Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Tài liệu Quy hoạch du lịch tỉnh Vĩnh Phúc pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.36 KB, 22 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Vĩnh Phúc là một tỉnh trung du miền núi có đồng bằng thuộc Bắc Bộ. Nằm
liền kề thủ đô Hà Nội, Vĩnh Phúc có vị trí địa lý thuận lợi cho giao thương và phát
triển kinh tế. Trong những năm qua, Vĩnh Phúc có những bước phát triển mạnh mẽ
về kinh tế - xã hội, vươn lên trở thành một trong những điểm sáng của cả nước, đặc
biệt trong lĩnh vực công nghiệp và thu hút đầu tư. Vĩnh Phúc cũng có những thuận
lợi to lớn cho phát triển du lịch, là tỉnh có những địa danh du lịch nổi tiếng trong cả
nước như Tam Đảo, Đại Lải, Tây Thiên Tỉnh cũng có những đầu tư mạnh mẽ
cho phát triển du lịch, tuy nhiên mức độ tăng trưởng của ngành còn chưa đáp ứng
được kỳ vọng của Chính quyền và người dân.
Nhằm khắc phục tình trạng bất cập cần phải có một chiến lượng quy hoạch
tổng thể và chi tổng thể cho Vĩnh Phúc. Trên cơ sở nghiên cứu chính là giáo trình
“Quy hoạch du lịch” của giảng viên Bùi Thị Hải Yến và nhiều tài liệu tham khảo
khác, em cơ bản hình thành bản quy hoạch tổng thể du lịch Vĩnh Phúc. Em hi vọng
nó sẽ có những giá trị nhất định trong giải quyêt các vấn đề chưa khắc phục được
của du lịch Vĩnh Phúc.
Cuối cùng em xin chân thành cám ơn các cơ quan, tổ chức và cá nhân đã
giúp em hoàn thành bài tập trên. Trong đó có giảng viên Bùi Thị Hải Yến đã giúp
em có những nền tảng quan trong trong vấn đề quy hoạch du lịch, xây dựng điểm
du lịch, UBND tỉnh Vĩnh Phúc, Sở Văn hóa thể thao và du lịch Vĩnh Phúc
I. TỔNG QUAN VỀ VĨNH PHÚC
Vĩnh Phúc là một tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng, Việt Nam. Vĩnh Phúc là
một trong các tỉnh thành tạo nên vùng thủ đô Hà Nội. Theo kết quả điều tra dân số
01/04/2009 dân số tỉnh Vĩnh Phúc là 1.000.838 người. Trong quy hoạch xây dựng,
tỉnh này thuộc vùng Hà Nội
Vĩnh phúc có phía bắc giáp tỉnh Thái Nguyên và tỉnh Tuyên Quang, phía tây
giáp tỉnh Phú Thọ, phía đông và phía nam thủ đô Hà Nội.
Vĩnh Phúc là một tỉnh ở vùng đỉnh của châu thổ sông Hồng, khoảng giữa
của miền Bắc nước Việt Nam, khu vực chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng vì
vậy có ba vùng sinh thái: đồng bằng ở phía Nam tỉnh, trung du ở phía Bắc tỉnh,
vùng núi ở huyện Tam Đảo.


• Phía bắc giáp hai tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang, đường ranh giới là dãy
núi Tam Đảo.
• Phía tây giáp tỉnh Phú Thọ, ranh giới tự nhiên là sông Lô.
• Phía nam giáp Hà Nội, ranh giới tự nhiên là sông Hồng.
• Phía đông giáp hai huyện Sóc Sơn và Đông Anh – Hà Nội.
Vĩnh Phúc tiếp giáp với sân bay quốc tế Nội Bài, là điểm đầu của quốc lộ 18
đi cảng Cái Lân (tỉnh Quảng Ninh), đồng thời có đường sắt Hà Nội - Lào Cai,
đường quốc lộ 2 chạy dọc tỉnh. Chảy qua Vĩnh Phúc có 4 dòng chính: sông Hồng,
sông Lô, sông Phó Đáy và sông Cà Lồ. Hệ thống sông Hồng là tuyến đường thuỷ
quan trọng, thuận lợi cho tàu bè.
Vĩnh Phúc có 1 thành phố, 1 thị xã và 7 huyện. Do đặc điểm vị trí địa lý
Vĩnh Phúc có ba vùng sinh thái rõ rệt: đồng bằng, trung du và miền núi; liền kề với
thủ đô Hà Nội, gần sân bay quốc tế Nội Bài; có hệ thống giao thông đường bộ,
đường sắt, đường sông thuận lợi trên trục phát triển kinh tế của Việt Nam
Từ 1 tháng 8 năm 2008, huyện Mê Linh đã được tách ra và sáp nhập vào
thành phố Hà Nội. Bổ sung: Từ 1 tháng 4 huyện Lập Thạch tách làm 2 là: huyện
Sông Lô và huyện Lập Thạch. Như vậy hiện Vĩnh Phúc có 1 thành phố, 1 thị xã và
7 hành chính cấp huyện.
I. QUY HOACH TỔNG THỂ DU LỊCH VĨNH PHÚC:
1. Cơ sở lý luận:
Quy hoạch du lịch là tâph hợp lý luận và thực tiễn nahwmf phân bố hợp lý
nhất lãnh thổ những cơ sở kinh doanh du lịch có tính toán tổng hợp các nhân tố:
điều kiện tự nhiên, tài nguyên du lịch, cơ sở hạ tầng, điều kiện kinh tế-xã hội, môi
trường, kiến trúc xây dựng …Quy hoạch du lịch còn cụ thể hóa trên lãnh thổ
những dự đoán, định hướng, chương trình và kế hoạch phát triển du lịch. Đồng thời
quy hoạch du lịchbao gồm cả quá trình ra quyết định thực hiện quy hoạch, bổ sung
các điều kiện phát triển nhằm đạt được các mục tiêu phát triểndu lịch bền vững.
Nhiều nhà khoa học du lịch trong nước và quốc tế cho rằng, quy hoạch tổng
thể thường có quy mô lớn, hiếm khi nhỏ hơn quy mô cấp huyện và thười gian thực
hiện quy hoạch du lịch thường dài hơn (từ 5 đến 15 năm). Nhiệm vụ của quy hoạch

tổng thể phát triển du lịch bao gồm : nghiên cứu xác định vị trí, ảnh hưởng của các
ngành du lịch trong nền kinh tế quốc dân ở khu vực hay quốc gia, đưa ra mục tiêu
phát triển ngành du lịch, hoạch định quy mô phát triển, yếu tố kết cấu và bố cục
không gian của ngành du lịch, chỉ đạo và điều tiết ngành du lịch phát triển lành
mạnh. Về mặt không gian thì chức năng du lịch trong khu quy hoạch là không liên
tục.
2. Đánh giá thực trạng du lịch Vĩnh Phúc
Vĩnh Phúc có lợi thế lớn về vị trí địa lý so với nhiều tỉnh khác ở Bắc Bộ
cũng như cả nước, đó là khoảng cách gần với thủ đô Hà Nội, đặc biệt là khoảng
cách tới sân bay Nội Bài. Ngoài ra Vĩnh Phúc còn nằm trên tuyến Quốc lộ 2 và
đường sắt quốc gia, quốc tế.
Chính vì vậy, Vĩnh Phúc có điều kiện thuận lợi hơn nhiều địa phương trong
vùng du lịch Bắc Bộ trong việc phát triển du lịch.
2.1. Thực trạng lượng khách du lịch
Lượng khác du lịch Vĩnh Phúc (bao gồm cả khách quốc tế và nội địa) đến Vĩnh
Phúc nhìn chung trong những năm qua luôn có sự tăng trưởng, với tốc độ trung
bình từ 15-20%/năm (ngoại trừ năm 1995 và 2000 tốc độ tăng trưởng đạt trên
40%/năm). Tuy nhiên sự tăng trưởng về dòng khách tới Vĩnh Phúc có một số đặc
thù sau:
2.1.1. Khách nội địa:
- Năm 1995 Vĩnh Phúc đón 260 nghìn lượt khách, năm 2000 đạt 500 nghìn lượt và
năm 2008 đạt 1,5 triệu lượt khách, chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng số khách đến
Vĩnh Phúc.
- Tăng trưởng mạnh nhưng không đều, một số năm có mức tăng trưởng âm (1997,
1999) hoặc mức tăng thấp (1996, 2003, 2006).
- Thời gian lưu trú của khách thấp, chỉ khoảng 1 ngày
- Gần 1/2 lượng khách nội địa đến Vĩnh Phúc với mục đích nghỉ dưỡng, du lịch,
tham quan thuần túy.
- Thị trường du lịch nội địa chủ yếu của Vĩnh Phúc là Hà Nội (46%) và các tỉnh
Bắc bộ khác (20%), các địa phương càng xa càng chiếm tỷ trọng nhỏ.

