ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------
LÊ THỊ SINH
Tên đề tài:
PHÁT HIỆN NHANH BỆNH GREENING TRÊN CÂY CÓ MÚI
Ở MỘT SỐ TỈNH MIỀN BẮC VIỆT NAM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
: Chính quy
Chuyên ngành : Công nghệ Sinh học
Khoa
: CNSH - CNTP
Khoá học
: 2012 – 2016
THÁI NGUYÊN - 2016
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------
LÊ THỊ SINH
Tên đề tài:
PHÁT HIỆN NHANH BỆNH GREENING TRÊN CÂY CÓ MÚI
Ở MỘT SỐ TỈNH MIỀN BẮC VIỆT NAM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
: Chính quy
Chuyên ngành : Công nghệ Sinh học
Lớp
: K44 - CNSH
Khoa
: CNSH - CNTP
Khoá học
: 2012 – 2016
Giảng viên
: ThS. Bùi Đình Lãm
Khoa CNSH-CNTP, Trƣờng ĐH Nông Lâm Thái Nguyên
THÁI NGUYÊN - 2016
i
LỜI CẢM ƠN
Đƣợc sự đồng ý của Khoa CNSH - CNTP, trƣờng Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên. Em đƣợc thực tập tại phòng thí nghiệm của Khoa CNSH – CNTP, trƣờng
Đại học Nông Lâm Thái Nguyên với đề tài: „„Phát hiện nhanh bệnh greening trên
cây có múi ở một số tỉnh phía Bắc Việt Nam’’ để hoàn thành khóa luận này ngoài
sự nỗ lực của bản thân em còn nhận đƣợc nhiều sự giúp đỡ của Ban giám hiệu
trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa CNSH - CNTP, cùng
các thầy cô giáo đã tận tình giảng dạy cho em suốt 4 năm học.
Trƣớc hết em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới Ban giám hiệu
trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa CNSH - CNTP, cùng
các thầy cô giáo đã tận tình giảng dạy cho em suốt 4 năm học vừa qua để em có thể
hoàn thành khóa luận.
Đặc biệt, em xin đƣợc bày tỏ lòng kính trọng, lòng biết ơn sâu sắc tới ThS.
Bùi Đình Lãm ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến KS. Lã Văn Hiền đã dành
rất nhiều thời gian quý báu trực tiếp hƣớng dẫn em thực hiện nghiên cứu đề tài.
Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, ngƣời thân và bạn bè đã quan
tâm, ủng hộ và động viên em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu giúp em
hoàn thành tốt khóa luận này.
Do điều kiện và thời gian có hạn nên đề tài khó tránh khỏi những thiếu sót.
Kính mong thầy cô giáo và các bạn sinh viên đóng góp ý kiến xây dựng để đề tài
của em đƣợc hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Thái Nguyên, ngày 20 tháng 5 năm 2016
Sinh Viên
Lê Thị Sinh
ii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1:
Các loài cam, quýt có ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất ........................6
Bảng 2.2:
Tình hình sản xuất cây có múi ở các châu lục trên thế giới giai đoạn
2011 - 2013 .........................................................................................14
Bảng 2.3:
Diện tích, năng suất và sản lƣợng cây có múi trên thế giới giai đoạn
2005 – 20013 .......................................................................................16
Bảng 2.4:
Tình hình sản xuất cây có múi của nƣớc ta giai đoạn 2005 – 2013. ...16
Bảng 2.5:
Tình hình sản xuất cam, quýt ở các vùng của nƣớc ta năm 2009 .......17
Bảng 3.1:
Trình tự cặp mồi để phát hiện tác nhân gây bệnh greening (Hung và
cs, 1999b), (Hung và cs, 2004) [34], [35] ...........................................28
Bảng 3.2:
Các trang thiết bị máy móc dùng trong thí nghiệm. ...........................29
Bảng 3.3:
Bảng thu thập mẫu tại các địa phƣơng ................................................30
Bảng 3.4:
Chu trình nhiệt của phản ứng PCR .....................................................32
Bảng 4.1:
Kết quả thu thập mẫu vật liệu .............................................................36
Bảng 4.2:
Kết quả đánh giá mẫu cam sành tỉnh Hà Giang ..................................38
Bảng 4.3:
Kết quả đánh giá mẫu cam vinh Thái Nguyên ....................................39
Bảng 4.4:
Kết quả giám định bệnh vàng lá greening..........................................42
iii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1.
Rầy chổng cánh Diaphorina citri ........................................................19
Hình 2.2.
Triệu trứng nhiễm bệnh vàng lá greening trên cây có múi .................21
Hình 4.1.
Mẫu lá cây có múi thu thập để giám định bệnh vàng lá greening ......37
Hình 4.2.
Kết quả tách chiết DNA tổng số .........................................................40
Hình 4.3.
Điện di sản phẩm PCR mẫu lá giám định bệnh greening. ..................41
Hình 4.4.
Kết quả tinh sạch mẫu lá cam .............................................................44
Hình 4.5.
Kết quả giải trình tự gen sản phẩm PCR với mồi GR - F từ mẫu
DNA tách từ lá cam Vinh (Xã Quyết Thắng – tp Thái Nguyên,tỉnh
Thái Nguyên) ......................................................................................45
Hình 4.6.
Kết quả giải trình tự gen sản phẩm PCR với mồi GR – F từ mẫu
DNA tách từ lá cam sành (Quang Bình – Hà Giang)..........................45
Hình 4.7.
Kết quả giải trình tự gen sản phẩm PCR với mồi GR – F từ mẫu DNA
tách từ lá cam Vinh (Xã Vô Chanh, huyện Phú Lƣơng, tp Thái Nguyên,
tỉnh Thái Nguyên) ..................................................................................45
Hình 4.8.
Kết quả so sánh trình tự gen sản phẩm PCR trên BLAST với
mồi GR - F từ mẫu DNA tách từ lá cam Vinh (Xã Quyết Thắng
– tp Thái Nguyên,tỉnh Thái Nguyên) ...............................................46
Hình 4.9.
Kết quả so sánh trình tự gen sản phẩm PCR trên BLAST với mồi
GR - F từ mẫu DNA tách từ lá cam Sành (Quang Bình – Hà Giang) 47
Hình 4.10.
