Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

Bài thu hoạch Quy hoạch du lịch tỉnh Quảng Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (471.97 KB, 60 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA NGỮ VĂN

BÀI THU
HOẠCH

QUY HOẠCH DU LỊCH TỈNH QUẢNG NAM

NGÀNH VIỆT NAM HỌC

Cần Thơ


MỤC LỤC
MỤC LỤC................................................................................................................................................2


LỜI NÓI ĐẦU
Từ xa xưa trong lịch sử nhân loại, du lịch đã được coi như một nhu cầu
thiết yếu của con người. Ngày nay, hoạt động du lịch đang được phát triển mạnh
mẽ và trở thành một ngành kinh tế lớn nhất trên thế giới. Hoạt động du lịch càng
phát triển càng tạo ra sự tiến bộ xã hội, tình hữu nghị hoà bình, sự hiểu biết và
tôn trọng lẫn nhau giữa các dân tộc. Với các ưu điểm nổi bật của mình, ngành du
lịch được xem là “Con gà đẻ trứng vàng” hay “ngành công nghiệp không khói”
mang lại lợi nhuận cao mà bất kỳ quốc gia nào cũng mong muốn có được. Hoà
mình vào xu thế chung, việt nam đang từng bước đưa ngành du lịch trở thành
một ngành quan trọng, góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, khai
thác có hiệu quả tiềm năng sẵn có. Để phát triển ngành Du lịch Việt Nam trở
thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần xứng đáng vào nền kinh tế đất nước,
Đảng và Nhà nước đã chỉ đạo ngành Du lịch xây dựng Chiến lược phát triển du
lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, và xây dựng Quy hoạch


tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Theo đó,
thì mỗi vùng, mỗi tỉnh cũng cần có những chính sách quy hoạch du lịch đúng
hướng để du lịch Việt Nam ngày càng phát triển. Vậy nên qua bài nghiên cứu
này, tôi muốn đóng góp một tiếng nói nhỏ vào sự phát triển của du lịch cả nước
nói chung và du lịch Quảng Nam nói riêng.
Quảng Nam nằm ở vị trí trung độ của đất nước, trong vùng kinh tế trọng
điểm miền trung, đang được nhà nước ưu tiên khuyến khích phát triển. Về mặt
du lịch, Quảng Nam với tiềm năng rất đa dạng, phong phú, đặc biệt là loại hình
du lịch văn hóa và sinh thái đóng một vai trò rất quan trọng trong chiến lược
phát triển của vùng. Quảng Nam với nhiều bãi tắm sạch đẹp và thơ mộng nằm ở
khu vực Điện Bàn, Hội An, Tam Kỳ, Núi Thành... không bị ô nhiễm, độ dốc ít,
cát mịn và độ mặn vừa phải, nước biển xanh và khí hậu biển rất lý tưởng cho
việc phát triển các loại hình du lịch nghỉ dưỡng. Bên cạnh đó, còn có quần đảo
Cù Lao Chàm được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới vào
tháng 5/2009, cùng 10 hồ nước (với 6.000 ha mặt nước, khoảng 11.000 ha rừng
xung quanh khu vực hồ và 40 đảo trong các hồ). Ngoài ra, còn có hai di sản văn
hóa thế giới là Đô thị cổ Hội An, khu đền Tháp Mỹ Sơn và nhiều di tích lịch sử
văn hóa, cùng với nhiều loại hình hoạt động văn hóa như hát tuồng, hát đối, hô
bài chòi, dân ca, hát hò khoan…
Với những những lợi thế về vị trí và tiềm năng du lịch như trên thì việc lập
quy hoạch tổng thể phát triển ngành du lịch tỉnh Quảng Nam là hết sức cần thiết,
làm cơ sở tiếp tục thực hiện các mục tiêu kinh tế, xã hội của toàn tỉnh.
1


Chương 1
ĐÁNH GIÁ, PHÂN TÍCH NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN DU LỊCH
1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ

1.1. Lãnh thổ

Quảng Nam, hay gọi âm địa phương là "Quảng Nôm", là một tỉnh thuộc vùng
Duyên hải Nam Trung Bộ, Việt Nam. Với diện tích 10.574,74 km2 (2015), Quảng
Nam đứng thứ 6 về diện tích trong số 63 tỉnh, thành phố của Việt Nam.
Tỉnh Quảng Nam nằm ở trung độ của Việt Nam (từ 14 o57’10” đến 16o03’50” vĩ
độ Bắc, 107o12’40” đến 108o44’20” kinh độ Đông), cách Thủ Đô Hà Nội 860 km về
Phía Nam, cách TP. Hồ Chí Minh 865 km về phía Bắc.
- Phía Bắc giáp: Tỉnh Thừa thiên - Huế và Đà Nẵng
- Phía Nam giáp: tỉnh Quảng Ngãi
- Phía Tây giáp: Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào và tỉnh Kon Tum
- Phía Đông giáp: biển Đông
1.2. Hành Chính
Quảng Nam hiện có 16 huyện và 2 thành phố. Trong đó, có 9 huyện miền núi là
Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Bắc Trà My, Nam Trà My, Hiệp
Đức, Tiên Phước và Nông Sơn; 9 huyện, thành, thị xã đồng bằng: thành phố Tam Kỳ,
thành phố Hội An, thị xã Điện Bàn, Duy Xuyên, Đại Lộc, Thăng Bình, Quế Sơn, Núi
Thành và Phú Ninh. Hai Thành phố: Tam Kỳ và Hội An. Tỉnh lỵ: Thành phố Tam Kỳ.
Bảng 1: Danh sách các đơn vị hành chính của Quảng Nam
Huyện, thành
phố

Diện tích
(km2)

Dân số (nghìn Mật độ
Số đơn vị hành chính
2
người)
(người/km )
cấp xã


Thành phố Tam
Kỳ

93,97

112.747

1.200

09 phường, 04 xã

Thành phố Hội
An

63,62

93.851

1.475

09 phường, 04 xã

Thị xã Điện Bàn

216,32

207.070

957


07 phường, 13 xã

Huyện Thăng
Bình

412,42

181.601

440

21 xã, 01 thị trấn

Huyện Bắc Trà
My

846,99

39.475

47

12 xã, 01 thị trấn

2


Huyện Nam Trà
My


826,38

27.317

33

10 xã

Huyện Núi
Thành

555,83

143.195

258

16 xã, 01 thị trấn

Huyện Phước
Sơn

1.153,34

24.052

21

11 xã, 01 thị trấn


Huyện Tiên
Phước

454,55

71.126

156

14 xã, 01 thị trấn

Huyện Hiệp Đức

496,88

39.275

79

11 xã, 01 thị trấn

Huyện Nông Sơn

471,64

32.020

68

07 xã


Huyện Đông
Giang

821,85

24.922

30

10 xã, 01 thị trấn

Huyện Nam
Giang

1.846,60

24.175

13

11 xã, 01 thị trấn

Huyện Đại Lộc

578,50

152.776

262


17 xã, 01 thị trấn

Huyện Phú Ninh

255,65

80.091

313

10 xã, 01 thị trấn

Huyện Tây
Giang

913,68

18.148

20

10 xã

Huyện Duy
Xuyên

309,24

125.601


406

13 xã, 01 thị trấn

Huyện Quế Sơn

257,28

84.348

328

13 xã, 01 thị trấn

140

18 huyện - thành phố,
25 phường, 12 thị trấn,
207 xã

Tổng

10.574,741

1.480.790

(Nguồn: Niên giám thống kê 2015)

