A. LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Hoạt động báo chí có vai trò quan trọng đối với đời sống xã hội, xét từ các
bình diện khác nhau , từ kinh tế đến chính trị, tư tưởng, từ văn hóa đến xã hội và
dân sinh. Báo chí là công cụ tuyên truyền, là phương tiện đấu tranh giai cấp trên
mặt trận tư tưởng- Văn hóa, là công cụ thể hiện quyền lực chính trị. Vì vậy, báo chí
phải đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp chặt chẽ, trực tiếp và toàn diện của Đảng.
Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước ta luôn coi trọng và khẳng đinh vị
trí, vai trò của báo chí; có nhiều chủ trương, định hướng phát triển báo chí để báo
chí hoạt động phù hợp với đặc điểm, tình hình mới và đã đạt được những thành tựu
đáng khen ngợi. Tuy nhiên trong quá trình quản lý hoạt động báo chí vẫn còn nhiều
hạn chế như buông lỏng việc chỉ đạo, kiểm tra thường xuyên hoạt động của các
đơn vị báo chí, xử lý các vi phạm chưa nghiêm và kịp thời, đòi hỏi Đảng cần có
các giải pháp đồng bộ, thiết thực nhằm tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của Đảng
trong hoạt động báo chí. Chính vì lí do đó, em đã chọn vấn đề “Nâng cao hiệu
quả sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động báo chí ở nước ta hiện nay”.
2. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu
Tập trung nghiên cứu những quan điểm về phép dùng người của Hồ Chí Minh
và việc vận dụng những quan điểm đó trong công tác đánh giá cán bộ hiện nay.
3. Tình hình nghiên cứu có liên quan
Trên thực tế vấn đề về nội dung, phương thức sự lãnh đạo của Đảng đối vớ
hoạt động báo chí đã được đề cập tại các bài viết của các chuyên gia, các nhà khoa
học, nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Trên nhiều phương diện và mục tiêu,
mục đích nghiên cứu khác nhau các nhà khoa học, nhà nghiên cứu đã xem xét nhận
định, đánh giá và qua đó đã đưa ra các giải pháp cụ thể.
Trên cơ sở tiếp thu những nội dung từ các bài viết, qua tài liệu tham khảo, tác
giả nghiên cứu đi vào tìm hiểu làm rõ nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng đối
với hoạt động báo chí.
4.Nhiệm vụ, mục đích:
- Làm rõ nội dung, phương thức và đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu
quả sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động báo chí trong giai đoạn hiện nay.
5. Đóng góp của đề tài:
Nội dung của đề tài sẽ giúp cho mọi người có nhận thức đúng đắn về vị
trí, vai trò của sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động báo chí. Đồng thời cũng
giúp cho các nhà lãnh đạo, các nhà quản lý có các biện pháp để nâng cao hiệu
quả hoạt động báo chí hiện nay.
6 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài đã sử dụng các phương pháp như tổng hợp, phân tích, đánh giá... để
làm rõ nội dung của đề tài.
7. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu và mục tài liệu tham khảo. Đề tài
gồm 3 chương và 7 tiết.
B. NỘI DUNG
CHƯƠNG I: YÊU CẦU KHÁCH QUAN SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI
VỚI HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ
1.1 Sự cần thiết phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt
động báo chí.
1.1.1 Quan điểm của Đảng về hoạt động của Báo chí
Công tác báo chí là một bộ phận cấu thành hữu cơ trong bộ máy hoạt động
của Đảng, là yếu tố cấu thành hoạt động tư tưởng, lý luận. Báo chí là công cụ xung
kích trên mặt trận tư tưởng, lý luận. Báo chí có vai trò rất quan trọng đối với việc
phát triển lực lượng, tổ chức lực lượng thực hiện công tác tư tưởng, lý luận của
Đảng, đồng thời còn là vũ khí đấu tranh phê phán của Đảng đối với các quan điểm
sai, trái với đường lối của Đảng. Đảng lãnh đạo báo chí bằng việc định hướng
chính trị , thông qua nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội; thông qua việc kiểm tra
giám sát các chức năng hoạt động của báo chí trong thực tế.
Báo chí là tiếng nói của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị- xã hội và là diễn
đàn của nhân dân, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, hoạt
động trong khuân khổ của pháp luật; đảm báo tính định hướng về tư tưởng, tính
chân thật, tính nhân dân, tính khoa học, kịp thời.