Kết quả so sánh trình tự gen sản phẩm PCR trên BLAST với mồi
GR - F từ mẫu DNA tách từ lá cam Vinh (Xã Vô Chanh, huyện Phú
Lƣơng, tp Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên) .......................................47
iv
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
BVTV
: Bảo vệ Thực vật
Cs
: Cộng sự
CTAB
: Cetyl trimethyl ammonium bromide
DNA
: Deoxyribonucleic Acid
ĐC
: Đối chứng
dNTP
: Deoxyribo-nucleotide triphosphate
EDTA
: Ethylene diamine tetraacetate
FAO
: Food and Agriculture Organization
NN&PTNT
: Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
PCR
: Polymerase Chain Reaction
RNA
: Ribonucleic Acid
v
MỤC LỤC
Trang
Phần 1: MỞ ĐẦU........................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................1
1.2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................2
1.3. Yêu cầu nghiên cứu ..............................................................................................2
1.4. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................2
1.5. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................................3
1.5.1. Ý nghĩa khoa học ..............................................................................................3
1.5.2. Ý nghĩa trong thực tiễn .....................................................................................3
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..............................................................................4
2.1. Tổng quan về cây có múi .....................................................................................4
2.1.1. Nguồn gốc và phân loại.....................................................................................4
2.1.1.1. Nguồn gốc ......................................................................................................4
2.1.2. Đặc điểm sinh học của cây có múi ....................................................................7
2.1.3. Giá trị của cây có múi .......................................................................................9
2.1.4. Yêu cầu sinh thái của cây có múi ....................................................................10
2.1.5. Một số sâu bệnh hại trên cây có múi ...............................................................12
2.1.6. Tình hình sản xuất cây có múi ........................................................................14
2.2. Bệnh vàng lá Greening trên cây có múi .............................................................18
2.2.1. Lịch sử của bệnh .............................................................................................18
2.2.2. Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh ............................................................18
2.2.3. Phƣơng pháp chẩn đoán bệnh vàng lá greening.............................................21
2.2.4. Một số biện pháp phòng tránh .........................................................................23
2.3. Tình hình nghiên cứu về phát hiện bệnh greening trên cây có múi ...................23
2.3.1. Các nghiên cứu về phát hiện bệnh trên thế giới ..............................................23
2.3.2. Các nghiên cứu về phát hiện bệnh ở Việt Nam ..............................................26
Phần 3: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................28
3.1. Vật liệu nghiên cứu ............................................................................................28
3.1.1. Vật liệu thực vật ..............................................................................................28
3.1.2. Hóa chất và dụng cụ thí nghiệm......................................................................28
vi
3.2. Phạm vi, địa điểm và thời gian nghiên cứu ........................................................29
3.2.1. Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................29
3.2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ...................................................................29
3.3. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................30
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................................30
3.4.1. Phƣơng pháp thu thập mẫu vật liệu .................................................................30
3.4.2. Phƣơng pháp xác định sự biểu hiện của bệnh greening thông qua sự biểu hiện
bên ngoài. ..................................................................................................................31
3.4.3. Phƣơng pháp phát hiện bệnh greening trên cây có múi bằng kỹ thuật PCR...31
3.4.4. Giải trình tự gene của sản phẩm PCR .............................................................33
3.4.5. Phƣơng pháp sử lý số liệu ...............................................................................35
Phần 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .....................................................................36
4.1. Kết quả thu thập mẫu vật liệu ............................................................................36
4.2. Kết quả xác định mức độ biểu hiện của bệnh. ...................................................37
4.2.1. Kết quả xác định sự biểu hiện của bệnh thông qua các triệu chứng bên
ngoài ............................................................................................................ 37
4.3. Kết quả giám định bệnh vàng lá greening bằng kỹ thuật PCR với cặp mồi đặc
hiệu ............................................................................................................................40
4.3.1. Tách chiết DNA tổng số mẫu lá ......................................................................40
4.3.2. Kết quả nhân đoạn gen 16s rDNA ..................................................................40
4.4. Kết quả giải trình tự gen của sản phẩm PCR từ mẫu lá bị bệnh greening .........44
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................48
5.1. Kết luận ..............................................................................................................48
5.2. Kiến nghị ............................................................................................................48
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................50
I. Tiếng Việt ..............................................................................................................50
II. Tiếng Anh .............................................................................................................52
III. Tài liệu Internet ...................................................................................................55
PHỤ LỤC
1
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Cây ăn quả có múi (cam, quýt, chanh, bƣởi, v.v.) là nhóm cây ăn quả quan
trọng trong sản xuất nông nghiệp ở nƣớc ta. Năm 2011, diện tích cây ăn quả có múi
ở Việt Nam đạt 124.057 ha, trong đó diện tích trồng cam quýt chiếm tới 70.300 ha,
bƣởi 45.000 ha và chanh là 18.000 ha (FAO, 2015) [52]. Cây có múi là loại cây
trồng mang lại giá trị dinh dƣỡng, giá trị kinh tế cao. Trong 100g thịt quả tƣơi có
chứa 6-12% đƣờng, vitamin C từ 40-90 mg, Các acid hữu cơ từ 0,4-1,2%, các chất
khoáng và dầu thơm. Sản phẩm của cây có múi đƣợc sử dụng với nhiều mục đích
khác nhau nhƣ làm thực phẩm ăn hàng ngày, làm mứt, nƣớc giải khát. Tinh dầu
đƣợc cất từ vỏ quả, lá, hoa đƣợc dùng nhiều trong Công nghệ Thực phẩm và Mỹ
phẩm. Vỏ quả có thể dùng làm thuốc, hƣơng liệu (Đỗ Đình Đức, 1991) [7].
Bệnh greening là nguyên nhân ảnh hƣởng trực tiếp đến năng suất và chất
lƣợng của cây (Lê Mai Nhất, 2014) [11]. Bệnh lan truyền với tốc độ nhanh và gây
hại nghiêm trọng cho nhiều vùng trồng cam quýt trên thế giới. Sản lƣợng quả bị
giảm từ 30% đến 100% (Bassanezi R.B. và cs, 2005) [25]. Ở Việt Nam, bệnh
greening đƣợc ghi nhận gây hại trên cây ăn quả có múi từ những năm 1960. Bệnh
greening gây hại lớn nhất vào các năm 1970 và 1990 ở các nông trƣờng trồng
cam. Mức độ thiệt hại trên bƣởi từ 17% – 25% và trên cam quýt từ 54% – 70%
(Vien N.V và cs,2009) [50]. Bệnh vàng lá greening là bệnh hại quan trọng nhất,
khốc liệt nhất, nguy hiểm nhất, nghiêm trọng nhất, hủy diệt nhất và tàn phá nặng nề
nhất đối với nghề trồng cây ăn quả có múi trên thế giới (Su và cs., 2012) [44] Đặc
trƣng của bệnh Greening là có thời gian ủ bệnh dài, nên rất khó phát hiện bệnh ở
giai đoạn đầu và thƣờng hay nhầm lẫn với bệnh khác nhƣ khi cây bị thiếu kẽm (Zn)
(Lê Mai Nhất, 2014) [11] . Đến khi bệnh biểu hiện rõ ràng thì bệnh đã tàn phá rất
nặng và các biện pháp chữa trị gần nhƣ là vô nghĩa trong lúc này, rất nhiều biện
pháp đã đƣợc thực hiện nhƣng vẫn không mang lại hiệu quả. Hơn nữa, vi
2
khuẩn gây bệnh vàng lá đến nay đã xuất hiện các chủng mới, có độc tính nặng hơn
(Hung và cs, 199a) [33].Chính vì vậy, việc phát hiện nhanh bệnh greening trong
giai đoạn đầu là vô cùng quan trọng đối với việc phòng và điều trị bệnh.
Ngày nay việc ứng dụng các kỹ thuật sinh học phân tử cho phép chẩn đoán
các bệnh trên cây có múi mang lại hiệu quả cao với nhiều ƣu điểm nhƣ: độ nhạy
cao, chính xác và mất ít thời gian. Có thể kể đến một số kỹ thuật: PCR, real-time
PCR, các kỹ thuật lai phân tử, southern blot... Kết quả thu đƣợc từ những nghiên
cứu chẩn đoán bằng sinh học phân tử là cơ sở để sớm đƣa ra những giải pháp phòng
tránh. Đến nay đã có nhiều nghiên cứu sử dụng các kỹ thuật sinh học phân tử để
phát hiện bệnh greening trên cây có múi. Xác định tác nhân gây bệnh vàng lá
greening bằng phƣơng pháp sinh học phân tử. Phân lập vi khuẩn Candidatus
Liberibacter asiaticus gây bệnh greening từ rầy chổng cánh bằng kỹ thuật PCR
(Hung và cs, 199a) [33].
