Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

vận dụng một số trò chơi gây hứng thu cho trẻ 5-6 tuổi học môn làm quen với chữ cái đạt kết quả cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (205.37 KB, 18 trang )


TaiLieu.VN Page 1



SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM


ĐỀ TÀI:
“VẬN DỤNG MỘT SỐ TRÒ CHƠI GÂY HỨNG THU CHO
TRẺ 5-6 TUỔI HỌC MÔN LÀM QUEN VỚI CHỮ CÁI ĐẠT KẾT
QUẢ CAO”

TaiLieu.VN Page 2

PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong những năm gần đây bậc học mầm non đang tiến hành đổi mới chương
trình giáo dục trẻ mầm non, trong đó đặc biệt coi trong việc tổ chức các hoạt động phù
hợp với sự phát triển của từng cá nhân trẻ kích thích trẻ hoạt động một các chủ động,
tích cực, hồn nhiên, vui tươi đồng thời tạo cơ hội cho giáo viên phát huy khả năng
sáng tạo trong việc lựa chọn và tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ một cách
linh hoạt, mềm dẻo, thực hiện phương châm “học bằng chơi, chơi mà học”, đáp ứng
mục tiêu phát triển trẻ một các toàn diện về mọi mặt.
Một con người từ khi sinh ra cất tiếng khóc chào đời đầu tiên đến giai đoạn
trưởng thành và rồi trở thành một con người hoàn thiện phải trải qua rất nhiều giai
đoạn thay đổi về tâm sinh lý, phương pháp giáo dục… Giống như một ngôi nhà để
hoàn thiện và sử dụng được phải trải qua rất nhiều công đoạn, bắt đầu từ đặt móng,
xây tường, lợp mái rồi đến khâu trang trí, chỉnh sửa… Trẻ mầm non cũng vậy, đây là
giai đoạn trẻ tiếp thu nền giáo dục đầu tiên giống như việc đặt viên gạch nền móng cho


một công trình, những viên gạch đầu tiên có vững vàng, chắc chắn thì công trình đó
mói bền vững, đảm bảo lâu dài. Như vậy việc giáo dục trẻ ở lứa tuổi mầm non ở các
trường mầm non đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển sau này của trẻ.
Là giáo viên mầm non trực tiếp chăm sóc và nuôi dạy trẻ tôi nhận thấy được
tầm quan trọng trong việc chăm sóc – giáo dục trẻ mầm non, thấy được vai trò và
nhiệm vụ cao cả của mình, trong việc phát triển những mầm non tương lai của đất
nước, góp phần xây dựng sự nghiệp giáo dục nói riêng và đất nước nói chung ngày
càng tốt đẹp, tiến bộ xã hội, xứng đáng với lời dạy của Bác:
“ Vì lợi ích mười năm phải trồng cây
Vì lợi ích trăm năm phải trồng người”
Bắt nguồn từ những tầm quan trọng trên, nên là một giáo viên mầm non tôi
luôn tìm tòi đưa ra những phương pháp giảng dạy sao cho lượng kiến thức trẻ tiếp thu
được đạt kết quả cao, trẻ hứng thú, sôi nổi tích hợp được nhiều nội dung vào giảng dạy
để giờ học phong phú hơn, tạo sự lôi cuốn đối với trẻ và phù hợp với điều kiện trường
mình đang công tác. Đối với trẻ mầm non hoạt động làm quen với chữ cái là một trong
những hoạt động quan trọng trong việc phát triển toàn diện của trẻ, nó có tầm quan
trọng rất lớn trong việc phát triển vốn từ, phát triển ngôn ngữ, khả năng phát âm-đọc
chuẩn chữ, tiếng mẹ đẻ, để phát triển các giác quan và hoàn thiện các nhân cách cho
trẻ.

TaiLieu.VN Page 3

Vì thấy được tầm quan trọng của hoạt động, nên tôi đã chọn đề tài nghiên cứu
“Vận dụng một số trò chơi gây hứng thu cho trẻ 5-:-6 tuổi học môn làm quen với chữ
cái đạt kết quả cao”.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Xuất phát từ thực tiễn dạy trẻ làm quen với chữ cái trong chương trình chăm
sóc giáo dục lứa tuổi 5-:-6 thực nghiệm ở trường mầm non 19-5 và các buổi tham dự
chuyên đề, tiết mẫu tôi thấy việc nghiên cứu đề tài vận dụng một số trò chơi gây hứng
thú cho trẻ 5-:-6 tuổi môn học làm quen chữ cái, nhằm mục đích giúp trẻ nhận biết 29

chữ cái, luyện cách phát âm chuẩn, hoàn thiện tiếng mẹ đẻ, phát triển bộ máy phát âm,
phát triển nhân cách trẻ, giúp trẻ húng thú tham gia vào giờ học đạt kết quả cao.
III. THỜI GIAN ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 10/2008 đến tháng 5/2009.
- Địa điểm: Lớp mẫu giáo 5-:-6 tuổi (A1) Trường mầm non 19-5 Vàng Danh,
Uông Bí, Quảng Ninh.


