Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Một số câu hỏi & trả lời môn Hành vi tổ chức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (219.22 KB, 10 trang )

1. Thuyết Nhu Cầu Maslow
2. Khi ra Quyết Định Cá Nhân, bạn thường chi phối bởi điều gì?
3. Phân tích ưu điểm và khuyết điểm về tính cách của bạn theo trường phái
12 cung hoàng đạo
4. Cách tạo động lực cho bản thân.
5. Cách tạo động lực cho người khác

Câu 1 : Thuyết Nhu Cầu Maslow
Thuyết nhu cầu Maslow
Nhu cầu cơ bản (basic needs)
- Nhu cầu về an toàn (safety needs)
- Nhu cầu về xã hội (social needs)
- Nhu cầu về được quý trọng (esteem needs)
- Nhu cầu về nhận thức (cognitive needs)
- Nhu cầu về thẩm mỹ (aesthetic needs)
- Nhu cầu được thể hiện mình (self-actualizing needs)
1. Nhu cầu cơ bản (basic needs):
Nhu cầu này còn được gọi là nhu cầu của cơ thể (body needs) hoặc nhu cầu sinh lý
(physiological needs), bao gồm các nhu cầu cơ bản của con người như ăn, uống, ngủ,
không khí để thở, tình dục, các nhu cầu làm cho con người thoải mái,…đây là những nhu
cầu cơ bản nhất và mạnh nhất của con người. Trong hình kim tự tháp, chúng ta thấy
những nhu cầu này được xếp vào bậc thấp nhất: bậc cơ bản nhất.
Maslow cho rằng, những nhu cầu ở mức độ cao hơn sẽ không xuất hiện trừ khi những
nhu cầu cơ bản này được thỏa mãn và những nhu cầu cơ bản này sẽ chế ngự, hối thúc,
giục giã một người hành động khi nhu cầu cơ bản này chưa đạt được.
Ông bà ta cũng đã sớm nhận ra điều này khi cho rằng: “Có thực mới vực được đạo”, cần
phải được ăn uống, đáp ứng nhu cầu cơ bản để có thể hoạt động, vươn tới nhu cầu cao
hơn.
Chúng ta có thể kiểm chứng dễ dàng điều này khi cơ thể không khỏe mạnh, đói khát hoặc
bệnh tật, lúc ấy, các nhu cầu khác chỉ còn là thứ yếu.
Sự phản đối của công nhân, nhân viên khi đồng lương không đủ nuôi sống họ cũng thể


hiện việc đáp ứng các yêu cầu cơ bản cần phải được thực hiện ưu tiên.
2. Nhu cầu về an toàn, an ninh (safety, security needs):
Khi con người đã được đáp ứng các nhu cầu cơ bản, tức các nhu cầu này không còn điều
khiển suy nghĩ và hành động của họ nữa, họ sẽ cần gì tiếp theo? Khi đó các nhu cầu về an
toàn, an ninh sẽ bắt đầu được kích hoạt. Nhu cầu an toàn và an ninh này thể hiện trong cả
thể chất lẫn tinh thần.
Con người mong muốn có sự bảo vệ cho sự sống còn của mình khỏi các nguy hiểm. Nhu
cầu này sẽ trở thành động cơ hoạt động trong các trường hợp khẩn cấp, nguy khốn đến
tính mạng như chiến tranh, thiên tai, gặp thú dữ,…. Trẻ con thường hay biểu lộ sự thiếu
cảm giác an toàn khi bứt rứt, khóc đòi cha mẹ, mong muốn được vỗ về.
Nhu cầu này cũng thường được khẳng định thông qua các mong muốn về sự ổn định
trong cuộc sống, được sống trong các khu phố an ninh, sống trong xã hội có pháp luật, có
nhà cửa để ở,…Nhiều người tìm đến sự che chở bởi các niềm tin tôn giáo, triết học cũng
là do nhu cầu an toàn này, đây chính là việc tìm kiếm sự an toàn về mặt tinh thần.