Xuất phát từ thực tiễn nghiên cứu đó, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: „„Phát
hiện nhanh bệnh greening trên cây có múi ở một số tỉnh phía Bắc Việt Nam’’.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Phát hiện nhanh bệnh greening trên cây có múi bằng kỹ thuật PCR.
1.3. Yêu cầu nghiên cứu
- Thu thập nguồn vật liệu trên một số đối tƣợng cây có múi nhƣ: Cam, chanh,
bƣởi, quýt... tại một số tỉnh miền Bắc Việt Nam.
- Xác định sự biểu hiện của bệnh greening trên mẫu vật liệu đã thu thập
đƣợc.
- Giám định bệnh vàng lá greening trên cây có múi bằng phản ứng PCR với
cặp mồi đặc hiệu.
- Giải trình tự gene của sản phẩm PCR từ mẫu lá bị bệnh greening (từ 2-3 mẫu)
1.4. Mục tiêu nghiên cứu
- Thu thập đƣợc các mẫu vật liệu trên một số đối tƣợng cây có múi nhƣ:
Cam, chanh, quýt, bƣởi,... ở các địa phƣơng khác nhau.
3
- Xác định các dạng triệu chứng bệnh vàng lá greening trên cây ăn quả có
múi ở một số tỉnh miền Bắc Việt Nam.
- Khuyếch đại thành công đoạn DNA đích trong bộ gene của vi khuẩn gây
bệnh vàng lá greening bằng phản ứng PCR với cặp mồi đặc hiệu.
- Giải trình tự gene của sản phẩm PCR (2-3 mẫu) từ mẫu lá bị bệnh greening
và tiến hành phân tích BLAST trên NCBI, so sánh mức độ tƣơng đồng với ngân
hàng dữ liệu và sơ bộ kết luận loài vi khuẩn gây bệnh greening.
1.5. Ý nghĩa của đề tài
1.5.1. Ý nghĩa khoa học
- Xác định đƣợc phƣơng pháp chẩn đoán nhanh bệnh vàng lá greening trên
cây có múi bằng kỹ thuật PCR. Từ đó góp phần đƣa ra các biện pháp phòng trừ kịp
thời và có hiệu quả bệnh vàng lá greening.
- Kết quả nghiên cứu cung cấp tài liệu học tập và nghiên cứu cho các sinh
viên, nhà khoa học trên đối tƣợng cây có múi, góp phần duy trì, bảo tồn và phát
triển bền vững ngành trồng cây ăn quả có múi ở Việt Nam.
- Giúp sinh viên củng cố và hệ thống lại các kiến thức đã học và bổ sung vào
kiến thức lý thuyết đƣợc học thông qua hoạt động thực tiễn.
- Giúp bản thân sinh viên học hỏi kiến thức, tích lũy đƣợc kinh nghiệm thực tế
cũng nhƣ tác phong làm việc, nghiên cứu khoa học phục cho cho công tác sau này.
- Hoàn thành khóa luận tốt nghiệp Đại học.
1.5.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
Thông qua việc phát hiện nhanh bệnh greening trên cây có múi sẽ góp phần
giúp cho những ngƣời sản xuất sớm đƣa ra những biện pháp phòng tránh sớm, loại
bỏ những mầm bệnh cho vƣờn cây. Qua đó sẽ giữ vững đƣợc năng suất và chất
lƣợng cho sản phẩm, nâng cao giá trị kinh tế và ổn định kinh tế - xã hội.
4
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Tổng quan về cây có múi
2.1.1. Nguồn gốc và phân loại
2.1.1.1. Nguồn gốc
Nhóm tác giả (Bùi Huy Đáp, 1960) [5], (Trần Thế Tục và cs, 1998) [15], cho
thấy trong các loại cây ăn quả, cùng với cây nho, cây cam quýt có lịch sử trồng trọt
lâu đời nhất. Phần lớn kết quả nghiên cứu đều thống nhất cam quýt có nguồn gốc ở
miền Nam châu Á, trải dài từ Ấn Độ qua Himalaya, Trung Quốc xuống vùng quần
đảo Philippine, Malaysia, miền Nam Indonecia hoặc kéo đến lục địa châu Úc. Một
báo cáo gần đây (Huang C. H, 1987) [36], nhận định tỉnh Vân Nam Trung Quốc có
thể là nơi khởi nguyên của nhiều loài cam quýt quan trọng. Tại đây còn tìm thấy rất
nhiều loài cam quýt hoang dại. Loài chanh yên, phật thủ (Citrus medica) có nguồn
gốc tại miền Nam Trung Quốc, là loài cây ăn quả đƣợc mang đến trồng tại Địa
Trung Hải và Bắc Phi rất sớm, trƣớc thế kỷ I sau Công Nguyên. Những tài liệu cổ
xƣa có ghi chép loài cây ăn quả này ở Bắc Phi đến mức làm nhiều ngƣời hiểu lầm
chúng có nguồn gốc tại đây. Các loài chanh vỏ mỏng (Lime, C. auranlifolia
Swingle) đƣợc xác định có nguồn gốc ở miền Nam Trung Quốc và miền Tây Ấn
Độ, sau đó đƣợc các thuỷ thủ đi biển mang về trồng ở châu Phi, Địa Trung Hải và
châu Âu, v.v...
Các loài chanh núm (Lemon, Citrus lemon) chƣa xác định đƣợc nguồn gốc,
nhƣng những kỹ thuật di truyền hiện đại gần đây cho thấy có thể chanh núm là con
lai tự nhiên giữa Citrus medica và Citrus aurantifolia, chính vì vậy mà chanh núm
có dạng hình thái trung gian giữa hai loại vừa kể trên. Chanh núm đƣợc xác định sử
dụng nhƣ một loại quả sớm nhất vào năm 1150 ở Bắc Phi, vùng biển Địa Trung Hải
và châu Âu. Cam ngọt (Citrus sinensis L.) đƣợc xác định có nguồn gốc ở miền Nam
Trung Quốc, Ấn Độ và miền Nam Indonecia, sau đó đƣợc mang về trồng ở châu
Âu, Địa Trung Hải, châu Phi từ thế kỷ 13 đến thế kỷ 17 (Walter Reuther và cs, 1989
[48]). Giống cam nổi tiếng thế giới "Washington Navel", ở Việt Nam vẫn thƣờng
gọi là cam Navel đƣợc báo cáo là dạng đột biến tự nhiên từ một giống cam ngọt,
5
giống này đƣợc phát hiện ở Bahia Brazil, lần đầu tiên đƣợc trồng ở Úc năm 1824, ở
Florida (Mỹ) năm 1835. Giống Washinhton Navel đƣợc du nhập và trồngở khắp các
vùng cam quýt trên thế giới. Theo tác giả (Bùi Huy Đáp, 1960) [15], (Walter
Reuther et al, 1989) [48] các giống bƣởi (Citrus grandis) đƣợc báo cáo có nguồn
gốc ở Malaysia, Ấn Độ, một thuyền trƣởng ngƣời Ấn Độ có tên là Shaddock đã
mang giống bƣởi này tới trồng ở vùng biển Caribe, sau đó bƣởi đƣợc giới thiệu ở
Palestin vào năm 900 sau Công Nguyên và tiếp theo mới đến các nƣớc ở châu Âu.