Báo chí là một trong những kênh truyền thông tích cực vào việc tuyên truyền
phổ biến lý luận chủ nghĩa Mác Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, quan
điểm, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Báo chí không chỉ phản
ánh về mọi mặt của đời sống xã hội mà còn là kênh thông tin để động viên, cổ vũ
xây dựng con người mới vì mục tiêu “ dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân
chủ văn minh.
1.1.2 Vai trò của báo chí trong xã hội.
Hoạt động báo chí có vai trò quan trọng đối với đời sống xã hội, từ kinh tế
đến chính trị- tư tưởng, văn hóa đến xã hội và dân sinh. Báo chí góp phần truyền
bá Chủ nghĩa Mác Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối quan điểm của
Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước ngày càng thấm nhuần trong đời
sống nhân dân. Đồng thời báo chí cũng là công cụ sắc bén của Đảng nhằm đấu
tranh chống các thế lực thù địch, các tư tưởng bảo thủ lạc hậu và tiêu cực trong
nhân dân.
Báo chí là nhịp cầu nối giữa Đảng- Nhà nước – nhân dân; góp phần quan
trọng trong việc phát huy dân chủ xã hội: truyền đạt, giải thích, hướng dẫn nhân
dân thực hiện mọi đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước. Đồng thời là kênh
thông tin phản ánh những tâm tư, nguyện vọng hoặc những thắc mắc, kiến nghị của
dân.
Báo chí góp phần nâng cao trình độ nhận thức của người dân, góp phần giữ
gìn và phát huy bản sắc, giá trị văn hóa của dân tộc cũng như giao lưu, tiếp thu các
tinh hoa văn hóa của nhân loại.
1.2 Nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động báo
chí
1.2.1 Nội dung lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động báo chí
Ở nước ta, Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo họat động báo chí thông qua
những nội dung chính sau:
Đảng xác định tôn chỉ, mục đích và đối tượng phục vụ của cơ quan báo chí;
Đảng định hướng cho báo, đảng cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ và kịp thời
về đường lối, chính sách và tình hình thực tiễn cho báo chí để báo chí thực hiện tốt
chức năng là công cụ của công tác tư tưởng. Qua đó, Đảng giúp cho các nhà báo có
thông tin chính xác, đưa tin đúng sự thật, bình luận đánh giá các sự kiện, hiện
tượng xảy ra trong xã hội đảm bảo tính khách quan. Việc cung cấp thông tin chính
xác, đầy đủ, kịp thời không chỉ giúp cho báo chí khẳng định vị trí, vai trò và uy tín
không thể thay thế được trong cuộc sống.
1.2.2 Phương thức lãnh đạo của Đảng đối với báo chí
Đảng lãnh đạo hoạt động báo chí thông qua một số phương thức cơ bản sau:
Đảng lãnh đạo bằng việc đề ra những nghị quyết, những chỉ thị đối với báo chí.
Các nghị quyết, chỉ thị của Đảng về báo chí vừa là cơ sở để Nhà nước thể chế hóa
các quan điểm chủ trương chính sách của Đảng đối với báo chí vừa thực hiện
quyền hạn, trách nhiệm quản lý nhà nước với các cơ quan báo chí cũng như các cơ
quan báo chí thực hiện chức năng, nhiệm vụ của minh đối với Đảng, Nhà nước và
xã hội.
Đảng lãnh đạo hoạt động báo chí thông qua tổ chức đảng trong các cơ quan
báo chí. Tổ chức cơ sở đảng là nền tảng của Đảng. Các tổ chức đảng cơ sở có
nhiệm vụ quán triệt đường lối chủ trương, chính sách của Đảng và nhiệm vụ của
chi bộ, đảng bộ; kiểm tra giám sát việc thực hiện đảm bảo cho các nghị quyết, các
chủ trương đường lối của Đảng được chấp hành nghiêm minh trong đời sống thực
tiễn.