1.3. Kinh tế

Tình hình kinh tế Quảng Nam năm 2015 tiếp tục có những chuyển biến tích cực,
so với cả nước và trong khu vực có những mặt nổi trội. Tổng sản phẩm trên địa bàn
3


tỉnh (GRDP) năm 2015 ước đạt 42,5 nghìn tỷ đồng, tăng gần 11,56% so với năm 2014
(theo giá so sánh 2010). Khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng gần 4,2% đóng
góp vào tăng chung 0,7 điểm phần trăm; Khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 11,1%
đóng góp vào tăng trưởng chung 4,6 điểm phần trăm (trong đó công nghiệp tăng gần
11,7%; đóng góp 4,1 điểm phần trăm); Khu vực dịch vụ tăng 15% (đóng góp 6,3 điểm
phần trăm). Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng khu
vực công nghiệp - dịch vụ, giảm tỷ trọng khu vực nông lâm thuỷ sản, tuy nhiên mức
độ dịch chuyển còn chậm; Tỷ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm 42% (tăng
0,8% so với năm 2014); khu vực dịch vụ chiếm 42,1% (tăng 0,2%); khu vực nông lâm
thuỷ sản chiếm gần 16% (-1%). GRDP bình quân đầu người đạt trên 41 triệu
đồng/người/năm. Thu nhập bình quân đầu người đạt gần 2,1 triệu đồng/người/tháng.
Về du lịch trong năm 2015, tổng lượt khách tham quan và lưu trú ước đạt gần 4
triệu lượt, tăng trên 11%, vượt 3,6% so với kế hoạch, trong đó khách lưu trú ước đạt
gần 2,2 triệu lượt, tăng 10,2%; khách tham quan do các đơn vị lữ hành phục vụ đạt 1,8
triệu lượt, tăng 12,4% so cùng kỳ. Doanh thu hoạt động khách sạn nhà hàng ước đạt
gần 7.919 tỷ đồng, tăng 14,3% so với cùng kỳ, trong đó doanh thu khách sạn ước đạt
1.953 tỷ đồng tăng 21%; du lịch lữ hành đạt gần 287 tỷ đồng tăng 42,6% so cùng kỳ.
1.4. Giao thông
Quảng Nam có hệ thống giao thông khá phát triển với nhiều loại hình như đường
bộ, đường sắt, đường sông, sân bay và cảng biển. Quảng Nam có tuyến Quốc lộ 1A đi
qua.
- Đường bộ: hiện nay có các tuyến đường quốc lộ đi qua địa phận Quảng Nam là:
đường Hồ Chí Minh, 1A, 14B, 14D, 14E với chiều dài 591km. Đường tỉnh lộ gồm 13
tuyến với tổng chiều dài: 442km.
- Đường sắt: Tuyến đường sắt Bắc - Nam chạy qua Quảng Nam có chiều dài

95km, qua 4 ga (Trà Kiệu, Phước Chỉ, Tam Kỳ, Chu Lai) là đầu mối giao thông xuyên
suốt từ Bắc đến Nam.
- Đường biển: có cảng Kỳ Hà là một cảng nước sâu, tàu có trọng tải 1 vạn tấn có
thể cập cảng này; Từ đây có thể đến các nước trong khu vực và là trạm dừng chân của
các tuyến đường hàng hải quốc tế.
- Đường sông: có khoảng 500km đường sông có khả năng vận chuyển hàng hóa,
hành khách phục vụ du lịch.
- Đường hàng không: có sân bay Chu Lai do Mỹ xây dựng từ trước năm 1975.
Đây là sân bay có vị trí quan trọng trong quốc phòng cũng như phát triển kinh tế.
1.5. Giao lưu trao đổi
Quảng Nam với lợi thế về vị trí địa lý không chỉ tiếp giáp với Tỉnh Thừa thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Kom Tum mà phía Tây tỉnh còn giáp với Cộng Hòa Dân
4


Chủ Nhân Dân Lào. Do đó, việc giao lưu trao đổi hàng hóa ở Quảng Nam không chỉ
dừng lại ở việc trao đổi với các tỉnh trong khu vực mà Quảng Nam còn có thể trao đổi
hàng hóa của tỉnh qua nước bạn là Lào. Chính vì vậy, khi đi từ cao nguyên Atepeu,
Saravane, Sê Kông đến Paksé (Lào), không khó để bắt gặp những bước chân lưu lạc
làm ăn nơi đất khách của người Việt. Lội vào các chợ sầm uất ở Paksé, chợ Karol
(huyện Sêpôn, tỉnh Savannakhet) gần sát cửa khẩu Lao Bảo thì đã nghe tiếng của
người Quảng Trị, Quảng Bình, Nghệ An…Còn vào chợ ở huyện Đắc Chưng, La Mạn
(tỉnh Sê Kông), hay chợ trên bình nguyên Saravane, thì bày bán nhan nhản những mặt
hàng có nguồn gốc xứ Quảng như hải sản, quế Trà My, rượu sâm, thổ cẩm của người
Cơ Tu… Các điểm kinh doanh ẩm thực còn trưng bảng rặt tiếng Việt như mỳ Quảng,
cơm gà bà Luận, bê thui Cầu Mống, nem nướng Tam Kỳ…Người Việt buôn bán sát
cửa khẩu Lao Bảo thì sáng ở Việt Nam qua, tối lại về, còn hầu hết đồng hương người
Quảng sinh sống rồi lập chợ ổn định trên một số tỉnh Nam Lào. Thực tế, việc giao lưu
hàng hóa, trao đổi buôn bán đoạn từ cửa khẩu Đắc Tà Oóc đến Sê Kông thưa thớt do
tuyến quốc lộ 16B vẫn còn dang dở. Người dân vùng cao Nam Giang thường theo
đường rừng mang qua đất bạn vài mặt hàng mắm muối, thịt cá, thổ cẩm… Tại ngôi

chợ không mấy đông người mua kẻ bán ở Đắc Chưng, nhiều nhất là bày bán thịt thú
rừng, các loại cá nục, cơm khô, vài nông sản của người Cơ Tu…
Có nhiều con đường để người Quảng qua nước bạn Lào trao đổi buôn bán, làm
ăn. Cho dù kinh doanh trong khu chợ sầm uất, ở một miền quê hẻo lánh, hoặc hình
thành “chợ di động” dọc đường gió bụi nào đó trên đất Lào, người Quảng vẫn để lại
dấu ấn riêng. Năm 2014, một dự án hơn 50 tỷ đồng sẽ được Quảng Nam giúp tỉnh Sê
Kông đầu tư, nâng cấp mở rộng khu liên hiệp kiểm soát cửa khẩu; quốc lộ 16B nối
huyện Nam Giang với huyện Đắc Chưng sẽ nằm trong lộ trình đầu tư của Lào, rồi sẽ
rút ngắn tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây. Tương lai con đường giao thương buôn
bán của người Quảng trên đất Lào sẽ sáng sủa hơn.
1.6. Du lịch
Quảng Nam là một trong những tỉnh, thành có chiều dài bờ biển lớn nhất ở khu
vực duyên hải Nam Trung bộ, với 125 km bờ biển kéo dài từ Điện Ngọc đến giáp
Vịnh Dung Quất, nơi đâu cũng có thể trở thành những bãi tắm lý tưởng bởi độ thoải
mái, cát trắng, nước trong và ánh nắng chan hòa… những bãi tắm Hà My, Cửa Đại,
Bình Minh, Tam Thanh, Kỳ Hà, Bãi Rạng… cùng thắng cảnh Bàn Than, xứ đảo Cù
lao chàm là những địa danh hấp dẫn trong loại hình du lịch sinh thái biển. Cù lao chàm
hoang sơ, sạch đẹp với những làng chài, bãi tắm thơ mộng, dưới biển có nhiều ghềnh
đá, nhiều bãi san hô lấp lánh tạo nên những khu vườn thủy cung huyền ảo với trăm
nghìn loài cá, loài hải sản miền nhiệt đới. Nằm trong hệ thống du lịch sinh thái, Quảng
Nam có tài nguyên đa dạng: rừng, núi, sông hồ… Cách thị xã Tam Kỳ 8 km về phía
Tây là hố Phú Ninh – một địa điểm sinh thái mới được khai thác. Với diện tích mặt
nước rộng 3.433 ha và 6 ha rừng trong khu vực, hồ Phú Ninh là nơi lưu giữ một hệ
5