Bƣởi chùm (Citrus paradisis) đƣợc xác định là dạng đột biến hay dạng con lai tự
nhiên của bƣởi (Citrus grandis), xuất hiện sớm nhất ở vùng Barbadas miền Tây Ấn
Độ, tiếp theo là trồng ở Bang Florida (Mỹ) vào năm 1809, sau đó lan rộng và trở
thành một trong những sản phẩm quả chất lƣợng cao ở châu Mỹ. Các giống quýt
cũng đƣợc xác định có nguồn gốc ở miền Nam châu Á, gồm miền Nam Trung
Quốc, bán đảo Đông Dƣơng, sau đó đƣợc những ngƣời đi biển mang đến trồng ở
Ấn Độ. Quýt (Citrus reticulata) đƣợc trồng ở vùng Địa Trung Hải, châu Âu và châu
Mỹ muộn hơn so với các loài quả có múi khác, vào khoảng năm 1805. Môt số tà i
liê ̣u nghiên cứu cho thấ y cam quýt có nguồn gốc ở miền Nam châu Á. Nhiều tác giả
cho rằng nguồn gốc quýt kinh (Citrus nobilis Lour) là ở miền Nam Việt Nam. Thực
tế ở Việt Nam vùng nào cũng có trồng cam sành với nhiều vật liệu giống với các tên
địa phƣơng khác nhau mà không nơi nào trên thế giới có nhƣ: Cam sành Bố Hạ,
cam sành Hàm Yên, cam sen Yên Bái, cam sen Đình Cả - Bắc Sơn, cam bù Hà
Tĩnh... (Trần Thế Tục, 1998) [15].
2.1.1.2. Phân loại
Cam quýt thuộc:
Giới Plantae
Bộ Rutales
Họ Rutaceae
Chi Citrus
Họ Rutaceae, đƣợc phân chia thành 130 giống (genus) nằm trong 7 họ phụ khác
nhau, trong đó họ phụ Aurantirideae có ý nghĩa nhất. Sự phân loại chi tiết hơn dƣới
họ phụ Aurantirideae có tộc Citreae (28 genus) và tộc phụ Citrinae (13 genus), 3
nhóm: “tiền cam quýt”, “gần cam quýt” và nhóm “cam quýt thực sự” (true citrus
6
group) đƣợc phân nhóm từ Citreace và tộc phụ Citrnae. Sự phân loại cam quýt khá
phức tạp vì có các yếu tố, nhƣ có rất nhiều giống (cultivars) trong sản xuất và các
dạng con lai của các giống này (hybrids), đột biến và hiện tƣợng đa bội thể cũng là
những nhân tố gây khó khăn cho phân loại cam quýt. 130 giống (genera) nằm trong
các họ phụ khác nhau (Đào Thanh Vân, 2000) [21].
Hiện nay tồn tại hai hệ thống phân loại cam quýt đƣợc nhiều ngƣời áp dụng,
theo Tanaka (Nhật Bản) cam quýt gồm 160 – 162 loài (Specias). Tanaka đã quan sát,
ghi chép tỷ mỉ đặc điểm hình thái của các giống đã biến dị này và phân chúng thành
một loài mới hoặc giống mới có tên khoa học đƣợc bắt đầu bằng tên giống hay tên loài
đã phát sinh ra chúng và kết thúc bằng chữ “Horticulturre‟‟. Swingle đã chia cam quýt
ra làm 16 loài (Đƣờng Hồng Dật, 2003) [4]. Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn phải sử
dụng hệ thống phân loại của Tanaka để gọi tên các giống cam quýt vì bảng phân loại
này chi tiết tới từng giống. Theo Tanaka có 10 nhóm quan trọng nhất trong nhóm True
Citrus group, đây là những loài đƣợc trồng phổ biến và có ý nghĩa với con ngƣời, có
thể đƣợc mô tả trong bảng sau (Đƣờng Hồng Dật, 2003) [4].
Bảng 2.1: Các loài cam, quýt có ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất
STT
Tên loài
Tên tiếng anh
Tên tiếng việt
1
C.sisnensis Osbeck
Sweets Orange
Cam ngọt
2
C.aurantium L
Sour Orange
Cam chua
3
C.reticulata Blanco
Mandarin
Quýt
4
C.limon Osbeck
Lemon
Chanh núm
5
C.medica L
Citron
Chanh yên
6
C.aurantifolia Swingle
Lime
Chanh vỏ mỏng
7
C.trifolia L
Trioliate
Chanh đắng
8
C.grandis L
Shadock
Bƣởi
9
C.paradishi L
Pomelo
Bƣởi chùm
10
C.fortunenna
Kumquat
Quất
(Đường Hồng Dật, 2003) [4]
7
2.1.2. Đặc điểm sinh học của cây có múi
- Rễ cam quýt nói chung thuộc loại rễ nấm (Micorhiza), nấm Micorhiza sống
cộng sinh trên lớp biểu bì của rễ , có vai trò nhƣ những lông hút ở các cây trồng và
thực vật khác, cung cấp nƣớc, muối khoáng và một lƣợng nhỏ chất hữu cơ cho cây,
cây cung cấp hydrat carbon cho nấm (Trần Thế Tục, 1998) [15]. Do những đặc
điểm trên mà cam quýt không ƣa trồng sâu, vì rễ cam quýt chủ yếu là rễ bất định,
phân bố rất nông (10-30cm), phân bố tƣơng đối rộng và tập trung ở tầng đất mặt.
Tuy nhiên, mức độ phân bố sâu hay rộng phụ thuộc vào loại đất, đặc tính của giống,
cách nhân giống, chế độ chăm bón, tầng canh tác và mực nƣớc ngầm. Đặc biệt là
biện pháp kỹ thuật canh tác, nhƣ làm đất, bón phân, phƣơng pháp nhân giống, giống
gốc ghép và giống cây trồng.
- Thân cành: Theo tác giả (Phạm Thừa, 1965) [14] đặc điểm thân, cành tuỳ
thuộc giống, tuổi cây, điều kiện sinh sống, hình thức nhân giống mà cây có chiều
cao và hình thái khác nhau. Tán cây cam quýt rất đa dạng: có loại tán thƣa, tán rộng,
có loại phân cành hƣớng ngang, có loại phân cành hƣớng ngọn. Có loại tán hình
cầu, hình bán cầu, hình tháp, hoặc hình chổi xể. Cành có thể có gai hoặc không gai,
có thể còn non thì có gai và gai bị rụng khi về già , v.v. Cành cây ăn quả có múi có
ba loại: cành mẹ, cành dinh dƣỡng và cành quả (Vũ Công Hậu, 1996) [8].
+ Cành mẹ: Sinh ra cành quả nó có thể là cành xuân, cành hè hoặc cành năm
trƣớc. Qua theo dõi cho thấy tuỳ từng giống thƣờng cành thu hoặc cành hè làm cành
mẹ thì số cành quả nhiều và tỷ lệ đậu quả cũng cao.
