Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

Bài tthu hoạch Kỹ năng làm việc nhóm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (209.08 KB, 26 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Bài thơ “Hòn đá” của Hồ Chí Minh viết như thế này.
‘Hòn đá to,hoàn đá nặng
Chỉ một người nhắc không đặng
Hòn đá nặng hòn đá bền
Chỉ một người nhắc không lên”
Qua bài thơ trên cho ta thấy ,kỹ năng làm việc nhóm( Team work skill) là
một trong những kỹ năng mềm quan trọng đối với con người trong đời sống cũng
như trong công việc.
Trong học tập nhóm cũng được thành lập trong sự phân công của giáo viên
hay do một số bạn có cùng một mối quan tâm tìm hiếu về một chủ đề nào đó mà
kế hợp lại thành nhóm để trao đổi,chia sẻ và kết hợp lẫn nhau để đạt được kết
quả học tập tốt.
Đặc biệt,hành vi của nhóm là một cái gì đó lớn hơn tổng thể các hành vi cá
nhân trong nhóm ,tức là hợp lại cá nhân thành nhóm,các cá nhân hành động khác
khi họ đứng riêng lẻ.Nhiều nghiên cứu cho rằng hiệu suất và khả năng làm việc
nhóm cao hơn làm việc riêng lẻ. Vì trong nhóm có thể tận dụng những gì tốt nhất
của mỗi cá nhân cả trong và ngoài chuyên môn.
Cảm ơn Ts.Lê Quang Khôi đã tạo điều kiện cho chúng em được học tập và
làm việc cùng thầy.Thông qua làm việc mỗi cá nhân,sẽ tự rèn luyệ thêm kỹ năng
sống,kỹ năng làm việc,giúp cá nhân đó trưởng thành hơn trong nghiên cứu và
học tập.

1


Câu 1:Vận dụng kiến thức lĩnh hội của môn học,hãy giải thích và cho ví
dụ minh họa để làm sáng tỏ nhận định dưới đây:
“ Tại sao trong các tổ chức có rất nhiều kỹ sư giỏi,nhiều nhân sự kỹ thuật
chuyên sâu,các chuyên gia phân tích đẳng cấp..nhưng vẫn không thể tạo ra hiệu
quả cao trong công việc’’?



Bài làm
Làm việc nhóm không chỉ mang lại hiệu quả cao cho công việc mà còn tiết
kiệm được nhiều thời gian cũng như công sức. Chính vì vậy mà nhiều công ty đã
cho áp dụng hình thức làm việc nhóm. Là một nhân viên trong xu thế hội nhập,
chúng ta cần phải có những kiến thức cũng như kỹ năng làm việc nhóm.
Teamwork có lẽ là từ khóa khá quan trọng và không thể thiếu trong công
việc khi cần giải quyết theo nhóm, số đông. Tôi không giải thích về khái niệm,
nguyên tắc chung của nó vì nó khá phổ biến.
Cái tôi muốn nói trong bài viết này chính là khía cạnh cái tôi cá nhân trong
teamwork. Liệu làm việc teamwork chúng ta có nên bỏ qua cái tôi cá nhân?
Trước tiên tôi có một ví dụ:
Một vấn đề hóc búa X đang cần tìm hướng giải quyết, trong nhóm có:
– Anh A đưa ra giải pháp AX và tin rằng với kinh nghiệm lâu năm của
mình, anh hoàn toàn đúng.
– Anh B đưa ra giải pháp BX và tin rằng với khả năng học hỏi nhanh của
mình, cộng với khả năng logic cao thì anh ta đúng.
– Anh C cũng có giải pháp CX của mình nhưng còn lúng túng không dám
đưa ra ý kiến của mình vì sợ sai.
– Anh D thì chưa có giải pháp gì nhưng mọi người ai nói gì cũng gật gù!
Anh A và anh B tranh luận với nhau và không anh nào chịu lắng nghe anh
nào. C, D thì ngồi lắng nghe A, B tranh luận mà không ho he gì vì A, B ai cũng
có lý.
Ở ví dụ trên bạn thấy A, B, C, D đã làm việc teamwork tốt chưa? Rõ ràng
cái tôi cá nhân trong trường hợp này đã làm phá hỏng cái mục tiêu cuối cùng là
tìm hướng giải quyết vấn đề.
2





A, B vì cái tôi cá nhân qúa cao mà không chịu lắng nghe đối phương để
tìm ra hướng giải quyết chung ổn thỏa.



C thì đến có giải pháp mà không dám nói, thì cái tôi cá nhân để đâu.



D thì quá trung lập
Để cân bằng được cái tôi cá nhân khi làm việc tập thể tôi tin rằng không chỉ
là vấn đề của một người mới đi làm mà còn với người có kinh nghiệm lâu năm.
Biết vứt đi cái tôi cá nhân trong thời điểm thích hợp để lắng nghe ý kiến người
khác và chọn đúng thời điểm để đưa ra ý kiến cá nhân của mình là cả một nghệ
thuật.
Chứng tỏ cái tôi hay năng lực cá nhân là cần thiết. Tuy nhiên, nhóm không
phải là sân khấu cho riêng ai. Kết quả cuối cùng thành công mới chứng tỏ được
mọi người trong tập thể hoạt động hiệu quả, trong đó có cái tôi bản thân đã hoàn
thành tốt công việc của mình. Một cá nhân sáng chói trong khi nhóm thất bại thì
cũng không có ý nghĩa gì. “Trong một cuộc đua chạy tiếp sức, hai thành viên A,
B với tiềm lực cá nhân cao nhưng lại không thể thống nhất với nhau ai là người
chạy kế tiếp trong lượt tới. Với thời gian đó, các thành viên của đội khác tuy tiềm
lực cá nhân yếu hơn chút nhưng lại có khả năng phối hợp cao nên đã giành chiến
thắng”.
Với một vấn đề, chúng ta thường tiếp cận với triết lý thắng-thua cao khi đòi
hỏi quyền lợi bản thân cá nhân nhiều hơn. Thường là sa đà vào các tiểu tiết mà
quên đi cái đại cục. Rõ ràng, khi đó yếu tố tâm lý đã lấn át ý chí. Cùng quan
điểm, nếu được đưa ra kèm theo dữ kiện và tư duy logic thì sẽ được lắng nghe và
đồng thuận hơn là khi mà cuộc tranh luận sa đà vào cãi vả thắng thua cá nhân.

Mặt khác, trong một hoạt động tập thể, tâm lý ngại va chạm chủ thể khiến
một cá nhân không dám đưa ra quan điểm của mình, nể nang ngay cả khi các
thành viên khác hoạt động không hiệu quả. Bản thân cá nhân có thể được lợi vì
không làm mếch lòng ai, nhưng nhóm sẽ không có kết quả tốt. Dễ dãi cho qua sẽ
làm hiệu qủa công việc tập thể giảm đi.
Tóm lại, điều tôi muốn gửi tới trong bài viết này và cũng noted lại bài học
cho chính tôi khi làm việc đó là hãy chọn điểm rơi thích hợp cho cái tôi cá nhân
khi làm việc nhóm!
Khái niệm về việc tạm gác lại “cái tôi” trong lập trình, được mô tả
bởi Johanna Rothman:
Hai mươi lăm năm về trước, Jerry Weinberg đã xuất bản cuốn sách The
Psychology of Computer Programming (Tâm lý học của công việc lập trình máy
tính). Tôi đã khám phá ra cuốn sách đó vào năm 1977, và tôi đã quyết định rằng
3


mình muốn làm việc như một kỹ sư phần mềm tạm gác lại “cái tôi”, tất nhiên là
không phải giống như một tay DJ (làm việc chỉnh và trộn nhạc) trên radio.
Tạm gác lại “cái tôi” trong lập trình xuất hiện khi một nhóm các đồng
nghiệp kỹ thuật sử dụng hình thức review ngang cấp một cách thường xuyên để
tìm những khuyết điểm trong phần mềm đang ở giai đoạn phát triển. Mục tiêu ở
đây là để mọi người có thể tìm thấy những sai sót, bao gồm cả tác giả, không
phải để chứng minh rằng sản phẩm đó là không có sai sót. Mọi người trao đổi
các sản phẩm đang trong quá trình phát triển đó để review lẫn nhau, cùng với sự
mong đợi rằng các tác giả sẽ tạo ra nhiều lỗi, và những người reviewer sẽ tìm
thấy nhiều lỗi. Bất kỳ ai cuối cùng cũng học được từ những sai lầm của bản thân
họ và của những người khác. Đó là lý do tại sao nó được gọi là lập trình mà
không có “cái tôi”. “Cái tôi” của tôi thì không gắn với cái“hoàn hảo” hoặc
“không hoàn hảo” của sản phẩm mà tôi làm ra. “Cái tôi” của tôi thì chỉ gắn với
những nỗ lực của tôi để làm công việc theo cách tốt nhất mà tôi biết, và học