động thực vật vô cùng phong phú gồm 80 loài chim, 34 loài thú, 26 loài bò sát, 14 loài
động vật quý hiếm… Hồ Phú Ninh là nơi lưu giữ một hệ động thực vật vô cùng phong
phú gồm 80 loài chim, 34 loài thú, 26 loài bò sát, 14 loài động vật quý hiếm, và nhiều
các loại vật khác, cũng như những vẻ đẹp hoang dã, mộc mạc, yên lành làm nên một

khung cảnh thật là tuyệt vời cho du khách… Hồ Phú Ninh đang được nghiên cứu xây
dựng thành một khu du lịch phức hợp, sinh thái, tham quan, giải trí thể thao, nghỉ
dưỡng và chữa bệnh bằng liệu pháp nước khoáng lấy từ lòng hồ. Ngoài hồ Phú Ninh,
Quảng Nam còn có nhiều điểm du lịch thắng cảnh nổi tiếng khác như hồ Khe Tân,
Suối Mơ – Đại Lộc, thủy điện Duy Sơn II – Duy Xuyên, Suối Tiên – Quế Sơn, Giang
Thơm – Núi Thành, Khe Cái – Hiệp Đức, Thác Grăng – giằng, khu rừng nguyên sinh
Phước Sơn… và dòng Thu Bồn dịu dàng như dải lụa êm đềm chảy qua, những làng
quê, làng nghề truyền thống. Trong xu thế phát triển của du lịch văn hóa, Quảng Nam
sẽ có nhiều cơ hội để thu hút du khách thập phương. Một phố cổ Hội An với quần thể
kiến trúc giao lưu của nhiều nền văn hóa: Trung Ấn – Nhật – Việt… Nơi đây vào thế
kỷ XV – XVI đã từng là một thương cảng sầm uất vào loại bậc nhất của xứ Đàng
Trong, là nơi gặp gỡ buôn bán của thương nhân vùng Đông Á và phương Tây. Dù bị
thiên nhiên hủy hoại qua bao năm tháng nhưng Hội An vẫn còn có đó những phố Nhật,
phố Tàu, những con đường phố hẹp mái ngói rêu phong, cổ kính.
Cùng với những tài nguyên và di sản đó, Quảng Nam còn có nhiều làng nghề sản
xuất hoa màu, thủ công mỹ nghệ truyền thống cùng những vùng đồng ruộng, sông
nước vẫn giữ nguyên nét điển hình của làng quê Việt Nam, hội đủ các yếu tố phát triển
du lịch đồng quê, du lịch làng nghề, làm đa dạng các loại hình du lịch, tạo thêm sức
hấp dẫn đối với du khách.
2. TÀI NGUYÊN DU LỊCH
2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên
2.1.1. Địa hình
a. Đặc điểm hình thái địa hình
Quảng Nam có hướng địa hình nghiên dần từ Tây sang Đông hình thành 3 kiểu
cảnh quan sinh thái rõ rệt là kiểu núi cao phía Tây, kiểu trung du ở giữa và dãy đồng
bằng ven biển. Địa hình chủ yếu là đồi núi. Vì địa hình trải dài thấp dần từ Tây sang
Đông nên độ cao của Quảng Nam so với mặt nước biển cũng giảm dần trong khoảng
từ hơn 2000m (tính từ nơi cao nhất là núi Ngọc Linh, huyện Nam Trà My) đến 0m
(các đơn vị ven biển Tam Kỳ, Hội An). Độ cao trung bình toàn tỉnh là 50m.


Dạng địa hình

Phân tích
- Diện tích vùng núi là 8.743,57 km 2, chiếm 84,01% diện tích

6


tự nhiên toàn tỉnh.
- Độ cao trung bình khá là cao so với địa hình núi nơi cao
nhất là 2598m (đỉnh núi Ngọc Linh).
1. Núi cao Phía Tây

- Giá trị của địa hình với du lịch: Là núi cao, đầu nguồn của
lưu vực sông, nơi cư trú của nhiều đồng bào dân tộc ít người.
Nhân dân sống chủ yếu bằng sản xuất nông lâm nghiệp với
phương thức canh tác thủ công. Nơi đây sẽ tạo nên những
cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ cộng với nếp sống sinh hoạt
độc đáo của đồng bào dân tộc ít người sẽ thích hợp để phát
triển du lịch sinh thái và văn hóa bản địa sẽ thu hút du
khách.Ngoài ra nơi đây còn có núi rừng Trường Sơn hiểm trở
là nơi mà đồng bào dân tộc đã giúp bộ đội trong kháng chiến
chống Mỹ. những dấu tích còn lại ở đây giờ đươc đưa vào du
lịch nhân văn về lịch sử.
- Các núi có ý nghĩa du lịch:
+ Dãy Trường Sơn, khu vực huyện Tây Giang
+ Núi Chúa – Bà Na (Đông Giang)
+ Núi Ngọc Linh (Nam Trà My)
- Diện tích vùng trung du là 294,08 km2, chiếm 2,83% diện
tích tự nhiên toàn tỉnh (gồm các xã phía Tây huyện Thăng

Bình, Duy Xuyên, Đại Lộc, Quế Sơn).
- Độ cao trung bình so với mực nước biển là: 50 – 200m.

2. Trung du

- Giá trị của địa hình với du lịch: Đây là vùng có đa dạng
khoáng sản như: vàng và vàng sa khoáng. Ở đây còn có nhóm
đất đỏ vàng thích hợp trồng cây rừng, cây công nghiệp dày
ngày, cây công nghiệp đặc sản, cây dược liệu. Vì vậy không
có nhiều cảnh quan du lịch, người dân khai thác và sử dụng
nguồn đất này để trồng trọt và canh tác là chủ yếu chứ không
chú trọng khai thác để phát triển du lịch.
- Diện tích đồng bằng là 1.369,82 km2, chiếm 13,16% diện
tích tự nhiên toàn tỉnh.
- Độ cao trung bình so với mực nước biển khá thấp vì là vùng
ven biển: 0 – 30m.
- Giá trị của địa hình với du lịch: Vùng đồng bằng nhỏ, hẹp
thuộc hạ lưu các sông Vu Gia, Thu Bồn, Tam Kỳ, được phù
sa bồi đấp hằng năm, nhân dân có truyền thống thăm canh lúa
7


