Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

SỬ DỤNG một số TRÒ CHƠI gây HỨNG THÚ học tập TRONG dạy học TOÁN 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (357.34 KB, 42 trang )

ĐỀ TÀI: SỬ DỤNG MỘT SỐ TRÒ CHƠI GÂY HỨNG THÚ
HỌC TẬP TRONG DẠY HỌC TOÁN 5
A . MỞ ĐẦU
I. Đặt vấn đề:
1/ Thực trạng của vấn đề đòi hỏi phải có giải pháp mới để giải quyết:
a.Về học sinh:
- Toán học là một môn học trừu tượng, khô khan mà tư duy học sinh Tiểu học lại
mang tính cụ thể nên rất ngại học những con số và tính toán.
Trên thực tế, trong các giờ học toán học sinh còn thụ động, nhất là những học sinh
ngại phát biểu, tiếp thu toán chậm. Cuối tiết học, học sinh thường uể oải, thờ ơ ít tập
trung chú ý vào bài giảng vì đặc điểm của học sinh tiểu học là: “Dễ nhớ, mau quên,
chóng chán”. Tuy nhiên, qua việc tìm hiểu điều tra cho thấy học sinh thường hiếu động,
sôi nổi và hăng say hơn trong giờ học là khi được tham gia các hoạt động bằng tay,
được sử dụng đồ dùng trực quan hay thông qua những hành động cụ thể để hình thành
khái niệm, kiến thức, kỹ năng.
b.Về giáo viên:
Qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy giáo viên tổ chức hướng dẫn học sinh hoạt
động theo các tài liệu sẵn có của sách giáo khoa, sách hướng dẫn và thiết kế bài giảng
để hình thành kiến thức, ít khi hình thành kiến thức cho học sinh thông qua các hoạt
động trò chơi nhằm gây hứng thú học toán. Mặt khác giáo viên có tổ chức trò chơi trong
các tiết học nhưng hiệu quả của trò chơi mang lại chưa cao. Điều đó do những nguyên
nhân chủ yếu sau:
+ Nguyên nhân khách quan: Giáo viên thiếu tài liệu tham khảo, ít được bồi dưỡng,
chưa nắm vững cách thức tổ chức trò chơi nên khi tổ chức trò chơi lồng ghép trong tiết
dạy giáo viên gặp rất nhiều khó khăn như: Không làm chủ được hoạt động, xử lý các
tình huống phát sinh còn lúng túng, mất nhiều thời gian…

1


+ Nguyên nhân chủ quan: Giáo viên ngại khó ít chịu tìm tòi học hỏi để đầu tư suy


nghĩ, chuẩn bị nguyên vật liệu thực hiện đồ dùng để phục vụ trò chơi hoặc sự chuẩn bị
các đồ dùng phục vụ trò chơi chưa chu đáo, một số giáo viên còn xem nhẹ tác dụng trò
chơi, ít đánh giá đúng tác dụng của trò chơi qua mỗi bài học.
Việc tổ chức trò chơi sao cho học sinh tiếp xúc cảm thấy hấp dẫn và thích thú thì
phụ thuộc hoàn toàn vào công tác tổ chức của người giáo viên. Cho nên giáo viên có sử
dụng trò chơi vào việc giảng dạy nhưng không thường xuyên mà chỉ mang tính chất đối
phó chưa thật sự có ý nghĩa " Vui học , học vui" chỉ tổ chức trong các tiết dự giờ, thao
giảng, hội giảng. Việc ít tổ chức các trò chơi học tập trong học toán làm cho tiết học trở
nên khô khan, học sinh chưa hứng thú học tập từ đó chất lượng môn Toán còn hạn chế.
Vì vậy, người giáo viên phải nghiên cứu phương pháp dạy học sao cho các em hứng
thú học tập, bằng cách lôi cuốn các em tham gia vào các trò chơi học tập một cách hiệu
quả.
2/ Ý nghĩa và tác dụng của giải pháp mới:
Trò chơi học tập là một hoạt động mà các em hứng thú nhất. Các trò chơi có nội
dung toán học lí thú và bổ ích phù hợp với nhận thức của lứa tuổi Tiểu học. Thông qua
các trò chơi, các em sẽ lĩnh hội tri thức toán học một cách dễ dàng nhằm củng cố khắc
sâu kiến thức, tạo cho các em niềm say mê, hứng thú học toán một cách nhẹ nhàng và
hiệu quả. Đồng thời còn góp phần phát triển cả về trí tuệ, thể lực, nhân cách. Chính vì
thế " học mà chơi, chơi mà học" có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động giảng dạy các
môn học khác nói chung và môn Toán nói riêng.
3/ Phạm vi nghiên cứu đề tài:
+ Đối tượng:
- Học sinh lớp 5 của trường Tiểu học số 2 Phước Sơn.
- Các trò chơi trong một số tiết học toán ở chương trình sách giáo khoa Toán 5.
+ Tài liệu: Sách giáo khoa Toán 5; sách giáo viên Toán 5; Sách trò chơi toán học
nói chung; Các bài viết về trò chơi học tập trên sách báo,...
II. Phương pháp tiến hành:

2



1/ Cơ sở lí luận và thực tiễn có tính định hướng cho việc nghiên cứu, tìm tòi giải
pháp của đề tài.
* Cơ sở lí luận:
Ở bậc Tiểu học, môn Toán là một trong những môn học có vị trí rất quan trọng.
Cùng với các môn học khác, môn Toán ở Tiểu học là nền tảng, là cơ sở vũng chắc ban
đầu cho các bậc học trên. Toán học là môn học tự nhiên có tính logic và có tính chính
xác cao, nó là chìa khóa mở ra sự phát triển của các môn khoa học khác. Môn Toán có
khả năng giáo dục rất lớn trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp suy
luận logic, thao tác tư duy cần thiết để giáo dục toàn diện, hình thành nhân cách cho con
người trong thời đại mới.
Nước ta đang trên con đường hội nhập và phát triển thì đổi mới giáo dục, trong
đó đổi mới phương pháp dạy học là hết sức cần thiết. Đổi mới nhằm phát huy tính tích
cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh trong quá trình dạy học. Luật giáo dục
công bố năm 2005, Điều 28.2 có ghi " Phương pháp dạy học phổ thông phải phát huy
tính tích cực, tự giác chủ động sáng tạo cho học sinh; phải phù hợp với đặc điểm của
từng lớp học, môn hoc; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm;
rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm đem lại niềm
vui hứng thú học tập cho học sinh.".
Để đáp ứng được yêu cầu phát triển của xã hội, cùng với việc đổi mới phương
pháp dạy học phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, người
thầy cần phải chuẩn bị cho từng học sinh phương pháp học tập thích ứng với đời sống
xã hội, hòa nhập vào phát triển cộng đồng. Tôn trọng lợi ích, nhu cầu, tiềm năng của
người học. Trong giờ học toán, người thầy không chỉ quan tâm tới lý thuyết mà còn chú
trọng đến các kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức năng lực phát hiện và giải quyết
các vấn đề thực tiễn. Qua đó học sinh tự nắm được kiến thức mới, đồng thời rèn luyện
về phương pháp học tập, tìm tòi, nghiên cứu. Giáo viên hướng dẫn cho học sinh phát
triển năng lực tự đánh giá và điều chỉnh cách học, khuyến khích phát triển cách học
thông minh sáng tạo, biết giải quyết các vần đề nảy sinh trong các tình huống thực tiễn
bằng nhiều phương pháp, biện pháp và hình thức khác nhau.