- So với các địa phương thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, Vĩnh Phúc chiếm
10% tổng lượng khách nội địa, bằng 1/5 so với Hà Nội, 1/2 so với Hải Phòng và
hơi nhỉnh hơn Quảng Ninh.
- Nhìn chung, khách du lịch nội địa đánh giá cao tiềm năng tài nguyên của Vĩnh
Phúc, tuy nhiên chất lượng dịch vụ du lịch và môi trường du lịch còn nhiều bất
cập.
2.1.2. Khách quốc tế:
- Lượng khách quốc tế đến Vĩnh Phúc năm 1998 là 2.500, năm 2003 là 12.400 và
năm 2008 là 24.350.
- Lượng khách quốc tế chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng lượng khách du lịch,
thường dưới 2% (ngoại trừ năm 2006 và 2007)
- Lượng khách quốc tế có sự tăng trưởng, nhưng tăng trưởng không ổn định, có
những năm tăng trưởng âm (1997 và 2008)
- Thời gian lưu trú trung bình thấp (khoảng 2 ngày, cá biệt năm 2008 chỉ còn 1,1
ngày)
- Tiềm năng tài nguyên du lịch Vĩnh Phúc không phù hợp với thị trường khách
quốc tế chủ yếu của nước ta hiện nay: đó là du lịch biển, tham quan di tích, du lịch
cộng đồng, tìm hiểu văn hóa, du lịch nông thôn
- Khác du lịch quốc tế đến Vĩnh Phúc chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với toàn vùng kinh
tế trọng điểm phía Bắc (khoảng 0,7%) chỉ nhiều hơn 2 tỉnh khác cũng cận kề Hà
Nội là Bắc Ninh và Hưng Yên.
- Mục đích của khách du lịch quốc tế đến Vĩnh Phúc chủ yếu là nghỉ dưỡng, du
lịch thuần túy (45%), thương mại (14%), thăm thân (10%)
- Khác du lịch đến từ Đông Nam Á chiếm tỷ trọng lớn (58%), sau đó là thị trường
Bắc Mỹ (17%) còn lại là các thị trường khác (25%)
2.2. Thu nhập du lịch
Cùng với sự phát triển thị trường khách du lịch, doanh thu của ngành du lịch Vĩnh
Phúc cũng luôn có được sự tăng trưởng trong thời gian qua. Từ năm 1997, doanh
thu du lịch chỉ là 50 tỷ, chỉ số này có mức tăng trưởng trung bình trên 50%/năm
trong giai đoạn 1997-2000 và đạt 175 tỷ vào năm 2000. Trong gian đoạn 2001-

2008 tốc độ tăng trưởng trung bình năm là gần 19% và đạt 620 tỷ đồng vào năm
2008.
Du lịch quốc tế tuy chiếm tỷ lệ nhỏ về lượng khách, nhưng chiếm tỷ trọng lớn
trong tổng doanh thu ngành (tỷ trọng 3% vào năm 1997, 21% vào năm 2000 và lên
tới gần 42% vào năm 2008). Điều này khẳng định tầm quan trọng của thị trường
khách quốc tế, là kết quả trực tiếp từ chỉ số mức chi tiêu cao của khác quốc tế (trên
1 triệu đồng ngày) so với mức trung bình của khách nội địa (khoảng 300 nghìn
đồng ngày). Về cơ cấu chi tiêu của khách quốc tế cũng có lợi tổng thể hơn so với
cơ cấu chi tiêu của khách nội địa vì khách quốc tế chỉ dành khoảng 30% chi phí
cho lưu trú, trong khi khách nội địa dành tới 60% cho lưu trú. Như vậy hiệu quả từ
du lịch quốc tế là cao hơn rõ ràng so với khách du lịch nội địa.
Thu nhập du lịch của Vĩnh Phúc chỉ chiếm 4,7% của thu nhập du lịch toàn
vùng, chỉ hơn 2 tỉnh Bắc Ninh và Hưng Yên.
Giá trị gia tăng ngành du lịch Vĩnh Phúc cũng luôn đạt mức tăng trưởng trong
thời kỳ qua (trung bình khoảng 10%/năm, tuy nhiên còn thấp hơn mức tăng trưởng
GDP chung của toàn tỉnh (khoảng 17%/năm) do mức tăng trưởng mạnh vượt bậc
của khối Công nghiệp - Xây dựng (khoảng 25%/năm). Vì vậy du lịch còn chiếm tỷ
trọng nhỏ trong cơ cấu kinh tế tỉnh (dưới 3%). Đó là thực tế đang suy nghĩ so với
tiềm năng và lợi thế to lớn đối với sự nghiệp phát triển du lịch của tỉnh.
2.3. Cơ sở vật chất:
Cơ sở vật chất đóng vai trò quan trọng trong chất lượng sản phẩm du lịch. Hiện
Vĩnh Phúc có 128 khách sạn, nhà nghỉ với tổng số 2.238 phòng, 3361 giường, tuy
nhiên chỉ có 15 khách sạn được xếp hạng sao với 531 phòng và 831 giường (10
khách sạn 2 sao, 5 khách sạn 1 sao và 31 khách sạn chưa xếp sao).
Nhìn chung các cơ sở lưu trú tại Vĩnh Phúc còn có quy mô nhỏ, gần 2/3 số cơ
sở lưu trú có quy mô dưới 20 phòng. Hiệu quả kinh doanh của các cơ sở lưu trú tại
Vĩnh Phúc cũng không cao, do ảnh hưởng mạnh của tính mùa vụ, nên công suất sử
dụng phòng trung bình chỉ đạt khoảng 35%/năm, đây là mức rất thấp so với các cơ
sở có mức hoạt động trung bình của cả nước.
Cũng do chất lượng dịch vụ thấp, hiện trạng cơ sở vật chất không cao, nên giá

phòng lưu trú ở Vĩnh Phúc cũng thấp, bình quân chưa tới 180 nghìn/đêm.
Phù hợp với đặc thù khai thác du lịch hiện nay của Vĩnh Phúc, các cơ sở lưu trú
chủ yếu tập trung tại TP Vĩnh Yên (40% số cơ sở, 35% số phòng), Tam Đảo (34%
số cơ sở, 38% số phòng) và Phúc Yên - Đại Lải (18% số cơ sở, 21% số phòng).
Ngoại trừ thị trấn Hương Canh thuộc huyện Bình Xuyên, các huyện khác chỉ có 1-
2 cơ sở lưu trú và thường chỉ là các nhà nghỉ.
Hệ thống nhà hàng ở Vĩnh Phúc cũng chưa đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của
khách du lịch, đặc biệt là chất lượng dịch vụ, đây cũng là một trong những nguyên
nhân quan trọng kiềm chế sự phát triển của du lịch Vĩnh Phúc.
Ngoài ra, các cơ sở vật chất thể thao, vui chơi giải trí của Vĩnh Phúc cũng được
phát triển tương đối, tuy nhiên, có lẽ chất lượng và loại hình các cơ sở này chưa
thật sự phát huy hiệu quả trong khai thác phục vụ du lịch.
2.4. Lao động du lịch:
Đây có thể coi là một trong những khâu bất cập nhất của du lịch Vĩnh Phúc. Số
liệu thống kê của Sở VH, TT&DL Vĩnh Phúc cho thấy đội ngũ lao động du lịch
Vĩnh Phúc yếu về chất lượng và thiếu về số lượng. Ngoài ra, do sự phụ thuộc quá
lớn vào tính mùa vụ của du lịch Vĩnh Phúc, một lượng vô cùng lớn lao động mùa
vụ không được thống kê, và chắc chắn rằng số lao động này cũng hoàn toàn không
hề được đào tạo, dù chỉ là những kỹ năng cơ bản.
Đội ngũ lao động du lịch được thống kê chính thức của Vĩnh Phúc năm 2007 là
730 lao động trực tiếp và 80 lao động gián tiếp, đạt mức tăng trưởng trung bình
gần 17%/năm trong giai đoạn 2000-2007. Tuy nhiên theo những tính toán theo
thông lệ chung thì con số này hoàn toàn không đáp ứng được lượng lớn số phòng
cơ sở lưu trú của tỉnh (2.238 phòng), chưa kể tới các cơ sở dịch vụ khác ngoài lưu
trú.
Cũng chính vì tỷ trọng lớn lao động thời vụ, bán chuyên, nên chất lượng dịch
vụ ngày càng trở thành vấn đề nổi cộm đối với Vĩnh Phúc.
2.5. Tình hình đầu tư du lịch:
Nhìn chung mức độ đầu tư cho phát triển hạ tầng phục vụ du lịch của Vĩnh
Phúc còn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của ngành. Trong giai đoạn 2001-