được từ những sai lầm của chính tôi, chứ không phải là kết quả đầu tiên trong
công việc của tôi.
Điều đó là quan trọng để xóa tan cái ý tưởng rằng giá trị bản thân thì xuất
phát từ chức năng công việc của bạn.
Lúc này tôi đang nhớ lại một đoạn trong bộ phim Fight Club:
Bạn không phải là công việc của bạn. Bạn không phải là số tiền mà bạn
có ở trong ngân hàng. Bạn không phải là đôi giày mà bạn đang đi. Bạn không
phải là nội dung trong ví tiền của bạn.
Thật dễ dàng hơn khi nhận lấy những chỉ trích trong công việc của mình khi
mà bạn không cho phép công việc đó định nghĩa bạn là ai.
Không may là, thế giới này thì đầy rẫy những người mà chẳng bao giờ nhận
lỗi về công việc của họ. Vì vậy chúng ta là những người yêu lập trình đủ để trở
thành có kỹ năng ở mức cao và có khuynh hướng mắc phải những vấn đề ngược
lại– chúng ta quan tâm quá nhiều:
Trong những năm đầu của ngành công nghiệp phần mềm, một chương trình
được xem như là tài sản riêng của lập trình viên đó. Ai cũng nghĩ rằng việc đọc
mã nguồn chương trình của một đồng nghiệp thì cũng giống như là bạn tự ý lấy
bức thư tình của anh ta và đọc trộm nó vậy. Điều này về cơ bản thì một chương
trình được xem như là một bức thư tình của một lập trình viên đến với phần cứng
vậy, đầy rẫy những chi tiết thân mật mà chỉ bạn tình mới được biết. Do đó, các
chương trình trở nên giống như là một đống bùi nhùi với những tên cục cưng và
những tiếng lóng được dùng phổ biến trong những cặp tình nhân đang sống trong
4


cảm giác thăng hoa, cứ như thể là chỉ có mỗi mình họ tồn tại trong cái vũ trụ này
vậy. Đến nỗi các chương trình trở nên rất khó hiểu đối với những người ngoài
cuộc.
Đó là một trong những đoạn trích ưa thích của tôi từ cuốn sách Code
Complete; nó được xem là của Michael Marcotty.

Do vậy những nhận định trên đã phần nào chứng minh được câu hỏi:” Tại
sao trong các tổ chức có rất nhiều kỹ sư giỏi,nhiều nhân sự kỹ thuật chuyên
sâu,các chuyên gia phân tích đẳng cấp..nhưng vẫn không thể tạo ra hiệu quả cao
trong công việc?”.

5


Câu 2: Anh(chị) hãy nêu những điểm mạnh ,điểm yếu của bản thân
trong quá trình giao tiếp và làm việc nhóm ? Cho ví dụ thực tế về trường
hợp đã tận dụng và phát huy thế mạnh của bản thân trong quá trình làm
việc nhóm hiệu quả trong thời gian gần đây?

Bài làm
Trong cuộc sống ai cũng có điểm mạnh và điểm yếu của bản thân, nhất là
trong giao tiếp ưu điểm cố gắng phát huy và nhược điểm phải khắc phục:
Lắng nghe người khác
Đây là kỹ năng quan trọng nhất trong làm việc nhóm, không chỉ làm việc
nhóm mà thậm chí làm việc các nhân bạn cũng nên lắng nghe những góp ý, chia
sẻ của mọi người để có những quyết định và lựa chọn sáng suốt nhất.
Lắng nghe các thành viên trong nhóm hay nói cách khác đó là tôn trọng ý
kiến của các thành viên trong nhóm, việc này giúp mỗi người có thể bày tỏ được
những ý kiến, suy nghĩ, cách làm của mình đóng góp cho nhóm, bởi lẽ sẽ chẳng
ai nói, ai chia sẻ khi mà moi người không lắng nghe họ nói.
Từ việc lắng nghe đó mỗi thành viên mới nhìn thấy được những cái hay, cái
mới, cái bất cập từ những nhận thức đó việc chia sẻ, đóng góp sẽ đạt hiệu quả
hơn, mỗi thành viên sẽ tích lũy cho mình nhiều kiến thức trong quá trình lắng
nghe các thành viên khác trong nhóm.
Thuyết phục các thành viên trong nhóm
Bạn đưa ra những ý kiến xây dựng của mình và các thành viên trong nhóm

lắng nghe ý kiến đó, khi trình bày ý kiến đó ra thì yêu cầu bạn phải dùng lý lẽ,
dẫn chứng, luận điểm của mình để thuyết phục, chứ đừng đưa ra rồi “mặc” ý kiến
đó ai muốn nhận xét và chấp nhận cũng được, mà không dùng một lời giải thích
hay biện minh chứng tỏ ý kiến của mình khả thi và có thực hiện được.
Tôn trọng nhau
Việc tôn trọng nhau trong làm việc nhóm là vô cùng quan trọng, một nhóm
không thể tồn tại hay đạt hiệu quả trong quá trình làm việc mà các thành viên
không tôn trọng nhau, không tôn trọng nhóm hoạt động.
Việc tôn trọng sẽ khiến các thành viên trong nhóm có thể phát húy những
thế manh của mình, được mọi người tôn trọng các thành viên trong nhóm sẽ
mạnh bạo hơn trong việc bày tỏ, khi thiếu sự tôn trọng bản thân mỗi người sẽ
ngại ngùng, có cảm giác “sợ” những buổi họp nhóm, mờ nhạt trong quá trình
hoạt động nhóm.

6


Giúp đỡ các thành viên
Việc giúp đỡ nhau trong làm việc là một “chất keo dính” các thành viên
trong nhóm, làm việc nhóm cần phải tiếp xúc và làm việc tới rất nhiều các vấn
đề, sự kiện, và một lượng thông tin tương đối chính vì vậy để đảm bảo làm việc
nhóm hiệu quả thì việc các thành viên trong nhóm tương trợ lẫn nhau, người
mạnh về lĩnh vực này có thể giúp đỡ và chia sẻ thông tin cho thành viên trong
nhóm.
Chia sẻ thông tin, kinh nghiệm
Việc chia sẻ giúp các thành viên trong nhóm có thể học hỏi, trau dồi những
kiến thức thực tế từ những chia sẻ thực tế của các thành viên trong nhóm.
Ví dụ: môt nhóm làm việc với nhau thực hiện phóng sự truyền hình , mỗi
thành viên nhận nhiệm vụ được giao, tuy nhiên trong quá trình đi làm thực tế
thực hiên phóng sự đó gặp những sự cố, những khó khăn ngoài dự tính của mình

thì việc chia sẻ những kinh nghiệm thực tế của bản thân là vô cùng quan trọng
giúp các thành viên khác trong nhóm có thể có những cách xử lý và biện pháp
giải quyết những sự cố, khó khăn đó.
Đồng sức, đồng lòng
Một con thuyền để có thể chèo lái, đưa con thuyền đó đến tới đích thì trên
con thuyền đó không thể nào mỗi người chèo con thuyền đi theo một hướng khác
nhau, làm việc nhóm cũng vậy để có thể hoàn thành nhiệm vụ, công việc được
giao hiệu quả, thì các thành viên trong nhóm cần phải cùng chung sức để cùng
“lái con thuyền” đến tới đích.
Như “ câu chuyện bó đũa” con người luôn phải đùm bọc, đoàn kết, giúp đỡ
nhau sẽ tạo ra một sức mạnh và có thể vượt qua mọi khó khăn, thử thách mà
mình gặp phải, giúp các thành viên trong nhóm liên kết chặt chẽ hơn, xây dựng
một nhóm đoàn kết, luôn sát cánh cùng nhau vượt qua được những khó khăn
thách thức.
Tóm lại
Làm việc nhóm có nghĩa là cùng hướng về một mục tiêu và hướng đến sự
thành công, nên với mỗi nhóm, còn tùy vào những thử thách và công việc cụ thể
thì yêu cầu bản thân mỗi thành viên trong nhóm phải tự trang bị cho mình những
kỹ năng và quan trọng đó là linh hoạt trong cách xử lý các vấn đề mà nhóm gặp
phải.