3. Đồng bằng

nước và cây công nghiệp ngắn ngày, cây thực phẩm. Vì gần
hạ lưu các con sông nên có rất nhiều khu dân cư sinh sống
với nhiều tập quán văn hóa sinh hoạt lâu đời, tạo nên tài
nguyên di sản văn hóa cho du lịch.
- Địa điểm có ý nghĩa du lịch:
+ Phố cổ Hội An

+ Các làng nghề truyền thống trong vùng.
+ Thành phố Tam Kỳ.
+ Mũi Bàn Than (huyện Núi Thành)

b. Dạng địa hình đặc biệt
Ngoài 3 dạng đại hình đã phân tích ở trên, tỉnh Quảng Nam còn có một dạng địa
hình đặc biệt khác mang giá trị vô cùng lớn về du lịch cho tỉnh, đó là dạng địa hình
ven biển.
- Chiều dài đường bờ biển: Quảng Nam có đường bờ biển dài 125 km với nhiều
bãi tắm. Ngoài ra, Quảng Nam còn có 15 đảo lớn nhỏ ở ngoài khơi. Đây là một tiềm
năng lớn để phát triển du lịch của tỉnh Quảng Nam.
- Bãi biển: Chiều rộng của bãi biển ở đây được tính trung bình từ 20 – 30m tùy
theo vị trí biển.
- Độ trong, độ mặn: Vì không thể tìm được một báo cáo cụ thể, chính xác về
nước biển tại Quảng Nam nên có thể suy ra được độ mặn và độ trong của n ước bi ển
tại địa phương này nhờ vào báo cáo của vùng Quảng Ngãi và bi ển Đông (vì Quảng
Nam thuộc biển Đông và tiếp giáp khu vực Quảng Ngãi). Nước biển Quảng Ngãi
mang đặc trưng của vùng nước biển sâu, màu mặt nước xanh thẳm, độ trong suốt lớn,
biển thoáng. Độ mặn nước biển khá cao, có sự thay đổi theo mùa, nhưng biên đ ộ dao
động độ mặn giữa mùa khô và mùa mưa không lớn và độ mặn đều lớn hơn 32‰. Mùa
gió Tây Nam, độ mặn tầng mặt ven bờ trung bình 32 - 33‰, mùa gió Đông Bắc, nước
biển có độ mặn cao khoảng 33,8 - 34‰. Độ mặn trung bình quanh năm của nước biển
Đông là 33‰. Từ đó có thể kết luận độ mặn của nước biển khu vực tỉnh Quảng Nam
vào khoảng 32-33 ‰ và có độ trong suốt lớn.
- Thời gian có thể khai thác: Cũng nhờ vào báo cáo nước biển của vùng Quảng
Ngãi, ta có thể suy ra sự tương đồng với nước biển tỉnh Quảng Nam. Nhiệt độ tầng
nước mặt đạt giá trị cao nhất vào tháng 5, trung bình 28 oC - 29,8oC. Thấp nhất vào
tháng 1, trung bình 22oC - 24,7oC. Với nhiệt độ nước như vậy cộng với nhiệt độ trung
bình năm tại Quảng Nam là 25,4 oC, ta thấy rằng nhiệt độ này thích hợp cho hoạt động
vui chơi trên biển của con ng ười quanh năm. Tuy nhiên mùa mưa tại Quảng Nam lại

8


rơi vào tháng 9 đến tháng 12 nên thời gian thích hợp để khai thác du lịch biển ở Quảng
Nam là từ tháng 1 đến tháng 8.
- Các bãi biển, đảo đẹp có giá trị cho du lịch:
+ Bãi tắm Hà My: thuộc xã Điện Dương, thị xã Điện Bàn, cách phố cổ Hội An
07 km về phía Bắc.
+ Bãi tắm An Bàng: thuộc phường Cẩm An, thành phố Hội An, cách trung tâm
phố cổ 04 km về phía Đông Bắc.
+ Bãi tắm Cửa Đại: thuộc phường Cửa Đại, thành phố Hội An, cách trung tâm
phố cổ 04 km về phía Đông.
+ Bãi tắm Bình Minh: thuộc xã Bình Minh, huyện Thăng Bình, cách thị trấn Hà
Lam khoảng 15 km về phía Đông.
+ Bãi tắm Tam Thanh: thuộc xã Tam Thanh, cách trung tâm thành phố Tam Kỳ
07 km về phía Đông.
+ Bãi tắm Bãi Rạng: thuộc xã Tam Quang, huyện Núi Thành, cạnh sân bay Chu
Lai, cách trung tâm thị trấn Núi Thành 02 km về phía Đông.
+ Quần đảo Cù Lao Chàm và các bãi biển thuộc các hòn đảo nhỏ.
2.1.2. Khí hậu
a. Đặc điểm khí hậu, thời tiết
Quảng Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, chỉ có 2 mùa là mùa mưa và mùa
khô, chịu ảnh hưởng của mùa đông lạnh miền Bắc.
- Mùa khô kéo dài từ tháng 1 đến tháng 8, gió Tây Nam Ðông Bắc (gió Nồm)
mang hơi nước từ vịnh Thái Lan vào, nhưng bị dãy Trường Sơn ngăn lại, nên không
mưa (chỉ mưa ở miền Nam, vùng Ðồng bằng sông Cửu Long) và ngược lại, mang hơi
nóng của vùng núi Vôi Ðồng Chum của Lào qua, nên rất oi bức (Gió Lào).
- Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12, gió Ðông Bắc Tây Nam (Gió Bấc) mang gió
buốt từ phương Bắc, cộng thêm hơi nước biển Nam Hải xuống, bị dãy Trường Sơn
ngăn lại nên mưa nhiều, chiếm 80% lượng mưa cả năm; mùa mưa trùng với mùa bão,

nên các cơn bão đổ vào miền Trung thường gây ra lở đất, lũ quét ở các huyện trung du
miền núi và gây ngập lũ ở các vùng ven sông. Nhưng đồng thời, cũng đem phù sa tái
bồi, làm phì nhiêu thêm cho miền đồng bằng không ít.
- Nhiệt độ trung bình trong năm : 25,6oC
- Độ ẩm trung bình trong không khí đạt: 80 - 84%
- Lượng mưa trung bình trong năm : 2000 - 2500 mm.
- Giờ có ánh sáng mặt trời : 1.944 giờ/năm.

9


Hiện ở Quảng Nam có hai trạm khí tượng trên địa bàn tỉnh quan trắc đầy đủ các yếu tố
khí tượng trong một thời gian dài (bắt đầu từ 1976) là trạm Tam Kỳ và trạm Trà My. Trạm
Tam Kỳ đặt tại phường Hòa Thuận, thành phố Tam Kỳ được sử dụng để tính toán các yếu tố
khí tượng liên quan cho vùng đồng bằng phía Đông của tỉnh. Trạm Trà My đặt tại thị trấn Trà
My, huyện Bắc Trà My được sử dụng để tính toán các yếu tố khí tượng liên quan cho vùng
núi phía Tây của tỉnh.
Giá trị trung bình của các yếu thời tiết cơ bản tại Tam Kỳ, đại diện cho vùng đồng bằng
phía Đông của tỉnh được trình bày trong bảng dưới đây:
Bảng 2: Nhiệt độ trung bình tại trạm quan trắc Tam Kỳ
Đơn vị: oC
2012

