Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Bài thu hoạch cuối chuyên đề kỹ năng làm việc nhóm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (377.28 KB, 15 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO CHUẨN ĐẦU RA VÀ PTNNL

BÀI THU HOẠCH CUỐI CHUYÊN ĐỀ:

KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM
(Team work skills)

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN:

NGƯỜI THỰC HIIỆN:

GV: MBA.PHẠM NGỌC PHƯƠNG

ĐẶNG THỊ TUYẾT MAI
LỚP: ĐH ĐIỀU DƯỠNG 8
HẠN NỘP: 20/08/2016

CẦN THƠ, THÁNG 08/2016


MỤC LỤC

2


I.

LỜI NÓI ĐẦU:
Bài thơ “Hòn đá” của Hồ Chí Minh viết như thế này:
“Hòn đá to, hòn đá nặng


Chỉ một người, nhấc không đặng
Hòn đá nặng, hòn đá bền
Chỉ một người, nhấc không lên
Hòn đá to, hòn đá nặng
Nhiều người nhấc, nhấc lên đặng
Biết đồng sức, biết đồng lòng
Việc gì khó, làm cũng xong…”
Qua bài thơ trên cho thấy, kỹ năng làm việc nhóm (Team work skills) là
một trong những “kỹ năng mềm” vô cùng quan trọng đối với con người
trong đời sống hằng ngày cũng như trong công việc. Nhóm không chỉ là nơi
tập hợp hai hay nhiều cá nhân làm việc mà còn là nơi tụ họp, nuôi dưỡng và
phát huy các kỹ năng khác nhau của các cá nhân trong sự tương trợ lẫn
nhau nhằm thỏa mãn những nhu cầu nào đó của các thành viên và cùng đạt
tới những mục tiêu cụ thể. Nhóm tồn tại dưới nhiều hình thức: ủy ban, hội
đồng, câu lạc bộ, nhóm làm việc…..
Trong học tập, nhóm có thể được thành lập do sự phân công của giáo
viên hay do một số bạn có cùng mối quan tâm tìm hiểu về một chủ đề nào
đó mà kết hợp lại thành nhóm để trao đổi, chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau nhằm
đạt kết quả học tập tốt hơn. Trong nghiên cứu, nhóm có thể được thành lập
bởi một số nhà khoa học trẻ có cùng định hướng nghiên cứu hay có cùng
chuyên ngành. Nhưng phổ biến hơn là sự thành lập nhóm xung quanh một
đề tài hay dự án nghiên cứu nào đó.
Đặc biệt, hành vi của một nhóm là một cái gì đó lớn hơn tổng thể các
hành vi cá nhân trong nhóm, tức là khi hợp lại thành nhóm, các cá nhân
hành động khác với khi họ đứng đơn lẻ (1+1>2). Nhiều nghiên cứu cho
rằng: năng suất và hiệu quả của mỗi cá nhân khi làm việc theo nhóm cao
hơn hẳn so với năng suất và hiệu quả trung bình của mỗi cá nhân khi làm
việc riêng lẻ. Vì nhóm có thể tận dụng những gì tốt nhất của mỗi cá nhân
cả trong và ngoài chuyên môn. Thông qua làm việc, mỗi cá nhân sẽ tự rèn
luyện thêm các kỹ năng sống và kỹ năng làm việc, giúp cá nhân đó trưởng

thành hơn trong học tập và nghiên cứu.

3


II.

Câu 1: Đối với bạn, nhóm nào là quan trọng nhất, tại sao? Hãy
trình bày những đóng góp của bạn đối với những nhóm mà bạn
đang tham gia trong thực tế.
1. Đối với bạn, nhóm nào là quan trọng nhất, tại sao?
Con người là một sinh vật xã hội, điều đó có nghĩa là chúng ta không thể
sống và làm việc một mình. Ngay từ khi sinh ra, chúng ta đã gắn mình với
một nhóm cơ bản nhất: “Gia đình”. Sau đó, khi lớn hơn, bước vào nhà
trường chúng ta sẽ có thêm những người bạn và nếu phù hợp sẽ tạo thành
các nhóm bạn. Bản thân chúng ta, với năng lực và tính cách sẽ có những
ảnh hưởng lên nhóm, đồng thời cũng chịu tác động của bạn bè cả về điều
tốt lẫn điều xấu: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Nhờ các hoạt động
trong nhóm, chúng ta vừa phát triển những kỹ năng cá nhân, thu nạp những
kiến thức, kinh nghiệm cho bản thân, đồng thời góp phần vào các hoạt động
đem lại những giá trị về vật chất và tinh thần cho tập thể, cộng đồng. Ngay
từ xa xưa, ông bà ta đã có câu: “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm
lại nên hòn núi cao”.
Nhóm có thể tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau như: nhóm học tập,
nhóm làm việc… nhưng đối với tôi, nhóm quan trọng nhất chính là “Gia
đình”. Như trong cuốn “Cổ học tinh hoa”, từng có một mẩu chuyện về thầy
Mạnh Tử, kể: “ngày xưa, nhà thầy Mạnh Tử ở gần nghĩa địa, Mạnh Tử thấy
người ta đào huyệt rồi lăn ra khóc lóc nên làm theo. Thấy không ổn, mẹ
Mạnh Tử mới dời nhà ra gần chợ. Không ngờ, Mạnh Tử lại bắt chước
người ta tập thói điêu ngoa, xảo trá và gian dối. Lúc này, mẹ Mạnh Tử

quyết định dời nhà cạnh trường học. Một lần nữa, bà thấy Mạnh Tử bắt
chước người ta, đua đòi học tập và lễ phép với mọi người”. Vậy mới nói,
4