7


Có thể tóm tắt những phương châm xây dựng bản thân để hoạt động trong
nhóm như sau: Đối với bản thân đối với người khác ,nói lên điều mình nghĩ ,có
thái độ cởi mở ,có tư duy tích cực .Luôn sẵn sàng giúp đỡ người khác ,hãy là
chính mình,biết ngưng đúng lúc,giữ bí mật những điều riêng tư ,hãy khoan
dung .Đừng đòi hỏi sự hoàn hảo,hãy cố gắng hiểu họ,hãy cố tìm cái tốt nơi họ
,hãy phê phán hành vi, không phê phán vào con người .Hãy tập thương yêu

người khó gần,dựa trên sự kiện khách quan.Biết cảm thông ,làm chủ thái độ của
bạn ,hãy là người hiểu biết.
Cải thiện bản thân trong nhóm làm việc: Trong một nhóm, như đã trình bày
ở trên, thường là tập hợp những thành viên có khác biệt trong cách giao tiếp,
ngôn ngữ, quan điểm, suy nghĩ, cách ra quyết định, khác cấp bậc, nhiệm vụ và
quyền hạn…, nói tóm lại là khác biệt về văn hóa. Mọi người có khó khăn làm
việc trong nhóm như vậy. Để cải thiện bản thân trong nhóm đa văn hóa, mỗi
người cần nắm phương châm: hãy đối xử với thành viên khác như cách mà mình
muốn ngưới khác đối xử với mình. Để làm tốt, thứ nhất trong nhóm các thành
viên luôn luôn cần học hỏi các nền văn hóa khác. Làm như vậy để có thể hiểu
được nhiều nhất các thành viên khác nghĩ gì và hành động như thế nào qua giao
tiếp cá nhân – cá nhân. Để học hỏi cần đọc sách báo về các nền văn hóa, tìm hiểu
về lịch sử, tôn giáo, giá trị, phong tục của nơi các thành viên khác xuất xứ. Thứ
hai, mọi người phải cải thiện kỹ năng viết, một kênh giao tiếp quan trọng. Viết
sao cho rõ ràng, ngắn gọn, tránh sử dụng thành ngữ, tiếng lóng… Làm sao cho
người đọc hiểu thông điệp mình muốn gửi đến họ như mình hiểu. Thứ ba cải
thiện kỹ năng nói. Vì họp và gặp nhau mặt giáp mặt là hoạt động thường xuyên
của nhóm nên kỹ năng nói với nhau là rất quan trọng. Luyện sao cho trường độ,
17 cao độ, âm lượng và âm vực tiếng nói của bạn là rõ ràng, dễ hiểu với người
nghe. Ngoài ra khi nói, kết hợp với ngôn ngữ không lời (động tác tay, chân, nét
mặt…) phù hợp với ngữ cảnh gây ấn tượng với người nghe. Thứ tư là phải cải
thiện kỹ năng nghe. Lắng nghe người khác là biểu thị tôn trọng họ.
Bên cạnh đó vẫn còn một số khuyết điểm như sau:
01- Chứng tỏ cái tôi hay năng lực cá nhân: Các nhân viên Việt Nam khi
hoạt động trong nhóm thường hay bày tỏ và tìm cách chứng minh năng lực hoặc
cá nhân mình. Nhóm không phải là sân khấu để một ca sỹ hay nhạc công tìm
cách thể hiện mình. Một biểu hiện thường thấy của tính cách này đó là hay chỉ
trích và phản đối ý kiến các thành viên khác trong nhóm. Tuy nhiên bản thân họ
sẽ không có bất kỳ một giải pháp hay sáng kiến nào thậm chí khi họ phê phán và
chỉ trích kịch liệt những người khác. Nhóm chỉ có thể sáng chói khi hoàn thành


8


nhiệm vụ được giao. Các thành viên nhóm không thể tự hào về mình trong hoàn
cảnh nhóm thất bại.
02- Biết nhiều nhưng không biết sâu: Nhóm thể hiện triết lý phụ thuộc lẫn
nhau trong môi trường kinh doanh của thế kỷ 21. Công việc đòi hỏi rất nhiều các
kỹ năng, kiến thức sâu và hẹp. Năng lực con người là có hạn và tri thức là vô
hạn. Mỗi thành viên nhóm cần phải có những chuyên môn đủ sâu để giải quyết
các vấn đề yêu cầu. Như vậy, các thành viên sẽ thiếu những kỹ năng khác mà họ
có được từ nhóm. Các nhân viên Việt Nam thường không tập trung sâu vào các
lĩnh vực. Chính vì như vậy họ thường hay biểu lộ như lý do một về bề rộng của
chuyên môn thay vì bề sâu.
03- Tiếp cận vấn đề theo triết lý Thua- Thắng: Các nhân viên Việt Nam
thường tiếp cận vấn đề theo triết lý thua- thắng khi đòi hỏi quyền lợi cho bản
thân cá nhân nhiều hơn trong khi không quan tâm tới quyền lợi của nhóm và các
thành viên khác. Triết lý thắng – thắng không được áp dụng trong suy nghĩ và
hành xử thường ngày để nhằm làm to thêm chiếc bánh của toàn nhóm. Thông
qua cơ hội đó mỗi cá nhân sẽ có kết quả nhiều hơn.
04- Quên đi đại cục và tập trung vào tiểu tiết: Suy nghĩ thua-thắng là tác
động tạo ra điểm yếu thứ tư khi các nhân viên Việt Nam tập trung vào tiểu tiết
thay vì đại cục. Ngoài ra lý do một cũng là yếu tố tác động quan trọng cho lý do
này. Thay vì tìm các tiếp cận hệ thống giải quyết vấn đề, các nhóm việt nam sa
đà vào các tác vụ giải quyết tiểu tiết hàng ngày.
05- Suy nghĩ cảm tính không dựa trên dữ kiện và tư duy logic: Các nhân
viên Việt Nam thường tranh luận ít dựa trên dữ kiện và tư duy logic. Các vấn đề
thực tiễn cần được nghiên cứu, đánh giá một cách khách quan. Ngoài ra yếu tố
kinh nghiệm cũng là một trở ngại trong quá trình làm việc nhóm.
06- Văn hóa làng xã – nể nang không phê bình khuyết điểm: Tâm lý ngại va

chạm thủ thế khiến cho các nhân viên Việt Nam không kiên quyết phê bình và
đấu tranh khi các thành viên nhóm không hiệu quả. Bản thân cá nhân có thể được
lợi nhưng toàn bộ nhóm sẽ không đạt kết quả tốt. Suy nghĩ làm việc cho qua
chuyện cũng là một yếu tố làm trầm trọng thêm khuyết điểm này.
07- Không tách biệt vấn đề và con người: Khi mâu thuẫn xẩy ra, các nhân
viên Việt Nam thường không tách bạch con người và vấn đề. Thay vì bàn luận
vấn đề, các nhân viên Việt Nam thường chỉ trích cá nhân người có ý kiến đi
ngược với mình. Thói quen này có thể là nguyên nhân rất trầm trọng làm giảm
9


