“Một số trò chơi gây hứng thú cho học sinh trong tập luyện bóng rổ”
MỤC LỤC
Trang
PHẦN I: MỞ ĐẦU 3
I. Lý do chọn đề tài 3
II. Mục đích nghiên cứu 4
III. Đối tượng và thời gian nghiên cứu 4
IV. Nhiệm vụ nghiên cứu 4
V. Phạm vi nghiên cứu 4
VI. Phương pháp nghiên cứu 4
PHẦN II: NỘI DUNG 5
Chương 1: CÁC NỘI DUNG BÓNG RỔ TRONG CHƯƠNG
TRÌNH LỚP 11 5
1. Nội dung ôn trong chương trình lớp 10 5
2. Nội dung học mới trong chương trình lớp 11 5
Chương 2: CÁC TRÒ CHƠI CÓ THỂ ÁP DỤNG KHI TẬP LUYỆN
BÓNG RỔ 6
1. Chuyền bóng đuổi bắt 6
2. Dẫn bóng tốc độ 6
3. Tại chổ ném rổ thi 6
4. Dẫn bóng nhanh rích rắc qua chướng ngại vật 7
5. Thi nhớ luật 7
6. Di chuyển chuyền bóng ném rổ 8
Chương 3: PHÂN LOẠI TRÒ CHƠI PHÙ HỢP VỚI CÁC TIẾT DẠY 9
I. CÁC TRÒ CHƠI ÁP DỤNG CHO TỪNG TIẾT DẠY 9
1. Chuyền bóng đuổi bắt 9
2. Dẫn bóng tốc độ 9
3. Tại chổ ném rổ thi 9
4. Dẫn bóng nhanh rích rắc qua chướng ngại vật 10
5. Thi nhớ luật 10
6. Di chuyển chuyền bóng ném rổ 11
Người thực hiện: Đinh Chiến Công – Trường THPT Yên Định I
1
“Một số trò chơi gây hứng thú cho học sinh trong tập luyện bóng rổ”
II. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY 11
1. Đối với lớp thực nghiệm 11
2. Đối với lớp đối chiếu 11
Chương4: KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ HỌC SINH SAU KHI ÁP DỤNG TRÒ CHƠI 12
1. Đối tượng kiểm tra 12
2. Cách thức giảng dạy 12
3. Kết quả kiểm tra 13
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 14
1. Kết luận 14
2. Kiến nghị 14
Người thực hiện: Đinh Chiến Công – Trường THPT Yên Định I
2
“Một số trò chơi gây hứng thú cho học sinh trong tập luyện bóng rổ”
PHẦN I: MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
Thể dục thể thao được coi là một bộ phận của nền văn hóa xã hội, với quan
niệm vận động và sức khỏe, các nhà triết học cổ đại đã đề cao cái đẹp trong sự
phát triển hài hòa giữa trong sạch về đạo đức, phong phú về tinh thần và hoàn
thiện về mặt thể chất do thể dục thể thao đem lại.
Mặt khác, thể dục thể thao còn là một hệ thống giáo dục thể chất nhằm
rèn luyện các tố chất thể lực, nhằm phát triển con người một cách toàn diện về
mọi mặt: Đức - Trí - Thể - Mỹ. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao
sức khỏe toàn dân.
Trong bối cảnh hiện nay ngành giáo dục và đào tạo đang nỗ lự đổi mới
phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của
học sinh trong hoạt động học tập nhằm phù hợp với xu thế của thời đại. Vấn đề
này đã đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với giáo viên THPT là phải đổi mới cách dạy:
Giáo viên chỉ là người hướng dẫn chỉ đạo điều khiển học sinh đi tìm kiến thức
mới, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. Chính vì vậy học sinh phải là
người tự giác, chủ động, tìm tòi, phát hiện kiến thức mới một cách linh hoạt
sáng tạo. Để đáp ứng được điều đó, ngành giáo dục nói chung và giáo dục phổ
thông nói riêng tìm mọi cách để không ngừng nâng cao về chất lượng giáo dục.