Đảng lãnh đạo hoạt động báo chí thông qua việc đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng
đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống các cơ quan báo chí. Cán bộ hoạt
động trong lĩnh vực báo chí là người quyết định đến chất lượng và hiệu quả của
báo chí. Vì vậy trong quá trình lãnh đạo của mình Đảng luôn coi việc đào tạo, bồi
dưỡng, sử dụng đội ngũ cán bộ là khâu đặc biệt quan trọng để phát triển hoạt động
báo chí đi đúng đường lối, chủ trương của Đảng.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG SỰ LÃNH ĐẢO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI HOẠT
ĐỘNG BÁO CHÍ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
2.1 Ưu điểm:
2.1.1 Đảng đề ra những nghị quyết, chỉ thị với hoạt động báo chí:
Kể từ khi ra đời Đảng ta luôn coi trọng việc lãnh đạo hoạt động báo chí – coi
đây là bộ phận cấu thành hữu cơ trong hoạt động của Đảng. Chính vì lẽ đó mà các
văn bản hướng dẫn công tác hoạt động của báo chí luôn được quan tâm nhất là
trong giai đoạn kể từ sau đổi mới năm 1986. Trong suốt thời gian dài thời kỳ đổi
mới Đảng ta đã tích cực tổng kết thực tiễn để đưa ra các văn bản nhằm sử dụng có
hiệu quả hơn nữa vai trò của báo chí:
Tại văn kiện Đại hội VI, chỉ thị số 08 của Ban Bí thư trung ương Đảng khóa
VII, chỉ thị số 22 của Trung ương và đặc biệt nghị quyết trung ương 5 khóa X của
Đảng ta đã xác định rõ những nhiệm vụ, mục tiêu và phương hướng cơ bản để phát
huy hiệu quả hoạt động của báo chí trong giai đoạn hiện nay như sau
Về nhiệm vụ Nghị quyết xác định rõ: một mặt, báo chí có trách nhiệm thực hiện
các yêu cầu, nhiệm vụ của công tác tư tưởng; mặt khác, xuất phát từ tính đặc thù
và thực tiễn của báo chí, Nghị quyết nhấn mạnh 5 nội dung đối với báo chí, trong
đó vừa khẳng định lại nhiệm vụ, vừa đặc biệt làm rõ các giải pháp để báo chí
khắc phục yếu kém, khuyết điểm, phát huy ưu điểm và tiềm lực, nâng cao chất
lượng tư tưởng, tính hấp dẫn, vươn lên hiện đại về mô hình tổ chức, về cơ sở vật
chất, kỹ thuật và công nghệ. Báo chí phải nắm vững và tuyên truyền sâu rộng, kịp
thời, có hiệu quả đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước, bám sát nhiệm vụ công tác tư tưởng, tích cực tuyên truyền, cổ vũ thành tựu
công cuộc đổi mới; Đổi mới, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao chất
lượng hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với báo chí.
Về phương hướng coi trọng, chăm lo công tác xây dựng Đảng trong các cơ
quan báo chí; đề cao trách nhiệm đảng viên của người làm báo nhất là người giữ
chức vụ lãnh đạo; thường xuyên giám sát, kiểm tra các tổ chức đảng, đảng viên
trong các cơ quan báo chí, cơ quan chủ quản, cơ quan quản lý báo chí; xây dựng
làm tốt việc định hướng và cung cấp thông tin báo chí…
Nhìn chung Đảng đã định hướng nội dung thông tin và định hướng hoạt
động của các cơ quan báo chí thông qua việc xác định tôn chỉ, mục đích, đối tượng
phục vụ của các cơ quan báo chí
2.1.2 Tổ chức đảng trong cơ quan báo chí ngày càng được củng cố, giữ
gìn và có vai trò cao trong bộ máy hoạt động của các cơ quan báo chí.
Đến nay, cả nước ta có 634 cơ quan báo chí in với 813 ấn phẩm, 68 đài phát
thanh, truyền hình của trung ương, cấp tỉnh, đài truyền hình kỹ thuật số mặt đất, 1
hãng thông tấn, 10 báo điện tử và hàng nghìn trang tin trên internet. Các cơ quan
báo chí này có bộ máy tổ chức, cơ cấu hoạt động khác nhau. Vì vậy sự lãnh đạo
của Đảng thông qua tổ chức Đảng trong các cơ quan báo chí cũng hết sức đa dạng.
