Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Xung đột kịch Nguyễn Huy Tưởng (

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1023.01 KB, 96 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn Xung đột kịch
Nguyễn Huy Tưởng, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ quý báu từ
phía nhà trường, các thầy cô, gia đình và bạn bè. Với lòng kính trọng và biết
ơn sâu sắc, tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới:
Tôi xin được gửi lời biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Thị Kiều Anh,
người đã trực tiếp dành nhiều thời gian, tâm huyết tận tình hướng dẫn và
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình hoàn thành luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo trong khoa Ngữ
văn, Trường đại học Sư phạm Hà Nội 2, các thầy cô đã nhiệt tình giảng dạy,
truyền thụ tri thức cho chúng tôi trong toàn khóa học.
Cuối cùng, tôi xin được cảm ơn gia đình, bạn bè, những người đã quan
tâm, giúp đỡ và động viên, khuyến khích tôi trong suốt thời gian qua để tôi
hoàn thành luận văn được tốt hơn.

Hà Nội, tháng 7 năm 2013
Người viết

Nguyễn Thị Thu Phƣơng


LỜI CAM ĐOAN
Dưới sự hướng dẫn, chỉ bảo nhiệt tình của TS. Nguyễn Thị Kiều Anh,
sau một thời gian cố gắng, tôi đã hoàn thành luận văn với đề tài Xung đột
kịch Nguyễn Huy Tưởng. Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên
cứu trong luận văn này là trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác.
Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ
nguồn gốc .
Hà Nội, tháng 7 năm 2013
Người viết



Nguyễn Thị Thu Phƣơng


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................. 1
2. Lịch sử vấn đề .................................................................................. 2
3. Mục đích nghiên cứu ....................................................................... 6
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................... 6
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................... 6
6. Phương pháp nghiên cứu .................................................................. 7
7. Đóng góp của luận văn ..................................................................... 7
8.Cấu trúc của luận văn ......................................................................... 7
Chƣơng 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUNG ĐỘT KỊCH
VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC KỊCH CỦA NGUYỄN HUY TƢỞNG.....................8
1.1 Những vấn đề lí luận chung về xung đột kịch ..................................... 8
1.1.1 Khái niệm về kịch ............................................................................. 8
1.1.1.1 Ở cấp độ loại hình… ..................................................................... 8
1.1.1.2 Ở cấp độ thể loại ............................................................................ 10
1.1.2 Xung đột kịch .................................................................................... 11
1.2. Nguyễn Huy Tưởng và hành trình sáng tác kịch ................................ 13
1.2.1 Những vở kịch trước cách mạng tháng Tám .................................... 16
1.2.2 Những vở kịch sau cách mạng Tháng Tám ...................................... 21
Chƣơng 2. MỘT SỐ LOẠI HÌNH XUNG ĐỘT TRONG KỊCH
NGUYỄN HUY TƢỞNG.............................................................................. 27
2.1 Xung đột dân tộc .................................................................................. 28
2.2 Xung đột giữa khát vọng cá nhân và hiện thực đời sống xã hội.......... 43
2.3 Xung đột nội tâm nhân vật .................................................................. 50



Chƣơng 3 PHƢƠNG THỨC GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT VÀ
NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG XUNG ĐỘT ................................................ 58
3.1 Phương thức giải quyết xung đột ......................................................... 58
3.1.1 Giải quyết xung đột bằng kết cấu mở ............................................. 58
3.1.2 Giải quyết xung đột bằng kết thúc có hậu. ..................................... 60
3.2 Nghệ thuật xây dựng xung đột ............................................................. 62
3.2.1 Nhân vật thể hiện xung đột ............................................................... 62
3.2.1.1 Nhân vật chính diện ....................................................................... 62
3.2.1.2 Nhân vật phản diện ........................................................................ 66
3.2.2 Hành động thể hiện xung đột ............................................................ 70
3.2.2.1 Hành động bên ngoài ..................................................................... 71
3.2.2.2 Hành động bên trong ..................................................................... 72
3.2.3 Ngôn ngữ thể hiện xung đột.............................................................. 74
3.2.3.1 Ngôn ngữ đối thoại ........................................................................ 75
3.2.3.2 Ngôn ngữ độc thoại ........................................................................ 80
KẾT LUẬN .................................................................................................... 86
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................... 88


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngay từ thuở bình minh của nền văn học Hi lạp- La mã cổ đại, kịch đã
xuất hiện và sớm trở thành một thể loại văn học thượng đẳng. Ở những giai
đoạn tiếp theo trong lịch sử châu Âu, kịch có một sức phát triển vượt trội và
rực rỡ, xuất hiện nhiều kịch gia lỗi lạc xứng tầm nhân loại. Đó là Corneill,
Racine, Molier, Sechxpia… Ở Việt Nam, người ta biết đến kịch như một thể
loại văn học vào đầu thế kỉ XX. Lúc đầu chỉ là dịch, là mô phỏng, bắt chước

phương Tây và chủ yếu được đưa in trên hai tạp chí do người Pháp bảo trợ.
Sau đó, nó được công chúng đô thị tiếp nhận để trở thành tiếng nói của họ, đề
xuất những vấn đề xã hội, đạo đức đang được họ quan tâm. Thế là, từ một thể
loại văn học vay mượn, kịch đã hình thành và chiếm vị trí đường hoàng trong
tiến trình văn học cận - hiện đại.
Nhắc đến các kịch gia - những người đã đặt nền móng và làm nên tên
tuổi của kịch Việt Nam, chúng ta không thể không nhắc tới Vũ Đình Long,
Nguyễn Hữu Kim, Vi Huyền Đắc, Hoàng Mộng Điệp, Đoàn Phú Tứ, Nguyễn
Đình Thi, Nguyễn Huy Tưởng, Lưu Quang Vũ… Cùng với những tác phẩm
của mình, họ đã làm cho văn học nước ta phong phú hơn, hội nhập một cách
tích cực hơn vào tiến trình văn học hiện đại của thế giới. Hơn thế nữa, từ khi
kịch và các nhà hát ra đời, đã giúp cho công chúng hiểu sâu hơn, nhận thức rõ
hơn về những vấn đề của đất nước, của thời đại, những giá trị đạo đức - nhân
sinh, góp phần cổ vũ, động viên tinh thần nhân dân trong cuộc đấu tranh
giành độc lập, tự do cho tổ quốc.
Trong số những kịch gia kể trên, Nguyễn Huy Tưởng là một gương mặt
tiêu biểu, có những đóng góp lớn cho nền văn học kịch nước ta. Từ tác phẩm
đầu tay Vũ Như Tô cho đến Những ngƣời ở lại chúng ta luôn thấy có sự ý