Các chế độ bảo hiểm xã hội, các chế độ khi về hưu, các kế hoạch để dành tiết kiệm, …
cũng chính là thể hiện sự đáp ứng nhu cầu an toàn này.
* Thông qua việc nghiên cứu 2 cấp bậc nhu cầu trên chúng ta có thể thấy nhiều điều thú
vị:
- Muốn kìm hãm hay chặn đứng sự phát triển của một người nào đó, cách cơ bản nhất là
tấn công vào các nhu cầu bậc thấp của họ. Nhiều người làm việc chịu đựng các đòi hỏi vô
lý, các bất công, vì họ sợ bị mất việc làm, không có tiền nuôi bản thân và gia đình, họ
muốn được yên thân,…
- Muốn một người phát triển ở mức độ cao thì phải đáp ứng các nhu cầu bậc thấp của họ
trước: đồng lương tốt, chế độ đãi ngộ hợp lý, nhà cửa ổn định,…Chẳng phải ông bà
chúng ta đã nói: “An cư mới lạc nghiệp” hay sao?
- Một đứa trẻ đói khát cùng cực thì không thể học tốt, một đứa trẻ bị stress thì không thể
học hành, một đứa trẻ bị sợ hãi, bị đe dọa thì càng không thể học. Lúc này, các nhu cầu
cơ bản, an toàn, an ninh được kích hoạt và nó chiếm quyền ưu tiên so với các nhu cầu học

hành. Các nghiên cứu về não bộ cho thấy, trong các trường hợp bị sợ hãi, bị đe doạ về
mặt tinh thần và thể xác, não người tiết ra các hóa chất ngăn cản các quá trình suy nghĩ,
học tập.
3. Nhu cầu về xã hội (social needs):
Nhu cầu này còn được gọi là nhu cầu mong muốn thuộc về một bộ phận, một tổ chức nào
đó (belonging needs) hoặc nhu cầu về tình cảm, tình thương (needs of love). Nhu cầu này
thể hiện qua quá trình giao tiếp như việc tìm kiếm, kết bạn, tìm người yêu, lập gia đình,
tham gia một cộng đồng nào đó, đi làm việc, đi chơi picnic, tham gia các câu lạc bộ, làm
việc nhóm, …
Nhu cầu này là một dấu vết của bản chất sống theo bầy đàn của loài người chúng ta từ
buổi bình minh của nhân loại. Mặc dù, Maslow xếp nhu cầu này sau 2 nhu cầu phía trên,
nhưng ông nhấn mạnh rằng nếu nhu cầu này không được thoả mãn, đáp ứng, nó có thể
gây ra các bệnh trầm trọng về tinh thần, thần kinh. Nhiều nghiên cứu gần đây cũng cho
thấy, những người sống độc thân thường hay mắc các bệnh về tiêu hóa, thần kinh, hô hấp
hơn những người sống với gia đình. Chúng ta cũng biết rõ rằng: sự cô đơn có thể dễ dàng
giết chết con người. Nhiều em ở độ tuổi mới lớn đã lựa chọn con đường từ bỏ thế giới
này với lý do: “Những người xung quanh, không có ai hiểu con!”.
Để đáp ứng cấp bậc nhu cầu thứ 3 này, nhiều công ty đã tổ chức cho các nhân viên có các
buổi cắm trại ngoài trời, cùng chơi chung các trò chơi tập thể, nhà trường áp dụng các
phương pháp làm việc theo nhóm, các phương pháp giảng dạy dựa trên vấn đề, các tổ
chức Đoàn, Đội trong nhà trường được giao trách nhiệm tập hợp các em, định hướng các
em vào những hoạt động bổ ích. Các kết quả cho thấy: các hoạt động chung, hoạt động
ngoài trời đem lại kết quả tốt cho tinh thần và hiệu suất cho công việc được nâng cao.
Kinh nghiệm giảng dạy của nhiều giáo viên cũng đưa đến kết luận: phần lớn các em học
sinh sống trong các gia đình hay bất hòa, vợ chồng lục đục, thiếu quan tâm, tình thương
của gia đình thường có kết quả học tập không cao như các em học sinh khác.
4. Nhu cầu về được quý trọng (esteem needs):
Nhu cầu này còn được gọi là nhu cầu tự trọng (self esteem needs) vì nó thể hiện 2 cấp độ:
nhu cầu được người khác quý mến, nể trọng thông qua các thành quả của bản thân, và
nhu cầu cảm nhận, quý trọng chính bản thân, danh tiếng của mình, có lòng tự trọng, sự tự

tin vào khả năng của bản thân. Sự đáp ứng và đạt được nhu cầu này có thể khiến cho một
đứa trẻ học tập tích cực hơn, một người trưởng thành cảm thấy tự do hơn.