Vì vậy vấn đề được ngành giáo dục quan tâm hàng đầu đó là: “Đổi mới phương
pháp dạy học” Một số trò chơi trong khi tập luyện bóng rổ sẽ gây thêm niềm vui,
tạo đam mê trong học tập, gây hứng thú trong những giờ học, tạo ra sự cạnh
tranh, sự ganh đua lành mạnh để giành chiến thắng. Từ đó học sinh sẽ nảy sinh
những tư duy về kĩ thuật, chiến thuật, cách phối hợp cùng tập thể để đạt được
thành tích tốt nhất. không những thế trong lúc chơi các em sẽ bộc lộ những tố
chất đáng quí của mình, thể lực của các em cũng được phát triển một cách rõ rệt.
Người thực hiện: Đinh Chiến Công – Trường THPT Yên Định I
3
“Một số trò chơi gây hứng thú cho học sinh trong tập luyện bóng rổ”
Xuất phát từ những điều trên và thực tế giảng dạy của bản thân trong 12
năm công tác tại trường THPT tôi mạnh dạn viết sáng kiến kinh nghiệm với đề
tài: “Một số trò chơi gây hứng thú cho học sinh trong tập luyện bóng rổ”.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Qua việc sử dụng một số trò chơi trong tập luyện bóng rổ có thể bổ sung
những hạn chế về kiến thức và phương pháp dạy học. Đồng thời giúp người học
có hứng thú và yêu thích nội dung học hơn, từ đó các em nắm bắt được một số
luật thể thao cũng như một số kiến thức, kỹ năng cơ bản trong khi chơi và tập
luyện giúp cũng cố về kĩ thuật, chiến thuật và nâng cao sức khoẻ cho các em.
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU:
1. Đối tượng nghiên cứu:
90 học sinh khối lớp 11 trường THPT Yên Định 1( lớp 11A7 – 11A8 )
2. Thời gian nghiên cứu:
Thực hiện trong các tiết học nội dung bóng rổ trong chương trình thể dục ở năm
học 2013 - 2014.
IV. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
1. Các nội dung bóng rổ trong chương trình lớp 11.
2. Các trò chơi có thể áp dụng khi tập luyện bóng rổ .
3. Phân loại trò chơi phù hợp với các tiết dạy.
4. Kết quả đánh giá học sinh sau khi áp dụng trò chơi.
V. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
Đề tài nghiên cứu giới hạn trong chương trình thể duc lớp 11.
VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
1. Về nghiên cứu lý luận:
Tham khảo và đọc các tài liệu có liên quan đến môn bóng rổ nói chung,
phương pháp giảng dạy thể dục nói riêng trong chương trình trung học phổ
thông và các trò chơi .
Người thực hiện: Đinh Chiến Công – Trường THPT Yên Định I
4
“Một số trò chơi gây hứng thú cho học sinh trong tập luyện bóng rổ”
2. Về nghiên cứu thực tiễn:
Soạn và thiết kế hệ thống trò chơi cho phù hợp với từng các tiết dạy bóng rổ
trong chương trình lớp 11.