2013

2014

2015

Tháng 1


21,5

21,5

20,0

20,6

Tháng 2

22,7

23,9

21,9

22,8

Tháng 3

24,7

25,2

24,9

25,5

Tháng 4


27,6

26,8

27,1

26,3

Tháng 5

29,2

28,7

29,3

29,7

Tháng 6

30,1

29,0

30,6

29,6

Tháng 7


29,4

28,4

29,1

28,9

Tháng 8

29,6

28,4

29,0

28,6

Tháng 9

26,8

26,5

28,2

28,2

Tháng 10


25,7

25,3

25,7

26,0

Tháng 11

25,4

24,8

25,3

25,9

Tháng 12

24,0

20,5

21,4

23,3

Bình quân năm


26,4

25,8

26,0

26,3

(Nguồn: Niên giám thống kê 2015)
Bảng 3: Số giờ nắng tại trạm quan trắc Tam Kỳ
Đơn vị: Giờ
2012

2013

2014

2015

Tháng 1

66

111

88

128


Tháng 2

107

148

163

157

10


Tháng 3

174

200

192

213

Tháng 4

213

160

226


213

Tháng 5

239

257

262

264

Tháng 6

198

209

198

230

Tháng 7

225

194

202


150

Tháng 8

224

138

209

250

Tháng 9

175

140

204

211

Tháng 10

169

134

149


172

Tháng 11

161

110

127

157

Tháng 12

117

46

19

114

Bình quân năm

172

154

170


188

Tổng số

2.068

1.847

2.035

2.259

(Nguồn: Niên giám thống kê 2015)
Bảng 4: Lượng mưa tại trạm quan trắc Tam Kỳ
Đơn vị: Mm
2012

2013

2014

2015

Tháng 1

149

86


93

89

Tháng 2

77

157

_

26

Tháng 3

5

152

36

215

Tháng 4

19

97


32

99

Tháng 5

36

28

49

14

Tháng 6

176

29

48

24

Tháng 7

66

46


206

58

Tháng 8

194

46

33

170

Tháng 9

394

428

101

273

Tháng 10

369

549


879

341

11


Tháng 11

384

770

357

493

Tháng 12

203

44

785

412

Bình quân năm

173


203

218

184

Tổng số

2.070

2.431

2.617

2.213

(Nguồn: Niên giám thống kê 2015)
Bảng 5: Độ ẩm không khí trung bình tại trạm quan trắc Tam Kỳ
Đơn vị: %
2012

2013

2014

2015

Tháng 1


96

02

89

88

Tháng 2

92

90

87

89

Tháng 3

86

91

87

87

Tháng 4


93

90

87

86

Tháng 5

78

84

78

77

Tháng 6

77

81

73

79

Tháng 7


81

82

80

79

Tháng 8

77

81

78

81

Tháng 9

91

88

82

86

Tháng 10


91

88

90

90

Tháng 11

94

93

90

91

Tháng 12

92

89

96

93

Bình quân năm


87

87

85

86

(Nguồn: Niên giám thống kê 2015)
Giá trị trung bình của các yếu thời tiết cơ bản tại Trà My, đại diện cho vùng núi
phía Tây của tỉnh được trình bày trong bảng dưới đây:
Bảng 6: Nhiệt độ trung bình tại trạm quan trắc Trà My
Đơn vị: oC
2012

2013
12

2014

2015


Tháng 1

21,0

21,1

19,4


20,0

Tháng 2

23,4

23,3

21,8

22,2

Tháng 3

23,8

24,9

25,0

25,2

Tháng 4

25,0

26,4

26,9


25,7

Tháng 5

26,4

27,0

28,0

27,9

Tháng 6

27,3

27,4

28,8

27,7

Tháng 7

27,5

26,6

27,6


27,3

Tháng 8

28,0

27,1

27,2

27,1

Tháng 9

26,2

25,7

26,9

26,8

Tháng 10

24,6

24,1

24,8


25,0

Tháng 11

25,0

23,6

24,3

24,7

Tháng 12

23,3

19,9

20,2

22,9

Bình quân năm

25,1

24,8

25,1


25,2

(Nguồn: Niên giám thống kê 2015)

Bảng 7: Số giờ nắng tại trạm quan trắc Trà My
Đơn vị: Giờ
2012

2013

2014

2015

Tháng 1

61

70

81

121

Tháng 2

111

152


179

132

Tháng 3

157

200

190

212

Tháng 4

200

160

226

201

Tháng 5

216

250


255

252

Tháng 6

183

184

187

230

Tháng 7

195

179

187

148

Tháng 8

210

121


203

234

Tháng 9

160

116

209

210

13


Tháng 10

137

101

147

181

Tháng 11


147

68

110

136

Tháng 12

123

38

18

119

Bình quân năm

158

137

166

181

Tổng số


1.900

1.639

1.992

2,176

(Nguồn: Niên giám thống kê 2015)
Bảng 8: Lượng mưa tại trạm quan trắc Trà My
Đơn vị: Mm
2012

2013

2014

2015

Tháng 1

161

114

143

265

Tháng 2


111

70

5

186

Tháng 3

37

318

36

393

Tháng 4

168

82

170

94

Tháng 5


243

211

166

256

Tháng 6

113

176

139

92

Tháng 7

151

171

234

141

Tháng 8


247

47

172

382

Tháng 9

340

637

198

303

Tháng 10

408

922

1.075

529

Tháng 11


264

1.243

526

1.034

Tháng 12

158

52

554

327

Bình quân năm

200

337

285

334

Tổng số


2.401

4.043

3.417

4.003

(Nguồn: Niên giám thống kê 2015)

Bảng 9: Độ ẩm không khí trung bình tại trạm quan trắc Trà My
14


Đơn vị: %
2012

2013

2014

2015

Tháng 1

96

92


89

89

Tháng 2

94

90

85

89

Tháng 3

85

89

83

86

Tháng 4

88

89


84

84

Tháng 5

86

88

84

83

Tháng 6

83

86

79

82

Tháng 7

85

86


86

85

Tháng 8

78

84

86

86

Tháng 9

88

88

84

86

Tháng 10

91

89


91

88

Tháng 11

92

90

91

91

Tháng 12

92

90

92

91

Bình quân năm

88

88


86

87

(Nguồn: Niên giám thống kê 2015)
b. Các hiện tượng thời tiết bất thường
Các hiện tượng thời tiết bất thường thường xuất hiện ở Quảng Nam là: áp thấp
nhiệt đới (ATNĐ), bão, lũ lụt, giông sét, lốc tố, hạn hán, xâm nhập mặn, sạt lở đất…
Bão và áp thấp nhiệt đới (ATNĐ)
Ở Quảng Nam thường xảy ra trong thời gian từ tháng 5 đến tháng 7, tập trung
chủ yếu vào tháng 10 và tháng 11. Các cơn bão và ATNĐ thường đi kèm với mưa to.
Vì vậy, ngoài việc xuất hiện gió xoáy, trên đất liền còn bị ảnh hưởng của lũ lụt.
Lũ lụt
Từ tháng 9 đến tháng 11 hàng năm là thời kỳ mưa lũ ở Quảng Nam, mưa lớn tập
trung từ trung tuần tháng 10 đến thượng tuần tháng 12. Các cơn lũ điển hình năm
1964, 1999, 2007, 2009 trên địa bàn tỉnh đều do các hình thái kết hợp nêu trên gây ra.
Lũ quét
Hàng năm, lũ quét gây ra sạt lở núi và xói lở đất vùng ven sông, suối diễn ra khá
phức tạp, nhất là ở các huyện vùng núi, trung du có độ dốc sông, suối lớn. Những năm
15


