Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Quy hoạch du lịch tỉnh Bắc Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.75 KB, 12 trang )

I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẮC NINH:
Theo điều tra dân số 01/04/2009, Bắc Ninh có 1.024.151 ngườI.
Bắc Ninh là một tỉnh Việt Nam thuộc khu vực phía bắc của vùng đồng bằng
sông Hồng và tiếp giáp với vùng trung du Bắc bộ tại tỉnh Bắc Giang. Bắc Ninh là
cửa ngõ phía đông bắc của thủ đô, cách trung tâm Hà Nội 31 km về phía Đông
Bắc. Phía Tây và Tây Nam giáp thủ đô Hà Nội, phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang, phía
Đông và Đông Nam giáp tỉnh Hải Dương, phía Nam giáp tỉnh Hưng Yên. Bắc
Ninh bao gồm 01 thành phố, 1 thị xã và 06 huyện
Địa hình của tỉnh này tương đối phẳng, có hướng dốc chủ yếu từ Bắc xuống
Nam và từ Tây sang Đông, được thể hiện qua các dòng chảy bề mặt đổ về sông
Đuống và sông Thái Bình. Vùng đồng bằng thường có độ cao phổ biến từ 3-7 m,
địa hình trung du (hai huyện Quế Võ và Tiên Du) có độ cao phổ biến 300-400 m.
Diện tích đồi núi chiếm tỷ lệ nhỏ (0,53%) so với tổng diện tích, chủ yếu ở hai
huyện Quế Võ và Tiên Du. Bắc Ninh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa,
chia làm 4 mùa rõ rệt (xuân, hạ, thu, đông). Có sự chênh lệch rõ ràng về nhiệt độ
giữa mùa hè và mùa đông. Sự chênh lệch đạt 15-16 °C.
Bắc Ninh là "Vùng đất Văn hiến" nơi có thành Luy Lâu cổ, nơi Sỹ Nhiếp lần
đầu dạy người Việt học chữ. Chùa Dâu, Chùa Phật Tích là những nơi phát tích của
Phật giáo Việt Nam, nơi phát tích vương triều Lý Đền Đô, Chùa Dận... Đền Phụ
Quốc - Làng Tam Tảo Bắc Ninh nổi tiếng với các làn điệu quan họ, các làng nghề
như làng tranh Đông Hồ, làng gốm Phù Lãng, gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ, rèn sắt Đa
Hội, đúc đồng Đại Bái, dệt Hồi Quan. Các di tích lịch sử đáng kể có đền Đô, chùa
Phúc Nghiêm Tự (chùa Tổ), đền Phụ Quốc, đình làng Đình Bảng,đình làng Đình
Tam Tảo v.v.
Hàng năm, trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh diễn ra hơn 300 lễ hội lớn nhỏ khác
nhau. Một số lễ hội nổi tiếng được liệt kê dưới đây: Lễ hội Lim, Lễ hội Làng Tam
Tảo, Lễ hội Đền Đô,Lễ hội Đồng Kỵ , Lễ hội Chùa Dâu…
II. QUY HOẠCH DU LỊCH BẮC NINH.
1. Thực trạng du lịch Bắc Ninh:
1.1. Về khách Du lịch:
Trong những năm gần đây đặc biệt từ năm 1999 xu hướng đi Du lịch ngày