TaiLieu.VN Page 4


PHẦN II: NỘI DUNG

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN
1. Cơ sở lý luận.
Công tác giáo dục là một chủ chương lớn, quan trọng của toàn đảng, toàn dân ta
trong công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước trong đó giáo dục mầm non là một
ngành học cần thiết, một tác nhân quan trọng tác động và hình thành nhân cách con
người cho trẻ.
Chính vì vậy bước sang kỷ nguyên mới ngành giáo dục nói chung và bậc học
mầm non nói riêng tiếp tục đẩy mạnh và không những đổi mới, nâng cao công tác
giảng dạy để tiến dần đến việc hoàn thiện một giáo trình cơ bản mang tính giáo dục
cao, có hiệu quả nhất, để giúp trẻ hình thành và phát triển toàn diện nhân cách con
người mới. Đối với trẻ mẫu giáo có rất nhiều các hoạt động như học tập, vui chơi, lao
động…. Thông qua đó để giáo dục trẻ. Song một trong những hoạt động không thể
thiếu được với trẻ đó là phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Vì ngôn ngữ là phương tiện giao
tiếp quan trọng nhất. Nhờ có ngôn ngữ mà con người hiểu được nhau, cùng nhau hành
động vì mục đích chung: lao động, đấu tranh, xây dựng và phát triển xã hội.
Không có ngôn ngữ, không thể giao tiếp được, thậm chí không thể tồn tại đựoc,
nhất là đứa trẻ-một sinh thể yếu ớt, rất cần sự chăm sóc, bảo vệ của người lớn. Ngôn

ngữ làm cho đứa trẻ trở thành một thành viên của xã hội loài người. Nếu đối với người
lớn, ngôn ngữ cần như cơm ăn, áo mặc, thì đối với đứa trẻ còn hơn thế nữa. Ngôn ngữ
là một công cụ hữu hiệu để trẻ có thể bầy tỏ những nguyện vọng của mình khi còn rất
nhỏ để người lớn có chăm sóc, giáo dục, điều khiển trẻ. Là một điều kiện để trẻ tham
gia vào mọi hoạt động hình thành nhân cách trẻ.
Quá trình trưởng thành của đứa trẻ bên cạnh thể chất là trí thức công cụ để phát
triển tư duy trí thức chính là ngôn ngữ. Ngôn ngữ là công cụ để trẻ học tập và vui chơi
những hoạt động chủ yếu của trường mầm non. Ngôn ngữ được trong tất cả các loại
hình giáo dục, ở mọi nơi, mọi lúc, như vậy, ngôn ngữ cần cho tất cả các hoạt động và
ngược lại mọi hoạt động tạo cơ hội cho ngôn ngữ trẻ phát triển .
Chính vì vậy, ngôn ngữ còn là phương tiện để giáo dục trẻ một cách toàn diện
về 5 mặt giáo dục, đức, trí, lao thể mỹ.
Phát triển ngôn ngữ cho trẻ có rất nhiều các nội dung khác nhau như phát âm
và dùng ngữ điệu đúng, thích hợp khi sử dụng tiếng mẹ đẻ, phát triển vốn từ và nói
đúng ngữ pháp.

TaiLieu.VN Page 5

Vậy bộ môn làm quen với chữ cái là một phần, một bộ phận của việc phát triển
ngôn ngữ trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ 5-:-6 tuổi, do đó làm quen với chữ
cái nó có ý nghĩa quan trọng việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
Trước hết làm quen với chữ cái là rèn luyện khả năng nghe , khả năng phát âm,
khả năng hiểu ngôn ngữ tiếng việt .
Thông qua việc làm quen với chữ cái cung cấp thêm vốn từ về thế giới xung
quanh. Cho trẻ làm quen với chữ cái còn giúp trẻ hiểu được mối quan hệ giữa ngôn
ngữ nói với ngôn ngữ viết, trẻ hiểu thế nào là đọc và viết sau này ở trường phổ thông,
thông qua viêc tìm kiếm các chữ cái khác nhau ở các vị trí khác nhau của từ giúp trẻ
phát triển óc quan sát, ghi nhớ có chủ định
Cho trẻ làm quen với chữ cái còn góp phần kích thích phát triển tư duy và hình
thành tính tích cực của trẻ, nó giúp trẻ định hướng trong không gian, giúp trẻ điều

khiển những hoạt động của các giác quan. Làm quen với chữ cái còn giáo dục tình
cảm, mở rộng hiểu biết cho trẻ, chuẩn bị tích cực cho trẻ vào trường tiểu học. Như
vậy làm quen với chữ cái là không thể thiếu được trong nội dung phát triển ngôn ngữ
cho trẻ 5-:-6 tuổi.
2. Cơ sở thực hiện.
Hiện nay chúng ta đang thực hiện theo chương trình đổi mới giáo dục các cô
giáo còn lúng túng trong việc tổ chức hoạt động làm quen với các chữ theo hướng đổi
mới và vẫn ảnh hưởng theo lối dạy cũ, chưa thực sự linh hoạt, sáng tạo trong tiết dạy,
nên chưa thu hút, phát huy được tính tích cực, hứng thú của trẻ khi tham gia hoạt động
này, khả năng nghi nhớ mặt chữ cái chưa cao, trẻ nhanh quên. Như vậy để nâng cao
chất lượng trong giờ học làm quen với chự cái đạt kết quả cao mà trẻ thực sự hứng
thú, ham muốn và tích cực tham gia vào giờ học chữ. Bản thân tôi là một giáo viên
trực tiếp tham gia giảng dạy lớp mẫu giáo 5-:-6 tuổi, xin muốn được góp một trong
những kinh nghiệm nhỏ bé của mình vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn,
“ làm quen với chữ cái” nên tôi đã lựa chọn đề tài “ Vận dụng một số trò chơi gây
húng thú cho trẻ tử 5-:-6 tuổi học môn làm quen với chữ cái, nhằm giúp trẻ tham gia
vào hoạt động học tập một cách say mê, thích thú, không nhàm chán mà lại khắc sâu
kiên thức. Tạo cho trẻ có cảm giác nhẹ nhàng, thoải mái trong tiết học nhưng vẫn đảm
bảo đầy đủ nội dung yêu cầu và nhiệm vụ của môn học đề ra. Cùng với nó là chuẩn bị
hành trang cho trẻ bước vào lớp 1 trường tiểu học.