+ Cành dinh dƣỡng: Cành không ra hoa, quả, chỉ có lá xanh có nhiệm vụ
chính là quang hợp, giữa cành mẹ và cành dinh dƣỡng không có giới hạn rõ, năm
nay là cành dinh duỡng, sang năm sau có thể là cành mẹ.
+ Cành quả: Tuỳ giống cây ăn quả có múi mà cành quả có độ dài từ 3 –
25 cm, thông thƣờng từ 3 - 9 cm. Cành quả có lá thƣờng đậu quả tốt hơn cành
quả không có lá.
- Lá cam quýt thuộc loại lá đơn, phần lớn mép lá có hình răng cƣa, lá có eo.
Độ lớn của eo lá, hình dạng, kích thƣớc lá, màu sắc lá, mật độ khí khổng, mật độ túi
tinh dầu, v.v...tuỳ thuộc vào giống, vào mùa vụ. Bình quân trên mặt lá có từ 400-
8
500 khí khổng/mm2. Cây cam quýt trƣởng thành thƣờng có từ 150.000 - 200.000 lá,
tƣơng ứng với tổng diện tích khoảng 200 m2. Tuổi thọ lá 2 - 3 năm tuỳ theo vùng
sinh thái, vị trí và tình trạng sinh trƣởng của cây và cành mang lá, vị trí của cấp
cành. Những lá hết thời gian sinh trƣởng thƣờng rụng nhiều vào mùa Thu và mùa
Đông (Lê Đình Sơn, 1993) [13]. Ở Việt Nam tuổi thọ trung bình của lá là 15-24
tháng, ở vùng Á nhiệt đới có thể dài hơn. Tuỳ theo giống và tuỳ theo mùa, lá có
thể giống nhau về hình dạng, độ lớn, màu sắc, mật độ khí khổng, mật độ túi tinh
dầu. Lá có quan hệ chặt chẽ với sản lƣợng, nhất là với trọng lƣợng quả (Đỗ Năng
Vịnh, 2008) [22].
- Đặc điểm hoa và tỷ lệ đậu quả: Xét về hình thái có 2 loại hoa: hoa phát
triển đầy đủ và hoa dị hình . Hoa đầy đủ có cánh dài màu trắng và có công thức cấu
tạo: K5; C5; A(20-40; G(8-15), thƣờng thì số nhị gấp
4 lần số cánh hoa và xếp
thành 2 vòng, nhị hợp. Hoa dị hình: là những hoa bị thiếu khuyết 1 trong các bộ
phận của hoa. Về hoa tự cũng có 2 loại: hoa đơn và hoa chùm. Hoa đơn có 2 dạng:
dạng cành đơn có nhiều lá và 1 hoa ở đầu cành, dạng này có khả năng đậu quả
cao nhất, trong điều kiện đƣợc chăm sóc tốt thì cây sẽ có nhiều loại cành này;
dạng cành không có lá, thƣờng có nhiều cành quả/1 cành mẹ, cuống ngắn dễ
lẫn với dạng hoa chùm. Hoa chùm: có 3 dạng: dạng trên cành ở mỗi nách lá có 1
hoa và 1 hoa ởngọn cành, trên mỗi cành có từ 3-7 hoa và khả năng đậu từ 1-2 quả;
dạng trên ngọn cành có 1 hoa và mỗi nách lá có 1 hoa và có 1 số lá không hoàn
chỉnh,chỉ ở dạng vảy, dạng này tỷ lệ đậu quả không cao; dạng hoa chùm không có
lá có từ 4 - 5 hoa, loại này tỷ lệ đậu quả rất thấp hoặc không đậu (Đào Thanh Vân
và cs, 2000) [21].
- Quả: Khi còn xanh chứa nhiều acid đến khi chín thì lƣợng acid giảm,
hàm lƣợng đƣờng và chất tan tăng lên (Vũ Công Hậu, 1996) [8].
Đa số các giống quýt có dạng hoa đơn nên tỷ lệ đậu quả của quýt thƣờng cao
hơn cam. Trong năm, quá trình phát triển quả có 2 đợt rụng quả sinh lý (Đào Thanh
Vân và cs, 2000) [21].
- Đợt 1 (rụng cả cuống): sau khi ra hoa 1 tháng (tháng 3 và đầu tháng 4)
9
- Đợt 2: rụng khi quả đạt 3- 4 cm (cuối tháng 4 trở đi), để lại cuống.
Sau 2 đợt rụng quả sinh lý quả lớn rất nhanh (tốc độ trung bình đƣờng kính
quả tăng 0,5 - 0,7mm/ngày), trƣớc khi hình thành hạt tốc độ chậm lại ít ngày, sau đó
lại tăng nhanh đến khi đạt kích thƣớc tối đa.
- Hạt: Tuỳ theo giống mà có sự khác nhau về kích thƣớc, số lƣợng màu sắc
và phôi hạt. Các loại quả thuộc cây có múi phần lớn là hạt đa phôi, riêng cây bƣởi là
hạt đơn phôi (Vũ Công Hậu, 1996) [8].
2.1.3. Giá trị của cây có múi
Sản phẩm của cây có múi là một trong những sản phẩm có giá trị đƣợc nhiều
ngƣời ƣa chuộng và đƣợc sản xuất ở nhiều nƣớc trên thế giới.
- Giá trị dinh dƣỡng: Quả cây có múi có nhiều chất dinh dƣỡng nên giá
trị sử dụng rất cao. Trong 100g thịt quả có chứa 6 - 12% đƣờng, chủ yếu là
đƣờng sacaroza. Hàm lƣợng vitamin C trong quả khoảng 40 - 90 mg/100
tƣơi, 0,4 - 1,2% các acid hữu cơ, trong đó có nhiều loại acid có hoạt tính
sinh học cao. Trong quả còn có chứa các chất khoáng và dầu thơm (Đƣờng
Hồng Dật, 2003) [4].
- Giá trị công nghiệp và dƣợc liệu: Vỏ quả có chứa tinh dầu. Tinh dầu đƣợc
cất từ vỏ, quả, lá, hoa đƣợc dùng trong công nghiệp thực phẩm và công nghiệp mỹ
phẩm. Ở nhiều nƣớc trên thế giới, ngƣời ta đã dùng các loại quả thuộc chi Citrus
làm thuốc chữa bệnh. Ở thế kỷ XVI, các thầy thuốc Trung Quốc, Ấn Độ đã dùng
quả cam quýt để phòng ngừa bệnh dịch hạch, chữa trị bệnh phổi và bệnh chảy máu
dƣới da. Ở Mỹ vào những năm 30 của thế kỷ XX, các thầy thuốc đã dùng các quả
cam quýt kết hợp với insulin để chữa trị bệnh đái tháo đƣờng. Ở Nga bắt đầu từ
thế kỷ XI, các loại quả cây có múi đã đƣợc sử dụng để phòng ngừa và chữa trị
trong y học dân gian. Ở nƣớc ta, nhân dân đã dùng cây ăn quả có múi để phòng và
chữa trị một số bệnh từ lâu (Đƣờng Hồng Dật, 2003) [4].