2004 mởi chỉ có gần 50 tỷ đồng đầu tư cho hạ tầng du lịch (vốn TW cấp chiếm
44%, 56% từ nguồn ngân sách tỉnh) tập trung chủ yếu cho Tam Đảo (44%), Đại
Lải (37%), Vĩnh Yên (7%). Chính vì vậy khả năng khai thác, đầu tư phát triển du
lịch còn nhiều khó khăn. Các chương trình, dự án lớn, có tính đột phá chưa có điều
kiện triển khai.
Khác với tình hình đầu tư hạ tầng, việc đầu tư trực tiếp cho phát triển các khu
du lịch, nghỉ dưỡng ở Vĩnh Phúc sôi động hơn. Đến năm 2004 đã có 31 dự án được
cấp phép với tổng vốn đầu tư đăng ký lên tới trên 6.000 tỷ đồng. Tuy nhiên trên
thực tế, tiến độ triển khai các dự án còn rất chậm. Đặc biệt là tại khu vực Tam Đảo
I có nhiều dự án hoàn toàn không chuyển động. Đây là những khó khăn lớn đối với
việc nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm du lịch, cải thiện khả năng cạnh
tranh, tăng hiệu quả kinh doanh của du lịch Vĩnh Phúc.
Ngoài ra, hai dự án lớn, mang tính đột phá của Vĩnh Phúc (dự án Tam Đảo 2 và
dự án Trường đua) do một số lý do nên chưa được triển khai.
2.6. Một số bất cập trong công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được trong thời gian qua, công tác quản lý
nhà nước trong lĩnh vực du lịch còn có một số bất cập, cụ thể là:
- Tỉnh chưa xây dựng được chương trình phát triển du lịch cụ thể, từ đó có kế
hoạch bố trí ngân sách cho các dự án trong lĩnh vực du lịch.
- Công tác quản lý quy hoạch, quản lý xây dựng, đầu tư theo quy hoạch còn nhiều
khó khăn, bất cập (ví dụ: Tam Đảo).
- Công tác thống kê chưa thực sự được coi trọng và đầu tư, do đó không có cơ sở
đánh giá chính xác thực trạng hiệu quả hoạt động du lịch, từ đó có thể đưa ra các
chính sách, giải pháp khả thi và hiệu quả.
- Chất lượng môi trường của các khu du lịch trọng điểm chưa được đảm bảo nhằm
đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch.
- Tỉnh chưa có chương trình quảng bá, xúc tiến chung cho ngành du lịch nhằm định
vị hình ảnh Vĩnh Phúc trên thị trường du lịch cả nước cũng như quốc tế.
3. Tiềm năng và nguồn lực phát triển du lịch Vĩnh Phúc:
3.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch tự nhiên:

Vĩnh Phúc nằm liền kề thủ đô Hà Nội là một lợi thế về vị trí địa lí quan trọng vì Hà
Nội là thị trường gửi khách nội địa lớn nhất miền Bắc. Ngoài ra khoảng cách từ
Vĩnh Phúc tới sân bay Nội Bài - một trong những cảng hàng không quốc tế lớn
nhất Việt Nam cũng chỉ là 25km, vì vậy khả năng tiếp cận trực tiếp của khách quốc
tế tới Vĩnh Phúc là rất thuận lợi.
Ngoài ra Vĩnh Phúc còn nằm trên tuyến quốc lộ 2 và đường sắt Hà Nội - Lào Cai -
Vân Nam là những tuyến giao thông quan trọng. Trong tương lai đường cao tốc
xuyên Á cũng chạy qua địa bàn tỉnh. Đây là những thuận lợi vô cùng to lớn về giao
thông đối ngoại góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển du lịch của tỉnh.
Địa hình Vĩnh Phúc phong phú, có cả núi, đồi và đồng bằng. Vì vậy cảnh quan của
tỉnh cũng đa dạng hấp dẫn, có giá trị cao để phục vụ khai thác du lịch. Vĩnh Phúc
có những đỉnh núi tương đối cao (đỉnh cao nhất gần 1.600m) nên hệ sinh thái tự
nhiên cũng đa dạng và còn tương đối được bảo tồn. Đây là những tài nguyên du
lịch tự nhiên quí báu, đặc biệt khi xét tới khoảng cách rất gần so với Hà Nội. Bên
cạnh núi đồi, Vĩnh Phúc còn có hệ thống sông ngòi, đầm hồ tương đối phát triển so
với các tỉnh khác thuộc Bắc Bộ. Những yếu tố bổ sung này là tiền đề quan trọng
cho việc đa dạng hóa sản phẩm du lịch của tỉnh, bổ trợ cho sản phẩm du lịch cả
vùng.
Có thể thấy những tài nguyên du lịch tự nhiên nổi trội của Vĩnh Phúc chính là Tam
Đảo và Đại Lải.
3.2. Tài nguyên du lịch nhân văn:
Bên cạnh những yếu tố tự nhiên, đóng vai trò không kém quan trọng là tài nguyên
du lịch nhân văn. Với đặc thù là một tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Bộ, gắn liền với
công cuộc dựng nước, giữ nước trong hàng ngàn năm lịch sử, nền văn hóa lâu đời,
phong phú và đa dạng của nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc là nguồn tài nguyên du lịch vô
cùng quí báu của cả nước.
Toàn tỉnh hiện có 967 di tích lịch sử, văn hóa, trong đó 228 di tích được xếp hạng
cấp Quốc gia, trong đó nổi bật là cụm di tích Tây Thiên (nhiều nhà khoa học đã
khẳng định đây là nơi phát tích của Phật Giáo tại Việt Nam), tháp Bình Sơn, đền
thờ Trần Nguyên Hãn, đình Thổ Tang, cụm đình Hương Canh

Không chỉ có nền văn hóa vật thể phong phú, Vĩnh Phúc còn có nền văn hóa phi
vật thể cũng đa dạng, hấp dẫn có giá trị du lịch cao, đó là hệ thống các lễ hội (con
số thống kê cho thấy Vĩnh Phúc có tới 400 lễ hội hàng năm), các trò chơi dân gian,
văn hóa nghệ thuật, thi ca, ẩm thực
Ngoài ra Vĩnh Phúc còn có nhiều làng nghề và sản phẩm thủ công truyền thống có
giá trị khai thác du lịch cao.
3.3. So sánh lợi thế cạnh tranh về tài nguyên du lịch với các tỉnh lân cận:
3.3.1. So sánh về tính đa dạng của tài nguyên:
Đối với việc thu hút khách từ Hà Nội trong vai trò thị trường gửi khách và thị
trường trung chuyển khách quan trọng nhất của miền Bắc, việc đánh giá lợi thế
cạnh tranh của tài nguyên du lịch Vĩnh Phúc được thực hiện với các tỉnh lân cận
khác như Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà Nam và Hòa Bình là những địa phương có
khoảng cách địa lí tới Hà Nội tương tự Vĩnh Phúc. Phân tích đánh giá so sánh cho
thấy:
- Vĩnh Phúc có tài nguyên du lịch tự nhiên phong phú hơn với đóng góp của Tam
Đảo và hệ thống đầm, hồ, sông ngòi.
- Hệ thống tài nguyên nhân văn của Vĩnh Phúc có giá trị tương đương với các địa
phương kể trên. Tuy nhiên nếu mở rộng so sánh với Hải Dương và Ninh Bình thì
Vĩnh Phúc cần nghiên cứu, đầu tư và quảng bá mạnh mẽ để Tây Thiên có được sức
hút đối với khách du lịch, khách hành hương như Côn Sơn - Kiếp Bạc, Yên Tử,
Bái Đính của Hải Dương, Quảng Ninh và Ninh Bình hoặc Chùa Hương của Hà
Nội.
3.3.2. So sánh về tính đặc trưng của tài nguyên:
- Khu vực nghỉ mát và Vườn Quốc gia Tam Đảo: Tam Đảo có sản phẩm tương
đồng với các điểm du lịch như Sa Pa, Đà Lạt, Bà Nà. Tuy nhiên với giá trị đa dạng
sinh học cao của VQG Tam Đảo và vị trí địa lí gần so với Hà Nội, Tam Đảo có
nhiều lợi thế so với các điểm cạnh tranh mặc dù có một số mặt chưa bằng các điểm
khác (như văn hóa dân tộc thiểu số ở Sa Pa, kiến trúc cổ Đà Lạt).
- Khu di tích, thắng cảnh Tây Thiên cũng là một nét đặc trưng của tài nguyên du
lịch Vĩnh Phúc, phần nào có thể so sánh được với Yên Tử, Chùa Hương, tuy nhiên