gần đây, do ảnh hưởng của mưa có cường suất cao, lũ quét xuất hiện ngày càng nhiều
với mức độ khác nhau. Lũ quét thường phát sinh bất ngờ, xảy ra trong phạm vi hẹp
nhưng sức tàn phá lớn và gây ra những tổn thương nghiêm trọng về người và tài sản,
ảnh hưởng đến cuộc sống của nhân dân ở khu vực ven các sông, suối.
Sạt lở bờ sông, bờ biển
- Sạt lở bờ sông: hệ thống sông Thu Bồn – Vu Gia của tỉnh đều có độ dài ngắn,
chảy quanh co khúc khủy, độ uốn khúc từ 1,3 đến 2 lần. Do đặc điểm, hàng năm đến
mùa lũ lụt, những vị trí bờ lõm dọc theo ven bờ sông thường bị sạt lở đất, ăn sâu vào

bờ khoảng 10m - 20m, có nơi lớn hơn, làm mất đất sản xuất và hư hỏng, sập đổ nhiều
nhà dân và các công trình cơ sở hạ tầng, công trình thủy lợi, trong đó các huyện: Điện
Bàn, Đại Lộc, Duy Xuyên, thành phố Hội An…bị ảnh hưởng nhiều nhất.
- Sạt lở biển: Quảng Nam có chiều dài bờ biển 125km, hàng năm nhiều vị trí bờ
biển bị xâm thực.
- Sạt lở núi: Khu vực miền núi tỉnh Quảng Nam có địa mạo, địa chất phức tạp, độ
dốc của các sườn núi khá lớn. Khi xuất hiện mưa lớn kéo dài nhiều ngày, cùng với tác
động của con người như bạt núi, mở đường, chặt phá rừng, khai thác khoáng sản trái
phép…đã gây ra trượt lở đồi núi, sườn dốc nhiều nời, tập trung chủ yếu ở các địa
phương vùng trung du và miền núi.
Gió mùa Đông Bắc
Trung bình hàng năm Quảng Nam có 14 đến 15 đợt gió mùa Đông Bắc. Trong
thời kỳ đầu, từ tháng 10 đến tháng 12, gió mùa Đông Bắc tràn về thường kết hợp với
nhiễu động nhiệt đới ở phía Nam biển Đông như bão, ATNĐ, dãy hội tụ nhiệt đới…
gây ra mưa to kéo dài nhiều ngày sinh ra lũ lụt; trong thời kỳ từ tháng 01 đến tháng 3
năm sau, các đợt gió mùa Đông Bắc tràn về gây ra mưa, nhiệt độ giảm, gió mạnh.
Giông, lốc, sét
Giông, lốc, sét xuất hiện nhiều nhất từ tháng 4 đến tháng 9, mỗi tháng có 06 đến
10 đợt giông tố, vùng có nhiều giông tố nhất gồm các huyện ở khu vực trung du, miền
núi.
Qua thống kê, trên địa bàn tỉnh trong năm 2008 có 16 đợt giông tố làm chết 10
người, 03 người bị thương; năm 2009 có 09 đợt giông, lốc, sét.
Hạn hán và xâm nhập mặn
Tỉnh hình hạn hán và xâm nhập mặn ở Quảng Nam tập trung chủ yếu từ tháng 4
đến tháng 7 hằng năm, gây ảnh hưởng đến các vụ lúa Đông Xuân và Hè Thu. Những
năm xâm nhập mặn điển hình ở Quảng Nam thời gian qua là các năm 2003, 2004,
2010, tập trung chủ yếu ở các khu vực Vĩnh Điện, các vùng hạ lưu sông Thu Bồn và
Tam Kỳ.

16



 Từ những căn cứ trên, ta nhận định được rằng ở Quảng Nam thời gian hợp lí
nhất để khai thác du lịch là từ tháng 1 đến tháng 8 vì vào thời điểm này thời tiết tại
Quang Nam ấm áp, khô ráo và tương đối ổn định. Tuy từ tháng 4 – 6 có thể xảy ra một
số hiện tượng như giông, áp thấp nhiệt đới nhưng không ảnh hưởng nghiêm trọng đến
hoạt động du lịch. Vào tháng 7, nhiệt độ có đạt giá trị cao nhưng vì địa phương ở ven
biển nên hơi nước từ biển thổi vào cũng làm nhiệt độ được giảm bớt, vẫn phù hợp cho
việc tham quan du lịch của du khách. Ngoài ra những tháng này thuộc thời điểm sau
mùa mưa nên các nguồn thủy văn của địa phương cũng sẽ dồi dào, làm cho nhiều cảnh
quan thiên nhiên như suối, hồ thêm đẹp, hùng vĩ.
2.1.3. Nguồn nước
Vì thuộc khu vực có lượng mưa tương đối lớn nên hệ thống sông hồ tại đây khá
phong phú. Tạo điều kiện thuận lợi về cung cấp nước cho phát triển sản xuất nông
nghiệp và các ngành kinh tế khác cũng như dân sinh.
Nguồn nước

Phân tích
- Hệ thống sông ngòi nằm trên địa phận tỉnh Quảng Nam bao
gồm 11 sông chính. Hệ thống sông hoạt động chính gồm 2 hệ
thống: sông Thu Bồn và sông Trường Giang, hai hệ thống sông
này đều đổ ra biển Đông theo 3 cửa sông: sông Hàn, Cửa Đại và
Kỳ Hà
- Tổng chiều dài các sông là: 941km

1. Sông

- Mật độ sông ngòi: 0,5 - 1,0km/km2
- Tỉnh chất của sông: Sông Quảng Nam có dòng chảy luôn luôn
thay đổi, luân chuyển dòng và bị bồi lắng hoặc xói lở vào mùa

mưa lũ. Vấn đề quan trọng là phải xây dựng các công trình thuỷ
lợi ở thượng lưu các con sông kết hợp xây dựng các trạm thuỷ
điện vừa và nhỏ (thuỷ điện Sông Tranh I, Sông Tranh II, Sông
AVương, Sông Bung...), nhằm hạn chế lũ lụt và cung cấp nước
về mùa khô cho vùng đồng bằng ven biển, tạo tiền đề bền vững
cho phát triển nông nghiệp, công nghiệp, du lịch, đô thị và nước
sạch cho dân cư, đô thị.
- Mạng lưới hồ tại đây bao gồm 10 hồ nước lớn nhỏ khác nhau
với 6000 ha mặt nước. Tất cả đều là hồ tự nhiên với cảnh quan
thiên nhiên đẹp.

2. Hồ

- Một số hồ có giá trị về du lịch:
+ Hồ Phú Ninh (huyện Núi Thành).
+ Hồ Khe Tân (huyện Đại Lộc)
17


+ Hồ Giang Thơm (huyện Núi Thành).
- Hiện nay, ở Quảng Nam có 2 nguồn nước khoáng đã được khai
thác và đưa vào phục vụ là: Phú Ninh và Tây Viên
3. Nước khoáng

- Trong đó, mỏ nước khoáng Phú Ninh được khai thác phục vụ
cho công nghiệp. Suối nước nóng Tây Viên với hàm lượng
khoáng chất lý tưởng và cảnh quan thiên nhiên hữu tình nên đã
được đầu tư xây dựng thành một điểm du lịch nghỉ dưỡng, chữa
bệnh.