con người từ lúc sinh ra chỉ là một con người về mặt sinh học, chưa hề có
các nhận thức và kỹ năng sống. Nếu con người lúc này bị tách ra khỏi thế
giới loài người, buộc sống cùng với loài vật, thì con người cũng chẳng qua
là động vật mà thôi. Vậy nên, mỗi con người từ khi mới là phôi thai trong
bụng mẹ, rồi cất tiếng khóc chào đời cho đến khi nhắm mắt xuôi tay đều
gắn liền với gia đình. Gia đình chính là chỗ dựa vững chắc bảo vệ cho mỗi
cá nhân, mỗi thành viên trong gia đình trước mọi phong ba trong cuộc sống.
Gia đình là trường học đặc biệt đầu tiên của mỗi người, tại trường học đầu
tiên và đặc biệt này, người cha, người mẹ là những giáo viên chuyên cần
dạy cho chúng ta từng lời nói, từng bước đi, từng việc làm, ảnh hưởng rất
lớn đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách, cũng như phát triển về
thể lực, trí lực của con cái. Ở tuổi ấu thơ, gia đình chính là cả thế giới đối
với mỗi người. Một con người bình thường, không thể sống mà không tham
gia một nhóm gia đình nào. Thế mới có câu: “Thà ăn bắp hột chà vôi, chẳng
thà giàu có mồ côi một mình”. Mỗi người đều được sinh ra trong một gia
đình, sống với họ trong suốt thời gian ấu thơ, thậm chí có người còn sống
với họ cho đến khi nhắm mắt xuôi tay. Có một số người khác, khi lớn lên,
họ tự tạo ra một gia đình nhỏ của chính mình. Mối quan hệ được duy trì
trong một nhóm gia đình chính là mối quan hệ yêu thương, chia sẻ, quan
tâm, thông cảm và tha thứ cho nhau. Không có một nhóm hay bất cứ một
mối quan hệ nào mà chúng ta nhận được nhiều tình cảm hơn trong một
nhóm gia đình. Đây chính là môi trường sống lý tưởng cho mỗi cá nhân.
Mỗi cá nhân chính là sản phẩm giáo dục của nhóm gia đình. Bên cạnh đó,
gia đình còn là nơi lưu giữ, bảo tồn, truyền dạy, phát huy tốt nhất cho các
thành viên trong gia đình những giá trị văn hóa truyền thống, cũng như tiếp

nhận những giá trị văn hóa hiện đại tạo nên những giá trị văn hóa tốt đẹp,
vừa truyền thống vừa hiện đại. Từ đó, góp phần hình thành nên nhân cách
mỗi người hoàn thiện vừa chuẩn mực, vừa truyền thống, góp phần gìn giữ
bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc, vừa hiện đại góp phần hòa nhập
vào thế giới. Vì vậy, gia đình là một nhóm quan trọng, rất cần thiết và
không thể thiếu đối với mỗi cá nhân.
2. Hãy trình bày những đóng góp của bạn đối với những nhóm

mà bạn đang tham gia trong thực tế.
Khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển kéo theo những yêu cầu khắt khe
hơn trong công việc, không có cá nhân nào hoàn hảo về mọi mặt và cũng
không ai có thể làm tất cả mọi việc một mình. Làm việc nhóm giúp các
thành viên hỗ trợ nhau, giúp đỡ nhau, đồng thời phát huy được thế mạnh
của mỗi cá nhân, giúp cho công việc đạt hiệu suất cao hơn rất nhiều. Ngay
từ ghế giảng đường đại học, các bạn sinh viên với môi trường hiện nay đã
có nhiều cơ hội tiếp cận với cơ hội “tập làm việc nhóm”. Tôi cũng vậy.
Trong thực tế, tôi đã và đang tham gia vào rất nhiều nhóm: đơn giản có
những nhóm chính thức và những nhóm không chính thức. Nhưng cho dù
tôi có tham gia vào bất kỳ nhóm nào đi chăng nữa, thì tôi cũng cố gắng hết
sức tham gia vào các hoạt động của nhóm, để hoàn thiện nhóm và phát triển
nhóm ngày càng tốt hơn, hướng tới mục tiêu chung mà cả nhóm đề ra lúc
5


ban đầu. Ở trường, tôi tham gia nhóm “bạn học tập”, nhóm này của chúng
tôi được giảng viên bộ môn phân cho để làm các bài tập hay bài thuyết trình
mà giảng viên đó giao cho nhóm hoàn thành. Khi tham gia nhóm này, mặc
dù có một vài thành viên trong nhóm này không thích tôi, nhưng tôi luôn cố
gắng tham gia vào hoạt động chung của nhóm, tích cực đưa ra các ý kiến
đóng góp của bản thân, gạt bỏ những mâu thuẫn cá nhân để hoạt động