PHẦN II: NỘI DUNG
Chương 1
CÁC NỘI DUNG BÓNG RỔ TRONG CHƯƠNG TRÌNH LỚP 11
1. NỘI DUNG ÔN TRONG CHƯƠNG TRÌNH LỚP 10:
- Cách cầm bóng
- Di chuyển
- Dẫn bóng
- Chuyền và bắt bóng bằng hai tay trước ngực
- Đứng tại chổ ném rổ bằng một tay trên vai
2. NỘI DUNG HỌC MỚI TRONG CHƯƠNG TRÌNH LỚP 11:
- Hai bước dừng
- Nhảy dừng
- Quay người
- Chuyền bóng bằng hai tay trên đầu
- Chuyền bóng bằng một tay trên vai
- Hai bước ném rổ bằng một tay trên vai
- Các bài tập bổ trợ, phối hợp kĩ thuật, phát triển thể lực
- Một số điểm trong luật bóng rổ
Người thực hiện: Đinh Chiến Công – Trường THPT Yên Định I
5
“Một số trò chơi gây hứng thú cho học sinh trong tập luyện bóng rổ”
Chương 2
CÁC TRÒ CHƠI CÓ THỂ ÁP DỤNG KHI TẬP LUYỆN BÓNG RỔ
1. Chuyền bóng đuổi bắt:
Một tốp khoảng 10 bạn đứng thành vòng tròn chuyền bóng cho nhau, một
bạn đứng vào giữa vòng tròn đó đuổi theo và cản bóng nếu bạn nào chuyền
bóng ra khỏi vòng tròn đó thì vào thay thế cho bạn đang đuổi bắt hoặc bạn
nào bắt hụt để bóng rơi ra ngoài hoặc xuống đất thì và thay thế cho bạn đang
đuổi bắt bóng. hoặc người đuổi bắt chạm được vào bóng khi người nào đó
chuyền bóng cho bạn mình. Thì người chuyền bóng bị bắt đó phải vào thay
thế cho người đang đuổi bắt bóng.
2. Dẫn bóng tốc độ:
Khối nữ hoặc khối nam chia thành hai đội có số người bằng nhau, đứng
sau vạch xuất phát. Cách vạch xuất phát 20m có 2 cờ chuối cắm song song
với nhau và thẳng với 2 hàng. Khi nghe hiệu hệnh xuất phát của trọng tài 2
bạn đầu hàng dẫn bóng thật nhanh về phía trước, dẫn bóng vòng qua cờ chuối
và về tới vạch xuất phát thì trao lại cho người đứng thứ 2 của hàng mình.
Người thứ 2 tiếp tục dẫn bóng nhanh về phía trước vòng qua cờ chuối và về
vạch xuất phát trao cho người thứ 3 của hàng mình. Cứ như vậy hàng nào
người cuối cùng về vạch xuất phát trước tiên thì hàng đó là đội thắng cuộc.
Người thực hiện: Đinh Chiến Công – Trường THPT Yên Định I
6
●
“Một số trò chơi gây hứng thú cho học sinh trong tập luyện bóng rổ”
●
3. Tại chổ ném rổ thi:
Khối nữ hoặc khối nam chia thành hai đội có số người bằng nhau đứng
sau vạch, cách điểm ném rổ 1m luân phiên từng người của từng hàng một
vào vị trí ném rổ thực hiện tại chổ ném rổ bằng 1 tay trên vai. Khi 2 hàng
thực hiện ném rổ thi xong người cuối cùng. Thì hàng nào ném được vào rổ
nhiều hơn thì đội đó thắng cuộc.
● Rổ
4. Dẫn bóng nhanh rích rắc qua chướng ngại vật:
Khối nữ hoặc khối nam chia thành hai đội có số người bằng nhau, đứng
sau vạch xuất phát. Các cờ chuối cách nhau 2m cắm song song với nhau và
thẳng với 2 hàng . Khi nghe hiệu hệnh xuất phát của trọng tài 2 bạn đầu hàng
dẫn bóng thật nhanh về phía trước và rích rắc qua các cờ chuối đã cắm sẵn,
dẫn bóng vòng qua cờ chuối cuối cùng và về tới vạch xuất phát thì trao lại
cho người đứng thứ 2 của hàng mình. Người thứ 2 dẫn bóng thật nhanh về
phía trước và rích rắc qua các cờ chuối đã cắm sẵn, dẫn bóng vòng qua cờ
chuối cuối cùng và về tới vạch xuất phát thì trao lại cho người đứng thứ 3 của
Người thực hiện: Đinh Chiến Công – Trường THPT Yên Định I
7
“Một số trò chơi gây hứng thú cho học sinh trong tập luyện bóng rổ”
hàng mình. Cứ như vậy hàng nào người cuối cùng về vạch xuất phát trước
tiên thì hàng đó là đội thắng cuộc.