3


*Cơ sở thực tiễn:
Như chúng ta đã biết: Học sinh tiểu học có trí thông minh khá nhạy bén, sắc sảo, có
óc tưởng tượng phong phú, ham hiểu biết cái mới. Đó là tiền đề tốt cho việc phát triển
tư duy toán học. Nhưng các em cũng rất dễ bị phân tán, rối trí nếu bị áp đặt, căng thẳng
hay quá tải. Hơn nữa, học sinh ở bậc tiểu học nói chung, học sinh khối lớp 5 nói riêng
cơ thể các em còn đang trong thời kỳ phát triển hay nói cụ thể hơn là các hệ cơ quan còn
chưa hoàn thiện vì thế sức dẻo dai của cơ thể còn thấp nên trẻ không thể ngồi lâu trong
phòng học cũng như làm một việc gì đó trong thời gian dài.
Yêu cầu của giáo dục hiện nay đòi hỏi phải đổi mới phương pháp dạy học môn toán
ở bậc tiểu học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh. Vì
vậy người giáo viên phải thường xuyên tạo ra hứng thú học tập cho các em bằng cách
lôi cuốn các em tham gia vào các hoạt động học tập. Trò chơi học tập là một hoạt động
mà các em hứng thú và hăng say nhất. Nó giúp học sinh thay đổi hoạt động, chống mệt
mỏi căng thẳng trong học tập, tăng cường khả năng luyện tập thực hành và vận dụng
nhanh các kiến thức đã học; ghi nhớ nội dung kiến thức một cách tự nhiên theo kiểu học
mà chơi, chơi mà học. Từ đó giúp cho HS nhớ lâu, hiểu kỹ và vận dụng linh hoạt kiến
thức đã học một cách thông thạo trong học tập và đời sống.
Trên thực tế những giờ dạy có đan xen tổ chức trò chơi toán học học sinh rất thích
thú, rất hào hứng đón nhận trò chơi và kiến thức dần dần được các em nắm bắt một cách
nhẹ nhàng và hiệu quả.
Việc tổ chức trò chơi trong giờ học toán là một cách để học sinh tiếp cận kiến thức
một cách thoải mái, dễ dàng. Và làm cho các em yêu thích môn toán, không còn ngại
học toán nữa.
- Tổ chức trò chơi Toán học cho học sinh có nhiều tác dụng:
+ Tạo hứng thú học tập cho học sinh.
+ Tạo không khí thi đua trong nhóm, lớp.
+ Rèn tính đoàn kết, phối hợp trong học tập.

+ Rèn tính độc lập, bình tĩnh tự tin trong các tình huống.

4


Đó là lý do tôi chọn đề tài :“Sử dụng một số trò chơi gây hứng thú học

tập trong dạy học toán lớp 5 ”.
2/ Các biện pháp tiến hành, thời gian tạo ra giải pháp:
* Để thực hiện đề tài này, tôi đã thực hiện các biện pháp như sau:
- Tìm hiểu, đọc sách giáo khoa, sách tham khảo, báo Thế giới trong ta, thư viện
giáo án Violet, sách trò chơi toán học, giúp em vui học toán,...
- Tìm hiểu phân tích thực trạng học sinh học Toán.
- Dự giờ, trao đổi ý kiến với các đồng nghiệp về sử dụng trò chơi trong dạy học
Toán.
- Tổng kết kinh nghiệm ở những tiết dạy có tổ chức trò chơi đã thực hiện đối với
học sinh lớp 5.
* Thời gian tạo ra giải pháp:
- Đề tài này tôi đã tiến hành khảo sát và áp dụng thực hiện giảng dạy trong các giờ
học Toán lớp 5, năm học: 2014 – 2015, 2015-2016.

B. NỘI DUNG
I. Mục tiêu:
- Góp phần đổi mới phương pháp dạy học môn Toán ở Tiểu học theo phương hướng
phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh, tăng cường hoạt động cá thể
phối hợp với học tập giao lưu. Hình thành và rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào
thực hành.
- Góp phần gây hứng thú học tập môn Toán cho học sinh, một môn học được coi là
khó khăn, hóc búa thì việc đưa ra trò chơi toán học nhằm mục đích để các em học mà
chơi, chơi mà học. Trò chơi toán học không những chỉ giúp các em lĩnh hội, củng cố và

khắc sâu các kiến thức mà còn giúp giờ học toán sinh động, nhẹ nhàng và đạt hiệu quả
cao hơn.
- Góp phần đổi mới phương pháp dạy học Toán, nâng cao chất lượng môn Toán
trong nhà trường.
5


II. Mô tả giải pháp của đề tài.
1/ Thuyết minh tinh mới:
Năm học 2014 – 2015, tôi được phân công giảng dạy lớp 5A2 Trường Tiểu học số 2
Phước Sơn với tổng số HS là 25, trong đó nam có 15 em, nữ 10 em. Các em phân bố rải
rác ở các thôn.
Tôi dùng bài kiểm tra khảo sát chất lượng đầu năm môn Toán (do chuyên môn
trường ra đề và tổ chức chấm chéo nhau). Kết quả cho thấy chất lượng môn Toán chưa
cao; số học sinh đạt điểm 10 chiếm tỷ lệ rất ít; số học sinh nắm kiến thức còn hạn chế
còn chiếm tỷ lệ khá cao. Trong mỗi buổi học tôi dành một thời gian kiểm tra kiến thức
Toán của các em, kết quả nhận được là phần đông học sinh quên đi kiến thức cơ bản của
môn Toán rất nhiều dẫn đến các em làm bài sai. Từ đó, để công việc đạt hiệu quả tốt
hơn, giúp các em có hứng thú trong học tập, nâng cao chất lượng môn toán trong nhà
trường, tôi đã mạnh dạn cải tiến cách thức tổ chức các hoạt động trong giảng dạy bằng
cách lồng ghép các trò chơi vào một số bài tập cụ thể trong tiết học để rút ra những kiến
thức cần khắc sâu cho học sinh.
Như vậy trò chơi Toán học không chỉ giúp các em lĩnh hội tri thức mà còn giúp các
em củng cố và khắc sâu các tri thức đó.
2/ Áp dụng trò chơi học tập Toán vào dạy học Toán 5.
Để áp dụng tốt trò chơi học tập vào dạy học Toán 5, giáo viên cần nắm vững một số
vấn đề sau:
2.1.Thế nào là trò chơi học tập Toán
Trò chơi học tập Toán là hoạt động được tổ chức có tính chất vui chơi, giải trí nhưng
có nội dung gắn với bài học hoặc hoạt động học tập Toán của học sinh.