để có thể "cạnh tranh" được với các điểm du lịch này thì Tây Thiên cần được
nghiên cứu, đầu tư, quảng bá cũng như quảng bá kết hợp đưa các kết quả nghiên
cứu khoa học tới công chúng.
- Hồ Đại Lải có thể được coi là điểm du lịch cuối tuần kết hợp vui chơi giải trí lí
tưởng của Hà Nội, hoàn toàn có khả năng cạnh tranh vượt trội so với các điểm lân
cận khác như Ba Vì, Kim Bôi
- Các lệ hội truyền thống, đặc sản ẩm thực của Vĩnh Phúc cũng hoàn toàn cạnh
tranh được với các tỉnh lân cận, đặc biết với đặc thù của một tỉnh nằm trên vùng
chuyển tiếp miền núi trung du xuống đồng bằng châu thổ nên Vĩnh Phúc có cả
những nét đặc thù văn hóa các dân tộc.
3.3.3. So sánh về điểm du lịch hạt nhân:
Ngoài các so sánh về tính đa dạng của tài nguyên, sự đặc trưng của tài nguyên, so
sánh cạnh tranh về điểm du lịch hạt nhân là một phương pháp đánh giá quan trọng
vì điểm du lịch hạt nhân chính là yếu tố chủ đạo của hình ảnh du lịch của một địa
phương. Các địa phương được so sánh với Vĩnh Phúc là Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà
Nam và Hòa Bình với các điểm du lịch hạt nhân tương ứng là Đình làng Đình
Bảng, Phố Hiến, Ngũ Động Sơn và Mai Châu trong tương quan với Tam Đảo của
Vĩnh Phúc. Các tiêu chí được sử dụng trong so sánh là:
- Về tài nguyên tự nhiên: Tam Đảo vượt trội so với các điểm khác
- Tài nguyên nhân văn: Tam Đảo vượt trội so với phần lớn các điểm, ngoại trừ Mai
Châu có yếu tố văn hóa dân tộc đặc sắc của người Thái và Mường
- Giao thông tiếp cận: các điểm có đánh giá tương đồng xét về tiêu chí này
- Hoạt động du lịch chính: Tam Đảo có thể cung cấp các hoạt động du lịch phong
phú hơn cho khách so với các điểm khác
- Hoạt động du lịch bổ trợ: Tam Đảo cũng có điều kiện cung cấp các hoạt động bổ
trợ đa dạng hơn cho khách du lịch
- Vị trí trong phát triển du lịch cả nước: Tam Đảo được xác định có vị trí quan
trọng hơn so với các điểm du lịch hạt nhân của các địa phương kể trên.
3.4. Điều kiện hạ tầng kỹ thuật:
Nhìn chung, so với các tỉnh đồng bằng sông Hồng nói riêng, cũng như với đa số

địa phương trên cả nước nói chung, Vĩnh Phúc có điều kiện hạ tầng kỹ thuật tương
đối thuận lợi hơn cho phát triển du lịch. Tuy nhiên để có thể kết nối thuận tiện các
tour du lịch ngoại tỉnh, khép kín tour du lịch nội tỉnh, tỉnh cần nỗ lực hơn nữa trong
việc cải tạo, nâng cao chất lượng hệ thống đường bộ, đầu mối giao thông đường
sắt, đặc biệt chú trọng kết nối với sân bay Nội Bài. Trong tương lai, tuyến đường
xuyên Á chạy qua tỉnh sẽ là một thuận lợi to lớn, tuy nhiên, trước việc hoàn thiện
nhanh chóng tuyến quốc lộ 2 là hết sức bức thiết. Vấn đề cấp điện cần được cải
thiện trong tương lai nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của du lịch cũng như các
ngành kinh tế khác. Việc cải thiện khả năng cấp điện và lưới điện cần kết hợp với
nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học nhằm tăng cường sử dụng năng lượng thay
thế, tiết kiệm điện năng Lĩnh vực bưu chính viên thông Vĩnh Phúc cũng có
những phát triển mạnh so với toàn vùng, đặc biệt là khả năng kết nối internet.
Trong tương lai Vĩnh Phúc có thể nghiên cứu đầu tư nhiều cho kết nối internet
không dây, đặc biệt tại các khu tập trung nhiều khách du lịch, các đầu mối giao
thông, trung tâm thương mại. Tình hình cung cấp nước sạch là vấn đề quan trọng
cần được quan tâm đầu tư nhằm phục vụ tốt, an toàn du khách, đồng thời góp phần
ngăn ngừa dịch bệnh vốn là các nguyên nhân gây ảnh hưởng tiêu cực tới phát triển
du lịch. Trước mắt, tuy ô nhiễm môi trường chưa là vấn đề bức xúc với Vĩnh Phúc,
nhưng trong tương lai gần, vấn đề này cần được quan tâm xử lí triệt để nhằm bảo
vệ môi trường của địa phương đồng thời góp phần tăng sức hấp dẫn của môi
trường du lịch Vĩnh Phúc.
4. Đánh giá điểm mạnh- điểm yếu, cơ hội -thách thức
Điểm mạnh của du lịch Vĩnh Phúc được đánh giá trên cơ sở các yếu tố nội lực thế
mạnh của tỉnh, đó là:
- Tính đa dạng về tài nguyên: so với nhiều địa phương, tài nguyên du lịch Vĩnh
Phúc đa dạng và có sức hấp dẫn, có giá trị khai thác du lịch cao hơn
- Hình ảnh du lịch: Vĩnh Phúc có hình ảnh du lịch được định vị tương đối rõ nét
trên thị trường với điểm du lịch nổi tiếng Tam Đảo
- Hệ thống hạ tầng phát triển
- Vị trí địa lí thuận lợi

Điểm yếu:
- Hạn chế đội ngũ lao động: đây là hạn chế cơ bản là nguyên nhân trực tiếp làm
giảm chất lượng dịch vụ, chất lượng sản phẩm du lịch Vĩnh Phúc
- Hạn chế về cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, đặc biệt là hệ thống khách sạn đạt
chuẩn, các dịch vụ vui chơi giải trí và các dịch vụ xã hội hỗ trợ hoạt động du lịch
- Hạn chế về sản phẩm du lịch: các sản phẩm đặc trưng, mũi nhọn chưa được đầu
tư đồng bộ, quyết liệt và dứt điểm. Có nhiều sản phẩm còn chồng chéo, đầu tư
chưa thực sự hiệu quả
- Khả năng kết nối hoạt động du lịch với các địa phương lân cận còn yếu
- Chưa khai thác được tiềm năng lợi thế du lịch đường sông
- Hạn chế trong hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch
- Ảnh hưởng của tính mùa vụ trong hoạt động du lịch
- Hạn chế trong công tác quản lí, thực hiện phát triển, xây dựng theo quy hoạch,
nhiều dự án chậm triển khai.
Cơ hội đối với phát triển du lịch Vĩnh Phúc thời gian tới là:
- Nhu cầu du lịch quốc tế và nội địa nằm trong xu thế tăng trưởng ổn định, đặc biệt
thị trường Mỹ là thị trường quan trọng của Vĩnh Phúc (chiếm tới 17% tổng lượng
khách quốc tế) lại là thị trường quốc tế đang phát triển rất mạnh của nước ta.
- Vĩnh Phúc có được sự quan tâm hỗ trợ của Chính phủ trong việc nâng cấp hạ tầng
du lịch.
- Liên kết với sân bay Nội Bài, và sắp tới là sự hình thành của tuyến đường cao tốc
chạy qua địa bàn tỉnh.
Những thách thức cơ bản đối với phát triển du lịch hiện nay là:
- Sự cạnh tranh mạnh mẽ của các địa phương lân cận như Phú Thọ, Thái Nguyên,
Tuyên Quang
- Tác động từ hoạt động phát triển đô thị, công nghiệp
- Sự xuống cấp của tài nguyên và môi trường du lịch
- Nhận thức xã hội về du lịch còn bất cập
- Tinh hình phát triển kinh tế thế giới và cả nước không thuận lợi
5. Định hướng phát triển du lịch Vĩnh Phúc