nhóm được tốt hơn. Tôi còn khuyến khích các bạn khác cùng trao đổi ý
kiến thảo luận để rồi đưa ra được câu trả lời hoàn thiện nhất. Ngoài nhóm
bạn học tập, tôi còn tham gia vào nhóm “hát với quê hương”. Nhóm này
được tạo ra vì các bạn trong nhóm đều có cùng sở thích là đàn, ca, nhảy
múa. Chúng tôi tham gia hoạt động nhóm, tích cực trao đổi cái mới, cái hay
với các thành viên khác, để nhóm phát triển hơn. Chúng tôi còn thường
xuyên tổ chức các buổi giao lưu văn nghệ với các nhóm văn hóa văn nghệ
khác ở Cần Thơ. Không đơn giản chỉ có thế, nhóm “Hát với quê hương”
của chúng tôi còn tổ chức nhiều buổi hoạt động từ thiện như tặng sách vở,
áo quần cho những trẻ có hoàn cảnh khó khăn. Mỗi thành viên nhóm chúng
tôi đều tích cực cho hoạt động này, như: kêu gọi mọi người ai có sách vở cũ
không xài nữa mà còn nguyên, chưa hư hỏng, có thể quyên góp cho chúng
tôi; hay, ai có quần áo cũ mặc chật hay gì đó, cũng có thể đưa chúng tôi để
tặng cho trẻ em nghèo. Gần đây, chúng tôi đã phát thành công 50 bộ sách
và áo quần cho trẻ em Phú Tân huyện Châu Thành.
Câu 2: Phân tích các yếu tố để tạo nên một nhóm thành công?
Chắc hẳn ai cũng đã từng tham gia vào một trò chơi đồng đội nào đó
như: bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ, chèo thuyền, kéo co, đánh đu; các
nhóm nhảy, múa, hát, đàn… Thành công của nhóm phụ thuộc vào quá trình
tương tác và sự đóng góp của tất cả các thành viên. Một đội bóng thành
công không có dấu chân của những kẻ lười biếng, trì trệ. Một nhóm hát
không thể thành công nếu có những thành viên thiếu sự nhiệt tình, hăng say
và hành động “lỗi nhịp” so với nhóm. Nhóm trong công việc cũng vậy, để
đạt được thành công không chỉ cần họ nói mà cần họ phải bắt tay với những
người khác để triển khai hành động một cách nghiêm túc.
Trên thực tế, có những người không hề thích thú với việc bắt tay với
người khác, không thể hòa hợp với người khác, không biết cách tạo ra các
mối quan hệ tốt đẹp, thậm chí thường gặp phải những rắc rối hay xung đột
với các thành viên trong nhóm vì một lẽ là họ chưa có kỹ năng làm việc
nhóm. Vậy kỹ năng làm việc nhóm là gỉ? Kỹ năng làm việc nhóm là khả

năng tương tác giữa các thành viên trong một nhóm nhằm phát triển tiềm
năng, năng lực của tất cả các thành viên và thúc đẩy hiệu quả công việc.
Vậy, để tạo nên một nhóm thành công thì bắt buộc mỗi cá nhân phải đảm
bảo các yếu tố sau:
 Một là: Thống nhất mục tiêu của cả nhóm, có kế hoạch làm việc rõ
ràng:
Một tập hợp người không thể gọi là nhóm nếu họ không có cùng mục
tiêu, nhiều khi là nhiều mục tiêu, có thể rất lớn nhưng có khi tầm thường
như gặp nhau để thư giãn bằng trò chuyện trao đổi… Trong lớp học, mục
tiêu chung là học hỏi. Trong một tập thể, nếu người ta không chia sẻ những
III.

6


mục tiêu giống nhau thì sẽ có sự phân hóa thành nhiều nhóm. Mục tiêu
chính là động lực, là kim chỉ nam cho hoạt động của nhóm. Mục tiêu phải
khả thi, nhận diện được và góp phần thực hiện mục đích lâu dài của nhóm.
Nhóm làm việc mà không có mục tiêu rõ ràng sẽ dẫn đến sự mơ hồ, cảm
tính trong giải quyết vấn đề. Theo đó, khó có sự đồng thuận của nhóm, hiệu
quả làm việc nhóm hoặc không đạt, hoặc đạt được nhưng không cao. Chúng
ta nên xây dựng mục tiêu theo tiêu chí SMART:
+ Specific: cụ thể, rõ ràng, dễ hiểu.
+ Measurable: đo đếm được.
+ Agreed: được nhất trí.
+ Realistic: thực tế, không viển vông.
+ Time constrained: có thời hạn xác định.
Mục tiêu gắn liền với nhu cầu quyền lợi của thành viên, có tính thách đố
và thiết thân với họ. Sự tham gia xây dựng mục tiêu chung sẽ đem lại hứng
thú cho thành viên, nhóm trưởng giỏi là người biết tạo sự hài hòa giữa các

mục tiêu chung và riêng.

 Hai là: Mỗi cá nhân phải hiểu rõ mục tiêu của mình trong sự phối hợp

mục tiêu chung của cả nhóm:

7


Trong xã hội luôn tồn tại rất nhiều kiểu nhóm khác nhau: nhóm gia đình,
bạn bè, học tập, nghiên cứu, sản xuất, vui chơi, thể thao… Nhóm có thể
được thành lập dựa trên mối quan hệ, sở thích hay mối quan tâm chung của
các thành viên. Một người có thể cùng lúc là thành viên của nhiều nhóm
khác nhau. Nhưng một khi đã là thành viên của một nhóm nào đó, họ đều
đảm nhận một vai trò nhất định và thể hiện tinh thần trách nhiệm đối với
công việc cũng như với các thành viên khác trong nhóm. Mỗi người đều có
ý nghĩa riêng của mình, mỗi người đều có lý do để tồn tại trong nhóm đó và
mỗi người là một mắt xích không thể thiếu trong chuỗi liên kết nhóm.
Chẳng hạn trong nhóm gia đình, có các vai trò khác nhau như: ông, bà, cha,
mẹ, anh, chị, em… hay trong một nhóm thực hiện dự án xây dựng bao gồm:
chủ đầu tư, giám đốc dự án, kế toán, thư ký, nhân viên hành chính…; một
nhóm thiết kế dự án mới bao gồm: quản lý dự án, nhóm trưởng, thiết kế hệ
thống, lập trình viên, kiểm thử. Làm việc nhóm không phải là ỷ lại, dựa
dẫm, đùn đẩy hay thậm chí phó mặc cho các thành viên khác trong nhóm.
Một người có trách nhiệm là luôn làm việc với tính tự giác và tinh thần kỷ
luật cao độ. Họ biết mình cần phải đầu tư thời gian, công sức để hoàn thành
nhiệm vụ, thậm chí có đôi khi còn phải biết hi sinh “cái tôi” vì thành công
chung của cả nhóm. Hơn ai hết, họ hiểu rằng, một đội bóng chiến thắng thì
tất cả các thành viên đều thắng; nếu một đội bóng bại trận, thì tất cả họ đều
thua.