Chúng ta thường thấy trong công việc hoặc cuộc sống, khi một người được khích lệ,
tưởng thưởng về thành quả lao động của mình, họ sẵn sàng làm việc hăng say hơn, hiệu
quả hơn. Nhu cầu này được xếp sau nhu cầu “thuộc về một tổ chức”, nhu cầu xã hội phía
trên. Sau khi đã gia nhập một tổ chức, một đội nhóm, chúng ta luôn muốn được mọi
người trong nhóm nể trọng, quý mến, đồng thời chúng ta cũng phấn đấu để cảm thấy
mình có “vị trí” trong nhóm đó.
Kinh nghiệm giáo dục cũng chỉ ra rằng: các hành động bêu xấu học sinh trước lớp, cho
các học sinh khác “lêu lêu” một em học sinh bị phạm lỗi,… chỉ dẫn đến những hậu quả
tồi tệ hơn về mặt giáo dục, tâm lý.
“Nhà sư phạm lỗi lạc Makarenko trong suốt cuộc đời dạy dỗ trẻ em hư, khi được hỏi bí
quyết nào để sửa trị các em, ông nói “Tôi chỉ đúc kết trong một công thức ngắn gọn: Tôn
trọng và yêu cầu cao”. Bản chất tâm lý con người ai cũng muốn được tôn trọng, chạm
đến lòng tự trọng là chạm đến điều sâu và đau nhất, là điểm tử huyệt nhất của con người
(cho dù đó là đứa trẻ khó dạy, chưa ngoan).
Chỉ tôn trọng mà không yêu cầu là không ổn. Khi được tôn trọng là đã cho con người ở
đúng vị trí “Người” nhất của mình. Do vậy, cần có trách nhiệm buộc phải sống và hành
xử đúng đắn với sự tôn trọng đó.””
( Trích VietNamNet, ngày 30/10/2007)
5. Nhu cầu được thể hiện mình (self-actualizing needs):
Khi nghe về nhu cầu này: “thể hiện mình” chúng ta khoan vội gán cho nó ý nghĩa tiêu
cực. Không phải ngẫu nhiên mà nhu cầu này được xếp đặt ở mức độ cao nhất. “Thể hiện
mình” không đơn giản có nghĩa là nhuộm tóc lòe lẹt, hút thuốc phì phèo, “xổ nho” khắp
nơi, nói năng khệnh khạng, …
Maslow mô tả nhu cầu này như sau: “self-actualization as a person’s need to be and do
that which the person was “born to do”” (nhu cầu của một cá nhân mong muốn được là
chính mình, được làm những cái mà mình “sinh ra để làm”). Nói một cách đơn giản hơn,

đây chính là nhu cầu được sử dụng hết khả năng, tiềm năng của mình để tự khẳng định
mình, để làm việc, đạt các thành quả trong xã hội.
Chúng ta có thể thấy nhiều người xung quanh mình, khi đã đi đến đoạn cuối của sự
nghiệp thì lại luôn hối tiếc vì mình đã không được làm việc đúng như khả năng, mong
ước của mình. Hoặc có nhiều trường hợp, một người đang giữ một vị trí lương cao trong
một công ty, lại vẫn dứt áo ra đi vì muốn thực hiện các công việc mà mình mong muốn,
cái công việc mà Maslow đã nói “born to do”. Đó chính là việc đi tìm kiếm các cách thức
mà năng lực, trí tuệ, khả năng của mình được phát huy và mình cảm thấy hài lòng về nó.