2

thức về trách nhiệm của người cầm bút trong đó. Đó chính là ý thức hết mình
vì nhân dân, vì sự tiến bộ xã hội.
Đề tài lịch sử mang âm hưởng sử thi hào hùng, bi tráng với những xung
đột mang tính thời đại, dân tộc hay xung đột ngay trong bản thân nhân vật và
giữa nhân vật với cộng đồng là những nét đặc sắc trong kịch Nguyễn Huy
Tưởng. Mặc dù đã có nhiều bài viết bàn về kịch Nguyễn Huy Tưởng nhưng
chỉ dừng lại ở sự khái quát nội dung - tư tưởng của từng vở kịch chứ chưa đi
sâu vào nghiên cứu, phân tích các khía cạnh nghệ thuật trong đó. Vì lẽ đó,

chúng tôi đã chọn đề tài: Xung đột kịch Nguyễn Huy Tưởng với mong muốn
đóng góp một phần nhỏ vào những đánh giá chung để cùng khẳng định tài
năng và những cống hiến to lớn của ông trong nền văn học nói chung và nền
văn học kịch nước nhà nói riêng.
2. Lịch sử vấn đề
Nguyễn Huy Tưởng là một nhà văn nổi tiếng, chiếm một vị trí xứng
đáng trên văn đàn Việt Nam trước và sau cách mạng tháng Tám. Bước vào
làng văn dù muộn hơn những văn sỹ cùng thời, nhưng trong ngót hai mươi
năm phụng sự văn chương, phụng sự dân tộc, Nguyễn Huy Tưởng luôn suy
tư, nghiền ngẫm và lựa chọn để có sự thống nhất, hòa quyện giữa ý thức công
dân và lương tâm nghệ sĩ trong sáng tác của mình. Trong tư duy của mình,
Nguyễn Huy Tưởng luôn hướng tới sự tìm kiếm nghệ thuật, sự thăng hoa
trong sáng tạo, những mong những đứa con tinh thần của mình góp phần tô
điểm cho nền văn học dân tộc.
Trong quá trình sáng tạo, Nguyễn Huy Tưởng đã đến với nhiều thể
loại: thơ, kịch, truyện ngắn, tùy bút, tiểu thuyết, kịch bản sân khấu… ở lĩnh
vực nào, Nguyễn Huy Tưởng cũng có những tác phẩm sống mãi trong lòng
độc giả. Bên cạnh những tiểu thuyết đồ sộ, những trang bút ký mang đậm


3

tính thời sự là những vở kịch có sức vang lớn tác động trực tiếp đến công
chúng, tạo dư luận tích cực.
Đã có nhiều nghiên cứu, bài viết về kịch Nguyễn Huy Tưởng ngay sau
khi vở được dàn dựng, công diễn. Vở Bắc Sơn công diễn ngày 06 tháng 04
năm 1946 tại Nhà hát lớn đã được các báo Độc Lập (số 118, 07/04/1946),
Tiên Phong(số 9, 16/04/1946), Vì nước (số 77,04/07/1946), Đồng minh (số
31,07/04/1946) và nhiều tờ báo khác đều nhất trí khen ngợi "Bắc Sơn mở ra
một nền kịch mới", mặc dù vẫn còn hạn chế. Ngày 17/08/1957 Những người ở

lại cũng được diễn tại Nhà hát lớn, vở kịch gây nhiều tranh cãi. Nhà báo
Hồng Lĩnh viết: "Chúng tôi hoan nghênh sự cố gắng của tác giả Những người
ở lại. Nhưng những khuyết điểm lớn về tư tưởng và sự cấu tạo nội dung làm
cho vở kịch chưa thành công". Riêng với tác phẩm đầu tay Vũ Như Tô (1941),
sau hơn nửa thế kỷ (1995) mới được nghệ sỹ nhân dân Phạm Thị Thành đưa
lên sân khấu bởi tính đa nghĩa phức tạp của hình tượng nhân vật cũng như tư
tưởng không rạch ròi của tác giả trong lời đề tựa. Vở diễn gây được sự chú ý
quan tâm của đông đảo công chúng và nhận được những lời khen ngợi, đánh
giá cao. Nhà nghiên cứu Phan Trọng Thưởng trong bài viết Suy nghĩ thêm về
Vũ Như Tô nhân vật kịch được dàn dựng trên sân khấu nhận định: " Câu hỏi
của Nguyễn Huy Tưởng trong lời đề tựa: Chẳng biết Vũ Như Tô phải hay
những kẻ giết Vũ Như Tô phải. Đài cửu trùng nên mừng hay nên tiếc?... Có
thể tìm được câu trả lời: bi kịch của Vũ Như Tô là bi kịch của người nghệ sĩ
và người công dân sinh bất cùng thời. Kẻ đáng nguyền rủa và đáng lên án là
Lê Tượng Dực và bọn gian nịnh". Thực tế cho thấy, những ý kiến bình luận,
nhận xét trên các báo chủ yếu bình luận sau khi vở được công diễn chứ chưa
thực sự chú trọng đến kịch bản, mặc dù vở diễn dựa trên kịch bản nhưng từ
kịch bản đến trình diễn vẫn có một khoảng cách mà không phải lúc nào diễn
viên cũng có thể truyền tải hết được ý đồ mà nhà văn muốn gửi gắm. Các bài


4

viết chủ yếu đánh giá những tác động của vở diễn đối với công chúng, những
giá trị nội dung tư tưởng hay đánh giá lối diễn của diễn viên chứ chưa đi sâu
khám phá tài nghệ viết kịch của người sáng tác.
Vào giữa những năm sáu mươi, chuyên luận Nguyễn Huy Tưởng (1912
- 1962) của Gs. Hà Minh Đức và Phan Cự Đệ là công trình khoa học đầu tiên
đầy nghiêm túc đã đánh giá một cách toàn diện về sự nghiệp của Nguyễn Huy
Tưởng trong nền văn học cách mạng Việt Nam. Nội dung chính của chuyên

luận này là đi sâu khảo sát những sáng tác biểu tiêu của Nguyễn Huy Tưởng ở
cả trước và sau cách mạng, chỉ ra những giá trị lớn về nội dung tư tưởng,
những đặc điểm nội bật, những thành công và cả những hạn chế. Trong phần
viết về kịch, Gs. Hà Minh Đức đặc biệt chú ý đến vở Vũ Như Tô, ông cho
rằng " cách đặt vấn đề và suy nghĩ của Nguyễn Huy Tưởng là tích cực và tiến
bộ, nhưng do thái độ ngập ngừng giữa lý trí và tình cảm nên tác giả đã giải
quyết vấn đề không triệt để. Sự lúng túng của Nguyễn Huy Tưởng được bộc lộ
ngay trong lời đề tựa khiến cho nhân vật Vũ Như Tô trở nên vừa đáng giận
vừa đáng thương". Sau này, trong các chuyên luận và các bài viết ông vẫn giữ
quan điểm đó "Sở dĩ nhân vật Vũ Như Tô có phần được phóng đại và lý tưởng
hóa, những sai lầm của nhân vật này không bị phê phán triệt để là do mâu
thuẫn trong thế giới quan của tác giả".
Có thể nói, suốt gần hai mươi năm bị lãng quên, đến những năm 60 và
90 của thế kỷ XX, Vũ Như Tô mới gây được sự chú ý đông đảo giới nghiên
cứu, phê bình, lý luận. Trên Tạp chí văn học, Gs. Phan Cự Đệ đưa ra những
kết luận khá mới mẻ: "Phải đặt tác phẩm vào hoàn cảnh lịch sử viết Vũ Như
Tô, Nguyễn Huy Tưởng muốn giải quyết ba vấn đề: vấn đề quan hệ giữa nghệ
sĩ với quần chúng; nghệ thuật chống cường quyền; vấn đề văn hóa dân tộc".
Nguyễn Đình Thi lại cho rằng: "bi kịch Nguyễn Huy Tưởng là bi kịch của sự
nhận thức". Còn với Tô Hoài: "Vũ Như Tô vừa là một khắc khoải, vừa là một