Xét về mục đích dạy học nói chung, trò chơi toán học có thể có:
- Trò chơi nhằm dẫn dắt hình thành tri thức mới.
- Trò chơi nhằm củng cố kiến thức, luyện tập kĩ năng.
- Trò chơi nhằm ôn tập, rèn luyện tư duy trong giờ học ngoại khoá.
Nếu phân loại theo mạch kiến thức của Toán lớp 5 thì bao gồm:
+ Về số học và phép tính.
6


+ Về đo lường
+ Về hình học
+ Về giải bài toán có lời văn
+ Về một số yếu tố thống kê.
2.2. Sưu tầm, thiết kế một số trò chơi trong dạy học Toán lớp 5.
Để trò chơi góp phần mang lại hiệu quả cao trong giờ học, khi tổ chức và thiết kế trò
chơi phải đảm bảo những bước sau:
a. Thiết kế trò chơi toán học trong môn toán lớp 5:
* Tổ chức trò chơi học tập để dạy học môn toán tiểu học nói chung và môn toán
lớp 5 nói riêng, chúng ta phải dựa vào nội dung bài học, điều kiện thời gian trong mỗi
tiết học cụ thể để đưa ra các trò chơi cho phù hợp. Song muốn tổ chức được trò chơi
trong dạy toán có hiệu quả cao thì đòi hỏi người giáo viên phải có kế hoạch chuẩn bị
chu đáo, tỉ mỉ, cặn kẽ và đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Trò chơi mang ý nghĩa giáo dục
+ Trò chơi phải nhằm mục đích củng cố, khắc sâu nội dung bài học.
+ Trò chơi phải phù hợp với tâm sinh lí học sinh lớp 5, phù hợp với khả năng
người hướng dẫn và cơ sở vật chất của nhà trường.
+ Hình thức tổ chức trò chơi phải đa dạng, phong phú
+ Trò chơi phải được chuẩn bị chu đáo
+ Trò chơi phải gây được hứng thú đối với học sinh
b. Cấu trúc trò chơi học tập Toán:

+ Tên trò chơi
+ Mục đích: Nêu rõ mục đích của trò chơi nhằm ôn luyện, củng cố kiến thức, kỹ
năng nào. Mục đích trò chơi sẽ quy định hành động trò chơi được thiết kế trong trò chơi.
+ Đồ dùng, trò chơi: Mô tả đồ dùng, đồ chơi được sử dụng trong trò chơi học tập.
+ Nêu lên luật chơi: Chỉ rõ quy tắc của hành động chơi, quy định đối với người
chơi, quy định thắng thua của trò chơi.
+ Số người tham gia chơi: Cần chỉ rõ số người tham gia trò chơi.
+ Nêu lên cách chơi.
7


c. Quy trình tổ chức trò chơi trong giờ học toán:
- Bước 1: Giáo viên giới thiệu tên, mục đích của trò chơi. Giáo viên hướng dẫn thể
lệ cuộc chơi.
Mục đích của mỗi trò chơi góp phần vào việc thực hiện mục tiêu của bài học do
đó phải được chuẩn bị chu đáo phù hợp với đối tượng học sinh nhằm rèn luyện tư duy,
khả năng phán đoán nhanh nhẹn của học sinh, củng cố nội dung, khắc sâu kiến thức bài
học cho học sinh ...
Hình thức chơi đa dạng giúp học sinh được thay đổi các hoạt động học tập trên lớp,
giúp học sinh phối hợp các hoạt động. Giáo viên hướng dẫn thể lệ cuộc chơi như chơi
theo cá nhân, nhóm, tổ; tùy theo trò chơi mà bố trí số lượng sao cho tất cả học sinh của
nhóm đều được tham gia chơi.
- Bước 2: Hướng dẫn thực hiện trò chơi bước này bao gồm những việc sau:
+ Tổ chức người tham gia trò chơi: Số người tham gia, số đội tham gia, người quản
trò, trọng tài… Giáo viên cần lựa chọn quản trò có năng lực phù hợp với yêu cầu của trò
chơi.
+ Chuẩn bị phương tiện: Các dụng cụ dùng để tổ chức trò chơi. Các dụng cụ chơi
cần đơn giản, dễ làm hoặc dễ tìm kiếm tại chỗ.
+ Cách chơi: Từng việc làm cụ thể của người chơi hoặc đội chơi, thời gian chơi,
những điều người chơi không được làm,…Luật chơi đơn giản giúp học sinh dễ nhớ, dễ

thực hiện.
+ Cách xác nhận kết quả và cách tính điểm chơi, các giải của cuộc chơi (nếu có).
- Bước 3: Thực hiện trò chơi.
- Bước 4: Nhận xét sau cuộc chơi. Bước này bao gồm những việc sau:
+ Giáo viên hoặc học sinh làm trọng tâm nhận xét về thái độ tham gia trò chơi của
từng đội những việc làm chưa tốt của các đội để rút kinh nghiệm .
+ Trọng tài công bố kết quả chơi của từng đội, cá nhân và trao phần thưởng cho
đội đoạt giải .
+ Một số học sinh nêu kiến thức trong bài học mà trò chơi đã thể hiện.
2.3. Một số vấn đề cần lưu ý khi tổ chức trò chơi trong giờ học toán:
8


* Sử dụng trò chơi trong dạy học Toán có rất nhiều ưu điểm. Nếu ta tổ chức trò chơi
hợp lí, khoa học thì mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, trong quá trình dạy học hiện nay
cũng có một số khuynh hướng sau :
- Lạm dụng trò chơi học tập .
- Có những tiết học ( đặc biệt có người dự giờ), giáo viên sử dụng 2, 3 trò chơi gây
mất thời gian, lớp học “sôi nổi” một cách thái quá dẫn đến ồn ào mất trật tự. Giáo viên
gặp nhiều khó khăn trong việc điều hành lớp học, không phát huy hết hiệu quả của trò
chơi. Các em học sinhcó năng lực tốt tham gia là chủ yếu, các em có năng lực còn hạn
chế ít cơ hội tham gia . Nhiều trò chơi chưa nghiên cứu chọn lọc kĩ, không có tác dụng
thiết thực phục vụ mục tiêu bài học .
Nhà giáo Phạm Đình Thực cũng có nói về thực trạng của việc tổ chức trò chơi
học tập như sau : “Có những tiết, giáo viên tiến hành 4,5 trò chơi vận động; học sinh
liên tục vỗ tay cổ vũ (?!) Thế thì còn thời gian đâu để các em lắng đọng đầu óc mà
ngẫm nghĩ , nhận xét ; suy luận và ghi nhớ. Toán học là môn thể thao của tư duy chứ
đâu phải là môn thể dục cơ bắp ... Lại có những trò chơi mà chỉ có vài em được chơi
còn các em khác hò reo cổ vũ ,nghĩa là chỉ có vài em được học mà thôi...”
- Không sử dụng trò chơi học tập vì sợ hết thời gian hoặc có tư tưởng ngại khó