 Ba là: Gây dựng và duy trì niềm tin của mọi người trong nhóm:
Trong bất kỳ mối quan hệ nào hoặc trong môi trường làm việc theo
nhóm, sự tin tưởng là một yếu tố vô cùng quan trọng. Không nên tiết lộ
những bí mật cá nhân, chi tiết dự án mới hoặc bất kỳ ý tưởng phát kiến mới
trừ khi đó là vì lợi ích của nhóm hay tổ chức.
Môi trường làm việc nhóm hiệu quả là nơi mà mọi người thoải mái chấp
nhận rủi ro hợp lý trong giao tiếp, ủng hộ các quan điểm và thực thi hành
động. Các thành viên trong nhóm tin tưởng lẫn nhau và lắng nghe ý kiến
của nhau sẽ giúp nhóm ngày càng phát triển hoàn thiện hơn.
 Bốn là: Hiểu và vận dụng tốt động cơ của cá nhân gia nhập nhóm,
hướng vào mục đích chung của nhóm:
Mỗi một cá nhân gia nhập nhóm đều có một động cơ riêng của mình.
Một người quản lý khéo léo và thông minh, họ sẽ biết cách vận dụng tốt
những động cơ riêng này, để hoàn thành mục đích chung của nhóm.
 Năm là: Phản hồi liên tục thông tin và chia sẻ thông tin liên quan đến
kết quả công việc nhóm:
Thông tin là trách nhiệm của cả người nói và người nghe. Người nói phải
chủ động tìm kiếm cơ hội thể hiện những ý tưởng theo một cách chính xác
và rõ ràng – người nghe phải chủ động tìm cách hiểu những điều đã được
nói và yêu cầu xác minh rõ những điều chưa chắc chắn. Cuối cùng, cả hai
bên phải chắc chắn rằng những ý tưởng đã được truyền đạt một cách chính
xác, có thể bằng cách người nghe tóm tắt lại những gì đã được truyền đạt
theo một cách khác.
 Sáu là: Hỗ trợ đồng đội: cháy thành vạ lây:
8


Bài học tuyệt vời từ loài ngỗng:
“Vào mùa thu, khi thấy đàn ngỗng bay về phương Nam để tránh đông
theo hình chữ V, bạn có tự hỏi những nguyên nhân khoa học nào cho kiểu

bay này? Mỗi khi một con ngỗng vỗ cánh, nó tạo ra một lực đẩy cho con
ngỗng bay sau nó. Bằng cách bay theo hình chữ V, đàn ngỗng tiết kiệm
được 71% sức lực so với khi bay từng con một. Khi là thành viên của một
nhóm, cùng chia sẻ những mục tiêu chung, ta sẽ đi đến nói ta muốn nhanh
hơn và dễ dàng hơn, vì ta đang đi dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau.
Mỗi khi con ngỗng bay lạc khỏi đội hình chữ V, nó nhanh chóng cảm
thấy sức nặng và những khó khăn của việc bay một mình để rồi nhanh
chóng trở lại đàn và tận hưởng sức mạnh tập thể. Nếu chúng ta cũng cảm
nhận sự tinh tế như loài ngỗng, ta sẽ chia sẻ thông tin với những người cùng
mục tiêu như chúng ta.
Khi con ngỗng đầu đàn mệt mỏi, nó sẽ chuyển sang vị trí bên cạnh và
một con ngỗng khác sẽ dẫn đầu. Chia sẻ vị trí lãnh đạo sẽ đem lại lợi ích
cho tất cả và những công việc khó khăn nên được thay phiên nhau đảm
nhận. Tiếng kêu của đàn ngỗng từ đằng sau sẽ động viên những con đi đầu
giữ được tốc độ của chúng. Những lời động viên tạo nên sức mạnh cho
những người đang ở đầu con sóng, giúp họ giữ vững tốc độ, thay vì để họ
mỗi ngày phải chịu đựng áp lực công việc và sự mệt mỏi triền miên. Cuối
cùng khi một con ngỗng bị bệnh hay bị thương rơi xuống, hai con ngỗng
khác sẽ rời khỏi bầy để cùng xuống với con ngỗng bị thương và bảo vệ nó.
Chúng sẽ ở lại cho đến khi nào con ngỗng bị thương có thể bay lại được
hoặc là chết và khi đó sẽ nhập vào một đàn khác và bay về phương Nam.”
Nếu ta có tinh thần của loài ngỗng, chúng ta sẽ sát cánh bên nhau khi có
khó khăn..
 Bảy là: Tôn trọng từng cá nhân và cả tập thể nhóm:
Để hợp tác hiệu quả, các thành viên trong nhóm cần hiểu và tôn trọng
những thành viên khác thể hiện qua việc động viên, hỗ trợ nhau, nỗ lực biến
chúng thành hiện thực. Tôn trọng năng lực, quan điểm và hành động của
nhau để giảm thiểu xung đột, đảm bảo hoạt động suôn sẻ và nâng cao năng
9