5

niềm tin". Bên cạnh đó là một số bài viết của các tác giả như Nguyễn Văn
Thành, Phong Lê, Văn Tâm,… cũng hướng tới bàn luận về Vũ Như Tô. Cuối
những năm 90, GS Đỗ Đức Hiểu đã đưa ra những cái nhìn mới mẻ, độc đáo
về bi kịch Vũ Như Tô giúp người đọc có nhận thức đúng về giá trị muôn đời
của tác phẩm: "Vũ Như Tô là một bi kịch hiện đại của Việt Nam, một bi kịch
mang tính anh hùng ca. Vũ Như Tô mang tính vĩnh cửu và toàn nhân

loại"[35;tr391].
Bên cạnh Vũ Như Tô, Bắc Sơn cũng nhận được nhiều lời nhận xét, đánh
giá từ phía các đồng nghiệp của Nguyễn Huy Tưởng và từ giới nghiên cứu
phê bình lý luận. Báo Vì nước(số 77, 05/04/1946) cho rằng: "Vở kịch Bắc Sơn
có thể xứng đáng là một chấm mạnh cảnh tỉnh cho những ai còn nghi ngờ
kịch cách mạng". Nhà nghiên cứu Phan Kế Hoành đánh giá: "Với sự sàng lọc
của công chúng và thời gian, đến nay sau bốn mươi năm có lẽ chỉ thấy một
Bắc Sơn hàn lại như một dấu son đẹp" (Bắc Sơn - vở diễn mở màn sân khấu
cách mạng; Tạp chí sân khấu số 11/1985, tr. 19). Nguyễn Văn Thành thì coi
Bắc Sơn là "một thành công đột xuất" của Nguyễn Huy Tưởng.
Năm 1997, Nxb Hà Nội ấn hành cuốn: Nguyễn Huy Tưởng trong vầng
sáng hồi nhớ, nói về những ký ức của người thân, gia đình, bạn bè, đồng
nghiệp đối với nhà văn. Năm 2000, Nxb Giáo dục cho ra mắt cuốn Nguyễn
Huy Tưởng về tác gia và tác phẩm. Đây là một công trình đồ sộ cung cấp cho
người đọc những bài viết hay, những khám phá phát hiện mới mẻ về con
người văn chương Nguyễn Huy Tưởng.
Cho đến nay, số lượng các bài viết, chương trình nghiên cứu, phê bình
về con người và sự nghiệp của Nguyễn Huy Tưởng tuy chưa sánh bằng những
tên tuổi cùng thời như Nam Cao, Vũ trọng Phụng, Xuân Diệu, Hàn Mặc
Tử…nhưng cũng không phải là con số khiêm tốn. Hầu hết những bài viết và
công trình nghiên cứu về ông đều là của các tác giả có tên tuổi, có uy tín trong


6

giới nghiên cứu. Đặc biệt các công trình nghiên cứu, tìm hiểu về kịch Nguyễn
Huy Tưởng ngày một nhiều.
Với đề tài Xung đột kịch Nguyên Huy Tưởng, chúng tôi mong muốn
đi sâu tìm hiểu một số loại hình xung đột cơ bản, những nguyên nhân dẫn đến
xung đột, các khía cạnh góc độc của sự xung đột và cả nghệ thuật xây dựng

xung đột để từ đó có một cái nhìn khái quát hơn, đầy đủ hơn, giúp cho việc
thưởng thức những vở kịch của ông được trọn vẹn hơn, có ý nghĩa hơn.
3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là mong muốn tìm hiểu, khám phá một
số loại hình xung đột kịch, cũng như chỉ ra những phương thức giải quyết
xung đột và nghệ thuật xây dựng xung đột kịch trong kịch của Nguyễn Huy
Tưởng.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
-Nghiên cứu những yếu tố tác động, chi phối và hình thành các xung
đột kịch.
-Khẳng định tài năng, vị trí, những đóng góp của Nguyễn Huy Tưởng
đối với sự phát triển của nền văn học kịch Việt Nam.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
-Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu những xung đột
trong kịch của Nguyễn Huy Tưởng.
-Phạm vi nghiên cứu: Thực hiện đề tài này, chúng tôi tiến hành thống kê,
khảo sát, phân tích và lý giải những vấn đề trong phạm vi bốn vở kịch: Vũ
Như Tô (1941), Cột đồng Mã Viện (1944), Bắc Sơn (1946), Những người ở lại
(1948). Tuy nhiên, trong đó chúng tôi dành sự quan tâm thích đáng cho hai
kịch bản được đánh giá cao, làm nên thành công của kịch Nguyễn Huy Tưởng
là Vũ Như Tô và Bắc Sơn.


7

6. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp phân tích
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp loại hình

- Phương pháp tổng hợp hệ thống hóa
7. Đóng góp của luận văn
Luận văn là công trình nghiên cứu một cách hệ thống những xung đột
trong kịch Nguyễn Huy Tưởng, nhằm khẳng định những thành công trong
việc xây dựng nghệ thuật xung đột kịch của ông.
Những kết quả nghiên cứu có thể được sử dụng trong giảng dạy, học
tập bộ môn Lý luận văn học và văn học Việt Nam hiện đại.
8.Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm ba chƣơng:
Chƣơng 1: Những vấn đề lý luận chung về xung đột kịch và hành
trình sáng tác kịch Nguyễn Huy Tƣởng.
Chƣơng 2: Một số loại hình xung đột trong kịch Nguyễn Huy Tƣởng.
Chƣơng 3: Phƣơng thức giải quyết xung đột và nghệ thuật xây dựng
xung đột.