2.1.4. Sinh vật
Do Quảng Nam sở hữu cả 3 dạng địa hình là: núi, trung du và đồng bằng văn
biển nên hệ sinh thái ở đây rất đa dạng và phong phú. Với diện tích 10.574,74 km 2,
tình hình thổ nhưỡng Quảng Nam gồm 09 loại đất khác nhau: cồn cát và đất cát ven
biển, đất phù sa, đất xám bạc màu, đất đỏ vàng, đất thung lũng, đất bạc màu xói mòn
trơ sỏi đá,... Quan trọng nhất là nhóm đất phù sa thuộc hạ lưu các con sông thích hợp
với trồng lúa, cây công nghiệp ngắn ngày, rau đậu; nhóm đất đỏ vàng ở khu vực trung
du, miền núi thích hợp với cây rừng, cây công nghiệp dài ngày, cây đặc sản, cây dược
liệu. Bên cạnh sự đa dạng của các hệ sinh thái trên cạn, hệ sinh thái biển của tỉnh cũng
hết sức phong phú. Có thể chia tài nguyên sinh vật thành 2 nguồn: tài nguyên sinh vật
rừng và tài nguyên sinh vật biển.
- Tài nguyên rừng: Hiện nay đất đai diện tích rừng tự nhiện tại tỉnh Quảng Nam
còn khoảng 388,8 nghìn ha với trữ lượng gỗ khoảng 30 triệu m3 và 50 triệu cây tre
nứa, trong đó rừng giàu có khoảng 10 nghìn ha, phân bố chủ yếu ở các đỉnh núi cao,
giao thông đi lại khó khăn; diện tích rừng còn lại chủ yếu là rừng nghèo, rừng trung
bình và rừng tái sinh trữ lượng gỗ trung bình khoảng 69 m 3/ha, đường kính nhỏ chưa
thể khai thác. Ngoài gỗ (sản lượng khai thác có thể đạt trên dưới 80.000 m 3/năm), còn
có các loại lâm sản quí như trầm, quế, sâm, trẩu, song mây,…
- Tài nguyên biển: Về thực vật, ở các vùng bãi triều có hệ sinh thái rừng ngập
mặn. Nguồn lợi động vật biển Quảng Nam phong phú với hai ngư trường chính là Núi
Thành và Hội An. Hai ngư trường này có diện tích rộng 4 vạn km 2, trữ lượng hải sản
gần 9 vạn tấn. Có nhiều loại hải sản có giá trị kinh tế cao như cá thu, cá ngừ, cá chuồn,
tôm hùm, bào ngư, vẹm xanh… Đặc biệt ở Cù Lao Chàm còn có ốc vú nàng, cua đá,
yến sào là đặc sản. Ngoài ra còn có các rạn san hô đẹp ở đây.
Bên cạnh đó, nổi bật nhất trong hệ sinh thái của Quảng Nam đó là Khu dự trữ
18


sinh quyển Cù Lao Chàm đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế
giới.

- Tháng 10 năm 2003, Khu Bảo tồn thiên nhiên Cù Lao Chàm được thành lập để
giữ gìn sinh vật hoang dã trên đảo, là một trong 15 Khu Bảo tồn biển của Việt Nam
vào thời điểm 2007. Ngày 29/5/2009, với hệ động thực vật phong phú và những di tích
lịch sử hàng trăm năm trước, Cù Lao Chàm được UNESCO công nhận là Khu dự trữ
sinh quyển thế giới trong phiên họp thứ 21 của Ủy ban Điều phối quốc tế chương trình
con người và sinh quyển diễn ra tại đảo Jeju (Hàn Quốc).
- Khu DTSQ Cù lao Chàm thuộc xã đảo Tân Hiệp, thành phố Hội An, tỉnh
Quảng Nam, nằm cách bờ biển Cửa Đại 15 km. Cù lao Chàm bao gồm 8 đảo: Hòn
Lao, Hòn Dài, Hòn Mồ, Hòn Khô Mẹ, Hòn Khô con, Hòn Lá, Hòn Tai, Hòn Ông. Dân
số trên các hòn đảo này gồm khoảng 3.000 người.
- Khu DTSQ Cù Lao Chàm có diện tích 5.175 ha mặt nước, với khoảng 311 ha
rạn san hô, 500 ha thảm cỏ biển với nhiều loài hải sản có giá trị. Theo kết quả nghiên
cứu gần đây nhất, các nhà khoa học đã xác định được ở Cù Lao Chàm có khoảng 277
loài san hô tạo rạn thuộc 40 giống và 17 họ; 270 loài cá thuộc 105 giống, 40 họ; 5 loài
tôm hùm; 97 loài nhuyễn thể và rất nhiều loài có giá trị về mặt sinh thái, giá trị kinh tế
và cảnh quan. Kết quả nghiên cứu hệ sinh rừng tại Cù Lao Chàm đã phát hiện và thống
kê được 288 loài cây thuộc 107 họ thực bậc cao được xác định là nằm trong danh mục
cây thuốc. Trong số nhiều loài cây thuốc quí tại Cù Lao Chàm, qua hàng trăm năm
kinh nghiệm, người dân Cù Lao Chàm đã chọn lọc và tinh chế được nhiều bài thuốc có
tác dụng rất tốt cho sức khỏe con người như: Hỗ trợ chức năng tiêu hóa; bổ huyết; trị
cảm cúm, ho; trị suy nhược thần kinh; giúp khỏe gân cốt; làm đen tóc; trị bệnh kiết lỵ
và nhiều bài thuốc quí khác. Bên cạnh những tài nguyên sinh vật biển và rừng kể trên,
Cù Lao Chàm còn có đặc sản là Yến sào, nguồn lợi này mang lại nguồn lợi kinh tế khá
lớn cho địa phương và đã trở thành biểu tượng của xã đảo.
2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn
2.2.1. Di sản văn hóa thế giới – di tích văn hóa lịch sử
a. Di sản văn hóa thế giới
Di sản

Đặc điểm

- Vị trí: thuộc thành phố Hội An nằm ở vùng hạ lưu sông
Thu Bồn, thuộc vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng
Nam. Cách thành phố Đà Nẵng 30km về phía Nam.
- Năm thành lập: Ngày 04/12/1999, Phố cổ Hội An được
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc
(UNESCO) công nhận là một di sản văn hóa thế giới.

19


Phố cổ Hội An

- Giá trị văn hóa: Phố cổ Hội An là một kiểu cảng thị
truyền thống Đông Nam Á duy nhất ở Việt Nam, hiếm có
trên thế giới. Hội An giữ được gần như nguyên vẹn hơn
một nghìn di tích kiến trúc như phố xá, nhà cửa, hội quán,
đình, chùa, miếu, nhà thờ tộc, giếng cổ, mộ cổ... Các kiến
trúc vừa có sắc thái nghệ thuật truyền thống của Việt Nam,
vừa thể hiện sự giao lưu hội nhập văn hoá với các nước
phương Đông và phương Tây. Phần lớn những ngôi nhà ở
đây là những kiến trúc truyền thống có niên đại từ thế kỷ
17 đến thế kỷ 19, phần bố dọc theo những trục phố nhỏ
hẹp. Nằm xen kẽ giữa các ngôi nhà phố, những công trình
kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng minh chứng cho quá trình
hình thành, phát triển và cả suy tàn của đô thị. Bên cạnh
những giá trị văn hóa qua các công trình kiến trúc, Hội An
còn lưu giữ một nền văn hóa phi vật thể đa dạng và phong
phú. Hội An được xem như một bảo tàng sống về kiến trúc
và lối sống đô thị. Trải qua nhiều thế kỷ, những phong tục
tập quán, nghi lễ, sinh hoạt văn hoá, tín ngưỡng cũng như

các món ăn truyền thống vẫn lưu giữ, bảo tồn cùng với bao
thế hệ người dân phố cổ. Hội An còn có một môi trường
thiên nhiên trong lành, êm ả với những làng nhỏ ngoại ô
xinh xắn, có nghề thủ công như mộc, làm đồ đồng, gốm…
- Vị trí: Mỹ Sơn thuộc địa phận xã Duy Phú, huyện Duy
Xuyên, tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng
70km về hướng tây nam, cách thành phố Hội An khoảng
40km.