TaiLieu.VN Page 6

CHƯƠNG II: NỘI DUNG
I. Thực trạng
1. Khảo sát:

Khảo sát thực tế để xác định khả năng học chữ cái của trẻ bằng cách tổ chức
cho trẻ tham gia vào các hoạt động cụ thể trên tiết học.
Số cháu khảo sát
Trẻ hứng thú học
nhận biết, phân
biệt và phát âm
đúng chữ cái
Trẻ có tham gia
vào giờ học, nhận
biết chữ còn
nhầm, và phát âm
chưa chuẩn.
Trẻ không thích
tham gia vào giờ
học, nhận biết,
phân biệt, phát
âm chữ cái còn
nhầm.
30 trẻ 10/30 = 33 % 15/30 = 50 % 5/30 = 17 %

2. Đánh giá:
Qua cách tổ chức cho trẻ tham gia vào các hoạt động cụ thể trên tiết học, lúc
đầu tôi thấy trẻ tham gia hoạt động không hào hứng, một số trẻ thích, một số trẻ không
chích và chưa có nề nếp trong học tập. Trong quá trình thực hiện tôi quan sát, ghi chép
đầy đủ và đánh giá chất lượng như sau:
- Trẻ có ý thức tham gia hoạt động học tập, nhận biết và phân biệt được các chữ
cái theo yêu cầu của cô, biết phát âm đúng chuẩn các âm, đã tham gia vào hoạt động
làm quen với các chữ cái hào hứng là: 10/30 đủ đạt 33 %.
- Số trẻ có tham gia vào hoạt động học tập, nhận biết chữ cái đôi lúc còn nhầm,
phát âm chưa chuẩn, khẳ năng nghi nhớ không bền và tham già hoạt động chưa thực

sự chú ý là: 15/30 đạt 50 %.
- Số trẻ có thái độ thờ ơ trong học tập, không thích tham gia học chữ, nhận biết,
phân biệt chữ còn nhầm là: 5/30 đạt 17 %.
II. Một số giải pháp thực hiện.
1. Bồi dưỡng nâng cao nhận thức.
Từ những kết quả khảo sát tôi nắm về khả năng nhận biết cũng như sự hứng thú
của trẻ với hoạt động làm quen với chữ cái.
Và qua thực tế chăm sóc giảng dạy trong nhiều năm và thường xuyên được trực
tiếp đi thăm lớp, dự giờ đồng nghiệp tôi nhận thẩy trẻ mầm non nói chung và trẻ mẫu
giáo nói riêng, các cháu còn nhỏ nhưng có nhu cầu ý thức học tập, thích khám phá

TaiLieu.VN Page 7

những cái mới lạ, ham hiểu biết. Đặc biệt thích vui chơi, vui chơi đóng vai trò chủ
đạo.
Chính vì vậy các hoạt động học tập của trẻ phải đựoc tổ chức dưới dạng vui
chơi mà vẫn đảm bảo kiến thức cho trẻ mới thu hút, hấp dẫn trẻ tham gia vào giờ học
đạt kết quả cao.
Dựa vào đặc điểm của trẻ và thực tế trên tôi đã đi sâu vào siêu tầm những tài
liệu có liên quan đến môn học, học tập nghiên cứu về chương trình giảng dạy môn làm
quen chữ cái cho trẻ mẫu giáo 5-:-6 tuổi. Tôi luôn suy nghĩ và đặt ra câu hỏi mình phải
làm gì? Làm như thế nào? để nâng cao nghệ thuật giảng dạy, gây hứng thú, phát huy
được tính tích cực của trẻ và giúp trẻ tiếp thu bài một cách nhẹ nhàng sâu sắc, đạt hiệu
quả cao.
Được sự quan tâm giúp đỡ của nhà trường tạo điều kiện cho tôi và các giáo viên
trong trường được dự giờ học tập ở trường bạn, các tiết chuyên đề, thường xuyên thăm
lớp dự giờ đồng nghiệp, các tiết mẫu của trường để học tập nâng cao nghiệp vụ chuyên
môn.
Từ những suy nghĩ tìm tòi, học tập kinh nghiệm và quan tâm giúp đỡ của ban
giám hiệu nhà trường, tổ chuyên môn, giảng viên trong trường tôi đã đi sâu vào tìm