8

Chƣơng 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUNG ĐỘT KỊCH VÀ
HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC KỊCH CỦA NGUYỄN HUY TƢỞNG
1.1 Những vấn đề lí luận chung về xung đột kịch
1.1.1 Khái niệm về kịch
Kịch là một thể loại văn học, hay như xưa kia Aristote nói, kịch là một thể
loại thi ca, bởi vì kịch cũng dùng ngôn từ làm chất liệu thể hiện và tạo nên
hình tượng. Theo giáo sư Đỗ Đức Hiểu "Kịch không những là một nghệ thuật
tổng hợp mà đúng hơn, một giao hưởng những nghệ thuật. Trong kịch có sự
hòa trộn của nhiều loại hình nghệ thuật, nó được ví như một cung đàn với
nhiều âm sắc" [21;tr167]. Theo đó, thuật ngữ Kịch được dùng theo hai cấp
độ: Cấp độ loại hình và cấp độ thể loại.
1.1.1.1 Ở cấp độ loại hình

Nếu như kịch là một thể loại văn học, thể loại thi ca, thì bên cạnh kịch, văn
học (thi ca) còn có thể loại khác nữa. Câu trả lời thật đơn giản và cũng thật cổ
điển: Tự sự và trữ tình. Kịch được coi là một loại hình nghệ thuật tổng hợp,
vừa thuộc về sân khấu vừa thuộc về văn học. Để đến được với công chúng
trong tư cách một vở diễn, kịch đòi hỏi sự tham gia của nhiều người: đạo
diễn, diễn viên, họa sĩ thiết kế mĩ thuật, nhạc công, người phụ trách ánh sáng
và âm thanh. Trong tư cách là một tác phẩm văn học, kịch tồn tại dưới dạng
kịch bản văn học, độc giả có thể cảm thụ bằng việc đọc. Do đặc tính riêng
(sáng tác để trình diễn trên sân khấu hoặc đưa lên màn ảnh, bị chi phối bởi
các yếu tố không gian - thời gian thực tế), kịch khó có thể chứa đựng một
dung lượng hiện thực rộng lớn như trong các tác phẩm thuộc loại hình tự sự,
cũng không bộc lộ những rung động, cảm xúc như trong các tác phẩm trữ
tình. Kịch khám phá và diễn tả đời sống bằng việc phát hiện những mâu thuẫn
và xung đột, coi đó như một phương diện bộc lộ bản chất của đời sống hiện


9

thực, đồng thời cũng làm nên hình thức tồn tại riêng biệt của loại hình kịch
bên cạnh các loại hình khác của văn học.
Kịch ra đời trên cơ sở của những mâu thuẫn, những xung đột. Đó là những
mâu thuẫn mang tính lịch sử, xã hội hoặc những xung đột mang tính muôn
thuở của nhân loại (xung đột giữa cái cao cả và cái thấp hèn, giữa ước mơ và
hiện thực, giữa thiện và ác…), những xung đột ấy được thể hiện thông qua cốt
truyện của kịch với một cấu trúc chặt chẽ, qua hành động của các nhân vật và
tuân thủ theo những quy tắc nhất định của nghệ thuật kịch. Trong kịch thường
chứa đựng những kịch tính, tức là những sự căng thẳng do tình huống tạo ra
đối với nhân vật. Khi kịch tính đã nảy ra, liền phát triển liên tục, không gián
đoạn theo chiều hướng mỗi lúc một căng thẳng cho tới tình thế đòi hỏi phải
giải quyết bằng một kết cục nào đó.

Quá trình diễn biến của xung đột kịch được cụ thể hóa bằng hành động
kịch. Hành động kịch là yếu tố quan trọng hàng đầu của tác phẩm. Phần lớn
kịch được xây dựng thông qua những hành động bên trong, qua đó nhân vật
chủ yếu là suy ngẫm và chịu đựng một tình huống xung đột bên trong hết sức
căng thẳng. Trong kịch, các nhân vật tự xây dựng tính cách riêng biệt của
mình chủ yếu qua ngôn ngữ mà họ thể hiện. Ngôn ngữ kịch có ba loại: Ngôn
ngữ đối thoại tức lời các nhân vật đối đáp với nhau, ngôn ngữ độc thoại tức
lời nhân vật tự bộc lộ tâm tư, tình cảm của mình, ngôn ngữ bàng thoại tức lời
nhân vật mói riêng với khán giả. Do đó, ngôn ngữ kịch là ngôn ngữ khắc họa
tính cách, ngôn ngữ biểu hiện đặc điểm, phẩm chất của nhân vật. Ngôn ngữ
kịch còn mang tính hành động, tức là thứ ngôn ngữ mang đặc tính tranh luận,
biện bác, tác động trực tiếp và thúc đẩy mâu thuẫn, xung đột tăng tiến tạo kịch
tính với những sắc thái tấn công, phản công; thăm dò lảng tránh; chất vấn
chối cãi; thuyết phục phủ nhận; cầu xin từ chối; đe dọa coi thường. Ngôn ngữ


10

kịch thể hiện cao độ tính sống động, giàu chất thông tục của ngôn ngữ đời
thường.
Về kết cấu: Vở kịch thường được chia thành nhiều hồi, cảnh nhằm tạo ra
sự trùng khớp giữa thời gian, địa điểm và hành động kịch, đồng thời làm cho
cái được trình diễn mang màu sắc xác thực của đời sống. Trải qua quá trình
của sự hình thành và phát triển kịch, mối quan hệ tam duy nhất trong kịch
cũng không ngừng được thay đổi tùy theo quan niệm của người sáng tạo và
quy mô, tầm vóc của những sự kiện, biến cố được phản ánh. Các nhà viết kịch
đã mở rộng biên độ và phạm vi phản ánh khiến kịch trở nên ngày càng phong
phú, sinh động hơn.
Ở cấp độ này xét theo nội dung, ý nghĩa của xung đột có thể phân ra ba
loại kịch: bi kịch, hài kịch và chính kịch cùng nhiều thể loại và biến thể loại

khác nhau. Bi kịch là loại vở diễn phản ánh xung đột giữa nhân vật tươi sáng,
trong trẻo, cao thượng, có phẩm chất tốt đẹp, có tinh thần hướng tới cái tiến
bộ với những thế lực đen tối thâm hiểm độc ác. Hài kịch là loại vở diễn phản
ánh xung đột giữa các nhân vật ớ mức độ không quá trầm trọng, phần lớn là
từ các tình huống hiểu nhầm hoặc các nhân vật cố tình chọc ghẹo nhau tạo
nên tiếng cười thoải mái, vui nhộn. Chính kịch dùng để chỉ một loại vở diễn
trung gian giữa bi kịch và hài kịch trong đó vẫn phản ánh những mâu thuẫn,
xung đột trong cuộc sống hàng ngày nhằm hướng tới một sự khẳng định hoặc
phủ định nào đó tuy vẫn có lúc sử dụng cả những nét bi hài, buồn vui lẫn lộn.
1.1.1.2 Ở cấp độ thể loại
Kịch là một thể loại văn học - sân khấu có vị trí tương đương với bi
kịch và hài kịch. Với ý nghĩa này, kịch cũng được gọi là chính kịch (hay kịch
dram). Cũng giống như hài kịch, kịch tái hiện cuộc sống riêng của con người
bình thường nhưng mục đích chính không phải là để cười nhạo, chế giễu các
thói hư, tật xấu mà là mô tả cá nhân trong các mối quan hệ chứa đựng kịch