càng tăng và trở thành nhu cầu trong đời sống tinh thần của xã hội. Cùng với sự gia
tăng của lượng khách Du lịch trong cả nước, khách Du lịch đến Bắc Ninh cũng
ngày càng cao. Theo số liệu thống kê, lượng khách Du lịch đến Bắc Ninh trong
giai đoạn 1997-2001 đạt mức tăng bình quânlà 14%/năm.
Lượng khách quốc tế đến Bắc Ninh chủ yếu là từ các nước Mỹ, Anh, Bỉ , Hà
Lan, Pháp...Và từ một số nước thuộc khu vực Đông Nam á. Mục đích chủ yếu là
tham quan và tìm hiểu các di tích lịch sử, nghiên cứu các giá trị văn hoá tại các di
tích tiêu biểu nhưđền Đô, Chùa Bút Tháp, Chùa Dâu...
Lượng khách du lịch nội địa của Bắc Ninh chủ yếu là khách du lịch tín
ngưỡng, du lịch lễ hội và đến từ một số địa bàn phụ cận nhưHà Nội, Hải phòng,
Quảng ninh...do vậy tập trung chủ yếu vào các tháng đầu năm.
Số lượt khách du lịch được khai thác có nhịp độ tăng trưởng khá, tuy nhiên
giá trị tuyệt đối về số lượt khách được khai thác trong những năm qua còn rất hạn
chế. Khách du lịch ở lại lưu trú Bắc Ninh rất ít và thường là khách đi lẻ với mức độ
chi tiêu không lớn.
Nguyên nhân của tình hình trên là do:
- Việc triển khai thực hiện qui hoạch tổng thể còn chậm
- Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật Du lịch thấp và chưa được đồng bộ
- Chưa tạo ra được các sản phẩm Du lịch đặc sắc, có chất lượng cao, có tính
đặc thù hấp dẫn khách.
- Đội ngũ nhân viên phục vụ trong các cơ sở kinh doanh hạn chế cả về số
lượng và nghiệp vụ chuyên môn, nhất là cán bộ quản lý nên phần nào ảnh hưởng
đến các sản phẩm Du lịch.
- Chưa có các cơ sở vui chơi giải trí, các khu Du lịch lớn.
- Công tác tuyên truyền quảng bá hầu như không được triển khai, bó hẹp
trong phạm vi tờ gấp tờ rơi với số lượng phát hành không đáng kể.
Bảng 1 :Lượng khách sử dụng dịch vụ Du lịch trên địa bàn Bắc Ninh
Đơn vị tính : Lượt khách
Tỉnh,
T.ph


1997 1998 1999 2000 2001 Ước 2002
Bắc
Ninh
18.040 21.400 29.300 30.200 37.000 40.000
Cả
nước
10.200.000 11.600.000 12.300.000 13.140.000 13.980.000 14.700.000
1.2. Về doanh thu Du lịch:
Doanh thu Du lịch bao gồm tất cả các khoản thu từ khách Du lịch như vận
chuyển, lưu trú, ăn uống...Trong những năm qua doanh thu chưa được thống kê một
cách đầy đủ bởi hoạt động kinh doanh phân tán, một số dịch vụ kinh doanh theo
mùa vụ như các dịch vụ bán hàng tại các điểm Du lịch và từ các ngành khác được
hưởng từ khách Du lịch như bưu chính viễn thông, thương mại hàng hoá...Do đó
doanh thu Du lịch đã được phản ánh trong báo cáo thống kê chưa phản ánh đúng
thực chất phát triển. Tuy nhiên doanh thu Du lịch Bắc Ninh chưa cao, chưa thực sự
đóng góp vào việc thực hiện các mục tiêu chung củ a tỉnh. Nguyên nhân chính là do
các sản phẩm Du lịch tỉnh còn kém về hình thức,chất lượng, chưa có nét độc đáo
hấp dẫn của vùng quê Kinh Bắc.
Bảng 2: Doanh thu và cơ cấu doanh thu Du lịch của Bắc Ninh
Đơn vị : triệu đồng
Doanh thu 1997 1998 1999 2000 2001 Ước 2002
Tổng doanh
thu
16.500 17.154,90 19.719,75 21.938,33 25.434,96 28.000
DT ăn uống 9.887 13.379,70 14.464,40 14.564,03 18.807,87 19.000
DT lưu trú 850 616,30 873,70 1312,09 2.375,49 5.000
DT V.chuyển
khách
17,50 140,20 393,08 859,85 1.500