tòi, suy nghĩ mạnh dạn cải tiến đưa ra một số trò chơi vào các tiết làm quen chữ cái và
làm một số đồ chơi đẹp, phong phú phục vụ các trẻ chơi để hấp dẫn trẻ tham gia vào
trò chơi và các trò chơi đưa vào các tiết học phải phù hợp với đặc điểm nhận thức của
trẻ, với chủ đề. Mỗi tiết học phải thay đổi các trò chơi khác nhau, thường xuyên
không lặp đi lặp lại nhiều lần để trẻ không nhàm chán. Bên cạnh khi giới thiệu trò chơi
tôi lại phải suy nghĩ đưa ra những thủ thuật, lời nói nhẹ nhàng hấp dẫn gây được hứng
thú phát huy tính tích cực của trẻ vào hoạt động làm quen với chữ cái.
2. Một số giải pháp thực hiện.
Để trẻ hứng thú, hoạt động tích cực sôi nổi tham gia vào giờ học làm quen với
chữ cái đạt kết quả cao tôi vận dụng một số trò chơi vào các tiết học cụ thể như sự:
VD 1: Tiết làm quen với chữ cái g, y
Chủ đề: Thế giới động vật xung quanh bé
Chủ đề nhánh: Côn trùng – Chim
Với tiết học này tôi tổ chức dưới hình thức trò chơi “Ô cửa bí mật”.
Vào bài tôi đóng vai trò người dẫn chương trình đi vào giới thiệu chương trình
“Chào đón các bé đến với trò chơi Ô cửa bí mật, với chủ đề: "Côn trùng-Chim” Đến
tham gia trò chơi hôm nay gồm có 02 đội thi, tôi muốn biết đội một đâu (trẻ ở đội một
đứng lên giơ tay vẫy), đội hai đâu (trẻ ở đội hai đứng lên giơ tay vẫy).

TaiLieu.VN Page 8

Bây giờ hai đội cùng tham gia vào trò chơi, hai đội sẽ lên bốc thăm để chọn cho
đội mình một ô cửa ( 2 trẻ đại diện 2 đội lên bốc thăm)
Cô đọc ô cửa của 2 đội và lần lượt mở 2 ô cửa và cho trẻ gọi tên 2 bức tranh (
Chim yến, con ong…) và đọc từ dưới tranh lên.
Cho trẻ chơi trò ghép chữ.
Cô nhận xét và thưởng cho trẻ những chiếc mũ côn trùng-chim
Sau khi cô giới thiệu chữ cái mới “g,y” và cho trẻ phát âm theo cả lớp, tổ, cá
nhân, so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa chữ g với chữ y xong.
Cho trẻ chơi các trò chơi ôn luyện để tạo hứng thú và giúp trẻ khắc sâu nhận

biết và nhớ 2 chữ cái g,y
* Trò chơi “chọn chữ theo yêu cầu”
Cô phát âm, nói cấu tạo chữ hay cho chữ cái nào biến mất thì trẻ trọn chữ cái
đó và phát âm.
Với trò này có tác dụng luyện cho trẻ sự tinh nhanh, khả năng ghi nhớ và tư duy
về cấu tạo chữ để nhặt chữ đúng và phát âm chuẩn.
* Trò chơi “ Côn trùng hái lá”
* Luật chơi: Trẻ hái đúng trong vòng 3 phút ,đội nào hái được nhiều chiếc lá có
chữ cái g,y là đội thắng cuộc
Cách chơi trẻ lên chơi chạy đến cây dùng miệng hái những chiếc lá có chữ cái
g,y mang về đổ vào rổ của đội mình.
*Trò chơi “Tìm chữ qua thơ”
Cho trẻ lên tìm và đếm xem có bao nhiêu chữ g(y) trong bài thơ.
* Trò chơi “ Sâu đi qua các chướng ngại vật”
* Luật chơi: Các đội đi qua đúng chướng ngại vật có gắn chữ cái của đội mình
là đội thắng cuộc, đội nào không đi qua chướng ngại vật sẽ thua cuộc
Cách chơi: Cô phân đội một là đội chú sâu mang chữ g, đội hai là đội mang chữ
y, đội chữ g đi qua chướng ngại vật mang chữ g, đội chữ y phải đi qua chướng ngại
vật mang chữ y. Hai đội sẽ oẳn tù tì, đội nào thắng sẽ là chú sâu đi trước nếu đội nào
đi qua không đúng chướng ngại vật sẽ thua cuộc.





TaiLieu.VN Page 9

§éi ch÷ y
§éi ch÷ g
g

y
y
y
y
g
g
g













Việc tổ chức cho trẻ một tiết học làm quen với chữ cái với hình thức theo một
“chương trình” xuyên suốt tiết học với cô giáo là người dẫn chương trình kết hợp khéo
léo các trò chơi, có khoảng thời gian cho trẻ thư giãn bằng các trò chơi linh động xen
kẽ trẻ cảm thấy thoải mái với không khí học vui vẻ, sôi nổi, trẻ tích cực tham gia.
Bằng các trò chơi mới trẻ sẽ hứng thú khám phá những điểm mới của bài học,
tạo được sức hút mạnh mẽ của trẻ vào bài học và giúp trẻ khắc sâu trí nhớ về cấu tạo
chữ được làm quen.
Cho nên với mỗi tiết dạy tôi luôn tìm tòi, sáng tạo những trò chơi mới, cách
chơi mới ứng dụng với các hình thức khác nhau, thường xuyên thay đổi trò chơi để
tạo sự mới lạ hứng thú với trẻ.