11

tính đối với xã hội. Và cũng giống như bi kịch, kịch chú trọng tái hiện những
mâu thuẫn gay gắt, song những xung đột của nó cũng không căng thẳng đến
tột độ, không mang tính chất vĩnh hằng và về nguyên tắc có thể giải quyết
được ổn thỏa. Còn các tính cách của kịch thì không có gì đặc biệt, phi thường.
1.1.2 Xung đột kịch
Nếu ta quan niệm xung đột như một hình thái trong khái niệm chung
nhất thì đó là một cấp độ của mâu thuẫn với những biểu hiện tăng dần đến
những mâu thuẫn gay gắt mà hình thái của nó được diễn ra trong cuộc đấu
tranh thực sự. Hơn thế nữa, trước khi đạt tới mức độ có thể gọi là xung đột thì
mối mâu thuẫn kia phải được tích tụ dần dần qua những cấp độ khác nhau: lúc
đầu có vẻ giản đơn nhưng cứ ngày càng phức tạp , gay gắt thêm đến mức

không thể hòa hoãn được. Trong văn học, đặc biệt là kịch những suy nghĩ,
đánh giá về nội dung nhân bản, về chủ nghĩa nhân đạo là rất quan trọng, sự
khác nhau về đạo đức, về hoàn cảnh, vị trí, địa vị xã hội về giai tầng, giai
cấp… Sự khác nhau đó phát triển lên thành mối mâu thuẫn, rồi đến lượt mình,
mối mâu thuẫn phải đạt tới mức độ gay gắt không thể hòa hoãn. Khi đó, sự
mâu thuẫn đã bước vào ngưỡng cửa của mối xung đột.
Ngay cả trong luận văn nổi tiếng của Aristote, mặc dù ông nói nhiều
hơn đến tính hành động nhưng chúng ta cũng nhận thấy ông không bỏ qua
một đặc trưng quan trọng của kịch: tính xung đột. Chẳng hạn, khi bàn đến cốt
truyện kịch, cụ thể là bàn về hai yếu tố trong cốt tuyện là thắt nút và mở nút,
Aristote coi thắt nút là phần kịch bao gồm từ đầu đến sự biến, còn mở nút là
phần còn lại, tức là toàn bộ quá trình từ sự biến đến phinal. Và theo ông, cả
hai quá trình này đều xuất phát từ mối xung đột ban đầu, tức là mối xung đột
tạo nên tình huống ban đầu, tình huống xuất phát của kịch.
Bên cạnh Aristote, Hêghen khi nói đến đối tượng xung đột kịch, ông
còn gắn liền với đặc trưng hoạt động kịch.Trước hết, Hêghen cho rằng kịch là


12

tổng thể đầy đủ nhất về nội dung và hình thức, nó cần phải được xem xét là
cấp độ cao nhất của thi ca và nghệ thuật. Xung đột là cơ sở của kịch. Hêghen
phân tích kịch như là một nghệ thuật có chức năng diễn tả những mâu thuẫn
của đời sống hiện thực ở mức độ căng thẳng cực độ, những mâu thuẫn ấy thể
hiện ở ba hình thái cơ bản, đó là:
1.Mâu thuẫn giữa quyền lợi, khả năng, ước vọng, mục đích của con
người với nhữn
.
2.Mâu thuẫn phát sinh từ sự bất bình đẳng xã hội
3.Mâu thuẫn từ sự đối lập được tạo nên do hoạt động của chính con

người đó.
Cũng theo Hêghen, thông qua ngôn ngữ, hành động được miêu tả trong
mức độ cao nhất đó là kịch, nó không chỉ diễn tả hoàn cảnh bên ngoài mà cả
nội dung bên trong của xung đột – Xung đột trong hành động hay hành động
có kịch tính. Ở đây, chính là hành động của con người và qua hành động đó,
con người đã thể hiện mình một cách rõ ràng nhất. Hành động của cá nhân
này sẽ gây nên sự chống đối cũng thể hiện bằng hành động của cá nhân khác.
Đó chính là bản chất xung đột của hành động.
Lấy xung đột trong đời sống làm cơ sở cho sự sáng tạo nghệ thuật, nhà
viết kịch đến với hiện thực bằng con đường ngắn nhất "lý giải được những
vấn đề thuộc phạm trù xung đột thông qua hệ thống hành động bằng sức
mạnh riêng của ngôn ngữ nhân vật, có nghĩa là nhà viết kịch đã lí giải được
những vẫn đề mang ý nghĩa nhân bản luôn đặt ra cho mọi dân tộc, mọi thời
đại bằng tiếng nói nghệ thuật riêng của thể loại" [17;tr61]. Pha-đê-ép cũng
từng khẳng định “xung đột kịch là cơ sở của kịch”.
Thực tế trong sự vận động của hình tượng thơ cũng bộc lộ những mâu
thuẫn giữa những trạng thái khác nhau của cảm xúc: những vui – buồn, hạnh


13

phúc – khổ đau… Trong các tác phẩm tự sự, yếu tố mâu thuẫn lại tồn tại ngay
trong diễn biến cốt truyện. Và trong sự phát triển của tính cách nhân vật thì
với kịch, yếu tố xung đột mang một sắc thái thẩm mỹ khác “Kịch không có
những yếu tố tùy hứng mà người nghệ sĩ có quyền dùng khi điều khiển số
phận con người như trong các tiểu thuyết và truyện. Ở đây có một khuôn khổ
rất chặt chẽ, không có thời gian để mạn đàm, giải thích, luận bàn” (Arbudốp
– nhà viết kịch hiện đại Xô Viết). Sự khác biệt ấy chính là tính chất tập trung
cao độ của kịch.
Hơn thế nữa, xung đột kịch có vai trò to lớn trong việc tạo dựng cốt

truyện và hành động của nhân vật. Đó là động lực thúc đẩy sự phát triển của
hành động kịch nhằm xác lập những quan hệ mới giữa các nhân vật vốn được
coi là tất yếu của các tác phẩm kịch. Thiếu xung đột, tác phẩm kịch sẽ mất đi
đặc trưng cơ bản đầu tiên của thể loại, sẽ là "những vở kịch tồi" ( như
Lunatraxki đã nói ). Vì vậy, người viết kịch phải tạo ra được những xung đột
mang ý nghĩa xã hội sâu sắc và phải mang tính điển hình hóa cao.
Nói cho cùng, xung đột kịch là cái mà không có thì không thành kịch.
Ở mỗi thời kỳ, mỗi tác giả, trong mỗi vở kịch lại có những hình thái xung đột
mang sắc thái khác nhau, nhà viết kịch thực thụ chính là người luôn luôn biết
tìm tòi, phát hiện những hình thái xung đột mới cho kịch của mình. Lịch sử
nhân loại do đó, xét về một phương diện nào đó, chính là lịch sử của những
hình thái xung đột kịch và sự phát triển của nghệ thuật kịch do đó cũng chính
là sự mở rộng của các hình thái xung đột.
1.2 Nguyễn Huy Tƣởng và hành trình sáng tác kịch
Nguyễn Huy Tưởng sinh ngày 06 tháng 5 năm 1912 ở làng Dục Tú, phủ
Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, nay thuộc xã Giục Tú, huyện Đông Anh, Hà Nội.
Xuất thân trong một gia đình Nho giáo nề nếp, Nguyễn Huy Tưởng luôn ý
thức về trách nhiệm của một người con trong việc giữ gìn, phát huy truyền