Các mặt hoạt động trong có liên quan báo chí được phát triển nhanh: về số
lượng, loại hình, ấn phẩm, đội ngũ làm báo, số lượng người đọc, cơ sở vật chất-kỹ
thuật, công nghệ, năng lực tài chính, do đó tác động của báo chí được mở rộng. Sự
phát triển vượt bậc của báo điện tử nối mạng Internet.
Phần lớn báo chí hoạt động đúng tôn chỉ, mục đích, phản ánh kịp thời tâm
tư, nguyện vọng của nhân dân, biểu dương phong trào thi đua yêu nước, đấu tranh
phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu và các tệ nạn xã hội, chống "diễn
biến hoà bình"… góp phần tích cực vào thành tựu chung của đất nước.
Góp phần quan trọng nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ, sáng tạo
văn hoá của nhân dân, tham gia có hiệu quả vào các hoạt động xã hội, góp phần
vào quá trình dân chủ hoá đời sống xã hội, công chúng tham gia ngày càng tích
cực, chủ động vào quá trình truyền thông.
2.1.3 Việc đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý
trong cơ quan báo chí ngày càng được chú trọng.
Đảng đã tạo điều kiện cho các cơ quan báo chí hoạt động và phát triển. Vì
vậy, đội ngũ công tác hoạt động trong lĩnh vực báo chí ngày càng được phát triển
đã đáo ứng cơ bản yêu cầu trong sự nghiệp đổi mới của Đảng.Hiện nay, tổng số
nhà báo đã được cấp thẻ nhà báo gần 15.000 người. Toàn quốc có 55 nhà xuất bản,
trong số đó, 42 nhà xuất bản thuộc các cơ quan trung ương, 13 nhà xuất bản ở các
tỉnh, thành phố.
Công tác cán bộ nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo trong các cơ quan báo chí
được chú trọng về tiêu chuẩn cán bộ báo chí đặc biệt là những người đứng đầu các
cơ quan báo chí như tổng biên tập, tổng giám đốc, giám đốc… đã được Đảng ta
xây dựng một cách cụ thể tại Chỉ thị số 8 CT/TW, ngày 31 tháng 3 năm 1992
2.2 Hạn chế
Mặc dù hoạt động lãnh đạo của Đảng về hoạt động báo chí đã đạt được
những thành tựu đáng kể song quá trình hoạt động báo chí vẫn còn tồn tại một số
hạn chế sau:
Một số cơ quan báo chí, xuất bản, nhất là ở địa phương, được thành lập
nhưng chưa bảo đảm các điều kiện, tiêu chuẩn do Nhà nước ban hành, không thực
hiện đúng tôn chỉ, mục đích, chức năng, nhiệm vụ đã quy định. Một số báo chí, nhà
xuất bản đã cho ra một số ấn phẩm xen lẫn nội dung xấu, xuyên tạc lịch sử, phủ
nhận thành tựu, khuếch đại sai lầm. Một số cơ quan báo chí, nhà xuất bản có
khuynh hướng thương mại, chạy theo thị hiếu tầm thường của một bộ phận người
đọc.
Nói dung cơ quan báo chí, xuất bản, nhà in phát triển thiếu quy hoạch, nhà
xuất bản, nhà in phát triển quá mức; nhiều địa phương dùng nhà xuất bản như một
cơ quan chuyên kinh doanh khoán thu cho ngân sách; ở một số cơ quan, đoàn thể
Trung ương và địa phương, nhiều quận, huyện cũng phát triển kinh doanh ngành
in, vừa lãng phí, vừa dẫn đến tình trạng tranh giành khách hàng, vi phạm luật lệ
hiện hành.
Tổ chức phát hành sách báo còn phân tán. Sách, báo phần lớn tập trung ở đô
thị, ít được đưa xuống các vùng nông thôn, miền núi, hải đảo. Sách, báo trong hệ
thống thư viện chỉ chiếm 1-3% khối lượng xuất bản. Hệ thống phát hành sách quốc
doanh suy giảm, không đủ sức đưa sách đến tay người đọc.
Nhiều cơ quan chủ quản buông lỏng việc chỉ đạo, kiểm tra thường xuyên
hoạt động của các đơn vị báo chí, xuất bản, in thuộc quyền quản lý trực tiếp của
mình, nhất là chưa chỉ đạo chặt chẽ các đơn vị ấy thực hiện đúng định hướng, chức
năng, nhiệm vụ, tôn chỉ, mục đích đã được quy định.