DT lữ hành 500 280,90 448,55 386,82 241,09 500
DT bán hàng
hoá
600 2.653,70 3.618,15 4.974,50 2.659,85 1.500
DT khác 250 206,80 174,65 307,87 490,87 500
1.3. Lao động trong ngành Du lịch:
Số lượng và chất lượng của đội ngũ lao động trong ngành Du lịch đóng vai
trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng các dịch vụ Du lịch. Ngành Du lịch
Bắc Ninh chưa phát triển nên lực lượng lao động còn rất mỏng đến nay mới có 420
lao động trực tiếp chủ yếu là lao động làm việc trong các khách sạn, nhà nghỉ, nhà
hàng... Lao động ngành Du lịch có trình độ chuyên môn rất thấp và hầu như không
được đào tạo. Lao động trong các cơ sở lưu trú trình độ quản lý và nghiệp vụ
chuyên môn rất yếu. Đặc biệt đội ngũ hướng dẫn viên vừa thiếu lại vừa yếu, cả tỉnh
mới có 2 người được cấp thẻ từ những năm trước, lực lượng hướng dẫn viên có
trình độ đáp ứng yêu cầu kinh doanh ngang tầm xu thế chung hầu như không có.
Nguyên nhân chính là các Doanh nghiệp chưa chú ý tới đào tạo, bồi dưỡng
lao động do kinh phí hạn hẹp. Trong khi các cơ quan quản lý nhà nước chưa thực
sự thể hiện rõ vai trò định hướng, giúp đỡ các doanh nghiệp bằng cách phối hợp
với các trường nghiệp vụ mở lớp tại địa bàn, chưa có sự hỗ trợ về kinh phí đào tạo
và bồi dưỡng cho lao động các doanh nghiệp, có chiến lược đào tạo kịp thời, trước
mắt tập trung đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên du lịch.
Bảng 3 : Lao động trong ngành Du lịch tỉnh Bắc Ninh ( Doanh nghiệp nhà
nước, Doanh nghiệp tư nhân và Hộ kinh doanh cơ sở lưu trú ).
Lao động ĐVT 1998 1999 2000 2001 Ước 2002
Tổng số Người 120 320 370 420 450
Đại học Người 10 19 25 34 35
Cao đẳng và trung cấp Người 35 40 64 84 90
1.2. Thực trạng cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng phục vụ Du lịch
1.2.1. Cơ sở vật chất kỹ thuật Du lịch:
Cơ sở vật chất Du lịch giữ vai trò rất quan trọng trong qúa trình phát triển

của ngành, bao gồm các hệ thống cơ sở lưu trú, ăn uống, các cơ sở vui chơi giải trí,
thể thao, các cơ sở dịch vụ Du lịch và các phượng tiện vận chuyển khác.
Trong những năm gần đây cùng với sự gia tăng của khách Du lịch và nhu
cầu xã hội hệ thống các nhà nghỉ, nhà hàng tư nhân phát triển nhanh, tổng số vốn
đầu tư đạt hơn 35 tỷ đồng phần nào đáp ứng nhu cầu ăn nghỉ của khách đến địa
phương. Tuy nhiên các khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng tư nhân phát triển tự phát
không có qui hoạch dẫn đến tình trạng khó quản lýcó thể phá vỡ quy hoạch chung
đây là vấn đề tồn tại cần được khắc phục .
Nhịp độ xây dựng nhanh chóng các cơ sở lưu trú đã làm công xuất sử dụng
buồng giảm,tuy vậy cũng phải thấy rằng cơ sở vật chất đã được nâng cao rõ rệt do
nhu cầu khách ngày càng cao, một số khách sạn, nhà nghỉ có tiêu chuẩn khá cao
theo qui định. Nhìn chúng hệ thống cơ sở lưu trú nhiều nhưng qui mô còn nhỏ số
buồng đáp ứng yêu cầu của khách quốc tế còn hạn chế, điều này đặt ra cho Bắc
Ninh khi phát triển loại hình lưu trú cần ưu tiên xây dựng các khách sạn đạt tiêu
chuẩn sao, có định hướng hạn chế xây dựng các khách sạn, nhà nghỉ có chất lượng
thấp. Theo số liệu khảo sát năm 2002 tổng số khách sạn, nhà nghỉ trên địa bàn tỉnh
gồm 54 cơ sở.
Bảng 4 : Các cơ sở lưu trúdu lịch trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh ( Tính đến
31.8.2002)
Chỉ tiêu Tổng số Số phòng Số giường
Khách sạn 44 60
Nhà nghỉ 321 431
Tổng số 365 491
- Hệ thống cơ sở ăn uống đa dạng, hầu hết các nhà nghỉ đều có kinh doanh
ăn uống. Các nhà hàng từ đặc sản đến bình dân luôn sẵn sàng đáp ứng nhu cầu du
khách. Tuy nhiên công tác quản lý vệ sinh thực phẩm vẫn chưa được quản lý có
khoa học và hiệu quả.
- Cơ sở vui chơi, giải trí thể thao còn nghèo nàn. Đó là nguyên nhân không
lưu giữ được khách. Ngoài dịch vụ của công ty TNHH Đại Hoàng Long phần nào
đáp ứng nhu cầu của khách Du lịch và nhân dân còn lại là những dịch vụ nhỏ như