suất. Khi cách thành viên trong nhóm thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau nghĩa
là đang đóng góp sức mình vào sự thành công trong việc tổ chức các hoạt
động nhóm.
 Tám là: Giải quyết sai lầm và bế tắc công việc trên cơ sở vì quyền lợi
nhóm:
 Giải quyết sai lầm:
Sự thành công lâu dài của một nhóm phụ thuộc vào việc nhóm giải quyết
những sai lầm như thế nào. Xu hướng cơ bản của người Anh là gạt bỏ
những sai lầm và tiếp tục giai đoạn tiếp theo – đây là một xu hướng sai lầm.
Bất kỳ một sai sót nào cũng nên được cả nhóm tìm hiểu. Làm thế không
phải để đổ lỗi cho ai đó (vì sai lầm là do cả nhóm và một người nào đó chỉ
làm theo nhiệm vụ được giao) mà để kiểm tra những nguyên nhân và tìm
kiếm phương pháp kiểm soát và ngăn chặn sự lặp lại sai lầm đó. Một lỗi
lầm chỉ xảy ra một lần khi nó được giải quyết một cách đúng đắn.
Một thực tiễn đặc biệt hữu dụng đó là ủy quyền thực hiện một giải pháp
sửa chữa đã được thống nhất cho chính cá nhân hay nhóm con đã mắc lỗi.
Biện pháp này cho phép nhóm có được sự tin tưởng và sự tự giác sửa đổi.
 Giải quyết bế tắc:
Nếu hai quan điểm đối lập tồn tại trong cùng một nhóm thì phải có một
hành động gì đó để giải quyết ngay. Nhiều chiến lược khả thi cùng tồn tại.
Một nhóm con có thể thảo luận quan điểm của nhóm khác để hiểu rõ hơn
nó. Một nguyên tắc chung nên được nhấn mạnh và sự khác biệt cần phải
được nhìn thấy để có một chiến lược thay thế khác. Mỗi nhóm có thể thảo
luận trên nền của một nhiệm vụ ban đầu. Nhưng trước hết nhóm nên quyết
định dành bao nhiêu thời gian để thảo luận những lợi ích thực tế và sau đó
giải quyết xong vấn đề đó sau thời gian đó, nếu vấn đề không quan trọng,
hãy tung đồng xu.
 Chín là: Công khai, minh bạch trong đánh giá thành tích và phân chia
lợi ích:

Nếu một ai đó làm việc gì đó, đừng ngần ngại khen. Điều này không chỉ
củng cố những việc làm đáng khen ngợi mà còn làm giảm đi những phản
hồi tiêu cực có thể có sau này. Sự tiến triển của nhiệm vụ cũng được nhấn
mạnh. Người quản lý cũng nên công bằng, minh bạch trong đánh giá thành
tích của người khác, đừng vì lợi ích cá nhân mà mù quáng trong phân chia
lợi ích cho thành viên trong nhóm. Điều này ảnh hưởng không tốt đến hiệu
quả làm việc của nhóm về sau.
 Mười là: Khai thông ngay những vướng mắc tư tưởng và bất đồng cá
nhân từ ban đầu từ ban đầu trước khi nó trở thành mâu thuẫn lớn:
Các thành viên trong nhóm rõ ràng là sẽ có những ý kiến khác nhau,
không thể tránh khỏi những tình huống xung đột. Một trong những điều của
kỹ năng làm việc nhóm cần có là phải giải quyết xung đột trong nhóm.
Ngay cả khi đối với những vấn đề quan trọng, nếu biết xử lý một cách
chuyên nghiệp sẽ ít gây ra tổn hại cho người khác hơn. Không nên để
những ý kiến bất đồng gây ảnh hưởng đến kết quả làm việc nhóm.
Nhóm cần thỏa thuận quy trình xem xét, phân tích, đánh giá và giải
quyết các vấn đề trong nhóm cũng như những xung đột. Không nên ủng hộ
10













những xung đột cá nhân hoặc chia bè kết phải khi xảy ra xung đột. Thay
vào đó, các thành viên nhóm cần hướng đến một giải pháp chung.
Mười một là: Hành động hợp lý tùy theo giai đoạn phát triển của
nhóm:
Các bạn hiện đang làm việc trong một nhóm ổn định hay đã có nhiều
kinh nghiệm trong làm việc nhóm sẽ nhận thấy rằng, hoạt động của nhóm
luôn trải qua những bước phát triển khác nhau. Nhưng đối với các bạn có ít
dịp tham gia làm việc nhóm, giai đoạn đầu sẽ có cảm giác làm việc nhóm
có vẻ không hiệu quả như một cá nhân làm việc. Vì vậy, việc hiểu các giai
đoạn phát triển của nhóm, biết cách giải quyết những vấn đề ở mỗi giai
đoạn sẽ giúp nhóm hoạt động ổn định, khi đó, sức mạnh của tập thể được
phát huy và mọi thành viên đều hưởng được lợi ích nhóm mang lại.
Mười hai là: Sử dụng quyền lực đúng mức:
Rất hiếm khi tất cả mọi việc theo đúng kế hoạch, do đó hãy thiết lập một
hệ thống báo cáo giúp chúng ta giải quyết bất sự chênh lệch hướng nào.
Nếu một quyết định được đưa ra mà không được đồng ý của mọi người, lúc
này bạn có thể sử dụng quyền lực “Đây là mệnh lệnh” để mọi người làm
theo. Nhưng đừng lạm dụng quyền lực quá mức, điều đó khiến các thành
viên trong nhóm chỉ sợ bạn thêm thôi chứ họ không tôn trọng bạn, dẫn đến
kết quả của mục tiêu chung mà nhóm đặt ra không cao.
Mười ba là: Lãnh đạo phù hợp với tình huống phát triển NV:
Kỹ năng lãnh đạo là một trong những kỹ năng cần thiết để bạn có thể
quản lý đội nhóm tốt và thăng tiến trong công việc. Tuy nhiên, lãnh đạo
không có nghĩa là bạn luôn luôn chỉ áp dụng một phong cách lãnh đạo với
mọi nhân viên khác nhau, mà cần lựa chọn phong cách lãnh đạo phù hợp
với trình độ của mỗi nhân viên.
Không ít người thất bại trong việc quản lý đội nhóm vì không nhận thức
được điều này, họ đặt ra yêu cầu quá cao đối với nhân viên mới hoặc cho
các nhân viên giỏi quá ít không gian để chủ động và sáng tạo trong công
việc. Điều đó khiến cho các nhân viên cấp dưới thiếu tin tưởng người đứng