Câu 2 : Khi ra Quyết Định Cá Nhân, bạn thường chi phối bởi điều gì?
Chi phối khi ra quyểt định cá nhân.
Những quyết định của bạn bị chi phối bởi ai, hay điều gì trong quá khứ, hệ tư tưởng, gánh
nặng hiện tại hay tương lai... .thường thì người ta hay bị chi phối giữa đc và mất...
Khi ra 1 quyết định mình bị chi phối bởi tư duy về hậu quả của việc làm, nếu tư duy thấy
rằng việc làm gì có hại cho bản thân thì mình không làm , nếu đang làm sẽ ngừng lại .
Bởi hậu - kết quả và trách nhiệm của chính mình.
Khi ra quyết định cá nhân , bản thân tôi tự nhận thấy rằng , không đặt vào 1 trường hợp
cụ thể thì các quyết định của tôi thường bị chi phối bởi tương lai ( mục đích hay tham


vọng ) , quyết định đó có đáp ứng được mục đích mà tôi đã đặt ra hay tham vọng mà tôi
hướng tới không ? ví dụ 1 câu chuyện từ tôi gần đến ngày thi cũng là những ngày tôi nảy
ra nhiều ý tưởng cho 1 kế hoạch kinh doanh và dĩ nhiên tôi cũng đang bắt tay cả cho việc
ôn thi lẫn việc chuẩn bị kế hoạch . Vào mỗi buổi sáng , khi ngồi vào bàn học tôi bị chi
phối bởi 2 thứ đó ,tiếp tục chuẩn bị cho kì thi thật tốt trước hay là chuẩn bị cho kế hoạch
kinh doanh lâu dài trước tức là phân chia thời gian cho cả ngày hôm đó . Lúc này tôi sẽ
phải phân tích 2 tiêu chí trên để ưu tiên cho 1 tiêu chí còn lại , dựa vào mục đích và tham
vọng ban đầu nhận thấy phải đạt kết quả cao trong kỳ thi tới và việc làm trước mắt để có
kết quả cao thì phải chuẩn bị bài thật kỹ thì lập tức tiêu chí kia sẽ bị lùi lại bởi kế hoạch
kinh doanh lâu dài sẽ cần rất nhiều thời gian và có thể tiếp tục trong tương lai còn ngày

thi sắp tới thì không có chỗ cho tương lai.

Câu 3 :Phân tích ưu điểm và khuyết điểm về tính cách của bạn theo trường phái 12
cung hoàng đạo
THIÊN YẾT

(23/10 – 21/11)








THÍCH: Huyền bí, bẫy ngôn ngữ
GHÉT: Chèn ép,tuân phục, nói dối
ƯU ĐIỂM: Quan sát tốt, quyến rũ
KHUYẾT: Ghen, bi quan, hủy hoại
MONG ƯỚC THẦM KÍN: Khám phá

Trong 12 cung hoàng đạo thì tôi thuộc cung Thiên Yết (23/10-21/11) , theo phân tích
cung này thì có ưu điểm là : quan sát tốt , quyến rũ và khuyết điểm là : ghen , bi quan ,
hủy hoại . Tôi tự phân tích về ưu điểm và khuyết điểm về chính bản thân để thấy rõ :
+ Về ưu điểm : Việc quan sát tốt là một lợi thế cho người học khối ngành kinh tế như tôi ,
tự bản thân thấy rằng tôi hay dự đoán được thái độ và hành động để mình tự quan sát về
người khác , việc đó giúp tôi có thể nhanh chóng bắt nhịp với người khác trong kiểu
cách , sở thích và hoạt động của đối phương ; Về quyễn rũ, có thể điều này dễ nhận thấy
ở ở vóc dáng , gương mặt người con gái trong cung Thiên Yết , nhưng chuẩn men như
tôi thì có thể là ở lời nói , ánh mắt hay thái độ của tôi quyến rũ được đối phương . Điều