tính hiệu quả của nhóm. Tác giả đã gặp trên thực tế một việt kiều tên D khá nổi
tiếng trong giới công nghệ thông tin tại Việt Nam và được giáo dục đào tạo trong
môi trường phương Tây. Khi tranh luận với những ý kiến trái chiều ông ta
thường hay sử dụng những từ ngữ không lịch sự đả phá những cá nhân có suy
nghĩ trái chiều mình. Qua ví dụ đó để thấy rằng những gì thuộc bản chất rất khó
thay đổi trong cuộc sống. Sự tôn trọng là nền tảng căn bản của nhóm hiệu quả và
là sự khởi đầu của những tranh luận tích cực.
08- Không tuân thủ quy trình và các luật lệ của nhóm: Khi gia nhập nhóm,
các thành viên cần hạ bản thân cá nhân thấp hơn nhóm làm việc. Các nhân viên
Việt Nam thường không tôn trọng qui trình và các luật lệ. Một ví dụ đơn giản khi
họ thường không giao nộp các phần việc làm đúng thời gian qui định. Hiện tượng
này làm giảm hiệu suất của toàn nhóm.
09- Giao tiếp không hiệu quả: Nhóm hiệu quả bắt buộc các thành viên giao
tiếp hiệu quả trong quá trình làm việc. Các thói quen xấu trong giao tiếp như nói
nhiều hơn nghe, không truyền tải thông tin đầy đủ, luôn luôn trả lời hiểu mặc dù
chưa hiểu hết v/v thường xuất hiện trong các nhóm làm việc tại Việt Nam.
10- Khắc nghiệt với người khác và dễ dãi với bản thân: Các cá nhân việt
nam thường khắc nghiệt với những người xung quanh trong công việc và cuộc
sống khi nhận xét về những điểm thiếu sót. Tuy nhiên họ lại rất dễ dãi và cho

phép bản thân mình có những thiếu sót trong công việc. Tính cách này tạo ra rất
nhiều mâu thuẫn trong làm việc nhóm.
Các lý do trên đóng vai trò quan trọng trong nhóm hiệu quả tại Việt Nam.
Hiểu rõ những thói quen xấu nhằm định hướng các chương trình đào tạo và giáo
dục nhận thức trong toàn bộ công ty. Theo quan điểm của tác giả, chương trình
đào tạo trở thành nhân viên nhóm hiệu quả sẽ phát huy tác dụng hơn các chương
trình đào tạo nhóm chung chung thường tổ chức tại các công ty. Các nhân viên
tại mức đô căn bản cần hướng tới làm sao trở thành thành viên nhóm hiệu quả
trước khi học trở thành lãnh đạo nhóm hiệu quả.
Ví dụ:
Bạn muốn đi ăn vịt nấu chao vào buổi liên quan cuối tuần,nhưng đa phần
các thành viên lại đề nghị đi ăn lẩu hải sản.Bạn phải chấp nhận đi ăn lẩu hải sản
mà không được ăn món sở trường của mình là vịt nấu chao.

10


+ Công ty phân công cả nhóm đi công tác tất cả các huyện trong tỉnh Hậu
Giang bằng xe gắn máy.Không ai chịu đi huyện An Phú,vì phải qua phà và đi
xa.Nhưng bạn bốc thăm trúng huyện An Phú,bạn phải đi huyện An Phú,xa hơn
các bạn khác.
+Một số cá nhân sẽ miễn cưỡng chấp nhận ý kiến nhóm, khi trong nhóm có
sự phân chia bè phái tiêu cực.Trong thực tế ,những nhóm quản lý không tốt,sẽ
hình thành các bè phái trong nhóm, nhất là các nhóm làm việc liên quan đến kinh
tế,tiền bạc,hay chức vụ.Khi biểu quyết , ý kiến được chấp thuận chi cả nhóm là ý
kiến của nhóm nào có đông thành viên hơn trong bè phái. Nên mặc dù quyết định
đưa ra gọi là quyết định nhóm,nhưng thực chất đó là quyết định của một số đông
người trong nhóm mà thôi.
-Các vấn đề riêng tư cá nhân thường dễ bị tiết lộ trong nhóm,gây nên những
chuyện không hay trong quan hệ,xử sự lẫn nhau trong nhóm.Do hiếu thông tin

lẫn nhau không rõ,mất cân đối,nên một số thành viên thường tiết lộ một số thông
tin cá nhân không cần thiết cho các nhóm viên,nhưng không ngờ nhóm viên này
lại dùng những thông tin trên vào mục đích không lành mạnh.
-Một số cá nhân sẽ thiệt thòi khi họ quá hiền hay khi nhóm trưởng không
có sự quan tâm hết các thành viên hay nhóm quá đông thành viên.Trong thực tế
có những cá nhân do có địa vị xã hội thấp hơn những cá nhân khác,hay do bản
tính hiền,ít nói,hay có tính dễ dàng chấp nhận “ ai sao tôi vậy”..Họ thường
không dám đưa ra ý kiến hay không đưa ra ý kiến.
* Có nhiều dạng nhóm khác nhau ,mỗi nhóm có những thuận lợi và khó
khăn riêng, nhóm khác nhau về mục tiêu sẽ có những hoạt động khác nhau. Vì
vậy nên tìm hiểu và chấp nhận nhau

11


Câu 3: Hãy mô tả quá trình tham gia nhóm của Anh(chị)?
-Mục đích Anh(chị) tham gia nhóm là gì?
-Liệt kê những thuận lợi khó khăn khi Anh(Chị) tham gia nhóm?
-Anh(Chị) đã thu được những lợi ích gì từ việc tham gia nhóm?
Bài làm
Làm việc nhóm có lợi ích : Tận dụng năng khiếu, kỹ năng, khả năng của
từng thành viên thành sức mạnh tập thể. Ảnh hưởng của nhóm giúp thay đổi
hành vi,thái độ cá nhân theo chiều hướng tốt.
-Nhìn/xem xét/giải quyết vấn đề sâu rộng,toàn diện hơn, do có nhiều thành
viên khác nhau ,có kinh nghiệm và kiên thức khác.
-Nhiều thành viên sẽ giúp đỡ được một cá nhân trong nhóm khắc phục
những khó khăn đang gặp phải,
Tình huống : Một nhóm 7 người đứng xếp hàng gần nhau, cùng quay mặt
về một phía,tay người này choáng qua vai người kia.
-Lần 1: Nhóm cử ra 1 người nhóm trường để hô khẩu lệnh” bước lên trước

1 bước”, và tất cả các nhóm viên nghe và làm theo mệnh lệnh của nhóm
trưởng,.Kết quả cả hàng tiến về trước 1 bước.
-Lần 2: nhóm cũng làm như lần 1,nhưng lần này yêu cầu 1 thành viên trong
nhóm “ cố tình không bước’,để cho các nhóm viên khác kéo mình đi theo . Khi
nghe khẩu lệnh “ bước lên trên 1 bước” từ nhóm trưởng cả nhóm đều bước( trừ 1
thành viên)
Kết quả cả nhóm vẫn đi về trước 2 bước,mặc dù có 1 thành viên không
bước(bị các thành viên khác “lôi đi”)
Kết luận:
Lần 1 : Nhóm đồng lòng hiệu quả cao
Lần 2;có 1 người trong 7 người không đồng lòng ,cả nhóm vẫn liên tục
được và kéo theo thành viên không đồng lòng.
12


- Tập thể sẽ kéo được một vài cá nhân yếu,để cùng phát triển và đạt mục
tiêu-Cá nhân phải phục tùng tập thể
2. Những thuận lợi của làm việc nhóm.
-Chia sẻ,học hỏi nhau những kinh nghiệm làm việc,kinh nghiệm sống và
kinh nghiệm xã hội.
- Nhóm là nơi hỗ trợ nhau để giải quyết các vấn đề khó khăn của từng cá
nhân, giúp từng cá nhân phát triển đồng thời đạt tốt các mục tiêu chung của
nhóm
Ví dụ: Phát biểu trước đám đông không còn run,học được cách quản lý thời
gian . Thời điểm thầy đưa ra bài tập lúc 9g30 ,ngày 13 tháng 11 năm 2016. Cả
nhóm đã hoàn thành đầy đủ.
-Trong một nhóm ,mỗi thành viên là một người giúp đỡ tiềm năng hay là”
một thiên tài nằm trong lá ủ”.Mỗi người là một nhân tfai,nếu môi trường hoạt
động của nhóm thích hợp với từng cá nhân , sẽ tạo động lực tốt cho từng cá nhân
hoạt động,suy nghĩ và làm việc.Kết quả đạt được sẽ tốt hơn nhiều so với từng cá

nhân.
-Môi trường nhóm thích hợp là yếu tố quan trọng tạo sự” hưng phấn” trong
công việc và suy nghĩ cho mọi thành viên.
3. Những bất lợi của làm việc nhóm:
-Nhóm cần có sự tổ chức chặt chẽ hơn cá nhân như : đóng quỹ,xây dựng
nội quy,trang thiết bị,thời gian làm việc chung…Nên một số cá nhân sẽ cảm thấy
bị ràng buộc trong một số hoàn cảnh.
Ví dụ:
+ Họp nhóm lúc 7g30 tối,đúng vào thời điểm bạn muốn xem chương trình
thời sự của đài truyền hình Việt Nam,một chương trình mà bạn thích nhất
+ Phát động quỹ hoạt động
-Đôi khi cá nhân phải hy sinh những lợi ích,ham muốn và sở thích cá nhân
vì nhóm.Trong khi thảo luận,phân chia công việc sẽ có một số cá nhân phải hy