VD 2: Bài làm quen với chữ cái i, t, c.
Chủ đề: Một số nghề
Chủ đề nhánh: nghề dịch vụ
Trong phần ôn luyện tôi cho trẻ chơi trò chơi “ Xếp chữ” Với cách chơi cô phát
âm hay nói cấu tạo chữ cái nào trẻ đứng xếp thành chữ cái đó.
VD: Cô phát âm chữ i hay nói chữ gì có một nét thẳng đứng, một dấu chấm ở
trên nét thẳng đứng – trẻ đứng thành một hàng thẳng, một trẻ đứng ở trên hàng thẳng
làm dấu chấm để tạo thành chữ “i”.
VD 3: Tôi tổ chức trò chơi “ong đi tìm mật” Tiết làm quen chữ cái m,n

TaiLieu.VN Page 10

Chủ đề: Thế giới thực vật xung quanh bé
Chủ đề nhánh: Tết và mùa xuân.
Với cách chơi các chú ong bay theo đường rích rắc đi lấy những bông hoa có
gắn chữ cái giống chữ cái của mũ ong của mình về để vào rổ, nếu chú ong nào không
bay theo đường rích rắc thì bông hoa đó không được tính,đội nào mang được nhiều
hoa và đúng những bông hoa có gắn chữ cái của đội mình là đội thắng cuộc
VD 4 Bài làm chữ cái H,K
Chủ đề: giao thông
Chủ đề nhánh:Phương tiện giao thông
Tôi tổ chức trò chơi khéo léo với cách chơi như sau: trẻ bật liên tục qua 5 vòng
tròn có gắn chữ h, k, vừa bật vừa phát âm chữ cái ở trong vòng tròn, bật không dẫm
vào vòng.



Từ nào bật đúng không dẫm vòng được nhận một hình vuông hoặc một hình
một tam giác có gắn chữ h,k. Sau đó cầm hình đỏ dán lên bức tranh phía trước để tạo
thành chiếc thuyền trên biển.

Chiếc thuyền tranh. Đội nào dán đúng, đẹp là đội thắng cuộc.
- Cho trẻ đếm xem có bao nhiêu chữ g, y ở chiếc thuyền vừa dán có gắn số tương
ứng.



h

k

h

k

h


TaiLieu.VN Page 11


Ngoài ra để trẻ hào hứng phấn khởi, khao khát tham học chữ cái hơn nữa. Tôi còn
mạnh dạn áp dụng các trò chơi trên công nghệ thông tin vào các tiết học như: sử dụng
phần mềm powerpoint để soạn giáo án điện tử ; trò chơi Kissmart đã cài sẵn trong máy
vi tính.
* Ví dụ 1:
- Bài làm quen chữ cái i, t, c
- Với tiết học này tôi đưa trò chơi làm quen chữ cái trong trò chơi Kismart, tôi
hướng dẫn trẻ tìm và phát âm chữ cái vừa làm quen.
Cách chơi như sau: tìm và phát âm chữ cái vừa làm quen và đọc các từ có chứa
các chữ cái đó:

i: in hình trên giấy.
t: tàu kêu tu tu.
c: cò cắp cá.
- Tôi hướng dẫn trẻ chơi 2 - 3 lần sau đó cho trẻ trực tiếp lên chơi trên máy.
* Ví dụ 2: Làm quen chữ cái b, d, đ.
Tôi cho trẻ chơi trò chơi nhóm chữ cái trong phầm trò chơi Kissmart với cách
chơi: trẻ chọn hình ảnh có chứa b, d, đ và đọc từ tên đồ vật có chứa chữ cái đó như:
bắp chuối, quả dứa, hoa đào, quả bí đỏ, quả bơ, quả dâu.
- Tôi hướng dẫn trẻ chơi 2 - 3 lần.
- Cho trẻ thực hành chơi trên máy.


h
h k h
k

k
h k h


h k h k h k h

TaiLieu.VN Page 12

* Ví dụ 3: Làm quen chữ cái m, n.
- Với tiết học này tôi cho trẻ chơi trò chơi "ghép chữ" qua giáo án điện tử.
- Cách chơi: ghép các nét với nhau để tạo thành chữ cái m, n.
Ví dụ: trẻ láy nét thẳng ( l ) bên trái ghép với nét móc xuôi ( ) để tạo thành chữ
n.
- Cô hướng dẫn cho trẻ chơi. Sau đó cho trẻ lần lượt lên chơi.