này cho thấy 1 ưu điểm nữa của tôi trong kinh doanh sẽ là một lợi thế khi trực tiếp trao
đổi và thuyết phục khách hàng của mình .
+ Về khuyết điểm : bất kể cung nào cũng ghen nhưng có lẽ ở đây xuất hiện trong cung
Thiên Yết đã chứng tỏ ghen thể hiện nhiều hơn các cung khác . Ghen nhiều qúa nhất là
trong tình cảm sẽ không giữ vững được mối quan hệ của mình mà ngược lại còn làm tình
trạng xấu đi và kết cục cuối cùng sẽ xảy ra. Còn trong học hành , trong môi trường làm
việc ghen ở đây có thể là không chịu thua bất cứ ai , họ làm được mình sẽ làm được so
với những người cùng lứa tuổi , cùng nhóm , cùng lớp , cùng phòng ban làm việc . Điều
này có thể dẫn đến việc bất chấp để đạt được ; trong khuyết điểm này còn có bi quan ,
một khuyết điểm mà ai có cũng cần phải thay đổi , nếu lúc nào cũng bi quan thì sẽ bị nhột
chí và không vươn lên . Trong môi trường kinh doanh việc bi quan quá mức sẽ không đạt
thành công vì không dám triển khai và tổ chức các dự án ; Còn một khuyết điểm nữa là
hủy hoại , giả sử tôi rất nỗ lực và luôn làm tốt cho một công việc mà sau này tại một thời
điểm quyết định nào đó tôi lại làm không được và điều đó không còn cơ hội để thay đổi
thì tôi sẽ tự dằn vặt chính bản thân đến một khoảng thời gian lâu . Điều đó khiến tôi luôn
nghĩ bi quan và hủy hoại chính bản thân mình.

Câu 4 : Cách tạo động lực cho bản thân.
1.Phải tìm ra nguyên nhân thiều động lực.
Không phải tự dưng chúng ta lại thiếu đi động lực làm việc , học tập hay triển khai
một kế hoạch nào đó , chắc chắn phải có những thứ xung quanh ta đang tác động
vào ta . Vậy tự hỏi rằng những tác động ấy là gì , nó khiến mình thiếu nhiều động


lực đến mức nào . Khi ta đang thiếu động lực làm việc thì ta có nhận thấy điều ấy
hay phải vô tình nhìn thấy mọi thứ trở nên đầy đồng lực thì ta mới nhận ra . Như
vậy việc xác định mình đang thiếu động lực là do chính mình và một phần của
những yếu tố bên ngoài . Có thể là mọi thứ đã vào khuôn khổ giờ giấc nên khi
ngừng lại chúng ta thấy thoải mái hơn và muốn được kéo dài hơn . Do đó hãy làm
điều ấy ngược lại để bắt nhịp từ từ.

2.Xem lại mục tiêu ban đầu của mình là gì? Hay có những mục tiêu nào mới mà bản
thân mình mong muốn đạt được .
Việc xác định được đường đi cho bản thân là một điều vô cùng quan trọng xong
hãy chọn con đường đi dễ nhất nhưng không phải là ngắn nhất . Khi đi trên con
đường dễ ấy tôi sẽ thấy có động lực hơn để đi tiếp và nó trở nên mau đến đích trong
hình dung của tôi . Vượt qua mỗi con đường dễ ấy tôi phải xem mình có đi quá
nhanh không , nếu phía trước có ổ gà mà tôi đi nhanh quá sẽ gặp ngay sự hụt hẫng
trên con đường , và rồi có thể tôi sẽ nản khi tiếp tục đi . Do vậy hãy chậm mà chắc
trên con đường dễ để vừa có động lực vừa mau đến đích.
3.
Câu 5: Cách tạo động lực cho người khác .
1.. Hãy tìm hiều kỹ mọi thứ xung quanh người mà ta muốn tạo động lực cho họ để
đảm bảo một cách khách quan nhất.
Việc này giống như việc tìm ra nguyên nhân thiếu động lực của chính bản thân ,
hãy xem mọi thứ xung quanh , liệu có vấn đề nào bên ngoài tác động vào người đó .
Nếu có hãy giải tỏa nó từ bên ngoài vào để môi trường của bản thân người đó không
còn bị áp lực .
2..Thấu hiểu người đó để tìm ra vấn đề bên trong .
Việc này đối với người thân thì dễ hơn so với người ngoài. Là người ngoài việc thấu
hiểu họ cần phải có 1 quá trình làm quen và tiếp xúc . Khi đó thói quen hay tính
cách của họ bạn sẽ dễ đoán hơn và dễ tạo động lực hơn.
3..Đưa ra những gợi ý và làm mới tinh thần cho người đó.
Sau khi đoán được tính cách của họ , chính bạn hãy đưa ra những gợi ý để xem thái độ
phản ứng của họ , khi việc này đã đoán được rồi thì ta hãy giúp họ trong việc chọn mục
tiêu để họ thấy hưng phấn hơn .Nếu họ đã bắt được nhịp và có hướng đi của họ thì ta nên
ở phía sau để củng cố niềm tin cho họ tiếp tục theo con đường đó.