13


sinh một phần cá nhân về lợi ích kinh tế,xã hội hay ham muốn để thực hiện các
mục tiêu chung của nhóm
Thường nể nang các mối quan hệ.
Chúng ta thường lẫn lộn giữa tình cảm cá nhân hay sự tôn trọng vị trí của
các thành viên trong nhóm để không đưa ra những góp ý, chất vấn hay tranh luận
nhằm đạt đến những kết quả tốt nhất. Chúng ta thường có thái độ “ Dĩ hòa vi
quý” Nhưng đây là yếu tố để tạo sự đồng thuận, chứ không phải sự xuê xoa, dễ
dãi trong các điều kiện làm việc.
Không chịu đưa ra ý kiến.Thích thụ động
Chúng ta thường thích làm vừa lòng người khác bằng cách luôn luôn tỏ ra
đồng ý khi người khác đưa ra ý kiến trong khi thực sự là mình không đồng ý
hoặc chẳng hiểu gì cả. Điều đó sẽ làm cho cả nhóm hiểu lầm nhau, chia năm sẻ
bảy hoặc mạnh ai nấy làm. Cũng có nhiều người thì lại chọn thái độ thụ động,

“ngồi mát ăn bát vàng” ai làm gì cũng gật nhưng bản thân mình thì lại không làm
gì cả, hoặc chỉ chờ người ta làm trước mình chi nương theo, hay động viên bằng
miệng. Đây chính là thái độ có hại nhất cho các hoạt động của nhóm.
Không để ý đến công việc của nhóm ngồi làm chuyện riêng
Một khuynh hướng trái ngược là luôn luôn cố gắng cho ý kiến của mình là
tốt và chẳng bao giờ chịu chấp nhận ý kiến của bât kỳ ai khác. Một số thành viên
trong nhóm cho rằng mình giỏi nên chỉ bàn luận trong phạm vi những người mà
mình cho là tài giỏi trong nhóm, hoặc đưa ý kiến của mình ra mà không cho
người khác tham gia.
Đây là yếu tố quan trọng gây ra sự chia rẽ trong nhóm nhóm. Khi cả đội
bàn bạc với nhau, một số thành viên hoặc nghĩ rằng ý kiến của mình không tốt
nên không chịu nói ra hoặc cho rằng đề tài quá chán nên không tốn thời gian. Thế
là, trong khi phải bàn luận kỹ hơn để giải quyết vấn đề lại quay sang nói chuyện
riêng với nhau. Cho đến khi thời gian chỉ còn 5-10 phút thì tất cả mới bắt đầu
quay sang, đùn đẩy nhau phát biểu. Và chính lúc đã có một người lên thuyết
trình, chúng ta vẫn cứ tiếp tục bàn về chuyện riêng của mình mà không quan tâm
đến nội dung hay mục tiêu đề ra. Kết quả là chúng ta hoặc là không hiểu sẽ làm
gì, hoặc sẽ thực hiện với sự bất mãn, không đem lại hiệu quả cao cho nhóm.
Không dứt khoát.đùn đẩy trách nhiệm cho người khác.
14


Chính do sự thảo luận không dứt điểm, phân chia công việc không phân
minh nên ai cũng nghĩ đó là việc của người khác chứ không phải của mình.
Ngược lại, nếu phải đứng ra làm thì lại sẵn sàng có đủ lý do để biện minh cho
những hạn chế của mình, và khi gặp thất bại thì luôn tìm mọi lý lẽ để đổ trách
nhiệm qua cho người khác, hay từ chối không dám nhận trách nhiệm về mình.
Tổ chức công việc hay hoạt động cho nhóm là một kỹ năng cần thiết mà
ngay từ khi còn là học sinh, hay sinh viên, mỗi chúng ta đều cần phải học hỏi để
vừa giúp cho sự phát triển của bản thân, vừa góp phần vào sự phát triển chung

cho tập thể mà chúng ta đang hoạt động trong đó. Mình vì mọi người thì mọi
người sẽ vì mình. Đó là yếu tố đem lại thành công cho cuộc sống của mỗi người
chúng ta.
Kết quả của quá trình học tập và làm việc nhóm là:
Tạo môi trường làm việc thân thiện:
- Cải thiện hành vi giao tiếp:
Nhóm giúp cải thiện sự giao tiếp thông qua các hoạt động trao đổi diễn ra
thường xuyên, mọi người trở nên thân thiện, từ đó giúp bầu không khí học tập,
lao động trở nên sôi động hơn. Mọi người dần giảm bớt chủ nghĩa cá nhân để
hướng đến tập thể, để cùng giải quyết các vấn đề lớn mà một người hoặc một
nhóm người làm việc độc lập, riêng rẽ không thể hoàn thành được. Bầu không
khí làm việc của tổ chức thay đổi theo hướng tích cực, mọi người có thái độ thiện
chí với nhau. Chính vì vậy mà vấn đề hóc búa thường được giải quyết dễ dàng
hơn.
- Xây dựng tinh thần đồng đội và hỗ trợ nhau cùng phát triển:
Sau quãng thời gian lao động và học tập, đặc biệt là những công việc lặp đi
lặp lại, hoặc các vấn đề cần giải quyết quá phức tạp, áp lực công việc quá cao
làm cho người thực hiện cảm thấy dễ chán nản, đơn điệu, buông xuôi. Khi đó,
tham gia nhóm làm họ trở nên hưng phấn, họ chờ đón các hoạt động của nhóm
và khi tham gia nhóm, họ bị thu hút vào công việc hơn bao giờ hết, vì trong
nhóm có sự hỗ trợ của đồng đội, có điều kiện thể hiện cá nhân, được chia sẻ kinh
nghiệm và hướng dẫn những thành viên khác và mọi việc trước đây được xem là
nhàm chán thì giờ đây, dưới cái nhìn từ một góc độ khác từ nhóm, vấn đề trở nên
mới và hấp dẫn hơn.
- Mở rộng hợp tác và liên hệ giữa tất cả các cấp:
15


Khi tham gia nhóm, các thành viên có xu hướng mở rộng hợp tác với nhau
để tạo sự thống nhất của tổ chức, giúp xóa bỏ ngăn cách trong các mối quan hệ.

Nhóm là một trong những cách kết nối tất cả mọi người không phân biệt chức vụ,
cấp bậc.
Khi mọi người cùng bắt tay cùng giải quyết các vấn đề đặt ra, lúc đó bức
tường ngăn cách bị phá toang, mọi người hòa nhập lại, gần gũi nhau hơn, hỗ trợ
nhau cùng tồn tại và phát triển.
- Huy động nguồn nhân lực
- Thu hút mọi người vào công việc:
Nội dung sinh hoạt luôn đa dạng, mối quan hệ được củng cố giữa các thành
viên, vấn đề mà nhóm thường giải quyết là các vấn đề liên quan trực tiếp đến
công việc của mỗi thành viên, vì vậy họ bị cuốn hút bởi sự hấp dẫn của công việc
được tạo ra từ quá trình sinh hoạt nhóm.
- Nâng cao tinh thần làm việc, phát triển ý thức về chất lượng và sự tiến bộ
- Tạo cơ hội thuận lợi cho các thành viên phát huy tài năng của mình
Nhóm tạo ra cơ hội tuyệt vời để giải quyết các vấn đề công việc hàng ngày.
Mọi người có dịp nhóm họp, cùng suy nghĩ và đưa ra những ý kiến của mình cho
việc giải quyết các vấn đề khó khăn. Quá trình sử dụng kiến thức, sức lao động,
máy móc, nguyên liệu… luôn xảy ra những bất trắc, khi đó vận dụng chất xám
hơn nữa là chất xám tập thể là phương thức tối ưu nhất để khắc phục những bất
trắc. Nhóm tạo ra cơ hội vô hạn cho thành viên giải quyết khó khăn, đồng thời
khiến mỗi thành viên nhận thấy mình là một phần hữu cơ của tổ chức.
- Nâng cao trình độ của thành viên và hoạt động của toàn tổ chức thông
qua: Thảo luận nhóm, kích thích sáng tạo của mọi người
Nhóm tạo ra môi trường kích thích sự sáng tạo của mọi người. Người ta sẽ
không mạnh dạn nêu ra các ý tưởng hay ý kiến của riêng mình nếu bị cự tuyệt,
hay bị chế nhạo. Thường các giải pháp khả thi nhất lại xuất phát từ những ý
tưởng có vẻ lộn xộn, không tuân theo các qui phạm thường thấy.
- Giảm lãng phí, nâng cao hiệu quả lao động và học tập.