● ● ● ● ● ● ●
● ● ● ● ● ● ●
5. Thi nhớ luật:
Lớp chia thành 2 đội không phân biệt nam nữ và có số người bằng nhau. 2
đội đứng tách riêng biệt có 2 trọng tài quan sát 2 đội và một người phụ trách
chơi. Khi người phụ trách chơi đọc câu hỏi về luật trong bóng rổ xong thì 2
đội giơ tay thật nhanh đội giơ tay trước sẽ được quyền trả lời (do 2 trọng tài
quan sát và quyết định đội nào dành quyền trả lời). Nếu trả lời sai thì không
có điểm, nếu đúng thì được 1 điểm. Sau hệ thống câu hỏi đội nào được nhiều
điểm hơn đội đó thắng cuộc.
6. Di chuyển chuyền bóng ném rổ:
Nữ hoặc nam chia thành đội bằng nhau, từng đội thi một lượt. Từng đội
chia thành 2 hàng cách nhau 4m và có số người bằng nhau đứng sau vạch
xuất phát. Khi nghe hiệu lệnh của trọng tài thì di chuyển lên phía trước và
chuyền bóng cho nhau khi đến gần rổ một khoảng cách nhất định thì dùng kĩ
thuật 2 bước ném rổ bằng một tay trên vai. Cứ như vậy từng cặp một của đội
đó thực hiện. Đội nào có số lần ném bóng vò rổ nhiều hơn thì đội đó thắng
cuộc.
Rổ
Người thực hiện: Đinh Chiến Công – Trường THPT Yên Định I
8
“Một số trò chơi gây hứng thú cho học sinh trong tập luyện bóng rổ”
Chương 3
PHÂN LOẠI TRÒ CHƠI PHÙ HỢP VỚI TỪNG TIẾT DẠY
I. CÁC TRÒ CHƠI ÁP DỤNG CHO TỪNG TIẾT DẠY
1. Chuyền bóng đuổi bắt:
Chuyền bóng đuổi bắt không những mang lại niềm vui trong học tập cho
học sinh nó còn phát huy cho học sinh các kĩ thuật như: Cách chuyền bóng đến
đồng đội tránh đối phương cản phá, tập trung cao độ khi chơi, phán đoán đường
bóng, và hoàn thiện đa dạng các kĩ thuật chuyền bóng vì vậy đối với trò chơi
chuyền bóng đuổi bắt được áp dụng với những tiết dạy có những nội dung sau:
- Cách cầm bóng
- Chuyền và bắt bóng bằng hai tay trước ngực
- Quay người
- Chuyền bóng bằng hai tay trên đầu
- Chuyền bóng bằng một tay trên vai
2. Dẫn bóng tốc độ:
Dẫn bóng tốc độ là một trò chơi gây sự phấn khích cao nó mang lại sự
ganh đua trong khi chơi, sự tập trung cao độ, nỗ lực cố gắng hết sức mình để
giành chiến thắng. vì vậy trò chơi dẫn bóng tốc độ được áp dụng chơi trong
những tiết học có các nội dung sau:
- Di chuyển
- Dẫn bóng
- Quay người
- Các bài tập bổ trợ, phối hợp kĩ thuật, phát triển thể lực
3. Tại chổ ném rổ thi:
Trò chơi tại chổ ném rổ thi là một trò chơi mang lại niềm vui khi thi đấu,
tạo ra sự cạnh tranh. Nhưng giúp cho những người chơi buộc phải nắm bắt kĩ
thuật ném rổ, cảm giác về trọng lượng, về không gian, cách điều khiển trái bóng
Người thực hiện: Đinh Chiến Công – Trường THPT Yên Định I
9
“Một số trò chơi gây hứng thú cho học sinh trong tập luyện bóng rổ”
một cách có hiệu quả. Vậy nên trò chơi tại chổ ném rổ sẽ áp dụng trong những
tiết dạy có những nội dung:
- Cách cầm bóng
- Đứng tại chổ ném rổ bằng một tay trên vai