5.1. Định hướng phát triển theo ngành:
Quan điểm phát triển chủ đạo của du lịch Vĩnh Phúc là phát triển bền vững, đảm
bảo hiệu quả kinh doanh du lịch, hài hòa giữa các lợi ích về kinh tế, môi trường và
xã hội. Bên cạnh đó, quan điểm đầu tư tập trung là then chốt (Tam Đảo) nhằm phát
huy tối đa lợi thế so sánh của Vĩnh Phúc với các địa phương khác trong vùng.
Căn cứ vào định hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, định hướng phát triển du
lịch cả nước, tiềm năng, nguồn lực du lịch Vĩnh Phúc, hiện trạng và xu hướng tăng
trưởng các dòng khách đến Vĩnh Phúc, Hà Nội, vùng Bắc Bộ và cả nước, hiện
trạng hệ thống cơ sở vật chất của tỉnh, xu hướng tăng trưởng dòng khách trên các
tuyến quốc gia và các dự án đầu tư có liên quan tới du lịch trên địa bàn Vĩnh Phúc
và các tỉnh phụ cận, các chỉ tiêu phát triển ngành du lịch tỉnh Vĩnh Phúc thời kỳ
đến 2020 và tầm nhìn đến 2030 được xây dựng theo 3 kịch bản:
- Phương án thấp: được xây dựng dựa trên tính toán tốc độ tăng trưởng hiện nay
của du lịch Vĩnh Phúc, phù hợp với phương án thấp của định hướng phát triển du
lịch quốc gia và vùng.
- Phương án trung bình: được tính toán cao hơn tốc độ tăng trưởng hiện nay, phù
hợp với tiềm năng của tỉnh và định hướng của Tỉnh ủy. Đây là phương án phù hợp
với xu thế phát triển chung và được lựa chọn làm phương án chủ đạo cho các tính
toán dự báo chỉ tiêu phát triern, Tuy nhiên phương án này cần có sự đầu tư tương
đối đồng bộ vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật, cơ sở vật chất ngành và đặc biệt là đầu tư
phát triển nguồn nhân lực.
- Phương án cao: là phương án có tốc độ phát triển cao nhất. Phương án này là
phương án dự phòng khi các điều kiện phát triển có những thuận lợi đột biến, và
các thị trường cạnh tranh gặp những bất lợi đặc biệt.
Dự báo lượng khách đến Vĩnh Phúc thời kỳ đến 2020 và định hướng đến 2030
(phương án chọn)
Loại khách Hạng mục 2005 (*) 2010 2015 2020 2030
Khách
quốc tế Tổng số lượt khách (ngàn) 18,0 45 76 120 220
Ngày lưu trú trung bình 1,6 2,0 2,5 3,0 3,5

Tổng số ngày khách (ngàn) 28,8 90 190 360 770
Khách
nội địa Tổng số lượt khách (ngàn) 912,0 1.400 1.800 2.300 3.100
Ngày lưu trú trung bình 1,2 1,6 2,0 2,5 3,0
Tổng số ngày khách (ngàn) 1.094,4 2.240 3.600 5.750 9.300
Với mức chi tiêu trung bình của khách theo các giai đoạn được dự kiến là:
Hiện trạng Năm 2005: Khách quốc tế: 50 USD; Khách nội địa 19,1 USD
Giai đoạn 2006 - 2010: Khách quốc tế: 60 USD; Khách nội địa 20,0 USD
Giai đoạn 2011 - 2015: Khách quốc tế: 80 USD; Khách nội địa 25,0 USD
Giai đoạn 2016 - 2020: Khách quốc tế: 100 USD; Khách nội địa 30,0 USD
Giai đoạn 2021 - 2030: Khách quốc tế: 120 USD; Khách nội địa 35,0 USD
Thì dự báo thu nhập từ du lịch của tỉnh Vĩnh Phúc sẽ là (phương án chọn):
Loại thu nhập 2005 (*) 2010 2015 2020 2030
Thu nhập từ du lịch quốc tế 1,440 5,400 15,200 36,000 92,400
Thu nhập từ du lịch nội địa 20,960 44,800 90,000 172,500 325,500
Tổng cộng 22,400 50,200 105,200 208,500 417,900
Dự báo chỉ tiêu GDP và vốn đầu tư cho du lịch Vĩnh Phúc:
Chỉ tiêu Đơn vị tính 2005 (*) 2010 2015 2020 2030
1. Tổng giá trị GDP của tỉnh Vĩnh Phúc (1) Tỷ đồng VN 9.048,7 16.904,0 28.576,0
47.046,4 -
Triệu USD 565,5 1.056,5 1.786,0 2.940,4 -
2. Tổng GDP của ngành du lịch Vĩnh Phúc Tỷ đồng VN 251,2 545,6 1.110,4
2.136,0 4.011,2
Triệu USD 15,7 34,1 69,4 133,5 250,7
3. Tỷ lệ GDP du lịch so với tổng GDP của tỉnh % 2,8 3,2 3,9 4,5 -
4. Hệ số ICOR chung cả nước - - 4,0
5. Hệ số ICOR cho du lịch - - 3,0 3,0 2,8 2,5
6. Tổng nhu cầu vốn đầu tư cho du lịch Tỷ đồng VN 883,2 1.694,4 2.872,0 4.688,0
Triệu USD 55,2 105,9 179,5 293,0
Nguồn : - (1) Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020.

- Các số liệu còn lại: Dự báo của các chuyên gia Viện NCPT Du lịch.
- (*) Số liệu hiện trạng của Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Vĩnh Phúc.
Trong đó dự kiến cơ cấu nguồn vốn đầu tư cho du lịch sẽ được huy động từ các
nguồn:
- Vốn ngân sách (cho hạ tầng, bảo tồn, quảng bá, đào tạo ): 10%
- Vốn tích lũy từ GDP du lịch của các doanh nghiệp trong tỉnh: 10%
- Vốn vay ngân hàng và các nguồn khác: 20%
- Vốn đầu tư tư nhân: 15%
- Vốn liên doanh trong nước: 20%
- Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và/hoặc liên doanh: 25%
Dự kiến nhu cầu phòng khách sạn ở Vĩnh Phúc là 2.900 phòng vào năm 2010,
3.700 phòng vào năm 2015, 5.000 phòng vào năm 2020 và 7.800 phòng vào năm
2030. Công suất sử dụng buồng phòng được dự kiến sẽ nâng dần lên và đạt 70%
vào năm 2030.
Như vậy vào năm 2015 nhu cầu lao động trực tiếp trong ngành du lịch là 5.900 và
11.800 lao động gián tiếp, vào năm 2020 các chỉ số tương ứng là 8.500 và 17.000,
vào năm 2030 các chỉ số này sẽ là 14.000 và 28.000.
5.2. Định hướng phát triển thị trường:
5.2.1. Thị trường khách quốc tế:
Hiện nay cơ cấu thị trường khách quốc tế đến Vĩnh Phúc là: khách Đông Nam Á
58%, khách Bắc Mỹ 17% và 25% là từ các thị trường khác. Đây là cơ cấu khách lý
tưởng hiện nay đối với Vĩnh Phúc, đặc biệt trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới
cũng như xu hướng du lịch chung hiện nay.
Xu hướng chung hiện nay của dòng khách quốc tế là có nhiều chuyến du lịch hơn
trong 1 năm và thời gian dành cho mỗi chuyến du lịch ngắn hơn. Chính vì vậy
Vĩnh Phúc đã đang và sẽ là điểm đến lý tưởng của thị trường Đông Nam Á. Thị
trường này vẫn sẽ được xác định là thị trường quan trọng nhất trong tương lai của
Vĩnh Phúc.
Thị trường Bắc Mỹ (chủ yếu là từ Mỹ) là một trong những thị trường có mức tăng
trưởng cao nhất trong dòng khách đến Việt Nam hiện nay. Rất thuận lợi là đây lại