Cách tạo động lực cho bản than.
1. Đề ra những mục tiêu
Bạn phải biết điều mình muốn! Chính những mục tiêu sẽ đem lại cho cuộc sống bạn một

mục đích sống. Khao khát đạt được những mục tiêu đó sẽ trở thành nguồn động lực thúc
đẩy trong cuộc sống bạn.
Hãy ghi xuống tất cả các mục tiêu, dù lớn hay nhỏ, về bản thân, nghề nghiệp, tài chánh và
tinh thần. Hãy ghi xuống thật rõ ràng và cụ thể rồi bắt đầu thực hiện những mục tiêu đó.


2. Hành động mỗi ngày
Một khi đã đề ra những mục tiêu, hãy đưa ra kế hoạch để thực hiện ít nhất một bước mỗi
ngày, dù lớn hay nhỏ. Có thể đó là một cuộc nói chuyện qua điện thoại, đọc sách báo, viết
một lá thư, v.v… hãy làm bất cứ việc gì mỗi ngày. Mỗi bước nhỏ này sẽ đưa bạn đến gần
mục tiêu của bản thân hơn cũng như thúc đẩy bạn vươn lên cao hơn. Hãy nhớ rằng thói
quen cũng không là gì khác hơn ngoài một hành động lặp đi lặp lại. Hành động mỗi ngày
sẽ hình thành một thói quen thành công của bạn thật mạnh mẽ đến nỗi cuối cùng bạn sẽ
hành động mà không cần phải suy nghĩ nữa, bởi điều đó đã phản ảnh chính bản thân bạnmột người thành công và luôn có động lực làm việc.
3. Cảm nhận sự việc
Chúng ta không phải là những tạo vật của lý trí thuần tuý, mà là những tạo vật có tình
cảm. Nếu lý trí giúp chúng ta đưa ra kế hoạch công việc, thì chính tình cảm, ao ước thực
hiện kế hoạch đó. Hãy liên kết mọi cảm xúc tích cực với hành động của bạn. Mỗi khi đạt
được thành công, dù lớn hay nhỏ, hãy cảm nhận cảm giác bạn đang tiến gần hơn đến mục
tiêu đề ra. Những kết nối lặp đi lặp lại này sẽ củng cố ao ước muốn đạt được những mục
tiêu. Một cách hữu ích khác là ngồi xuống và ghi ra những lý do tích cực tại sao bạn
muốn đạt được mục tiêu cụ thể nào đó. Rồi ở mặt còn lại, ghi xuống những việc mà bạn
sẽ bỏ qua hay buộc phải làm nếu không đạt được mục tiêu đó. Giờ đây, hãy vận dụng cả
hai loại cảm xúc khao khát và sợ hãi mà bạn có.
4. Chịu trách nhiệm!
Đừng tự cho mình một lời bào chữa cũng như thôi đổ lỗi cho cha mẹ, tuổi thơ, con cái,
người phối ngẫu, nền kinh tế, sếp hay bất kỳ ai hay sự việc nào khác. Bởi thật ra đây
chính là cuộc sống của BẠN. Đừng tự nói “nếu có thể, tôi sẽ..” mà hãy nói, “tôi có thể và
tôi sẽ làm…”. Bạn có thể có rất nhiều lý do để chần chừ nhưng chỉ có bạn mới có thể
thay đổi hoàn cảnh. Vậy nên, hãy chịu trách nhiệm. Hãy đứng ra và nhớ đến lời của