đầu, hoặc vẫn phục tùng nhưng không cảm thấy thoải mái để phát huy hết
năng lực. Chính vì vậy, nếu mong muốn khai thác nhiều nhất nguồn lực con
người của đội nhóm hay công ty (tức tài năng, trí tuệ, sự nhiệt tình… của
người lao động) thì nhà lãnh đạo cần phải hiểu rõ về các phong cách lãnh
đạo khác nhau và cách thức để áp dụng chúng trong thực tiễn quản lý nhân
viên hay đội nhóm.
Mười bốn là: Duy trì bầu không khí tích cực, phù hợp với VH nhóm:
Bầu không khí tâm lý không phải sẵn có và cũng chẳng phải ngẫu nhiên
mà có được mà là kết quả của sự nỗ lực tìm kiếm, phát hiện, đổi mới qua
giao tiếp của người quản lý đối với nhóm của mình. Một nhóm làm việc có
hiệu quả đều không thể thiếu một bầu không khí vui vẻ, tích cực. Nếu một
bầu không khí quá ảm đạm hay tiêu cực, sẽ làm cho các thành viên trong
nhóm mệt mỏi, chán nản, dẫn đến năng suất làm việc của họ kém đi. Tuy
nhiên, cũng nên tùy vào từng trường hợp riêng biệt của nhóm mà tạo bầu
không khí cho phù hợp.
Mười lăm là: Vận dụng khéo léo áp lực nhóm, lây lan tâm lý nhóm:
11


Hiện tượng áp lực nhóm là hiện tượng cá nhân từ bỏ ý kiến ban đầu của
mình để nghe theo hoặc tuân thủ theo ý kiến của người khác. Còn lây lan
tâm lý là quá trình chuyển tỏa trạng thái cảm xúc từ cá thể này sang cá thể
khác ở cấp độ tâm sinh lý nằm ngoài sự tác động của ý thức, nghĩa là người
này tự đưa mình vào trạng thái tâm lý của người khác một cách vô thức.
Lực lây lan tâm tý truyền đi theo nguyên tắc cộng hưởng tỷ lệ thuận với số
lượng thành viên trong nhóm và cường độ cảm xúc được truyền. Nếu bạn là
nhóm trưởng hay người quản lý của một nhóm nào đó, bạn nên khéo léo
vận dụng áp lực nhóm và lây lan tâm lý nhóm trong các hoạt động, góp
phần làm cho mục tiêu cuối cùng đạt kết quả tốt hơn.
Ví dụ: khi tôi tham gia nhóm “Hát với quê hương”, anh Linh – nhóm

trưởng nhóm tôi đặt ra kế hoạch là: “lần này, nhóm chúng tôi tiến hành giao
lưu sáo trúc với câu lạc bộ sáo trúc Cần Thơ”. Mặc dù có một bạn không
đồng ý với ý kiến của anh Linh, vì anh đó cho rằng nên giao lưu đàn tranh
với trường văn hóa nghệ thuật. Nhưng cuối cùng, khi tất cả những người
khác đều đồng ý thì anh này đã làm theo ý kiến của anh Linh. Đây là hiện
tượng áp lực nhóm. Còn một ví dụ khác về lây lan tâm lý nhóm, đó là: khi
một thành viên trong nhóm “Hát với quê hương” của chúng tôi có chuyện
buồn, hay gia đình bạn ấy có chuyện không vui gì đó, thì cả nhóm cũng
buồn theo.
IV.
Bạn hãy đọc cuốn sách: “thế giới quả là rộng lớn và có nhiều việc
phải làm” của nguyên Tổng giám đốc Tập Đoàn Deawoo – Kim
Woo Chung (tải trên mạng). Bạn ấn tượng nhất với phần (hoặc
đoạn, câu nói) nào? Liên hệ với bản thân.
Sau khi đọc cuốn sách “thế giới quả là rộng lớn và có nhiều việc phải
làm” của nguyên Tổng giám đốc Tập Đoàn Deawoo – Kim Woo Chung ,
tôi thích nhất là đoạn sau: “Ước mơ thường tạo nên con người. Ước mơ có
thể điều khiển cả tính công việc và ngay cả hôm nay, ước mơ giống như
bánh lái của con thuyền. Bánh lái có thể nhỏ và không thấy được nhưng nó
điều khiển hướng đi của con tàu. Cuộc đời không có ước mơ giống như con
tàu không có bánh lái. Cũng như con tàu không có bánh lái người không có
ước mơ sẽ mất hướng đi và sẽ trôi dạt lững lờ cho tới khi bị mắc kẹt trong
đám rong biển”.
Tôi nhớ, ở đâu đó có đoạn văn thế này: “Nếu bầu trời tượng trưng cho
những ước mơ, những kế hoạch lớn và những cái nhìn bao quát nhưng toàn
diện về bản thân, thì phải chăng những nỗi lo thường nhật đã kéo tầm mắt
của ta xuống dưới mặt đất, để chìm trong một dòng người hối hả, để đối
phó với những chướng ngại vật ngay trước mắt và rồi ta chẳng còn lúc nào
để phóng tầm mắt lên thật xa trên bầu trời, để thấy những ước mơ của ta lớn
đến chừng nào…”. Và thế là nhiều khi ta quên đi những điều thực sự quan

trọng: đó chính là những ước mơ. “Tôi muốn làm một người nhỏ bé nhất
trong nhân loại có ước mơ và có mong muốn hoàn thành ước mơ chứ không
muốn làm một người vĩ đại không có ước mơ, không có mong muốn” Gibran.
12