- Giá trị kinh tế: Cây ăn quả có múi là một trong những loại cây lâu năm, nhanh
cho thu hoạch. Một số loài có thể cho thu hoạch quả ở năm thứ 2 sau khi trồng. Ở nƣớc
ta, năng xuất trung bình của cam quýt ở thời kỳ 8 tuổi có thể đại tới 16 tấn/ha. Cây cam
10
quýt có thể sống và cho thu hoạch quả trong vòng 15 - 30 năm. Trong trƣờng hợp đất
tốt, đƣợc chăm sóc đầy đủ và áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh cao, trong các
điều kiện khí hậu thích hợp và không bị sâu bệnh gây hại nặng, tuổi thọ của cam quýt
có thể kéo dài trên 50 năm (Đƣờng Hồng Dật, 2003) [4].
- Giá trị sinh thái, môi trƣờng: Cây có múi là cây ăn quả lâu năm đƣợc trồng
trong các vƣờn cây của gia đình hộ nông dân hoặc trồng trên đồi tại các trang trại.
Trong quá trình sinh sống, các loại cam, quýt, bƣởi tiết ra oxy trong không khí làm
không khí trở nên trong lành, dịu mát. Trong những chừng mực nhất định các chất
bay hơi từ cây cam quýt có tác dụng diệt một số loài vi khuẩn làm cho không khí trở
nên sạch hơn, môi trƣờng sống của con ngƣời tốt hơn. Cam quýt trồng trên các đồi
đất, bên cạnh việc cho quả còn có tác dụng phủ xanh đất, giữ nƣớc ngăn cản dòng
chảy mạnh trên mặt đất sau các trận mƣa lớn, do đó có ý nghĩa lớn trong việc làm
giảm quá trình xói mòn, rửa trôi đất. Ở vùng trung du và miền núi, cam quýt đƣợc
trồng trong các vƣờn rừng, vƣờn đồi trong các hệ thống VAC và VACR là phƣơng
thức canh tác đƣợc áp dụng rộng rãi tại các trang trại nông nghiệp và đã thể hiện
nhiều ƣu điểm trong việc thực hiện nền nông nghiệp bền vững (Đƣờng Hồng Dật,
2003) [4].
2.1.4. Yêu cầu sinh thái của cây có múi
- Nhiệt độ: Phần lớn cây có múi sinh trƣởng thích hợp nhất ở nhiệt độ 25 –
27oC, cam sinh trƣởng ở nhiệt độ 23 – 29oC (Đƣờng Hồng Dật, 2003) [4]. Nhiệt độ
và biên độ nhiệt ngày đêm có ảnh hƣởng khá lớn đến phẩm chất cam quýt
, thông
thƣờng cam quýt vùng á nhiệt đới lạnh có chất lƣợng , mã quả tốt hơn so với cam
quýt vùng nhiệt đới. Nhiệt độ cao ở vùng xứ nóng thƣờng làm vỏ cam quýt vẫn còn
xanh khi quả đã chín. Biên độ nhiệt độ ngày đêm cũng ảnh hƣởng khá lớn đến phân
hoá chồi hoa, khi nhiệt độ ban ngày và đêm là 20 – 15oC thì tỷ lệ chồi hoa nhiều
hơn so với nhiệt độ ngày đêm là 20 -18oC hoặc 21 - 17oC. Khi nhiệt độ xuống dƣới
-3oC hoặc -4oC thì lá bắt đầu bị chết do rét, nếu xuống dƣới - 7oC thì cây bị chết
hoàn toàn. Tuy nhiên, nhiệt độ cao lại thuận lợi cho việc ra lộc. Cam ngọt Valencia
11
ở nhiệt độ trung bình 30 - 32oC chỉ cần 20 - 30 ngày là ra xong một đợt lộc mới,
trong khi đó nếu ở nhiệt độ 20oC thì cần 40 - 50 ngày theo (Phí Văn Ba, 1976) [1].
- Ánh sáng: Cây có múi thích hợp với ánh sáng có cƣờng độ 10.000 – 15.000
lux (tƣơng ứng thời gian chiếu sáng 16 – 17h/ngày), cây có múi ƣu ánh sáng tán xạ,
không ƣu ánh sáng trực xạ. Các giống cây có múi khác nhau có yêu cầu khác nhau
về ánh sáng: Cam cần ánh sáng nhiều hơn quýt, quýt cần nhiều ánh sáng hơn chanh
(Nguyễn Thị Minh Phƣơng, 2007) [12].
- Nƣớc: Ẩm độ không khí là một yếu tố khá quan trọng ảnh hƣởng đến sinh
trƣởng của cam quýt. Ẩm độ không khí quá cao sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho
bệnh hại phát triển, nhƣ bệnh thối gốc, bệnh ghẻ, bệnh rám quả do nấm... ẩm
độ quá cao sẽ hấp thu nhiều tia tử ngoại làm màu sắc cam quýt ít tƣơi thắm
hơn, nhiệt độ cùng với ẩm độ quá cao làm quả phồng xốp, chất lƣợng kém
(Nguyễn Mạnh Chinh, 2005) [2]. Ẩm độ không khí phù hợp nhất vào khoảng 70 –
75% (Phạm Thị Chữ, 1996) [3].
Nƣớc rất cần cho cây có múi đặc biệt là vào các giai đoạn ra chồi, ra hoa và
quả đang đậu vào cuối tháng 2 đầu tháng 3 và giai đoạn phình quả đến khi quả
chuẩn bị chín. Lƣợng mƣa thích hợp cho trồng cam quýt là từ 1000 – 2400
mm/năm, thích hợp nhất là 1200 mm (Phạm Thị Chữ, 1996) [3].
- Đất: Các yếu tố đất đai quan trọng khi lựa chọn đất trồng cam quýt, đó là
tầng sâu đất, đất dễ thoát nƣớc, mực nƣớc ngầm sâu hoặc mực nƣớc ngầm ổn định.
Mực nƣớc ngầm trong đất nếu hơi cao một chút nhƣng ổn định, không lên xuống
thất thƣờng thì cũng ít ảnh hƣởng đến sự sinh trƣởng của cam quýt. Mực nƣớc
ngầm đảm bảo an toàn cho cây phải tối thiểu sâu 1,5 m dƣới mặt đất. Độ pH thích
hợp với sinh trƣởng của cam quýt từ 5,5 - 6,5, đất quá chua sẽ có nhiều dinh dƣỡng
bị rửa trôi, và cũng có thể gây ngộ độc do một số nguyên tố nhƣ đồng (Cu). Đất quá
kiềm, cây khó hút một số nguyên tố và thƣờng có biểu hiện thiếu kẽm (Zn), sắt (Fe).
Nhìn chung đất phù hợp với cam quýt là đất phù sa, phù sa cổ, đất bồi tụ, đất đỏ
bazan, đất mùn đá vôi, v.v... (Lê Đình Định, 1990) [6].
12
- Dinh dƣỡng: Để phát triển tốt cây có múi cần cung cấp đầy đủ và cân đối
các nguyên tố dinh dƣỡng đa lƣợng N, P, K cũng nhƣ các nguyên tố khoáng vi
lƣợng Cu, Mg, B.
2.1.5. Một số sâu bệnh hại trên cây có múi
2.1.5.1. Một số bệnh hại chính
Ở cây có múi, ngƣời ta đã thống kê đƣợc khoảng 20 bệnh hại do virus và các
sinh vật tƣơng tự virus và hàng chục bệnh khác do nấm, vi khuẩn gây ra (Preslay.D,
1993) [41].