là thị trường quốc tế quan trọng thứ 2 của tỉnh. Như vậy thị trường này có tiềm
năng ngày càng phát triển và càng đóng vai trò quan trọng đối với du lịch Vĩnh
Phúc.
Ngoài ra một số thị trường quốc tế quan trọng có lượng khách lớn, khả năng chi trả
cao mà Vĩnh Phúc có thể nhắm tới là thị trường Đông Bắc Á (Nhật Bản, Hàn
Quốc), và Tây Âu. Đây là những thị trường có sự quan tâm mạnh tới các giá trị văn
hóa cũng như đa dạng sinh học. Tuy nhiên để có thể thu hút mạnh những thị
trường này cần có sự đầu tư bài bản và có những biện pháp quyết liệt cải tạo môi
trường du lịch cũng như đầu tư phát triển những sản phẩm có chất lượng, có khả
năng cạnh tranh cao.
5.2.2. Thị trường khách nội địa:
- Thị trường khách du lịch thương mại, đô thị: đến từ các trung tâm đô thị lớn của
vùng và cả nước, đối với Vĩnh Phúc đó là Hà Nội, Hải Phòng, Hạ Long và Thành
phố Hồ Chí Minh.
- Du lịch lễ hội, tín ngưỡng: hiện hàng năm Tây Thiên đón khoảng 200 ngàn lượt
khách, trong tương lai, với những đầu tư mạnh và chiến lược quảng bá có hiệu quả,
con số này chắc chắn sẽ tăng trưởng mạnh. Với việc phục hồi và tổ chức tốt các lễ
hội khác, thị trường khách du lịch lễ hội tín ngưỡng là thị trường tiềm năng hết sức
quan trọng của Vĩnh Phúc.
- Du lịch tham quan thắng cảnh: đây là thị trường truyền thống của tỉnh với các đối
tượng tham quan chủ yếu hiện nay là Tam Đảo, Đại Lải, Tây Thiên. Thị trường
này vẫn còn phát triển, nhưng tốc độ tăng trưởng sẽ giảm dần và chững lại.
- Du lịch cuối tuần: đây là thị trường quan trọng nhất của Vĩnh Phúc hiện nay và
trong tương lai lâu dài. Các điểm đến chủ yếu là Tam Đảo và Đại Lải, trong tương
lai sẽ phát triển tiếp lên khu vực đầm Vân Trục, Bò Lạc. Mặc dù là thị trường chủ
yếu hiện nay, tuy nhiên lại cũng là nguyên nhân lớn nhất dẫn tới tính mùa vụ của
du lịch Vĩnh Phúc, hạn chế đáng kể hiệu quả đầu tư, kinh doanh du lịch, nên tỉnh
cần có những chương trình, kế hoạch khắc phục tính mùa vụ của thị trường du lịch
này bằng việc đa dạng hóa sản phẩm, xây dựng chính sách giá cả linh hoạt, có các
chương trình khuyến mại cho mùa thấp điểm, chú trọng các thị trường học sinh,

sinh viên
5.3. Định hướng phát triển sản phẩm:
Căn cứ vào tiềm năng tài nguyên du lịch Vĩnh Phúc, nhu cầu thị trường và năng
lực cạnh tranh của tài nguyên du lịch Vĩnh Phúc so với các địa phương khác trong
vùng và cả nước có thể xác định được các sản phẩm du lịch chủ đạo của tỉnh là:
- Du lịch cuối tuần và du lịch nghỉ dưỡng: tại các khu vực Tam Đảo, Đại Lải và
trong tương lai là Vân Trục, Bò Lạc
- Du lịch lễ hội, tín ngưỡng: Tây Thiên, Thiền viện, hội chọi trâu
- Du lịch sinh thái: Vườn quốc gia Tam Đảo
- Du lịch tìm hiểu văn hóa, lịch sử: các làng cổ, đình, đền, miếu mạo, di chỉ Đồng
Đậu
- Du lịch tìm hiểu, nghiên cứu làng nghề: lằng rắn Vĩnh Sơn, làng gốm, làng mộc,
mây tre đan
- Du lịch thể thao, mạo hiểm (leo núi), vui chơi giải trí: các sân golf, trường đua,
nhà thi đấu
- Du lịch kết hợp với mục đích thương mại: Vĩnh Yên
- Du lịch hội nghị hội thảo: Tam Đảo, Đại Lải
- Du lịch nông nghiệp
Từ những định hướng phát triển sản phẩm nêu trên, có thể xác định nhiệm vụ cơ
bản trước mắt đối với du lịch Vĩnh Phúc là:
- Hoàn chỉnh, kiện toàn các khu du lịch hiện đang khai thác, đẩy mạnh nâng cao
chất lượng dịch vụ từ cải thiện khả năng cạnh tranh trên thị trường
- Khuyến khích việc đầu tư nâng cấp mở rộng, xây mới các công trình, cơ sở phục
vụ các hoạt động kinh doanh, thương mại.
- Xây dựng, nâng cấp các hệ thống hạ tầng xã hội, các công trình vui chơi giải trí
(công viên chuyên đề, các công trình thể thao, giải trí ) phục vụ đối tượng khách
đa dạng.
- Phát triển nhanh hệ thống dịch vụ tài chính - ngân hàng, đa dạng hóa các hình
thức bán hàng và thanh toán.
- Hệ thống hóa các hoạt động lễ hội và các hoạt động thể thao dân tộc; tổ chức các

lễ hội truyền thống; lễ hội dân gian; các chương trình biểu diễn nghệ thuật truyền
thống (chuyên nghiệp và không chuyên); các môn thể thao truyền thống tạo
thành những sản phẩm phong phú, bên cạnh đó tôn vinh được các giá trị văn hóa
truyền thống lịch sử đoàn kết và lòng hiếu khách của người dân Vĩnh Phúc.
- Quy hoạch và khuyến khích phát triển các làng nghề truyền thống, chú trọng
công tác bảo vệ môi trường.
- Hợp tác với trung tâm du lịch trong nước, các tỉnh trong khu vực, đặc biệt chú
trọng mối quan hệ với Hà Nội để nâng cao chất lượng sản phẩm thông qua các
tuyến điểm du lịch liên vùng các hoạt động môi giới, xúc tiến du lịch với các
hình thức hội thảo, hội chợ, liên hoan du lịch.
5.4. Định hướng phát triển nguồn nhân lực:
Đây là vấn đề then chốt đối nhằm giải quyết vấn đề quan trọng nhất hiện nay của
Vĩnh Phúc là nâng cao chất lượng sản phẩm. Căn cứ dự báo nhu cầu lao động du
lịch, hiện trạng đội ngũ lao động Vĩnh Phúc cần tiến hành các chương trình:
- Hướng nghiệp du lịch tại các trường phổ thông trung học, thậm chí từ năm cuối
của cấp trung học cơ sở.
- Khuyến khích mở các cơ sở, các khóa đào tạo nghiệp vụ du lịch trong tỉnh kết
hợp có chính sách cụ thể hỗ trợ, khuyến khích thanh niên tham gia các khóa đào
tạo về du lịch ở các trung tâm, cơ sở đào tạo ở Hà Nội và các địa phương khác.
- Khuyến khích các doanh nghiệp tự tổ chức các khóa đào tạo mới và tái đào tạo
nâng cao nghiệp vụ và ngoại ngữ tại chỗ
- Tranh thủ sự hỗ trợ của các dự án phát triển nguồn nhân lực du lịch của Tổng cục
Du lịch và các dự án quốc tế
- Sở VH, TT & DL chủ động tổ chức các khóa đào tạo nâng cao nhận thức và trang
bị các kỹ năng kinh doanh, giao tiếp du lịch cho công đồng người dân tại các khu
vực trọng điểm phát triển du lịch.
- Yêu cầu các chủ đầu tư các dự án du lịch lớn xây dựng kế hoạch tuyển dụng, đào
tạo nguồn nhân lực ngay từ khi triển khai xây dựng.
- Hợp tác, trao đổi kinh nghiệm về phát triển nguồn nhân lực với các địa phương
và các tổ chức quốc tế.