Ai cũng có ước mơ. Có thể đó chỉ là những nhu cầu bình thường trong
sinh hoạt hằng ngày. Nhưng cũng có thể đó là những khát khao hướng
thượng cho những kế hoạch dài hơn cho chính bản thân mình. Cũng như
các bạn, tôi là một người có rất…rất nhiều ước mơ và hoài bão. Vâng! Một
lãnh tụ Hồ Chí Minh vĩ đại, một trong những người làm nên thế kỷ XX,
một tỷ phú Bill Gates làm chao đảo cả thế giới phần mềm, cũng như các
Thiên tướng của Thế giới qua mọi thời đại: Thành Cát Tư Hãn - Thiết Mộc
Chân, Hưng Đạo Vương - Trần Quốc Tuấn, Anh cả của Quân đội Việt Nam
– Đại tướng Võ Nguyên Giáp làm cả thế giới phải thán phục về tài dụng
binh của mình. .. Thử hỏi ai trong chúng ta lại không một lần ước mơ được
như thế?
Ước mơ – hoài bão là những điểm xuất phát quan trọng, đây là cơ sở để
mỗi cá nhân, tổ chức và dân tộc cất cánh. Nhưng ước mơ sẽ chỉ là ước mơ
nếu nó không đi kèm với những sự chuẩn bị cần thiết để thực hiện ước mơ
đó. Mỗi ước mơ, dù lớn lao hay giản dị, đều cần được tiếp lửa bằng nhiệt
huyết, quyết tâm và nỗ lực không ngừng của tuổi trẻ. Tuổi trẻ là một thứ
ngầm rất quý mà không phải ai cũng biết, nó là món quà vô giá mà tạo hóa
ban tặng cho chúng ta trên con đường chinh phục ước mơ của mình. Tuổi
trẻ tự bản thân nó đã là một tài sản, tự bản thân nó đã hàm chứa ánh sáng và
hạnh phúc, khi bị dúi xuống bùn, cơ hội để nó vẫn tỏa sáng và thăng hoa
hơn so với khi bạn già đi.
Ước mơ thuộc về tương lai mà người trẻ tuổi sống vì tương lai, vậy tại
sao không sống và phấn đấu vì ước mơ của mình? Thành công bắt đầu từ
suy nghĩ “dám ước mơ”. Chúng ta dám ước mơ, dám nghĩ khác và vượt

khỏi những hạn hẹp của hoàn cảnh sống để thực hiện cho bằng được khát
vọng của mình. Ước mơ cũng giống như những tên lửa đang chuẩn bị cất
cánh, nhưng nếu không được châm ngòi bằng một niềm tin, ý chí và nỗ lực
vượt khó thì mãi mãi nó chỉ nằm chỏng chơ trên mặt đất.
Cuộc đời thật có quá nhiều ước mơ, có những ước mơ đã trở thành sự
thật và có những ước mơ mãi mãi chỉ là mơ ước mà thôi. Nhưng chúng ta
hãy cảm nhận những ước mơ trong chính con người mình và học cách để
nuôi dưỡng nó. Trước hết phải tìm cho mình một hoài bão, đam mê và tự
đặt câu hỏi cho mình có dám đánh đổi tất cả để hoàn thành được ước
nguyện đó hay không. Con đường biến ước mơ thành hiện thực phải trải
qua ba giai đoạn: Điều đầu tiên và quan trọng nhất là phải nuôi trong mình
một ước mơ, lẽ sống để có động lực phấn đấu và vươn lên. Tiếp đó, ta luôn
có những kế hoạch và dự định để từng bước cụ thể hóa, hiện thực hóa ước
mơ. Muốn làm được điều đó chúng ta cần tự trang bị cho mình kiến thức và
nền tảng giáo dục vững chắc. Cuối cùng, phải biết kiên trì, nhẫn nại và nỗ
lực hết mình. Không thành công nào chưa từng trải qua thất bại, những bài
học từ sai lầm đã qua sẽ tôi luyện cho ý chí thêm mạnh mẽ và vững vàng.
Tất nhiên, không dễ để biến ước mơ thành hiện thực. Một ước mơ dù lớn
hay nhỏ, được ấp ủ, nuôi dưỡng và hiện thực hóa là cả một quá trình với ý
chí tự thân và những bước đi khoa học.
13