trong việc thiết kế và sưu tầm các trò chơi dẫn đến tiết học trở nên buồn tẻ, học sinh
tiếp thu không hào hứng .
- Tổ chức trò chơi học tập một cách hình thức. Không phải tiết học nào cũng có thể
thiết kế được trò chơi học tập mà tuỳ theo nội dung, mục tiêu bài học sử dụng trò chơi
phù hợp. Nếu tổ chức trò chơi học tập một cách gượng ép, miễn cưỡng thì sẽ không
phát huy hết hiệu quả .
* Để phát huy hiệu quả của việc sử dụng trò chơi trong một tiết học Toán nói chung,
Toán lớp 5 nói riêng và tránh các khuynh hướng trên, ta cần phải lưu ý một số vấn đề
sau:
- Xác định rõ mục đích trò chơi .
- Nội dung trò chơi phải bám sát mục tiêu bài học.

9


- Hình thức trò chơi phải đa dạng, phong phú; phải hứng thú thu hút tất cả học sinh
tham gia .
- Chuẩn bị các điều kiện và phương tiện cần thiết để tổ chức trò chơi học tập.
- Giới thiệu trò chơi, hướng dẫn cách chơi và quy định thời gian chơi phải rõ ràng,
ngắn gọn, dễ hiểu.
- Chơi xong, giáo viên nhận xét, đánh giá kịp thời , công bằng. Giáo viên không chỉ
đánh giá mức độ đúng sai mà còn nhận xét ý thức tham gia, cách phối hợp tổ chức giữa
các thành viên trong đội.
2.4. Một số trò chơi thường được vận dụng trong dạy học Toán 5:
Để một tiết học sổi nổi, học sinh hứng thú học tập và nắm được kiến thức toán học
một cách nhẹ nhàng thì người giáo viên cần có những phương pháp tối ưu. Tổ chức trò
chơi trong một tiết học cũng là một phương pháp tối ưu, rất quan trọng và cần thiết.
Qua nhiều năm giảng dạy lớp 5, tôi đã nghiên cứu, sưu tầm và vận dụng tổ chức
trò chơi trong giờ học Toán có hiệu quả. Tôi xin mạnh dạn giới thiệu một số trò chơi
nhằm củng cố kiến thức, luyện tập kĩ năng như sau:


1. TRÒ CHƠI : “ AI ĐÚNG NHẤT ? ”
a. Mục đích :
- Củng cố cách tìm thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ, phép nhân, phép
chia.
- Phát huy khả năng suy luận, độ nhạy bén của học sinh .
b. Phạm vi áp dụng :
Áp dụng dạy phần củng cố các bài :
- Ôn tập : Phép cộng (Tiết 150)
- Ôn tập : Phép nhân

- Ôn tập : Phép trừ (Tiết 151)

( Tiết 153) - Ôn tập : Phép chia

( Tiết 155)

c. Chuẩn bị:
Giáo viên : Mỗi bài 3 câu hỏi chính và một số câu hỏi phụ.
Học sinh :

bảng con, phấn.

d. Hình thức chơi :

10


- Học sinh cả lớp tham gia, chia làm 2 đội. ( Hình thức giống như Rung chuông
vàng)

- Tiến hành từ công thức tổng quát của mỗi phép tính.
e. Luật chơi :
Từ công thức tổng quát : a+ b = c ; a – b = c ; a x b = c ; a : b = c
Giáo viên đưa ra 3 câu hỏi, các em lần lượt trả lời từng câu hỏi viết kết quả trên
bảng con. Quy định thời gian trả lời mỗi câu hỏi là 5 giây. Khi nghe hiệu lệnh thì giơ
bảng con. Bạn nào sai câu hỏi đầu thì úp bảng con và không được quyền tham gia câu
hỏi tiếp theo . Đội nào có số lượng bạn trả lời đúng nhiều nhất thì đội đó thắng cuộc.
* Ví dụ minh họa:
Bài: Ôn tập : Phép cộng (Tiết 150 , trang 158 , 159 SGK Toán 5)
* Cách tiến hành :
Sau khi học sinh làm xong các bài tập ở SGK, giáo viên đưa vào củng cố bài.
- Giáo viên giới thiệu tên trò chơi - chuẩn bị dụng cụ - phổ biến luật chơi - tiến
hành chơi nhận xét, tuyên dương.
- Nội dung câu hỏi :
Hoạt động Giáo viên
Hoạt động Học sinh
- Giáo viên nêu câu hỏi( GV vừa chỉ trên - Học sinh 2 đội trả lời ghi vào bảng
phép tính vừa nêu ):

con

Câu hỏi 1 : Trong phép cộng a + b = c , khi
nào c bằng a ?

- HS ghi : b = 0

GV hỏi thêm : Tại sao em chọn b = 0 ?
+ Vì b = 0 tức là a + 0 = a. Một số
Câu hỏi 2 : Trong phép cộng a + b = c , cộng với 0 thì bằng chính nó .
khi nào c bằng b ?


- HS ghi : a = 0

GV hỏi thêm : Tại sao em chọn a =0 ?
+ Vì a = 0 tức là 0+ b = b. 0 cộng với
Câu hỏi 3 :Trong phép cộng a + b = c một số cũng bằng chính số đó .
- HS ghi : a = c – b

muốn tìm a hoặc b em làm thế nào ?
11


GV hỏi thêm :

b=c-a

+ Tìm a, b tức là tìm số gì ?
+ Muốn tìm số hạng này (chưa biết) ta + Tìm số hạng
làm thế nào ?

+ Muốn tìm số hạng này (chưa biết), ta
lấy tổng trừ đi số hạng kia ( đã biết).

Bài: Ôn tập : Phép trừ (Tiết 151, trang 159,160 SGK Toán 5)
* Cách tiến hành : (Tương tự phép cộng)
- Nội dung câu hỏi :
Hoạt động Giáo viên
Hoạt động Học sinh
- Giáo viên nêu câu hỏi( GV vừa chỉ trên - Học sinh 2 đội trả lời ghi vào bảng con
phép tính vừa nêu ):

Câu hỏi 1 : Trong phép trừ a – b = c , khi - HS ghi : b = a
nào c bằng 0 ?
GV hỏi thêm : Tại sao b = a thì c = 0 ?