Qua các trò chơi trên máy vi tính giúp trẻ học hứng thú, say mê. Giúp trẻ được ôn
luyện, khắc sâu, ghi nhớ các chữ cái vừa được làm quen.
Với hoạt động làm quen với chữ cái ta có thể tổ chức rất nhiều các trò chơi với nhiều
hình thức khác nhau để tạo hứng thú cho trẻ. Đặc biệt trẻ mẫu giáo nói chung và trẻ
mẫu giáo 5 - 6 tuổi nói riêng hoạt động học gắn liền với hoạt động vui chơi. Vì vậy khi
dạy trẻ ta tổ chức dưới hình thức vui chơi trẻ hứng thú hơn, tham gia tích cực hơn và
giúp trẻ tiếp thu bài tốt hơn.
3. Tăng cường cơ sở vật chất.
Để các tiết học làm quen với chữ cái đạt kết quả tốt, các cháu tiếp thu bài một cách
hiệu quả, giúp trẻ hoạt động hứng thú, tích cực trước hết phải được trang thiết bị phục
vụ cho môn học như:
+ Một số đồ dùng, đồ chơi dạy học.
+ Máy vi tính cho nhóm lớp học đã nối mạng, cài đặt các phầm mềm.
+ Ngoài ra trang cấp thêm tivi, đàn, đài để phục vụ cho giờ học.
Để trường lớp có cơ sở vật chất đảm bảo cho chất lượng giáo dục cần có sự hỗ trợ từ
phòng giáo dục và đào tạo thị xã, nhà trường, các bậc phụ huynh các ban ngành đoàn
thể địa phương đóng góp kinh phí hay trang cấp cơ sở vật chất cho nhà trường.
4. Kiểm tra đánh giá.
Muốn các giờ hoạt động làm quen với chữ cái đạt hiệu quả, tạo hứng thú tích cực
cho trẻ thì Ban giám hiệu, tổ chuyên môn nhà trường phải thường xuyên dự giờ các
tiết học để kiểm tra kết quả truyền thụ kiến thức của giáo viên tới trẻ và kết quả trẻ tiếp
thu bài đến đâu và sự chuẩn bị tiết học của giáo viên.
Sau mỗi lần kiểm tra các giờ dạy Ban giám hiêu nhà trường, tổ chuyên môn đưa ra
những ý kiến nhận xét, đánh giá để giúp giáo viên nắm bắt những gì mình đã làm
được, những gì mình chưa làm được để giờ dạy sau cố gắng hơn nữa và để học tập bồi
dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho bản thân.
5. Rút kinh nghiệm.

TaiLieu.VN Page 13


Sau mỗi lần kiểm tra đánh giá kết quả của giờ học có sự nhận xét đánh giá của Ban
giám hiệu, tổ chuyên môn, đồng nghiệp. Bản thân giáo viên tự rút ra bài học kinh
nghiệm cho bản thân cần phát huy những gì đã làm được và sửa chữa hoàn thiện
những gì chưa làm được, còn thiếu xót và cần cố gắng hơn nữa học tập trau dồi kiến
thức để có những sáng tạo trong giảng dạy, nâng cao chất lượng giảng dạy.
6. Biểu dương tuyên truyền.
Sau những giờ dạy cần có sự biểu dương những cố gắng, những thành tích mà
giáo viên đã đạt được là nguồn động lực rất lớn để cổ vũ khích lệ giáo viên cố gắng
phấn đấu hơn nữa.
Ngoài ra nhà trường và giáo viên cần tuyên truyền sâu rộng đến các bậc phụ
huynh, nhân dân, các ban ngành đoàn thể trong vùng để họ hiểu được tầm quan trọng
của bộ môn đối với trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi như thế nào và nắm được phương pháp
giảng dạy của bộ môn, cách dạy và học của cô và trẻ bằng các hình thức trò chuyện,
mở các tiết mẫu, tiết chuyên đề. Qua đó giúp các bậc phụ huynh nắm được phương
pháp dạy con phù hợp với nhà trường cũng là điều kiện để trẻ nắm được bài tốt và sự
hỗ trợ về cơ sở vật chất tạo điều kiện thuận lợi cho việc giảng dạy của cô và nhà
trường.
III. Kết quả.
Sau một thời gian nghiên cứu và thử nghiệm " Vận dụng một số trò chơi gây
hứng thú cho trẻ 5 - 6 tuổi học môn làm quen với chữ cái" của mình tại trường mầm
non 19-5. Bản thân tôi thấy các cháu lớp tôi ngày càng hứng thú say mê học môn làm
quen với chữ cái, khả năng nhận biết và phát âm đúng, chuẩn các chữ cái là khá cao.
- Để đánh giá kết quả một cách chính xác, cụ thể tôi đã dựa vào những tiêu chí sau:
 Trẻ nhận biết được 29 chữ cái tiếng việt theo kiểu chữ in thường và viết thường.
 Phát âm đúng 29 chữ.
 Trông chữ cái đọc được âm tương ứng và nghe âm tìm được chữ cái.
 Tìm đúng chữ cái trong từ.
 Ghép chữ cái tạo thành từ.
 Ghép các nét tạo thành chữ cái.
- Kết quả sau khi vận dụng một số trò chơi vào tiết học làm quen với chữ cái:


Lớp Sĩ số trẻ trẻ nhận biết chữ cái đúng,
hứng thú, tích cực
trẻ nhận biết chữ cái còn
nhầm và chưa hứng thú