16



Hiệu quả học tập hay năng suất lao động bị ảnh hưởng nhiều bởi tâm lí của
người thực hiện, khi tham gia vào nhóm tâm lí của mỗi thành viên được cải thiện
nhiều, do đó hiệu quả học tập, năng suất lao động cũng được cải thiện đáng kể.
Mặt khác, khi tham gia hoạt động nhóm, các vấn đề khó khăn của mỗi thành viên
được đưa ra và giải quyết bởi tập thể, do đó áp lực công việc giảm bớt, đồng thời
họ nhận thấy nhiều khía cạnh chưa tích cực trong lao động và học tập của chính
mình để tự khắc phục và thay đổi cho phù hợp. Nhóm giúp giảm lãng phí, lãng
phí về thời gian, vật liệu, nguyên liệu….
Để dễ hình dung về nhóm và hoạt động của nhóm, bạn hãy liên tưởng đến
một đội bóng đá. Đội bóng đá có các thành viên là các cầu thủ, khi chơi trên sân
luôn có một người đội trưởng chỉ đạo tức thời trên sân. Các cầu thủ thi đấu trên
sân cùng hướng đến mục tiêu chung là đưa bóng vào khung thành đối phương.
Mỗi thành viên chịu một phần trách nhiệm liên quan đến thành công của đội
bóng. Mỗi thành viên, hay cầu thủ, được phân công trách nhiệm ở một vị trí mà
người đó có thể đảm đương. Nếu có một vị trí nào đó bị yếu đi, cầu thủ không
thể hoàn thành nhiệm vụ tại vị trí đó, thì các thành viên khác cùng hỗ trợ giúp
thành viên tại vị trí đó hoàn thành nhiệm vụ hoặc khắc phục sai lầm trước đó.
Chính vì vậy, đội bóng ổn định, không bị đổ vỡ và hình thành sức mạnh chung
của toàn đội bóng. Tuy nhiên, mỗi thành viên trong đội bóng là sức mạnh chung
của cả nhóm, nếu thiếu một thành viên thì cả đội bóng có nguy cơ suy yếu.
Chủ nhật 9hg53,ngày 13 tháng 11 năm 2016
Câu 4: Anh/Chị hãy mô tả quá trình quản lý cá nhân mà Anh/Chị đã
thực hiện để hòa nhập nhóm?
Bài Làm
Câu chuyện này giúp bạn hiểu rõ thêm về kỹ năng điều tiết cảm xúc
“ Vào lúc 9g30 chủ nhật,ngày 13 tháng 11 năm 2016, thầy giáo có giao cho
cả lớp bài tập , trong đó có 3 câu hỏi . Thay vì thay nhau làm góp ý kiến đóng
góp, nhưng lúc đó vì có một vài bạn mệt mỏi nên không còn tỉnh táo . Gần cuối
giờ bài tập vẫn chưa hoàn thành,nhóm trưởng đành chốt lại ý kiến nhưng không

đủ ý kiến của thành viên trong nhóm. Bài tập không đạt hiệu quả cao,thay vì cáu
gắt , các thành viên còn lại đóng góp ý kiến rất nhanh để bài tập hoàn thành
đúng tiến độ”

17


Vì vậy khi chúng ta không hiểu được tầm quan trọng của mỗi người trong
một nhóm, động lực của nhóm làm việc sẽ đi xuống. Hiểu được cách mỗi cá
nhân phản ứng lại các mâu thuẫn có thể giúp ngăn chặn sự căng thẳng có thể làm
giảm động lực nhóm. Cách đơn giản nhất để khám phá những thông tin quan
trọng này là sử dụng các bài đánh giá. Giống như câu chuyện ở trên, việc hiểu
được rằng mỗi người có những kỹ năng, xu hướng hành vi và tính cách khác
nhau là chìa khoá cho một động lực nhóm thành công và xây dựng nhóm hiệu
quả.
Động lực của nhóm làm việc rất phức tạp bởi vì mỗi người đem đến một
loại kỹ năng khác nhau cho nhóm. Có người sẽ làm việc với năng suất cao, có
người sẽ giải quyết các mâu thuẫn tốt hơn, có người thường đề xuất các sáng
kiến, hoặc có người lại sở trường về giải quyết các vấn đề. Khi nhóm hiểu rõ
những kỹ năng của mỗi người là gì, họ sẽ thông cảm và sẵn sàng giúp đỡ cá nhân
đó. Hiểu rõ mỗi con người trong nhóm sẽ đem các thành viên của nhóm lại gần
hơn với nhau.
Trong động lực nhóm, mỗi người lại có xu hướng hành vi khác nhau. Ngay
từ khi sinh ra bạn đã phải bắt đầu học cách cư xử. Thường thì hiếm khi có 2
thành viên nhóm có cùng nền tảng và cách giáo dục của gia đình nên họ có thể có
những giá trị, niềm tin và quy tắc xã hội khác nhau. Những xu hướng hành vi
khác nhau cũng có thể dẫn đến mâu thuẫn trong nhóm. Một lần nữa, biết và hiểu
về cách ứng xử của các thành viên trong nhóm sẽ giúp nhóm hỗ trợ các cá nhân
tốt hơn cũng như tăng cường sự đối thoại trong nhóm.
Cuối cùng, tính cách đóng vai trò quan trọng trong động lực của nhóm.

Không ai có tính cách giống nhau. Tính cách của bạn được hình thành từ những
suy nghĩ, sự cảm nhận và cách cư xử của bạn. Đó là lý do vì sao nó là độc nhất
vô nhị. Các thành viên nhóm có thể hiểu lầm chức năng của thành viên khác nếu
họ không hiểu được tính cách của các cá nhân. Một người có thể sẽ vốn là người
dè dặt, im lặng hoặc điềm đạm trong khi những người khác có thể cho rằng
người đó lãnh đạm hoặc lười nhác. Trong thực tế không phải như vậy. Đó là lý
do vì sao việc tìm hiểu tính cách của mỗi cá nhân là rất quan trọng.
Vậy làm cách nào bạn có thể biết rõ được những kỹ năng, xu hướng hành vi
và tính cách của người khác? Cách tốt nhất là sử dụng các bài đánh giá. Thái
độ, hành vi của nhân viên thường được so sánh với tảng băng trôi - khoảng 90%
là không hề dễ dàng quan sát và hiểu được. Các bài đánh giá sẽ đi sâu xuống
dưới bề mặt tảng băng và cung cấp cho bạn những thông tin chuyên sâu và đáng
tin cậy. Chúng cung cấp những dữ liệu cụ thể về cách giảm mâu thuẫn, tăng sự
18


giao tiếp và tăng năng suất làm việc của các cá nhân. Chúng cũng đồng thời nói
cho bạn biết phong cách tư duy, xu hướng hành vi của một cá nhân, và liệu họ có
tính cách phù hợp với vị trí công việc đó hay không. Khi xây dựng một nhóm
làm việc hiệu quả và thành công, các bài đánh giá chính là bước khởi đầu.
Vậy tinh thần của câu chuyện này là gì? Mỗi người đem đến một loại kỹ
năng, hành vi và tính cách khác nhau cho nhóm của mình. Đôi khi, chúng ta có
thể thấy một vài thành viên nhóm làm việc nhiều hơn những người còn lại nhưng
sự thật có thể sẽ không phải như vậy. Đó là lý do vì sao sự giao tiếp có vai trò rất
quan trọng với mỗi nhóm làm việc.