+ Vì b = a tức là a – a = 0. Một số trừ
đi chính nó thì bằng 0.

Câu hỏi 2 : Trong phép trừ a – b = c , khi - HS ghi : b = 0
nào c bằng a ?
GV hỏi thêm : Tại sao em chọn b = 0 ?

+ Vì b = 0 tức là a - 0 = a. Một số trừ đi
0 thì bằng chính nó .

Câu hỏi 3 : Trong phép trừ a – b = c, - HS ghi : b = a - c
muốn tìm b em làm thế nào ?
GV hỏi thêm :
+ Tìm b tức là tìm số gì ?

+ Tìm số trừ.

+ Muốn tìm số trừ, ta làm thế nào ?

+ Muốn tìm số trừ, ta lấy số bị trừ trừ đi

hiệu.
Bài: Ôn tập : Phép nhân - (Tiết 153,trang 161, 162 - SGK Toán 5)
* Cách tiến hành : Tương tự trên
- Nội dung câu hỏi :
Hoạt động Giáo viên


Hoạt động Học sinh
12


- Giáo viên nêu câu hỏi (GV vừa chỉ - Học sinh 2 đội trả lời ghi vào bảng con
trên phép tính vừa nêu ):
Câu hỏi 1: Trong phép nhân a x b = c, - HS ghi : b = 0 hoặc a = 0
khi nào c bằng 0 ?
GV hỏi thêm: Tại sao b = 0 hoặc a = 0 + Vì c = 0 tức là a x 0 = 0 hoặc 0 x b = 0.
thì c = 0 ?

Một số nhân với 0 thì bằng 0 hoặc 0 nhân
với một số cũng bằng 0.

Câu hỏi 2 :Trong phép nhân a x b = c, - HS ghi :

b=1

khi nào c bằng a ?Khi nào c bằng b ?

a=1

GV hỏi thêm : Tại sao em chọn b = 1? - Vì b = 1 tức a x 1 = a
a=1?

a = 1 tức 1 x b = b
Một số nhân với 1 thì bằng chính số đó và
ngược lại .


Câu hỏi 3 : Trong phép nhân a x b = c, - HS ghi : a = c : b ; b = c : a
muốn tìm a hoặc tìm b em làm thế
nào?
GV hỏi thêm :
+ Tìm a, b tức là tìm số gì ?

+ Tìm thừa số.

+ Muốn tìm thừa số này (chưa biết ), + Muốn tìm thừa số này, ta lấy tích chia cho
ta làm thế nào ?
Bài : Ôn tập : Phép chia

thừa số kia.
(Tiết 155, trang 161 ,162 - SGK Toán 5)

* Cách tiến hành : Tương tự trên
- Nội dung câu hỏi :
Hoạt động Giáo viên
Hoạt động Học sinh
- Giáo viên nêu câu hỏi ( GV vừa chỉ - Học sinh 2 đội trả lời ghi vào bảng con.
trên phép tính vừa nêu ):
Câu hỏi 1 : Trong phép chia a : b = c , - HS ghi : b = 1
khi nào c bằng a ?
GV hỏi thêm : Tại sao b = 1 thì c = a ?

+ Vì b = 1 tức là a : 1 = a. Một số chia cho
13


một thì bằng chính nó.

Câu hỏi 2 : Trong phép chia a : b = c, - HS ghi : a = c x b ( b khác 0)
muốn tìm a em làm thế nào ?
GV hỏi thêm :
+ Tìm a tức là tìm số gì ?

+ Tìm số bị chia

+ Muốn tìm số bị chia, ta làm thế nào ? + Muốn tìm số bị chia, ta lấy thương nhân
với số chia.
Câu hỏi 3 : Trong phép chia có dư
a : b = c ( dư r), muốn tìm a em làm - HS ghi : a = c x b + r ( 0 < r < b )
thế nào ?
GV hỏi thêm :
+ Tìm a tức là tìm số gì ?

+ Tìm số bị chia.

+ Muốn tìm bị chia, ta làm thế nào ?

+ Muốn tìm số bị chia, ta lấy thương nhân
với số chia rồi cộng với số dư.

2. TRÒ CHƠI : “ĐỘI NHANH – ĐỘI THẮNG ”
a. Mục đích : Giúp học sinh :
- Củng cố kĩ năng thực hiện chuyển hỗn số thành phân số; tính nhân và tính chất
giao hoán, kết hợp ...
- Rèn tính nhanh nhẹn, chính xác .
- Tạo không khí sôi nổi, hào hứng học tập .
b. Phạm vi áp dụng :
Áp dụng dạy các bài có nội dung về số học. Giáo viên vận dụng vào các bài tập

nhỏ ở các tiết :
Bài : - Hỗn số ( Tiếp theo) - Tiết 10 - Trang 13 SGK Toán 5
- Luyện tập (Bài tập 1) - Tiết 11 - Trang 14 SGK Toán 5
- Luyện tập chung (Bài tập 2) - Tiết 12 - Trang15 SGK Toán 5
c. Chuẩn bị
14


- Giáo viên: Một số tấm bìa ( kích cỡ 40 x 60 cm) vẽ hoa, 2 chiếc hộp đựng tấm bìa
nhỏ ghi các chữ số ( ứng với từng bài ) và dấu phép tính (+, x , =) trong bài tập.
- Học sinh: Bút dạ, mỗi tổ tự cử đại diện 3 đến 5 bạn tham gia trò chơi.
d. Hình thức chơi :
- Giáo viên đặt tên cho mỗi đội.
- Tiến hành tổ chức thi đua giữa các đội (2 hoặc 3 đội) mỗi đội 3 đến 5 học sinh,
số lượng bằng nhau, học sinh còn lại cổ vũ .
e. Luật chơi :
Giáo viên phát tấm bìa, các chữ số ( ứng với từng bài ) và dấu phép tính (+ , x , =)
cho mỗi đội. Khi nghe hiệu lệnh, các em suy nghĩ thảo luận để thể hiện cách chuyển
hỗn số thành phân số, bằng cách gắn lần lượt các chữ số và dấu phép tính (+ , x , =) vào
tấm bìa lớn cho phù hợp với đề bài đã cho, dùng bút dạ gạch dấu phân số.
- Thời gian quy định là 4 phút .
Đội nào gắn đúng, nhanh, không lệch dấu phép tính, không ồn ào, có sự phối hợp
tốt trong đội thì đội đó thắng cuộc.
* Ví dụ minh họa:
Bài: Luyện tập ( Tiết 11 - Trang 14 SGK Toán 5)
Bài tập 1: Chuyển các hỗn số sau thành phân số:
2

3
;

5

5

4
;
9

9

3
8

;