TaiLieu.VN Page 14

5 A1 30 27/30 = 93,3% 2/30 = 6,7%
Kết quả đạt được khi "vận dụng một số trò chơi gây hứng thú cho trẻ 5- 6 tuổi làm
quen với chữ cái" kết quả đạt được là bước đầu ngôn ngữ của trẻ như kỹ năng nghe,
nói, phát âm và nhận biết, phân biệt được các âm khó, vốn từ của trẻ được nâng cao,
hình thành năng lực hoạt động tư duy, óc sáng tạo của trẻ thông qua các hoạt động làm
quen chữ cái, trẻ tham gia sôi nổi hào hứng, trẻ nhận biết phân biệt và phát âm đúng,
nhanh các chữ cái qua các trò chơi tăng lên rất cao.
+ 93,3% trẻnhận biết, phân biệt được các chữ cái, hứng thú, tích cực tham gia vào
giờ học.
+ 6,7% trẻ nhận biết, phát âm chữ cái còn nhầm và chưa thực sự hứng thú.
* So sánh với cùng kỳ năm trước.
So với năm học 2007 - 2008. Khi tôi dạy trẻ làm quen vơi chữ cái, tôi cũng đã đưa
những trò chơi vào tiết học nhưng những trò chơi quá quen thuộc và lặp đi lặp lại
nhiều lần và đồ dùng phục vụ cho những trò chơi đơn giản nên chưa gây hứng thú, thu
hút trẻ, chưa phát huy hết khả năng tham gia tích cực của trẻ.
Nhưng trong năm học 2008 - 2009 tôi đã tìm tòi sáng tạo vận dụng một số trò chơi
hay vào các tiết học kết hợp làm, siêu tầm những đồ chơi đẹp phù hợp với trò chơi và
đưa ra những thủ thuật, nghệ thuật khéo léo để giới thiệu trò chơi và đặc biệt hơn nữa
là những trò chơi phù hợp với nội dung bài, chủ đề và phù hợp với trẻ. Bên cạnh đó tôi
mạnh dạn đưa trò chơi Kissmart vào nội dung bài dạy để trẻ được trực tiếp thực hành
ôn luyện với các chữ cái. Do vạy trẻ tham gia vào hoạt động rất hứng thú, tích cực, khả
năng nhận biết, phân biệt và phát âm chuẩn các chữ cái đạt kết quả cao hơn rất nhiều.

IV. Rút ra bài học kinh nghiệm.
Để tổ chức hướng dẫn trẻ làm quen với chữ cái đạt kết quả như trên trong quá
trình thực hiện tôi đã rút ra được bài học kinh nghiệm như sau:
* Bài học chung:
- Giáo viên phải nắm được tầm quan trọng của môn học.
- Nắm được phương pháp của tiết học.
- Lựa chọn bài dạy phù hợp với chủ đề.
- Tạo môi trường chữ viết phong phú đa dạng để kích thích trẻ làm quen với chữ
cái.

TaiLieu.VN Page 15

* Bài học riêng:
- Giáo viên phải thực sự tâm huyết với nghề, say sưa học hỏi, tìm tòi, nghiên cứu
tài liệu để nắm chắc mục đích yêu cầu, nội dung nhiệm vụ của bộ môn.
- Chuẩn bị chu đáo giáo trình giảng dạy trước khi lên lớp.
- Có tâm thế tốt trước khi lên lớp để tạo giờ học vui vẻ, thoải mái, xử lý tình
huống kịp thời.
- Tạo đồ dùng phù hợp, hấp dẫn và sử dụng linh hoạt, hợp lý tạo bất ngờ, hứng
thú cho trẻ.
- Lựa chọn, ứng dụng các trò chơi hay, phù hợp, hấp dẫn vào tiết học tạo hứng
thú, phát huy trí thông minh cho trẻ.
- Cô giáo sử dụng ngôn ngữ sư phạm mẫu mực, phát âm, sử dụng từ ngữ chuẩn.
- Tạo môi trường chữ viết phong phú, đa dạng để kích thích trẻ làm quen với chữ
cái say mê.
- Không ngừng bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ để học hỏi, trao dồi kinh
nghiệm với các bạn đồng nghiệp để đưa ra những hình thức tổ chức mới, sáng tạo áp
dụng trong công tác chăm sóc và giảng dạy được tốt.
* Bài học thành công.
Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân qua việc: "vận dụng một số trò chơi

gây hứng thú cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi làm quen với chữ cái" áp dụng trong giảng
dạy đã đạt được những thành công nhất định, đã tạo được hứng thú cho trẻ tham gia
tích cực vào giờ học, trẻ nhận biết và phát âm chính xác 29 chữ cái, trẻ ghi nhớ các sâu
chữ cái.
* Bài học chưa thành công.
Bên cạnh trẻ tham vào giờ học sôi nổi hào hứng tích cực, nhận biết và phát âm
đúng chữ cái, ghi nhớ các sâu được các chữ cái đạt kết cao hơn rất nhiều. Song vẫn
còn một số ít trẻ phát nâm một chữ cái chưa chính xác , nhận biết chữ cái còn nhầm
cho nên kết quả giờ học đạt chưa tối đa.
Vì vậy để nâng cao chất lượng giờ học làm quen chữ cái cho trẻ hiện nay tôi vẫn phải
phấn đấu học tập hơn nữa để hoàn thiên chuyên môn cho mình và giúp trẻ tham gia
vào giờ học đạt kết quả cao.