- Nhảy dừng
- Các bài tập bổ trợ, phối hợp kĩ thuật, phát triển thể lực
- Hai bước ném rổ bằng một tay trên vai
4. Dẫn bóng nhanh ríc rắc qua chướng ngại vật:
Dẫn bóng nhanh ríc rắc qua chướng ngại vật đòi hỏi người chơi phải linh
hoạt nhanh nhẹn, trong khi chơi trò chơi sẽ phát triển cho người chơi về kĩ thuật
dẫn bóng qua đối phương vì vậy đòi hỏi người chơi phải tập trung cùng với cách
phối hợp với đồng đội. Di chuyển khéo léo. Trò chơi mang lại niềm hưng phấn
cao trong khi chơi giúp học sinh vui vẻ, hứng thú trong tập luyện. Vậy nên trò
chơi dẫn bóng ríc rắc qua chướng ngại vật được áp dụng vào tiết dạy như sau:
- Di chuyển
- Các bài tập bổ trợ, phối hợp kĩ thuật, phát triển thể lực
- Quay người
- Dẫn bóng
5. Thi nhớ luật:
Trò chơi thi nhớ luật là trò chơi đòi hỏi người chơi phải có kiến thức nhất
định về luật bóng rổ. Trước khi chơi người chơi phải tìm hiểu về luật bóng rổ
trước để nắm bắt nội dung của luật một cách cơ bản nhất. trong khi chơi người
chơi phải vận dụng nhanh, chính xác, để trả lời. không những một người phải
tập trung mà tất cả tập thể tập trung để trả lời. Thông qua trả lời mà nắm bắt
thêm về nội dung còn thiếu sót chưa nắm bắt được. Trò chơi được áp dụng vào
những tiết dạy như:
- Một số điểm trong luật bóng rổ
- Các bài tập bổ trợ, phối hợp kĩ thuật, phát triển thể lực
Người thực hiện: Đinh Chiến Công – Trường THPT Yên Định I
10
“Một số trò chơi gây hứng thú cho học sinh trong tập luyện bóng rổ”
6. Di chuyển chuyền bóng ném rổ:
Di chuyển chuyền bóng ném rổ đòi hỏi sự phối hợp khéo léo của 2 người
nhưng phải nhanh. Trong khi chơi trò chơi sẽ củng cố và phát triển cho người
chơi các kĩ thuật về chuyền bắt bóng. Không những thế trò chơi tạo ra niềm vui
rất lớn trong tập luyện và thi đấu, giúp các em đam mê tập luyện. đạt hiệu quả
cao sau những tiết dạy. trò chơi Di chuyển chuyền bắt bóng được áp dụng vào
những tiết dạy như:
- Di chuyển
- Chuyền và bắt bóng bằng hai tay trước ngực
- Các bài tập bổ trợ, phối hợp kĩ thuật, phát triển thể lực
- Chuyền bóng bằng một tay trên vai
- Chuyền bóng bằng hai tay trên đầu
II. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:
1. Đối với lớp thực nghiệm:
46 học sinh lớp 11A7 tôi giảng dạy có áp dụng trò chơi vào các tiết dạy
nội dung bóng rổ. Khi phân chia nhóm để học 2 nội dung bóng rổ và cầu lông.
Nội dung bóng rổ thì tôi giảng dạy bình thường như lớp đối chiếu, nhưng đến
phần tổ chức tập luyện lớp thực nghiệm tập luyện có thời gian tập luyện ít hơn
chút xíu so với lớp đối chiếu. Thời gian còn lại tôi tổ chức trò chơi phù hợp với
nội dung trong tiết dạy.
2. Đối với lớp đối chiếu:
44 học sinh lớp 11A8 tôi giảng dạy theo phương pháp mà tôi đã giảng dạy
các năm học vừa qua, không tổ chức trò chơi.