12

7
10

* Cách tiến hành:
- Giáo viên giới thiệu tên trò chơi.
- GV chia lớp làm 4 đội, mỗi đội cử 5 học sinh, đặt tên cho đội, học sinh còn lại cổ
vũ . Giáo viên phát tấm bìa lớn ( Ghi sẵn hỗn số ), các chữ số ( ứng với từng bài ) và dấu
phép tính (+ , x , =) cho mỗi đội.
- Phổ biến luật chơi :
Khi nghe hiệu lệnh, các em suy nghĩ thảo luận để thể hiện cách chuyển hỗn số
thành phân số, bằng cách gắn lần lượt các chữ số và dấu phép tính (+ , x , =) vào tấm bìa
lớn cho phù hợp với các hỗn số đã cho. Thời gian quy định là 4 phút .
15



Đội nào gắn đúng, nhanh, không lệch dấu phép tính, không ồn ào, có sự phối hợp
tốt trong đội thì đội đó thắng cuộc.
Cử thư kí cùng với GV quan sát theo dõi đội nào nhanh nhất.
- Tiến hành chơi, kết quả :
Đội Hoa vàng:

Đội Hoa đỏ:

2==

5 ==

Đội Hoa tím :

Đội Hoa trắng:
12==

9 ==
=

+ Sau khi gắn xong, GV hỏi củng cố :
Muốn chuyển các hỗn số thành phân số, ta có thể làm thế nào ?
→ HS đều trả lời được : ( Tử số bằng phần nguyên nhân với mẫu số rồi cộng với tử số
ở phần phân số. Mẫu số bằng mẫu số ở phần phân số .)
- GV cho HS nhận xét - tuyên dương.
Bài : Luyện tập - Tiết 60 - Trang 61 SGK Toán 5.
16



Bài tập 1: Tính rồi so sánh giá trị của ( a x b) x c và a x (b x c).

* Đội I :

Tính giá trị của
( a x b) x c và
ax(bxc)

a = 2,5 ; b = 3,1;
c = 0,6
So sánh
hai giá trị

* Đội II :
Tính
trị của ( a
giá trịgiácủa
a xxb)c xvàc và
x( b)
a ax x( (b bx xc c) )

a = 1,6 ; b = 4;
c = 2,5
diện
diện
So sánh
hai giá trị

* Đội III:


a = 4,8 ; b = 2,5;
c = 1,3

Tính giá trị của
( a x b) x c và
ax(bxc)

17


diện

So sánh
hai giá trị

Đối với bài tập dạng này, giáo viên cho học sinh mỗi đội thi đua tính vào tờ giấy của
nhóm mình rồi đính bảng.

3. TRÒ CHƠI : “HỎI ĐÚNG – ĐÁP NHANH”
a. Mục đích :

Giúp học sinh :

- Củng cố kĩ năng đọc, viết và nêu cấu tạo số thập phân.
- Rèn tính nhanh nhẹn và chính xác.
- Tạo không khí sôi nổi, hào hứng học tập.
b. Phạm vi áp dụng :
Áp dụng dạy các bài có nội dung về số học. Giáo viên có thể vận dụng vào phần
củng cố ở một số tiết trong các bài sau:

- Khái niệm số thập phân. (Bài 3- Tiết 31), (Bài 1 – Tiết 32) - Trang 35, 37 SGK
- Hàng của số thập phân. Đọc, viết số thập phân. - Tiết 33 - Trang 37 SGK Toán 5
c. Chuẩn bị
- Giáo viên : Một số câu hỏi và đáp án làm mẫu.
- Học sinh : Bảng con, phấn .
d. Hình thức chơi : Chia lớp làm 2 đội ( theo 2 dãy bàn ). Mỗi đội đại diện hỏi, tất
cả HS đội bên kia trả lời ( ghi vào bảng con ) và ngược lại.
e. Luật chơi :
18


- Chia lớp làm 2 đội ( theo 2 dãy bàn ). Đặt tên là Đội Cá Mè và Đội Cá Chép. Mỗi đội
chuẩn bị 3 câu hỏi có nội dung về đọc ,viết và nêu cấu tạo số thập phân . Trong mỗi đội
thảo luận câu hỏi và cử đại diện hỏi - Đội trả lời ghi vào bảng con giơ kết quả và làm
ngược lại . Mỗi câu hỏi và trả lời trong thời gian 15 giây.
- Giáo viên và cử 2 bạn thư kí ghi lại số lượng học sinh trả lời đúng cùa 2 đội. Đội nào
có số lượng học sinh trả lời đúng và nhanh, đảm bảo thời gian thì đội đó thắng cuộc.
* Ví dụ minh họa:
Bài: Hàng của số thập phân. Đọc, viết số thập phân. ( Tiết 33 - Trang 37 SGK)
- Cách tiến hành :
Sau khi học sinh học bài mới và làm xong các bài tập ở SGK, giáo viên đưa vào củng
cố bài.
- Giáo viên giới thiệu tên trò chơi - chuẩn bị dụng cụ - phổ biến luật chơi ( như trên) tiến hành chơi – nhận xét, tuyên dương.
- Thời gian tiến hành trò chơi 5 phút.
- Nội dung câu hỏi gợi ý:
Đội Cá Mè hỏi :
Đội Cá Chép trả lời ( viết bảng con)
1) Hãy viết số thập phân có: năm đơn vị, 1)- HS ghi vào bảng con : 5,06.
sáu phần trăm. Đọc lại số đó .


- Cả đội đọc lại số sau khi viết : Năm
phẩy không sáu.

2) Hãy chỉ ra phần nguyên và phần thập 2) HS ghi: 5, 06
phân của số 5,06 ?
phần nguyên

phần thập phân

Hoặc phần nguyên là 5, phần thập
phân là
3) Hãy nêu giá trị theo vị trí của mỗi chữ
số ở từng hàng ?

6
100

3) - HS ghi : 5 đơn vị ,0 phần mười ,

6 phần trăm.
* Tương tự làm ngược lại, Đội Cá Chép hỏi - Đội Cá Mè trả lời ( Với một số thập

phân khác bất kì ).
Sau khi chơi xong , GV hỏi củng cố lại:
19


+ Muốn đọc số thập phân, ta đọc như thế nào ?
→ HS trả lời: Muốn đọc một số thập phân, ta đọc lần lượt từ hàng cao đến hàng thấp:
trước hết đọc phần nguyên, đọc dấu "phẩy", sau đó đọc phần thập phân.

+ Muốn viết số thập phân, ta viết như thế nào ?
→ HS trả lời: Muốn viết một số thập phân, ta viết lần lượt từ hàng cao đến hàng thấp:
trước hết viết phần nguyên, viết dấu "phẩy", sau đó viết phần thập phân.