TaiLieu.VN Page 16

PHẦN III: KẾT LUẬN

1. Kết luận.
Bộ môn làm quen với chữ cái là một trong những môn học rất cần thiết và quan
trọng đối với trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi. Qua việc vận dụng một số trò chơi gây hứng thú
cho trẻ 5 - 6 tuổi làm quen với chữ cái có tác dụng rất lớn đối với trẻ.
 Trẻ nhận biết và phát âm chính xác 29 chữ cái tiếng việt theo kiểu mẫu in
thường và viết thường.
 Rèn khả năng chú ý , ghi nhớ có chủ định cho trẻ.
 Hình thành năng lực hoạt động tư duy, trí tưởng tượng cho trẻ.
 Thông qua các giờ học làm quen với chữ cái gây hứng thú phát huy tính tích cực

cho trẻ, tạo giờ học sôi nổi, nhẹ nhàng
 Trẻ được cung cấp thêm vốn từ về thế giới xung quanh.
 Trẻ làm quen một số kỹ năng thực hành trên máy vi tính.
 Cho trẻ làm quen một số số kỹ năng đọc, viết tạo tiền đề cho trẻ chuẩn bị vào lớp
1.
* Ngoài ra nó còn có tác động đến giáo viên:
 Mở rộng vốn hiểu biết và khả năng sáng tạo.
Giáo viên có ý thức nghiên cứu, tìm tòi học hỏi để nâng cao chất lượng giảng dạy bộ
môn.
 Giáo viên vận dụng linh hoạt các phương pháp để truyền thụ kiến thức đến trẻ
một cách nhẹ nhàng, hiệu quả.
 Biết ứng dụng công nghệ thông tin vào tiết dạy tạo được hứng thú say mê vào
giờ học của trẻ.
Trên đây là một số kinhn nghiệm của bản thân thân tôi qua việc “ vận dụng một
số trò chơi gây hứng thú cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi làm quen với chữ cái ” đã gây được
hứng thú, tham gia tích cực vào giờ học, nhận biết và phát âm chính xác 24 chữ cái .
Giúp giờ học đạt kết quả cao.
Vậy kính mong được sự góp ý của các cấp lãnh đạo và các đồng nghiệp để tôi
có kinh nghiệm trong việc trẻ làm quen với chữ cái, nâng cao chất lượng làm quen chữ
viết đạt kết quả cao nhất.



TaiLieu.VN Page 17


PHẦN IV: TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chương trình chăm sóc trẻ mẫu giáo.
2. Trò chơi với chữ cái

3. Tạp chí Giáo dục - mầm non.
4 Tâm lý học trẻ em.
5. Hướng dẫn, tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục trong trường mầm
non theo chủ đề (trẻ 5 - 6 tuổi).
6. Một số tài liệu tham khảo khác như đài, báo, tivi.


TaiLieu.VN Page 18

PHẦN V: NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG
CHẤM SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Kiến nghị.
Từ thực tế chăm sóc giảng dạy trẻ, đồng thời thông qua việc "vận dụng một số
trò chơi gây ứng thú cho trẻ 5 - 6 tuổi làm quen với chữ cái" tôi thấy các cháu hứng
thú, tích cực tham gia vào giờ học trẻ tiếp thu bài một cách nhẹ nhàng, thoải mái,
trẻ khắc sâu, ghi nhớ các chữ cái mà vẫn hứng thú hào hứng khao khát tham gia
được học chữ cái. Các giờ học đật kết quả cao.
Để các giờ học đạt kết quả trên giáo viên đã nỗ lực cố gắng rất nhiều, cô giáo
phải suy nghĩ, sáng tạo làm một số đồ chơi phục vụ cho tiết học mất nhiều thời
gian. Song đồ dùng đồ chơi do cô tự làm chỉ mang tính chất tạm thời rất dễ hỏng.
Vậy việc chăm sóc - giảng dạy nói chung và môn học làm quen với chữ cái nói
riêng được nâng cao chất lượng đạt kết quả tốt, tạo được hứng thú say mê của trẻ
đến với môn học, không chỉ có sự cố gắng của giáo viên mà cần phải sự phối hợp,
quan tâm hỗ trợ của các cấp, ban ngành, đoàn thể Vì vậy tôi mạnh dạn có một vài
đề nghị sau:
* Về phía Phòng giáo dục đào tạo Thị xã Uông Bí.
- Trang cấp, hỗ trợ cho nhà trường đồ dùng, đồ chơi phục vụ các tiết học theo
chủ đề.
- Trang cấp máy vi tính cho các lớp học để thuận tiện cho cô và trẻ thực hành

trên máy và chơi trò chơi Kissmart.
- Mở chuyên đè môn làm quen chữ cái để giáo viên được tham dự và học tập.
* Về phía nhà trường:
- Mở các tiết chuyên đè, tiết mẫu để giáo viên trong nhà trường học tập, nâng cao
chuyên môn nghiệp vụ môn học.
- Thường xuyên dự giờ và rút kinh nghiệm các giờ dạy cho giáo viên.
- Trang cấp đồ dùng, đồ chơi phục vụ môn học theo chủ đề.
- Tạo điều kiện cho chị em giáo viên đi dự giờ học tập các tiết chuyên đề do sở,
phòng giáo dục mở.
* Về phía phụ huynh:
- Các bậc phụ huynh nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của ngành học.
- Hiểu và nắm được tầm quan trọng của môn học.
- Có sự ủng hộ, đóng góp kinh phí mua sắm trang thiết bị đồ dùng học tập.

×