Bệnh cây có múi chia làm hai loại: Bệnh truyền nhiễm do vi trùng gây ra và
bệnh không truyền nhiễm do các yếu tố vô sinh gây nên. Tác nhân gây bệnh truyền
nhiễm bao gồm vi khuẩn, nấm, virus và các thể tƣơng tự virus, tuyến trùng. Bệnh
không truyền nhiễm do các điều kiện môi trƣờng tự nhiên nhƣ hạn hán, mặn, úng,
nguồn dinh dƣỡng hoặc chế độ canh tác, sử dụng hóa chất không đúng cách gây
nên. Trong đó, virus và các tác nhân gây bệnh tƣơng tự virus, vi khuẩn, nấm là
nguyên nhân chủ yêu gây hại cho cây có múi. Chúng có khả năng gây bệnh nặng nề
và khó chữa trị.
- Bệnh Tristeza: Bệnh do virus gây ra, làm thiệt hại nghiêm trọng tới việc sản
xuất cam quýt trên thế giới. Tác nhân gây bệnh là do virus Closterovirus, chủ yếu
gây hại trên mạch dẫn phloem nhƣng ngƣời ta còn quan sát đƣợc sự hiện diện của
chúng ở lớp vỏ của chồi non. Chỉ riêng bệnh Tristeza đã phá hủy hơn 50 triệu cây
và tiếp tục đe dọa hơn 200 triệu cây khác trên toàn thế giới. Bệnh gây lụi dần, lõm
thân và vàng cây con (Đƣờng Hồng Dật, 2003) [4]. Nhân giống vô tính bằng mắt
ghép nhiễm bệnh là nguyên nhân chính lan truyền bệnh, ngoài ra bệnh còn lây lan
qua một vài loài rệp (Vũ Công Hậu, 1996) [8].
- Bệnh vàng lá greening: là bệnh gây ảnh hƣởng nghiêm trọng nhất đến sản
xuất cây có múi ở khu vực châu Á và châu Phi, đặc biệt là ở Đài Loan, Trung Quốc,
Thái Lan và bệnh đã đƣợc phát hiện trên tất cả các vùng và hầu hết các giống cam,
quýt, bƣởi ở nƣớc ta. Bệnh do một loài vi khuẩn kí sinh và sinh sản trong trong
mạch dẫn gây ra hiện tƣợng vàng chồi với vector truyền bệnh là rầy chổng cánh
13
Châu Á Diaphorina citri. Ngoài ra, nhân giống bằng mắt ghép nhiễm bệnh cũng là
con đƣờng chủ yếu dẫn đến lan truyền bệnh vàng lá greening trên cây có múi
(Nguyễn Thị Minh Phƣơng, 2007) [12].
- Bệnh loét: Bệnh do một số chủng vi khuẩn gram âm Xanthomonas
campestris citri (Hasse) Dye gây ra. Ở nƣớc ta, bệnh loét rất phổ biến và gây hại ở
cam quýt, đặc biệt là bƣởi. Bệnh gay ra các vết loét trên lá, cành, quả lúc đầu vết
loét hình tròn sau đó lan rộng. Tác nhân truyền bệnh chính là do gió hoặc mƣa, bệnh
thƣờng đƣợc truyền trong khoảng cách gần. Phƣơng thức truyền bệnh đi xa chủ yếu
do vận chuyển giống, mắt ghép, gốc ghép nhiễm bệnh từ vùng này sang vùng khác.
- Bệnh nấm Phytophthora: Do các chủng nấm thuộc hai nhóm Phytophthora
parasitica Dast và Phytophthora citrophthora gây nên. Bệnh gây hại nghiêm trọng
ở các vùng ẩm thấp, mƣa nhiều, bệnh gây hại do gây thối gốc, thối rễ, chảy gôm
(Đƣờng Hồng Dật, 2003) [4].
- Bệnh đốm nâu: Bệnh do nấm Alternaria gây ra, là bệnh nghiêm trọng cả ở
cây và quả. Lá bị bệnh chuyển dần sang màu đen, xoăn lại và rụng. Chồi non bị đen
và tàn lụi, trên quả xuất hiện những đốm nâu. Bệnh do nấm tồn tại trên cành già bị
nhiễm bệnh do bào tử nấm phát tán nhờ vào gió và nƣớc lây nhiễm vào lá non và
quả (Đƣờng Hồng Dật, 2003) [4]
- Bệnh mốc xanh: Bệnh gây hại trên quả, do nấm Penicillium italicim và nấm
P. digitalium gây ra. Bệnh là vấn đề nghiêm trọng sau thu hoạch, trong quá trình bảo
quản và vận chuyển. Trên quả xuất hiện những vết bệnh mọng, mềm và những vết
bệnh phát triển nhanh thậm trí gây thối tới toàn bộ quả. Bào tử nấm thƣờng lơ lửng
trong không khí và xâm nhiễm qua vết thƣơng ở vỏ quả (Vũ Công Hậu, 1996) [8].
- Ngoài ra, một số bệnh khác nhƣ: Bệnh sẹo, bệnh than, bệnh đốm đen, muội,
thối cuống...cũng là những bệnh hại nghiêm trọng trên ăn quả cây có múi (Hà Minh
Trung, 2006) [17].
2.1.5.2. Một số côn trùng gây hại trên cây có múi
Ngoài các bệnh hại chính, cây ăn quả có múi còn bị ảnh hƣởng và tàn phá
bởi một số loài côn trùng dƣới đây:
14
- Sâu vẽ bùa: Phát triển quanh năm và gây hại trên tất cả các loài cây có múi.
Sâu hại lá non, đọt non ở các giai đoạn phát triển khác nhau của cây, làm mất khả
năng quang hợp của lá.
- Sâu nhớt: Sâu nhớt gây hại lá và quả non trong mùa xuân từ tháng 2 đến
tháng 3.
- Rầy chổng cánh: Rầy chổng cánh chích hút nhựa từ các cành lộc non, lá
non của cây. Là vector truyền bệnh vàng lá greening trên cây có múi.
- Nhện đỏ, nhện trắng: Nhện gây hại chủ yếu trên lá và quả làm cho lá có
màu xám bạc, mất khả năng quang hợp.
- Bọ xít xanh: Thƣờng gây hại trên quả, dùng vòi chích hút vào quả làm quả
nổi u có điểm nâu, tép khô và quả rụng.
- Ruồi vàng: Ruồi đẻ trứng vào vỏ quả, vào lớp cùi. Sâu non nở ra chui vào
tép hại quả. Quả bị thối và rụng.
- Nhóm sâu đục gốc, thân, cành: Gồm sâu đục gốc, sâu đục thân, sâu đục
cành. Trong đó, sâu đục cành gây hại nhiều nhất, đục vào cành tăm sau đó chui
xuống cành cấp 2, 3 (Preslay.D, 1993) [41].