14

thống tốt đẹp của quê hương, dòng họ. Là một con người yêu văn chương,
ham học hỏi, ông đến với văn chương bằng tất cả sự say mê và khát khao
cống hiến. Với mong muốn sáng tác của mình viết ra trước hết là phụng sự
dân tộc, phụng sự cách mạng, Nguyễn Huy Tưởng luôn hướng ngòi bút của
mình vào những đề tài mang âm hưởng lịch sử. Và ông đã thành công ở đề tài
này. Đó là những cuốn tiểu thuyết lớn như Đêm hội Long Trì, An Tư, là
những truyện viết cho thiếu nhi như Lá cờ thêu sáu chữ vàng, Hai bàn tay
chiến sỹ…Nhưng đặc biệt phải kể đến sự thành công trong các sáng tác kịch,

dù đó là một vở kịch mang yếu tố tưởng tượng như Cột đồng Mã Viện, là sự
tái hiện lịch sử của cha ông thuở xưa trong Vũ Như Tô hay con đường cách
mạng của nhân dân ta trong hiện tại ở Bắc Sơn và Những người ở lại.
Để có thành công ấy, ngoài có tài năng và sự chuẩn bị chu đáo về học
vấn, phần quan trọng phải nói tới là những trăn trở, suy nghĩ nghiêm túc của
Nguyễn Huy Tưởng mỗi khi ông cầm bút. Dường như sau những suy nghĩ có
tính chất định hướng ban đầu, ông càng trăn trở nhiều hơn về nghề: Viết như
thế nào? Và ông khẳng định rõ “Cần phải viết truyện gần sự thực, sát sự thực.
Cần phải có sự sống tràn trề… Phải trừ diệt tất cả cái gì là sáo, là phóng đại,
là kêu gào, là hùng theo lối Lê Văn Trương. Hãy đi đến cái gì là tự nhiên, là
chân thật, là giản dị”. Ông đòi hỏi: “Phải chắt, ở trong một sự kiện có ý nghĩa
của cuộc sống. Viết tiểu thuyết là bày tỏ, không phải là tụ sự suông…”;
“Đừng có thấy một câu gì hay, một đầu đề gì đẹp mà viết ngay. Phải suy nghĩ
cho ra manh mối, cho có ý tưởng chỉ huy rồi sẽ viết. Đừng có viết một cách
mơ hồ”. Đồng thời, Nguyễn Huy Tưởng cũng đã sớm quan tâm đến cá tính
sáng tạo, ông yêu cầu “phải nghĩ đến sáng tạo một lối thơ riêng, một cách viết
văn riêng”.
Những suy nghĩ đó luôn thường trực trong ông, ông luôn luôn “soi” lại và
nghiêm khắc với chính mình. Hầu như không khi nào ông dễ dãi chấp nhận,


15

bằng lòng với những gì mình đã viết ra (ngay cả với những tác phẩm đã được
đề cao, ca ngợi). Với ông, khi một tác phẩm hoàn thành và đến được với bạn
đọc, như thế chưa hẳn đã là xong, là hoàn thành. Chính vì thế, ông luôn dõi
theo nó, tiếp tục ngẫm ngợi về nó thậm chí còn có ý định “làm lại” nó, nhưng
ông đã từng ý định làm lại với Vũ Như Tô.
Đó là những thành công của Nguyễn Huy Tưởng mà người ta vẫn luôn
nhắc tới như một sự ngợi ca, sự khẳng định tài năng của ông với những đóng

góp cho nền văn học nước nhà nói chung. Nhưng sẽ là thiếu sót khi ta không
bàn tới phong cách sáng tác của ông, bởi đây chính là yếu tố quan trọng khiến
cho một cuốn sách có thể đứng vững trước quy luật đào thải của tự nhiên. Và
không phải nhà văn nào cũng có phong cách, cũng tạo được dấu ấn riêng biệt
trên mỗi trang viết và neo đậu được trong lòng khán giả.
Nguyễn Huy Tưởng đã sớm cảm nhận chân xác một điều rằng "Văn
chương là một thứ phần thưởng rất hay, nhưng cũng lại là một thứ hình phạt
rất nặng" . Vậy mà ông vẫn đến với văn chương bằng thái độ chân thành đầy
quả quyết: Áo may không phải để chơi mà là để mặc. Ta không sợ áo của ta
nhàu hay nát. Người sinh ra để hành động, không phải để tiếc thân. Áo có
nhàu, có nát, người ta phải sứt sẹo, đau khổ. Đó là lẽ thường. Chính bản lĩnh
ấy, cốt cách khỏe khoắn ấy đã tạo nên giá trị của ngòi bút ông, tạo nên phong
độ cao sang của riêng người tri thức, người nghệ sĩ Nguyễn Huy Tưởng qua
những chuyển động dữ dội, những thử thách nghiệt ngã của đời sống xã hội
và văn học.
Nguyễn Huy Tưởng là một nhà văn không biết nghỉ, không ngừng viết,
không thôi nghĩ và không thôi sáng tạo. Ngay cả những ngày tháng cuối cùng
của cuộc đời mình, ông vẫn luôn tự hỏi mình, vẫn băn khoăn trước một quyết
định lớn lao: “Viết chuyện thủ đô kháng chiến hay xếp thì giờ viết một cái gì
vừa mức thời gian từ đây đến cuối năm?” Cùng ngày hôm ấy, ông ghi trong


16

nhật ký: “Thèm sức khỏe. Thèm niềm vui. Thèm một cuộc sống có nhựa. Ta
sao lạnh trong thể xác, lạnh trong tân hồn?”. Phải chăng, đó là cái cảm giác
lạnh vẫn thương đến với những người sắp rời bỏ cõi đời? Và rồi, ngày 25
tháng 7 năm 1960, Nguyễn Huy Tưởng ra đi khi ông chưa kịp thấy Sống mãi
với thủ đô của ông ra đời. Nhưng chắc rằng, ông đã ra đi trong hạnh phúc bởi
khi còn viết Sống mãi với thủ đô, ông đã nhắn nhủ rằng: “Cái vui sướng nhất

là được viết, tuy có vất vả một cách kiệt lực” (Nhật ký tết năm Mậu Tuất –
1958). Và với những cống hiến hết mình cho nền văn học – nghệ thuật dân
tộc, năm 1996, Nguyễn Huy Tưởng được nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ
Chí Minh về Văn học – Nghệ thuật. Đó chính là sự ghi nhận của độc giả dành
cho tài năng và sự đóng góp của ông vì một nền văn học mà ông dành trọn
đời để xây đắp, để cống hiến.
1.2.1 Những vở kịch trƣớc cách mạng tháng Tám