Khu đền Tháp Mỹ Sơn

- Năm thành lập: Ngày 01 tháng 12 năm 1999, Khu đền
tháp Mỹ Sơn đã được Ủy ban Di sản Thế giới họp tại
Marrakesh (Morocco) công nhận là Di sản văn hóa thế giới
với tiêu chí (ii).
- Giá trị văn hóa: Đền tháp ở Mỹ Sơn tiêu biểu cho kiến
trúc tôn giáo Chămpa. Với lịch sử xây dựng và phát triển
liên tục suốt 9 thế kỷ (từ thế kỷ 4 đến thế kỷ 13). Khu đền
tháp Mỹ Sơn là một quần thể với hơn 70 ngôi đền tháp
mang nhiều phong cách kiến trúc, điêu khắc tiêu biểu cho
từng giai đoạn lịch sử của vương quốc Chămpa. Hầu hết
các công trình kiến trúc, tác phẩm điêu khắc tại Mỹ Sơn
đều chịu ảnh hưởng của Ấn Độ giáo. Đặc biệt, cho đến nay
kỹ thuật kết dính vật liệu không có mạch hồ trong việc xây
20


dựng đền tháp ở Mỹ Sơn vẫn là một bí ẩn. Do thiên tai và
sự tàn phá của bom đạn chiến tranh nên đến nay Mỹ Sơn
chỉ giữ lại được khoảng gần 20 tháp.


b. Di sản văn hóa lịch sử
Vùng văn hóa Quảng Nam được hình thành trong tổng thể vùng văn hóa miền
Trung. Địa hình nằm ở chính trung điểm đất nước theo trục Bắc - Nam, đây là nơi giao
hòa của những sắc thái văn hóa giữa hai miền và giao lưu văn hóa với bên ngoài, điều
này góp phần làm cho Quảng Nam giàu truyền thống và độc đáo về bản sắc văn hóa.
Quảng Nam là nơi lưu giữ hàng trăm công trình kiến trúc Việt cổ như đình, chùa,
văn miếu, lăng miếu, nhà ở,… có niên đại cách đây 300 - 500 năm. Các di tích này
không chỉ có giá trị về mặt văn hóa, nghệ thuật là còn có ý nghĩa lịch sử quan trọng,
thể hiện sự phát triển lâu đời của một vùng văn hóa đàng Trong. Những kinh đô cổ Trà
Kiệu, các tháp chàm Khương Mỹ, Chiên Đàn, Bàng An, Phật viện Đồng Dương...là
những nơi ghi lại dấu ấn rực rỡ của nền văn hóa Sa Huỳnh, Champa, Đại Việt.
Theo thống kê (2015), Tỉnh Quảng Nam có đến 500 di tích văn hóa, lịch sử cách
mạng, trong đó có 60 di tích xếp hạng quốc gia. Mật độ di tích 0,05 di tích/km 2.
Bảng 10: SỐ LƯỢNG VÀ MẬT ĐỘ DI TÍCH CỦA TỈNH QUẢNG NAM
STT

Tỉnh

Diện tích
(km2)

Tổng số di tích

Số DT được xếp
hạng QG

Di tích

Mật độ


Di tích
XHQG

Mật độ
DTXHQG

1

Cả Nước

331.698

40.000

***

3.000

*

2

Quảng Nam

10.440

500

**


60

**

Ghi chú: Phân hóa mức độ tập trung di tích: Dày (***); trung bình (**); thưa
(*).
 Quảng Nam là địa phương sở hữu khá nhiều di tích văn hóa lịch sử như: địa
đạo A Sò, khu di tích Nước Oa, Chợ Được, Chu Lai, căn cứ Hòn Tàu, địa đạo Kỳ Anh,
đường mòn Hồ Chí Minh, rừng dừa Bảy Mẫu, tượng đài chiến thắng Cấm Dơi, cứ
điểm NGOK-TA-VAK, các tháp chàm Khương Mỹ, Chiên Đàn,... đã đi vào văn hóa
lịch sử của dân tộc. Các di tích lịch sử ở Quảng Nam đều là những di tích, danh thắng
nổi tiếng, những công trình có giá trị phục vụ cho việc tham quan, nghiên cứu, học tập
của các đối tượng khách trong và ngoài nước. Đây là điều kiện khá thuận lợi cho
Quảng Nam phát triển loại hình du lịch văn hóa lịch sử.

21


2.2.2. Lễ hội
Theo thống kê vào năm 2000, toàn tỉnh Quảng Nam có gần 200 lễ hội lớn nhỏ,
phần lớn là lễ hội truyền thống.

22


Bảng 11: Một số lễ hội tiêu biểu ở tỉnh Quảng Nam
STT

Tên lễ

hội

Thời gian
(âm lịch)

Địa điểm

1

Lễ hội
Cầu
Bông

Mồng 07
tháng 01

Tại thành
phố Hội
An.

Lễ hội Cầu Bông có ý nghĩa như ***
một nghi lễ mở mùa cho một năm
mới, cầu cho mưa thuận gió hòa,
cây trái quanh năm sum xuê, tươi
tốt. Trong lễ hội luôn luôn có tiết
mục đua ghe vừa là thi trí, vừa để
cầu cho dân cư được mùa, nhà nhà
bình an và thịnh vượng.

2


Lễ hội
rước Cộ
chợ
Được

Ngày 11
tháng 01

Tại chợ
Được
thuộc xã
Bình Triều
- huyện
Thăng
Bình

Lễ hội gắn liền với truyền thuyết **
về cuộc đời “Bà" Nguyễn Thị
Của. Theo truyền thuyết, “Bà” rất
hiển linh, thường cho thuốc chữa
bệnh cứu nhân độ thế và trị tội
những bọn tham quan, ô lại ức
hiếp dân lành. Cũng chính "Bà" đã
linh ứng tạo dựng nơi bãi cát
hoang vắng này thành ngôi chợ
sầm uất, mệnh danh là Chợ được
(có nghĩa tự dưng được chợ). Để
tri ân, tôn vinh vị nữ anh linh này,
hương chức và dân chúng địa

phương đã lập lăng thờ Bà. Hằng
năm vào ngày 11 tháng giêng âm
lịch tại đây diễn ra lễ hội với các
nội dung cầu an, truy niệm đức
Bà, múa lân, hát bội, đua ghe và
đặc biệt là lễ rước kiệu bà từ lăng
thờ đi quanh vùng để dân chúng
xa gần chiêm bái.

Ngày 16
tháng 01

Tại hội
quán Triều
Châu và
hội quán
Quảng

Đối với cộng đồng người hoa ở **
Hội An, Tết Nguyên tiêu không
chỉ là Tết thuần túy mang thú vui
thưởng ngoạn mà còn ý nghĩa tâm
linh lớn lao, cúng các vị tiền hiền,

3

Lễ
Nguyên
Tiêu


Nội dung

23

Đánh
giá


×