bể bơi công ty Du lịch, bể bơi 30/4, bể bơi Yên phong...Tổng mức đầu tư khu vực
này rất hạn chế.Một số dự án đang được triển khai xây dựng như công viên cây
xanh Nguyên Phi ỷ lan, Nhà thi đấu đa năng, sân vận động Suối Hoa đang được
nâng cấp góp phần làm đa dạng hơn về loại hình, tuy nhiên về lâu dài các khu Du
lịch, các khu vui chơi giải trí sẽ được quan tâm ưu tiên phát triển. Đây là điều kiện
để lưu giữ khách Du lịch và tăng doanh thu Du lịch .
- Phương tiện vận chuyển khách Du lịch có chiều hướng ngày càng tăng.
Hiện tại trên địa bàn có tổng số 6 doanh nghiệp tham gia kinh doanh vận chuyển
khách ( 3 doanh nghiệp nhà nước). Tổng số vốn đầu tư cơ sở vật chất còn hạn chế
đạt 7 tỷ đồng chủ yếu đầu tư xây dựng trụ sở, mua xe, chi phí đầu tư chiều sâu như
quảng bá, thị trường, đào tạo lao động còn ít chiểm khoảng 12% tổng đầu tư. Số
lượng xe gồm 18 chiếc ( Không kể xe Du lịch của các cá nhân kinh doanh đơn lẻ
kết hợp vận chuyển khách thông thường).
1.2.2. Cơ sở hạ tầng:
Bắc Ninh là tỉnh có điều kiện giao thông tương đối thuận lợi với đường quốc
lộ 1A (Chiều dài qua Bắc Ninh 19,8 km), quốc lộ 38(Chiều dài qua Bắc Ninh 23
km) và đường sắt xuyên việt, trong những năm gần đây hệ thống giao thông phát
triển mạnh với các trục quốc lộ 1B (Chiều dài qua Bắc Ninh 19 km), đường cao
Nhịp 18 và hàng loạt các đường giao thông nội tỉnh như tỉnh lộ 270, 271, 272, 280,
281...ngày càng được đầu tư nâng cấp, hệ thống giao thông nông thôn được tỉnh và
nhân dân quan tâm đầu tư thực hiện với giá trị hàng trăm tỷ đồng. Cầu Hồ nối liền
đôi bờ sông Đuống là điều kiện thuận lợi để phát triển tuyến Du lịch phía nam của
tỉnh. Hệ thống giao thông phát triển tạo thuận lợi cho việc đi đến các cảng biển,
sân bay và cửa khẩu của du khách góp phần quan trọng, tạo động lực để Bắc Ninh
trở thành nơihội tụ của du khách từ mọi nơi.
Bên cạnh hệ thống giao thông đường bộ và đường sắt, còn hệ thống giao
thông đường thuỷ của tỉnh Bắc Ninh cũng khá thuận lợi với hệ thống sông Đuống,
sông Cầu , sông Thái bình?đó chính là điều kiện để giao lưu phát triển đồng thời để
ngành Du lịch nói riêng có tiềm năng mở rộng, đa dạng loại hình Du lịch.
Bắc Ninh có hệ thống lưới điện từ tỉnh về tới huyện được xây dựng từ

lâu. Hệ thống lưới điện từ huyện về các xã và từ các xã về từng thôn xóm đã
được xây dựng đáp ứng điện sinh hoạt cho nhân dân .Song thực trạng mạng
lưới điện không đồng bộ cần có biện pháp đầu tưnâng cấp hoàn chỉnh theo qui
hoạch của ngành điện mới đáp ứng tốt nhu cầu sinh hoạt và phát triển của cả
tỉnh.

×