.S
. Trên con đường tìm kiếm những khát khao và trăn
trở nghiệp văn, ông bắt đầu làm thơ, say sưa và bồng bột, để rồi ông tự chê
thơ mình còn vụng về, còn “kém”, cần phải học, phải suy nghĩ nhiều hơn, trăn
trở nhiều hơn… Và rồi, sau hai tuần thai nghén, kịch Vũ Như Tô hoàn thành
và chính nó đã đem vinh quang về cho ông.
Tri Ân

20/04/1944.


vua


17

,
. Nguyễn Hoằng Dụ đóng quân ở Bồ Đề được tin
Trịnh Duy Sản bạo nghịch giết vua, bèn chém Vũ Như Tô ở ngoài cửa thành.
Lúc Vũ Như Tô bị giết mọi người đều chỉ trích chê cười, có người nhổ nước
bọt vào thây của hẳn. Tuy nhiên, Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng lại là
một tác phẩm văn học có sự hòa quyện giữa hiện thực và lãng mạn. Lấy lịch

sử làm phần chất liệu nhưng Vũ Như Tô chứa đựng ngôn ngữ mang đậm dấu
ấn văn chương, nó trở thành một tác phẩm bi kịch có thể đứng ngang tầm với
những vở bi kịch kinh điển của thế giới. Mặc dù vậy, phải trải qua mấy mươi
năm thăng trầm, Vũ Như Tô mới được giới nghiên cứu, phê bình và độc giả
đón nhận, quan tâm và đánh giá. Vũ Như Tô ra đời trong không khí sôi nổi
của kịch nước nhà khi kịch được coi là luồng gió mới cho nền văn học Việt
Nam cùng với tiểu thuyết và thơ mới, nhưng nó lại phải đối mặt với hiện thực
tối tăm của đất nước đang đầy rẫy sự chết chóc do khói lửa, đạn bom của
chiến tranh. Bởi tính đa nghĩa và phức tạp trong chiều sâu tư tưởng và hành
động kịch cảu nhân vật, năm 1995, Vũ Như Tô được đưa lên sân khấu, nó như
một "tảng băng chìm" của nghệ thuật mà những tầng vỉa của nó vẫn tạo nên
sức lôi cuốn mạnh mẽ đối với chúng ta.
Phải nói thêm rằng, sự thành công trong sáng tác của Nguyễn Huy
Tưởng có được là do rất nhiều yếu tố, trong đó có cả yếu tố khách quan và
yếu tố chủ quan của tác giả. Trước hết, về mặt khách quan, lịch sử dân tộc ta
đã và đang trải qua những thời khắc đau thương do chiến tranh, mọi người
con đất Việt dù bằng cách này hày cách khác đều mong được góp sức cho
cuộc chiến: Những người lính ra trận, những người nông dân góp sức tăng gia
sản xuất, những văn sĩ dùng ngòi bút của mình để chiến đấu... Lịch sử văn
học cũng từng bước thay đổi, nhất là từ khi thực dân Pháp xâm lược và biến


18

nước ta thành thuộc địa của chúng, văn hóa Pháp cũng vì thế mà dần du nhập
vào nước ta, trong đó có kịch. Về mặt chủ quan, đối với Nguyễn Huy Tưởng,
ngay từ khi còn là cậu học sinh trường thành trung, ông đã có những suy nghĩ
đúng đắn, tiến bộ, ông tự vạch ra cho mình một con đường đi riêng, con
đường viết văn để tỏ lòng yêu nước. Ông luôn có một ước vọng lớn là viết
những tập thơ trường thiên ca ngợi những anh hùng dân tộc, rồi ông cũng viết

thơ và cũng tự nhận thấy chưa thành công... Cuộc đời của một trí thức nghèo
luôn canh cánh trong lòng tình yêu nước đã thôi thúc ông dấn thân vào con
đường làm cách mạng bằng những việc làm thiết thực, đầy ý nghĩa: treo cờ
búa liềm, rải truyền đơn, tham gia hội văn hóa cứu quốc, lãnh đạo văn nghệ...
Những hoạt động đó đã mang lại cho nhà văn một cái nhìn đúng đắn hơn về
cách mạng, cuộc đời và ông biết mình cần phải làm gì, viết gì để cổ vũ động
viên tinh thần cho kháng chiến của dân tộc.
Vì thế, sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng, bên cạnh những tiểu thuyết
lần lượt ra đời gây tiếng vang lớn như: An Tư (1944), Đêm hội Long Trì
(1944), Bốn năm sau (1959), Sống mãi với thủ đô (1961)... được ví như những
thước phim quay chậm về những năm tháng đau thương mà hào hùng dân tộc:
những mối tình đẹp chứa đầy nước mắt, những trận đánh oai hùng; những con
người quả cảm của thủ đô hoa lệ... đã tạo nên những bản anh hùng ca về đất
nước, con người Việt Nam; là những trang nhật kí, hồi kí thấm đẫm cảm xúc
chân thành cảu một trái tim đa cảm chứa đựng những yêu thương, những câu
chuyện đời, chuyện nghề... được ông ghi chép cẩn thận, tỉ mỉ như một sự phác
họa bức chân dung về chính con người chân thật của mình; cả những câu
chuyện viết cho thiếu nhi: An Dương Vương xây thành ốc (1957), Tìm mẹ
(1960), Lá cờ theo sáu chữ vàng (1960)... thấm đượm triết lí nhân sinh, những
bài học về tình thương, lòng bác ái và tinh thần quả cảm của những tấm
gương anh dũng. Với cách dẫn chuyện khéo léo, lôi cuốn, hấp dẫn; bằng


19

những hình tượng nhân vật sinh động, ngôn ngữ giản dị, tinh tế, trong sáng đã
truyền đến cho các em thiếu nhi những điều bổ ích, gieo những hạt giống tâm
hồn cho những thế hệ mai sau.
Điểm qua một vài tác phẩm tiêu biểu ở ba thể loại tiểu thuyết, hồi kí và
truyện viết cho thiếu nhi trên đây, chúng ta có thể thấy, ở bất cứ thể loại nào,