5.5. Định hướng tổ chức không gian
Tổ chức không gian du lịch Vĩnh Phúc được xây dựng trên cơ sở 3 trục giao thông
quan trọng nhất của tỉnh là tuyến Quốc lộ 2, tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai và
tuyến đường thủy dọc sông Hồng - sông Lô. Đây là những tuyến giao thông đối
ngoại, kết nối Vĩnh Phúc với các địa phương khác và quốc tế chủ yếu của tỉnh. Từ
các tuyến này du khách có thể tiếp cận với các tour, tuyến, điểm du lịch trên địa
bàn toàn tỉnh.
5.5.1. Các điểm du lịch:
Các điểm du lịch quan trọng nhất của Vĩnh Phúc bao gồm:
Các điểm có ý nghĩa quốc gia, quốc tế: Tam Đảo, sau này có thể bổ sung Tây
Thiên
Các điểm có ý nghĩa vùng, địa phương:
- Đại Lải
- Tây Thiên, Thiền viện
- Đầm Vạc
- Đình Thổ Tang
- Tháp Bình Sơn
- Đền Trần Nguyên Hãn
- Làng rắn Vĩnh Sơn, làng mộc Bích Chu, gốm Hương Canh
- Hải Lựu (chọi trâu, vườn cò)
- Di chỉ Đồng Đậu
5.5.2. Các Cụm du lịch:
5.5.2.1. Cụm trung tâm: là trung tâm điều phối hoạt động du lịch toàn tỉnh. Về mặt
không gian cụm bao trùm toàn bộ thành phố Vĩnh Yên và các vùng phụ cận thuộc
huyện Vĩnh Tường, Yên Lạc, Tam Dương.
Tài nguyên du lịch có giá trị đặc biệt của cụm là Đầm Vạc bên cạnh những tài
nguyên du lịch nhân văn khác như chùa Tích Sơn, đền Đông Đạo, đền Thức
Thượng, đền Hùng Vi, di chỉ Đồng Đậu, làng rắn Vĩnh Sơn v.v
Các sản phẩm du lịch tiêu biểu của cụm bao gồm:
- Vui chơi giải trí

- Tham quan nghiên cứu các di tích lịch sử văn hoá, làng nghề
- Hội nghị, hội thảo
Hướng khai thác chính của cụm sẽ là:
- Phục vụ khách du lịch, lữ hành quá cảnh trên quốc lộ 2
- Khách DL với mục đích thương mại (gắn với hoạt động của Vĩnh Yên)
- Hoạt động vui chơi giải trí của nhân dân trong tỉnh
- Khách tham quan các làng nghề, di tích lịch sử, văn hóa
Với định hướng tổ chức hoạt động du lịch như trên, nhu cầu đầu tư phát triển du
lịch của Cụm trung tâm sẽ là:
- Hình thành ở cụm các điểm vui chơi giải trí quanh Đầm Vạc, nâng cấp các điểm
di tích lịch sử văn hoá và có được một số công trình văn hoá cải thiện cơ sở hạ
tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật ở thành phố Vĩnh Yên, chú trọng phục vụ nhu cầu vui
chơi giải trí của cán bộ công nhân viên làm việc tại Vĩnh Yên và các khu công
nghiệp, nhân dân trong tỉnh.
- Hoàn chỉnh các đầu mối giao thông đối ngoại tại Vĩnh Yên, bao gồm các bến xe
liên tỉnh, nhà ga tàu hỏa
- Xây dựng trung tâm hội nghị hội thảo, hội chợ quốc tế đóng vai trò quan trọng
trong tương lai khi Vĩnh Phúc trở thành thành phố đô thị loại 1 trong Vùng Thủ đô
- Đầu tư tôn tạo cảnh quan, đặc biệt hệ thống công viên, cây xanh đô thị của nội
thành Vĩnh Yên.
- Đầu tư tôn tạo và phát triển các công trình dịch vụ tại các điểm di tích lịch sử văn
hoá có giá trị ở vùng phụ cận như đình Thổ Tang, đền Hai Bà, làng rắn Vĩnh Sơn,
làng rèn Lý Nhân, làng mộc Bích Chu, làng thương mại Thổ Tang v.v để tăng
thêm các sản phẩm du lịch hấp dẫn của cụm.
5.5.2.2. Cụm Tam Đảo và phụ cận: là cụm du lịch trọng tâm của Vĩnh Phúc.
Về mặt không gian, cụm du lịch này bao gồm các điểm du lịch khu vực Tam Đảo
và phụ cận.
Tài nguyên du lịch của cụm chủ yếu là cảnh quan khí hậu, hệ sinh thái vườn quốc
gia Tam Đảo, Thiền viện Trúc Lâm, các di tích lịch sử văn hoá Tây Thiên, cảnh
quan hồ Xạ Hương, đền Ngọc Canh, Tiên Hương

Các sản phẩm du lịch tiêu biểu của cụm bao gồm:
- Nghỉ dưỡng núi
- Tham quan nghiên cứu các cảnh quan hệ sinh thái vườn quốc gia Tam Đảo, Thiền
viện Trúc Lâm và các di tích lịch sử ở Tây Thiên.
- Thể thao núi, du lịch mạo hiểm
- Hội nghị, hội thảo.
Các hướng khai thác chủ yếu:
- Du lịch nghỉ dưỡng
- Du lịch sinh thái tham quan nghiên cứu
- Du lịch cuối tuần
- Du lịch thể thao, mạo hiểm
- Du lịch văn hóa, tâm linh
- Du lịch hội nghị, hội thảo.
Với định hướng tổ chức khai thác các hoạt động trên, nhu cầu đầu tư của cụm sẽ
bao gồm:
- Rà soát, hoàn chỉnh quy hoạch phát triển khu du lịch Tam Đảo tại khu vực thị
trấn hiện nay, kiên quyết thực hiện quản lí xây dựng và phát triển theo quy hoạch,
đưa Tam Đảo thành khu du lịch có hoạt động kinh doanh hiệu quả, có tính cạnh
tranh cao, khắc phục tính mùa vụ của hoạt động du lịch Tam Đảo. Nghiên cứu phát
triển các tour du lịch sinh thái trong Vườn Quốc gia, phối hợp chặt chẽ với BQL
Vườn QG trong việc kết hợp khai thác du lịch với công tác bảo tồn và xóa đói
giảm nghèo.
- Khi khu du lịch Tam Đảo 1 đã đi vào hoạt động ổn định, hiệu quả, nghiên cứu
phương án phát triển khu Tam Đảo 2 với chú trọng đặc biệt công tác bảo vệ môi
trường sinh thái tự nhiên.
- Đầu tư phát triển khu lễ hội Tây Thiên
- Đầu tư đưa điểm du lịch hồ Xạ Hương với những loại hình du lịch hồ bổ sung
cho những loại hình du lịch núi để tạo thêm sự đa dạng và hấp dẫn cho cụm du
lịch.
5.5.2.3. Cụm Đại Lải và phụ cận:

Về mặt không gian, cụm du lịch Xuân Hoà bao gồm không gian thị trấn - hồ Đại
Lải và vùng phụ cận.
Tài nguyên du lịch chủ yếu của cụm là cảnh quan hồ - rừng Đại Lải và một số
điểm di tích khu vực phụ cận như đình Cao Quang, chiến khu cách mạng Ngọc
Thanh, chùa Khả Do, làng gốm Hương Canh v.v
Các sản phẩm du lịch tiêu biểu của cụm bao gồm:
- Nghỉ ngơi vui chơi giải trí cuối tuần
- Nghỉ dưỡng hồ
- Thể thao
- Tham quan làng nghề và các di tích lịch sử văn hóa
- Hội nghị hội thảo
Các hướng khai thác chủ yếu.
- Du lịch cuối tuần
- Du lịch vui chơi giải trí
- Nghỉ dưỡng kết hợp tham quan thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa
- Du lịch thể thao
- Du lịch hội nghị, hội thảo
Việc đầu tư phát triển cụm du lịch này bao gồm các nội dung:
- Hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng, đặc biệt là giao thông, chú trọng nội dung bảo vệ
môi trường, trong đó công tác xử lí chất thải, nước thải từ các cơ sở du lịch và dân
sinh là trọng tâm.
- Kiện toàn hoàn động, cải tạo nâng cấp các cơ sở du lịch cũ, kết hợp thúc đẩy các
nhà đầu tư mới nhanh chóng đưa các dự án vào thực tế
- Đầu tư tôn tạo cảnh quan vùng hồ, trồng rừng ở lưu vực hồ để đảm bảo nguồn
cung cấp nước lâu dài, hạn chế quá trình xói mòn có ảnh hưởng đến sự bồi lòng hồ.
- Xây dựng các tour tham quan nội cụm nhằm đa dạng hóa hoạt động của du khách
tại cụm, nhằm khắc phục tình trạng đơn điệu của chuyến du lịch của khách hiện
nay khi khách du lịch chủ yếu chỉ tập trung tại khu vực hồ.
- Đa dạng hóa hoạt động vui chơi giải trí với dự án trường đua Vĩnh Yên
5.5.2.4. Cụm Lập Thạch và phụ cận

Đây là cụm du lịch đóng vai trò quan trọng trong tương lai phát triển lâu dài của
Vĩnh Phúc. Cụm du lịch này hiện nay còn ở dạng tiềm năng với không gian bao
gồm các điểm du lịch chủ yếu như hồ Vân Trục, hồ Bò Lạc, tháp Bình Sơn, đền
thờ Trần Nguyên Hãn, đền Sen Hồ, Thạc Trục, Tày Họ, lễ hội chọi trâu
Hiện nay cụm đã kết nối giao thông đường bộ với khu vực Tây Thiên, Tam Đảo,
đó là thuận lợi lớn trong việc nối tuyến du lịch, nhằm đa dạng hóa sản phẩm du
lịch Vĩnh Phúc. Cụm còn có vị trí thuận lợi bên bờ sông Lô nên có thể kết nối bằng
đường thủy thuận lợi với Hà Nội và các địa phương khác thuộc đồng bằng sông
Hồng. Trong tương lai đây sẽ là tuyến du lịch đặc sắc của Vĩnh Phúc cũng như
đồng bằng Bắc Bộ. Ngoài ra, khi đường cao tốc Xuyên Á hình thành, cụm du lịch
này sẽ cùng gánh vác vị trí điều phối khách du lịch của đô thị Vĩnh Phúc trong
tương lai cùng với cụm trung tâm.
Với các tài nguyên du lịch như trên, các sản phẩm du lịch chủ yếu của cụm là tham
quan các cảnh quan và di tích lịch sử văn hoá. Sự hình thành và phát triển cụm du
lịch này tạo điều kiện gắn kết cụm du lịch Vĩnh Yên và Tam Đảo.
Hướng đầu tư của cụm du lịch này là tập trung cải thiện các điều kiện về cơ sở hạ
tầng và tôn tạo các điểm di tích lịch sử văn hoá, đặc biệt là tháp Bình Sơn, cũng
như cảnh quan hai hồ Vân Trục và Bò Lạc, phát triển hạ tầng giao thông đường
thủy tại một số điểm quan trọng dọc sông Lô và phát triển du lịch cộng đồng tại
một số làng quê điển hình.
5.5.3. Các tuyến du lịch:
Tuyến du lịch là các lộ trình kết nối các điểm du lịch, từ các tuyến du lịch, các
doanh nghiệp lữ hành sẽ phát triển các tour du lịch, là những sản phẩm cuối cùng
chào hàng tới du khách. Các tuyến du lịch của Vĩnh Phúc bao gồm các tuyến nội
tỉnh, các tuyến liên tỉnh và tuyến du lịch đường sông.
Các tuyến du lịch nội tỉnh Vĩnh Phúc là:
- Tuyến du lịch Vĩnh Yên - Tam Đảo
- Tuyến du lịch Vĩnh Yên - Phúc Yên - Đại Lải - Hương Canh
- Tuyến du lịch Vĩnh Yên - Lập Thạch
- Tuyến du lịch Vĩnh Yên - Vĩnh Tường

- Tuyến Vĩnh Yên - Yên Lạc
- Tuyến du lịch kết hợp: Các tuyến du lịch nội tỉnh của Vĩnh Phúc có thể kết hợp
với nhau tạo nên các tuyến du lịch nội tỉnh liên hợp có lộ trình dài hơn như: Tuyến
phía Bắc tỉnh có lộ trình Vĩnh Yên - Tam Đảo - Lập Thạch - Vĩnh Yên và tuyến
phía Nam tỉnh: Vĩnh Yên - Vĩnh Tường - Yên Lạc - Đại Lải
Các tuyến du lịch liên tỉnh của Vĩnh Phúc là:
* Đường bộ:
- Hà Nội - Vĩnh Phúc - Phú Thọ - Yên Bái - Lào Cai
- Hà Nội - Vĩnh Phúc - Tuyên Quang - Hà Giang
- Hà Nội - Vĩnh Phúc - Thái Nguyên - Bắc Kạn - Cao Bằng
* Đường sắt:
- Hà Nội - Vĩnh Phúc - Phú Thọ - Yên Bái - Lào Cai - Vân Nam
* Đường thủy:
- Sông Lô - Sông Hồng - Hà Nội
5.6. Định hướng đầu tư:
Những định hướng đầu tư cơ bản của du lịch Vĩnh Phúc là:
- Phát triển hệ thống các cơ sở lưu trú và công trình dịch vụ du lịch
- Phát triển hệ thống các công trình vui chơi giải trí.
- Phát triển tôn tạo các di tích văn hóa - lịch sử và phát triển các lễ hội, làng nghề
truyền thống phục vụ du lịch.
- Đầu tư phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng.
- Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu và thống kê du lịch
- Xây dựng phát triển hệ thống an ninh và an toàn du lịch.
- Đào tạo nâng cao nghiệp vụ du lịch cho đội ngũ lao động Ngành.
- Hình thành và phát triển mạnh cơ quan chịu trách nhiệm về xây dựng, quảng bá
và phát triển hình ảnh du lịch Vĩnh Phúc thống nhất.
- Xây dựng trung tâm tư vấn đầu tư phát triển du lịch.
* Mục tiêu đầu tư:
- Đầu tư để xây dựng một hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch có chất lượng
cao, đồng bộ.

- Đầu tư để nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch hiện có, kết hợp phát triển
các sản phẩm mới đa dạng, hấp dẫn có sức cạnh tranh cao phù hợp với thế mạnh
của Vĩnh Phúc
- Đầu tư để khai thác; đồng thời phải bảo vệ, tôn tạo và phát triển nguồn tài
nguyên; cải thiện môi trường du lịch, đảm bảo cho sự phát triển bền vững.
* Quan điểm đầu tư:
- Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm
- Tiến hành nhiều hình thức đầu tư, đẩy mạnh xã hội hóa du lịch, đặc biệt khuyến
khích nguồn đầu tư trong tỉnh, đầu tư của cộng đồng địa phương.
* Các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư:
Đơn vị: triệu USD
TT Chương trình/Dự án Đến 2010 2011-2015 2015-2020 2021-2030
1 Chương trình cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng 8 10 15 20
2 Chương trình cải thiện môi trường đô thị thành phố Vĩnh Yên 3 10 10 15
3 Dự án phát triển đồng bộ và cải tạo khu du lịch Tam Đảo 1 10 30 20 20
4 Hoàn chỉnh khu du lịch Đại Lải 20 10 20 10
5 Dự án trường đua 5 30 45 100
6 Chương trình bảo tồn, trùng tu các di tích lịch sử, văn hóa 3 10 10 10
7 Chương trình phát triển làng nghề phục vụ du lịch (trong đó có dự án làng rắn
Vĩnh Sơn) 5 5 10 10
8 Quảng bá, xúc tiến du lịch Vĩnh Phúc 0,2 0,5 7 10
9 Xây dựng cơ sở dữ liệu và hệ thống thống kê du lịch Vĩnh Phúc 0,8 0,5 3 5
10 Phát triển khu du lịch Tam Đảo 2 - - 10 100
Tổng cộng (triệu USD) 55 106 180 290

×