2.1.6. Tình hình sản xuất cây có múi
2.1.6.1. Tình hình sản xuất trên thế giới
Hiện nay, cây có múi là một trong những loại cây ăn quả chủ lực và đƣợc
trồng tại nhiều nƣớc và vùng lãnh thổ trên thế giới. Theo thống kê của FAO năm
2009 thì năm 2005 tình hình xuất nhập khẩu cam, quýt trên thế giới nhƣ sau: Nhập
khẩu 37,13 nghìn tấn có giá trị 31.272,38 nghìn USD, xuất khẩu 63,71 nghìn tấn có
giá trị 38.112,3 nghìn USD. Nhƣ vậy, có thể thấy sản phẩm cam quýt có giá trị
thƣơng mại rất lớn trong nền kinh tế thế giới.
Bảng 2.2: Tình hình sản xuất cây có múi ở các châu lục trên thế giới
giai đoạn 2011 - 2013
Chỉ tiêu
Diện tích
Năm
Châu lục
Châu Phi
2011
2012
2013
1.584.596
1.577.852
1.597.468
15
Châu Mỹ
2.468.257
2.369.277
2.363.683
Châu Á
4.495.073
4.731.461
5.098.773
Châu Âu
566.041
537.618
541.388
Châu đại dƣơng
32.898
32.680
33.504
Thế giới
9.143.946
9.248.888
9.634.816
Châu Phi
3.880.815
3.721.893
3.659.406
Châu Mỹ
4.381.710
4.607.918
4.620.340
Năng suất
Châu Á
5.889.472
5.702.654
5.823.959
(tạ/ha)
Châu Âu
1.548.365
1.503.424
1.398.287
665.850
709.141
714.502
Thế giới
16.366.212
16.245.030
16.216.494
Châu Phi
16.568.255
16.536.912
16.522.206
Châu Mỹ
49.427.844
47.003.885
46.956.281
Sản lƣợng
Châu Á
55.137.277
57.443.347
60.632.615
(tấn)
Châu Âu
11.095.560
9.874.000
10.486.740
467.585
554.732
572.099
132.696.521
131.412.876
135.169.941
Châu đại dƣơng
Châu đại dƣơng
Thế giới
(Nguồn : FASTAT/FAO Statistics – năm 2015) [52]
Năm 2011 diện tích cây có múi của toàn thế giới là 9.143.946 ha, năng suất
trung bình đạt 16.366.212 tạ/ha, sản lƣợng đạt 132.696.521 tấn. Đến năm 2013 diện
tích tăng lên 9.634.816 ha và sản lƣợng cao hơn đạt 135.169.941 tấn vì năng suất
tăng lên đạt 16.216.494tạ/ha.
Châu Á có diện tích trồng cây có múi lớn nhất thế giới, kế tiếp tới châu Mỹ,
châu Phi và châu Âu. Châu đại dƣơng là châu lục có diện tích trồng cây có múi nhỏ
nhất (32.898ha).
16
Bảng 2.3: Diện tích, năng suất và sản lƣợng cây có múi trên thế giới
giai đoạn 2005 – 20013
Năm
Diện tích (ha)
Năng suất (tạ/ha)
Sản lƣợng (tấn)
2005
7.936.785
15.515.778
112.206.114
2010
8.992.637
16.075.497
128.373.876
2011
9.143.946
16.366.212
132.696.521
2012
9.248.888
16.245.030
131.412.876
2013
9.634.816
16.216.494
135.169.941
(Nguồn : FASTAT/FAO Statistics – năm 2015) [52]
Từ năm 2005 – 2013 diện tích trồng cây có múi trên thế giới tăng thêm đƣợc
1.698.031 ha. Sản lƣợng cây có múi trên thế giới từ năm 2005 – 2013 có tăng lên
nhƣng còn khá chậm, từ 112.206.114 tấn (năm 2011) lên 135.169.941 tấn (năm 2013).
2.1.6.2. Tình hình sản xuất ở Việt Nam
Ở nƣớc ta, cam quýt có lịch sử trồng trọt lâu đời, cho đến nay đã chọn ra
đƣợc nhiều giống có năng suất và chất lƣợng cao đem trồng ở hầu hết các vũng trên
cả nƣớc.
Từ những năm 1960, nƣớc ta có khoảng 3000 ha cam quýt và phát triển khá
mạnh, sản lƣợng hàng năm đã đạt vài nghìn tấn, năng suất bình quân vào khoảng
135 – 140 tạ/ha. Thời kỳ từ những năm 1975 trở lại đây ở miền Bắc diện tích và sản
lƣợng cam có xu hƣớng giảm dần, tuy nhiên ở miền Nam diện tích và sản lƣợng
cam quýt lại tăng lên, các tỉnh có diện tích trồng cam nhiều nhƣ Vĩnh Long, Tiền
Giang, Đồng Tháp...Trong những năm trở lại đây diện tích, năng suất và sản lƣợng
cam quýt trên cả nƣớc đƣợc tăng lên rất mạnh mẽ và ổn định.
Bảng 2.4: Tình hình sản xuất cây có múi của nƣớc ta giai đoạn 2005 – 2013.
Chỉ tiêu
2005
Diện tích
(ha)
59.400
Năng suất
(tạ/ha)
100.123
Sản lƣợng
(tấn)
601.300
17
2010
64.124
113.620
728.600
2011
55.836
125.850
702.700
2012
55.600
126.640
704.100
2013
56.600
125.190
708.600
(Nguồn : Bộ NN&PTNT 2014) [51]
Kết quả thống kê của Bộ NN & PTNT đến năm 2013 cả nƣớc có 56.600 ha
cây có múi, sản lƣợng đạt 708.600 tấn. Trong những năm vừa qua, trong khi diện
tích hầu nhƣ không tăng thì năng suất đã tăng đáng kể, từ 100,123 tạ/ha năm 2005
lên 125,190 tạ/ha năm 2013
Bảng 2.5: Tình hình sản xuất cam, quýt ở các vùng của nƣớc ta năm 2009
Vùng trồng
STT
Diện tích
thu hoạch
(nghìn ha)
5.9
Năng suất
trung bình
(tạ/ha)
104,3
Tổng sản
lƣợng
(Nghìn tấn)
53.2
15.5
49,4
57.8
1
Đồng bằng Sông Hồng
2
Vùng Đông Bắc
3
Vùng Tây Bắc
1.5
45,6
6.6
4
Bắc Trung Bộ
8.3
76,9
55.1
5
Nam Trung Bộ
0.8
42,9
2.2
6
Tây Nguyên
0.9
60,0
3.0
7
Đông Nam Bộ
7.9
86,4
71.5
8
Đồng bằng Sông Cửu Long
46.7
149,5
433.9
Tổng
87.5
117,3
683.3
(Nguồn: Bộ NN & PTNN – 2014) [51]
Diện tích trồng cam, quýt cho thu hoạch và tổng sản lƣợng giữa các vùng ở
nƣớc ta không đồng đều. Vùng có diện tích cây cam, quýt cho thu hoạch lớn nhất là
Đồng bằng Sông Cửu Long (46.700 ha), thấp nhất là vùng Nam Trung Bộ với chỉ
800 ha diện tích cây trồng cho thu hoạch. Tổng sản lƣợng cam, quýt năm 2009 đạt
683.300 tấn, riêng vùng Đồng bằng Sông Cửu Long chiếm 433.900 tấn trong tổng
sản lƣợng cam, quýt do diện tích cho thu hoạch lớn, chiếm sản lƣợng lớn nhất trong
8 vùng của cả nƣớc. Vùng Nam Trung Bộ có diện tích trồng cây cam, quýt cho thu