4. TRÒ CHƠI : “ XẾP HÀNG THỨ TỰ ”
a. Mục đích : Giúp học sinh :
- Củng cố cách so sánh, xếp thứ tự các số từ bé đến lớn và ngược lại.
- Rèn cho HS tính nhanh nhẹn, hoạt bát, chính xác, tinh thần đồng đội.
- Tạo không khí sôi nổi, hào hứng học tập .
b. Phạm vi áp dụng :
Áp dụng dạy các bài có nội dung về số học. Giáo viên vận dụng vào các bài tập
nhỏ ở các tiết :
Bài: - So sánh hai số thập phân (Bài tập 2; 3 ) ( Tiết 37) - trang 42 SGK Toán 5
- Luyện tập (Bài tập 2) (Tiết 38) – trang 43 SGK Toán 5
- Ôn tập về số tự nhiên (Bài tập 4 ) (Tiết 139) – trang 147 SGK Toán 5
- Ôn tập về phân số ( Bài tập 5 ) (Tiết 141) – trang 150 SGK Toán 5
- Ôn tập về số thập phân ( tiếp theo) ( Bài tập 4) (Tiết 143) Trang 151 SGK Toán 5
c. Chuẩn bị
- Giáo viên: Một số mảnh bìa ( kích cỡ 16 x 20 cm) ghi sẵn các số ở bài tập.
- Học sinh: Mỗi tổ tự cử đại diện 3 đến 5 bạn tham gia trò chơi.
d. Hình thức chơi :
- Giáo viên đặt tên cho mỗi đội . Ví dụ : đội Xanh, đội Đỏ, đội Vàng hoặc đội 1,
đội 2, đội 3 hoặc đội hoa Cúc, hoa Mai, hoa Đào...
- Tiến hành cho thi đua giữa các đội (2 hoặc 3 đội), mỗi đội 3 đến 5 học sinh ( tuỳ bài
tập) số lượng người tham gia bằng nhau, học sinh còn lại cổ vũ
20


e. Luật chơi :
- Giáo viên phát tấm bìa cho mỗi đội. Khi nghe hiệu lệnh, các em thảo luận trong

nhóm tự quan sát, so sánh các số và lần lượt mỗi em mang một số xếp hàng theo thứ tự
các số từ bé đến lớn hoặc ngược lại.
- Quy định thời gian khoảng 3 đến 5 phút .
Đội nào xếp hàng đúng thứ tự, nhanh, không ồn ào, xô lấn lộn xộn, có sự phối
hợp tốt trong đội thì đội đó thắng cuộc.
* Ví dụ minh họa:
Bài: Ôn tập về số thập phân ( tiếp theo) -Tiết 143 (Trang 151 SGK Toán 5)
Bài tập 4: Viết các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn .
a) 4,5

; 4,23

b) 72,1 ; 69,8

; 4,505 ; 4,303
; 71,2

; 69,78

* Cách tiến hành:
- Giáo viên giới thiệu tên trò chơi .
- GV chia lớp làm 3 đội, mỗi đội cử 4 học sinh, đặt tên cho đội, học sinh còn lại cổ
vũ. Giáo viên phát tấm bìa có ghi các số ở bài tập 4 cho mỗi đội.
- Phổ biến luật chơi :
Khi nghe hiệu lệnh, các em thảo luận trong nhóm, thời gian quy định là 3 phút.
Học sinh tự quan sát, so sánh các số và lần lượt mỗi em mang một số xếp hàng theo thứ
tự các số từ bé đến lớn ( Bắt đầu xếp từ phía bàn giáo viên).
+ Lượt 1 : Cho HS tiến hành câu a.
+ Lượt 2 : Cho HS tiến hành câu b.
Qua mỗi lượt chơi, thư kí ghi kết quả.

Nếu cả 2 lượt đội nào xếp hàng đúng thứ tự, nhanh, không ồn ào, xô lấn lộn xộn, có
sự phối hợp tốt trong đội thì đội đó thắng cuộc.
- Tiến hành chơi :
+ Mỗi đội đã nhận tấm bìa ghi các số ở bài tập 4a, GV nêu: “ Hãy xếp các số đã cho
theo thứ tự từ bé đến lớn !”
+ Các đội tiến hành xếp :
21


a)

HS1 : 4,23 ;

HS2 : 4,303 ;

HS3 : 4,5 ;

HS4 : 4,505

b)

HS1 : 69,78 ;

HS2 : 69,8

HS3 : 71,2 ;

HS4 : 72,1

;


+ Sau khi xếp xong, GV hỏi củng cố cách so sánh :
Dựa vào đâu để xếp các số thập phân này theo thứ tự từ bé đến lớn ?
→ HS đều trả lời được : ( Ta so sánh phần nguyên, phần nguyên nào lớn hơn thì số đó
lớn hơn. Nếu phần nguyên bằng nhau, ta so sánh phần thập phân. Bắt đầu từ hàng phần
mười, hàng phần mười nào lớn hơn thì số đó lớn hơn. Nếu hàng phần mười bằng nhau
ta tiếp tục so sánh hàng phần trăm, hàng phần nghìn...)
- GV cho HS nhận xét - tuyên dương.

5. TRÒ CHƠI : “TRUYỀN ĐIỆN ”
a. Mục đích : Giúp học sinh :
- Rèn kĩ năng nhân, chia nhẩm ; đọc số.
- Rèn tính nhanh nhẹn, chính xác.
- Tạo không khí sôi nổi, hào hứng học tập.
b. Phạm vi áp dụng :
Áp dụng dạy các bài có nội dung về số học. Giáo viên có thể vận dụng vào các
bài tập nhỏ ở một số tiết trong các bài cụ thể sau :
- Nhân một số thập phân với 10,100,1000…(Bài tập1)-Tiết 56–Trang 57 SGK Toán 5
- Luyện tập (Bài tập 1) - Tiết 57 , 59 - Trang 58, 60 SGK Toán 5
- Luyện tập chung (Bài tập 2 ) - Tiết 61; Trang 61 SGK Toán 5
- Chia một số thập phân cho 10,100,1000…(Bài tập 1- Tiết 65 - Trang 66 SGK
- Chia một số tự nhiên cho một số thập phân. (Bài tập 2-Tiết 68 - Trang 70 SGK
- Ôn tập : Phép nhân (Bài tập 2) - Tiết 153 - Trang 162 SGK Toán 5
- Ôn tập : Phép chia (Bài tập 3a) - Tiết 155 - Trang 164 SGK Toán 5
- Luyện tập (Bài tập 2 ) - Tiết 156 - Trang 164 SGK Toán 5
c. Chuẩn bị
- Giáo viên : Bảng phụ ghi sẵn các dạng của bài tập .
22