Người thực hiện: Đinh Chiến Công – Trường THPT Yên Định I
11
“Một số trò chơi gây hứng thú cho học sinh trong tập luyện bóng rổ”
Chương 4
KẾT QUẢ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ HỌC SINH SAU KHI ÁP DỤNG
TRÒ CHƠI VÀO CÁC TIẾT HỌC BÓNG RỔ
1. ĐỐI TƯỢNG KIỂM TRA:
Học sinh lớp 11A7 và lớp 11A8 trường THPT Yên Định1
Để đánh giá khách quan, chính xác mức độ lĩnh hội của học sinh tôi chọn lớp
thực nghiệm 11A7 và lớp đối chứng 11A8. Đó là hai lớp tôi dạy trong suốt năm
học 2013 - 2014 và cả năm học trước đó, cũng là hai lớp có thành tích về nội
dung bóng rổ gần như tương đương nhau thể hiện ở bảng 1 sau:
Bảng 1: Thành tích bóng rổ ở hai lớp trong năm học 2012 - 2013
2. CÁCH THỨC GIẢNG DẠY:
Ở lớp đối chứng 11A8 tôi dạy theo phương pháp truyền thống mà các năm
học vừa qua tôi thường giảng dạy, không có áp dụng trò chơi vào các tiết học
bóng rổ.
Ở lớp thực nghiệm 11A7 tôi dạy theo phương pháp có áp dụng một số trò
chơi phù hợp với từng tiết dạy vào các tiết có nội dung bóng rổ.
3. KẾT QUẢ KIỂM TRA:
Người thực hiện: Đinh Chiến Công – Trường THPT Yên Định I
Lớp Thực nghiệm 11A7 (Sĩ số 46) Đối chứng 11A8 (Sĩ số 44)
Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %
Đạt 42 91,3% 40 91%
Chưa đạt
4 8,7% 4 9%
12
“Một số trò chơi gây hứng thú cho học sinh trong tập luyện bóng rổ”
Kết quả kiểm tra, đánh giá sau tiến hành thực nghiệm thể hiện ở bảng 2
sau:
Bảng 2: Kết quả kiểm tra nội dung bóng rổ năm học 2013 - 2014
Lớp
Thực nghiệm 11A7 (Sĩ số 46) Đối chứng 11A8 (Sĩ số 44)
Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %
Đạt 45 97,8% 39 88,6%
Chưa đạt 1 2,2% 5 11,4%
Qua bảng 2 ta nhận thấy chất lượng kiểm tra đánh giá ở 2 lớp (lớp thực
nghiệm 11A7 và lớp đối chứng 11A8) thì ở lớp thực nghiệm cho kết quả cao
hơn ở lớp đối chứng. Cụ thể tỷ lệ phần trăm học sinh xếp loại đạt ở lớp thực
nghiệm cao hơn so với lớp đối chứng, trong khi đó tỷ lệ phần trăm sinh xếp loại
chưa đạt ở lớp thực nghiệm thấp hơn so với lớp đối chứng. Từ đó chúng ta có
thể thấy được học sinh ở lớp thực nghiệm tiếp thu nội dung tốt hơn ở lớp đối
chứng, điều này chứng tỏ dạy nội dung bóng rổ áp dụng một số trò chơi trong
khi tập luyện đạt kết quả cao hơn so với dạy không áp dụng trò chơi truyền
thống.