Oprah Winfrey, “triết lý sống của tôi là bạn không chỉ chịu trách nhiệm về cuộc đời
mình, mà cố gắng hết sức trong giây phút hiện tại sẽ giúp bạn đứng ở vị trí tốt nhất trong
giây phút kế tiếp”.
Thứ nhất, phải tìm ra nguyên nhân làm chúng ta thiếu động lực.
Có nhiều nguyên nhân gây ra sự trì trệ: Sự lười biếng của chính bản thân, áp lực trong
công việc quá cao khi lên đỉnh điểm khiến ta buông xuôi luôn công việc, áp lực từ việc
thi cử, ôm đồm quá nhiều công việc mà không có công việc nào hoàn thành tốt, áp lực
phải chạy đua thành tích với người khác hoặc là việc gặp vấn đề trong cảm xúc (chia tay
người yêu, có hiềm khích với người thân, mâu thuẫn với bạn bè),… Trong cuộc sống
ngày càng hiện đại này thì việc phải đối mặt với những nguyên nhân gây mất đi động lực
là việc diễn ra như cơm, và việc tìm ra nguyên nhân sẽ giúp ta hiểu rõ bản thân hơn để có
những điều chỉnh hợp lý.
Thứ hai, chúng ta phải tự hiểu rõ bản thân cần gì?
Hiểu rõ bản thân cần gì rất quan trọng. Bạn là một người lười biếng với công việc, học
tập, lười biếng cả việc giao tiếp, tạo lập mối quan hệ, tại sao không biến sự lười biếng đó
thành nhân tố tích cực, khoa học nghiên cứu rằng những người lười biếng thường hoàn
thành công việc nhanh hơn và sáng tạo hơn so với người bình thường bởi lẽ khi họ lười
biếng, họ sẽ nhanh trí ứng dụng những thứ quanh mình để làm công việc nhanh chóng
hơn.


Bạn là người dễ rơi vào trạng thái “lầy lội”, “nước đến cổ vẫn chưa nhảy” khi công việc
lên đến cao trào của nó, vậy thì bạn cần có những bước chuẩn bị để đừng phải bị rơi vào
trang thái “buông xuôi tất cả” đó.
Bạn là người sợ thành tích của người khác làm ảnh hưởng đến bản thân rồi so sánh mình
với họ, rồi bạn thấy mình chưa là gì cả đối với những gì họ làm, bạn buông xuôi luôn!
Vậy bạn phải học cách bình tâm, bỏ qua suy nghĩ “GATO” và làm việc với những gì bạn
đang có với bản kế hoạch hoàn chỉnh.
Bạn là người dễ bị cảm xúc chi phối, vậy bạn phải học cách làm chủ cảm xúc bản thân,
bên cạnh đó phải luôn hòa đồng, tạo mối quan hệ tốt với tất cả những người mà bạn yêu

thương, đừng để ý đến những người bạn không quan tâm, điều đó không phải là bạn quá
vô tâm, mà đó là bạn đang làm chủ chính mình.
Thứ ba, tiến hành ngay các biện pháp nhỏ để xốc lại tinh thần.
Tìm cảm hứng: tìm đọc các Blog, Báo, Sách, Tạp chí nói về những tấm gương sáng trong
việc lấy lại động lực và trở nên thành công.
Chia sẻ việc mất phương hướng của bạn: có thể là cho người yêu (nếu có), bạn thân, hoặc
người thân cho gia đình bạn, họ sẽ có những lời khuyên tích cực cho bạn.
Làm những công việc lặt vặt: ví dụ như chà nhà cầu, lau dọn phòng ngủ, sửa chữa lại vài
thứ bị hỏng trong nhà, trồng cây, tắm cho thú cưng, … sẽ giúp bạn cảm thấy vui vẻ hơn
và tìm ra hứng thú công việc.
Tạo một cam kết công khai: hãy tự gây áp lực cho bản thân về việc cam kết sẽ làm xong
việc đang bỏ ngõ với người thân, bạn bè, nếu bạn không làm ư? Hãy suy nghĩ tới hậu quả
khi người thân và bạn bè bạn bĩu môi.
Đặt lại mục tiêu: hãy ngồi lại bên bàn làm việc, đặt lại mục tiêu và deadline cho mỗi việc,
càng đặt ít mục tiêu trong một khoảng thời gian càng giúp bạn nhanh chóng thực hiện
xuất sắc công việc của mình.