- Học sinh : Ôn lại cách nhân, chia nhẩm .
d. Hình thức chơi :
- Tổ chức trò chơi Truyền điện cho cả lớp tham gia.
e. Luật chơi :
Điện bắt đầu truyền từ giáo viên ( GV nêu câu hỏi ) rồi chỉ định một học sinh bất
kì trả lời ( HS1), ( HS1) trả lời đúng tiếp tục truyền điện (Nêu câu hỏi tiếp theo cho HS2
- HS2 do HS1 chỉ định trả lời ). Cứ tiếp tục như thế đến khi GV ngắt điện ( hiệu lệnh
dừng cuộc chơi).
Trường hợp HS được chỉ trả lời sai thì đứng tại chỗ (do không thuộc bài), GV chỉ
định HS khác trả lời. Sau khi chơi xong, những HS trả lời sai sẽ bị phạt bằng hình thức
mà trò chơi quy định.
- Thời gian chơi 5 phút.
* Ví dụ minh họa:
Bài: Nhân một số thập phân với 10; 100; 1000…( Tiết 56 ) - Trang 57 SGK Toán 5.
Bài tập1: Nhân nhẩm
a) 1,4 x 10

b) 9,63 x 10

c) 5,328 x 10

2,1 x 100

25,08 x 100

4,061 x 100

7,2 x 1000

5,32 x 1000


0,894 x 1000

* Cách tiến hành:
- Giáo viên giới thiệu tên trò chơi .
- Giáo viên đính sẵn các dạng bài tập a, b, c lên bảng. Cho cả lớp tiến hành chơi.
Dạng 1: a) 1,4 x 10 = ?

b) 9,63 x 10 = ?

c) 5,328 x 10 = ?

Dạng 2:

2,1 x 100 = ?

25,08 x 100 = ?

4,061 x 100 = ?

Dạng 3:

7,2 x 1000 = ?

5,32 x 1000 = ?

0,894 x 1000 = ?

- Phổ biến luật chơi :
Điện bắt đầu truyền từ GV, khi GV hỏi : “Dạng1a :1,4 nhân 10 bằng mấy ?”.

Các em giơ tay trả lời : 1,4 x 10 = 14 .

23


Nếu trả lời đúng thì tiếp tục truyền điện, nêu câu hỏi tiếp theo cho bạn thứ 2( do mình
chỉ định ) : “Dạng 1b: 9,63 nhân 10 bằng mấy ?”.
- Bạn thứ 2 trả lời : 9,63 x 10 = 96,3 .
Nếu trả lời đúng thì tiếp tục truyền điện, nêu câu hỏi tiếp theo cho bạn thứ 3 do mình
chỉ định ) :“Dạng 1c : 5,328 nhân 10 bằng bao nhiêu ?”.
- Bạn thứ 2 trả lời : 5,328 x 10 = 53,28
Cứ tiếp tục Dạng 2, 3 như thế đến khi GV ngắt điện ( hiệu lệnh dừng cuộc chơi).
Trường hợp bạn nào trả lời sai thì đứng tại chỗ, bạn khác xung phong trả lời. Sau khi
chơi xong, những bạn trả lời sai sẽ bị phạt bằng hình thức l sửa lại câu sai rồi đọc lại câu
đúng 5 lần và nhảy lò cò từ dưới lớp lên trên và ngược lại.
+ Tiến hành chơi, sau khi chơi xong, GV nhận xét - tuyên dương .
- GV hỏi củng cố :
+ Muốn nhân một số thập phân với 10; 100; 1000,…ta làm thế nào ?
→ HS đều trả lời được : ( Muốn nhân một số thập phân với 10; 100; 1000,…ta chỉ
việc dịch chuyển dấu phẩy của số đó lần lượt sang bên phải một , hai , ba …chữ số ).

6. TRÒ CHƠI : “THI TIẾP SỨC ”
a. Mục đích : Giúp học sinh :
- Củng cố kĩ năng viết số thập phân qua các bài tập .
- Củng cố mối quan hệ giữa các đơn vị đo liền nhau. .
- Củng cố đặc điểm của hình tam giác , nhận biết đáy và chiều cao tương ứng.
- Ôn tập củng cố về cách tính chu vi , diện tích một số hình.
- Rèn tính độc lập, tự tin, bình tĩnh trong các tình huống.
-Tạo không khí sôi nổi , hào hứng học tập .
b. Phạm vi áp dụng :

Áp dụng dạy các bài có nội dung về số học. Giáo viên có thể vận dụng vào trong
các bài tập ở các tiết sau :
Bài :- Hàng của số thập phân. Đọc,viết số thập phân.(Bài tập 2) - Tiết 33- trang 38 SGK
24


- Luyện tập chung . (Bài tập 2) - Tiết 38 - Trang 43- SGK Toán 5
- Ôn tập về số thập phân . (Bài tập 2) -Tiết 142 - Trang 150-SGK Toán 5
- Ôn tập về đo độ dài và đo khối lượng. (Bài tập 1) -Tiết144 - Trang 152-SGK
Toán 5
- Ôn tập về đo diện tích. (Bài tập 1a ) - Tiết 146 – Trang 154-SGK Toán 5
- Ôn tập về đo thể tích (Bài tập 1a ) - Tiết 147 - Trang 155-SGK Toán 5
- Ôn tập về tính chu vi , diện tích một số hình. - Tiết159 - Trang 166-SGK Toán 5
c. Chuẩn bị
- Giáo viên : Chép bài tập vào 2 hoặc 3 bảng phụ hoặc giấy rô-ki
- Học sinh : Bút dạ hoặc phấn ( tuỳ thuộc vào chuẩn bị của giáo viên).
d. Hình thức chơi :
Tổ chức thi đua theo nhóm, chia lớp làm 2 hoặc 3 nhóm đứng thành hàng dọc.
Giáo viên phân số lượng mỗi nhóm học sinh ( tuỳ từng bài), sao cho mỗi nhóm đều có
học sinh giỏi, học sinh khá, học sinh trung bình, yếu. Trong mỗi nhóm học sinh tự đánh
số từ 1 đến hết.
e. Luật chơi :
Khi có hiệu lệnh, người số 1 thực hiện công việc trước, chạy xuống giao bút hoặc
phấn cho người số 2, cứ thế đến khi xong bài thì dừng lại.
Thời gian thực hiện trò chơi là 3 phút. Đội nào có số lượng học sinh làm đúng và
nhanh, đảm bảo thời gian thì đội đó thắng cuộc.
* Ví dụ minh họa:
Bài : Luyện tập chung - Tiết 38 - (Trang 43 - SGK Toán 5)
Bài tập 2 : Viết số thập phân có :
a) Năm đơn vị , bảy phần mười;

b) Ba mươi hai đơn vị ,tám phần mười ,năm phần trăm;
c) Không đơn vị , một phần trăm;
d) Không đơn vị, ba trăm linh bốn phần nghìn.
* Cách tiến hành:

25


×