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Người thực hiện: Đinh Chiến Công – Trường THPT Yên Định I
13
“Một số trò chơi gây hứng thú cho học sinh trong tập luyện bóng rổ”
1. KẾT LUẬN:
Sau một thời gian tiến hành dạy học sinh bằng phương pháp áp dụng một số
trò chơi vào nội dung bóng rổ môn Thể dục tại trường THPT Yên Định 1 tôi đã
thu được những kết quả sau:
Đối với học sinh: Giúp các em có niềm vui, sự hứng thú khi học nội dung
bóng rổ nói riêng và môn Thể dục nói chung, đồng thời khi tập luyện và thi đấu
thông qua trò chơi các em đã nỗ lực hết bản thân để khẳng định mình trong tập
thể, tạo sự đoàn kết, thống nhất cao cùng nhau tìm tòi sự thiếu hụt của mình để
cùng tập thể tiến bộ. Thông qua trò chơi các em đã biết tìm ra những kĩ thuật,
chiến thuật trong khi thi đấu để giành chiến thắng biết vận dụng các kĩ thuật
được học của mình một cách thuần thục khi chơi các trò chơi. Từ đó có hứng thú
khi tập luyện nội dung bóng rổ nói riêng và bộ môn thể dục nói chung.
Đối với giáo viên: Qua việc áp dụng các trò chơi phù hợp vào các tiết dạy
bóng rổ đã mạng lại một nét mới trong phương pháp giảng dạy. Giáo viên phải
tìm tòi cái mới, từ đó tổ chức truyền đạt cho học sinh, để học sinh phát triển các
kĩ thuật, các chiến thuật thông qua việc chơi trò chơi. Thông qua đó có thể điều
chỉnh phương pháp dạy và truyền đạt kiến thức, đem lại hiệu quả cao nhất về
chất lượng dạy và học.
Qua thực tế bản thân tôi thấy phương pháp này có thể mở rộng ở tất cả các
khối học sinh, các cấp học đặc biệt là học sinh THPT để các em có thể tự tìm tòi
và phát triển hoàn thiện các kĩ thuật được học thông qua chơi các trò chơi. Hứng
thú, vui vẻ khi học nội dung bóng rổ. Tổng hợp được khối lượng kiến thức làm
hành trang để các em bước vào thế kỷ của nền công nghiệp hoá hiện đại hoá.
2. KIẾN NGHỊ:
- Trường THPT Yên Định 1 cần quan tâm hơn nữa về sân bãi, dụng cụ tập luyện
của học sinh và giáo viên.
- Trang bị cho các trường THPT nhiều hơn bóng rổ, mô hình trực quan và các
sách về luật.
Người thực hiện: Đinh Chiến Công – Trường THPT Yên Định I
14
“Một số trò chơi gây hứng thú cho học sinh trong tập luyện bóng rổ”
- Sở giáo dục và đào tạo cần mở nhiều hơn các chu kỳ bồi dưỡng thường xuyên
để giáo viên tiếp cận và bổ sung thêm những kiến thức mới.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ
Yên Định, ngày 19 tháng 05 năm 2014
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.
Người thực hiện
Đinh Chiến Công
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Thể dục 10, sách giáo viên, NXBGD, 2006.
Người thực hiện: Đinh Chiến Công – Trường THPT Yên Định I
15
“Một số trò chơi gây hứng thú cho học sinh trong tập luyện bóng rổ”
2. Thể dục 11, sách giáo viên, NXBGD, 2007.
3. Thể dục 12, sách giáo viên, NXBGD, 2008.
4. Luật bóng rổ. UBTDTT, 2005.
5. Vũ Đức Thu - Vũ Thị Thanh Bình, Phương pháp nghiên cứu khoa học
thể dục thể thao, NXBĐHSP, 2005.
6. Vũ Đức Thu, Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên trung học phổ
thông chu kỳ III (2004 - 2007) môn Thể dục. NXBĐHSP, 2005.
7. Đinh Mạnh Cường - Đặng Ngọc Quang - Bùi Huynh Thân – Vũ Đức Thu
- Vũ Ngọc Thư, Dạy học, kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng trong
chương trình giáo dục phổ thông, tài liệu tập huấn giáo viên. Bộ giáo dục và đào
tạo, 2010.
Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRƯỜNG
Người thực hiện: Đinh Chiến Công – Trường THPT Yên Định I
16
“Một số trò chơi gây hứng thú cho học sinh trong tập luyện bóng rổ”
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NGÀNH
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………
Người thực hiện: Đinh Chiến Công – Trường THPT Yên Định I
17