh phát hiện ra vết sẹo hay phát hiện ra sự
thật đã phá vỡ hạnh phúc tưởng như có thật kia. Ở đây, nỗi đau hóa đá, tình
yêu hóa đã để sừng sững giữa trời, tạc vào vô tận thời gian cái bi kịch khủng
khiếp mà con người - người tốt vẫn có thể lâm vào. Ai cũng mong muốn có
được hạnh phúc vẹn toàn, nhưng để đạt được điều đó, phải sáng suốt tỉnh táo
nhận biết sự thật tránh khỏi lầm lẫn, tránh cái ngẫu nhiên bất kỳ. Phải chăng,
đó là thông điệp nhà văn muốn gửi gắm.
Vẫn tiếp tục mạch suy tư về thái độ trước sự thật, Tiếng sóng là nỗi
ngậm ngùi về cách ứng xử của con người khi nhận ra sự thật về cuộc đời
mình. Còn bi kịch Mị Nương - Trương Chi trong vở Trương Chi là bi kịch
tình yêu đau đớn không phải do phân biệt sang hèn, mà là do xung đột giữa
điều ta khao khát và điều ta phải chứng kiến. Mị Nương con quan Thừa tướng
nghe tiếng hát Trương Chi mà hình dung "anh ấy có đôi mắt dịu dàng",
"gương mặt anh ấy sáng láng, thông minh ít thấy ở đời. Anh ấy đẹp lắm". Và
cô yêu Trương Chi đến nỗi "ốm mòn ốm mỏi, héo hắt ruột gan". Không gặp
được Trương Chi thì cô chỉ "héo đi dần mà chết". Vậy mà, khi gặp Trương
Chi, được nhìn rõ gương mặt xấu xí của anh, tình yêu với Trương Chi đã tan


24

vỡ. Tưởng như không có tình yêu nào tha thiết và mãnh liệt, táo bạo như tình

yêu của Mị Nương, vậy mà nàng vẫn không vượt lên trên được một sự thật:
Trương Chi quá xấu. Từ đó, Nguyễn Đình Thi hé mở một khía cạnh trong
tình yêu: xem ra tình yêu không phải lúc nào cũng có thể vượt qua được tất cả
mọi trở ngại của cuộc sống. Sự thật vốn cay đắng và trái ngang.
Hòn Cuội là sự mở rộng cảm hứng sáng tạo của Nguyễn Đình Thi khi
vở kịch mang tính chất hài hước, nhẹ nhàng. Vở kịch xuất hiện lại một lần
nữa là biểu tượng của công lý nhưng không phải pho tượng đá mà là cây đa cây đa biết thả những chiếc lá đa lên tai những ai nói dối. Có thể thấy, Hòn
Cuội là một hài kịch đặc sắc và thâm thúy. Vở kịch dùng cái hài như một đặc
tính vốn có của đời sống. Mọi lúc, mọi nơi đâu đâu cũng đầy rẫy những cái có
thể gây cười. Bakhtin cho rằng, văn hóa cười là phương diện cốt yếu của đời
sống văn hóa tinh thần nhân loại, và được bộc lộ rõ nhất trong văn học dân
gian. Nguyễn Đình Thi đã từ một bài hát hồn nhiên của trẻ thơ Thằng Cuội
ngồi gốc cây đa và một tích chèo cổ Đánh tráo cô dâu để dựng lên trong tác
phẩm của mình những hình tượng hài đặc sắc, tạo ra tiếng cười với sự đan
xen của nhiều giọng hài ở những cấp độ khác nhau. Vở kịch đã nhẹ nhàng dẫn
người đọc tiếp nhận một chân lý: Sự thật vốn giản dị nhưng sự thật lại khó
được tin. Người xưa nói "dối như Cuội". Nhưng Cuội trong vở kịch của
Nguyễn Đình Thi là biểu tượng của sự thật. Mọi người không ai tin nó, nó
phải thề: "Tôi nói thật đấy ạ. Nếu tôi nói sai thì tai tôi đã mọc ra lá đa rồi"...
Và kể từ lúc Cuội "trình các ông, các bà, ở chỗ gốc đa này, ai mà nói dối thì ở
tai sẽ mọc ra lá đa". Sự thật về bà cụ già còng queo nơi xóm núi; sự thật về sư
ông hám lợi đã được phơi bày sau lần Cuội vào chùa, nấp sau lưng Bụt và
chứng kiến cảnh con người đến chốn linh thiêng này. Cuội đã mượn lời Bụt
mà nói với sư ông rằng: "Ta đã nghe anh cầu ta nhiều lần, hôm nay ta muốn
bảo thật anh - Ta có ở chỗ này đâu?...", "anh gõ mõ, tụng kinh, niệm Bụt.


×