Nguyễn Huy Tưởng cũng có những thành công và để lại những dấu ấn trong
lòng bạn đọc. Riêng những tác phẩm văn học kịch, đây không đơn thuần là
văn hóa nghe, đọc mà còn là văn hóa nhìn của nghệ thuật biểu diễn. Sự thành
công hay thất bại của vở kịch phải được đánh giá ở cả trong văn bản kịch bản
và trên sân khấu. Trước cách mạng tháng Tám, khi viết Vũ Như Tô và Cột
đồng Mã Viện, bên cạnh sự cố công tìm tòi, nghiên cứu lịch sử, còn cần tài
năng và sự nhạy cảm của người nghệ sĩ. Và thật tuyệt vời khi ở Nguyễn Huy
tưởng luôn chứa đựng tất cả những yếu tố đó: Một con người luôn khát khao
tìm tòi, nghiên cứu, khám phá; một nghệ sĩ luôn giàu sự hình dung, tưởng
tượng bay bổng, lãng mạn...Nguyễn Huy Tưởng đã tái hiện những câu
chuyện, những nhân vật lịch sử bằng chất liệu ngôn ngữ vừa văn chương, vừa
lịch sử, vừa đời thường mà cũng lại rất kịch. Chính điều đó đã tạo ra cái nhìn
đa diện, toàn cảnh về những giai đoạn xa xưa của lịch sử dân tộc trên nền tảng
của cả lịch sử dân tộc thời hiện tại.
Sau Vũ Như Tô, Nguyễn Huy Tưởng tiếp tục khai thác đề tài lịch sử.
Vói lòng yêu nước nồng nàn, ông trân trọng, nâng niu những trang sử đẹp của
dân tộc. Nguyễn Huy tưởng muốn từ quá khứ vẻ vang của dân tộc nói lên bài
học và sự thôi thúc, động viên cho cuộc kháng chiến hiện tại của dân tộc, ông
lại cho ra đời vở kịch Cột đồng Mã Viện. Đây là một tác phẩm chứa đựng tinh
thần dân tộc sâu sắc. Qua việc khai thác câu chuyện chiến đấu của người Giao
Chỉ chống lại bọn xâm lược Mã Viện, Nguyễn Huy Tưởng đã nêu cao ý chí
bất khuất và tinh thần quật khởi vững mạnh của dân tộc ta. Cột đồng Mã Viện


20

với hàng chữ thách thức, đe dọa "Đồng trụ chiết, Giao Chỉ tiệt" là nỗi nhục
của toàn thể nhân dân ta. Cốt truyện kịch tuy chỉ tập trung vào sự kiện âm
mưu phá đổ cột đồng, rửa nhục cho đât nước, nhưng tự nó đã toát lên một nội
dung tư tưởng sâu sắc mà các tác phẩm lịch sử đương thời chưa thể có được.

Hình ảnh của Vương Độ, một người dân Trung Quốc, săn sóc mẹ Hùng Chi,
người mẹ đau khổ phải xa lìa đứa con trai dũng cảm và đáng tự hào của mình
là hình ảnh đẹp và giàu ý nghĩa. Nguyễn Huy Tưởng đã cho chúng ta thấy
rằng mặc dù bọn phong kiến Trung Quốc xâm lược nước Nam, nhưng nhân
dân Trung Quốc và nhân dân Việt Nam đều là những người bị áp bức, luôn
thông cảm và yêu thương nhau.
Có thể thấy, tuy dung lượng các vở kịch của Nguyễn Huy Tưởng không
quá đồ sộ, nhưng vấn đề được đặt ra trong kịch của ông lại mang tầm thời đại
với những triết lý nhân sinh sâu sắc. Vì thế, kịch Nguyễn Huy Tưởng đã gây
được ấn tượng mạnh trong lòng công chúng. Đặt kịch Nguyễn Huy Tưởng
trong mối tương quan với các vở kịch cùng thời (những năm trước cách mạng
tháng Tám), ta sẽ thấy được những đóng góp lớn lao của ông cho nền kịch nói
Việt Nam: Chẳng hạn vở Chén thuốc độc của Vũ Đình Long kể về gia đình
thầy Thông Thu - một công chức khá giả trong xã hội đương thời. Trước
những tác động của xã hội, mỗi thành viên trong gia đình thầy hư hỏng theo
một cách khác nhau: mẹ và vợ thì nhiễm thói đồng bóng, chỉ ham mê buôn
thần bán thánh; em thì mê trai, chửa hoang; còn bản thân thì đam mê hát
xướng. Những công tử bột như Ấm Sứt, Cả Nhắng là hình ảnh tiêu biểu của
sự đàng điếm, lêu lổng. Vũ Đình Long đã đặt họ vào những mối quan hệ tư
sản để khao khát gữa lương tri và dục vọng, gữa chiều hướng vận động của xã
hội với hạnh phúc gia đình. Cùng khai thác về đề tài đạo đức còn có những
sáng tác của Vi Huyền Đắc với vở Hai tối tân hôn; Nguyễn Hữu Kim với vở
Bạn và vợ, Cái đời bỏ đi...tiếp sau đó là phong trào sáng tác kịch thơ (do ảnh


21

hưởng của phong trào Thơ mới và văn xuôi lãng mạn) với các tên tuổi như
Huy Thông, Nguyễn Nhược Pháp, Yến Lan, Nguyễn Bính...họ đã tạo ra một
trào lưu sáng tác và thưởng thưc nghệ thuật khá hấp dẫn. Tuy nhiên, hầu hết

các vở kịch đó chỉ đề cập đến những vấn đề mang tính nhất thời, đề cao luyến
ái, chống phong kiến lạc hậu, bảo thủ; một số vở kịch viết về đề tài lịch sử
nhưng tư tưởng của người viết còn giao động, đôi khi cố tình bóp méo, xuyên
tạc lịch sử dân tộc theo hướng có lợi cho bọn thực dân. Trong bối cảnh đó sự
xuất hiện của kịch Nguyễn Huy Tưởng đã có những đóng góp quan trọng mở
ra cho nền kịch nói nước nhà một hướng đi mới. Theo thống kê, đánh giá của
nhà nghiên cứu Phan Trọng Thưởng:"Lịch sử kịch nói Việt Nam trước cách
mạng tháng Tám 1940-1945, tỉ lệ thơ chiếm đến gần 80% sáng tác. Kịch nói
viết theo thể chính kịch thời kỳ này chỉ có một vở đáng chú ý nhất là vở Vũ
Như Tô (1941) của Nguyễn Huy Tưởng" [56;tr90].
Như vậy, giai đoạn trước cách mạng, kịch Nguyễn Huy Tưởng tuy
chưa phong phú về số lượng, nhưng chỉ với Vũ Như Tô và Cột đồng Mã Viện
đã đủ để khẳng định tài năng nghệ thuật của ông trên văn đàn kịch nói Việt
Nam.
1.2.2 Những vở kịch sau cách mạng Tháng Tám
Với thành công của cách mạng tháng Tám năm 1945, lịch sử Việt nam
đã diễn ra một bước ngoặt quan trọng. Ý nghĩa cách mạng bao trùm mọi mặt
của đời sống chính trị, xã hội và văn hoc, nó trở ra có sức hút, sức cảm hóa
lớn lao đối với trí thức, văn nghệ sỹ, đã đem đến cho người nghệ sĩ một luồng
sinh khí mới đầy niềm tin, hồ hởi. Nhìn vào đội ngũ sáng tác ta thấy, các nhà
văn, nhà thơ và những nghệ sỹ nổi danh trong phong trào Thơ mới, trong văn
xuôi thuộc các khuynh hướng thời kỳ 1932 - 1945 đều có mặt ngay trong buổi
đăng quang chế độ mới. Hơn ai hết, họ cảm nhận được cái thay đổi của vận
mệnh dân tộc và giác ngộ sâu sắc về vai trò của mình. Các nhà văn, nhà thơ


×