19


Câu 5:Anh/Chị đã gặt hái được những gì ( kiến thức,kỹ năng.thái độ)

sau khi kết thức chuyên đề -“kỹ năng làm việc nhóm”?
Bài làm
Qua quá trình học tập và làm việc em đã rút ra được một số kỹ năng làm
việc nhóm chuyên nghiệp như sau:
Kỹ năng làm việc nhóm nghĩa là những cách thức khiến nhiều người cùng
thực hiện tốt một nhiệm vụ và hướng đến mục tiêu chung. Cách làm việc này sẽ
giúp các cá nhân bổ sung những thiếu sót cho nhau và hoàn thiện bản thân mình.
Tuy nhiên, khi làm việc nhóm sẽ không tránh khỏi những ý kiến trái chiều,
những mâu thuẫn khiến nhóm dễ tan vỡ. Vì vậy mỗi thành viên cần phải luyện
cho mình những kỹ năng làm việc nhóm cần thiết để xây dựng nhóm hoàn thiện,
gắn kết hơn trong bất kỳ hoàn cảnh nào.
Lắng nghe người khác
Khi đã là một đội bạn biết tôn trọng và lắng nghe ý kiến của người khác,
bởi trong chúng ta không ai hoàn hảo cả. Những ý kiến có hay tới đâu cũng sẽ có
những thiếu sót, chúng ta là những người lắng nghe phải phát hiện ra thiếu sót đó
để góp ý giúp cho ý tưởng được hoàn thiện hơn.
Lắng nghe còn giúp các thành viên trong nhóm hiểu nhau hơn, biết được
điểm yếu của nhau để cùng góp ý sửa chữa. Do vậy, khi tham gia làm việc nhóm
bạn hãy luyện cho mình kỹ năng lắng nghe nhé.
Kỹ năng tổ chức công việc
Kỹ năng tổ chức công việc là nhiệm vụ của trưởng nhóm, người trưởng
nhóm phải có khả năng giao việc và giải quyết các vấn đề phát sinh trong nhóm,
đảm bảo sự đồng đều giữa các thành viên với nhau để công việc không bị giám
đoạn vì bất kỳ lý do gì. Ngoài ra kỹ năng làm việc nhóm là phải biết cách tổ chức
công việc. Đây cũng là nhiệm vụ của các thành viên trong nhóm, khi được giao
việc các thành viên phải biết cách tiến hành công việc thế nào cho khoa học,
không để tiến trình công việc quá chậm so với những thành viên khác, đảm bảo
công việc được hoàn thành đúng tiến độ và thời gian.
Trợ giúp và tôn trọng lẫn nhau


20


Trong cùng một nhóm các thành viên phải biết trợ giúp lẫn nhau trong công
việc, nếu đồng đội của mình gặp khó khăn hãy sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ họ.
Việc làm này sẽ tạo nên sự gắn kết giữa các thành viên trong nhóm lại với nhau.
Bên cạnh đó các thành viên cần tôn trọng lẫn nhau, không nên nghĩ rằng
mình giỏi hơn người khác, tự đề cao mình và xem thường các thành viên khác.
Việc giúp đỡ và tôn trọng lẫn nhau giữa các thành viên trong nhóm chính là động
lực lớn nhất để cùng làm việc và hướng tới mục đích chung cuối cùng.
Có trách nhiệm với công việc được giao
Làm việc một mình hay nhóm bạn cũng cần luyện cho mình kỹ năng có
trách nhiệm với công việc. Khi làm việc một mình, kết quả không tốt thì chỉ bạn
là người chịu trách nhiệm, nhưng làm việc nhóm thì khác. Nếu bạn ỷ lại hoặc
không hoàn thành nhiệm vụ được giao nghĩa là bạn đang làm ảnh hưởng đến cả
tập thể. Khi đó công lao của những người cố gắng làm tốt cũng bị phủ nhận tất
cả, bởi kết quả cuối cùng mới là thước đo kết quả công việc chứ không phải chỉ
một phần công việc được hoàn thành.
Khuyến khích và phát triển cá nhân
Đây là kỹ năng dành cho người trưởng nhóm, một thủ lĩnh có bản lĩnh và
năng lực là một thủ lĩnh biết cách khuyến khích, tạo động lực , điều kiện cho các
thành viên trong nhóm phát triển cá nhân ngay trong nhóm của mình. Khi một cá
nhân được khuyến khích và tạo điều kiện để phát triển chính là động lực để thành
viên đó cố gắng hơn trong công việc và thấy giá trị của bản thân được nâng cao
hơn.
Gắn kết
Hãy biết cách gắn kết lại với các thành viên khác trong nhóm nếu không
bạn sẽ thấy lẻ loi, đôi khi cảm thấy mình không được trọng dụng trong nhóm,
nhưng đó chỉ là do bạn tưởng tượng mà thôi. Hãy học cách sát lại với mọi người,
chỉ có sự gắn kết mới cho các bạn một nhóm hoàn hảo nhất. Bởi khi đó các thành

viên sẽ cởi mở hơn trong việc chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau trong công việc cũng như
cuộc sống.
Tạo sự đồng thuận
Nếu không có kỹ năng làm việc nhóm rất dễ gây ra mâu thuẫn do có những
ý kiến trái chiều giữa các thành viên trong nhóm. Lúc này việc tạo được sự đồng
21


thuận là rất quan trọng để nhóm cùng hướng đến lợi ích chung. Đây không phải
là kỹ năng dễ, bởi để có được sự đồng thuận các thành viên ngoài việc nêu ý kiến
phải biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác, biết cách phân tích đúng,
sai và thuyết phục được đồng đội của mình.
Vô tư, ngay thẳng
Khi làm việc nhóm bạn hãy bỏ qua hết sự ích kỷ cá nhân, không chấp nhất
những chuyện nhỏ, tỵ nạnh với đồng đội của mình, trách va chạm, mâu thuẫn…
với thành viên khác. Nếu gặp tình huống thấy không hợp lý hãy thẳng thắn góp
ý ngay. Nếu làm được việc này chắc chắn bạn sẽ được các thành viên trong nhóm
tin tưởng và nể trọng, đồng thời góp phần xây dựng sự đoàn kết trong nhóm, tạo
động lực để cả nhóm cùng tiến lên.
Khi nhiều người đồng lòng cùng làm một việc chắc chắn kết quả mang lại
sẽ cao hơn một người làm rất nhiều. Hãy luôn là thành viên tích cực, có trách
nhiệm để nhóm của bạn được vững mạnh, hoàn thiện nhất. Đừng chấp nhất
những điều nhỏ nhặt vì như vậy sẽ khiến bạn và các thành viên trong nhóm xa rời
nhau. Luôn nhớ rằng “một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi
cao”. Đoàn kết, biết san sẻ với nhau là kỹ năng làm việc nhóm quan trọng nhất
bạn nên nắm rõ.
Kỹ năng tổ chức công việc
Nhóm làm việc là những cá nhân tập hợp lại và hình thành một đơn vị hoạt
động cùng nhau, vì thế mỗi thành viên trong nhóm đều phải biết kỹ năng để gắn
kết và áp dụng tốt các kỹ năng này để đạt được những hiệu quả nhất định. Có hai

kỹ năng mà một nhóm cần phải có là kỹ năng tổ chức các hoạt động cho nhóm và
kỹ năng giao tiếp giữa các thành viên trong nhóm.
Kỹ năng tổ chức:
Bất kỳ một công việc gì, từ cá nhân đến tập thể đều cần phải có sự tổ chức,
vậy phải dựa vào yếu tố gì để có thể tổ chức một hoạt động để đem lại kết quả tốt
nhất. Theo quan điểm của người xưa, thì ta có 3 yếu tố là Thiên thời, địa lợi và
nhân hòa. Điều này có nghĩa là : Phải gặp đúng thời cơ hay thời điểm thích hợp,
phải thực hiện ở một địa điểm thích hợp, có những yếu tố thuận lợi và điều quan
trọng nhất là đạt được sự đồng lòng, hòa thuận giữa mọi người với nhau. Còn
hiện nay thì chúng ta có thể dựa vào nguyên lý 5W + 1 H để tổ chức một công
việc hay một hoạt động, một kế hoạch :
22


Khi bắt đầu bất kỳ một vấn đề gì mới, chúng ta phải trả lời được các
câu hỏi:


Kế hoạch hay chương trình đó dùng để làm gì ( What )



Kế hoạch đó xuất phát từ đâu, ở đâu ra ( Where )



Khi nào thì bắt đầu tiến hành ( When )




Ai sẽ là người thực hiện hay phụ trách việc này ( Who )