Tôi là một người giàu ước mơ. Cũng như nhiều bạn bè khác, tôi ước mơ
mình sống có ích, giàu trí thức, giỏi nghề và tất nhiên là thành đạt trong
cuộc sống. Tôi bắt đầu ước mơ từ lúc tôi còn nhỏ, tôi luôn ước mình sau
này lớn lên sẽ là một giáo viên giỏi, được nhiều học sinh yêu mến. Nhưng
đến khi tôi học lớp 6, tôi lại ước mình sau này có thể thi đậu vào ngành kế
toán, là một kế toán viên xuất sắc và được làm trong một công ty có danh
tiếng. Không chỉ có thế, khi tôi lên lớp 10, tôi lại ước mơ mình có thể là

một luật sư, để có thể giúp bà con khi cần thiết. Nhưng sự đời không ai ngờ
trước, kết thúc kỳ thi tuyển sinh Đại học, điểm của tôi không đủ để vào học
những ngành mà tôi mơ ước. Cuộc đời tôi lúc này lại rẽ sang ngã khác. Tôi
theo học ngành “Điều dưỡng” theo tâm ý của ba mẹ tôi. Trong thời gian
theo học ngành “Điều dưỡng” ở trường, hằng ngày tôi chỉ lên lớp ngồi rồi
đợi tới giờ về, mục tiêu học tập cuối cùng của tôi chỉ đơn giản là được qua
môn thôi. Nhưng khi bắt đầu sang năm thứ ba, tôi nhận thức được mình nên
làm gì; và rồi tôi cố gắng học tập thật tốt để đến khi kết thúc ba năm học,
tôi được lọt vào top danh sách những bạn học giỏi nhất lớp để làm khóa
luận ra trường. Để làm được những điều đó, tôi đã phải cố gắng hết mình
trong học tập, tìm tòi và cập nhật những kiến thức mới lạ, học hỏi thêm từ
các anh chị khóa trước, nhiều khi còn không có thời gian để nghỉ ngơi. Và
rồi, tôi đã thành công. Đó là cả một quá trình với ý chí và nỗ lực rất lớn của
tôi vì thực tế bao giờ cũng khác hơn nhiều so với lý thuyết mà tôi được
trang bị. Nhưng bên cạnh đó, tôi cũng có rất nhiều việc còn chưa thực hiện
được. Hiện giờ, tôi chỉ mong muốn rằng mình có thể làm bài khóa luận
thành công, được ra trường với loại ưu trên tay và có nhiều cơ hội để làm
việc.
Một ước mơ mới, một kế hoạch mới sẽ được đặt ra cho một tương lai
mới. Đó là điều tôi phải làm bây giờ. Trước tiên, tôi phải biết kiên trì, nhẫn
nại và nỗ lực hết mình để từng bước làm quen với công việc mới của mình,
từng bước thích nghi với cuộc sống mới, nhiệm vụ mới. Tiếp đó, tôi sẽ cố
gắng phấn đấu để hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp và cố gắng ra trường
với một bằng loại ưu. Điều này đòi hỏi sự cố gắng và nỗ lực rất lớn của bản
thân tôi. Sau khi tốt nghiệp ra trường, tôi được nhận vào làm việc tại bệnh
viện, trở thành một điều dưỡng chính thức, tôi sẽ cố gắng trở thành một
điều dưỡng giỏi, chăm sóc bệnh nhân hết mình và được các đồng nghiệp
cũng như gia đình các bệnh nhân yêu quý. Một ước mơ nữa của tôi đó
chính là gia đình tôi luôn mạnh khỏe, vui vẻ và hạnh phúc. Đó chính là ước
mơ cuối cùng của tôi.

Cuối cùng, tôi nhắn nhủ lại các bạn đọc một câu châm ngôn này: “Hãy
nhanh chóng nắm bắt lấy ước mơ, vì nếu ước mơ lụi tàn thì cuộc sống sẽ
như là một con chim gãy cánh không còn bay được”. “Kẻ khốn cùng nhất
trên thế giới này không phải là người không một đồng xu dính túi, mà là
không có nổi một ước mơ” (khuyết danh).
V.

LỜI CẢM ƠN.

14


Trên thực tế, không có sự thành công nào mà không gắn liền với sự hỗ
trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác.
Trong suốt thời gian từ khi em bắt đầu ngồi vào ghế giảng đường đại học
đến nay, em đã nhận được nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý thấy cô, gia
đình và bạn bè.
Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi đến quý thầy cô ở đoàn khoa
Dược – Điều dưỡng trường Đại học Tây Đô đã cùng với tri thức và tâm
huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu của mình cho chúng
em trong suốt thời gian học tập tại trường. Và đặc biệt, trong học kỳ này,
khoa đã tổ chức cho chúng em một môn học mà theo em nó là rất hữu ích
cho em, sinh viên khoa Dược – Điều dưỡng cũng như các sinh viên đang
theo học các ngành khác tại trường. Đó là môn: “Kỹ năng làm việc nhóm
(Team work skills)”.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến giảng viên bộ môn
Ths.Phạm Ngọc Phương đã tận tâm dạy dỗ chúng em qua từng buổi học
trên lớp. Nhờ có thầy hướng dẫn, dạy bảo mà đầu tiên, em đã có thể hoàn
thành bài thu hoạch đúng hạn, sau đó, em đã có thêm rất nhiều kiến thức, tự
trang bị cho bản thân mình một “kỹ năng làm việc nhóm” tốt hơn. Tuy

nhiên, thời lượng buổi học của môn này không nhiều, thế nên kiến thức và
hiểu biết của em về môn này còn có phần hạn chế, khó tránh khỏi bài thu
hoạch có những thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp
quý báu của thầy để kiến thức của em trong lĩnh vực này được hoàn thiện
hơn.
Sau cùng, em kính chúc thầy Phương, cũng như quý thầy cô trường Đại
học Tây Đô thật dồi dào sức khỏe, niềm tin để thực hiện sứ mệnh cao đẹp
của mình là truyền đạt kiến thức cho thế hệ mai sau.
Trân trọng.
Cần Thơ, ngày 19 tháng 08 năm 2016
Sinh viên thực hiện
(Ký và ghi rõ họ tên)

Đặng Thị Tuyết Mai

15



×