Cơ quan quản lý Nhà nước về báo chí, xuất bản ở Trung ương và địa phương
buông lỏng nhiệm vụ quản lý, chậm đổi mới cơ chế quản lý cho phù hợp với tình
hình mới; còn nhiều sơ hở thậm chí có tiêu cực trong quản lý;xử lý các xi phạm
chưa nghiêm và kịp thời.
Chỉ tính riêng trong năm 2007, Bộ đã nhắc nhở phê bình 210 trường hợp cơ
quan báo chí có vi phạm trong đó xử phạt vi phạm hành chính 35 trường hợp cơ
quan báo chí vi phạm về nội dung thông tin, 22 trường hợp thiết lập trang điện tử
trên mạng In-tơ-nét khi chưa được phép với số tiền 230 triệu đồng. Xử lý kỷ luật
với hình thức cảnh cáo 3 trường hợp, đình bản tạm thời 2 trang điện tử của 2 cơ
quan báo chí, xử lý 200 đơn thư các loại liên quan đến nội dung thông tin trên báo
chí.
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO
CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN
NAY.
3.1 Nâng cao hơn nữa năng lực lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động báo chí
trong tình hình mới
Đổi mới, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả
quản lí nhà nước đối với hoạt động báo chí.
Thường xuyên kiểm tra, giám sát các tổ chức đảng, đảng viên ở các cơ quan
báo chí, cơ quan chủ quản, cơ quan quản lí báo chí về thi hành Điều lệ Đảng, các
quy định của Đảng, Nhà nước đối với hoạt động báo chí. Xây dựng quy chế để
thường xuyên làm tốt việc định hướng và cung cấp thông tin cho báo chí, nhất là
đối với các vấn đề quan trọng, phức tạp, nhạy cảm về đối nội, đối ngoại; nghiên
cứu bổ sung, sửa đổi Luật Báo chí và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan;
quy định thẩm quyền, trách nhiệm, cơ chế phối hợp giữa các cơ quan chỉ đạo báo
chí của Đảng, cơ quan quản lí báo chí của Nhà nước, Hội Nhà báo và cơ quan chủ
quản báo chí đối với cơ quan báo chí và người làm báo; xây dựng chế tài đủ mạnh,
xử lí dứt điểm, kịp thời, nghiêm minh các sai phạm.
Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển hệ thống báo chí, các đài
phát thanh, truyền hình từ Trung ương đến địa phương và báo chí điện tử; sắp xếp,
thu gọn đầu mối theo hướng khoa học, hợp lí, hiệu quả. Nghiên cứu, phân loại báo
chí theo chức năng, nhiệm vụ, bảo đảm tính đa dạng; khắc phục tình trạng xa rời
tôn chỉ, mục đích, trùng lặp, chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ của một số cơ
quan báo chí; Nghiên cứu bổ sung, sửa đổi Luật báo chí và các văn bản quy phạm
pháp luật liên quan.
Quy định thẩm quyền, trách nhiệm, cơ chế phối hợp giữa 4 cơ quan
sau: chỉ đạo báo chí của Đảng, quản lý báo chí của Nhà nước, Hội nhà báo và
cơ quan chủ quản báo chí đối với cơ quan báo chí và người làm báo . Xây
dựng chế tài đủ mạnh, xử lý dứt điểm, kịp thời, nghiêm minh các sai phạm.
Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch hệ thống báo chí, các đài phát thanh,
truyền hình từ Trung ương đến địa phương và báo chí điện tử; sắp xếp, thu gọn đầu
mối theo hướng khoa học, hợp lý, hiệu quả. Đồng thời tiến hành nghiên cứu, phân
loại báo chí theo chức năng, nhiệm vụ.
3.2 Nâng cao hiệu quả đội ngũ cán bộ làm công tác báo chí;
Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác đào tạo, bồi dưỡng
phẩm chất chính trị, trình độ nghiệp vụ, năng lực chuyên môn, đạo đức nghề
nghiệp của đội ngũ những người làm báo. Rà soát, đánh giá lại đội ngũ lãnh đạo,
quản lí, phóng viên, biên tập viên, kiên quyết đưa những người không đủ phẩm
chất, năng lực ra khỏi cơ quan báo chí. Thực hiện tốt các quy định của Đảng về
việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỉ luật cán bộ lãnh đạo các cơ quan báo
chí. Quản lí chặt chẽ cơ quan đại diện, phóng viên thường trú ở các địa phương và
ở nước ngoài; việc đào tạo phóng viên báo chí ở nước ngoài và bằng tiền tài trợ
của các tổ chức nước ngoài.
Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, bổ sung cán bộ có đủ phẩm chất, năng lực,
tạo điều kiện về cơ sở vật chất - kỹ thuật để các báo, đài, tạp chí chủ lực đổi mới,
nâng cao chất lượng về nội dung, hình thức, tăng tính thuyết phục, tính hấp dẫn,
lượng phát hành, phạm vi phủ sóng, làm tốt khả năng chi phối, định hướng thông
tin và dư luận xã hội.
Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng phẩm
chất chính trị, trình độ nghiệp vụ, năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp.
3.3 Coi trọng chăm lo công tác xây dựng Đảng trong các cơ quan báo chí
Coi trọng, chăm lo công tác xây dựng Đảng trong các cơ quan báo chí; Đề cao
trách nhiệm đảng viên của người làm báo, nhất là người giữ cương vị lãnh đạo;
Thường xuyên kiểm tra, giám sát các tổ chức đảng, đảng viên ở cơ quan báo chí,
cơ quan chủ quản, cơ quan quản lý báo chí; Xây dựng quy chế để làm tốt việc định
hướng và cung cấp thông tin cho báo chí.
C. KẾT LUẬN
Đảng Cộng sản Việt Nam coi báo chí là công cụ đắc lực của Đảng, với thông
tin nhanh chóng nhất, phổ cập nhất, là phương tiện thường xuyên tiếp xúc với nhân
dân và giải đáp những vấn đề mới do cuộc sống đặt ra; đấu tranh hàng ngày, hàng
giờ chống những âm mưu, thủ đoạn đen tối của các thế lực thù địch, chống các
khuynh hướng sai lầm trên mặt trận tư tưởng, góp phần quan trong trong việc tổ
chức, tuyên truyền, phát động phong trào cách mạng của nhân dân.
Gắn bó máu thịt với Đảng, báo chí Việt Nam đã làm tròn sứ mệnh của mình,
thực hành chức năng xã hội, hướng dẫn tư tưởng và hoạt động cho người đọc,
người xem, người nghe. Những công cụ tác nghiệp là vũ khí sắc bén của nhà báo
trong cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Báo chí Cách mạng Việt Nam là công cụ phục vụ đắc lực nhiệm vụ chính trị
của Đảng, chịu trách nhiệm trước Đảng, trước nhân dân. Đây là nguyên tắc bất di
bất dịch trong hoạt động báo chí ở Việt Nam. Chính trong điều kiện mới của quá
trình toàn cầu hóa, hội nhập, mở cửa, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa, sự lãnh đạo của Đảng đối với báo chí càng cần thiết. Xã hội càng
phát triển, thông tin báo chí càng có vai trò to lớn. Với nội dung thông tin có định
hướng đúng đắn, chân thật, có sức thuyết phục, báo chí có khả năng hình thành dư
luận xã hội dẫn đến hành động xã hội phù hợp với vận động của hiện thực theo
chiều hướng có chủ định. Vì vậy nâng cao hiệu quả lãnh đạo của Đảng đối với hoạt
động báo chí là việc làm hết sức cần thiết
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành trung ương khóa X về
“ công tác tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu đổi mới”.
2. Tiến sí. Hoàng Quốc Bảo: “Lãnh đạo và quản lý hoạt động báo chí ở Việt
Nam hiện nay”, Học viện báo chí và tuyên truyền, NXB. chính trị- Hành chính, H.
2010.
3. Một số bài viết có liên quan trên internet.
Môn: lãnh đạo, quản lý hoạt động báo chí, xuất bản
Tên đề tài: “Môn: Dư luận xã hội
Tên đề tài: “ Mối quan hệ giữa dư luận xã hội và truyền thông đại
chúng”
Họ và tên: Lê Chí Thức
Khoa Tuyên truyền
Anh chỉnh và làm bìa, phụ lục cho, đánh số trang cho em nhé