Tại sao phải tiến hành hoạt động này ( Why )



Chúng ta sẽ thực hiện nó như thế nào ( How )

Nếu một kế hoạch hay dự án mà không trả lời được các câu hỏi này thì
chúng ta không nên tiến hành vì có nhiều khả năng thất bại hay chí ít cũng là
những khó khăn khó khắc phục, có thể dẫn đến sự mất đoàn kết hay tan rã nhóm.
Ngoài ra trong kỹ năng tổ chức, mỗi người trong nhóm đều phải nhận ra được thế
mạnh cũng như điểm yếu của mình để có thể đảm nhận hay sắp xếp các công
việc, các trách nhiệm phù hợp điều đó mới giúp cho nhóm đạt được những kết
quả tốt nhất. Đăng ký khoá học kỹ năng mềm tại Academy.vn sẽ giúp bạn hoàn
thiện những kỹ năng cần thiết cho công việc và cuộc sống.
Kỹ năng giao tiếp giữa các cá nhân
Như đã nói, để thực hiện các hoạt động thì một cá nhân dù xuất sắc đến đâu
cũng không thể thực hiện nếu không có sự trợ giúp của những người cùng làm
việc với mình vì thế, điều cơ bản nhất là phải tạo được sự đồng thuận hay tiếng
nói chung giữa những người trong nhóm để cùng nhau thực hiện. Để thực hiện
được các hoạt động chung, thì mỗi một thành viên trong nhóm cần phải có một
số các kỹ năng sau đây ngoài sự đồng thuận chung về quan điểm và mục đích của
nhóm:
Lắng nghe: Đây là một trong những kỹ năng quan trọng nhất. Các thành
viên trong nhóm phải biết lắng nghe ý kiến của nhau. Kỹ năng này phản ánh sự
tôn trọng ý kiến giữa các thành viên trong nhóm. Lắng nghe không chỉ là sự tiếp
nhận thông tin từ người nói mà còn phải biết phân tích, nhìn nhận theo hướng

tích cực và phản hồi bằng thái độ tôn trọng những ý kiến của người nói dù đó là ý
kiến hoàn toàn trái ngược với quan điểm của bản thân. Đọc thêm: Kỹ năng lắng
nghe trong nghệ thuật giao tiếp đỉnh cao

23


Chất vấn: Chất vấn là kỹ năng thể hiện tư duy phản biện tích cực Thực tế
đây là một kỹ năng khó mà bất kỳ ai cũng cần phải rèn luyện. Chất vấn bằng
những câu hỏi thông minh dựa trên những lý lẽ tán đồng hay phản biện chặt chẽ.
Điều này đòi hỏi mức độ tư duy cao và tinh thần xây dựng cho nhóm. Lời lẽ chất
vấn cần mềm mỏng, lịch sự. Tuy nhiên, điều quan trọng là trong nhóm cần có sự
cởi mở để khuyến khích mọi người có thể tiếp nhận những ý kiến trái chiều với
quan điểm của mình mà không tự ái. Người chất vấn cũng phải sử dụng những
lời lẽ mềm mại và tế nhị, không xoáy vào những điểm yếu lên tiếng phê phán hay
chê bai để dẫn đến sự tranh luận vô ích.
Thuyết phục: Các thành viên phải trao đổi, suy xét những ý tưởng đã đưa
ra. Đồng thời họ cần biết tự bảo vệ và thuyết phục người khác đồng tình với ý
kiến của mình. Khi thuyết phục, ta phải dựa vào chính những ý kiến chung để
củng cố hay làm cho nó trở nên hợp lý hơn chứ không chỉ dựa vào lý lẽ cá nhân.
Nhất là không thể dựa vào vị trí hay tài năng của mình để buộc người nghe phải
chấp nhận.
Tôn trọng: Mỗi thành viên trong nhóm phải tôn trọng ý kiến của những
người khác thể hiện qua việc động viên, hỗ trợ nhau, nỗ lực biến chúng thành
hiện thực. Khi các thành viên trong nhóm thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau nghĩa là
đang đóng góp sức mình vào sự thành công trong việc tổ chức các hoạt động của
nhóm.
Trợ giúp: Các thành viên phải biết giúp đỡ nhau vì trong một nhóm, có
người sẽ mạnh lĩnh vực này, nhưng người khác lại mạnh lĩnh vực khác. Và nhiều
khi, vấn đề mà nhóm đang phải giải quyết cần kiến thức ở nhiều lĩnh vực, mức

độ và đòi hỏi các kỹ năng khác nhau. Đây là kỹ năng mà mỗi người cần rèn
luyện để sẵn sàng đóng góp vào thành quả chung của nhóm.
Chia sẻ: Các thành viên đưa ra ý kiến và chia sẻ kinh nghiệm của mình khi
gặp các tình huống tương tự trước đó. Trong nhóm đang thảo luận, người nào
càng chia sẻ được nhiều kinh nghiệm quý giá của mình, hoặc đưa ra các ý kiến
sáng suốt cho nhóm, thì sẽ càng nhận được sự yêu mến và vị nể của các thành
viên còn lại. Và một khi, mỗi thành viên trong nhóm đều nhận thức được tầm
quan trọng của việc chia sẻ, không khí làm việc của nhóm sẽ cởi mở và tích cực
hơn.
Chung sức: Mỗi thành viên phải đóng góp trí lực cùng nhau thực hiện kế
hoạch đã đề ra. Có nghĩa là, cả nhóm cần phải hiểu rõ mục đích của nhóm cần
đạt được là gì, và có cùng chung khao khát hoàn thành nó. “Hãy tưởng tượng,
24


chúng ta đang cùng ở trên một con thuyền, tất cả đều phải cùng chèo để đưa con
thuyền về đến đích!”.
Khó khăn trong việc tổ chức hoạt động nhóm:
Tổ chức hoạt động là một điều không dễ dàng, có nhiều yếu tố từ khách
quan đến chủ quan có thể đưa đến sự thất bại, thậm chí là tan rã nhóm. Ngoài
những tác động khách quan từ bên ngoài, còn có những yếu tố chủ quan mà
chúng ta thường gặp phải khi tổ chức các hoạt động cho nhóm, mà trong đó 4
yếu tố gây nhiều trở ngại nhất là :
Quá nể nang các mối quan hệ.
Chúng ta thường lẫn lộn giữa tình cảm cá nhân hay sự tôn trọng vị trí của
các thành viên trong nhóm để không đưa ra những góp ý, chất vấn hay tranh luận
nhằm đạt đến những kết quả tốt nhất. Chúng ta thường có thái độ “ Dĩ hòa vi
quý” Nhưng đây là yếu tố để tạo sự đồng thuận, chứ không phải sự xuê xoa, dễ
dãi trong các điều kiện làm việc.
Thứ nhất ngồi ỳ, thứ nhì đồng ý

Chúng ta thường thích làm vừa lòng người khác bằng cách luôn luôn tỏ ra
đồng ý khi người khác đưa ra ý kiến trong khi thực sự là mình không đồng ý
hoặc chẳng hiểu gì cả. Điều đó sẽ làm cho cả nhóm hiểu lầm nhau, chia năm sẻ
bảy hoặc mạnh ai nấy làm. Cũng có nhiều người thì lại chọn thái độ thụ động,
“ngồi mát ăn bát vàng” ai làm gì cũng gật nhưng bản thân mình thì lại không làm
gì cả, hoặc chỉ chờ người ta làm trước mình chi nương theo, hay động viên bằng
miệng. Đây chính là thái độ có hại nhất cho các hoạt động của nhóm.
Đùn đẩy trách nhiệm cho người khác
Chính do sự thảo luận không dứt điểm, phân chia công việc không phân
minh nên ai cũng nghĩ đó là việc của người khác chứ không phải của mình.
Ngược lại, nếu phải đứng ra làm thì lại sẵn sàng có đủ lý do để biện minh cho
những hạn chế của mình, và khi gặp thất bại thì luôn tìm mọi lý lẽ để đổ trách
nhiệm qua cho người khác, hay từ chối không dám nhận trách nhiệm về mình.
Không chú ý đến công việc của nhóm
Một khuynh hướng trái ngược là luôn luôn cố gắng cho ý kiến của mình là
tốt và chẳng bao giờ chịu chấp nhận ý kiến của bât kỳ ai khác. Một số thành viên
25


×