Cách tao dong luc cho ban than
1. Nhắm mắt lại, tưởng tượng ra mình đạt được mục tiêu. Cảm giác chiến thắng ngọt
ngào giúp bạn thêm quyết tâm hành động.
2. Hãy thử một cái gì đó mới. Không thể mong chờ kết quả khác đi trong khi ta vẫn thử
những cách cũ.


3. Hãy đi bộ trong công viên, hít thở nhẹ nhàng, tĩnh tâm để suy nghĩ thấu đáo.
4. Tạo danh sách những công việc cần làm. Việc hoàn thành một mục tiêu trong đó giúp
bạn phấn chấn, thêm tự tin.
5. Ngủ nhiều hơn. Thiếu ngủ có thể làm bạn rệu rã.
6. Uống cà phê cho nguồn cảm hứng sáng tạo.
7. Thực hiện từng bước nhỏ của kế hoạch đến khi hoàn thành. Cảm giác ôm đồm khiến

bạn mệt mỏi.
8. Tự thưởng cho bản thân khi hoàn thành một mục tiêu, điều này cần thiết.
9. Thực hiện những việc khó nhất vào sáng sớm, thời điểm cơ thể sảng khoái minh mẫn
nhất.
10. Luôn tự thúc đẩy bản thân bằng những lời động viên chính mình.
11. Phát triển sức mạnh ý chí bằng cách đọc sách, coi các bộ phim về động lực sống.
12. Hình thành và duy trì một thói quen tốt.
13. Tập trung. Làm quá nhiều việc cùng một lúc gây áp lực không đáng có. Hãy tập trung
từng việc và làm thật tốt.
14. Có một người bạn đồng hành để mọi thử thách trở nên thú vị hơn.
15. Dọn dẹp, làm mới không gian làm việc để bạn được thấy mới mẻ và tiếp thêm năng
lượng.
16. Ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý.
17. Khởi động một ngày bằng việc làm yêu thích, nhâm nhi ly ca cao nóng, tắm nước
nóng, đọc trang báo… bạn sẽ nuôi cảm hứng cho cả ngày.
18. Chia sẻ dự định với người khác.
19. Tập trung vào những điều tích cực thay vì tiêu cực, và bạn sẽ có khuynh hướng muốn
bắt đầu các dự án mới và chấp nhận rủi ro. Thành công luôn đến từ ngoài vùng an toàn.
20. Mang ánh sáng và không khí trong lành vào phòng bạn.
21. Khuyến khích người khác, và bạn sẽ tự động thấy ủng hộ từ họ trong trở lại. Đó là
một vòng tròn nhân quả kỳ diệu.
22. Đừng so sánh mình với những người khác, chỉ cần tốt hơn mình của hiện tại.
23. Có kỳ vọng thực tế, nhìn rõ con đường mình đi và những chướng ngại.
24. Nếu bạn thất bại, hãy chọn cho mình lên và tiếp tục đi.
25. Đọc tiểu sử của những người truyền cảm hứng cho bạn.
26. Một ghi chú dán vào gương của bạn, hoặc một trích dẫn đầy cảm hứng trên một cốc
cà phê có thể là điều tốt nhất nhắc nhở bạn luôn tiến về phía trước.
27. Làm một tình nguyện viên, công việc thiện nguyện giúp bạn thấy mình may mắn, vì
vậy bạn nên tận dụng cơ hội để làm được nhiều nhất của cuộc sống của bạn.
28. Ăn mặc để gây ấn tượng với chính bản thân. Bạn sẽ hào hứng với công việc hơn khi

có vẻ ngoài chỉn chu và tự tin.
29. Viết ra một vài điều bạn biết ơn cho mình thêm động lực và cố gắng trong cuộc sống.
30. Nhắc nhở mình rằng đó là tốt nhất là phải thử dù thất bại hay thành công vẫn hơn là
sống với những hối tiếc.
31. Bỏ qua những điều lan man, tập trung vào đam mê của bạn.
32. Nói với chính mình những điều đáng giá thì không bao giờ dễ dàng.
33. Biết rằng bạn có quyền tạo nên giấc mơ của mình và động lực mạnh mẽ sẽ giúp biến
mơ ước thành sự thật.
34. Bắt đầu một sở thích, thú vui sưu tầm để thấy cuộc sống thật thú vị hơn.




×